songHan

Lý Thuyết Về Bản Chất Của Vũ Trụ

139 bài viết trong chủ đề này

Chào kaka......

Lâu lắm mới thấy kaka.. đi dạo ở đây. liêm trinh thì món khoa học cao cấp hơi bị rốt vậy kaka... cho liêm trinh hỏi thuyết tương đối thực nghiệm đã kiểm chứng được bao nhiêu phần rồi kaka.....

Chân thành mong chỉ dẫn.

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Chào kaka......

Lâu lắm mới thấy kaka.. đi dạo ở đây. liêm trinh thì món khoa học cao cấp hơi bị rốt vậy kaka... cho liêm trinh hỏi thuyết tương đối thực nghiệm đã kiểm chứng được bao nhiêu phần rồi kaka.....

Chân thành mong chỉ dẫn.

Kính

Người ta đã kiểm nghiệm lâu rồi. thuyết tương đối là một lý thuyết hoàn chỉnh ở mức độ vĩ mô. Đã được áp dụng nhiều ở mức độ Vĩ mô và .. Ổn.

Cái duy nhất ko ổn là ở mức độ vi mô, tức là kích thước vô cùng bé, khi mà hiệu ứng lượng tử trở nên mạnh. Người ta ko biết cách kết hợp một lý thuyết ở big scale và small scale lại ra sao.

Big Bang nó khó, vì lẽ lúc đó vũ trụ chỉ là một điểm, tức là chính cái mà ở mức độ cực nhỏ này. Đó là điều căn bản của lý thuyết Bigbang

Vì vậy bất cứ một lý thuyết nào đặt ra thì Phải suy ra được cơ học Newton ở mức độ classical, phải ra được hình học Poisson ở mức độ semiclassical, phải trùng quantum theory ở mức độ lượng tử (ví dụi phải bao hàm được quantum mechanic và phương trình schrodinger, và khi áp dụng với các hành tinh phải ra được thuýet tương đối rộng.

Thiếu những cái này (những cái đã được kiểm nghiệm thực tế) thì đặt lý thuyết bằng giời ra đi nữa thì cũng chỉ là trò cười.

Giờ tôi chán rồi, ai thích đề ra cái gì thì mặc xác họ.

Edited by Kakalottum

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây không phải là nơi tôi phải trình bày rạch ròi những kiến này giải nọ mà chỉ gợi mở những nghi vấn, chứ cái thí nghiệm 2 khe có làm lại hàng tỉ lần thì cũng chỉ lọ mọ sao cho nó có kết quả giống như ban đầu là bọn họ mừng hú rồi, giống như cái dòng họ nhà ai có rặn cho lắm đời cũng chỉ ra một cái loài rỗng tuếch, cho nên mới nói là ngu truyền kiếp, như cái lão kk nếu biết tôi là ai chắc là té đái trong quần, bởi cái thói mê tín học vị, chỉ biết xách dép chạy theo đám đông, thích làm thầy bùa phán này phán nọ. Một cái đầu rỗng tuếch, biết điều thì còn được coi là cái tủ sách, còn không thì chỉ như cái hầm chứa...

Ngu đến nỗi người ta đã bảo không thèm để ý đến thuyết này thuyết nọ mà vẫn bảo là thiếu kiến thức. Bao nhiêu năm gạo bài kiếm tiền bây giờ chắc là hóa cuồng rồi, biết điều thì ngậm cái củ chuối sám hối đi kẻo ân hận không kịp.

Istanton chỉ là để biện giải cho một cái không có thực là bigbang, bởi hiện tượng chuyển đỏ quang phổ không phải là do hiệu ứng Doppler mà là do độ cứng của vũ trụ tăng lên, vậy thì làm gì có bigbang ( đó cũng là lý do tồn tại chu kỳ bán rã của những nguyên tố phóng xạ).

Chân lý thì phải chỉ có một mà bao trùm vạn tượng, chứ có cái chân lý gì mà chỉ đúng ở chổ này mà trật ở chổ khác. Đó chỉ là những cái giả lý, cho dù có xây dựng thêm hàng trăm cái giả lý thì cũng không thể hợp thành cái chân lý được. Thuật toán của cái giả lý tất nhiên nó chỉ đúng trong trường hợp của giả lý đó, không giống như Dịch học là thuật toán của một chân lý, nên nó ứng dụng được cho mọi trường hợp.

Anh Thiên Sứ đi tìm sự tương đồng với khoa học làm gì cho mất công, mọi người đang cần anh vận dụng cái dịch lý mà anh đã nghiên cứu để giúp ích cho đời rồi chờ đợi cho đến khi khoa học thay da đổi thịt thì mới hợp nhất với Dịch học được.

Còn vấn đề về cái vận tốc tuyệt đối /0/, tôi nghĩ chắc là anh muốn nói đến sự tức thời, và theo tôi điều này không liên quan gì đến giới hạn của vận tốc ánh sáng cả. Vũ trụ vốn luôn là tức thời, bởi sắc tướng của một hiện tượng chính là biểu hiện cho cái trạng thái của vũ trụ ở góc độ của hiện tượng đó. Giống như khi ta đục một lỗ trên tấm cao su, khi tấm cao su căng ra 4 phía ta có thể dựa trên hình dạng của cái lỗ mà biết được tức thời trạng thái của tấm cao su đó vậy. Đó có phải là điều kiện anh cần để sự tiên tri có thể thực hiện được ?

Đôi lời thiếu suy nghĩ mong anh lượng thứ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Đây không phải là nơi tôi phải trình bày rạch ròi những kiến này giải nọ mà chỉ gợi mở những nghi vấn, chứ cái thí nghiệm 2 khe có làm lại hàng tỉ lần thì cũng chỉ lọ mọ sao cho nó có kết quả giống như ban đầu là bọn họ mừng hú rồi, giống như cái dòng họ nhà ai có rặn cho lắm đời cũng chỉ ra một cái loài rỗng tuếch, cho nên mới nói là ngu truyền kiếp, như cái lão kk nếu biết tôi là ai chắc là té đái trong quần, bởi cái thói mê tín học vị, chỉ biết xách dép chạy theo đám đông, thích làm thầy bùa phán này phán nọ. Một cái đầu rỗng tuếch, biết điều thì còn được coi là cái tủ sách, còn không thì chỉ như cái hầm chứa...

Ngu đến nỗi người ta đã bảo không thèm để ý đến thuyết này thuyết nọ mà vẫn bảo là thiếu kiến thức. Bao nhiêu năm gạo bài kiếm tiền bây giờ chắc là hóa cuồng rồi, biết điều thì ngậm cái củ chuối sám hối đi kẻo ân hận không kịp.

