smooly_girl

17 Người Thương Vong Và Mất Tích Trong Mưa Lũ Miền Trung

101 bài viết trong chủ đề này

Anh chị em ở Đà Nẵng ngâm cứu cái này:

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão tiến vào miền Trung

(Dân trí) - Đợt áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển ngoài khơi đang mạnh dần thành bão và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Trung vào ngày Chủ nhật 27/9. Còn miền Bắc tiếp tục hưởng bầu không khí mát mẻ của mùa thu kéo dài đến hết tuần sau.

Posted Image

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão vào ngày mai.

Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, hồi 13h ngày 25/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 14,2 độ Vĩ Bắc; 127,4 độ Kinh Đông, cách bờ biển phía Đông Philippin khoảng 330 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc rồi mạnh lên thành bão. Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn cho biết: Vào tối Chủ nhật 27/9, cơn bão này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh ven biển Trung Trung Bộ. Vì vậy, tàu thuyền đang hoạt động ở khu vực ven bờ và gần đảo Hoàng Sa cần có kế hoạch neo đậu, phòng chống bão. Ngoài ra, do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, khu vực giữa và Nam biển Đông, vùng biển các tỉnh Bình Thuận - Cà Mau có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8. Biển động mạnh. Tại Đồng bằng Bắc bộ, do ảnh hưởng của vùng thấp đã đi qua miền Trung, trong 2 ngày 25 - 26/9 có mưa rào và dông rải rác. Khu vực Hà Nội sẽ có mưa từng đợt kéo dài đến chiều ngày mai 26/9, rồi tạnh hẳn và tiếp tục duy trì trạng thái thời tiết mát mẻ trong 7 - 8 ngày tới, nền nhiệt 23 - 30 độ C.

Thanh Trầm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư Phụ ơi,

Ngày hôm nay Ledien khởi công động thổ, nếu vậy thì nghỉ vài ngày nữa rồi. hu hu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị em ở Đà Nẵng ngâm cứu cái này:

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão tiến vào miền Trung

Sư Phụ ơi,

Ngày hôm nay Ledien khởi công động thổ, nếu vậy thì nghỉ vài ngày nữa rồi. hu hu

10g30, ngày 8/8 Kỷ Sửu

1-Áp thấp nhiệt đới này ảnh hưởng ko tới ĐN?

Kinh - Tốc Hỷ

2-Ảnh hưởng của nó thế nào?

Khai - Xích Khẩu

LeDien mặc sức mà hồi hộp nhé!!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

10g30, ngày 8/8 Kỷ Sửu

1-Áp thấp nhiệt đới này ảnh hưởng ko tới ĐN?

Kinh - Tốc Hỷ

2-Ảnh hưởng của nó thế nào?

Khai - Xích Khẩu

LeDien mặc sức mà hồi hộp nhé!!!!

Anh vusonganh đã lấy quẻ!

Kính mời SP và anh chị vào luận ạ. Đà Nẵng gió đang giật ầm ầm kèm theo mưa.

Tetpy đang sợ cái nhà trọ đi theo gió, mà sếp thì cứ bắt nhân viên ở lại làm việc cho đến hết giờ!! :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh vusonganh đã lấy quẻ!

Kính mời SP và anh chị vào luận ạ. Đà Nẵng gió đang giật ầm ầm kèm theo mưa.

Tetpy đang sợ cái nhà trọ đi theo gió, mà sếp thì cứ bắt nhân viên ở lại làm việc cho đến hết giờ!! :lol:

Đà Nẵng gió bắt đầu lớn dần rồi, Tetpy hiện đang ở cái 'họng' của bão vô đó. Nếu chiều mà gió to qua thì qua nhà anh không được băng qua cầu về nhà đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bão rất mạnh đang áp sát bờ biển miền Trung

* Phó Thủ tướng chỉ đạo gấp rút sơ tán dân

TTO - Đến 11h30 trưa nay, vùng biển miền Trung, cụ thể là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng gió đã bắt đầu giật mạnh. Kèm theo gió là mưa nặng hạt đã khiến cho công tác chèn chống nhà cửa của người dân hết sức khó khăn.

Theo ghi nhận của TTO, tại hầu khắp các khu vực dân cư trên địa bàn TP Đà Nẵng, người dân bằng kinh nghiệm chống bão của mình ngay trong sáng 28-9 đã đổ xô đi mua dây thép, gỗ … lẫn bao cát để chèn chắn mái nhà. Nhưng xem ra vẫn không mấy an toàn khi gió đang mỗi lúc một mạnh dần lên.

Tại các cửa hàng bán vật liệu xây dựng và hàng ăn sẵn, người dân khắp nơi đổ về mua để dự trữ với hy vọng thoát qua khỏi cơn bão được coi là mạnh và nguy hiểm không thua kém gì bão Xangsene hồi năm 2007 vừa qua.

Những thiệt hại ban đầu đã được ghi nhận. Tại bờ đông sông Hàn của TP Đà Nẵng, hai thuyền cá của ngư dân đã bị sóng lớn đánh vỡ và chìm. Một số thuyền cá khác đã được lực lượng chức năng hướng dẫn để vào khu vực neo trú bão an toàn.

Hiện gió ở khu vực Đà Nẵng đang mạnh dần lên. Nhóm PV TTO ghi lại những hình ảnh ngay trong sáng nay tại Đà Nẵng.

