songHan

Lý Thuyết Về Bản Chất Của Vũ Trụ

139 bài viết trong chủ đề này

Chào kaka

Bạn đừng nóng nảy, người đam mê khoa học ham tò mò hiểu biết khác với người làm khoa học lấy danh hay tiền hoặc viết để vụ lợi cái gì đó. Liêm trinh nghĩ lòng đam mê khoa học cực quý và những người đam mê khoa học như bọn liêm trinh nếu có điều kiện đi học chính quy thì cực hay nhưng vì hoàn cảnh không học được chính quy nên phải học mọi lúc mọi nơi. Chính sự phản biện chân thành của mọi người ở mọi cấp hiểu biết về khoa học có thể khiến bạn quasar sử lý lại lý thuyết của mình biết đâu lại được một cái gì đấy rất quý.

BW ủng hộ anh Liêm Trinh về quan điểm này. Ngoài ra BW cũng nhắn với Kaka là diễn đàn ban nick bạn do nick Kakalottum đã có những lời lẽ đi quá đà và vi phạm 2 điều trong nội quy I.1-2 và I.2-1.

Hi vọng bạn sẽ tiếp tục tham gia với cách nhìn nhận cởi mở hơn và ôn hòa hơn. Có thể bạn không sai nhưng với những cách mà bạn đã tham gia khiến cho nhiều người khó chấp nhận. Bạn có thể đăng ký nhiều nick để tiếp tục gửi những bài như thế nhưng với cách của bạn thì bạn vô tình tự loại bỏ mình ra khỏi cộng đồng.

Vài lời chân thành gửi đến bạn.

Thân!

BabyWolf.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rubi giơ tay muốn phát biểu!

Rubi thấy ý kiến của chú Liêm Trinh và anh BabyWolf là đúng và có sự phóng khoáng. Kaka cũng phóng khoáng nhưng quá đà thành phóng túng. Cái phóng khoáng ấy khiến Kaka vẫn bay lượn được trên diễn đàn, còn sự phóng túng cũng khiến Kaka dần dần thêm thù bớt bạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào quasar

Như vậy theo liêm trinh hiểu khi độ cứng vũ trụ thay đổi thì "hằng số c" thay đổi như vậy thì không thể gọi là hằng số được. Vào thời điểm tạo ra vật chất của vũ trụ "c" chắc khác với "c" bây giờ bởi vì rõ ràng chúng ta thấy ánh nắng mặt trời hiện nay không hề cuộn soắn thành vật chất.

Kính

chào bác liêm trinh,

daretolead là người theo chủ nghĩa duy vật biện chứng. là dân kỹ thuật nhưng không phải là nhà nghiên cứu nên chỉ xin sử dụng các kết quả khoa học để so sánh với các quan điểm duy vật biện chứng mà daretolead đã được học. cũng mong kk cho ý kiến về tình hình nghiên cứu hiện nay.

các thông tin trình bày daretolead lấy từ trang www.marxist.com

có thể nói rằng vũ trụ học hiện nay đang lâm vào khủng hoảng vì có quá nhiều thuyết giải thích nguồn gốc của vũ trụ. tuy nhiên, hiện nay người ta thường dùng mô hình chuẩn 'bigbang'. bigbang được xây dựng và củng cố dựa trên các quan sát và giả thiết về 'bức xạ phông viba và lạm phát', 'sự giãn nở và hiệu ứng dịch chuyển đỏ', 'vật chất tối',... tuy nhiên, bigbang không tương hợp với quan điểm duy vật và biện chứng về vũ trụ.

các quan sát mới chứng tỏ bigbang dựa trên một số dữ liệu không chính xác. ví dụ: theo bigbang thì bức xạ phông là bằng phẳng chứ không có những dao động ngẫu nhiên nhỏ, tuy nhiên các kết quả phân tích dữ liệu do wmap (Tàu không người lái dò tìm sóng vi ba đẳng hướng Wilkinson) chỉ ra rằng bức xạ này không bằng phẳng. Glen Starkman trình bày kết quả trước hội nghị Bồ Đào Nha chỉ ra rằng không chỉ những dao động khác với kết quả tiên đoán của thuyết Vụ nổ lớn mà chúng còn liên quan với hình học của hệ mặt trời. dĩ nhiên là sẽ xuất hiện các đề xuất kiến giải mới để giải thích về vấn đề không bằng phẳng này...

hoặc như những quan sát mới chỉ ra rằng vũ trụ không đang giãn nở, và dịch chuyển đỏ của ánh sáng hẳn phải là do một nguyên nhân khác, có lẽ trong tính chất của bản thân ánh sáng. Điều này cũng có nghĩa là vũ trụ mà chúng ta có thể thấy là không bị giới hạn trong không gian và thời gian - những thiên hà xa nhất chúng ta thấy ngày nay là 70 tỉ năm tuổi, nhiều hơn số tuổi giả định của Vụ nổ lớn, và chúng ta sẽ có thể thấy những thiên hà già và xa hơn nữa với thế hệ kính thiên văn tương lai."

ngay cả vật chất tối cũng không mang tính thuyết phục cao mặc dù nó góp phần củng cố cho bigbang khá tốt. vật chất tối mặt khác lại "tương tác một cách yếu ớt" với vật chất thông thường, giải thích một cách yếu ớt cho việc không ghi nhận được sự có mặt của nó trong bất kỳ một cuộc thí nghiệm nào.

daretolead hiện đồng ý với kết luận rằng:Vũ trụ không bao giờ có một khởi nguyên trong thời gian nhưng nó tiến hóa... Không có một bằng chứng nào cho thấy vũ trụ là hữu hạn trong không gian và thời gian.

Share this post


Link to post
Share on other sites

BW ủng hộ anh Liêm Trinh về quan điểm này. Ngoài ra BW cũng nhắn với Kaka là diễn đàn ban nick bạn do nick Kakalottum đã có những lời lẽ đi quá đà và vi phạm 2 điều trong nội quy I.1-2 và I.2-1.

Hi vọng bạn sẽ tiếp tục tham gia với cách nhìn nhận cởi mở hơn và ôn hòa hơn. Có thể bạn không sai nhưng với những cách mà bạn đã tham gia khiến cho nhiều người khó chấp nhận. Bạn có thể đăng ký nhiều nick để tiếp tục gửi những bài như thế nhưng với cách của bạn thì bạn vô tình tự loại bỏ mình ra khỏi cộng đồng.

Vài lời chân thành gửi đến bạn.

Thân!

BabyWolf.

Bác Liêm Trinh lớn tuổi hơn cả tôi. Anh chị em cần biết điều này để xưng hô đúng phép theo truyền thống văn hiến Việt..

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Liêm Trinh lớn tuổi hơn cả tôi. Anh chị em cần biết điều này để xưng hô đúng phép theo truyền thống văn hiến Việt..

BW trước đây ít tham gia. Xin bác Liêm Trinh thứ lỗi. :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

"Độ cứng của vũ trụ là nguyên nhân tồn tại của những hằng số cơ bản , trong đó dễ thấy nhất là hằng số c"

Cám ơn anh Liêmtrinh, ở đọan này lý thuyết chưa đề cập đến sự biến dịch của vũ trụ nên chưa đóng ngoặc kép được ( "hằng số" ), kể cả khi dùng từ vật chất ta cũng hiểu là tạm dùng theo quan niệm cũ.

Vào thời điểm tạo ra vật chất của vũ trụ "c" chắc khác với "c" bây giờ bởi vì rõ ràng chúng ta thấy ánh nắng mặt trời hiện nay không hề cuộn soắn thành vật chất.

Đây là một vấn đề rất quan trọng, tôi nhớ có một nhà khoa học đã đặt câu hỏi về sự đồng bộ của vũ trụ: tại sao các hạt vật chất trong vũ trụ lại giống nhau ở mọi lúc mọi nơi? và đúng như anh Liêm trinh nghĩ, ánh sáng chỉ có thể cuộn xoắn lại khi vận tốc của nó đủ nhỏ và lực cộng hưởng dao động đủ lớn .

Ở chu kỳ giảm độ cứng của vũ trụ, giới hạn rỗng có tác dụng như một cái sàng khiến cho các tia sáng trở nên đồng đều về độ lớn trong quá trình gia tăng độ rỗng của chúng, đây cũng là giai đoạn ánh sáng giảm vận tốc và gia tăng lực cộng hưởng dao động (do độ rỗng tăng), và như vậy, khi đủ điều kiện để cuộn xoắn lại, vũ trụ đã tạo ra được những neutron đồng đều nhau ở mọi nơi.

Chúng ta đang tồn tại ở chu kỳ gia tăng độ cứng của vũ trụ, vận tốc ánh sáng đã đủ lớn để không thể bị cuộn xoắn lại bởi lực cộng hưởng dao động, do đó ánh nắng mặt trời hiện nay không hề cuộn xoắn thành "vật chất".

Edited by quasar

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỗi năm khoảng cách giữa mặt trời và địa cầu tăng thêm 15 cm. Sự suy giảm động lượng của mặt trời có thể là nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Những người yêu thích thiên văn liên tục đo khoảng cách mặt trời và trái đất trong hàng nghìn năm qua. Vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, Aristarchus of Samos – nhà thiên văn đầu tiên đề cập tới thuyết nhật tâm – cho rằng khoảng cách giữa mặt trời và trái đất gấp 20 lần khoảng cách giữa trái đất và mặt trăng. Tính toán của ông không chính xác, bởi con số thực sự khi đó là 400.

Vào cuối thế kỷ 20, việc đo đạc khoảng cách trong vũ trụ trở nên thuận lợi và thống nhất hơn nhờ sự ra đời của đơn vị thiên văn. Nhờ kỹ thuật đo bằng sóng radar (phát sóng tới các thiên thể rồi thu nhận tín hiệu dội lại, sau đó tính ra quãng đường bằng cách lấy thời gian nhân với vận tốc sóng), người ta đã tính được khoảng cách giữa mặt trời và trái đất với độ chính xác đáng kể. Hiện tại khoảng cách đó là 149.597.870.696 km.