Hehe, lâu lắm rồi tôi mới thấy có người nói tôi ngu đấy. XIn thành thật cảm ơn lời khen tặng

Kinh nhỉ, tôi rút ra được bài học, cứ thấy ai đó chỉ thấy được cái sai lầm của anh ta là anh gào lên chửi bới ngay. Thật là hay ho cho thái độ học thuật.

Anh bảo tôi biết anh thì sợ té đái ra quần, thế anh là ai chứ? HIV, nghiện hút hay đầu gấu, đâm thuê chém mướn à? Chứ tôi nói chuyện thảo luận với cả mấy ông giải Nobel/Fields mãi rồi, thây cũng bình thường.

Nói chung văn hóa nó vậy, cũng không trách được. Xét cho cùng, đây cũng là lỗi của chúng tôi, những người làm công tác KH và GD vì đã để cho dân trí, văn hóa và hiểu biết KH của dân VN quá thấp, nên mới xảy ra cơ sự như thế này.

Edited by Kakalottum

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh cũng thông minh thật đấy, mang trình bày cái gọi là phát minh KH ở nơi mà chả ai biết KH là gì chỉ biết huyền học. Xét cho cùng là một kiểu háo danh.

Tôi mường tượng được cảnh anh hàng ngày sung sướng vào diễn đàn để nghe những người không có chuyên môn về KH, thậm chí chưa từng làm NCS vỗ tay hoan hô cái sản phẩm trí tuệ của mình, rồi mỉm cười sung sướng, tay mân ... cười ngô nghê để bù lại những failure trong cuộc sống. Tự nhiên có cái thằng KK ở đâu đến nó phá mất mộng hoàng kim, nên cần phải chửi nó bằng tất cả những sự vô văn hóa của mình, thậm chí còn đe dọa đánh nó cho nó sợ té đái. Tiếc là nó không biết sợ.

Càng nghĩ càng thấy mình ác.

Anh có dám đưa lên PhDvn.org không nếu như anh cho rằng tôi không khách quan =))? Có khoảng gần 1000 Tiến sĩ/sắp tiến sĩ đang lượn ở đấy, cà GS NBC nữa. Tôi bảo đảm họ đánh anh chết ngay.

He' hé..

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây không phải là nơi tôi phải trình bày rạch ròi những kiến này giải nọ mà chỉ gợi mở những nghi vấn, chứ cái thí nghiệm 2 khe có làm lại hàng tỉ lần thì cũng chỉ lọ mọ sao cho nó có kết quả giống như ban đầu là bọn họ mừng hú rồi, giống như cái dòng họ nhà ai có rặn cho lắm đời cũng chỉ ra một cái loài rỗng tuếch, cho nên mới nói là ngu truyền kiếp, như cái lão kk nếu biết tôi là ai chắc là té đái trong quần, bởi cái thói mê tín học vị, chỉ biết xách dép chạy theo đám đông, thích làm thầy bùa phán này phán nọ. Một cái đầu rỗng tuếch, biết điều thì còn được coi là cái tủ sách, còn không thì chỉ như cái hầm chứa...

Ngu đến nỗi người ta đã bảo không thèm để ý đến thuyết này thuyết nọ mà vẫn bảo là thiếu kiến thức. Bao nhiêu năm gạo bài kiếm tiền bây giờ chắc là hóa cuồng rồi, biết điều thì ngậm cái củ chuối sám hối đi kẻo ân hận không kịp.

Tôi kể cho mọi người nghe một câu chuyện như thế này.

Tôi có một thằng bạn cùng lớp đại học, nhưng không đi học nuớc ngoài như tôi. Anh ta ở VN làm giảng viên. Một lần anh ta ngồi trong hội đồng chấm điểm luận văn thạc sĩ, và có một luận án thạc sĩ chất lượng rất tồi, chỉ là đọc lại một bài báo khoa học, mà kiến thức cơ bản cũng không hiểu. Anh bạn tôi đánh truợt luận văn đấy.

Lập tức học viên cao học đó, vốn là một cán bộ đã đi làm, có máu mặt nổi xung lên, định đánh anh bạn tôi vì tội dám cho tao truợt, cũng đe dọa "Mày có biết tao là ai không?", theo kiểu quen thói ta là sếp của truờng cấp ba.

Lúc đó anh bạn tôi đành phải cho luận văn đó đỗ, sau đó làm đơn đưa lên truờng. Lập tức kết quả của luận văn thạc sỹ đó bị hủy, và anh cán bộ đi học kia bị đuổi vĩnh viễn khỏi ngành Giáo Dục.

Tôi đồng ý với điều này, vì rằng như vậy thì anh ta lấy tư cách gì để đứng lên giảng dạy cho học sinh? Khi năng lực khoa học của mình không ra gì, thì lại sử dụng cách cư xử côn đồ, vô văn hóa ra để nói chuyện, thì không thể nhẹ tay với anh ta đuợc. Tôi xui anh bạn tôi đưa lên phương tiện thông tin đại chúng, Việt Nam net, nhưng mà anh bạn tôi cũng không thích làm to chuyện, chỉ cần đưa họ ra khỏi ngành là quá đủ rồi, dây với bọn vô học làm gì, nó phiền ra.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây không phải là nơi tôi phải trình bày rạch ròi những kiến này giải nọ mà chỉ gợi mở những nghi vấn, chứ cái thí nghiệm 2 khe có làm lại hàng tỉ lần thì cũng chỉ lọ mọ sao cho nó có kết quả giống như ban đầu là bọn họ mừng hú rồi, giống như cái dòng họ nhà ai có rặn cho lắm đời cũng chỉ ra một cái loài rỗng tuếch, cho nên mới nói là ngu truyền kiếp, như cái lão kk nếu biết tôi là ai chắc là té đái trong quần, bởi cái thói mê tín học vị, chỉ biết xách dép chạy theo đám đông, thích làm thầy bùa phán này phán nọ. Một cái đầu rỗng tuếch, biết điều thì còn được coi là cái tủ sách, còn không thì chỉ như cái hầm chứa...

Ngu đến nỗi người ta đã bảo không thèm để ý đến thuyết này thuyết nọ mà vẫn bảo là thiếu kiến thức. Bao nhiêu năm gạo bài kiếm tiền bây giờ chắc là hóa cuồng rồi, biết điều thì ngậm cái củ chuối sám hối đi kẻo ân hận không kịp.

Istanton chỉ là để biện giải cho một cái không có thực là bigbang, bởi hiện tượng chuyển đỏ quang phổ không phải là do hiệu ứng Doppler mà là do độ cứng của vũ trụ tăng lên, vậy thì làm gì có bigbang ( đó cũng là lý do tồn tại chu kỳ bán rã của những nguyên tố phóng xạ).