Nhóm PV TTO Báo tuoitreonline Bão rất mạnh đang áp sát bờ biển miền Trung

Gấp rút sơ tán dân tránh bão số 9

Trước tình hình cơn bão số 9 sẽ đổ bộ vào đất liền với cường độ rất nhanh và mạnh, từ 10 giờ đến 24 giờ đêm nay (28-9) các địa phương khu vực miền Trung phải hoàn tất việc sơ tán dân tại vùng nguy hiểm do lũ quét, sạt lở đất, đồng thời chậm nhất 4 giờ sáng 29-9 hoàn thành tất cả các phương án, công tác phòng, chống bão.

Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trong cuộc họp khẩn sáng 28-9 với Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn bàn biện pháp đối phó với cơn bão Ketsana.

Tâm của cơn bão này được xác định sẽ đổ bộ vào khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Nam, vùng ảnh hưởng từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, công tác sơ tán dân cần đặc biệt làm sớm và quyết liệt đối với các vùng bãi ngang, vùng trũng, thấp, ven sông, ven suối, các hộ nhà yếu ở đô thị và nông thôn, người trên tàu thuyền, các nhà lồng bè,... Các trường học cũng thực hiện cho học sinh nghỉ học.

Hiện các Bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng đang nhanh chóng xác định các vùng nguy hiểm bởi bão số 9 để thực hiện các biện pháp khẩn cấp, kêu gọi và hỗ trợ ngư dân neo đậu tàu thuyền; hỗ trợ nhân dân chằng, chống nhà cửa; đảm bảo túc trực công tác hồ thủy điện, hồ chứa, các điểm giao thông xung yếu, hệ thống điện, thông tin liên lạc,...

Hôm nay, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải sẽ trực tiếp vào miền Trung lập Ban Chỉ huy tiền phương chỉ đạo công tác phòng chống, khắc phục hậu quả cơn bão số 9 tại tỉnh Thừa Thiên Huế; Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn lập Ban Chỉ huy tiền phương tại Đà Nẵng.

Theo Website CHINHPHU.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đà Nẵng gió bắt đầu lớn dần rồi, Tetpy hiện đang ở cái 'họng' của bão vô đó. Nếu chiều mà gió to qua thì qua nhà anh không được băng qua cầu về nhà đó.

Đà Nẵng có hẳn thày Tàu sang mần phoengxui - Nghe đồn tượng đá Lạc Long Quân Âu Cơ là do thày Tàu trấn yểm chống lũ lụt mừ!

Posted Image

Để xem xem có trấn nổi không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày 1/10/2006 bão Xangsane "quần" Đà Nẵng tả tơi.

Sau đó thành phố xây dựng quảng trường trước biển phục vụ nghỉ ngơi du lịch, có kèm theo tượng mẹ Âu cơ "trấn yểm".

Hôm nay 28/9/2009, được tin báo là bão sẽ vào đất liền vào sớm sớm mai 29/9. sắp tròn "kỉ niệm" 3 năm sau bão!

chưa biết kết quả thế nào, nhưng mà mấy hàng dừa ven biển sắp "cuốn theo chiều gió" rồi SP ơi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bão 2 hướng đổ bộ vào Đà Nẵng. Trấn yểm ở phía biển Đông, còn chỗ Tetpy làm vệc có trấn yểm đâu Sư Phụ ơi. Phen này Tetpy bay như chim nhé. Gió lồng vào Vịnh Đà Nẵng thì có mà chạy đường trời Tetpy nhỉ.

Posted Image

Đà Nẵng có hẳn thày Tàu sang mần phoengxui - Nghe đồn tượng đá Lạc Long Quân Âu Cơ là do thày Tàu trấn yểm chống lũ lụt mừ!

Posted Image

Để xem xem có trấn nổi không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bão 2 hướng đổ bộ vào Đà Nẵng. Trấn yểm ở phía biển Đông, còn chỗ Tetpy làm vệc có trấn yểm đâu Sư Phụ ơi. Phen này Tetpy bay như chim nhé. Gió lồng vào Vịnh Đà Nẵng thì có mà chạy đường trời Tetpy nhỉ.

Posted Image

:lol: ko bit là trấn yểm có được j ko chứ ngày nay e chạy đi xúc cát bỏ bao để chần tôn khùng người lun a VSA ơi

SP ơi SP có thể bấm quẻ xem cơn bão này có làm ĐN te tua như cơn bão Xangsane ko ạ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hix, mới điện thoại về nhà, truyền hình đã bị cắt, bà con chỉ có thể nghe radio thôi :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không biết có ai ở diễn đàn ta chia sẻ với vusonganh cái cảm giác chờ bão đến không???

Cơn bão năm 2006. Cũng như đêm nay gió mưa ngập trời, đầu giờ sáng hôm sau vẫn thế. Đột nhiên gió ngừng hẳn mưa cũng thôi rơi, trơi hơi hửng nắng. Một không khí yên ắng bao trùm chỉ có vài tiếng xe máy chạy ù qua nhanh. Ai đã đi qua những cơn bão mới thấy ghê rợn trước sự yên lắng đó. Thật khó tả.