Con số chính xác ấy cho phép Gregoriy A. Krasinsky và Victor A. Brumberg – hai chuyên gia về động lực học người Nga – phát hiện ra rằng mặt trời và địa cầu ngày càng xa nhau. Mức độ tăng không lớn – chỉ 15 cm mỗi năm – nhưng vấn đề là cái gì đã gây nên hiện tượng đó ?

Một hướng giải thích là: Mặt trời đã mất lượng vật chất đáng kể do phản ứng nhiệt hạch và gió mặt trời, vì thế mà lực hấp dẫn của nó giảm. Nhiều nhà khoa học cho rằng quá trình giãn nở của vũ trụ, tác dụng của hố đen và sự thay đổi của hằng số hấp dẫn G mới là nguyên nhân. Tuy nhiên, chưa giả thuyết nào được chấp nhận rộng rãi.

Giờ đây 4 nhà khoa học của Đại học Hirosaki (Nhật Bản) khẳng định họ đã tìm ra câu trả lời. Trong một bài báo đăng trên tạp chí Astronomy & Astrophysics của châu Âu, họ cho rằng trái đất và mặt trời đẩy nhau do tương tác thủy triều của chúng.

Lực hấp dẫn từ mặt trăng gây nên hiện tượng thủy triều trên các đại dương của chúng ta. Nhờ một cơ chế nào đó mà mỗi năm quỹ đạo mặt trăng mở rộng thêm khoảng 4 cm, còn vận tốc xoay của quả đất giảm 0.000017 giây.

Nhóm chuyên gia Nhật Bản cho rằng lực hấp dẫn từ địa cầu, sao Hỏa, sao Kim và các hành tinh khác trong Thái Dương hệ cũng gây nên tác động tương tự trên mặt trời. Do mặt trời không có nước nên thủy triều không xảy ra. Thay vào đó các lớp vật chất của nó thoát ra ngoài vũ trụ. Theo tính toán của họ, do tác động của quả đất mà vận tốc xoay của mặt trời giảm 0.00003 giây mỗi năm. Như vậy, khoảng cách mặt trời – trái đất tăng dần do mặt trời đang mất dần động lượng góc.

Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=New...4#ixzz0Yof2Efdj

Theo tôi, trên quan điểm về sự biến dịch của vũ trụ , ở chu kỳ gia tăng độ cứng của vũ trụ như hiện nay, vận tốc của ánh sáng, của tia cấu tạo sẽ gia tăng và vận tốc thực của vạn vật cũng sẽ tăng tương ứng khiến cho khoảng cách từ trái đất đến mặt trời và từ mặt trăng đến trái đất ngày càng xa nhau.

Kính thiên văn Hubble mới quan sát thấy 6 thiên thể, chỉ nặng khoảng 80 lần trái đất, đi lang thang trong thiên hà, hoàn toàn thoát khỏi trường hấp dẫn của các sao mẹ. Đây có lẽ là những thiên thể nhỏ nhất thoát khỏi quỹ đạo đã từng quan sát được.

Theo các nhà thiên văn, 6 thiên thể mới quan sát thuộc chùm các ngôi sao nhỏ M22, cách trái đất 8.500 năm ánh sáng. Để kiểm chứng xác thực hơn, Kailash Sahu và các đồng nghiệp dự định sẽ quan sát trung tâm của chùm sao trong khoảng một tuần liền.

Minh Hy (theo CNN, 29/6)

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào quasar

Chúng ta đang tồn tại ở chu kỳ gia tăng độ cứng của vũ trụ, vận tốc ánh sáng đã đủ lớn để không thể bị cuộn xoắn lại bởi lực cộng hưởng dao động, do đó ánh nắng mặt trời hiện nay không hề cuộn xoắn thành "vật chất".

Theo lý thuyết của bạn toàn bộ vũ trụ cùng một độ cứng vậy tại sao lại có những ngôi sao bây giờ mới hình thành và có ngôi sao giờ đây đã lụi tàn.

Theo bạn thì hiện tai tất cả moi khoảng cách của vật chất đang xa ra vậy chu kỳ tăng giảm "độ cứng" là bao nhiêu để đủ giải thích được vào thời tiền sử động thực vật trên trái đất to lớn hơn bây giờ như các loài khủng long, các cây quyết,dương xỉ khổng lồ.......

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Theo lý thuyết của bạn toàn bộ vũ trụ cùng một độ cứng vậy tại sao lại có những ngôi sao bây giờ mới hình thành và có ngôi sao giờ đây đã lụi tàn.

Các sao neutron được hình thành ở cuối chu kỳ giảm độ cứng của vũ trụ có kích thước không như nhau, quá trình phân rã hạt nhân bắt đầu khi độ cứng của vũ trụ gia tăng, tuy nhiên những thiên thể càng lớn thì có tuổi thọ càng cao ( theo chu kỳ bán rã ).

Theo bạn thì hiện tai tất cả moi khoảng cách của vật chất đang xa ra vậy chu kỳ tăng giảm "độ cứng" là bao nhiêu để đủ giải thích được vào thời tiền sử động thực vật trên trái đất to lớn hơn bây giờ như các loài khủng long, các cây quyết,dương xỉ khổng lồ.......

Không phải là mọi khoảng cách của vật chất đang xa ra, mà chỉ có bán kính quỹ đạo của các hành tinh tăng lên.

So với chu kỳ tuần hoàn của vũ trụ (hàng chục tỷ năm) thì thời tiền sử đến giờ là một khoảnh khắc quá ngắn, tuy nhiên vẫn có một sự khác biệt so với bây giờ dù it ỏi :

1- giới hạn mật độ năng lượng của vũ trụ thấp hơn

2- độ rỗng của tia sáng (và cả tia cấu tạo) lớn hơn

3- năng lượng của ánh sáng mặt trời thấp hơn

...và một số những hệ quả khác.

Để có thể giải thích được kích thước của động thực vật thời tiền sử, chúng ta cần nghiên cứu rất sâu vào mối tương quan giữa trạng thái của vũ trụ với bản chất của sự sống.

Edited by quasar

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính

Theo lý thuyết của bạn toàn bộ vũ trụ cùng một độ cứng vậy tại sao lại có những ngôi sao bây giờ mới hình thành và có ngôi sao giờ đây đã lụi tàn.

Các sao neutron được hình thành ở cuối chu kỳ giảm độ cứng của vũ trụ có kích thước không như nhau, quá trình phân rã hạt nhân bắt đầu khi độ cứng của vũ trụ gia tăng, tuy nhiên những thiên thể càng lớn thì có tuổi thọ càng cao ( theo chu kỳ bán rã ).

Theo bạn thì hiện tai tất cả moi khoảng cách của vật chất đang xa ra vậy chu kỳ tăng giảm "độ cứng" là bao nhiêu để đủ giải thích được vào thời tiền sử động thực vật trên trái đất to lớn hơn bây giờ như các loài khủng long, các cây quyết,dương xỉ khổng lồ.......

Không phải là mọi khoảng cách của vật chất đang xa ra, mà chỉ có bán kính quỹ đạo của các hành tinh tăng lên.

So với chu kỳ tuần hoàn của vũ trụ (hàng chục tỷ năm) thì thời tiền sử đến giờ là một khoảnh khắc quá ngắn, tuy nhiên vẫn có một sự khác biệt so với bây giờ dù it ỏi :

1- giới hạn mật độ năng lượng của vũ trụ thấp hơn

2- độ rỗng của tia sáng (và cả tia cấu tạo) lớn hơn

3- năng lượng của ánh sáng mặt trời thấp hơn

...và một số những hệ quả khác.

Để có thể giải thích được kích thước của động thực vật thời tiền sử, chúng ta cần nghiên cứu rất sâu vào mối tương quan giữa trạng thái của vũ trụ với bản chất của sự sống.

Như vậy, trên quan điểm vũ trụ là một thực thể đồng nhất liên tục, thì mỗi tia sáng là một xung dao động ngang đồng trục tạo thành một chuỗi những hạt rỗng nhỏ dần trên trục dao động tương ứng với biên độ dao động giảm dần của xung

Khi quan điểm của bạn vũ trụ là một thực thể đồng nhất liên tục thì theo lý thuyết của bạn tại sao các sao neutron lại hình thành với kích thước khác nhau?

Một trong các phản ứng sự sống của cây xanh là quang hợp vậy có lẽ nào năng lượng của ánh sáng mặt trời thấp hơn thì các cây xanh lại thu được nhiều dinh dưỡng hơn để trở thành cây khổng lồ. Điều này không phù hợp với các quan sát hiện tại khi cùng một loại cây cùng tuổi những cây nhận ít ánh sáng hơn thì còi cọc hơn.

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi quan điểm của bạn vũ trụ là một thực thể đồng nhất liên tục thì theo lý thuyết của bạn tại sao các sao neutron lại hình thành với kích thước khác nhau?

Một trong các phản ứng sự sống của cây xanh là quang hợp vậy có lẽ nào năng lượng của ánh sáng mặt trời thấp hơn thì các cây xanh lại thu được nhiều dinh dưỡng hơn để trở thành cây khổng lồ. Điều này không phù hợp với các quan sát hiện tại khi cùng một loại cây cùng tuổi những cây nhận ít ánh sáng hơn thì còi cọc hơn.

Kính

Cám ơn anh Liêm Trinh, một vũ trụ đồng nhất liên tục không nhất thiết phải tạo ra những tia sáng có đầu và đuôi như nhau, những va chạm giống nhau, và những tương tác đối xứng nhau, những vụ nổ không nhất thiết phải tạo ra những mãnh vỡ giống nhau, và số phận của những mãnh vỡ lại càng không thể như nhau...do đó không tránh khỏi sự hình thành những thiên thể có kích thước khác nhau.