Chân lý thì phải chỉ có một mà bao trùm vạn tượng, chứ có cái chân lý gì mà chỉ đúng ở chổ này mà trật ở chổ khác. Đó chỉ là những cái giả lý, cho dù có xây dựng thêm hàng trăm cái giả lý thì cũng không thể hợp thành cái chân lý được. Thuật toán của cái giả lý tất nhiên nó chỉ đúng trong trường hợp của giả lý đó, không giống như Dịch học là thuật toán của một chân lý, nên nó ứng dụng được cho mọi trường hợp.

Anh Thiên Sứ đi tìm sự tương đồng với khoa học làm gì cho mất công, mọi người đang cần anh vận dụng cái dịch lý mà anh đã nghiên cứu để giúp ích cho đời rồi chờ đợi cho đến khi khoa học thay da đổi thịt thì mới hợp nhất với Dịch học được.

Còn vấn đề về cái vận tốc tuyệt đối /0/, tôi nghĩ chắc là anh muốn nói đến sự tức thời, và theo tôi điều này không liên quan gì đến giới hạn của vận tốc ánh sáng cả. Vũ trụ vốn luôn là tức thời, bởi sắc tướng của một hiện tượng chính là biểu hiện cho cái trạng thái của vũ trụ ở góc độ của hiện tượng đó. Giống như khi ta đục một lỗ trên tấm cao su, khi tấm cao su căng ra 4 phía ta có thể dựa trên hình dạng của cái lỗ mà biết được tức thời trạng thái của tấm cao su đó vậy. Đó có phải là điều kiện anh cần để sự tiên tri có thể thực hiện được ?

Đôi lời thiếu suy nghĩ mong anh lượng thứ.

Không có gì đâu anh quasa.

Tôi có chủ kiến của tôi và nó được kiểm chứng theo tiêu chí khoa học. Sự hợp lý toàn diện theo tiêu chí khoa học , khiến tôi rất tự tin. Những gì tôi nói ra - dù rất nhiều. Nhưng thật sự tôi chưa đủ thời gian để nói hết. Tôi rất tôn trọng những ý tưởng phát kiến và tôi tôn trọng ý kiến của anh.

Tôi biết rất rõ rằng: Tri thức khoa học hiện đại chưa đủ khả năng tiếp nhận một lý thuyết thống nhất.Nhưng tôi vẫn cố gắng trong phạm vi có thể, giúp ích gì đó cho cuộc đời này.

Anh xác định:

Vũ trụ vốn luôn là tức thời, bởi sắc tướng của một hiện tượng chính là biểu hiện cho cái trạng thái của vũ trụ ở góc độ của hiện tượng đó. Giống như khi ta đục một lỗ trên tấm cao su, khi tấm cao su căng ra 4 phía ta có thể dựa trên hình dạng của cái lỗ mà biết được tức thời trạng thái của tấm cao su đó vậy. Đó có phải là điều kiện anh cần để sự tiên tri có thể thực hiện được ?

Hoàn toàn đúng trong trường hợp cần tiên tri. Qua điều kiện này anh thật sự là một nhà khoa học có kiến thức rất sâu, mới biết được điều này. Đẳng cấp có tư duy như vậy tôi nghĩ phải vượt trội hơn nhiều so với nhiều nhà nghiên cứu về Lý học. Tuy nhiên tôi muốn nói rõ thêm rằng:

Chỉ có cái tuyệt đối "/0/" mới có thể quán xét tất cả cái tương đối của thế gian.

Hy vọng được gặp anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Phi phì. Hị Hị

Vũ trụ vốn luôn là tức thời, bởi sắc tướng của một hiện tượng chính là biểu hiện cho cái trạng thái của vũ trụ ở góc độ của hiện tượng đó. Giống như khi ta đục một lỗ trên tấm cao su, khi tấm cao su căng ra 4 phía ta có thể dựa trên hình dạng của cái lỗ mà biết được tức thời trạng thái của tấm cao su đó vậy. Đó có phải là điều kiện anh cần để sự tiên tri có thể thực hiện được ?

Hị Hị.

Cháu mới cho một tiến sĩ chuyên ngành về chính cái này, cosmology, đào tạo ở Top University tại Mỹ đọc. Nó đang vỗ bụng cười sằng sặc đấy bác Thiên Sứ ạ.

xxx xxx: thì đó

xxx xxx: hội đấy lảm nhảm chẳng đâu vào đâu, nói linh tinh. Họ chả hiểu gì đâu.

xxx xxx: nhưng ngôn từ rất khó hiểu

xxx xxx: người kia cóc hiểu gì thì nhảy vào khen cho nó có đẳng cấp.

xxx xxx: đấy ko phải là nâng bi nhau à

xxx xxx: chứ nghe mấy người đấy

xxx xxx: mất thời gian lắm

xxx xxx: không có người tỉnh nào đi nghiêm túc nghe người điên nói

xxx xxx: nhá

Edited by Kakalotta

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không sao cả kakalotta ah.

Bởi vậy, nên tôi mới xác quyết rằng: Lý thuyết thống nhất chưa có cơ hội được công nhận.

Anh nói với ông tiến sĩ kia rằng:

Ông ta có biết vì sao Lý học có thể tiên tri không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Không sao cả kakalotta ah.

Bởi vậy, nên tôi mới xác quyết rằng: Lý thuyết thống nhất chưa có cơ hội được công nhận.

Anh nói với ông tiến sĩ kia rằng:

Ông ta có biết vì sao Lý học có thể tiên tri không?

Bác noí thế cũng không đúng ạ. Nó cũng biết xem tử vi đấy chứ bác, dù rằng có thể không cao thủ như nhiều người ở đây. Tức là nó cũng công nhận lý học phương đông ạ, nhưng cái thứ mê sảng của cái ông Quasa thì nó cười vào mũi ạ.

Bác yên tâm đi, đánh giá cái gì, cháu cẩn thận mời hẳn chuyên gia để evaluate, buzz YM một phát là xong. Bọn cháu lại có trò cười để nghịch. Hị Hị..

Như cháu đây, cháu cũng suốt ngày luyện tử vi, tử bình, mai hoa dịch số, kinh dịch vào free time, tức là tin vào lý học phuơng đông. Nhưng bảo cháu công nhận cái thuýết vũ trụ của cái ông ko hiểu nổi thuyết tương đối thì còn lâu bác ạ.

Chứng minh thuyết âm duơng ngũ hành khác với phát triển sự ngu dốt.