Rồi mưa gió xối xả trở lại, gió giật liên hồi từng cơn. Nhưng mái nhà, nhưng vòm tôn không chịu nổi sức tàn phá của bão bay vèo vèo trên không trung. Từ trên tầng 3 của căn nhà mà mình tới trú tránh bão nhìn xuống vusonganh thấy những người dân bất chấp tính mạng đi nhặc nhưng tấm tôn vô chủ vừa đáp xuống mặt đường kéo về nhà. Khoảng 1 tiếng đồng hồ thì bão ngớt ( không nhớ chính xác ) một số ngôi nhà tưởng đã thoát khỏi cơn bão nhưng có ngờ đâu khi bão đi sâu vào nó húc đầu vào núi và quay trở ra. Và chỉ cần 1 cú giật của nó những ngôi nhà ven biển và nhưng ngôi nhà trên đường thoát ra của cơn bão đổ gục.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đà Nẵng có hẳn thày Tàu sang mần phoengxui - Nghe đồn tượng đá Lạc Long Quân Âu Cơ là do thày Tàu trấn yểm chống lũ lụt mừ!

Posted Image

Để xem xem có trấn nổi không?

Trường học, công sở, sân bay đóng cửa vì bão

Thứ ba, 29/09/2009, 07:25(GMT+7)

Posted Image

Ảnh: Kiều Mi

Chiều tối 28/9, Đà Nẵng có gió giật cấp 9, đường phố mịt mù mưa, biển gầm thét với những đợt sóng cao. Ngay từ sáng, trường học, công sở, sân bay đã đóng cửa. Dù chưa đổ bộ nhưng bão số 9 đã ảnh hưởng tới nhiều tỉnh miền Trung.Đến chiều 28/9, miền Trung đang khẩn trương hoàn tất mọi công tác phòng chống trước khi bão số 9 mạnh cấp 12, sức gió giật tới cấp 15 đổ bộ vào đất liền. Ước khoảng 200.000 dân ở các vùng xung yếu, nơi có nguy cơ sạt lở, ở các tỉnh từ Quảng Nam vào đến Phú Yên phải tạm di tản đến nơi an toàn.

Toàn bộ hoạt động bình thường của thành phố Đà Nẵng đã bị tê liệt ngay từ sáng 28/9. Người dân đổ xô đi mua lương thực, nhu yếu phẩm như gạo muối, mì tôm, đèn dầu, nước uống... để dự trữ. Đàn ông thì chở cát để chèn chống mái lợp trên nóc nhà. Đặc biệt người dân các phường Mân Thái, Thọ Quang, Hoà Hiệp Bắc... từ đêm qua đã thức trắng để kéo tàu thuyền nhỏ lên bờ tránh bão.

UBND thành phố đã chỉ đạo tạm ngưng quay cầu sông Hàn, cấm lưu thông trên cây cầu Thuận Phước - bắc qua cửa biển. Hàng ngàn dân các phường ven biển thuộc quận Liên Chiếu, quận Sơn Trà đã buộc phải di dời khẩn cấp đến các trường học, trụ sở UBND phường.

Từ chiều tối 28/9, tại Đà Nẵng đã có gió giật cấp 9, cấp 10, đường phố mịt mù, biển gầm thét với những đợt sóng cao như tòa nhà. Đã có 2 tàu cá ngư dân neo đậu trên bờ sông Hàn chìm trong sóng lớn.

Vùng C Hải quân đã xuất ra nhiều tàu chiến, sẵn sàng cứu hộ ngư dân ven biển. Các quân chủng, binh chủng thuộc quân khu 5 đã chuẩn bị các phương tiện như xe lội nước, xuồng cao su, sẵn sàng giúp dân.

Sáng 28/9, cuộc họp giao ban thường kỳ tháng 9 của UBND tỉnh Quảng Nam đã tạm ngừng để triển khai các công tác phòng chống lụt bão. Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh, hơn 4.600 người dân trong vùng trũng, thấp, nhà cửa tạm bợ, nguy cơ xói lở cao, nằm trong diện phải di dời đến nơi an toàn.

Khoảng 30 thuyền đánh bắt xa bờ với gần 870 lao động vẫn hành nghề trên biển, trong đó có 20 chiếc đang di chuyển vào Quy Nhơn để tránh bão, 10 tàu còn lại trên đường di chuyển vào vùng biển phía Nam. Ngoài ra còn 34 chiếc tàu đánh bắt gần bờ với hơn 100 lao động đang được lệnh tìm nơi an toàn tránh bão.

Ngày 27/9, UBND tỉnh này đã yêu cầu các địa phương chuẩn bị phương án sơ tán dân, kiểm tra, rà soát việc tích trữ lương thực, thực phẩm, y tế... Từ hôm nay, để đảm bảo an toàn, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã quyết định cho học sinh nghỉ học.

Tại Quảng Ngãi, ngày 27/9 Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã có công điện khẩn yêu cầu di chuyển tàu cá và các phương tiện thủy đến nơi trú ẩn phải hoàn thành trước 16h ngày 28/9.

Đến đầu giờ chiều nay, Quảng Ngãi vẫn còn 757 tàu thuyền với hơn 7.000 lao động đang hoạt động trên biển, trong đó 35 tàu đánh bắt gần trên vùng biển của tỉnh. 25 tàu khác đang đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa với 355 lao động, khó có khả năng vào bờ kịp nên dự kiến sẽ vào đảo Trụ Cẩu, thuộc quần đảo Hoàng Sa để trú ẩn.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng đang khẩn trương kiểm tra thiết bị neo đậu của phao rót dầu không bến và các thiết bị phụ trợ khác, có biện pháp bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình và hoạt động sản xuất của nhà máy.

Còn tại Bình Định, thông qua các máy Icom, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh đã thông báo hướng đi của bão số 9, đồng thời hướng dẫn tàu thuyền của ngư dân tìm nơi trú bão an toàn. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 2.500 tàu với hơn 16.500 lao động đánh bắt xa bờ ở các ngư trường xa, hoạt động trên biển.

Đại diện Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết, toàn tỉnh hiện có 14.687 hộ với 58.734 nhân khẩu nằm trong vùng thiên tai nguy hiểm; trong đó, vùng ven biển có tới 45.392 dân.

Tỉnh Phú Yên, theo Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng, trước diễn biến mạnh lên của bão số 9, các đơn vị trực thuộc Bộ đội biên phòng tỉnh đã huy động 130 cán bộ chiến sĩ, 5 ôtô, 5 tàu thuyền và 5 ca nô để sẵn sàng cơ động phòng chống bão.

Bộ đội biên phòng Phú Yên đã sử dụng phương tiện thông tin, kết hợp gia đình chủ phương tiện thông báo bão cho 205 phương tiện với 1.364 lao động đang hoạt động trên biển biết diễn biến của bão. Đồng thời kêu gọi tàu về nơi tránh trú an toàn hoặc không đi vào vùng ảnh hưởng của bão.

Đặc biệt, trong số tàu thuyền trên có 65 phương tiện đang hoạt động đánh bắt xa bờ từ 14 độ vĩ Bắc trở xuống phía nam là vùng biển có gió Tây Nam thổi mạnh. Do vậy, bộ đội biên phòng Phú Yên vận động gia đình các ngư dân thông tin cho các chủ tàu trên biển không thể chủ quan, trước diễn biến phức tạp của cơn bão này.

Theo VnExpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tặng Vusonganh.

Tôi hy vọng bão sẽ không vào Đà Nẵng như hồi năm 2006. Nhưng sẽ có gió mưa đủ để chứng tỏ rằng thày Tàu trấn yểm dởm. Chỗ ở của vusonganh, chính là nơi gió bão có cường độ nhẹ nhất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài trên Vnexpress sáng 29/09/2009

Bão tấn công, toàn miền Trung mất điện

Sáng nay giữa tiếng sóng gào thét, đại diện UBND huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho VnExpress.net biết, sau khi khoảng lặng khủng khiếp của tâm bão qua đi, hòn đảo như chìm trong những đợt gió mạnh dần, giật tới cấp 14-15.

> Trường học, công sở, sân bay đóng cửa vì bão

* Tiếp tục cập nhật

Mưa bão tại Đà Nẵng. Ảnh Trà Bang.Ngay đầu giờ sáng, gió đã mạnh dần lên cấp 9 rồi cấp 10, giật cấp 14-15. Ngoài đường, tôn bay loạn xạ như những cánh diều. Hầu hết đường dây điện thoại bị hỏng, trụ phát sóng của Viettel cũng bị đổ và gãy làm đôi, chỉ còn mạng Mobile hoạt động tương đối ổn ở trên đảo.

Cơn mưa xối xả kèm gió thổi mịt mù, ngoài khơi, sóng biển đang dâng rất cao. Do đã có sự chuẩn bị từ trước nên người dân trên đảo đã vào nơi tránh bão an toàn. Chỉ có một em bé bị thương nhẹ vào chiều hôm qua do gió lớn, sập nhà và đè lên chân em.

Nhiều tỉnh miền Trung khác cũng bắt đầu hứng chịu gió bão. Nhiều nhà tốc mái, đổ sập, hệ thống thông tin tê liệt, mất điện...

Ông Trương Ngọc Nhi, Trưởng Ban phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Ngãi đang ra hiện trường đốc thúc chống bão, gào lên trong điện thoại giữa tiếng gió và sóng để chỉ đạo các địa phương. "Tỉnh đang hứng chịu những cơn mưa rất to, kèm gió lớn. Công tác phòng chống lụt bão đang tích cực được triển khai", ông Nhi nói vắn tắt.

Đất liền từ khuya qua cũng đã đón nhận những đợt gió đầu tiên của hoàn lưu bão và mạnh dần lên theo tốc độ bão hướng vào bờ. Các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định... mất điện trên diện rộng, mọi liên lạc trở nên khó khăn.

Suốt đêm qua hầu hết người dân đảo Lý Sơn không thể chợp mắt vì lo đối phó với bão. Gió gầm gào giật tung những mái nhà nhỏ. Mưa xối xả. Sóng đập ầm ầm dâng cao 7-8m. Toàn bộ hệ thống điện đã mất từ đầu buổi tối.

Tại Quảng Nam, Trưởng ban phòng chống lụt bão Nguyễn Ngọc Quang cho biết mưa đang rất to khiến nước dâng cao. Các con sông của tỉnh đều lên đến mức báo động 3. Từ sáng sớm nay, tỉnh đã mất điện, phương tiện liên lạc chủ yếu hiện tại là điện thoại di động.

Quảng Bình đã có 5 người chết. 3 tàu chở hàng có trọng tải từ 700 tấn đến 2.500 tấn đi dọc biển Quảng Bình đã phát tín hiệu cứu hộ khi sóng biển quá to. Tối 28/9, tại Vũng Chùa (Quảng Đông, Quảng Trạch) tàu Hải Đạt 18 chở 1.000 tấn xi măng yêu cầu Hải đội 2 của cảng Gianh ra ứng cứu 9 thuyền viên lên bờ do không tìm được nơi trú bão an toàn.

Dự báo đường đi của bão. Ảnh: NCHMFSáng nay, bão số 9 đã mạnh lên thành cấp 13 và không chếch lên phía bắc như dự báo hôm qua mà dịch chuyển xuống phía nam. Tâm bão chỉ còn cách bờ biển Đà Nẵng - Quảng Ngãi khoảng 50 km và trưa nay đi vào Quảng Nam - Đà Nẵng.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định đang có gió mạnh cấp 10-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-13. Biển động dữ dội.

Gió bão đã làm tốc mái 90 ngôi nhà, kéo đổ 150 ha cây lâm nghiệp, 600 ha cây cao su bị gãy đổ tỉnh Quảng Trị. Tại tỉnh Quảng Ngãi, 13 nhà bị sập, tốc mái, thiệt hại 150 ha hoa màu, 3 tàu và 1 cano bị chìm. Một em gái 10 tuổi ở huyện Sơn Trà, tỉnh Quảng Ngãi đã bị nước cuốn mất tích khi qua sông Rin.

Nhóm phóng viên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Buồn quá nhỉ? Hi vọng bão sẽ quay ra biển vào phút chót. Giống như bão Con én.

Đà Năng mưa to thế đủ để thấy rằng sự trấn yểm theo tin đồn là không thật; hoặc là phong thủy Tàu dởm.

Bây giờ là 12g - Giờ Hanoi. Chưa cập nhật thông tin về bão trong lúc này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bây giờ là ngày đinh sửu 11 tháng quý dậu năm kỷ sửu 12h50.

Đây là lần thứ 3, Thiên Đồng bất chợt lấy quẻ đều trùng lặp quẻ Thương Đại An.

Như vậy theo như dự đó trước là từ khơi xa, sẽ đi vào và chuyển hướng lên Tây Bắc rồi dần tản mác tản phía Bắc, nhưng phải đánh một vòng cong đi qua dãy miền Trung.

Vẫn hy vọng là ảnh hưởng thiệt hại về bão là không cao và không nặng nề.

Tetpy chắc vác đất cát chống bảo oải luôn hén?

LeDien chắc cho công nhân nghỉ khỏe hay đi tải cát lấy tiền vậy?

Vusonganh chắc nhàn hơn, ngồi trông bảo và bình lựng?

Thiên Đồng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Huynh Thiên Đồng nhiều nhiều!!!

Bão không vào trực tiếp Đà Nẵng nhưng những thiệt hại của nó cũng là đáng kể huỳnh àh. Bão đi ngược vào Quảng Nam - Quảng Ngãi và lên ngược Kon Tum thật ngạc nhiên. Nhưng nghe Thiên Luận thông báo Huynh vẫn có quẻ "TỐC HỶ" nên đệ cũng yên tâm rất nhiều ạ.

@Tetpy: về nhà thuê hay di tản ở đâu mà liên lạc hoài không được???? Dưới chân cầu Thuận Phước là nơi Tetpy làm việc khu đó mênh mông lồng gió, đúng luồng hướng bão vào. Nếu đi theo đường đó thì Tetpy khỏi bàn lun.

@LeDien: chắc đã thu dọn chiến trường chờ bão tan từ lâu rồi nhỉ????

@ThienDong: Nhà đệ do gió tốc nước mưa lồng vào giếng trời ướt hết. Phải huy động tất cả những gì có thể hứng được để đựng nước mưa. Giờ thì điện vẫn mất, nước thì đã có lại nhưng ko có điện nên không bơm lên được.

@Bunny: Kênh thông tin duy nhất với bên ngoài là nhờ qua Bunny đó.

[ quote name=Thiên Đồng' date='Sep 28 2009, 10:59 PM' post='51512]

Bây giờ là ngày đinh sửu 11 tháng quý dậu năm kỷ sửu 12h50.

Đây là lần thứ 3, Thiên Đồng bất chợt lấy quẻ đều trùng lặp quẻ Thương Đại An.

Như vậy theo như dự đó trước là từ khơi xa, sẽ đi vào và chuyển hướng lên Tây Bắc rồi dần tản mác tản phía Bắc, nhưng phải đánh một vòng cong đi qua dãy miền Trung.

Vẫn hy vọng là ảnh hưởng thiệt hại về bão là không cao và không nặng nề.

Tetpy chắc vác đất cát chống bảo oải luôn hén?

LeDien chắc cho công nhân nghỉ khỏe hay đi tải cát lấy tiền vậy?

Vusonganh chắc nhàn hơn, ngồi trông bảo và bình lựng?

Thiên Đồng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted ImagePosted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Sư Phụ ơi không hiểu trấm yểm kiểu gì mà

"3 chiếc tàu chở hàng trọng tải trên 5.000 tấn đã bị sóng lớn đánh dạt từ cảng Tiên Sa sang khu vực vịnh Thanh Bình cách đó hơn chục km, toàn bộ thủy thủ đoàn đã được sơ tán.- báo thanh niên + ảnh từ ABV"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cơn bão này đã chứng tỏ thày Tàu trấn yểm sai - Nếu như quả thật là họ trấn yểm.

Nhưng nếu là Phong thủy Lạc Việt trấn yểm thì phải tận ở Philippine, phần trấn ở Việt Nam chỉ là sơn hậu cho sự trấn yểm này.

Hôm nào rảnh tôi sẽ phân tích theo "khoa học" :( .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hix, xin được tường thuật lại cho ACE!

4h chiều 28/9: cty cho nghỉ sớm, đi xe cty về mà thấy bà con nhốn nháo lo mua bánh mì, trứng, mì tôm, bao cát, dây thép,...

4h 30 đi xe máy qua cầu Nguyễn văn trỗi. gió thổi muốn bay cái mũ bảo hiểm xịn ....bạt tay lái ra giữa cầu. hú vía vì cũng qua hết cầu mà ko bị lọt xuống sông Hàn.

6h chiều: gió quần trong thành phố. ăn vội miếng cơm rồi hò hét mấy em lấy xô chậu hứng nước mưa. xóm nghèo nên ko mua bao cát chần mái tôn. :(

8h tối: lại hò hét tụi nhỏ ngủ sớm vì có thể khuya này phải chạy bão. Tetpy cũng chợp mắt được đến 12h thì tỉnh giấc vì mưa quá to và bắt đàu nghe tiếng mái tôn va đập. Nín thở nằm nghe thêm 30 phút nữa thì máu ..thỏ đế nổi lên. Dựng hết mấy đứa nhỏ dậy, lại hò chúng nó: "dọn, dọn đồ ngay, ti vi máy tính bọc áo mưa lại cho vô thùng gấp..." :lol:

hic ...thế là từ 1h sáng, cả xóm quần quật thu dọn "vốn liếng" cho hết vào các áo mưa, đặt đồ đạc lên di-vang vì sợ nước vào nhà, phủ thêm lớp chiếu và kéo dựa vào bức tường. "mỗi đứa chuẩn bị 2 bộ quần áo và tiền bạc vào balo, nếu mái nhà ko trụ được thì lập tức rời nhà" (Tetpy nói hùng hồn vậy chứ cũng ko biết rời nhà thì đi đến đâu để trú cả). Tetpy cũng từng chạy bão năm 2006 khi mái tôn tấng 4 Kí túc xá bay theo gió, nên năm 2009 nghe bão đến nữa thì run lắm rồi...

Hơn 3h sáng 29/9: cơ bản đã dọn xong dò đạc ...quý giá. Mưa vẫn rào rào trút xuống mái nhà. có thằng nhỏ chốc chốc lại chạy đi đổ cái thau nước mưa sắp đầy....Bảo mấy đứa nhỏ ngủ lấy sức, mái nhà chắc còn chịu được 1 thời gian nữa...

5h sáng: cái gì nghe cái rầm vậy trời???

lật đật chạy ra, cây trứng cá (sơ-ri) to ngã chỏng gọng, đang đè vào cái dây điện vào nhà. má ơi. nó mà đè nữa thì đứt dây điện mất!

tetpy chạy vào nhà, xách cái dao ..phay ra đưa cho cậu SV năm nhất. " em mặc áo mưa ra chặt cái cây, khéo chặt chứ nó đè đứt dây điện thì tiêu." Hai chị em hè nhau mất nửa tiếng chặt cành và kéo cái gốc cây ngược lại hướng nó ngã. nó giòn quá hay sao mà kéo ngược thì nó tét gốc luôn. vậy là dây điện an toàn, đường đi cũng thông thoáng...

mới quay vào nhà thì lại "rầm " một tiếng từ đằng sau nhà. "má ơi, cái tuờng bị đè sập rồi nè". híc. tuờng của cái nhà hoang đàng sau nhà bị gió thổi tới, ngã đè vào tường nhà tetpy làm tường bể một mảng to. "thế này thì ngán quá rồi, coi kiểu này chắc phải đi thôi em ơi" - "mà đi mô, chị?" -" không biết nữa, nhưng mà chắc ở ko nổi rồi. thôi ăn ít miếng có sức mà đi"

mấy chị em lục cơm nguội tối qua (cố tình nấu nhiều để dành ăn luôn ngày hôm sau). mặt mũi phò phạc sau 1 đêm thiếu ngủ và lo âu. Di động đã sạc đầy pin nhưng tắt nguòn để để dành cho các cuộc gọi cần thiết.

gió, mưa cứ liên hồi, mỗi lúc một mạnh lên. "Quái thật, nghe bảo tốc độ bão chỉ 10km/h, vậy thì đến chiều nay mới vào đất liền, mà răng mới sáng ni gió đã mạnh thế ni rồi, đến chiều mạnh nữa thì ai chịu nổi!!!".

10 sáng 29/9: Mưa trắng trời, ko nhìn thấy tầm xa 100m. chỉ toàn màu trắng xóa và gió rít liên hồi. mái vòm và của kính nhà hàng xóm bắt đầu bứt chốt, đập vào nhau và vào tường tạo thành nhưng âm thanh hoảng loạn. Tetpy nhìn lên mái nhà: ồ, còn trụ được, nhà nguời ta chưa bay mà" ặc ặc. đó là lý luận ngớ ngẩn nhất, khi cho rằng nhà hàng xóm chưa bay thì nhà mình cũng còn tốt!!??

Gió tiếp tục quần đến chừng 3h chiều. Nó ngưng một cách đột ngột. Lạ nhỉ, theo dự báo thì giờ này mới là đỉnh bão mà, răng chừ lại ngớt mưa và giò nhẹ?? thế là thế nào??có phải bão tan??

15 phút sau, thấy có đội cứu hộ chạy quanh đường xem xét tình hình. vậy là hết bão thật? tetpy lật đật mở di động, lập tức có cuộc gọi: "em ơi, bão vào Quảng nam rồi, ĐN chỉ mưa thôi, yên tâm nhé."

hơ hơ..thế là thế nào? dự báo kiểu chi kì dzậy?? hơ, nhưng mà hết bão rồi!!! mừng quá, nhà mình còn!!!

--------

7:30 sáng nay đến cty

lạ nhỉ? răng mà chỉ bay có mấy miếng la-phong thế này? Chỗ Tetpy làm, như trong bản đồ của anh Vusonganh, thì nằm ngay cửa biển (mà cũng gần nhà anh Vusonganh). dãy văn phòng công trường nằm trơ gần sát biển mà chỉ bay có mấy miéng la-phong ngoài hành lang là thế nào??vô lý hết sức! Ngay ngoài cửa sổ, một chiếc thuyền to đùng đang nằm trên cát, cách cửa sổ văn phòng chừng 50m!! nó đã bị bão đánh dạt vào nên mắc cạn luôn!

Đến chừ vẫn ko thể hiểu nổi tại sao khu văn phòng công trường nằm ngay mép nước biển vẫn ko hề hấn chi!!!

Hú vía! cám ơn trời đất! cám ơn......

Tetpy chưa qua bên kia sông để xem tình hình khu biển Phạm Văn Đồng- nơi có đặt tượng mẹ Âu Cơ trấn yểm bảo vệ thành phố...

Chỉ có dân nghèo là luôn khổ!! nhà ai 2, 3 tầng, lại đổ mê thì chả xi-nhê chi! :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như có lời dự đoán ở (Lời Tiên Tri 2009) là : năm nay rất cần đề phòng thiên tai do : NƯỚC. Nên với cơn bão này, điều e ngại với các tỉnh miền trung là thủy tai trong và sau bão. Mức độ phá hoại của gió thấy thế mà không phải thế. Không được như cơn bão Chim én năm trước. (Bây giờ là 22h ngày 28/9). Hy vọng vào giờ cuối trước khi vảo đến đất liền, sẽ có những điều may mắn kỳ lạ xuất hiện.

Tôi hy vọng, hy vọng và hy vọng là như vậy.

Thương quá ! khúc ruột miền Trung ơi. :lol:

Miền Trung nguy cơ bị dìm trong lũ lịch sử

30/9/2009

Mưa xối xả trong hai ngày 28-29/9 khiến nước các sông miền Trung lên nhanh. Lũ sông Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã vượt mức báo động nguy hiểm nhất tới gần 2 m. Kinh nghiệm cho thấy, thiệt hại do lũ thường lớn gấp nhiều lần so với bão.

Trung tâm dự bão khí tượng thủy văn trung ương cho biết, lượng mưa hai ngày qua tại các tỉnh Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai và Kon Tum dao động 100-200 mm. Riêng vùng tâm bão từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi tới 300-500 mm, có nơi như Nam Đông (Thừa Thiên Huế) tới 700 mm, Trà Bồng (Quảng Ngãi) 670 mm.

Mưa lớn khiến lũ Trung Trung Bộ và một phần Tây Nguyên đang ở mức rất cao. Lũ các sông của Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng đều vượt báo động 3, mức nguy hiểm nhất, từ 0,4 đến 1,5 m. Đặc biệt, tại Quảng Ngãi, nơi tâm bão đi qua, lũ sông Trà Bồng lên tới 5,8 m, trên báo động 3 là 1,75 m, vượt cả đỉnh lũ lịch sử năm 1964.

Tại Tây Nguyên, lũ sông Pôkô lên 5,88 m, vượt báo động 3 gần 5 m và vượt đỉnh lũ lịch sử năm 2006 tới 1,4 m. Lũ sông Đakbla 596 m, bằng đỉnh lũ lịch sử năm 1996.

Posted Image

Sông Đăk Bla (thành phố Kon Tum) nước dâng rất cao. Ảnh: Khu Ma Tri.

Dù bão tan, nhưng hoàn lưu bão còn tiếp tục gây mưa to nên khả năng lũ các sông miền Trung và Tây Nguyên còn tiếp tục lên nhanh. Dự báo, đêm nay và sáng mai, lũ các sông từ Thiên Thiên Huế đến Quảng Ngãi sẽ vượt mức báo động nguy hiểm nhất từ 1 đến 3 m, các sông ở Gia Lai, Kon Tum trên báo động 3 tới 3-6 m, thuộc lũ đặc biệt lớn.

Như vậy, những ngày tới người dân miền Trung phải đối mặt với ngập lụt, nhiều khu vực bị chia cắt. Theo kinh nghiệm của những người làm công tác phòng chống lụt bão, thiệt hại do lũ thường lớn gấp nhiều lần so với bão. Lũ thường kéo dài, một số khu vực miền núi rất dễ xảy ra sạt trượt, lũ quét, vùi lấp nhiều nhà dân.

Chiều 29/9, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương tiếp tục có thêm một công điện khẩn gửi 12 tỉnh thành miền Trung từ Thanh Hóa đến Phú Yên và 5 tỉnh Tây Nguyên yêu cầu triển khai ngay các biện pháp ứng phó với lũ lớn.

Các tỉnh cần tiếp tục sơ tán dân sống ở vùng trũng, ven sông suối, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét. Tại những nơi bị ngập sâu, địa phương cần bố trí người kiểm soát giao thông, cắm biển báo tại nơi nước sâu, nước chảy xiết để hướng dẫn người dân, phương tiện qua lại; ngừng mọi hoạt động của các bến đò và nghiêm cấm việc vớt củi khi có lũ.

Trước đó, đối phó với bão số 9, các tỉnh miền Trung đã sơ tán gần 170.000 dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

( Theo VnExpress.net )

Điều kỳ lạ đã xảy ra khi bão vào đến đất liền là chuyển hướng ko vào Đà Nẵng và tâm bão thành dạng vùng ko phải dạng điểm. Còn may mắn thì như ko, bởi ko vào Đà nẵng thì bão vào Quảng Nam, Quảng Ngãi. Giống như bị 1 cú tát tai, thay vì má phải thì chuyển sang má trái.

Bão đã đi qua, nhưng nước lũ đang tràn đến. Khác với bão Xangsane năm 2006 vào Đà nẵng và bão số 9 năm 2007 vào BR-VT và các tỉnh miền Tây, thiệt hại chỉ do gió mạnh. Tác hại của bão số 9 năm nay sẽ do nước nhiều hơn, trong vài ngày tới tình trạng nước lũ sẽ còn tạo rất nhiều khó khăn, nguy hiểm cho nhân dân. Hi vọng là không quá ngày rằm, tình thế sẽ trở lại an toàn hơn. Với sự nỗ lực của các cấp chính quyền cùng tinh thần chịu đựng bền bỉ và khéo léo của người dân miền trung, sự thiệt hại về người sẽ ở mức thấp nhất. Thuộc về của cải vật chất nói chung, do mưa lũ sẽ bị tổn hao rất lớn, nhưng thôi ở đời sinh mạng con người là quí, của đi thay người, còn người thì còn của.

E ngại, sau đợt lũ lụt này bà con ngoài những khó khăn về vật chất, điều kiện sinh hoạt khó khăn, thì lại phải hứng chịu chứng ngoài da ngứa ngáy khó chịu hoành hành. Không biết môn thuốc quý giải độc của cụ Thiên Sứ có giúp đỡ được gì không ạ.?

Xin được chia sẻ những khó khăn vừa qua và chúc mừng sự an toàn về sức khỏe, của các thành viên diễn đàn ở Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung nói chung.

Chỉ có dân nghèo là luôn khổ!! nhà ai 2, 3 tầng, lại đổ mê thì chả xi-nhê chi! :(

Đúng là “chó cắn áo rách” qua nay theo dõi diễn biến bão lũ ở miền trung, mà bần thần hết cả người. Thương đồng bào nghèo ta quá. Sắp tới bà con sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn miếng ăn, chỗ ở, sinh hoạt, học hành… Theo tình thần truyền thống “ Lá lành đùm lá rách” của nhân dân ta, chắc chắn là bà con ta sẽ nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của đồng bào Việt Nam trong cũng như ngoài nước trong những ngày tới.

Mùa trung thu này, nên chăng xin bớt đi vài chiếc bánh trông trăng, một ấm trà đậm, các cháu nhỏ trong gia đình bớt đi cái lồng đèn, hay vài thứ đồ chơi…. Để dành tiền giúp cho bà con đang đói rét ở miền Trung.

“Lá rách đùm lá nát”! Thưa quí vị thành viên và anh chị em sinh hoạt trên diễn đàn, có lẽ chúng ta nên chuẩn bị một chương trình gì đi nhỉ.???

Xin cảm ơn mọi người đã theo dõi.

Công Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn anh Công Minh nhiều!!!

Vusonganh cũng đã có bài ở topic của chị Wil và đang chờ đây ạ.

Đúng là “chó cắn áo rách” qua nay theo dõi diễn biến bão lũ ở miền trung, mà bần thần hết cả người. Thương đồng bào nghèo ta quá. Sắp tới bà con sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn miếng ăn, chỗ ở, sinh hoạt, học hành… Theo tình thần truyền thống “ Lá lành đùm lá rách” của nhân dân ta, chắc chắn là bà con ta sẽ nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của đồng bào Việt Nam trong cũng như ngoài nước trong những ngày tới.

Mùa trung thu này, nên chăng xin bớt đi vài chiếc bánh trông trăng, một ấm trà đậm, các cháu nhỏ trong gia đình bớt đi cái lồng đèn, hay vài thứ đồ chơi…. Để dành tiền giúp cho bà con đang đói rét ở miền Trung.

“Lá rách đùm lá nát”! Thưa quí vị thành viên và anh chị em sinh hoạt trên diễn đàn, có lẽ chúng ta nên chuẩn bị một chương trình gì đi nhỉ.???

Xin cảm ơn mọi người đã theo dõi.

Công Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đà Nẵng có hẳn thày Tàu sang mần phoengxui - Nghe đồn tượng đá Lạc Long Quân Âu Cơ là do thày Tàu trấn yểm chống lũ lụt mừ!

Posted Image

Để xem xem có trấn nổi không?

Sai lầm của cuộc trấn yểm bão này là nó rất cục bộ. Với những bão lớn mà vùng ảnh hưởng lên tới hơn 1000 Km thì một tỉnh Đà Nẵng không thể được bão chừa ra, vì có trấn yểm.

Bởi vậy, việc trấn yểm thật sự phải ở Philipfin, nơi mà những cơn bão bắt đầu từ đấy.

Cũng như một cái xe, từ trên dốc cao mới nhúc nhích lao xuống thì chỉ một cục gạch chèn bánh cũng đủ giữ cái xe lại. Nhưng khi xe đã lao xuống cuối dốc thì có cả rào chắn cũng bị đẩy tung. Đấy là một nguyên lý của trấn yểm.

Bờ biển phía Đông Philipfin là nơi xuất phát những cơn bão sẽ mạnh lên và đổ bộ vào Việt Nam. Do đó, sự trấn yểm chỉ có kết quả khi trấn ngay trên Philipfin.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay