Posted 9 Tháng 9, 2009 Bài viết được soạn thảo bởi Thầy Quảng Đức ÂM DƯƠNG TRONG PHONG THỦY Trong địa lý, muốn biết Âm hay Dương thì hãy nhìn về hướng con nước chảy. Người nào học Phong Thủy cũng đều phải học qua bài Thủy pháp căn bản : - Thấy nước chảy từ phải sang trái là nước chảy ngược chiều kim đồng hô, thì biết là nơi đây nhiều Âm khí. - Thấy nước chảy từ trái sang phải, là nước chảy cùng chiều kim đồng hồ, thì biết nơi đây đầy khí Dương. Dương tính nhu nhuyễn, Âm tính cường kình. Không thấy những cơn bão lóc xoáy ngược chiều kim đồng hồ, cường kình mãnh liệt, gây ra không biết bao là tai họa là vì khí Âm rất lớn hay sao? Các vòng đua xe, đua ngựa, đua chó và ngay như các vòng đua của người cũng đều được quy định phải chạy từ phải sang trái, ngược chiều với kim đồng hồ, nghĩa là phải chạy theo chiều Âm. Là vì, Âm khí càng nhiều, thì cuộc đua mới càng quyết liệt. Càng quyết liệt thì cuộc đua mới càng hào hứng. Đã có bao giờ thấy vòng đua nào mà chạy thuận chiều kim đồng hồ, nghĩa là chạy theo chiều Dương chưa? Vậy thì khoa PhongThủy cho rằng Âm là Cao, là Cường, chủ sát phạt. Dương là Thấp là Nhược, chủ phát sinh, thì sao cứ một chiều cho là mê tín ? Các tổ sư Phong Thủy lại còn dạy cho biết là Âm Dương quý ở sự hài hòa. Hễ thấy chỗ nào Dương khí lớn , muốn hài hòa thì tìm nơi Âm mà ở. Chỗ nào Âm khí nhiều mà muốn hài hòa, thì tìm nơi Dương mà trú. Vậy chỗ nào bằng phẳng, lõm thấp là chỗ Dương khí nhiều thì cứ tìm ở trên nơi cao. Chỗ nào đồi cao, núi lớn là chỗ nhiều khí Âm thì cứ tìm nơi thấp mà trú. Thấp Dương là nhược. Cao Âm là Cường. Cường kình mà gặp tế nhược mới hóa thành sinh khí. Không lẽ giữa nắng trưa, muốn dưỡng lại sức, lại không biết tìm nơi có bóng mát mà nghỉ? Nắng trưa là Dương, bóng mát là Âm. Gặp nơi Dương khí lớn khôngphải tìm nơi Âm mà trú là gì ? Các nơi thấp lõm, sình lầy, ẩm ướt, thiên hạ không lẽ không biết tìm đến ở nơi cao? Trên núi cao, dóc đứng, thì dại chi mà không tìm nơi bằng phẳng mà ngụ. Thì thuật Phong Thủy dạy người hễ trên vùng cao, hãy tìm nơi thấp mà ở. Nơi vùng thấp hãy tìm nơi cao mà trú thì có gì là dị đoan? Chỉ vì người đời xưa nay chỉ biết cái lý của trời mà không hiểu được cái Khí của đất, lại tự cho mình là trí, không chịu tìm biết để phân biệt chỗ nào là Âm và chỗ nào là Dương, cho nên, hễ động đến Âm Dương, Phong Thủy là dẫy nẫy, cứ một chiều cho rằng mê tín. Trên trời thì Dương động mà Âm thì Tĩnh. Dưới Đất thì Dương Tĩnh mà Âm thì lại Động. Động thì cường mà Tĩnh thì nhược. Một bên là Khí, một bên là Hình; một bên là Tĩnh và một bên là Động thì hai chữ Âm Dương đâu phải ai cũng có thể phân biệt được rõ, để biết được cái tinh của tạo hóa? Thoạt nghe Âm thì cường, Dương thì nhược mà thấy như có vẽ ngược ngạo, thì hãy nhìn vào dạng Nước thì biết. Nước lạnh dưới Âm độ là nước Âm khí nhiều thì sẽ đóng thành băng, vón cứng thành cục , hình