Thiên Sứ

HIỆU ỨNG GƯƠNG VỠ VÀ CÁCH “HUYẾT MA ĐẠI SÁT” TRONG PHONG THUỶ

2 bài viết trong chủ đề này

HIỆU ỨNG GƯƠNG VỠ VÀ CÁCH “HUYẾT MA ĐẠI SÁT” TRONG PHONG THUỶ

Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương.

Trước hết chúng ta tham khảo bài viết dưới đây trên VnExpress, nói về ao hồ trong phong thuỷ để thấy được một nhận thức về ảnh hương của ao hồ quanh nhà theo quan niệm phong thuỷ.

Bản chất của vấn đề thể hiện trong bài báo sau khi các bạn xem xong thì chúng ta sẽ có sự phân tích sau đó về “Hiệu ứng gương vỡ và cách ‘Huyết ma đại sát’ trong phong thuỷ” được đề cập trong bài này.

Thứ hai, 29/5/2006, 14:49 GMT+7

Đừng xem thường ao hồ trong Phong thủy

Ngày xưa khi làm ăn phát đạt, ai cũng muốn xây một ngôi nhà thật đẹp, trong khuôn viên ngôi nhà đào một cái ao hoặc để nuôi cá chơi, hoặc tạo ra thế giàu sang. Nhưng về khía cạnh phong thủy, ít ai biết rằng chính những cái ao đó lại mang họa đến nhiều hơn là phúc.

Các nhà phong thủy học Trung Quốc và Việt Nam đã tổng kết: Có đến 80% những người sống trong khuôn viên hoa lệ ấy, mấy ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra như bà chủ luôn phải đi bệnh viện lâu ngày, hoặc trong nhà có người mắt kém, trẻ em tinh thần nhu nhược, hoặc gia đình không hòa thuận, tâm trạng mọi thành viên trong gia đình luôn nặng nề... Những hiện tượng đó phần lớn có liên quan đến ao hồ.

Ao hồ theo cách nói của phong thủy học bao gồm cả giếng nước, về vị trí và hình dáng có các trường hợp xảy ra như sau:

- Nếu có một ở bên Đông, một ở bên Tây, phạm điều đó, trong nhà sẽ không có người phát câm thì phát điên.

- Đằng sau nhà có hai cái ao, hoặc bên trái, bên phải hay trước nhà đều có ao, phong thủy cho đó là thế chân rồng chân hổ giẫm lên nhau, dâm dục không nghi ngờ gì nữa. Đây là thế hình sát cho biết không khí dâm dục có đầy trong nhà.

- Trước nhà, sau nhà có ao cũng rất hung, người xưa nói: "Tiền đường hạ cấp đường, nhi tôn huyền tiểu vong", nghĩa là ao trước ao sau nhà, con cháu chết sớm.

- Vị trí và hình dạng ao không thống nhất cũng gây họa, như: có cái lồi ra, có cái thụt vào hoặc hình như quả bầu, có cái nhỏ cái to nối liền nhau, bệnh tật và tai họa sẽ đến với nam chủ nhân. Người xưa thường nói "Thượng đường liên hạ đường, quả phụ thủ không phòng, phong tật bất ly sàng", nghĩa là ao trên liền ao dưới, vợ góa giữ phòng không, ao to nối ao nhỏ, bệnh phong chẳng rời giường.

- Hai hoặc ba ao liền nhau, báo chủ nhà nước mắt ròng ròng, nghĩa là thế nào sự cố bi thảm cũng xảy ra. Nếu hình dáng ao trông như hoa mai, thì nhà có ba bốn bà vợ góa.

Như vậy, có ao trong khuôn viên trong nhà là mang họa cho người ở, nhưng phong thủy cũng cho rằng ao có thể mang điều tốt đến. Nếu chưa nói đến quy định về khoảng cách, hãy chỉ nói đến hình dáng thì ao có hình bán nguyệt là khá tốt. Trước nhà có ao như vậy thì có tiền của. Người xưa nói: ao bán nguyệt sinh tiền, hàng nghìn kho lúa, trẻ con rớt không chết đuối. Tuy nhiên, cũng nên đề phòng trẻ em về nạn sông nước.

Ao có hình vuông như nghiên mực là tốt nhất, người xưa nói: "Tiền đường tự nghiên trì, tử lục đăng cao đệ, đường thanh do như kính, quý sinh minh", nghĩa là ao trước nhà giống cái nghiên mực, con cháu thi đỗ cao, nước ao mà trong như gương, sinh con quý mà thông minh.

Trước nhà có ao như vậy là tốt, nhưng vị trí ao phải xa cửa nhà, sao cho ánh nắng chiều tà không được phản xạ tia nắng chiếu vào nhà. Trường hợp ao hoặc bể bơi gần nhà, để ánh sáng mặt trời phản xạ được vào trong nhà, phong thủy học gọi cái ao hay bể bơi này là "gương soi chậu máu" hoặc "vạn đạo kim quang" chiếu vào nhà. Gặp trường hợp như vậy, người xưa nói không thất vận lúc tiền vận thì hậu vận thất vận, chủ nhà ắt sẽ bị điên cuồng hoặc bệnh nặng. Nếu hướng giường của chủ nhà lại ở phương vị hung sát, không kể già trẻ, hẳn bị tai nạn liên miên, thậm chí mất mạng, trừ phi cát tinh soi chiếu! Có nhà đào ao trước cửa ở thế "gương soi chậu máu", giữa cửa nhà có treo một cái gương to (hoặc để trấn trạch, hoặc để chơi) thì sát khí càng mạnh, độ hung càng lớn. Để hóa giải tình trạng "gương soi chậu máu", phong thủy đưa ra phương án thả bèo kín ao để giảm tia nắng khúc xạ vào nhà. Cũng có phương án trồng cây trúc phía bờ ao đối diện ngôi nhà. Trúc dễ trồng, mọc nhanh, sẽ chắn những tia nắng khúc xạ vào nhà khi chiều tà, sát khí giảm hẳn.

Trong xã hội hiện đại, đất chật người đông, đối với những nhà có ao tù, nước không lưu thông, bẩn, không có lợi cho sức khỏe, đồng thời theo phong thủy học, nơi đó cũng dễ gây nên hung tướng cho người ở. Gặp trường hợp này, phong thủy học cho rằng tốt nhất là lấp ao, làm vậy sẽ trừ được hết hung tướng. Nhưng lưu ý một điều, để loại trừ hết sát khí miền đất có ao, trước khi lấp ao phải hút hết nước, làm cho ao khô đi, bốc hết bùn ở đáy ao. Nếu thấy làm như thế phiền phức quá thì cứ để vậy mà lấp cũng được, vì nó cũng không gây nên tai họa. Song mọi ống nước dẫn vào ao, dù bằng vật liệu nào, dạng nào... cũng phải gỡ đi, vì chúng gây nên sát khí ảnh hưởng đến ngôi nhà.

Nếu khuôn viên khu nhà rộng cần có một ao, thì phải bố trí ở phương vị đông nam, cách nhà từ 18 mét trở lên; nhưng tốt nhất là không có, mà có thì nên lấp. Có loại ao thuộc dạng chảy vòng quanh, xung quanh trồng cây mà không có đông người tụ tập, như khách sạn, nhà hàng, công ty, công xưởng thì không phát sinh vấn đề gì, có khi lại biến thành cát tướng.

Vậy những bể bơi tư gia thì sao?

Ở những thành phố lớn, các khu nhà ở cao sang... người ta thường bố trí bể bơi gần kề. Nếu quan niệm những bể bơi đó là "gương soi chậu máu" theo thuật phong thủy, thì ắt mọi người sống trong đó sẽ điên cuồng cả hay sao? Trong môi trường thành phố khác với các vùng trống trải, như ở nông thôn hay thị trấn nhỏ, không hẳn là như vậy. Ở nơi thoáng đãng, ánh mặt trời chiếu xuống ao hồ phản xạ vào nhà không có gì che chắn, nên chúng mới nguy hiểm. Ở thành phố, các bể bơi được xây giữa các cụm nhà cao tầng, chỉ chịu ánh mặt trời chiếu vào giữa trưa, nên không có "vạn đạo kim quang" tức là tia nắng phản xạ chiếu vào nhà, nên không có hung khí.

Song không phải bể bơi bố trí giữa các nhà cao tầng không thể trở thành "gương soi chậu máu". Đó là trường hợp một căn nhà ba tầng có bể bơi ở giữa khu nhà cao tầng, bình thường chỉ chịu sự chiếu nắng mặt trời từ 11h trưa đến 2h chiều. Tuy vậy, bể bơi ở đây có vấn đề không hay đứng về mặt phong thủy, nếu như khi thiết kế, xây dựng người ta để ý đến một chút. Thực tế đã có trường hợp người ta làm cửa thông hơi chắn bằng kính để chếch ra ngoài như một mái hiên. Lúc mặt trời từ đỉnh đầu chếch về phía tây, ánh nắng chiếu xuyên thẳng xuống bể bơi, phản xạ lên tấm chắn cửa thông hơi, từ đây ánh nắng lại một lần nữa phản xạ vào nhà tạo các hình lốm đốm. Nếu lúc đó dưới bể bơi có người, hình ánh nắng trong nhà càng lay động. Lúc này, bể bơi của gia đình trở thành "gương soi chậu máu". Trường hợp này chỉ cần vứt bỏ tấm kính chắn ở cửa thông hơi thì mọi việc tốt đẹp.

Trong xã hội nông nghiệp cổ xưa, ao hồ là nơi cấp nước cho cuộc sống con người, do vậy việc đào ao quanh và gần nơi ở là tất yếu. Phong thủy học cũng phát hiện ra mối quan hệ giữa ao hồ với con người và đưa ra những khuyến cáo như nói ở trên, ngoài ra còn có thuyết cho rằng: "ao mà có hình vuông thì hưng vượng (với điều kiện không trở thành "gương soi chậu máu"), ao như cái chảo, phú quý vô cùng; nhà to ao nhỏ, nam cô độc, nữ yểu mạng; nhà nhỏ ao to, tài bạch lưu tán; ao to trước cửa, người không thọ; ao to sau nhà, yểu mạng từ nhỏ.

Ngoài ra, những dạng ao sau dù không ở thế "gương soi chậu máu" cũng là hung, như: ao trước nhà thẳng và dài; ao sau nhà hẹp và nhỏ; nhà kẹp ở giữa ao trước và ao sau; ao trước nhà có góc nhọn chĩa mũi vào cửa; trong nhà có bể nước; giữa ao có thủy đình; trong ao có núi giả; nước ao như bùn hoặc màu vàng. Những ao như vậy tốt nhất là san lấp đi.

Trên đây là quan niệm của phong thủy học về ao, hồ, giếng nước đối với người ở, những quan niệm này chỉ có giá trị tham khảo khi nghiên cứu nhận thức của người xưa.

Nguồn VnExpress

Qua bài báo trên cho chúng ta một khái niệm về “Gương soi chậu máu”, còn một cách gọi khác có vẻ huyền bí hơn là cách “Huyết Ma đại sát” trong phong thuỷ. Vấn đề được đặt ra là: Tai sao lại như vậy? Nếu nghiên cứu về Phong thuỷ mà chúng ta chỉ biết học thuộc để ứng dụng và không hiểu được bản chất của nó thì sẽ mang tính ứng dụng máy móc, cứng nhắc trong một cuộc sống đầy sinh động và vô vàn những biến hoá khác nhau. Bài viết này trình bày với các bạn sự giải thích hiện tượng này mà các bạn có thể chiêm nghiệm.

Chúng ta bắt đều từ hiệu ứng gương vỡ.

Tôi tin rằng trong các bạn cũng có ít nhất một lần trong đời nhìn thấy một cái gương vỡ và được mọi người cho đó là điềm xui xẻo. Có một lần đến thăm mẹ tôi. Tình cờ một cái gương tròn trên tường em tôi sơ ý làm rớt. Thế là cả mấy đứa em tôi – lúc ấy còn nhỏ - xúm vào vừa nhổ nước bọt vào mảnh vỡ của cái gương vừa nói: “Phỉ thui! Phỉ thui! Cái hoạ đi ra! Cái may đi vào!...”. Các cụ rất ngại trong nhà có gương bị vỡ.

Trong phong thuỷ có một chiêu thức trấn yểm, mà tôi tạm đặt tên là “Hiệu ứng gương vỡ” nhằm hoá giải những cái xấu. Đó là một chiếc gương được xếp cắt lớp theo một qui luật nhất định, dùng để chiếu ngược trở lại những nơi phát sinh hiệu ứng phong thuỷ xấu, như: Cột điện, cây trước nhà….Hình loại gương này được mô tả như sau:

Posted Image

Chiêu thức này chính là sự ứng dụng hiệu ứng gương vỡ xui xẻo nói trên trong phong thuỷ. Chúng ta cũng nhận thấy rằng: Do cách sắp gương thì chúng sẽ có một bức xạ không đồng nhất từ các mặt gương. Những bức xạ không đồng nhất từ vật khí này sẽ tác động vào những vật thể gây nguy hiểm theo quan niệm phong thuỷ với một tương tác không đồng nhất có tính phá tán, chia cắt những hiệu ứng xấu đó. Điều này tương tự như mặt ao hồ gợn sóng và ánh sáng phản chiếu qua mặt hồ gợn sóng vào trong nhà. Lúc này, những chùm ánh sáng phản chiếu không đồng đều do tính gợn sóng cũng sẽ tạo ra một hiệu ứng bức xạ không đồng nhất gây chia cắt và phá tán sự ổn định trong nhà. Theo tôi đây chính là nguyên lý của “Huyết Ma đại sát”.

Từ nguyên lý này, chúng ta sẽ thấy rằng: Không chỉ gương vỡ mà ngay cả gương bị ố mờ, có vết gẫy nứt….đều có thể tạo ra những bức xạ không đồng nhất và gây ra những hiệu ứng xấu với môi trường.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ đề này làm khơi dậy trong cháu nhiều ham muốn học hỏi thêm về lĩnh vực rộng lớn này quá. (Trước nay cháu ngại nghiên cứu sâu vào phong thủy vì thấy nó quá mênh mang kiến thức, thiếu sự tỉnh táo và dẫn đường thì không biết mình sẽ trôi về đâu.)

Về vấn đề Hiệu ứng gương vỡ, cháu có chút thắc mắc là không dùng gương mà dùng kính màu, hay kính phản quang một mặt thì cũng có hiệu quả như dùng gương chứ ạ?

Hình dáng chiếc gương xếp cắt lớp cháu thấy cũng giống một số hình dáng của cửa chớp, cửa sổ, đó có phải cũng là ứng dụng của "Hiệu ứng gương vỡ" không? Trong việc dùng cửa như vậy để thay đổi hình ảnh không tốt chiếu vào nhà, dùng kính hay dùng gương tốt hơn? Trong trường hợp người thiết kế không biết về "Hiệu ứng gương vỡ", sử dụng thuần túy do thẩm mĩ (và cả do chắp ghép. bắt chước), khi không có hình ảnh xấu phản chiếu thì có gây hậu quả gì không ạ?

Share this post


Link to post
Share on other sites