Có nhiều hệ quả với những tầng mức khác nhau từ một trạng thái của vũ trụ. Để xem xét sự tương ứng của quá trình sinh trưởng của động thực vật với điều kiện môi trường, chúng ta cần sử dụng những hệ quả ở mức tương cận nhất thì sự tương ứng mới thể hiện rõ ràng nhất, giống như ta không thể sử dụng một quái chỉ có ba hào để suy luận một hiện tượng mà phải sử dụng đến những quái có sáu hào.Do đó,không đơn thuần cho rằng với một năng lượng quang hợp thấp hơn thì buộc giống cây phải nhỏ hơn mà phải xem xét thêm nhiều yếu tố khác như tình trạng của đất, nước, khí hậu, khoáng chất...

Thân ái

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào quasar

Kính thưa quí vị quan tâm.

Anh Quasa là một thành viên mới của diễn đàn. Nhưng ngay bài đầu tiên anh đã đưa ra mộtt ý tưởng học thuật "Lý thuyết về bản chất của vũ trụ". Điều này phủ hợp với mục đích nghiên cứu học thuật của trang web Lý học Đông phương. Bởi vậy Ban Điều hành mở riêng một chuyên mục do anh Quasa phụ trách để thể hiện ý tưởng của mình. Lý thuyết của anh có thể đúng và có thể sai, có thể mâu thuẫn với nhận thức hiện đại về các tri kiến khoa học được công nhận. Nhưng thực tế lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại đã chứng tỏ rằng: Những lý thuyết khoa học mới không dễ dàng gì được chấp nhận, nhưng nó vẫn có thể đúng trong tương lại.

Chúng tôi trân trọng sự nhiết tình và khám phá vô vụ lợi của tác giả, cho dù giả thiết nó là một ý tưởng sai. Còn nếu nó đúng thì đây chính là sự cống hiến không hề được xác định bởi quyền lợi.

Tôi tin rằng tác giả cũng mong được sự phản biện học thuật của các chuuyên gia trên tinh thần khách quan khoa học và mang tình thân ái với tác giả.

Xin trân trọng cảm ơn sự công hiến của tác giả và quí vị quan tâm.

Thiên Sứ

---------------------------------------------------------------------------

LÝ THUYẾT VỀ BẢN CHẤT CỦA VŨ TRỤ

Đây chỉ là những suy nghĩ cá nhân, đưa lên diễn đàn này mong được các cao nhân chỉ giáo. Xin được tạm gọi đây là "Lý thuyết về bản chất của vũ trụ ":

(Bản thân lý thuyết thực ra chỉ là sự đảo ngược cái nhìn của chúng ta về vũ trụ. Chúng ta luôn cho rằng bản thân chúng ta và những gì chúng ta cảm nhận được (vật chất) là thực, còn bây giờ thì ngược lại, vật chất chỉ là những hạt rỗng, còn chân không mới thực sự là một hạt cơ bản, đồng nhất và vô cùng cứng rắn).

Vật chất được cấu tạo như thế nào?

Đó là một câu hỏi làm trăn trở nhân loại từ xưa đến nay. Và chúng ta luôn nghĩ rằng vũ trụ phải được cấu tạo từ những hạt cơ bản, nhưng có lẽ chúng ta cũng luôn đồng ý với Geoffrey Chew rằng :

“ Một hạt cơ bản đích thực – tức là không hề còn có cơ cấu nội tại nào cả __ thì không thể là đối tượng của một lực nào, lực đó cho phép chúng ta phát hiện sự hiện hữu của nó. Chỉ duy việc biết đến sự hiện hữu của một hạt là đã nói được rằng hạt đó phải có một cơ cấu nội tại.”

Nguyên văn:

“A truly elementary particle – completely devoid of internal structure – could not be subject to any forces that would allow us to detect its existence. The mere knowledge of a particle’s existence, that is to say, implies that the particle possesses internal structure!”(1)

Và nó phải là hoàn toàn đồng nhất, mỗi mảnh vỡ của nó phải là chính nó nguyên vẹn không khác, nó không phụ thuộc vào không gian và thời gian.

Với đặc tính đó, hạt cơ bản đã không thể tồn tại trong thế giới của chúng ta, dù là trong thế giới hạ nguyên tử.

Vậy tại sao chúng ta luôn cho rằng nó phải là một hạt có kích thước nhỏ nhất ?

Tại sao nó không thể là một hạt có kích thước vô hạn, bao hàm và quy định tất cả các quy luật vận hành của vũ trụ ?

Và chỉ có cái vô hạn mới hàm chứa đầy đủ đặc tính của một hạt cơ bản.

Như vậy, vũ trụ chính là một thực thể vô hạn và đồng nhất, với một năng lượng nội tại vốn có được thể hiện ở dạng những dao động, trong đó vật chất chỉ là những tập hợp của những dao động nội tại của thực thể đó.

Vào thời Newton người ta đã tính được độ cứng cần thiết của vũ trụ để ánh sáng có vận tốc c

Nếu không có thí nghiệm của Michelson và Moley và thuyết tương đối của Einstein thì người ta đã có thể biết được phương thức để những “hạt vật chất cứng rắn” có thể di chuyển trong một môi trường cứng như vậy, bởi thực ra không có vật thể thực sự nào di chuyển , tất cả chỉ là hình ảnh của những dao động.

(Bản thân tôi đã thực hiện thành công thí nghiệm đo quang sai của tia sáng gắn trên hệ quy chiếu quả đất - có nghĩa là tính được vận tốc thực của quả đất so với vận tốc ánh sáng - và xin được công bố sau).

Độ cứng của vũ trụ là nguyên nhân tồn tại của những hằng số cơ bản , trong đó dễ thấy nhất là hằng số c

Chúng ta biết rằng năng lượng của mỗi tia sáng ( mỗi photon ) luôn không thay đổi trong quá trình lan truyền trong không gian. Như vậy, trên quan điểm vũ trụ là một thực thể đồng nhất liên tục, thì mỗi tia sáng là một xung dao động ngang đồng trục tạo thành một chuỗi những hạt rỗng nhỏ dần trên trục dao động tương ứng với biên độ dao động giảm dần của xung

Posted Image

Với phương thức như vậy, ánh sáng đã bảo toàn được năng lượng của nó trong quá trình truyền sóng.

Độ rỗng ® của chuỗi hạt rỗng tỉ lệ thuận với năng lượng dao động và tỉ lệ nghịch với độ cứng (k) của vũ trụ

r = [ E/k ] (chỉ là công thức gợi ý, chưa hoàn chỉnh)

Giới hạn đàn hồi của vũ trụ đã tạo nên giới hạn lớn (U) của những hạt rỗng và giới hạn của mật độ năng lượng (J)

Ở tại cùng một độ cứng của vũ trụ , với các mức năng lượng khác nhau các tia sáng luôn có cùng một tần số dao động và chỉ khác nhau về độ rỗng và độ dài xung .

Đó là bản chất của ánh sáng , và như vậy giao thoa kế của Michelson và Moley đã không có hiệu quả trong thí nghiệm trước đây (1887).

Hiện tượng chuyển đỏ quang phổ trong quan sát thiên văn không phải do hiệu ứng Doppler mà nó chứng tỏ rằng độ cứng của vũ trụ hiện đang gia tăng

Nếu như vậy, vật chất trong quá khứ tồn tại ở giới hạn mật độ năng lượng thấp hơn và đó lại là một yếu tố nữa khiến cho ánh sáng của quá khứ càng chuyển đỏ hơn.

(do đó, khi sử dụng độ sáng đặc trưng để đo khoảng cách từ trái đất đến các thiên hà, khoảng cách này đã bị tăng lên do độ sáng không chỉ giảm theo khoảng cách mà còn giảm mạnh theo thời gian, chính điều này đã dẫn đến sai lệch trong tính toán khối lượng của vũ trụ, và vật chất tối đã thực sự không tồn tại ).

Điều gì sẽ xảy ra khi độ cứng của vũ trụ thay đổi ?

Trước hết ta hãy xem xét cấu trúc của những neutron, proton…cùng với bản chất của những lực vận hành vũ trụ.

Mỗi Photon là một xung dao động cơ bản của vũ trụ

Áp lực dao động của chúng có thể cộng hưởng và tương tác với nhau, trong một số trường hợp, phương truyền sóng của photon có thể bị bẻ cong bởi cộng hưởng áp lực dao động (ff)

Posted Image

Khi vận tốc photon đủ nhỏ và ff đủ lớn , các photon sẽ bị cuộn xoắn lại bởi ff nội tại và trở thành những cấu trúc vật chất (…), trong đó, mỗi photon trở thành một tia cấu tạo của cấu trúc đó, vận tốc của nó © trở thành vận tốc cấu tạo (Z) của cấu trúc .

Chu kỳ cấu tạo là đơn vị thời gian nội tại của cấu trúc.

Ở trạng thái chuyển động, chu kỳ cấu tạo dãn ra do tia cấu tạo phải thực hiện thêm chuyển động v . t’ = t / ( 1 – V2/Z 2)1/2

Vector v là vận tốc thực của vạn vật trong vũ trụ, và cũng là bản chất của hiện tượng quán tính và định luật bảo toàn động lượng.

Posted Image

Thí nghiệm nổi tiếng về quả lắc của Léon Foucault là một minh chứng cho lý thuyết này

Áp lực dao động cũng hình thành những nếp dao động theo từng cấu trúc, và tạo nên lực cộng hưởng nếp dao động giữa các cấu trúc, lực này tỉ lệ thuận với độ lồi lõm của những nếp dao động, do đó nó chỉ xuất hiện trong phạm vi bán kính rất nhỏ của cấu trúc. đó là lực liên kết hạt nhân trong nguyên tử

Posted Image

Giới hạn của mật độ năng lượng không cho phép lực liên kết hạt nhân ép chặt các cấu trúc quá mật độ cho phép . đó là bản chất của lực yếuỞ phạm vi bán kính càng lớn , độ lồi lõm của những nếp dao động càng bị nhoè đi và năng lượng dao động chỉ thể hiện được độ rỗng của tập hợp.

Cộng hưởng áp lực ở khoảng cách lớn đã tạo nên lực hấp dẫn

Posted Image

Làm thế nào để một photon có thể đủ dài với một độ rỗng đủ lớn và một vận tốc đủ nhỏ để ff nội tại có thể cuộn xoắn chúng lại thành những cấu trúc như hiện nay ? Điều này chỉ có thể xảy ra khi những photon biến dạng trong quá trình giảm độ cứng của vũ trụ

Bắt đầu ở một độ cứng cực đại, năng lượng nội tại của vũ trụ hình thành những photon rất nhỏ và ngắn(giới hạn U rất nhỏ) , nhưng với một năng lượng rất lớn (giới hạn mật độ năng lượng J rất cao)

Và khi độ cứng của vũ trụ giảm dần, độ rỗng của những photon tăng dần, nhưng do giới hạn mật độ J giảm nên năng lượng dư thừa làm tăng chiều dài của photon , vận tốc của chúng cũng giảm dần

Posted Image

Vũ trụ lúc bấy giờ tràn ngập những tia sáng rất dài với mức năng lượng lớn nhất, cho đến khi độ rỗng của những photon đủ lớn và một vận tốc đủ nhỏ, chúng sẽ bị cuộn xoắn lại bởi ff khi tương tác với nhau và trở thành những neutron, lực liên kết hạt nhân hình thành cùng với lực hấp dẫn tập hợp những neutron lại với nhau thành những sao neutron khổng lồ. Tuy nhiên những thiên thể càng lớn thì mật độ trong lòng chúng càng giảm bởi giới hạn mật độ năng lượng không cho phép chúng tồn tại ở mật độ quá đậm đặc.

Vũ trụ trở nên tối tăm bởi hầu hết ánh sáng đã bị ngưng đọng thành những cấu trúc vật chất

Khi độ cứng của vũ trụ tiếp tục giảm, độ rỗng của những tia cấu tạo tăng lên, làm gia tăng lực liên kết hạt nhân

Mật độ năng lượng giảm xuống, năng lượng dao động thừa ra khiến cho neutron phân hoá thành P và E, giảm mật độ sít chặt của những tập hợp xuống giới hạn tồn tại cho phép, lực điện từ hình thành cùng với những nguyên tố rất nặng

Năng lượng dao động tiếp tục thừa ra và bức xạ thành những sóng điện từ tràn ngập vũ trụ (hiện tượng Quasar) cho đến khi độ cứng của vũ trụ ngừng suy giảm.

Do đó, khi nhìn về quá khứ của vũ trụ, điều chúng ta thấy được xa nhất chỉ là hiện tượng Quasar (vào cuối chu trình giảm độ cứng của vũ trụ).

Và như một dao động tuần hoàn, vũ trụ sẽ tiếp tục biến dịch theo một chu trình ngược lại , độ cứng của vũ trụ sẽ tăng dần, vận tốc của những tia cấu tạo sẽ gia tăng , cùng với độ rỗng của nó sẽ giảm dần .

Giới hạn mật độ năng lượng gia tăng khiến cho độ rỗng của những tia cấu tạo ngày càng dưới mức giới hạn , do đó chúng có khả năng hấp thụ năng lượng để gia tăng độ rỗng đến giới hạn mới (đây có thể là nguyên nhân hụt khối của quả cân chuẩn tại Viện hàn lâm khoa học Pháp khi sự gia tăng khối lượng của nó chậm hơn những quả cân ở bên ngoài do điều kiện bảo quản).

Lực liên kết hạt nhân ngày càng nhỏ , những nguyên tố nặng phân rã dần, những thiên thể bùng nổ thành những sao sáng, những nguyên tố nhẹ hơn được hình thành

Trong một nhóm nguyên tố nặng , khi một nguyên tử phân rã hạt nhân, năng lượng bức xạ được các nguyên tử kế bên hấp thụ một phần , do đó làm gia tăng độ rỗng của những tia cấu tạo và lực liên kết hạt nhân của những nguyên tử này, giúp chúng vượt qua thời điểm phân rã và tồn tại thêm một thời gian nếu không bị bắn phá nhưng chúng sẽ tiếp tục phân rã khi lực liên kết hạt nhân yếu dần trong quá trình tăng độ cứng của vũ trụ . đó là nguyên nhân của chu kỳ bán rã của những nguyên tố phóng xạ .

Những tia sáng mới được tạo ra với mức năng lượng ngày càng lớn ( do được bức xạ từ những cấu trúc đã hấp thụ thêm năng lượng ), trong khi những tia sáng cũ lan truyền trong không gian với độ rỗng ngày càng giảm (chuyển đỏ) và ánh sáng của mặt trời sẽ mang đến trái đất ngày càng nhiều năng lượng hơn làm cho trái đất ngày càng nóng lên.

Tất cả các nguyên tố sẽ phân rã dần cho đến khi chỉ còn lại Hydro và những neutron

Vận tốc của ánh sáng và của những tia cấu tạo ngày càng tăng cùng với độ rỗng ngày càng giảm cho đến khi lực cộng hưởng dao động không đủ mạnh để giữ tia cấu tạo tồn tại trong cấu trúc, tất cả đều trở thành ánh sáng tràn ngập không gian, những tia sáng, đến lượt chúng cũng nhỏ dần với vận tốc cực lớn và dần dần biến mất, thời gian và không gian không còn nữa, vũ trụ trở thành một cõi tịch lặng vĩnh hằng.

Tuy nhiên với một nguồn năng lượng vô hạn đang tiềm ẩn, vũ trụ sẽ tiếp tục biến dịch với một chu trình ngược lại sau khi đã đạt đến một độ cứng tới hạn .và những tia sáng sẽ lại được hồi sinh trở lại

Xu hướng hấp thu và tích luỹ năng lượng của sự sống có nguồn gốc sâu xa trong xu hướng nội tại của cấu trúc vật chất trong chu trình gia tăng độ cứng của vũ trụ : các tia cấu tạo không ngừng hấp thu năng lượng để đạt mức giới hạn mật độ năng lượng đang liên tục gia tăng của vũ trụ .

Trên xu hướng đó những tập hợp phức tạp dần được hình thành và tạo nên sự sống như ngày nay trên trái đất.

Khi một dao động hình thành tại một điểm trong không gian cũng có nghĩa là nó đã hình thành tức thời trong suốt bề dày vô hạn của không gian theo chiều co dãn của dao động tại điểm đó.

Và do đó mỗi một vật thể, một bông hoa, một hạt bụi đều luôn luôn hàm chứa trong nó cái vô hạn của vũ trụ.

Mỗi cá thể luôn là một bộ phận của cá thể khác .

Tất cả chúng ta đều có chung một thân thể, đó là cái thực thể vô hạn bất sinh bất diệt đang biến dịch tuần hoàn vớí một nhịp điệu bất tận không có khởi đầu và kết thúc.

-------------

(1) G.F.Chew, Impasse for the elementary particle concept, the great ideas today (William Benton, Chicago,1974),99.

Theo liêm trinh hiểu một công trình mới với các tiên đề mới. các phương pháp mới......thì bao giờ cũng có các khái niệm mới các định nghĩa mới ra đời. công trình của quasar thiếu mất phần này nên phản biện có thể không chính sác do không hiểu đúng ý của bạn.

Như định nghĩa "một vũ trụ đồng nhất liên tục" của bạn là như thế nào?

Do đó,không đơn thuần cho rằng với một năng lượng quang hợp thấp hơn thì buộc giống cây phải nhỏ hơn mà phải xem xét thêm nhiều yếu tố khác như tình trạng của đất, nước, khí hậu, khoáng chất...

Để có hình hài một vật chất thì tất cả phải đồng bộ,dù trong các yếu tố có tốt hơn nhưng chỉ một yếu tố kém đi thì sự đồng bộ sẽ bị phá vỡ và vật chất có tồn tại khi yếu tố kém không được cải thiện thì chỉ ở trạng thái liên kết cân bằng theo các yếu tố kém, phần còn lại sẽ bị dư.Tương tự như phản ứng hóa học của hai chất khi chúng ta cho khối lượng hai chất vào không đúng tỷ lệ phản ứng thì sản phẩm sẽ tạo ra trên cơ sở khối lượng của chất ít và khối lượng của chất nhiều sẽ bị thừa và dư ra.

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Chào anh

Chào quasar

Theo liêm trinh hiểu một công trình mới với các tiên đề mới. các phương pháp mới......thì bao giờ cũng có các khái niệm mới các định nghĩa mới ra đời. công trình của quasar thiếu mất phần này nên phản biện có thể không chính sác do không hiểu đúng ý của bạn.

Như định nghĩa "một vũ trụ đồng nhất liên tục" của bạn là như thế nào?

Để có hình hài một vật chất thì tất cả phải đồng bộ,dù trong các yếu tố có tốt hơn nhưng chỉ một yếu tố kém đi thì sự đồng bộ sẽ bị phá vỡ và vật chất có tồn tại khi yếu tố kém không được cải thiện thì chỉ ở trạng thái liên kết cân bằng theo các yếu tố kém, phần còn lại sẽ bị dư.Tương tự như phản ứng hóa học của hai chất khi chúng ta cho khối lượng hai chất vào không đúng tỷ lệ phản ứng thì sản phẩm sẽ tạo ra trên cơ sở khối lượng của chất ít và khối lượng của chất nhiều sẽ bị thừa và dư ra.

Kính

Xin cảm ơn và ghi nhận sự đóng góp của anh.

Đúng là như vậy nếu như nó là một công trình mới, thế nhưng lý thuyết được hình thành không phải dựa trên những tiên đề mới mà chỉ là dựa vào những dữ kiện khách quan và một suy luận tất yếu. Bởi tất yếu nên nó không là mới, nếu lý thuyết là đúng thì những suy luận của nó quả thật là tất yếu, còn nếu lý thuyết là sai thì đó chỉ là những suy luận miễn cưỡng, và những điều mà lý thuyết cho là tất yếu như sau :

Chúng ta luôn nghĩ rằng vũ trụ phải được cấu tạo từ những hạt cơ bản, nhưng có lẽ chúng ta cũng luôn đồng ý với Geoffrey Chew rằng :

“ Một hạt cơ bản đích thực – tức là không hề còn có cơ cấu nội tại nào cả __ thì không thể là đối tượng của một lực nào, lực đó cho phép chúng ta phát hiện sự hiện hữu của nó. Chỉ duy việc biết đến sự hiện hữu của một hạt là đã nói được rằng hạt đó phải có một cơ cấu nội tại.”

Nguyên văn:

“A truly elementary particle – completely devoid of internal structure – could not be subject to any forces that would allow us to detect its existence. The mere knowledge of a particle’s existence, that is to say, implies that the particle possesses internal structure!”(1)

Và nó phải là hoàn toàn đồng nhất, mỗi mảnh vỡ của nó phải là chính nó nguyên vẹn không khác, nó không phụ thuộc vào không gian và thời gian.

Với đặc tính đó, hạt cơ bản đã không thể tồn tại trong thế giới của chúng ta, dù là trong thế giới hạ nguyên tử.

Vậy tại sao chúng ta luôn cho rằng nó phải là một hạt có kích thước nhỏ nhất ?

Tại sao nó không thể là một hạt có kích thước vô hạn, bao hàm và quy định tất cả các quy luật vận hành của vũ trụ ?

Và chỉ có cái vô hạn mới hàm chứa đầy đủ đặc tính của một hạt cơ bản.

Như vậy, vũ trụ chính là một thực thể vô hạn và đồng nhất, với một năng lượng nội tại vốn có được thể hiện ở dạng những dao động, trong đó vật chất chỉ là những tập hợp của những dao động nội tại của thực thể đó.

"Vô hạn và đồng nhất" là điều kiện cần và đủ để yếu tố cơ bản không bị quy định bởi một cấu trúc nội tại, bởi nếu còn một cấu trúc nội tại thì nó không còn là cơ bản nữa mà thay vào đó là cái gì đã tạo nên nó, và chỉ có "vô hạn và đồng nhất" thì nó mới thực sự là cái vốn có mà không cần phải được sinh ra từ một cái khác.

Thưa anh Liêm Trinh, cái yếu tố năng lượng quang hợp thấp hơn chưa hẳn là điều kiện xấu hơn so với sự thích nghi của động thực vật thời đó, giống như khi bị nắng quá thì chưa hẳn là tốt.Tuy nhiên sẽ là lạc đề nếu ta chỉ đi sâu vào cơ chế sinh học mà không rút ra được những yếu tố tương quan đặc thù giữa lý thuyết và thực tế.

Biết là vậy, nhưng lý thuyết đang ở giai đoạn khảo nghiệm ở mức độ cơ bản, và sau đó lý thuyết còn cần phải xây dựng thêm những hệ quả ở nhiều tầng mức khác nhau thì mới có thể đôi chiếu với thế giới tự nhiên ở mức cao được.

Kính anh.

Edited by quasar

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào quasar

Nếu bạn dùng định nghiã này

“ Một hạt cơ bản đích thực – tức là không hề còn có cơ cấu nội tại nào cả __ thì không thể là đối tượng của một lực nào, lực đó cho phép chúng ta phát hiện sự hiện hữu của nó. Chỉ duy việc biết đến sự hiện hữu của một hạt là đã nói được rằng hạt đó phải có một cơ cấu nội tại.”

Thì không thể có:

Tại sao nó không thể là một hạt có kích thước vô hạn,bao hàm và quy định tất cả các quy luật vận hành của vũ trụ ?

Vì bản thân vũ trụ vẫn có cơ cấu nội tại như chúng ta cảm giác thấy và bản thân mỗi chúng ta cũng là một cơ cấu nội tại của vũ trụ và như bạn nói "bao hàm và quy định tất cả các quy luật vận hành của vũ trụ ?"

Bạn kết luận:

Như vậy, vũ trụ chính là một thực thể vô hạn và đồng nhất, với một năng lượng nội tại vốn có được thể hiện ở dạng những dao động, trong đó vật chất chỉ là những tập hợp của những dao động nội tại của thực thể đó.

Và định nghĩa:

"Vô hạn và đồng nhất" là điều kiện cần và đủ để yếu tố cơ bản không bị quy định bởi một cấu trúc nội tại, bởi nếu còn một cấu trúc nội tại thì nó không còn là cơ bản nữa mà thay vào đó là cái gì đã tạo nên nó, và chỉ có "vô hạn và đồng nhất" thì nó mới thực sự là cái vốn có mà không cần phải được sinh ra từ một cái khác.

Kết luận của bạn có phù hợp với các quan sát về vũ trụ co dãn hiện tại không?

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh

Vì bản thân vũ trụ vẫn có cơ cấu nội tại như chúng ta cảm giác thấy và bản thân mỗi chúng ta cũng là một cơ cấu nội tại của vũ trụ và như bạn nói "bao hàm và quy định tất cả các quy luật vận hành của vũ trụ ?"

Kết luận của bạn có phù hợp với các quan sát về vũ trụ co dãn hiện tại không?

Kính

Có phải ý anh là : vũ trụ phải có cấu trúc nội tại, và những hạt cơ bản hình thành nên những cơ cấu đó không thể có kích thước vô hạn mà phải nằm ngay bên trong những cấu trúc đó ?

Nhưng đã là hạt cơ bản thì giữa chúng không thể tồn tại những biểu hiện tương tác với nhau, vậy thì làm sao chúng có thể cấu thành nên những cấu trúc được.

Do đó suy ra rằng : hạt cơ bản không thể tồn tại trong thể giới của chúng ta.

Vậy thì cái gì đã tạo nên cấu trúc nội tại của những sự vật trong vũ trụ ?

Do đó tôi cho rằng thế giới của chúng ta chỉ là một thế giới hiện tượng với một bản chất không thật, không có cấu trúc nội tại. Tất cả chỉ là phản ánh của một sự thật khác, một sự thật có thể bao hàm và quy định tất cả các quy luật vận hành của mọi hiện tượng. Một sự thật với đúng nghĩa là một hạt cơ bản.

Như vậy, vũ trụ chính là một thực thể vô hạn và đồng nhất, với một năng lượng nội tại vốn có được thể hiện ở dạng những dao động, trong đó vật chất chỉ là những tập hợp của những dao động nội tại của thực thể đó.

Hiện tượng chuyển đỏ của các thiên hà được giải thích bằng hiệu ứng Doppler và do đó dãn đến kết luận là vũ trụ đang nở ra. Nhưng hiện tượng chuyển đỏ đã được giải thích một cách hợp lý bằng lý thuyết này và vũ trụ thực sự không hề co dãn.

Kính anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào quasar

Có phải ý anh là : vũ trụ phải có cấu trúc nội tại, và những hạt cơ bản hình thành nên những cơ cấu đó không thể có kích thước vô hạn mà phải nằm ngay bên trong những cấu trúc đó ?

Đoạn này là của khoa học hiện đại và chúng ta không thảo luận vì chúng ta đang thảo luận lý thuyết của quasar mà. Nhưng theo liêm trinh lý thuyết của bạn cần phải giải thích hợp lý được các vấn đề khoa học hiện đại đã thực nghiệm.

Nhưng đã là hạt cơ bản thì giữa chúng không thể tồn tại những biểu hiện tương tác với nhau, vậy thì làm sao chúng có thể cấu thành nên những cấu trúc được.

Do đó suy ra rằng : hạt cơ bản không thể tồn tại trong thể giới của chúng ta.

Liêm trinh không phải là nhà vật lý hạt nhưng theo vật lý hạt hiện đại thì là hạt cơ bản phải có tương tác và nếu hạt cơ bản không có tương tác thì vũ trụ chỉ là một mớ hỗn loạn của cái gọi là hạt cơ bản theo định nghĩa trên và dĩ nhiên không có cả chúng ta và định nghĩa trên nên cần xem xét lại. Giữa khoa học hiện đại và lý thuyết của bạn có lẽ khác nhau về định nghĩa hạt cơ bản. Bạn nên có một định nghĩa rõ ràng về hạt cơ bản.

Do đó tôi cho rằng thế giới của chúng ta chỉ là một thế giới hiện tượng với một bản chất không thật, không có cấu trúc nội tại. Tất cả chỉ là phản ánh của một sự thật khác, một sự thật có thể bao hàm và quy định tất cả các quy luật vận hành của mọi hiện tượng. Một sự thật với đúng nghĩa là một hạt cơ bản.

Vũ trụ của chúng ta là một vũ trụ vật chất được cảm giác của chúng ta chép lại chụp lại và chúng ta nhận thấy trong cảm giác. Vũ trụ của chúng ta có cấu trúc nội tại đó là một thực tại khác quan. Hiểu biết vi mô bản chất về vật chất trong vũ trụ của chúng ta tùy theo khả năng của mỗi con người và mỗi nền khoa học của từng quốc gia. Bản thân mỗi chúng ta cũng là một hiện tượng biểu hiện bản chất của chúng ta. Các quy luật vận hành chỉ nằm ở trong bản chất của vật chất để có hiện tượng biểu hiện ra ngoài.

Hiện tượng chuyển đỏ của các thiên hà được giải thích bằng hiệu ứng Doppler và do đó dãn đến kết luận là vũ trụ đang nở ra. Nhưng hiện tượng chuyển đỏ đã được giải thích một cách hợp lý bằng lý thuyết này và vũ trụ thực sự không hề co dãn.

Liêm trinh nhớ không nhầm đã đọc ở đâu đó Anhxtanh sau khi sáng tạo ra thuyết tương đối đã từng sin lỗi Niutơn và kết luận trên của bạn nếu được thực nghiệm chứng minh thì bạn có thể sửa đổi được cả thuyết tương đối của Anhxtanh và nếu đúng thì vũ trụ sẽ nằm ở kịch bản vũ trụ tĩnh của khoa học hiện đại.

Kính bạn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh

Liêm trinh không phải là nhà vật lý hạt nhưng theo vật lý hạt hiện đại thì là hạt cơ bản phải có tương tác và nếu hạt cơ bản không có tương tác thì vũ trụ chỉ là một mớ hỗn loạn của cái gọi là hạt cơ bản theo định nghĩa trên và dĩ nhiên không có cả chúng ta và định nghĩa trên nên cần xem xét lại. Giữa khoa học hiện đại và lý thuyết của bạn có lẽ khác nhau về định nghĩa hạt cơ bản. Bạn nên có một định nghĩa rõ ràng về hạt cơ bản.

Vũ trụ của chúng ta là một vũ trụ vật chất được cảm giác của chúng ta chép lại chụp lại và chúng ta nhận thấy trong cảm giác. Vũ trụ của chúng ta có cấu trúc nội tại đó là một thực tại khác quan. Hiểu biết vi mô bản chất về vật chất trong vũ trụ của chúng ta tùy theo khả năng của mỗi con người và mỗi nền khoa học của từng quốc gia. Bản thân mỗi chúng ta cũng là một hiện tượng biểu hiện bản chất của chúng ta. Các quy luật vận hành chỉ nằm ở trong bản chất của vật chất để có hiện tượng biểu hiện ra ngoài.

Liêm trinh nhớ không nhầm đã đọc ở đâu đó Anhxtanh sau khi sáng tạo ra thuyết tương đối đã từng sin lỗi Niutơn và kết luận trên của bạn nếu được thực nghiệm chứng minh thì bạn có thể sửa đổi được cả thuyết tương đối của Anhxtanh và nếu đúng thì vũ trụ sẽ nằm ở kịch bản vũ trụ tĩnh của khoa học hiện đại.

Kính bạn

“ Một hạt cơ bản đích thực – tức là không hề còn có cơ cấu nội tại nào cả __ thì không thể là đối tượng của một lực nào, lực đó cho phép chúng ta phát hiện sự hiện hữu của nó. Chỉ duy việc biết đến sự hiện hữu của một hạt là đã nói được rằng hạt đó phải có một cơ cấu nội tại.”

Định nghĩa trên là của một giáo sư tiến sĩ vật lý có uy tín người Mỹ -Geoffrey Chew, một định nghĩa đã được khoa học công nhận bởi nó là một suy luận tất yếu.

Một đối tượng được cảm giác của chúng ta cảm nhận là "như vậy" thì cũng chưa hẳn đối tượng đó thực sự là "như vậy" bởi đó chỉ là cảm nhận chủ quan của ta, giống như một hòn đá được ta cảm nhận là to và cứng nhưng thật sự thì nó rất loãng và kích thước thật sự của tất cả hạt nhân nguyên tử và điện tử cộng lại cũng chỉ nhỏ hơn một hạt bụi, hoặc như đối với hai cực cùng tên của hai nam châm thì cái khoảng không giữa chúng lại rất đặm đặc khi chúng xích lại gần nhau, hoặc như khi trong giấc mơ ta cứ tưởng mọi thứ là thật.

Các quy luật vận hành tất nhiên là chỉ nằm trong bản chất của vật chất nếu như đó thật sự là vật chất, cho nên cái vật chất thực sự mới phải là một thực thể vô hạn và đồng nhất, còn thế giới của chúng ta chỉ là biểu hiện cho trạng thái của thực thể đó.

Mô hình vũ trụ của lý thuyết này là một mô hình biến dịch tuần hoàn, trong đó độ cứng của vũ trụ tăng và giảm theo chu kỳ.

Kính anh

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào quasar

Liêm trinh với bạn có duyên thiên lý riệu cứ hôm nào liêm trinh riệu say là y như thấy bạn viết. Ấy lý học phương đông có nhiều cái lạ lùng :lol: . Sự lạ lùng này không thoát ra khỏi mối liên hệ phổ biến của triết học hiện đại tiên phong.

“ Một hạt cơ bản đích thực – tức là không hề còn có cơ cấu nội tại nào cả __ thì không thể là đối tượng của một lực nào, lực đó cho phép chúng ta phát hiện sự hiện hữu của nó. Chỉ duy việc biết đến sự hiện hữu của một hạt là đã nói được rằng hạt đó phải có một cơ cấu nội tại.”

Định nghĩa trên là của một giáo sư tiến sĩ vật lý có uy tín người Mỹ -Geoffrey Chew, một định nghĩa đã được khoa học công nhận bởi nó là một suy luận tất yếu.

Trong khoa học không có sự bảo đảm bằng uy tín, suy luận tất yếu đó nếu ứng dụng trong lĩnh vực hạt cơ bản sẽ dẫn đến điều như liêm trinh đã nói trên.

Một đối tượng được cảm giác của chúng ta cảm nhận là "như vậy" thì cũng chưa hẳn đối tượng đó thực sự là "như vậy" bởi đó chỉ là cảm nhận chủ quan của ta, giống như một hòn đá được ta cảm nhận là to và cứng nhưng thật sự thì nó rất loãng và kích thước thật sự của tất cả hạt nhân nguyên tử và điện tử cộng lại cũng chỉ nhỏ hơn một hạt bụi, hoặc như đối với hai cực cùng tên của hai nam châm thì cái khoảng không giữa chúng lại rất đặm đặc khi chúng xích lại gần nhau, hoặc như khi trong giấc mơ ta cứ tưởng mọi thứ là thật.

Bạn lưu ý chúng ta là con người có tư duy và ít nhất chúng ta ở đây cũng đã đi học trong truờng lớp 12 năm trở lên. Chúng ta đang nghiên cứu khoa học phục vụ con người nên tất cả đều phải phát từ cảm giác của con người, còn lại mọi công trình khoa học rất khoát phải thông qua tư duy của của bộ não không có một tri thức nào rơi bộp một nhát từ không trung xuống.

Các quy luật vận hành tất nhiên là chỉ nằm trong bản chất của vật chất nếu như đó thật sự là vật chất, cho nên cái vật chất thực sự mới phải là một thực thể vô hạn và đồng nhất, còn thế giới của chúng ta chỉ là biểu hiện cho trạng thái của thực thể đó.

Chúng ta đang nghiên cứu khoa học vật chất của con người nên tất cả những cái được cảm giác của chúng ta chiếu chụp lại đều thực sự là vật chất. Theo định nghĩa vật chất của bạn"cho nên cái vật chất thực sự mới phải là một thực thể vô hạn và đồng nhất" thì chúng ta đang thảo luận xem có đúng hay không.

Mô hình vũ trụ của lý thuyết này là một mô hình biến dịch tuần hoàn, trong đó độ cứng của vũ trụ tăng và giảm theo chu kỳ.

Liêm trinh góp ý bạn nên giải quyết theo hướng cái hạt khổng lồ của bạn có cơ cấu nội tại. Do có cơ cấu nội tại hoạt động nên cái hạt khổng lồ ấy lúc dãn ra lúc co lại và bạn viết thêm lịch sử khám phá vũ trụ của loài người mới có mấy trăm năm kể từ khi phát minh ra kính thiên văn nên những cái thực nghiệm quan sát được chỉ là nhất thời chứ không phản ánh toàn bộ vũ trụ. Bạn cứ yên trí với lý thuyết loại này đó ông nào phản biện được,tất nhiên bạn phải giải quyết thêm các vấn đề của động lực học vũ trụ sao cho hợp lý.

Kính bạn

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh

Trong khoa học không có sự bảo đảm bằng uy tín, suy luận tất yếu đó nếu ứng dụng trong lĩnh vực hạt cơ bản sẽ dẫn đến điều như liêm trinh đã nói trên.

Do đó điều như anh nói ở trên đã không thể xảy ra bởi vũ trụ chỉ là một hạt duy nhất

Chúng ta đang nghiên cứu khoa học vật chất của con người nên tất cả những cái được cảm giác của chúng ta chiếu chụp lại đều thực sự là vật chất. Theo định nghĩa vật chất của bạn"cho nên cái vật chất thực sự mới phải là một thực thể vô hạn và đồng nhất" thì chúng ta đang thảo luận xem có đúng hay không.

Chúng ta đang nghiên cứu vũ trụ trong đó có khái niệm "vật chất", khái niệm này có thể được làm sáng tỏ và có thể được hiểu theo một cách khác cho đúng hơn, điều đó vẫn hợp lý trong thảo luận.

Liêm trinh góp ý bạn nên giải quyết theo hướng cái hạt khổng lồ của bạn có cơ cấu nội tại. Do có cơ cấu nội tại hoạt động nên cái hạt khổng lồ ấy lúc dãn ra lúc co lại và bạn viết thêm lịch sử khám phá vũ trụ của loài người mới có mấy trăm năm kể từ khi phát minh ra kính thiên văn nên những cái thực nghiệm quan sát được chỉ là nhất thời chứ không phản ánh toàn bộ vũ trụ. Bạn cứ yên trí với lý thuyết loại này đó ông nào phản biện được,tất nhiên bạn phải giải quyết thêm các vấn đề của động lực học vũ trụ sao cho hợp lý.

Không thể có cơ cấu nội tại được anh Liêm Trinh à, chừng nào còn tồn tại một cơ cấu nội tại thì chừng đó chân lý vẫn chưa được khám phá bởi cái mà nhân loại đang tìm kiếm không phải là những định luật mà là bản chất của những định luật, không phải là cấu trúc cuối cùng mà là bản chất của cấu trúc đó, nếu cái được gọi là cuối cùng mà vẫn còn cấu trúc thì chúng ta vẫn phải tìm kiếm nữa.

Kính bạn

Kính anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giả thuyết mới về nguồn gốc mặt trăng

Mặt trăng hình thành sau một vụ nổ hạt nhân trên trái đất, hai nhà khoa học quốc tế khẳng định.

Nguồn gốc của mặt trăng và nguyên nhân khiến nó bay xung quanh trái đất là một trong những bí ẩn lớn nhất đối với giới khoa học trong nhiều thế kỷ. Giả thuyết được nhiều người chấp nhận nhất là: Khi hệ Mặt Trời ra đời, một thiên thể đã va chạm với địa cầu và khiến một lượng đất, đá văng ra. Khối vật chất ấy xoay quanh trái đất và trở thành mặt trăng.

Tuy nhiên, có hai nhà khoa học không nghĩ thế. Theo Daily Mail, đó là Rob de Meijer - một chuyên gia của Đại học Western Cape, Nam Phi - và Wim van Westrenen thuộc Đại học Tự do, Hà Lan. Họ cho rằng thiên thể lao trúng địa cầu không phải sự kiện khiến mặt trăng tách khỏi trái đất. Thay vào đó một vụ nổ hạt nhân trên trái đất mới là nguyên nhân chính.

Meijer và van Westrenen đưa ra lập luận trên dựa theo thuyết "sinh sản phân đôi" từng được khởi xướng từ thế kỷ 19. Theo thuyết này, trái đất và mặt trăng cùng được tạo ra bởi nham thạch nóng chảy trong vũ trụ. Sau đó một phần trái đất tách ra và trở thành mặt trăng.

Nhưng các nhà khoa học ủng hộ thuyết "sinh sản phân đôi" không thể giải thích tại sao một phần trái đất có thể tách ra.

Trong nghiên cứu mới đây, Meijer và van Westrenen cho rằng, nếu mặt trăng tách ra khỏi trái đất bởi một vụ va chạm với thiên thể thì chắc chắn nó phải chứa những vật chất từ trái đất và từ thiên thể kia.

Tuy nhiên, các mẫu đất đá trên mặt trăng cho thấy cấu tạo hóa học của "chị Hằng" gần giống địa cầu. Điều này có nghĩa là mặt trăng không được tạo ra bởi sự va chạm giữa trái đất và một thiên thể.

Theo hai nhà nghiên cứu, một cách giải thích hợp lý nhất là: Mặt trăng tách khỏi trái đất nhờ năng lượng bên trong. Họ tin rằng lực đẩy mặt trăng được tạo nên bởi một vụ nổ hạt nhân khủng khiếp. Vụ nổ này là kết quả của quá trình phân rã hạt nhân cực mạnh ở giữa vỏ và lõi của hành tinh xanh.

Clay Dillow, một chuyên gia của tạp chí Popular Science, ủng hộ quan điểm trên.

"Chúng ta chưa thể kiểm chứng giả thuyết của Meijer và van Westrenen, nhưng chúng ta đều biết rằng hiện tượng phân rã hạt nhân thực sự diễn ra trong lòng đất. Chúng để lại uranium mà con người đang khai thác", Dillow nói.

Theo DailyMail/VNE

---------------------------------------------------

Bí mật xung quanh chuẩn tinh chứa sắt

Các nhà nghiên cứu Đức mới phát hiện một chuẩn tinh chứa lượng sắt cực lớn. Thiên thể này xuất hiện khoảng 1,5 tỷ năm sau Big Bang, tức là từ thời vũ trụ còn rất non nớt. Phát hiện này mâu thuẫn với quan điểm lâu nay cho rằng, sắt và các kim loại nặng chỉ xuất hiện sau khi vũ trụ đã "cứng cáp".

Vì ở rất xa, chuẩn tinh đồng thời cũng là sứ giả của vũ trụ sơ khai. Ánh sáng mà Hasinger thu được đã rời khỏi chuẩn tinh APM 08279+5255 từ cách nay 13,5 tỷ năm, tức là sau Big Bang 1,5 tỷ năm. (Hệ mặt trời của chúng ta mới ra đời cách nay khoảng 4,5 tỷ năm).

Theo lý thuyết được đa số mọi người chấp nhận thì các nguyên tố nặng như sắt, chì, vàng... chỉ xuất hiện sau các vụ nổ siêu tân tinh, và quá trình này kéo dài nhiều tỷ năm. Vì vậy, việc phát hiện sắt ở một chuẩn tinh 1,5 tỷ năm sau Big Bang là điều rất khó hiểu. Theo Hasinger, chỉ có hai cách giải thích cho phát hiện này: hoặc là các nguyên tố hóa học nặng như sắt phải được hình thành theo một cách nào đó mà người ta chưa biết, hoặc là vũ trụ thực ra phải già hơn nhiều chứ không phải 15 tỷ năm như ta tưởng

Minh Hy (theo SPIEGEL - 6/6/2002)

--------------------------------------

Ngôi sao đầu tiên xuất hiện rất sớm

Kính thiên văn Hubble mới chụp được ánh sáng của những ngôi sao cách đây trên 10 tỷ năm. Phân tích những bức ảnh này, các nhà khoa học Mỹ đưa ra kết luận, ngôi sao đầu tiên có lẽ đã hình thành chỉ sau Big Bang khoảng 100 triệu năm - sớm hơn mọi phỏng đoán trước đó

Lý thuyết cũ cho rằng, ngôi sao đầu tiên xuất hiện khoảng 1 tỷ năm sau Big Bang, và số lượng các ngôi sao được sinh ra cứ tăng dần sau đó, rồi đạt mức cực đại vào thời điểm khoảng 8 -10 tỷ năm

Tuy nhiên, theo các quan sát mới đây, thì càng gần Big Bang, số lượng ngôi sao sinh ra càng nhiều, và giảm dần cho đến ngày nay

Theo mô hình của Lanzetta, Big Bang xuất hiện cách đây khoảng 14 tỷ năm. Thế hệ sao đầu tiên hình thành khoảng 100 triệu năm sau đó, và sau 1 tỷ năm, thiên hà đầu tiên đã xuất hiện

Nhóm khoa học của Ken Lanzetta, Đại học Quốc gia New York ở Stony Brook (Mỹ) đã chụp được ánh sáng của các ngôi sao hình thành sau Big Bang khoảng 4-5 tỷ năm. Nghiên cứu các bức ảnh này, Lanzetta thấy rằng, càng sát gần Big Bang, càng có nhiều vệt sáng xanh - trắng trong các bức ảnh. Những vệt sáng này chính là dấu vết của những ngôi sao mới. Điều đó cho thấy, càng gần Big Bang, số lượng sao sinh ra càng nhiều

Theo mô hình của Lanzetta, Big Bang xuất hiện cách đây khoảng 14 tỷ năm. Thế hệ sao đầu tiên hình thành khoảng 100 triệu năm sau đó, và sau 1 tỷ năm, thiên hà đầu tiên đã xuất hiện.

Posted Image

Theo mô hình mới, càng gần Big Bang, các ngôi sao xuất hiện càng nhiều

Minh Hy (theo CNN 9/1/2002)

-----------------------------------------------------------------

Những phát hiện trên của khoa học là rất phù hợp với lý thuyết này về quá trình hình thành các thiên hà (với bản chất là phản ứng phân hạch)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Giả thuyết mới về nguồn gốc mặt trăng

Mặt trăng hình thành sau một vụ nổ hạt nhân trên trái đất, hai nhà khoa học quốc tế khẳng định.

Nguồn gốc của mặt trăng và nguyên nhân khiến nó bay xung quanh trái đất là một trong những bí ẩn lớn nhất đối với giới khoa học trong nhiều thế kỷ. Giả thuyết được nhiều người chấp nhận nhất là: Khi hệ Mặt Trời ra đời, một thiên thể đã va chạm với địa cầu và khiến một lượng đất, đá văng ra. Khối vật chất ấy xoay quanh trái đất và trở thành mặt trăng.

Tuy nhiên, có hai nhà khoa học không nghĩ thế. Theo Daily Mail, đó là Rob de Meijer - một chuyên gia của Đại học Western Cape, Nam Phi - và Wim van Westrenen thuộc Đại học Tự do, Hà Lan. Họ cho rằng thiên thể lao trúng địa cầu không phải sự kiện khiến mặt trăng tách khỏi trái đất. Thay vào đó một vụ nổ hạt nhân trên trái đất mới là nguyên nhân chính.

Meijer và van Westrenen đưa ra lập luận trên dựa theo thuyết "sinh sản phân đôi" từng được khởi xướng từ thế kỷ 19. Theo thuyết này, trái đất và mặt trăng cùng được tạo ra bởi nham thạch nóng chảy trong vũ trụ. Sau đó một phần trái đất tách ra và trở thành mặt trăng.

Nhưng các nhà khoa học ủng hộ thuyết "sinh sản phân đôi" không thể giải thích tại sao một phần trái đất có thể tách ra.

Trong nghiên cứu mới đây, Meijer và van Westrenen cho rằng, nếu mặt trăng tách ra khỏi trái đất bởi một vụ va chạm với thiên thể thì chắc chắn nó phải chứa những vật chất từ trái đất và từ thiên thể kia.

Tuy nhiên, các mẫu đất đá trên mặt trăng cho thấy cấu tạo hóa học của "chị Hằng" gần giống địa cầu. Điều này có nghĩa là mặt trăng không được tạo ra bởi sự va chạm giữa trái đất và một thiên thể.

Theo hai nhà nghiên cứu, một cách giải thích hợp lý nhất là: Mặt trăng tách khỏi trái đất nhờ năng lượng bên trong. Họ tin rằng lực đẩy mặt trăng được tạo nên bởi một vụ nổ hạt nhân khủng khiếp. Vụ nổ này là kết quả của quá trình phân rã hạt nhân cực mạnh ở giữa vỏ và lõi của hành tinh xanh.

Clay Dillow, một chuyên gia của tạp chí Popular Science, ủng hộ quan điểm trên.

"Chúng ta chưa thể kiểm chứng giả thuyết của Meijer và van Westrenen, nhưng chúng ta đều biết rằng hiện tượng phân rã hạt nhân thực sự diễn ra trong lòng đất. Chúng để lại uranium mà con người đang khai thác", Dillow nói.

Theo DailyMail/VNE

---------------------------------------------------

Kính bác Quasar !

Rất cám ơn bác về giả thuyết này. Nhưng tôi vẫn còn một vài băn khoăn :

Tuy nhiên, các mẫu đất đá trên mặt trăng cho thấy cấu tạo hóa học của "chị Hằng" gần giống địa cầu. Điều này có nghĩa là mặt trăng không được tạo ra bởi sự va chạm giữa trái đất và một thiên thể.

Theo hai nhà nghiên cứu, một cách giải thích hợp lý nhất là: Mặt trăng tách khỏi trái đất nhờ năng lượng bên trong. Họ tin rằng lực đẩy mặt trăng được tạo nên bởi một vụ nổ hạt nhân khủng khiếp. Vụ nổ này là kết quả của quá trình phân rã hạt nhân cực mạnh ở giữa vỏ và lõi của hành tinh xanh.

Như vậy 2 nhà khoa học trên vẫn đồng ý quan điểm rằng Mặt Trăng vốn tách ra từ Trái Đất, do cả 2 có thành phần hóa học địa chất như nhau, bởi một vụ nổ hạt nhân lớn trong quá khứ.

Nhưng với thuyết này sẽ có rất nhiều vấn đề được đặt ra :

- Mặt Trăng chính là sự hội tụ của các khối vật chất xoay quanh quỹ đạo Trái Đất kết tinh lại. Điều này vô lý vì như vậy Trái Đất của chúng ta không chỉ có 1 Mặt Trăng mà có rất nhiều Mặt Trăng với nhiều quỹ đạo khác nhau.

- Còn nếu cho rằng vụ nổ hạt nhân này chỉ tách ra một khối là Mặt Trăng hiện nay thì với khối lượng cỡ Mặt Trăng như vậy không thể nào bị từ trường Trái Đất hút lại và "bắt làm tù binh' như vậy được.

- Tại sao Mặt Trăng gần như không có phần lõi, hoặc nói cách khác, phần lõi của Mặt Trăng là rỗng ? Bởi lớp từ trường trên bề mặt Mặt Trăng là rất ít nếu không muốn nói là không đáng kể, điều này được chính các nhà khoa học, thiên văn học hiện đại, đã chứng minh.

....................

Edited by Trần Phương

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào bác Trần Phương

Kính bác Quasar !

Rất cám ơn bác về giả thuyết này. Nhưng tôi vẫn còn một vài băn khoăn :

Tuy nhiên, các mẫu đất đá trên mặt trăng cho thấy cấu tạo hóa học của "chị Hằng" gần giống địa cầu. Điều này có nghĩa là mặt trăng không được tạo ra bởi sự va chạm giữa trái đất và một thiên thể.

Theo hai nhà nghiên cứu, một cách giải thích hợp lý nhất là: Mặt trăng tách khỏi trái đất nhờ năng lượng bên trong. Họ tin rằng lực đẩy mặt trăng được tạo nên bởi một vụ nổ hạt nhân khủng khiếp. Vụ nổ này là kết quả của quá trình phân rã hạt nhân cực mạnh ở giữa vỏ và lõi của hành tinh xanh.

Như vậy 2 nhà khoa học trên vẫn đồng ý quan điểm rằng Mặt Trăng vốn tách ra từ Trái Đất, do cả 2 có thành phần hóa học địa chất như nhau, bởi một vụ nổ hạt nhân lớn trong quá khứ.

Nhưng với thuyết này sẽ có rất nhiều vấn đề được đặt ra :

- Mặt Trăng chính là sự hội tụ của các khối vật chất xoay quanh quỹ đạo Trái Đất kết tinh lại. Điều này vô lý vì như vậy Trái Đất của chúng ta không chỉ có 1 Mặt Trăng mà có rất nhiều Mặt Trăng với nhiều quỹ đạo khác nhau.

- Còn nếu cho rằng vụ nổ hạt nhân này chỉ tách ra một khối là Mặt Trăng hiện nay thì với khối lượng cỡ Mặt Trăng như vậy không thể nào bị từ trường Trái Đất hút lại và "bắt làm tù binh' như vậy được.

- Tại sao Mặt Trăng gần như không có phần lõi, hoặc nói cách khác, phần lõi của Mặt Trăng là rỗng ? Bởi lớp từ trường trên bề mặt Mặt Trăng là rất ít nếu không muốn nói là không đáng kể, điều này được chính các nhà khoa học, thiên văn học hiện đại, đã chứng minh.

....................

Bác trần phương ạ nếu có các mặt trăng khác nhỏ ở quá sa trái đất, trên các quỹ đạo khác ảnh hưởng tới trái đất không lớn thì rất có thể thiên văn học chưa phát hiện ra.

Kính bác

Share this post


Link to post
Share on other sites

LX xin

LX xin nêu một câu hỏi

Nếu có tồn tại hạt cơn bản thì sẽ là một hay nhiều hạt ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh

Kính bác Quasar !

Rất cám ơn bác về giả thuyết này. Nhưng tôi vẫn còn một vài băn khoăn :

Tuy nhiên, các mẫu đất đá trên mặt trăng cho thấy cấu tạo hóa học của "chị Hằng" gần giống địa cầu. Điều này có nghĩa là mặt trăng không được tạo ra bởi sự va chạm giữa trái đất và một thiên thể.

Theo hai nhà nghiên cứu, một cách giải thích hợp lý nhất là: Mặt trăng tách khỏi trái đất nhờ năng lượng bên trong. Họ tin rằng lực đẩy mặt trăng được tạo nên bởi một vụ nổ hạt nhân khủng khiếp. Vụ nổ này là kết quả của quá trình phân rã hạt nhân cực mạnh ở giữa vỏ và lõi của hành tinh xanh.

Như vậy 2 nhà khoa học trên vẫn đồng ý quan điểm rằng Mặt Trăng vốn tách ra từ Trái Đất, do cả 2 có thành phần hóa học địa chất như nhau, bởi một vụ nổ hạt nhân lớn trong quá khứ.

Nhưng với thuyết này sẽ có rất nhiều vấn đề được đặt ra :

- Mặt Trăng chính là sự hội tụ của các khối vật chất xoay quanh quỹ đạo Trái Đất kết tinh lại. Điều này vô lý vì như vậy Trái Đất của chúng ta không chỉ có 1 Mặt Trăng mà có rất nhiều Mặt Trăng với nhiều quỹ đạo khác nhau.

- Còn nếu cho rằng vụ nổ hạt nhân này chỉ tách ra một khối là Mặt Trăng hiện nay thì với khối lượng cỡ Mặt Trăng như vậy không thể nào bị từ trường Trái Đất hút lại và "bắt làm tù binh' như vậy được.

- Tại sao Mặt Trăng gần như không có phần lõi, hoặc nói cách khác, phần lõi của Mặt Trăng là rỗng ? Bởi lớp từ trường trên bề mặt Mặt Trăng là rất ít nếu không muốn nói là không đáng kể, điều này được chính các nhà khoa học, thiên văn học hiện đại, đã chứng minh.

....................

Xin được trích đoạn từ http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%B7t_Tr%C4%83ng

Nhiều cơ cấu đã được đưa ra nhằm giải thích sự hình thành của Mặt Trăng. Mọi người tin rằng Mặt Trăng đã được hình thành từ 4,527 ± 0,010 tỷ năm trước, khoảng 30-50 triệu năm sau sự hình thành của Hệ Mặt Trời[32].

Giả thuyết phân đôi

Nghiên cứu ban đầu cho rằng Mặt Trăng đã vỡ ra từ vỏ Trái Đất bởi các lực ly tâm, để lại một vùng trũng – được cho là Thái Bình Dương[33]. Tuy nhiên, ý tưởng này đòi hỏi Trái Đất phải có một tốc độ quay ban đầu rất lớn, thậm chí nếu điều này có thể xảy ra, quá trình đó sẽ khiến Mặt Trăng phải quay theo mặt phẳng xích đạo của Trái Đất, nhưng thực tế lại không phải như vậy.

Giả thuyết bắt giữ

Nghiên cứu khác lại cho rằng Mặt Trăng đã được hình thành ở đâu đó và cuối cùng bị lực hấp dẫn của Trái Đất bắt giữ[34]. Tuy nhiên, các điều kiện được cho là cần thiết để một cơ cấu như vậy hoạt động, như một khí quyển mở rộng của Trái Đất nhằm tiêu diệt năng lượng của Mặt Trăng đi ngang qua, là không thể xảy ra.

Giả thuyết cùng hình thành

Giả thuyết cùng hình thành cho rằng Trái Đất và Mặt Trăng cùng hình thành ở một thời điểm và vị trí từ đĩa bồi đắp nguyên thuỷ. Mặt Trăng đã được hình thành từ vật chất bao quanh Tiền Trái Đất, tương tự sự hình thành của các hành tinh xung quanh Mặt Trời. Một số người cho rằng giả thuyết này không giải thích thỏa đáng sự suy kiệt của sắt kim loại trên Mặt Trăng.

Một sự thiếu hụt lớn trong mọi giả thuyết trên là chúng không thể giải thích được động lượng góc cao của hệ Trái Đất-Mặt Trăng[35].

Giả thuyết vụ va chạm lớn

Giả thuyết ưu thế nhất hiện tại là hệ Trái Đất-Mặt Trăng đã được hình thành như kết quả của một vụ va chạm lớn. Một vật thể cỡ sao Hỏa (được gọi là "Theia") được cho là đã đâm vào Tiền Trái Đất, đẩy bắn ra lượng vật chất đủ vào trong quỹ đạo Tiền Trái Đất để hình thành nên Mặt Trăng qua quá trình bồi tụ[1]. Bởi bồi tụ là quá trình mà mọi hành tinh được cho là đều phải trải qua để hình thành, các vụ va chạm lớn được cho là đã ảnh hưởng tới hầu hết, nếu không phải toàn bộ quá trình hình thành hành tinh. Các mô hình giả lập máy tính về một vụ va chạm lớn phù hợp với các đô đạc về động lượng góc của hệ Trái Đất-Mặt Trăng, cũng như kích thước nhỏ của lõi Mặt Trăng[36]. Các câu hỏi vẫn chưa được giải đáp của giả thuyết này liên quan tới việc xác định tương quan kích thước của Tiền Trái Đất và Theia và bao nhiêu vật liệu từ hai thiên thể trên đã góp phần hình thành nên Mặt Trăng.

http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%B7t_Tr%C4%83ng

Share this post


Link to post
Share on other sites

LX xin

LX xin nêu một câu hỏi

Nếu có tồn tại hạt cơn bản thì sẽ là một hay nhiều hạt ?

Theo đinh nghĩa thì nó là một thực thể vô hạn, do đó chỉ tạm gọi là 'một', bởi nó không còn là đối tượng của đo đếm.

Share this post


Link to post
Share on other sites