sẽ lồi nhô lên như Âm Nhũ - thì gọi là cường. Nước nóng ấm, Dương khí nhiều, lỏng chảy, uyễn nhuyễn , hình sẽ lõm xuống như Dương oa- thì gọi là nhu. Nếu vẫn chưa rõ thì cũng nên thử quan sát thực tế đất đai: Phương bắc, khí Âm thường nhiều và rét lạnh - Âm thì tính cường kình - cho nên phương bắc chỉ thấy toàn là đồi cao núi lớn. Ở phương nam, khí Dương thường nhiều và nóng ấm– Dương thì tính nhu nhuyễn - cho nên phương nam đất đai bằng phẳng, nhu mì. Âm lạnh thì đất đai hình co rút, sinh ra núi đồi, Dương nóng thì hình trải dài, đất đai bằng phẳng . Vậy thì thực tế và đia lý Phong thủy đâu có chi là khác biệt ? Tạ Giác Trai trong Đảo Trượng Thi dạy thêm rằng: Âm nhũ thì giống như dương vật của người Nam. Dương oa thì giống như sản môn của người Nữ . Lê Quý Đôn trong Vân Đài Loại Ngữ lại nói cho rõ thêm: Đất lấy cát làm thịt, lấy đá làm xuơng, lấy cỏ cây làm lông, lấy sông nguồn làm mạch máu. Rõ ràng địa lý, đất đai, đồi núi cũng y chang như con người. Nghĩa là cũng phải có đủ Âm Dương mới có mặn nồng, hòa hợp, ái ân, thì công danh, tài lộc mới sinh sôi nẫy nỡ, sinh con đẻ cháu, nối dõi tông đường. Như vậy, điều trước tiên là phải nhận biết cho rõ Âm Dương rồi mới tìm đến huyệt kết, nôm na là tìm chỗ nào sinh khí nhạy cảm nhất. Đã nói đất đai cũng như con người thì chỗ nhạy cảm sinh khí nhất rõ ràng không chỗ nào hơn được chỗ Âm Nhũ của đàn ông và Dương oa của người Nữ . Xưa nay người ta vẫn thường cho rằng những kinh nghiệm truyền từ đời này sang đời khác, tác động sâu vào tâm lý và hành động của con người mới chính thực là căn bản của thuật Phong Thủy. Không lẽ không thấy tại những vùng đất thấp, thì đại đa số nhà cửa ở trên các đồi núi cao đều nguy nga đồ sộ, đắt tiền, của những tay giàu có? Thì cũng biết đâu họ giàu là nhờ họ đã biết vùng thấp cho nên họ đã chọn ở trên cao? Các vùng trên cao, toàn đồi cao và núi lớn, nhiều Âm khí, thì thiên hạ lại ùn ùn chạy tìm xuống đồng bằng mà xây nhà dựng cửa là vậy. Các vùng đất nào thấp, thì nên tìm nhà trên lưng chừng đồi cao mà ở. Đó cũng là nơi Âm Dương giao hội. Sớm muộn rồi cũng sẽ trở nên khá giả, giàu sang. Con cái, cháu chắt đều có nhiều cơ hội để trở thành ông này bà nọ, nôm na như là kỷ sư, bác sĩ trong tay........ Nhưng, hãy nhớ cho thật kỷ và phải thuộc nằm lòng là nhà cửa mà xây dựng ở trên cao là đang tại trên Âm Nhũ. Cũng y như đang quanh quảnh đâu đó trên vùng kích dục nhất của Duơng vật, thì phải tìm biết chỗ nào là chỗ thoát tinh . Thường chỗ thoát tinh là chỗ cao nhất. Chỗ này phải để y nguyên trạng, khôngđược khai phá, xây dựng, đào phá, động đậy là vì chỗ thoát tinh mà bị bít kín thì khí sẽ không thông . Khí mà không thông lâu ngày, khí sẽ bị dồn ứ lên tận não, trước sau gì cũng sẽ bị tẩu hỏa nhập ma. Nhà cửa xây dựng trên một thế đất “ tẩu hỏa nhập ma “ thì khó mà giàu sang phú quý và con cháu mai hậu không tưng tửng thì