Edited by Kakalotta

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có thể ông ta dốt ở đâu đó. Cái này thì ai cũng có thể trong đó có tôi. Nhưng riêng câu đó của ông ta viết thì rất minh triết. Ít nhất so với mặt bằng sự hiểu biết về Lý học hiện nay.

Một hình tướng cụ thể bị tháy đổi thì có thể suy ra sự tương tác nào đã làm cho nó như vậy.

Điều này trên thức tế đã xảy ra. Cụ thể khi tính toán quỹ đạo của sao Hải Vương Tinh so với thực tế vận động bị sai. Người ta đã tìm ra sao Diêm Vương tinh.

Đấy là một thí dụ về cấu nói của anh Quasa. Suy rộng ra:

Nếu không có cái tuyệt đối làm chuẩn thì không thể có cái tương đối.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

MOng bác phân biệt rõ việc các nhà KH "không công nhận" và "Phủ nhận" cái gì đó ạ.

Không công nhận đơn giản là vì nó chưa đuợc chứng minh. Còn phủ nhận tức là nó sai hoàn toàn với thực tế.

Ví dụ, triết học Phuơng đông thì chưa đuợc công nhận. Nhưng còn cái trò của Mr Quasar thì bị phủ nhận hoàn toàn.

Not Even Wrong!!!

Cái chuyện ông ta Minh triết hay tối triết thì cháu không biết, cái chaú quan tâm là ông ta ko hiểu gì về cosmology thôi bác. Ông ta mà biết thân, cứ lảm nhảm về triết thì cháu cũng chả buồn nói làm gì, đằng này ko biết gì mà cứ thích lấn sân. Hị hị.

Edited by Kakalotta

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi thì thật sự không có kiến thức chuyên sâu về khoa học tự nhiên. Tôi nhận xét một lý thuyết thuộc về lịnh vực này không phải vì kiến thức tôi có mà theo tiêu chí khoa học, đặc biệt là tính hợp lý trên các vấn đề liên quan của nó.

Nhưng riêng câu của anh Quasa - nếu phát biểu theo ngôn ngữ khoa học thì đó chính là một trong những điều kiện cần khách quan của khả năng tiên tri. Một trong những điều kiện cần mà ai cũng biết khác, chính là:

Không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi thì thật sự không có kiến thức chuyên sâu về khoa học tự nhiên. Tôi nhận xét một lý thuyết thuộc về lịnh vực này không phải vì kiến thức tôi có mà theo tiêu chí khoa học, đặc biệt là tính hợp lý trên các vấn đề liên quan của nó.

Nhưng riêng câu của anh Quasa - nếu phát biểu theo ngôn ngữ khoa học thì đó chính là một trong những điều kiện cần khách quan của khả năng tiên tri. Một trong những điều kiện cần mà ai cũng biết khác, chính là:

Không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri.

Vậy theo tiêu chí khoa học đầu tiên mọi lý thuýet phải có, đó là phù hợp với thực tế. Cụ thể hơn, tác giả đã phủ nhận thí nghiệm của Young về giao thoa ánh sáng, cái mà đã đuợc thực nghiệm hàng triệu lần, làm cơ sở cho không biết baon nhiêu ngành khoa học.

Vậy theo bác, cái mà mâu thuẫn thực tế thì có đáng đọc không ạh? Hay bác cho rằng, lý thuýết ADNH cũng mâu thuẫn với thực tế, do đó sẽ phù hợp tuyệt vời với cái của anh ta. :) :) :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy theo tiêu chí khoa học đầu tiên mọi lý thuýet phải có, đó là phù hợp với thực tế. Cụ thể hơn, tác giả đã phủ nhận thí nghiệm của Young về giao thoa ánh sáng, cái mà đã đuợc thực nghiệm hàng triệu lần, làm cơ sở cho không biết baon nhiêu ngành khoa học.

Vậy theo bác, cái mà mâu thuẫn thực tế thì có đáng đọc không ạh? Hay bác cho rằng, lý thuýết ADNH cũng mâu thuẫn với thực tế, do đó sẽ phù hợp tuyệt vời với cái của anh ta. :) :) :)

Giữa cái đúng này - nếu không phái hệ quả của cái sai kia, thì nó hoàn toàn khác nhau. Tức là nó vẫn có thể đúng. Bởi vậy anh Quasa vẫn có thể đúng trong tính minh triết của câu nói, mặc dù với hiện tượng khác anh ấy nhận xét có thể sai.

Một hiện tượng khách quan - dù được xác minh, vẫn có thể giải thích bằng một lý thuyết khác. Điều này tôi tin rằng tất cả các nhà khoa học trên thế giới đều công nhận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Giữa cái đúng này - nếu không phái hệ quả của cái sai kia, thì nó hoàn toàn khác nhau. Tức là nó vẫn có thể đúng. Bởi vậy anh Quasa vẫn có thể đúng trong tính minh triết của câu nói, mặc dù với hiện tượng khác anh ấy nhận xét có thể sai.

Một hiện tượng khách quan - dù được xác minh, vẫn có thể giải thích bằng một lý thuyết khác. Điều này tôi tin rằng tất cả các nhà khoa học trên thế giới đều công nhận.

Vâng ạ, cháu đồng ý. Một lý thuýet sai bét bè be vẫn có thể có một kết luận đúng và nhiều kết luận sai ạ. Nhưng cái này cháu nghi lắm, vì tác giả có hiểu chút gì về vật lý đâu ạ. Đấy là ý kiến của chuyên gia ạ.

Dù lý thuyết vật lý có đuợc chuyên gia trong ngành đánh giá là nhăng nhít đi chăng nữa, nhưng lại rất có thể đuợc các chuyên gia lý số nhưng ko hiểu gì về vật lý đánh giá cao, coi là nhà khoa học số một. Hí Hí. Thảo nào ông ta thích vào đây tuyên bố thế, nhưng các diễn đàn chuyên ngành thì cấm có dám bén mảng. Hị Hị

Edited by Kakalotta

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

MOng bác phân biệt rõ việc các nhà KH "không công nhận" và "Phủ nhận" cái gì đó ạ.

Không công nhận đơn giản là vì nó chưa đuợc chứng minh. Còn phủ nhận tức là nó sai hoàn toàn với thực tế.

À, may quá, lại một người nữa nghĩ giống tôi (nhưng không giống như tôi), hôm qua có viết 1 câu tương tự nhưng bị mấy vị quyền cao chức trọng xóa béng đi mất hehehe ...

Các môn lý học đông phương trong đó có phong thủy thuộc loại "chưa được công nhận" vì nó "chưa được chứng minh". Lý do rằng, trải qua mấy nghìn năm, người ta quan sát được là phong thủy có 1 số ảnh hưởng nhất định đến con người, nhưng ảnh hưởng như thế nào, đến mức độ nào, cho đối tượng nào, như thế nào, thì không được rõ ràng. Và việc áp dụng cũng như lý thuyết thì cũng rất năm cha ba mẹ. Ví dụ như phong thủy Lạc việt của bác Thiên Sứ đi, theo ý bác thì đúng, nhưng trừ phi khoa học, dựa vào lý thuyết của bác, có thể cân đóng đo đếm được các kết quả 1 cách chính xác hoặc có thể tiến hành việc dự đóan với tính chính xác khả dĩ cao (trong khoa học cũng có sai số) thì họa may lúc đó người ta mới xếp nó vào một trong những ngành khoa học. Và các kết quả này phải có tính lặp đi lặp lại, tức là nếu hội đủ các yếu tố A, B, C thì 1 năm sau khi chỉnh sửa phong thủy theo Lạc Việt phái sẽ cho ra kết quả X, Y, Z chẳng hạn. Hoặc nếu nó áp dụng được cho nhà ông A thì nó cũng phải có tác dụng cho nhà ông B.

Thế nhưng, khác nhau căn bản của khoa học và khoa học huyền bí là 1 cái nghiêng về định lượng và 1 cái nghiêng về định tính. 1 trong những nguyên lý căn để của khoa học huyền bí là không có 1 trường hợp nào giống trường hợp nào (tương tự - có thể, giống y khuôn: không thể). Vậy thì để phong thủy trở nên "khoa học", nó cũng phải xây dựng được 1 hệ thống đo lường mới để có thể ĐỊNH TÍNH được kết quả của nó, ví dụ như để đo đạc trong đông y người ta dùng "thốn" để xác định vị trí chứ không dùng cm hay là mm hay là m vì không có cơ thể người bệnh nào giống cơ thể người bệnh nào.

Cho nên việc các nhà khoa học vừa học tử bình tử vi vừa bảo các môn này "không/ chưa được công nhận" là không có gì mâu thuẫn cả.

Tại đời điểm hiện tại, phong thủy vẫn chưa phải là môn khoa học.

Edited by anmay

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng ạ, cháu đồng ý. Một lý thuýet sai bét bè be vẫn có thể có một kết luận đúng và nhiều kết luận sai ạ. Nhưng cái này cháu nghi lắm, vì tác giả có hiểu chút gì về vật lý đâu ạ. Đấy là ý kiến của chuyên gia ạ.

Dù lý thuyết vật lý có đuợc chuyên gia trong ngành đánh giá là nhăng nhít đi chăng nữa, nhưng lại rất có thể đuợc các chuyên gia lý số nhưng ko hiểu gì về vật lý đánh giá cao, coi là nhà khoa học số một. Hí Hí. Thảo nào ông ta thích vào đây tuyên bố thế, nhưng các diễn đàn chuyên ngành thì cấm có dám bén mảng. Hị Hị

Vậy là anh vẫn chưa hiểu điều tôi diễn đạt.

Anh Quasa vẫn có thể đúng trong điều kiện một cái khác không liên quan sai. Thí dụ một bà bán cá ươn, nhưng không có nghĩa là bà ấy bán đắt vì hai vấn đề không liên quan tới nhau.

Còn anh anmay đạt v/d như vậy cũng không chính xác. Phong thủy ra đời khi thế gian này chưa có khái niệm khoa học để công nhận nó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Vậy là anh vẫn chưa hiểu điều tôi diễn đạt.

Anh Quasa vẫn có thể đúng trong điều kiện một cái khác không liên quan sai. Thí dụ một bà bán cá ươn, nhưng không có nghĩa là bà ấy bán đắt vì hai vấn đề không liên quan tới nhau.

Còn anh anmay đạt v/d như vậy cũng không chính xác. Phong thủy ra đời khi thế gian này chưa có khái niệm khoa học để công nhận nó.

Vâng, phong thủy ra đời trước khi có các bộ môn khoa học, nhưng các bộ môn khoa học có 1 điểm chung là hệ thống lý thuyết VÀ KẾT QUẢ của nó kiểm chứng được, còn phong thủy thì chưa (thể), vì thế người ta vẫn chưa công nhận nó là 1 môn khoa học. Edited by anmay

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Cháu xin phép bình luận câu này của bác Thiên Sứ ạ

Hoàn toàn đúng trong trường hợp cần tiên tri. Qua điều kiện này anh thật sự là một nhà khoa học có kiến thức rất sâu, mới biết được điều này.

Cái gọi là Nhà Khoa học của bác nó tầm thường thế ạ, qua một bài viết thiếu hẳn trí tuệ, nhưng thừa sự côn đồ và vô văn hóa trên diễn đàn?

Nếu như vậy, mong bác không bao giờ dùng từ Nhà Khoa học để đề cập đến GS Đào Vọng Đức hay bất cứ ai khác bác nhé. Đó sẽ là sự xúc phạm lớn. Địa vị cháu, dù cháu còn trẻ, cũng xin phép từ chối ạ.

Đẳng cấp có tư duy như vậy tôi nghĩ phải vượt trội hơn nhiều so với nhiều nhà nghiên cứu về Lý học. Tuy nhiên tôi muốn nói rõ thêm rằng:

Chỉ có cái tuyệt đối "/0/" mới có thể quán xét tất cả cái tương đối của thế gian.

Hy vọng được gặp anh.

Đẳng cấp tư duy như vậy, có thể hơn nhiều nhà nghiên cứu về lý học trình độ kém, nhưng thua xa lũ đàn em của cháu ạ. Bọn đàn em của cháu từ hôm qua đến giờ chúng nó vào đây đọc làm truyện cười mãi. Chúng nó buzz YM cháu ầm ĩ, cười lăn cười bò.

Phong thủy ra đời khi thế gian này chưa có khái niệm khoa học để công nhận nó.

Môn giả kim thuật còn ra đời trước cả phong thủy cơ bác ạ. Cả môn cúng bái để gọi mưa nữa. Edited by Kakalotta

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Môn giả kim thuật còn ra đời trước cả phong thủy cơ bác ạ. Cả môn cúng bái để gọi mưa nữa.

Chính xác, môn giả kim thuật, thuật phù thủy (witchcrafts) cũngđã từng là các môn khoa học cổ (huyền bí) của Tây phương đó, và nó cũng có hệ thống lý thuyết của nó (dù phần lớn đã bị thất truyền - do người áp dụng nó không hiểu được, dẫn đến nhiều môn bị thất truyền đến độ khó có thể khôi phục lại), nhưng vì kết quả của nó cũng không kiểm chứng được, và bị nhiều người lợi dụng và nhiều nguyên nhân tôn giáo, chính trị khác nên bị cấm.

Nếu không nghiên cứu sâu hơn 1 chút về giả kim thuật và thuật phù thủy thì có thể không mấy người á đông tin nó cũng có cơ sở khoa học, nhưng các môn đó thì cũng là dựa và những hiệu ứng và tác dụng của thiên nhiên lên con người thôi.

Vị nào biết tiếng Anh có thể vào đây xem tại sao anmay nói thuật phù thủy (witchcrafts) cũng là một môn khoa học cổ Tây Phương đã bị thất truyền:

http://www.essortment.com/all/historyofmagi_rsav.htm

Edited by anmay

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng, phong thủy ra đời trước khi có các bộ môn khoa học, nhưng các bộ môn khoa học có 1 điểm chung là hệ thống lý thuyết VÀ KẾT QUẢ của nó kiểm chứng được, còn phong thủy thì chưa (thể), vì thế người ta vẫn chưa công nhận nó là 1 môn khoa học.

Vậy cái gì chưa đươc khoa học công nhận thì nó sai chăng? Nó chỉ đúng từ khi được công nhận chăng? Không lẽ cứ đợi khoa học công nhận mới nghiên cứu?

Thật tình tôi không hiểu tãi sao anh nghĩ như vậy?

Cháu xin phép bình luận câu này của bác Thiên Sứ ạ

Cái gọi là Nhà Khoa học của bác nó tầm thường thế ạ, qua một bài viết thiếu hẳn trí tuệ, nhưng thừa sự côn đồ và vô văn hóa trên diễn đàn?

Nếu như vậy, mong bác không bao giờ dùng từ Nhà Khoa học để đề cập đến GS Đào Vọng Đức hay bất cứ ai khác bác nhé. Đó sẽ là sự xúc phạm lớn. Địa vị cháu, dù cháu còn trẻ, cũng xin phép từ chối ạ.

Đẳng cấp tư duy như vậy, có thể hơn nhiều nhà nghiên cứu về lý học trình độ kém, nhưng thua xa lũ đàn em của cháu ạ. Bọn đàn em của cháu từ hôm qua đến giờ chúng nó vào đây đọc làm truyện cười mãi. Chúng nó buzz YM cháu ầm ĩ, cười lăn cười bò.

Môn giả kim thuật còn ra đời trước cả phong thủy cơ bác ạ. Cả môn cúng bái để gọi mưa nữa.

Tất nhiên trong qua 1trìnnhh phát triển của tri thức có thể có sự đào thải. Nến giả Kim Thuật chỉ còn trong lịch sử xa xưa. Nhưng tôi nhắc lại là tôi chí xác quyết lời anh quasa đúng trong câu của anh mà tôi thấy đúng. Các vấn đề khác tôi không quan tâm. Danh vị nhà khoa học không phải do tôi đặt ra, bởi vậy không cân thiết tôi công nhận hoặc khen chê. Các anh ghét ai thì không nhìn thấy cái hay của người ta. Thích ai thì không nhìn thấy cái xấu. Đó không phải là cái nhìn khách quan.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sin chào các nhà khoa học hiện đại

LÝ THUYẾT VỀ BẢN CHẤT CỦA VŨ TRỤ

Đây chỉ là những suy nghĩ cá nhân, đưa lên diễn đàn này mong được các cao nhân chỉ giáo. Xin được tạm gọi đây là "Lý thuyết về bản chất của vũ trụ ":

(Bản thân lý thuyết thực ra chỉ là sự đảo ngược cái nhìn của chúng ta về vũ trụ. Chúng ta luôn cho rằng bản thân chúng ta và những gì chúng ta cảm nhận được (vật chất) là thực, còn bây giờ thì ngược lại, vật chất chỉ là những hạt rỗng, còn chân không mới thực sự là một hạt cơ bản, đồng nhất và vô cùng cứng rắn).

Vật chất được cấu tạo như thế nào?

Đó là một câu hỏi làm trăn trở nhân loại từ xưa đến nay. Và chúng ta luôn nghĩ rằng vũ trụ phải được cấu tạo từ những hạt cơ bản, nhưng có lẽ chúng ta cũng luôn đồng ý với Geoffrey Chew rằng :

“ Một hạt cơ bản đích thực – tức là không hề còn có cơ cấu nội tại nào cả __ thì không thể là đối tượng của một lực nào, lực đó cho phép chúng ta phát hiện sự hiện hữu của nó. Chỉ duy việc biết đến sự hiện hữu của một hạt là đã nói được rằng hạt đó phải có một cơ cấu nội tại.”

Nguyên văn:

“A truly elementary particle – completely devoid of internal structure – could not be subject to any forces that would allow us to detect its existence. The mere knowledge of a particle’s existence, that is to say, implies that the particle possesses internal structure!”(1)

Và nó phải là hoàn toàn đồng nhất, mỗi mảnh vỡ của nó phải là chính nó nguyên vẹn không khác, nó không phụ thuộc vào không gian và thời gian.

Với đặc tính đó, hạt cơ bản đã không thể tồn tại trong thế giới của chúng ta, dù là trong thế giới hạ nguyên tử.

Vậy tại sao chúng ta luôn cho rằng nó phải là một hạt có kích thước nhỏ nhất ?

Tại sao nó không thể là một hạt có kích thước vô hạn, bao hàm và quy định tất cả các quy luật vận hành của vũ trụ ?

Và chỉ có cái vô hạn mới hàm chứa đầy đủ đặc tính của một hạt cơ bản.

Như vậy, vũ trụ chính là một thực thể vô hạn và đồng nhất, với một năng lượng nội tại vốn có được thể hiện ở dạng những dao động, trong đó vật chất chỉ là những tập hợp của những dao động nội tại của thực thể đó.

Vào thời Newton người ta đã tính được độ cứng cần thiết của vũ trụ để ánh sáng có vận tốc c

Nếu không có thí nghiệm của Michelson và Moley và thuyết tương đối của Einstein thì người ta đã có thể biết được phương thức để những “hạt vật chất cứng rắn” có thể di chuyển trong một môi trường cứng như vậy, bởi thực ra không có vật thể thực sự nào di chuyển , tất cả chỉ là hình ảnh của những dao động.

(Bản thân tôi đã thực hiện thành công thí nghiệm đo quang sai của tia sáng gắn trên hệ quy chiếu quả đất - có nghĩa là tính được vận tốc thực của quả đất so với vận tốc ánh sáng - và xin được công bố sau).

Độ cứng của vũ trụ là nguyên nhân tồn tại của những hằng số cơ bản , trong đó dễ thấy nhất là hằng số c

Chúng ta biết rằng năng lượng của mỗi tia sáng ( mỗi photon ) luôn không thay đổi trong quá trình lan truyền trong không gian. Như vậy, trên quan điểm vũ trụ là một thực thể đồng nhất liên tục, thì mỗi tia sáng là một xung dao động ngang đồng trục tạo thành một chuỗi những hạt rỗng nhỏ dần trên trục dao động tương ứng với biên độ dao động giảm dần của xung

Posted Image

Với phương thức như vậy, ánh sáng đã bảo toàn được năng lượng của nó trong quá trình truyền sóng.

Độ rỗng ® của chuỗi hạt rỗng tỉ lệ thuận với năng lượng dao động và tỉ lệ nghịch với độ cứng (k) của vũ trụ

r = [ E/k ] (chỉ là công thức gợi ý, chưa hoàn chỉnh)

Giới hạn đàn hồi của vũ trụ đã tạo nên giới hạn lớn (U) của những hạt rỗng và giới hạn của mật độ năng lượng (J)

Ở tại cùng một độ cứng của vũ trụ , với các mức năng lượng khác nhau các tia sáng luôn có cùng một tần số dao động và chỉ khác nhau về độ rỗng và độ dài xung .

Đó là bản chất của ánh sáng , và như vậy giao thoa kế của Michelson và Moley đã không có hiệu quả trong thí nghiệm trước đây (1887).

Hiện tượng chuyển đỏ quang phổ trong quan sát thiên văn không phải do hiệu ứng Doppler mà nó chứng tỏ rằng độ cứng của vũ trụ hiện đang gia tăng

Nếu như vậy, vật chất trong quá khứ tồn tại ở giới hạn mật độ năng lượng thấp hơn và đó lại là một yếu tố nữa khiến cho ánh sáng của quá khứ càng chuyển đỏ hơn.

(do đó, khi sử dụng độ sáng đặc trưng để đo khoảng cách từ trái đất đến các thiên hà, khoảng cách này đã bị tăng lên do độ sáng không chỉ giảm theo khoảng cách mà còn giảm mạnh theo thời gian, chính điều này đã dẫn đến sai lệch trong tính toán khối lượng của vũ trụ, và vật chất tối đã thực sự không tồn tại ).

Điều gì sẽ xảy ra khi độ cứng của vũ trụ thay đổi ?

Trước hết ta hãy xem xét cấu trúc của những neutron, proton…cùng với bản chất của những lực vận hành vũ trụ.

Mỗi Photon là một xung dao động cơ bản của vũ trụ

Áp lực dao động của chúng có thể cộng hưởng và tương tác với nhau, trong một số trường hợp, phương truyền sóng của photon có thể bị bẻ cong bởi cộng hưởng áp lực dao động (ff)

Posted Image

Khi vận tốc photon đủ nhỏ và ff đủ lớn , các photon sẽ bị cuộn xoắn lại bởi ff nội tại và trở thành những cấu trúc vật chất (…), trong đó, mỗi photon trở thành một tia cấu tạo của cấu trúc đó, vận tốc của nó © trở thành vận tốc cấu tạo (Z) của cấu trúc .

Chu kỳ cấu tạo là đơn vị thời gian nội tại của cấu trúc.

Ở trạng thái chuyển động, chu kỳ cấu tạo dãn ra do tia cấu tạo phải thực hiện thêm chuyển động v . t’ = t / ( 1 – V2/Z 2)1/2

Vector v là vận tốc thực của vạn vật trong vũ trụ, và cũng là bản chất của hiện tượng quán tính và định luật bảo toàn động lượng.

Posted Image

Thí nghiệm nổi tiếng về quả lắc của Léon Foucault là một minh chứng cho lý thuyết này

Áp lực dao động cũng hình thành những nếp dao động theo từng cấu trúc, và tạo nên lực cộng hưởng nếp dao động giữa các cấu trúc, lực này tỉ lệ thuận với độ lồi lõm của những nếp dao động, do đó nó chỉ xuất hiện trong phạm vi bán kính rất nhỏ của cấu trúc. đó là lực liên kết hạt nhân trong nguyên tử

Posted Image

Giới hạn của mật độ năng lượng không cho phép lực liên kết hạt nhân ép chặt các cấu trúc quá mật độ cho phép . đó là bản chất của lực yếuỞ phạm vi bán kính càng lớn , độ lồi lõm của những nếp dao động càng bị nhoè đi và năng lượng dao động chỉ thể hiện được độ rỗng của tập hợp.

Cộng hưởng áp lực ở khoảng cách lớn đã tạo nên lực hấp dẫn

Posted Image

Làm thế nào để một photon có thể đủ dài với một độ rỗng đủ lớn và một vận tốc đủ nhỏ để ff nội tại có thể cuộn xoắn chúng lại thành những cấu trúc như hiện nay ? Điều này chỉ có thể xảy ra khi những photon biến dạng trong quá trình giảm độ cứng của vũ trụ

Bắt đầu ở một độ cứng cực đại, năng lượng nội tại của vũ trụ hình thành những photon rất nhỏ và ngắn(giới hạn U rất nhỏ) , nhưng với một năng lượng rất lớn (giới hạn mật độ năng lượng J rất cao)

Và khi độ cứng của vũ trụ giảm dần, độ rỗng của những photon tăng dần, nhưng do giới hạn mật độ J giảm nên năng lượng dư thừa làm tăng chiều dài của photon , vận tốc của chúng cũng giảm dần

Posted Image

Vũ trụ lúc bấy giờ tràn ngập những tia sáng rất dài với mức năng lượng lớn nhất, cho đến khi độ rỗng của những photon đủ lớn và một vận tốc đủ nhỏ, chúng sẽ bị cuộn xoắn lại bởi ff khi tương tác với nhau và trở thành những neutron, lực liên kết hạt nhân hình thành cùng với lực hấp dẫn tập hợp những neutron lại với nhau thành những sao neutron khổng lồ. Tuy nhiên những thiên thể càng lớn thì mật độ trong lòng chúng càng giảm bởi giới hạn mật độ năng lượng không cho phép chúng tồn tại ở mật độ quá đậm đặc.

Vũ trụ trở nên tối tăm bởi hầu hết ánh sáng đã bị ngưng đọng thành những cấu trúc vật chất

Khi độ cứng của vũ trụ tiếp tục giảm, độ rỗng của những tia cấu tạo tăng lên, làm gia tăng lực liên kết hạt nhân

Mật độ năng lượng giảm xuống, năng lượng dao động thừa ra khiến cho neutron phân hoá thành P và E, giảm mật độ sít chặt của những tập hợp xuống giới hạn tồn tại cho phép, lực điện từ hình thành cùng với những nguyên tố rất nặng

Năng lượng dao động tiếp tục thừa ra và bức xạ thành những sóng điện từ tràn ngập vũ trụ (hiện tượng Quasar) cho đến khi độ cứng của vũ trụ ngừng suy giảm.

Do đó, khi nhìn về quá khứ của vũ trụ, điều chúng ta thấy được xa nhất chỉ là hiện tượng Quasar (vào cuối chu trình giảm độ cứng của vũ trụ).

Và như một dao động tuần hoàn, vũ trụ sẽ tiếp tục biến dịch theo một chu trình ngược lại , độ cứng của vũ trụ sẽ tăng dần, vận tốc của những tia cấu tạo sẽ gia tăng , cùng với độ rỗng của nó sẽ giảm dần .

Giới hạn mật độ năng lượng gia tăng khiến cho độ rỗng của những tia cấu tạo ngày càng dưới mức giới hạn , do đó chúng có khả năng hấp thụ năng lượng để gia tăng độ rỗng đến giới hạn mới (đây có thể là nguyên nhân hụt khối của quả cân chuẩn tại Viện hàn lâm khoa học Pháp khi sự gia tăng khối lượng của nó chậm hơn những quả cân ở bên ngoài do điều kiện bảo quản).

Lực liên kết hạt nhân ngày càng nhỏ , những nguyên tố nặng phân rã dần, những thiên thể bùng nổ thành những sao sáng, những nguyên tố nhẹ hơn được hình thành

Trong một nhóm nguyên tố nặng , khi một nguyên tử phân rã hạt nhân, năng lượng bức xạ được các nguyên tử kế bên hấp thụ một phần , do đó làm gia tăng độ rỗng của những tia cấu tạo và lực liên kết hạt nhân của những nguyên tử này, giúp chúng vượt qua thời điểm phân rã và tồn tại thêm một thời gian nếu không bị bắn phá nhưng chúng sẽ tiếp tục phân rã khi lực liên kết hạt nhân yếu dần trong quá trình tăng độ cứng của vũ trụ . đó là nguyên nhân của chu kỳ bán rã của những nguyên tố phóng xạ .

Những tia sáng mới được tạo ra với mức năng lượng ngày càng lớn ( do được bức xạ từ những cấu trúc đã hấp thụ thêm năng lượng ), trong khi những tia sáng cũ lan truyền trong không gian với độ rỗng ngày càng giảm (chuyển đỏ) và ánh sáng của mặt trời sẽ mang đến trái đất ngày càng nhiều năng lượng hơn làm cho trái đất ngày càng nóng lên.

Tất cả các nguyên tố sẽ phân rã dần cho đến khi chỉ còn lại Hydro và những neutron

Vận tốc của ánh sáng và của những tia cấu tạo ngày càng tăng cùng với độ rỗng ngày càng giảm cho đến khi lực cộng hưởng dao động không đủ mạnh để giữ tia cấu tạo tồn tại trong cấu trúc, tất cả đều trở thành ánh sáng tràn ngập không gian, những tia sáng, đến lượt chúng cũng nhỏ dần với vận tốc cực lớn và dần dần biến mất, thời gian và không gian không còn nữa, vũ trụ trở thành một cõi tịch lặng vĩnh hằng.

Tuy nhiên với một nguồn năng lượng vô hạn đang tiềm ẩn, vũ trụ sẽ tiếp tục biến dịch với một chu trình ngược lại sau khi đã đạt đến một độ cứng tới hạn .và những tia sáng sẽ lại được hồi sinh trở lại

Xu hướng hấp thu và tích luỹ năng lượng của sự sống có nguồn gốc sâu xa trong xu hướng nội tại của cấu trúc vật chất trong chu trình gia tăng độ cứng của vũ trụ : các tia cấu tạo không ngừng hấp thu năng lượng để đạt mức giới hạn mật độ năng lượng đang liên tục gia tăng của vũ trụ .

Trên xu hướng đó những tập hợp phức tạp dần được hình thành và tạo nên sự sống như ngày nay trên trái đất.

Khi một dao động hình thành tại một điểm trong không gian cũng có nghĩa là nó đã hình thành tức thời trong suốt bề dày vô hạn của không gian theo chiều co dãn của dao động tại điểm đó.

Và do đó mỗi một vật thể, một bông hoa, một hạt bụi đều luôn luôn hàm chứa trong nó cái vô hạn của vũ trụ.

Mỗi cá thể luôn là một bộ phận của cá thể khác .

Tất cả chúng ta đều có chung một thân thể, đó là cái thực thể vô hạn bất sinh bất diệt đang biến dịch tuần hoàn vớí một nhịp điệu bất tận không có khởi đầu và kết thúc.

-------------

(1) G.F.Chew, Impasse for the elementary particle concept, the great ideas today (William Benton, Chicago,1974),99.

Liêm trinh ngĩ nên bắt đầu từ chính nội dung của lý thuyết trên tìm xem cái gì hợp lý và cái gì không hợp lý của lý thuyết trên, những cái gì khoa học hiện đại đã thực nghiệm và kết luận lý thuyết đúng thì không thể bác bỏ được và nếu tìm được một cách lý giải mới cho kết quả thực nghiệm đó mà hợp lý và giải thích được các vấn đề liên quan hợp lý thì cũng có thể là chân lý.

Vài lời mạo muội của một người mới bắt đầu mon men vào khoa học hiện đại cao cấp.

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy cái gì chưa đươc khoa học công nhận thì nó sai chăng? Nó chỉ đúng từ khi được công nhận chăng? Không lẽ cứ đợi khoa học công nhận mới nghiên cứu?

Thật tình tôi không hiểu tãi sao anh nghĩ như vậy?

Không thưa bác, đúng sai là tương đối nhưng khi lý thuyết và kết quả của phong thủy kiểm chứng được và được chấp nhận như 1 môn khoa học, thì giá trị ứng dụng của nó sẽ được đảm bảo hơn, mức độ bị lợi dụng sẽ được giảm thiểu.

Đó là sự khác nhau giữa các môn khoa học và các môn "chưa được công nhận" là khoa học.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không thưa bác, đúng sai là tương đối nhưng khi lý thuyết và kết quả của phong thủy kiểm chứng được và được chấp nhận như 1 môn khoa học, thì giá trị ứng dụng của nó sẽ được đảm bảo hơn, mức độ bị lợi dụng sẽ được giảm thiểu.

Đó là sự khác nhau giữa các môn khoa học và các môn "chưa được công nhận" là khoa học.

Vậy thì thái độ đúng nhất là anh không nên phê phán vội vã khi chưa có cơ sở để phê phán. Và cũng không vội khen ngay. Ma 2nên suy ngẫm đã.

Share this post


Link to post
Share on other sites