cũng điên điên. Cách đơn giản, lại dễ hiểu là hễ thấy khu vực nào mà đỉnh núi hay đỉnh đồi cao nhất đã bị thiên hạ chiếm cứ xây dựng nhà ở lên rồi, nghĩa là cái đầu thoát tinh chỗ này đã bị bít kín, thì ba chân bốn cẳng, lẹ lẹ dọn nhà đi tìm nơi khác mà ở là vừa. Ngược lại, các vùng đất ở trên cao nhiều đồi nhiều núi thì nên tìm nhà trên dãi đất thấp, bằng phẳng hay bình nguyên mà ở. Bằng phẳng và thấp lõm thì chính là Dương Oa. Dương oa y chang như là sản môn của người Nữ thì coi chừng đừng có động đậy xây nhà dựng cửa hai bên mép. Hai mép của Dương oa mà bị triệt phá thì cả vùng sẽ bị lạnh cãm, hết còn kích được Dục thì đừng mong mà còn khả năng sinh tài sinh lộc, sinh quan sinh quyền. HÌNH và KHÍ Khí thì dựa vào tượng để thành hình và Hình thì để thể hiện Khí. Hình và Khí hoàn toàn khác biệt nhưng lại không thể tách rời được nhau. Muốn biết Khí thì phải dựa vào Hình. Thế nhưng mấy ai rõ biết? Hãy quan sát núi non trùng trùng, điệp điệp ở phương Bắc và bình nguyên rộng lớn trải dài ở phương Nam. Phương Bắc lạnh lẽo, Âm khí thì nhiều. Phương Nam nắng ấm Dương khí cùng khắp. Âm thì Lạnh, tỉnh. Dương thì Nóng, động. Khí Âm thì Trầm, Khí Dương thì Phù. Càng về Phương Bắc Âm khí càng lớn thì núi non càng hùng vĩ, càng về Phương Nam, Dương khí càng nhiều thì núi non càng hiếm, đất đai bằng phẳng. Khí âm thì nhu, trầm nhưng Hình thì cương cường bạo liệt. Khí Dương thì cương, phù, nhưng Hình thì nhu mì bằng phẳng. Phong là Gió, là nộ khí của trời đất. Gió càng lớn thí Âm khí càng nhiều. Sấm thuộc Dương khí cho nên mổi khi thấy Sấm động thì Bão sắp dứt. Có phải là Âm khí của Bão bị Dương đánh tan hay không? Bởi thế, càng ở chổ cao, thì gió càng lớn. Ở Phương Bắc, Âm khí thì nhiều mà khí Dương thì thường yếu kém không đủ, cho nên hình thể là núi non trùng điệp, cương cường. Ở phương Nam khí Dương thì nhiều, khí Âm thì yếu kém không đủ, cho nên hình thể bằng phẳng nhu mì. Lê quý Đôn trong Vân Đài Loại Ngữ thêm: Ở Phương Bắc, trời tiết chưa rét lắm mà Nước đã đông đặc thành băng, bởi lẽ khí Dương quá yếu kém không đủ để lấn át khí Âm. Ở phương Nam, Dương khí thì nhiều lấn át khí Âm, khí âm thường tan biến phía dưới, cho nên nước không thể đông đặc đóng thành băng được. Hình và Khí như vậy là đã rõ Những nơi Âm khí nhiều thì Hình cương cường bạo liệt. Những nơi Dương khí nhiều thì Hình nhu mì bằng phẳng. Hình I: Nơi nhiều Khí Âm: HÌNH VẼ Hình 2: Nơi nhiều khí Dương: HÌNH VẼ Trời thuộc Dương cho nên Hình thì động mà Khí thì tỉnh. Đất thuộc Âm cho nên Hình thì tĩnh mà Khí thì động. Dịch lấy Âm Dương hai khí làm trọng. Trong Âm phải có Dương, trong Dương phải có Âm. Cô Âm hay cô Dương thì không thể tồn tại. Phong Thủy thì coi trọng Hình thể. Núi non cương mãnh thì Dụng là Dương nhưng cái Thể là Âm. Bình nguyên rộng khắp, nhu mì thì Dụng là Âm nhưng cái Thể là Dương. Rỏ ràng Âm Dương, Hình và Khí hoàn toàn vẫn không thể tách rời được nhau. Hãy nhìn kỷ bàn tay sấp ngữa để hình dung. Bàn tay sấp thuộc Âm nhưng Hình thì gồ ghề, dáng cương mãnh hiễn lộ, rõ ràng không chút ẩn giấu. Bàn tay ngữa thuộc Dương nhưng Hình thì bằng phẵng nhu mì, mềm mại. . . . . . Hoặc cũng có thể hình dung trạng thái của Nước. Âm khí nhiều thì nước vờn cục thành đá cứng nhắc, Dương khí nhiều thì nước nhu mì, uyển động. Địa Lý Toàn Thư của Lê Bá Ôn có ghi lại phần giải đáp giữa Dương Quân Tùng và Sư Nhất Hạnh. Tăng hỏi: Âm là gì? Dương là gì? Dương công đáp: Hai chữ Âm Dương là cốt lõi của phong thủy, là Hình và Khí được tạo rồi hóa mà thành. Dương khí có hình dạng lõm (OA ), Âm Khí cò hình dạng lồi (ĐỘT). Âm biến thì hóa thành Dương, Dương biến thì hóa thành Âm. Nếu Dương long đến thì Âm thụ huyệt. Nếu Âm long đến thì Dương thụ huyệt hay Âm lai thì Dương thụ, Dương lai thì Âm thụ. Âm Dương, Hình, Khí, đạo lý của tạo hóa là như vậy. Lại hỏi: Âm lai Dương thụ là gì? Dương công đáp: Mạch có sóng lưng, khi tiến nhập vào chổ huyệt có chổ lõm thì gọi là Âm lai Dương thụ. Lại hỏi: Dương lai Âm thụ là gì? Dương công đáp: Thế đến của Mạch tương đối bình hòa, chổ lồi chính là chổ nhập huyệt. Thì gọi là Dương lai Âm thụ. Họ Trúc giải thích thêm: Phàm là địa hình có thể thụ huyệt, nếu giống OA (lõm), KIỀM (kẹp), PHỆ (mỡ ra) tinh khí xuất ra bên ngoài ắt thành Dương. Nếu giống NHŨ (lồi), PHỦ (vòng lên), ĐỘT (nhô lên), tinh khí đọng lại bên trong ắt thành ÂM. Trong OA (lõm) có chổ ĐỘT (nhô lên) như vậy gọi là Dương lai Âm thụ. Phần đầu của NHỦ (chổ lồi) có OA (chổ lõm) như vậy gọi là Âm lai Dương thụ. Dương Mậu Thúc trong Thai Phục Luận viết: Thai Phục là thư, hùng song long. Thai sinh trước hòa hợp với Dương mà sinh Thư. Tinh thần của nó chiếu lên trên. Phục sinh sau, hòa hợp với ÂM mà thành Hùng. Tinh thần của nó chiếu xuống. Nghênh lên cao thì thành Dương. Phủ xuống dưới thấp thì thành Âm. Lưu Đôn Tố viết: Âm là cường, Dương là nhược. Nhược gần Cường mà sinh thành vạn vật. Âm tính thì cương kình, Dương tính thì nhu hòa. Lại viết: Dương lấy Âm làm bản tính. Âm lấy Dương làm hình thể. Chủ của Động là Tĩnh, chủ của Tĩnh là Thể. Ở trên trời thì Dương động mà Âm thì tĩnh. Ở dưới đất thì Dương tĩnh mà Âm thì động. Bản tính vì có hình thể mới Tĩnh. Hình thể vì có bản tính mới động. Núi non hùng vĩ cương cường tính Âm thì lấy chổ Dương làm trọng. Đồng bằng nhu mì bằng phẳng tính Dương thì lấy Âm làm trọng. Chổ nhỏ thì làm nơi mộ táng, lớn hơn thì làm nhà ở, lớn hơn nửa thì làm châu quận, tỉnh thành....Biết như thế để có thể giải thích tại sao người xưa ví Núi như Long là con Rồng trong thần thoại. Núi bản chất yên tĩnh thì trọng ở chổ Động. Ví Núi như Long là nhìn núi như con Rồng đang sống, nghĩa là đang có sinh lực dồi dào. Cũng từ quan niệm đó mà các nhà Phong Thủy phân biệt đâu là Sinh Long, đâu là Tử Long. Tử Long là dãy núi thẳng đơ, cứng nhắc như chết. Sinh Long là dãy núi uốn khúc nhấp nhô, lên xuống, sống động....... Nước thì bắt nguồn từ trên Núi cao cho nên nói Núi là mẹ của Nước hay nói ở đâu có Nước, ở đó có Khí là vì muốn đề cập đến Sinh Long là vậy. (Một số nhà Phong Thủy cho rằng những nơi ruộng lúa bao la, xanh ngát, chỉ cần một cơn gió nhẹ cũng có thể thấy rõ những làn sóng nhấp nhô sống động tạo thành lườn y như những vẫy Rồng sinh động.) Khí cũng chính là Nước, vì Nước là Mạch máu của Long. Nhưng để có thể phân biệt rõ thì Khí là sinh lực của Địa thế mà mắt thường không thấy được, ngược lại sinh lực của địa thế có thể thấy được thì đó chính là Nước vậy. Tạ Giác Trai trong Đảo Trượng Thi giải thích tiếp: Hai chữ Âm Dương rất khó làm rõ. Mấy ai hay biết cái tính của tạo hóa trong đó ! Âm nhũ giống như dương vật của người nam. Dương oa giống như sản môn của người nữ. Nếu giống như Âm nhũ của người nam thì không được làm tổn thương phần đầu. Nếu giống như Dương oa của người nữ thì không được làm hỏng hai môi....... Một không thể sinh ra sự vật mà cần phải có hai. Trường hợp hình thể và khí thế của Long Mạch chạy đến giống như sóng kiếm, như lưng bàn tay úp thì gọi là cô Âm, nếu như bàn tay ngữa thì gọi là độc Dương. Âm Dương cần tương giao với nhau (Giao hợp) nếu không thì y như người Nam không vợ, người Nữ không chồng thì làm sao sinh sôi nẩy nở? Trong Âm phải cầu Dương, trong Dương phải cầu Âm. Âm và Dương cầu giao với nhau mới không bị tuyệt diệt, đất lớn do đó mới được sản sinh. Cùng một cách nhìn khác của các nhà Phong Thủy thì cao là Âm, thấp là Dương. Địa thế cao vút là Âm. Bằng phẳng, tròn trịa là Dương. Phủ xuống là Âm, ngưỡng diện là Dương. Vật có Mũi Nhọn là Âm, vật có chổ Lõm xuống là Dương. Trường hợp địa thế trãi dài bằng phẳng, không thấy xuất hiện chổ nhô lên nghĩa là không thấy có Âm, nhưng lại thấy xuất hiện các dòng nước hội hợp, tức là đã có Âm tồn tại. Trường hợp này được gọi là trường hợp xão diệu, địa thế quý vô cùng. Quan sát thực tế ánh sáng, bóng tối hay ngày và đêm. Chính giữa đêm giờ Tý, Âm hoàn toàn làm chủ thì Dương bắt đầu xuất hiện. Giữa trưa đứng bóng giờ Ngọ, Dương hoàn toàn làm chủ thì Âm bắt đầu xuất hiện. Vì lẽ thế Dịch cho rằng Dương xuất từ Tý, Âm xuất từ Ngọ. Hoặc nói: Gốc của Âm ở trong Dương, gốc của Dương ở trong Âm là vậy. Âm Mạch thì phải trên nhỏ mà dưới lớn. Dương Mạch thì phải trên lớn dưới nhỏ. Do vậy mỗi khi Dương thở ra khí, vạn vật sinh ra. Một khi Âm hít khí vào thì vạn vật sinh thành. Đọc lại Địa Lý Bí Truyền của Tả Ao: . . . . . . . . . . Mạch có Mạch Âm Mạch Dương, Mạch nhược, Mạch cường, Mạch tử, Mạch sinh, Sơn cước Mạch đi rành rành, Bình dương Mạch lẩn, nhân tình không thông Có Mạch qua ao, qua sông Qua đầm, qua núi, qua đồng, qua non. . . . . . . Đồng bằng Mạch đị thấp nên gọi là Mạch Dương. Sơn cước Mạch đi theo đồi núi cao lớn nên gọi là Mạch Âm. Lại thêm 4 yếu tố để phân định: -Mạch Cường: Là thế mạch hùng vĩ, cương cường. -Mạch Nhược: Là thế Mạch thanh nhã, dịu dàng. -Mạch Sinh: Thế Mạch đi rất sống động như con thú đang quay đầu, vẫy đuôi. -Mạch Tử: Thế Mạch đi ngay đơ như cán cuốc. Về Cao Thấp thì trên sơn cước thấp một thước cũng gọi là thấp. Ở bình dương cao một tấc cũng gọi là cao. Âm Dương Hình Khí, Cụ Tả Ao tóm gọn trong hai câu dễ nhớ: Âm là gò đóng, đất ghềnh. Dương là ruộng phẳng, đất bằng như lai. NGŨ HÀNH cũng phân biện Âm Dương, Hình và Thể. Ngoài hành Thổ trung ương, 4 hành khác là Kim, Mộc, Thủy và Hỏa. Mỗi vị trí gọi là mỗi Cuộc Long. Đứng trên vị trí xây dựng, nhà ở hoặc mộ táng, nhìn thẳng góc với dòng nước chảy gần nhất, quan sát thấy dòng chảy của Nước từ TRÁI sang PHẢI, thuận theo kim đồng hồ thì KHÍ ở đó là KHÍ DƯƠNG. Ngược lại nếu dòng chảy của Nước từ PHẢI sang TRÁI thì Khí ở đó là KHÍ ÂM. (Cũng cần nhắc lại Âm Khí thì tìm Dương. Dương khí thì tìm Âm. Bình nguyên thấp một tấc cũng có thể là Dương, cao một tấc cũng có thể là Âm) 1: KIM cuộc: Nhìn thấy giòng nước chảy về hướng ĐÔNG. Nghĩa là giòng chảy từ hướng TÂY đến. Hướng TÂY hành KIM nên gọi là: TÂY LONG hay KIM CUỘC LONG. Nếu thấy giòng nước chảy từ TRÁI sang PHẢI thì Khí thuộc DƯƠNG. Ngược lại thì Khí thuộc ÂM. Nếu tính từ Vòng Tràng Sinh, Dương KIM trường sinh tại TỴ (Đông Nam). Vượng tại Dậu (Tây) và Mộ tại SỬU ( Đông Bắc). Tràng Sinh,Vượng và Mộ luôn luôn tại 3 vị trí TAM HỢP Tỵ Dậu Sửu tao thành Kim cuộc. Âm Kim trường sinh tại DẬU (Tây), Vượng tại TỴ (Đông Nam) và Mộ tại SỬU (Đông Bắc). Nước chảy về Phương nào thì phương đó là phương Mộ khố. Hình KIM thì TRÒN. Âm Kim phải có dạng TRÒN, đứng, cao hoặc LỒI. Dương Kim phải có dạng TRÒN nằm, phẳng hoặc LÕM. Nếu thấy Hình và Khí không được chính, thì phải quan sát thêm vì KIM vượng có thể Sinh THỦY. Thủy thì có Hình nhấp nhô sóng nước. Nhớ lại là Nơi Âm thì đi tìm Dương. Nơi Dương thì đi tìm Âm. Hình của Âm thì Lồi, Hình của Dương thì Lõm. Vị trí Tốt thường được chọn để xây nhà cửa là Vị trí Trường Sinh hoặc Đế Vượng. Trường Sinh như cây mới nụ, cần thời gian mới trổ trái ra hoa. Đế Vượng thì như Hoa nỡ rộ, sau đế vượng thì SUY, BỆNH, TỬ. . . . . Vì thế về lâu dài thì trọng Trường Sinh. Mau chóng thì chọn Đế vượng. 2: MỘC cuộc: Nhìn thấy giòng nước chảy về hướng TÂY. Nghĩa là giòng chảy từ hướng ĐÔNG đến. Hướng ĐÔNG hành MỘC nên gọi là: ĐÔNG LONG hay MỘC CUỘC LONG. Nếu thấy giòng nước chảy từ TRÁI sang PHẢI thì Khí thuộc DƯƠNG. Ngược lại thì Khí thuộc ÂM. Nếu tính từ vòng Tràng Sinh, Dương Mộc tràng sinh tại HỢI ( Tây Bắc). Vượng tai MÃO ( Đông) và Mộ tại MÙI ( Tây Nam ). Tràng Sinh, Vượng và Mộ luôn luôn tại 3 vị trí tam hợp Hợi Mão Mùi tạo thành Mộc cuộc. Âm Mộc tràng sinh tại Mão. Vượng tại Hợi và Mộ tại Mùi. Hình Mộc thì DÀI. Âm Mộc phải có dạng Dài, Đứng, Cao. Dương Mộc phải có dạng Nằm, Dài và thẳng. Nếu thấy Hình và Khí không được chính, thì phải quan sát thêm vì Mộc vượng có thể đi sinh Hỏa. Hỏa thì có hình Nhọn nhấp nhô. 3: THỦY cuộc: Nhìn thấy giòng nước chảy về hướng NAM. Nghĩa là giòng chảy từ hướng BẮC đến. Hướng BẮC hành THỦY nên gọi là: BẮC LONG hay THỦY CUỘC LONG. Nếu thấy giòng nước chảy từ TRÁI sang PHẢI thì Khí thuộc DƯƠNG. Ngược lại thì Khí thuộc ÂM. Nếu tính từ Vòng Tràng Sinh, Dương THỦY trường sinh tại THÂN (Tây Nam),Vượng tại TÝ ( Bắc) và Mộ tại THÌN ( Đông Nam). Tràng Sinh, Vượng và Mộ luôn luôn ở vị trí TAM HỢP Thân Tý Thìn tạo thành Thủy cuộc. Âm thủy tràng sinh tại Tý ( Bắc). Vượng tại Thân ( Tây Nam ) và Mộ tại Thìn ( Đông Nam). Hình THỦY thì nhấp nhô sóng nước. Âm Thủy phải có dạng Đứng, cao. Dương Thủy phải có dạng Nằm hoặc Lõm. Nếu thấy hình và khí không được chính, thì phải quan sát thêm là vì Thủy Vượng có thể đi sinh Mộc. Mộc thì có Hình thẳng và dài. 4: HỎA cuộc: Nhìn thấy giòng nước chảy về hướng BẮC. Nghĩa là giòng chảy từ hướng NAM đến. Hướng Nam hành HỎA nên gọi là: NAM LONG hay HỎA CUỘC LONG. Nếu thấy giòng nước chảy từ TRÁI sang PHẢI thì Khí thuộc DƯƠNG. Ngược lại thì Khí thuộc ÂM. Nếu tính từ vòng Tràng sinh, Dương HỎA tràng sinh tại Dần ( Đông Bắc). Vượng tại Ngọ ( Nam ) và Mộ tại Tuất ( Tây Bắc). Tràng sinh, Vượng và Mộ luôn luôn tại 3 vị trí tam hợp Dần Ngọ Tuất tạo thành Hỏa cuộc. Âm Hỏa tràng sinh tại Ngọ ( Nam ), vượng tại Dần ( Đông Bắc) và Mộ tại Tuất ( Tây Bắc). Nước chảy về phương nào thì phương đó là Mộ khố. Hình Hỏa thì Nhọn, nhấp nhô. Âm hỏa phải Cao, nhọn. Dương Hỏa nằm phẳng và góc cạnh. Nếu thấy Hình và Khí không được chính, thì phải quan sát thêm vì Hỏa vượng có thể đi sinh Thổ. Thổ thì có hình Vuông vức. Các nhóm thảo luận : 1/ Câu chuyện HUYỀN THOẠI Cao Biền đời nhà Đường sang làm Tiết độ Sứ, đã phá hết Long Mạch nước ta bằng cách trấn yếm tất cả các Huyệt Đạo , lâu ngày trở thành chuyện THẦN THOAI . a/ Thần Thoại cho rằng Cao Biền biết cởi Hạc Diều giấy chu du khắp mọi miền đất nước để tìm ra Long Mạch nước ViệtNam hầu trấn yếm không cho nước ta ngóc đầu lên nỗi ? Bạn có thể tin không vậy ? b/ Xưa nay khoa Phong Thủy cho rằng KHÍ tích tụ lại thành NÚI – Tan ra thành NƯỚC cho nên có người lại cho rằng Khí chính là Nước và vì thế: những gì có thể thấy được thì gọi là Nước , không thể thấy được thì gọi là Khí . Bạn có thể cho biết có mối tương quan hai chiều nào với câu của người xưa thường Dạy : Thủy lấy Suy làm Vượng và lấy Vượng làm Suy ? 2/ Người ta chia Kinh tuyến và Vĩ tuyến để định vị trí từng nơi . Việt Nam đi trước nước Mỹ khoảng đâu 1/2 ngày . Tối bên này thì bên kia trời đang sáng . Cho nên Lịch Việt nam lại đi trước Mỹ 1 ngày . Bạn biết có phải vì thế cho nên người xưa cho rằng Nam Tả Nữ Hữu hay Sáng là Dương Tối là Âm không vậy ? Nguồn: sưu tầm. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites