songHan

Lý Thuyết Về Bản Chất Của Vũ Trụ

139 bài viết trong chủ đề này

Kính thưa quí vị quan tâm.
Anh Quasa là một thành viên mới của diễn đàn. Nhưng ngay bài đầu tiên anh đã đưa ra mộtt ý tưởng học thuật "Lý thuyết về bản chất của vũ trụ". Điều này phủ hợp với mục đích nghiên cứu học thuật của trang web Lý học Đông phương. Bởi vậy Ban Điều hành mở riêng một chuyên mục do anh Quasa phụ trách để thể hiện ý tưởng của mình. Lý thuyết của anh có thể đúng và có thể sai, có thể mâu thuẫn với nhận thức hiện đại về các tri kiến khoa học được công nhận. Nhưng thực tế lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại đã chứng tỏ rằng: Những lý thuyết khoa học mới không dễ dàng gì được chấp nhận, nhưng nó vẫn có thể đúng trong tương lại.
Chúng tôi trân trọng sự nhiết tình và khám phá vô vụ lợi của tác giả, cho dù giả thiết nó là một ý tưởng sai. Còn nếu nó đúng thì đây chính là sự cống hiến không hề được xác định bởi quyền lợi.
Tôi tin rằng tác giả cũng mong được sự phản biện học thuật của các chuuyên gia trên tinh thần khách quan khoa học và mang tình thân ái với tác giả.
Xin trân trọng cảm ơn sự công hiến của tác giả và quí vị quan tâm.
Thiên Sứ

---------------------------------------------------------------------------

LÝ THUYẾT VỀ BẢN CHẤT CỦA VŨ TRỤ
Đây chỉ là những suy nghĩ cá nhân, đưa lên diễn đàn này mong được các cao nhân chỉ giáo. Xin được tạm gọi đây là "Lý thuyết về bản chất của vũ trụ ":
(Bản thân lý thuyết thực ra chỉ là sự đảo ngược cái nhìn của chúng ta về vũ trụ. Chúng ta luôn cho rằng bản thân chúng ta và những gì chúng ta cảm nhận được (vật chất) là thực, còn bây giờ thì ngược lại, vật chất chỉ là những hạt rỗng, còn chân không mới thực sự là một hạt cơ bản, đồng nhất và vô cùng cứng rắn).


Vật chất được cấu tạo như thế nào?
Đó là một câu hỏi làm trăn trở nhân loại từ xưa đến nay. Và chúng ta luôn nghĩ rằng vũ trụ phải được cấu tạo từ những hạt cơ bản, nhưng có lẽ chúng ta cũng luôn đồng ý với Geoffrey Chew rằng :
“ Một hạt cơ bản đích thực – tức là không hề còn có cơ cấu nội tại nào cả __ thì không thể là đối tượng của một lực nào, lực đó cho phép chúng ta phát hiện sự hiện hữu của nó. Chỉ duy việc biết đến sự hiện hữu của một hạt là đã nói được rằng hạt đó phải có một cơ cấu nội tại.”
Nguyên văn:
“A truly elementary particle – completely devoid of internal structure – could not be subject to any forces that would allow us to detect its existence. The mere knowledge of a particle’s existence, that is to say, implies that the particle possesses internal structure!”
(1)

Và nó phải là hoàn toàn đồng nhất, mỗi mảnh vỡ của nó phải là chính nó nguyên vẹn không khác, nó không phụ thuộc vào không gian và thời gian.
Với đặc tính đó, hạt cơ bản đã không thể tồn tại trong thế giới của chúng ta, dù là trong thế giới hạ nguyên tử.

Vậy tại sao chúng ta luôn cho rằng nó phải là một hạt có kích thước nhỏ nhất ?

Tại sao nó không thể là một hạt có kích thước vô hạn, bao hàm và quy định tất cả các quy luật vận hành của vũ trụ ?

Và chỉ có cái vô hạn mới hàm chứa đầy đủ đặc tính của một hạt cơ bản.

Như vậy, vũ trụ chính là một thực thể vô hạn và đồng nhất, với một năng lượng nội tại vốn có được thể hiện ở dạng những dao động, trong đó vật chất chỉ là những tập hợp của những dao động nội tại của thực thể đó.

Vào thời Newton người ta đã tính được độ cứng cần thiết của vũ trụ để ánh sáng có vận tốc c

Nếu không có thí nghiệm của Michelson và Moley và thuyết tương đối của Einstein thì người ta đã có thể biết được phương thức để những “hạt vật chất cứng rắn” có thể di chuyển trong một môi trường cứng như vậy, bởi thực ra không có vật thể thực sự nào di chuyển , tất cả chỉ là hình ảnh của những dao động.
(Bản thân tôi đã thực hiện thành công thí nghiệm đo quang sai của tia sáng gắn trên hệ quy chiếu quả đất - có nghĩa là tính được vận tốc thực của quả đất so với vận tốc ánh sáng - và xin được công bố sau).
Độ cứng của vũ trụ là nguyên nhân tồn tại của những hằng số cơ bản , trong đó dễ thấy nhất là hằng số c
Chúng ta biết rằng năng lượng của mỗi tia sáng ( mỗi photon ) luôn không thay đổi trong quá trình lan truyền trong không gian. Như vậy, trên quan điểm vũ trụ là một thực thể đồng nhất liên tục, thì mỗi tia sáng là một xung dao động ngang đồng trục tạo thành một chuỗi những hạt rỗng nhỏ dần trên trục dao động tương ứng với biên độ dao động giảm dần của xung


Posted Image



Với phương thức như vậy, ánh sáng đã bảo toàn được năng lượng của nó trong quá trình truyền sóng.

Độ rỗng ® của chuỗi hạt rỗng tỉ lệ thuận với năng lượng dao động và tỉ lệ nghịch với độ cứng (k) của vũ trụ


r = [ E/k ] (chỉ là công thức gợi ý, chưa hoàn chỉnh)

Giới hạn đàn hồi của vũ trụ đã tạo nên giới hạn lớn (U) của những hạt rỗng và giới hạn của mật độ năng lượng (J)

Ở tại cùng một độ cứng của vũ trụ , với các mức năng lượng khác nhau các tia sáng luôn có cùng một tần số dao động và chỉ khác nhau về độ rỗng và độ dài xung .
Đó là bản chất của ánh sáng , và như vậy giao thoa kế của Michelson và Moley đã không có hiệu quả trong thí nghiệm trước đây (1887).


Hiện tượng chuyển đỏ quang phổ trong quan sát thiên văn không phải do hiệu ứng Doppler mà nó chứng tỏ rằng độ cứng của vũ trụ hiện đang gia tăng

Nếu như vậy, vật chất trong quá khứ tồn tại ở giới hạn mật độ năng lượng thấp hơn và đó lại là một yếu tố nữa khiến cho ánh sáng của quá khứ càng chuyển đỏ hơn.

(do đó, khi sử dụng độ sáng đặc trưng để đo khoảng cách từ trái đất đến các thiên hà, khoảng cách này đã bị tăng lên do độ sáng không chỉ giảm theo khoảng cách mà còn giảm mạnh theo thời gian, chính điều này đã dẫn đến sai lệch trong tính toán khối lượng của vũ trụ, và vật chất tối đã thực sự không tồn tại ).


Điều gì sẽ xảy ra khi độ cứng của vũ trụ thay đổi ?

Trước hết ta hãy xem xét cấu trúc của những neutron, proton…cùng với bản chất của những lực vận hành vũ trụ.
Mỗi Photon là một xung dao động cơ bản của vũ trụ
Áp lực dao động của chúng có thể cộng hưởng và tương tác với nhau, trong một số trường hợp, phương truyền sóng của photon có thể bị bẻ cong bởi cộng hưởng áp lực dao động (ff)


Posted Image



Khi vận tốc photon đủ nhỏ và ff đủ lớn , các photon sẽ bị cuộn xoắn lại bởi ff nội tại và trở thành những cấu trúc vật chất (…), trong đó, mỗi photon trở thành một tia cấu tạo của cấu trúc đó, vận tốc của nó © trở thành vận tốc cấu tạo (Z) của cấu trúc .

Chu kỳ cấu tạo là đơn vị thời gian nội tại của cấu trúc.
Ở trạng thái chuyển động, chu kỳ cấu tạo dãn ra do tia cấu tạo phải thực hiện thêm chuyển động v . t’ = t / ( 1 – V
2/Z 2)1/2
Vector v là vận tốc thực của vạn vật trong vũ trụ, và cũng là bản chất của hiện tượng quán tính
và định luật bảo toàn động lượng.




Posted Image



Thí nghiệm nổi tiếng về quả lắc của Léon Foucault là một minh chứng cho lý thuyết này

Áp lực dao động cũng hình thành những nếp dao động theo từng cấu trúc, và tạo nên lực cộng hưởng nếp dao động giữa các cấu trúc, lực này tỉ lệ thuận với độ lồi lõm của những nếp dao động, do đó nó chỉ xuất hiện trong phạm vi bán kính rất nhỏ của cấu trúc. đó là lực liên kết hạt nhân trong nguyên tử



Posted Image



Giới hạn của mật độ năng lượng không cho phép lực liên kết hạt nhân ép chặt các cấu trúc quá mật độ cho phép . đó là bản chất của lực yếuỞ phạm vi bán kính càng lớn , độ lồi lõm của những nếp dao động càng bị nhoè đi và năng lượng dao động chỉ thể hiện được độ rỗng của tập hợp.

Cộng hưởng áp lực ở khoảng cách lớn đã tạo nên lực hấp dẫn



Posted Image


Làm thế nào để một photon có thể đủ dài với một độ rỗng đủ lớn và một vận tốc đủ nhỏ để ff nội tại có thể cuộn xoắn chúng lại thành những cấu trúc như hiện nay ? Điều này chỉ có thể xảy ra khi những photon biến dạng trong quá trình giảm độ cứng của vũ trụ

Bắt đầu ở một độ cứng cực đại, năng lượng nội tại của vũ trụ hình thành những photon rất nhỏ và ngắn(giới hạn U rất nhỏ) , nhưng với một năng lượng rất lớn (giới hạn mật độ năng lượng J rất cao)

Và khi độ cứng của vũ trụ giảm dần, độ rỗng của những photon tăng dần, nhưng do giới hạn mật độ J giảm nên năng lượng dư thừa làm tăng chiều dài của photon , vận tốc của chúng cũng giảm dần


Posted Image


Vũ trụ lúc bấy giờ tràn ngập những tia sáng rất dài với mức năng lượng lớn nhất, cho đến khi độ rỗng của những photon đủ lớn và một vận tốc đủ nhỏ, chúng sẽ bị cuộn xoắn lại bởi ff khi tương tác với nhau và trở thành những neutron, lực liên kết hạt nhân hình thành cùng với lực hấp dẫn tập hợp những neutron lại với nhau thành những sao neutron khổng lồ. Tuy nhiên những thiên thể càng lớn thì mật độ trong lòng chúng càng giảm bởi giới hạn mật độ năng lượng không cho phép chúng tồn tại ở mật độ quá đậm đặc.

Vũ trụ trở nên tối tăm bởi hầu hết ánh sáng đã bị ngưng đọng thành những cấu trúc vật chất

Khi độ cứng của vũ trụ tiếp tục giảm, độ rỗng của những tia cấu tạo tăng lên, làm gia tăng lực liên kết hạt nhân

Mật độ năng lượng giảm xuống, năng lượng dao động thừa ra khiến cho neutron phân hoá thành P và E, giảm mật độ sít chặt của những tập hợp xuống giới hạn tồn tại cho phép, lực điện từ hình thành cùng với những nguyên tố rất nặng

Năng lượng dao động tiếp tục thừa ra và bức xạ thành những sóng điện từ tràn ngập vũ trụ (hiện tượng Quasar) cho đến khi độ cứng của vũ trụ ngừng suy giảm.

Do đó, khi nhìn về quá khứ của vũ trụ, điều chúng ta thấy được xa nhất chỉ là hiện tượng Quasar (vào cuối chu trình giảm độ cứng của vũ trụ).

Và như một dao động tuần hoàn, vũ trụ sẽ tiếp tục biến dịch theo một chu trình ngược lại , độ cứng của vũ trụ sẽ tăng dần, vận tốc của những tia cấu tạo sẽ gia tăng , cùng với độ rỗng của nó sẽ giảm dần .

Giới hạn mật độ năng lượng gia tăng khiến cho độ rỗng của những tia cấu tạo ngày càng dưới mức giới hạn , do đó chúng có khả năng hấp thụ năng lượng để gia tăng độ rỗng đến giới hạn mới (đây có thể là nguyên nhân hụt khối của quả cân chuẩn tại Viện hàn lâm khoa học Pháp khi sự gia tăng khối lượng của nó chậm hơn những quả cân ở bên ngoài do điều kiện bảo quản).

Lực liên kết hạt nhân ngày càng nhỏ , những nguyên tố nặng phân rã dần, những thiên thể bùng nổ thành những sao sáng, những nguyên tố nhẹ hơn được hình thành

Trong một nhóm nguyên tố nặng , khi một nguyên tử phân rã hạt nhân, năng lượng bức xạ được các nguyên tử kế bên hấp thụ một phần , do đó làm gia tăng độ rỗng của những tia cấu tạo và lực liên kết hạt nhân của những nguyên tử này, giúp chúng vượt qua thời điểm phân rã và tồn tại thêm một thời gian nếu không bị bắn phá nhưng chúng sẽ tiếp tục phân rã khi lực liên kết hạt nhân yếu dần trong quá trình tăng độ cứng của vũ trụ . đó là nguyên nhân của chu kỳ bán rã của những nguyên tố phóng xạ .

Những tia sáng mới được tạo ra với mức năng lượng ngày càng lớn ( do được bức xạ từ những cấu trúc đã hấp thụ thêm năng lượng ), trong khi những tia sáng cũ lan truyền trong không gian với độ rỗng ngày càng giảm (chuyển đỏ) và ánh sáng của mặt trời sẽ mang đến trái đất ngày càng nhiều năng lượng hơn làm cho trái đất ngày càng nóng lên.

Tất cả các nguyên tố sẽ phân rã dần cho đến khi chỉ còn lại Hydro và những neutron

Vận tốc của ánh sáng và của những tia cấu tạo ngày càng tăng cùng với độ rỗng ngày càng giảm cho đến khi lực cộng hưởng dao động không đủ mạnh để giữ tia cấu tạo tồn tại trong cấu trúc, tất cả đều trở thành ánh sáng tràn ngập không gian, những tia sáng, đến lượt chúng cũng nhỏ dần với vận tốc cực lớn và dần dần biến mất, thời gian và không gian không còn nữa, vũ trụ trở thành một cõi tịch lặng vĩnh hằng.

Tuy nhiên với một nguồn năng lượng vô hạn đang tiềm ẩn, vũ trụ sẽ tiếp tục biến dịch với một chu trình ngược lại sau khi đã đạt đến một độ cứng tới hạn .và những tia sáng sẽ lại được hồi sinh trở lại

Xu hướng hấp thu và tích luỹ năng lượng của sự sống có nguồn gốc sâu xa trong xu hướng nội tại của cấu trúc vật chất trong chu trình gia tăng độ cứng của vũ trụ : các tia cấu tạo không ngừng hấp thu năng lượng để đạt mức giới hạn mật độ năng lượng đang liên tục gia tăng của vũ trụ
.

Trên xu hướng đó những tập hợp phức tạp dần được hình thành và tạo nên sự sống như ngày nay trên trái đất.
Khi một dao động hình thành tại một điểm trong không gian cũng có nghĩa là nó đã hình thành tức thời trong suốt bề dày vô hạn của không gian theo chiều co dãn của dao động tại điểm đó.
Và do đó mỗi một vật thể, một bông hoa, một hạt bụi đều luôn luôn hàm chứa trong nó cái vô hạn của vũ trụ.
Mỗi cá thể luôn là một bộ phận của cá thể khác .
Tất cả chúng ta đều có chung một thân thể, đó là cái thực thể vô hạn bất sinh bất diệt đang biến dịch tuần hoàn vớí một nhịp điệu bất tận không có khởi đầu và kết thúc.
-------------

(1) G.F.Chew, Impasse for the elementary particle concept, the great ideas today (William Benton, Chicago,1974),99.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

quasar thân mến!

Lý thuyết của bạn đưa ra như trên cũng chỉ là một cố gắng giải quyết những khó khăn, mâu thuẫn trong khoa học khi nghiên cứu tự nhiên ở một mức độ đủ sâu mà thôi. Phương pháp luận vẫn như cũ, tất yếu đến một lúc nào đó, sau khi bạn đã tốn rất nhiều sức lực vả tâm huyết, cũng sẽ vấp phải những mâu thuẫn không thể giải quyết được và bạn lại phải nghĩ ra một cách nhìn mới chung số phận.

Muốn giải quyết các vấn đề như thế thì phải thay đổi phương pháp luận, thay đổi cách nhận thức thế giới hiện tượng. Theo tôi, học thuyết ADNH (khi chưa bị thất truyền) mới có khả năng giải quyết những vấn đề đó. Phục hồi học thuyết ADNH qua những gì còn sót lại với cách nhìn mới, phương pháp mới, theo tôi, hiệu quả hơn là phát minh ra lý thuyết mới.

Theo những nghiên cứu của tôi về học thuyết ADNH thì:

Bản chất thế giới này chỉ lả trường khí ADNH với những cấu trúc đa dạng có khởi thủy là Thái cực mà thôi. Các hạt vật chất cho tới các hành tinh khổng lổ chỉ là trường khí AD với mức độ tập trung cao của Khí dương. Khối lượng là đại lượng mô tả mức độ tập trung của Khí dương. Không thời gian là những khái niệm mô tả sự vận động của khí Âm Dương. Cái gọi là lực là đại lượng mô tả xu thế vận động của trường khí AD. Năng lượng là đại lượng mô tả kết quả của sự vận động đó. Định luật bảo toàn năng lượng chỉ đúng trong trạng thái âm dương hài hòa của sự vật và không còn đúng trong trạng thái âm dương chưa hài hòa. Độ cong của không thời gian do khối lượng thực chất là do tác động của Khí dương có tính tịnh, bảo toàn trạng thái ban đầu tập trung cao mà ra...

Đại khái một vài quan niệm của học thuyết ADNH (mà tôi nghiên cứu) như thế. Và tôi thấy chẳng có thứ gì không thể giải quyết được với học thuyết này.

Tôi biết những dòng này của tôi sẽ bị phản đối ghê lắm, nhưng bạn mời thảo luận nên tôi mới nói.

Nếu có gì không vừa ý bạn thì xin bỏ qua, coi như tôi chưa viết.

Thân mến!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vo Truoc thân mến, anh không thấy rằng lý thuyết này không những không mâu thuẩn với ht ADNH mà nó còn là một cách nhìn khác về ADNH đó sao

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vo Truoc thân mến, anh không thấy rằng lý thuyết này không những không mâu thuẩn với ht ADNH mà nó còn là một cách nhìn khác về ADNH đó sao

quasar thân mến!

Rất xin lỗi. Lúc này, tôi không nói lý thuyết trên mâu thuẫn với học thuyết ADNH nhưng tôi cũng không thấy nó là cách nhìn khác về ADNH, có chăng là một số quan điểm hệ quả nhìn thực tại giống nhau. Cái tôi muốn nói là phương pháp luận, xuất phát điểm. Dù sao những quan điểm mới, đột phá thường rất hấp dẫn tôi.

Có thể tôi chưa hiểu kỹ hoặc bạn chưa viết hết những nét tinh tế của các quan điểm đó.

Vậy, tôi xin lắng nghe tiếp.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong lý thuyết có trình bày rằng vũ trụ là một thực thể vô hạn và đồng nhất, nó tương ứng với cái mà Đạo gọi là Thái cực, với sự biến dịch tuần hoàn giữa hai trạng thái căng và chùng của bản thể dẫn đến sự biến đổi trạng thái của năng lượng (dao động nội tại) từ ẩn đến hiện, từ nhanh đến chậm, từ nhỏ đến lớn...

âm dương song hành, luân chuyển không ngừng...

Cái chính là lý thuyết đã giải quyết được những vướng mắc của vật lý hiện đại, đã trả lời được những câu hỏi "tại sao" (bản chất của những định luật). và hy vọng nó cũng sẽ là cái điều mà người xưa muốn diễn tả thông qua ht ADNH nếu được mổ xé sâu hơn.

thân chào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Quasar thân mến.

Tôi xin phép được sửa lại bài viết của anh theo font chữ thường thể hiện trên diễn đàn để dễ đọc. Anh thẩm định lại cách trình bày.

Tôi đã xem hết bài viết của anh - cảm ơn anh đã trình bày những ý tưởng sáng tạo của mình trên diễn đàn Lý học Đông phương. Những kiến thức chuyên sâu về vật lý tôi không rành, nhưng đang cố gắng liên hệ tính hợp lý trong bài viết của anh. Nhưng cách đặt vấn đề trong bài viết này rất hợp lý và có thể liên hệ đến sự khởi nguyên của vũ trụ:

Vật chất được cấu tạo như thế nào?

Đó là một câu hỏi làm trăn trở nhân loại từ xưa đến nay. Và chúng ta luôn nghĩ rằng vũ trụ phải được cấu tạo từ những hạt cơ bản, nhưng có lẽ chúng ta cũng luôn đồng ý với Geoffrey Chew rằng :

“ Một hạt cơ bản đích thực – tức là không hề còn có cơ cấu nội tại nào cả __ thì không thể là đối tượng của một lực nào, lực đó cho phép chúng ta phát hiện sự hiện hữu của nó. Chỉ duy việc biết đến sự hiện hữu của một hạt là đã nói được rằng hạt đó phải có một cơ cấu nội tại.”

Nguyên văn:

“A truly elementary particle – completely devoid of internal structure – could not be subject to any forces that would allow us to detect its existence. The mere knowledge of a particle’s existence, that is to say, implies that the particle possesses internal structure!”(1)

Và nó phải là hoàn toàn đồng nhất, mỗi mảnh vỡ của nó phải là chính nó nguyên vẹn không khác, nó không phụ thuộc vào không gian và thời gian.

Với đặc tính đó, hạt cơ bản đã không thể tồn tại trong thế giới của chúng ta, dù là trong thế giới hạ nguyên tử.

Vậy tại sao chúng ta luôn cho rằng nó phải là một hạt có kích thước nhỏ nhất ?

Tại sao nó không thể là một hạt có kích thước vô hạn, bao hàm và quy định tất cả các quy luật vận hành của vũ trụ ?

Và chỉ có cái vô hạn mới hàm chứa đầy đủ đặc tính của một hạt cơ bản.

Như vậy, vũ trụ chính là một thực thể vô hạn và đồng nhất, với một năng lượng nội tại vốn có được thể hiện ở dạng những dao động, trong đó vật chất chỉ là những tập hợp của những dao động nội tại của thực thể đó.

Bài viết của anh đã làm tôi rất ngạc nhiên về ý tưởng cụ thể này:

Tại sao nó không thể là một hạt có kích thước vô hạn, bao hàm và quy định tất cả các quy luật vận hành của vũ trụ?

Và chỉ có cái vô hạn mới hàm chứa đầy đủ đặc tính của một hạt cơ bản.

Như vậy, vũ trụ chính là một thực thể vô hạn và đồng nhất, với một năng lượng nội tại vốn có được thể hiện ở dạng những dao động, trong đó vật chất chỉ là những tập hợp của những dao động nội tại của thực thể đó.

Đây chính là sự phản ánh một phần chính xác của Thái Cực - thể bản nguyên của vũ trụ trong Lý học Đông phương. Và cũng chính vì những hiểu biết của tôi về Thái Cực, nên đã mạnh dạn tiên tri về tương lai của cuộc thí nghiệm đi tìm "Hạt của Chúa" (LHC) sẽ thất bại.

Tôi rất tiếc vì kiến thức giới hạn của tôi không chuyên sâu về kiến thức Vật Lý hiện đại, nên không thể hiểu được phần minh chứng của anh ở những đoạn sau. Việc này tôi tin rằng sẽ có những nhà nghiên cứu có chuyên môn sâu quán xét.

Vì vậy, xin phép anh Quasar cho tôi chuyển bài viết này đúng với nội dung của nó vào chuyên mục "Trao đổi học thuật - Lý học Đông phương".

Hy vọng anh tiếp tục phát triển và minh chứng ý tưởng của mình.

Trân trọng chúc anh sức khỏe và thành công.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vô cùng cảm ơn anh Thiên Sứ đã quan tâm.

Khi đọc lý thuyết này chắc có lẽ sẽ có nhiều người cho rằng tôi đang cố gắng làm sống lại ý tưởng về môi trường ete vào thời Newton. Tuy nhiên, có một sự khác biệt rất lớn mà chúng ta cần thấy rõ đó là : ete là một môi trường cùng tồn tại song song và tương tác với vật chất, là đồng dạng với vật chất.

Còn ở đây, thực thể mà lý thuyết muốn nói đến là thứ vật chất thực sự, duy nhất, không phải là môi trường chứa đựng các sự vật, mà chỉ là môi trường thể hiện những trạng thái của năng lượng (những dao động nội tại), theo tôi, đó chính là Chân Như mà Đức Phật đã nói đến, thế giới mà chúng ta đang cảm nhận vốn chỉ là những dao động, và thực sự là vô ngã, là hư vọng.

Thực ra, nếu như các nhà khoa học hiện nay nhận thức được rằng họ đang nhận cái hư làm thực, cho cái thực là hư thì thuyết tiến hóa của vũ trụ sẽ không còn bị bế tắc tại điểm kỳ dị của Bigbang...

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vô cùng cảm ơn anh Thiên Sứ đã quan tâm.

Khi đọc lý thuyết này chắc có lẽ sẽ có nhiều người cho rằng tôi đang cố gắng làm sống lại ý tưởng về môi trường ete vào thời Newton. Tuy nhiên, có một sự khác biệt rất lớn mà chúng ta cần thấy rõ đó là : ete là một môi trường cùng tồn tại song song và tương tác với vật chất, là đồng dạng với vật chất.

Còn ở đây, thực thể mà lý thuyết muốn nói đến là thứ vật chất thực sự, duy nhất, không phải là môi trường chứa đựng các sự vật, mà chỉ là môi trường thể hiện những trạng thái của năng lượng (những dao động nội tại), theo tôi, đó chính là Chân Như mà Đức Phật đã nói đến, thế giới mà chúng ta đang cảm nhận vốn chỉ là những dao động, và thực sự là vô ngã, là hư vọng.

Thực ra, nếu như các nhà khoa học hiện nay nhận thức được rằng họ đang nhận cái hư làm thực, cho cái thực là hư thì thuyết tiến hóa của vũ trụ sẽ không còn bị bế tắc tại điểm kỳ dị của Bigbang...

Về điểm này thì tôi cũng cho rằng thuyết Bicbang là một sai lầm. Nó vô lý ngay trong nội dung của nó:

Cái vô hạn nằm trong cái hữu hạn!?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Và cả thuyết tương đối cũng không đứng vững trước thí nghiệm về sự co dãn thời gian khác nhau của hai đồng hồ nguyên tử có vận tốc chuyển động khác nhau. Thật đơn giản, nhưng tại sao không ai nhận ra ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Và cả thuyết tương đối cũng không đứng vững trước thí nghiệm về sự co dãn thời gian khác nhau của hai đồng hồ nguyên tử có vận tốc chuyển động khác nhau. Thật đơn giản, nhưng tại sao không ai nhận ra ?

quasar thân mến!

Bạn có thể nói rõ hơn về vấn đề này được không ?

Xin cám ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin trích đoạn bài viết của anh Thiên Sứ về thuyết tương đối:

Có 2 anh em sinh đôi. Nói chính xác ở đây là ta lấy ví dụ về 2 người coi như hoàn toàn giống nhau về thời gian cũng như hình dáng. Quá trình phát triển của cơ thể họ cũng là hoàn toàn như nhau. Và một ngày kia một trong hai người đó bay lên vũ trụ. Nghịch lí sắp nói tới ở đây là liệu có thể nào một trong 2 người này sẽ già hơn người còn lại khi gặp lại nhau hay không.

Hãy giả sử 2 anh em này là A và B. Bây giờ là lúc B ở lại Trái Đất chờ người anh em của mình là A bay lên vũ trụ trên một con tàu có vận tốc khoảng 80% vận tốc ánh sáng chẳng hạn. A có nhiệm vụ đi đến một hành tinh cách rất xa Trái Đất mà theo như tính toán của cơ học Newton thì với vận tốc này anh ta phải mất 10 năm để đến nơi đó. Và cả đi cả về (coi như không tính thời gian ở lại hành tinh) anh ta phải mất những 20 năm. Vậy khi anh ta trở về để gặp lại người anh em song sinh của mình thì điều gì sẽ xảy ra?

Trong rất nhiều bộ phim viễn tưởng và cả những câu chuyện tưởng tượng khác nữa mà chắc hẳn các bạn đã xem khá nhiều, các bạn đều có thể qua đó trả lời tôi rằng chắc chắn khi anh ta quay về thì người anh em nọ đã là một ông già, tuổi tác khi đó sẽ chênh lệch rất lớn. Vậy tại sao người ta lại có thể suy ra điều đó? Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này trước khi phân tích xem liệu những điều đó có đúng hay không. Chúng ta lại nhắc đến phép biến đổi Lorenzt đã nói ở trên, theo đó với γ:

γ = (1 - v² / c²)½

Thì ta có hệ thức thời gian như sau: t' = t. γ

Bây giờ chúng ta sẽ áp dụng bài toán trên để tìm nghịch lí cho 2 anh em sinh đôi trên.

Vì 2 anh em này có vận tốc hoàn toàn khác nhau. Ta cứ tạm nói theo ngôn ngữ thông thường là người A đang chuyển động còn người B thì đứng yên. Vậy ta có thể đặt cho 2 người này 2 hệ qui chiếu tương ứng có tên tương ứng cũng là A và B. Hệ A là hệ tại đó người A (người bay lên vũ trụ) là đứng yên vì hệ này luôn chuyển động cùng với anh ta. Tại hệ A người B là đối tượng chuyển động. Còn hệ B là hệ tại đó người B (ở lại Trái Đất) đứng yên còn người A lại là đối tượng chuyển động.

Quay lại với các bộ phim viễn tưởng. Nếu như đặt vấn đề tôi đang nói tới ở đây vào một nhà đạo diễn chuyên nghiệp các bộ phim viễn tương hay một hoạ sĩ truyện tranh có học qua vật lí tương đối tính, hẳn một kết luận đuợc đưa ra ngay tức khắc là khi quay về chắc chắn người A sẽ rất trẻ so với người B vì đơn giản là theo phép biến đổi Lorentz nói trên thì thời gian của người A sẽ trôi chậm hơn trong hệ qui chiếu của người B. Điều này không phải không có lí khi xét quá trình chuyển động. Có điều những người đưa ra kết luận này đã quên mất rằng chuyển động luôn chỉ có tính tương đối mà thôi. Việc đưa ra kết luận như trên là vì nhà đạo diễn này đang tự đặt mình vào vị trí của người B ở lại Trái Đất. Khi đó tại hệ qui chiếu của ông ta, ông ta sẽ luôn thấy kẻ ra đi kia là trẻ trung một cách kì lạ. Có điều là nếu như một lần nhà đạo diễn thử đặt mình vào vị trí của người A, ông ta sẽ thấy gì. Khi đó ông ta sẽ sử dụng hệ qui chiếu mà tại đó ông ta hoàn toàn đứng yên (tức hệ qui chiếu A). Khi đó với ông ta, hệ qui chiếu B và do đó cả người B là đối tượng chuyển động với cùng vận tốc mà ông ta từng thấy người A chuyển động khi đứng tại hệ qui chiếu B. Và như thế có nghĩa là tại thời điểm này, ông ta hẳn phải ngạc nhiên khi thấy rằng mình đã sai lầm vì thực sự khi bay cùng với A thì ông ta sẽ thấy B trẻ lâu hơn ông ta nhiều. Và bây giờ khi mà chưa thể phanh được một trong 2 hệ qui chiếu này lại, nhà đạo diễn sẽ phải nghĩ xem vậy thì cuối cùng trong bộ phim của ông ta ai mới là kẻ già truớc, và thế là nghịch lí nảy sinh.

Thuyết tương đối không chấp nhận sự tồn tại một vận tốc tuyệt đối riêng của mỗi hệ quy chiếu.

Thế nhưng với sự ra đời của đồng hồ nguyên tử, chúng ta dễ dàng tính được vận tốc thực của mỗi vật hoặc ít nhất cũng xác định được sự chuyển động nhanh hay chậm hơn giữa các vật.

Thí nghiệm về hai đồng hồ nguyên tử nêu trên là một phiên bản của nghịch lý hai anh em sinh đôi, nó đã xác định được người đi trên con tàu vũ trụ có vận tốc rất lớn đã trãi qua một khoảng thời gian ngắn hơn so với người ở trái đất nếu mỗi người có mang theo một đồng hồ nguyên tử.

Riêng tôi với thí nghiệm tính được góc lệch của tia sáng khi hệ quy chiếu chuyển động cũng là một bằng chứng âm của thuyết tương đối

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh dốt quá. Anh chưa biết gì về thuyết tuơng đối rộng nên mới nói như thế này, đúng không?

Trong rất nhiều bộ phim viễn tưởng và cả những câu chuyện tưởng tượng khác nữa mà chắc hẳn các bạn đã xem khá nhiều, các bạn đều có thể qua đó trả lời tôi rằng chắc chắn khi anh ta quay về thì người anh em nọ đã là một ông già, tuổi tác khi đó sẽ chênh lệch rất lớn. Vậy tại sao người ta lại có thể suy ra điều đó? Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này trước khi phân tích xem liệu những điều đó có đúng hay không. Chúng ta lại nhắc đến phép biến đổi Lorenzt đã nói ở trên, theo đó với γ:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quasar thân mến.

Đoạn anh trích dẫn trên là bài của nhà nghiên cứu Lê Văn Cường. Tôi chỉ giới thiệu trên diễn đàn. Không phải của tôi. Anh xem lại. Tôi có ghi tác giả rõ ràng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân, điều đó thật quá rõ, chỉ có địa k là không biết thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh dốt quá. Anh chưa biết gì về thuyết tuơng đối rộng nên mới nói như thế này, đúng không?

Anh thô lỗ quá. Anh chưa biết gì về văn hóa nên mới nói như thế này, đúng không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cả ông Cường cũng dốt nốt. Tóm lại tất cả những người ở đây hoàn toàn không hiểu chút gì về vật lý.

nghịch lý anh em song sinh đã được giải quyết ngay sau khi thuyết tương đối rộng ra đời, vì để có được vận tốc cao gần bằng ánh sáng, thì xảy ra hiện tượng thời gian trôi chậm, nhưng anh ta quên mất một điều sơ đẳng, cần phải có giai đoạn tàu vũ trụ tăng/giảm tốc, và khi tăng/giảm tốc thì tương đương với việc có một trường hấp dẫn, và do đó thời gian sẽ bị thay đổi đi. Và do đó, gặp lại nhau thì họ vẫn vậy.

@Vô Trước: Khi mình có kiến thức ngang tầm một học sinh cấp 3 thì đừng có mà mở miệng mà bình luận, người ta cười vào mũi cho. Ăn cơm mèo nói leo các cụ.

http://www.experiencefestival.com/a/Twin_p...tion/id/2041704

Twin paradox - Einstein's general relativity solution

It was Einstein's dissatisfaction with special relativity as incomplete which prompted the development of general relativity. His dissatisfaction stemmed, at least in part, from the fact that asymmetrical aging did not depend only on the kinematics (the relative motion of the bodies). See also the essentially equivalent example of two seperated but synchronised clocks being unsynchronised when brought together (Einstein 1905). The kinematics did indeed appear to be symmetrical, and special relativity had to treat inertial frames as "privileged". This point of view can be clearly seen in Einstein's preamble to his 1916 paper on general relativity (section 2).

Einstein's general relativity solution was as follows. According to his equivalence principle, acceleration is equivalent in its effect to a gravitational field. What might be called inertial forces felt by the turnaround twin can be treated as gravitational forces, and according to Einstein at that time, they are real, induced gravitational forces for the "traveller". Thus the gravitational field replaces the acceleration as cause for the asymmetry. While this uniform gravitational field exists for the turnaround twin, he is at a lower grativational pontential than people on Earth. He accepts from the equivalence principle that if his clock is at a lower gravitational potential in a gravitational field, it will be running slow compared to clocks at a higher potential - his clock runs slow compared to the Earth clocks while he feels the gravitational force. He can calculate that after the field disappears, the Earth clocks have gained time, compared to his momentarily very slow clock. The Earth clocks have gained, or his clock has fallen behind, by the same amount indicated in the `Minkowski diagram' above which shows the different lines of simultaneity.

It is sometimes claimed that the twin paradox cannot be resolved without the use of general relativity, by which might be meant that age difference cannot be calculated by the travelling twin without general relativity, something we have tried to show can be done. On the other hand, the claim that general relativity is necessary, may be a claim that someone doesn't think the argument which rejects the first (erroneous) calculation by the space-ship crew, is strong enough to convince the crew that they should perform the second correct calculation instead. The general relativity explanation says: if you are going to claim your reference frame is good, and deny the implications of changing reference frames, you will need to consider the inertial forces as equivalent to gravity forces and then account for the physical effect of gravity.

This explanation was popular among a number of physicists (Moller 1952) and continues to find adherents today. However, that calculation and its related interpretation have met with serious criticism. For example, after remarking that the general relativity calculation only corresponds to perceived reality for the traveler, Builder (1957) writes:

"The concept of such a field is completely incompatible with the limited value c for all velocities [...], so that the specified field would have to be created simultaneously at all points in S' and be destroyed simultaneously at all points in S0. Thus the principle of equivalence can contribute nothing of physical significance to the analysis".

Thus in later years, physicists have increasingly treated general relativity as a theory of gravitation, rejecting its aspirations to be a theory about relative motion including acceleration; consequently, acceleration is commonly regarded as "absolute" after all.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cả ông Cường cũng dốt nốt. Tóm lại tất cả những người ở đây hoàn toàn không hiểu chút gì về vật lý.

nghịch lý anh em song sinh đã được giải quyết ngay sau khi thuyết tương đối rộng ra đời, vì để có được vận tốc cao gần bằng ánh sáng, thì xảy ra hiện tượng thời gian trôi chậm, nhưng anh ta quên mất một điều sơ đẳng, cần phải có giai đoạn tàu vũ trụ tăng/giảm tốc, và khi tăng/giảm tốc thì tương đương với việc có một trường hấp dẫn, và do đó thời gian sẽ bị thay đổi đi. Và do đó, gặp lại nhau thì họ vẫn vậy.

@Vô Trước: Khi mình có kiến thức ngang tầm một học sinh cấp 3 thì đừng có mà mở miệng mà bình luận, người ta cười vào mũi cho. Ăn cơm mèo nói leo các cụ.

Thưa ngài Địa Kiếp!

Tưởng ngài chỉ vô văn hóa, nếu thế tôi có thể không chấp với bọn mất gốc, còn có lẽ ngài cũng có học mót được chút nghề nghiệp chuyên môn nên ngài mới to mồm như thế. Ai ngờ, ngay cả đến ngể nghiệp chuyên môn hẹp của mình ngài cũng “dốt” (từ dùng của chính ngài) đến vậy! Thật là trò hề!

Ngài hãy lắng nghe cậu “ học sinh cấp 3” giảng cho ngài rõ đây:

Cái các lý giải của ngài hay ngài học mót được ở đâu đó là sai toét. Ngài không hiểu rằng cái trường hấp dẫn sinh ra do có sự gia tốc (tăng hoặc giảm) đó không làm cho thời gian trôi nhanh lên mà chỉ làm cho nó luôn luôn phải trôi chậm lại so với khi chưa có vận tốc cao mà thôi. Và do vậy, khi 2 anh em sinh đôi đó gặp lại nhau thì vẫn phải có một anh trẻ hơn anh kia chứ không có chuyện “Và do đó, gặp lại nhau thì họ vẫn vậy “ như ngài giải thích đâu.

Đến cái sơ đẳng này ngài còn không biết thì dù rộng lượng đến đâu tôi cũng phải đánh điểm zero trừ cho kiến thức nghề nghiệp của ngài .

Cái vấn đề nảy cũng chẳng có gì cao siêu đâu. Hàng ngàn năm trước người phương Đông đã biết rồi. Không tin ngài thử tìm đọc truyện Từ Thức gặp tiên hay dễ dàng hơn là đọc Tôn Ngộ Không là sẽ rõ.

Thực ra, đây không phải là nghịch lý gì cả. Đó là một hiệu ứng có thực, hoàn toàn có thể sảy ra trong thực tế mà chẳng có sự vô lý nào cả. Hai anh em sinh đôi, già trẻ hơn nhau là bình thường do nhiều nguyên nhân kể cả cái nguyên nhân do thời gian trôi chậm lại khi anh ta du hành vào Vũ trụ trở về. Cái được coi là nghịch lý ở đây chỉ là thói quen của con người trong không thời gian tuyệt đối mà thôi. Trong khoa học, người ta đã đo đạc được sự khác biệt hẳn hoi. Ủa! mà cái này ngài phải biết chứ.

Nếu ngài sỹ diện, cứ cố tình không chịu nghe “cậu học sinh cấp 3” giảng thì tôi xin trích ra đây câu này của vị thày các ông thày của Ngài:

“… Khi trở về, nó sẽ trẻ hơn rất nhiều so với đứa ở lại Trái đất. Điều này được gọi là nghịch lỳ hai đứa trẻ sinh đôi, nhưng nó là nghịch lý chỉ nếu ý niệm về thời gian tuyệt đối vẫn còn lẩn quất trong đầu chúng ta. Trong lý thuyết tương đối, không có một thời gian tuyệt đối, duy nhất, mà thay vì thế, mỗi cá nhân có một độ đo thời gian riêng cho mình và độ đo đó phụ thuộc vào nơi họ đang ở và họ chuyển động như thế nào ”

(Lược sử thời gian – Stephen hawking : Nhà xuất bản Trẻ 2008 trang 61)

Nếu như lần trước, ngài không thừa nhận mà lại cho rằng ông này “lởm khởm” thì tôi cũng đành bó tay!

Cái thùng rỗng kêu to đôi khi cũng làm người khác giật mình!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vo Truoc bận tâm với những hạng không có trí tuệ làm gì cho mệt mõi. Hiện nay có rất nhiều kẻ đeo bằng tiến sĩ, thuộc làu kinh sách cổ kim nhưng trí tuệ không bằng một đứa trẻ, tham gia các diễn đàn chỉ để xổ bẩn cho thỏa thích, anh đừng mắc lừa bọn người này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chã Vô Trước đọc đi. Và đừng bao giờ đọc truyện tranh của Hawkin để đi nói chuyện.

http://www.economicexpert.com/a/Twin:paradox.html

Home > Twin paradox

The Twin paradox is a thought experiment in special relativity. Of two twin brothers one undertakes a long space journey with a very high-speed rocket at almost the speed of light, while the other remains on Earth. When the traveler finally returns to Earth, it is observed that he is younger than the twin who stayed put.This outcome is predicted by Einstein's special theory of relativity. It is an experimentally verified phenomenon called time dilation. One example is with muons produced in the upper atmosphere being detectable on the ground. Without time dilation, the muons would decay long before reaching the ground. Another experiment confirmed time dilation by comparing the effects of speed on two atomic clocks, one based on earth the other aboard a supersonic plane. They were out of sync afterwards, with the one on the plane being slightly behind.

The apparent paradox arises if one takes the position of the traveling twin: from his perspective, his brother on Earth is moving away quickly, and eventually comes close again. So the traveler can regard his brother on Earth to be a "moving clock" which should experience time dilation. Special relativity says that all observers are equivalent, and no particular frame of reference is privileged. Hence, the traveling twin, upon return to Earth, would expect to find his brother to be younger than himself, contrary to that brother's expectations. Which twin is correct?

It turns out that the traveling twin's expectation is mistaken: special relativity does not say that all observers are equivalent, only that all observers in inertial frames are equivalent. But the traveling twin jumps frames when he does a U-turn. The twin on Earth rests in the same inertial frame for the whole duration of the flight (no accelerating or decelerating forces apply to him) and he is therefore able to distinguish himself from the traveling twin.

There are not two but three relevant inertial frames: the one in which the stay-at-home twin remains at rest, the one in which the traveling twin is at rest on his outward trip, and the one in which he is at rest on his way home. It is during the acceleration and deceleration of the departure and arrival to Earth and similar accelerations at the U-turn when the traveling twin switches frames. That's when he must adjust the calculated age of the twin at rest. This is a purely artificial effect caused by the change in the definition of simultaneity when changing frames. Here's why.

In special relativity there is no concept of absolute present. A present is defined as a set of events that are simultaneous from the point of view of a given observer. The notion of simultaneity depends on the frame of reference, so switching between frames requires an adjustment in the definition of the present. If one imagines a present as a (three-dimensional) simultaneity plane in Minkowski space, then switching frames results in changing the inclination of the plane.

In the spacetime diagram on the right, the first twin's lifeline coincides with the vertical axis (his position is constant in time). On the first leg of the trip, the second twin moves to the right (black sloped line); and on the second leg, back to the left. Blue lines show the planes of simultaneity for the traveling twin during the first leg of the journey; red lines, during the second leg. During the U-turn the plane of simultaneity jumps from blue to red and very quickly sweeps a large segment of the lifeline of the resting twin. Suddenly the resting twin "ages" very fast in the reckoning of the traveling twin.

It is sometimes claimed that the twin paradox cannot be resolved without the use of general relativity. Indeed, one of the twins must undergo acceleration during the U-turn, and only general relativity can properly describe accellerating observers. Strictly speaking this is true. Special relativity, however, is an excellent approximation to general relativity, except for very strong gravitational fields and large accellerations. If we can make the inertial legs of the trip long enough and the accelleration at the U-turn small enough, the effects of general relativity in the above analysis would amount to very small corrections.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi vốn không có chuyên môn sâu về Vật Lý. Cghỉ hiểu qua những khái niệm. Lại không biết tiếng Anh.

Tôi cũng không coi chân lý thể hiện bằng tiếng Anh thì đúng hơn tiếng Việt.

Vậy xin hỏi anh Địa Kiếp:

Cuối cùng anh kết luận thế nào về mối liên hệ giữa thời gian và vận tốc?

Riêng tôi xác định như sau:

vận tốc càng lớn thì thời gian và không gian càng ngắn lại.

Cụ thể: Nếu vận tốc trong vũ trụ là tuyệt đối thì không thời gian bằng 0.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vận tốc mà tiến dần đến vận tốc ánh sáng, thì thơi gian sẽ trôi chậm lại. Tuy nhiên, nếu chỉ có thế thì đã có cái nghịch lý này.

Vấn đề là, thời gian còn phụ thuộc vào nhiều cái nữa, phụ thuộc vào trọng trường, ví dụ ở gần trường hấp dẫn thì cũng trôi chậm. Và vì gia tốc cũng được hiểu là trọng trường, cho nên khi ta tăng vận tốc, thì cũng có hiện tượng này xảy ra.

Khi ta muốn chuyển động với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng, thì ta phải có giai đoạn tăng tốc và giảm tốc. Và tính cả 2 giai đoạn này nữa vào, thì tuổi của 2 anh em là bằng nhau.

Đề nghị moị người ít nhất google "nghịch lý anh em sinh đôi" trước khi bắt đầu đi sáng tạo lý thuyết này nọ. Google là kỹ năng đầu tiên của làm khoa học.

Google ra vài cái.

http://thienvanvietnam.org/forum/showthread.php?t=324

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vận tốc mà tiến dần đến vận tốc ánh sáng, thì thơi gian sẽ trôi chậm lại. Tuy nhiên, nếu chỉ có thế thì đã có cái nghịch lý này.

Vấn đề là, thời gian còn phụ thuộc vào nhiều cái nữa, phụ thuộc vào trọng trường, ví dụ ở gần trường hấp dẫn thì cũng trôi chậm. Và vì gia tốc cũng được hiểu là trọng trường, cho nên khi ta tăng vận tốc, thì cũng có hiện tượng này xảy ra.

Khi ta muốn chuyển động với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng, thì ta phải có giai đoạn tăng tốc và giảm tốc. Và tính cả 2 giai đoạn này nữa vào, thì tuổi của 2 anh em là bằng nhau.

Đề nghị moị người ít nhất google "nghịch lý anh em sinh đôi" trước khi bắt đầu đi sáng tạo lý thuyết này nọ. Google là kỹ năng đầu tiên của làm khoa học.

Google ra vài cái.

http://thienvanvietnam.org/forum/showthread.php?t=324

Trong khoa học khi quán xét một hiện tương riêng biết thì người ta phải dùng phương pháp loại suy các tương tác khác. Với hai con người - (anh em sinh đôi) chuyển động với vận tốc khác nhau. Một người chuyển động đều với vận tốc bình thường theo lý thuyết cơ học của Newton và một người chuyển động với tốc độ bằng tốc độ ánh sáng (Trong đó đã tính luôn cả thời gian tăng và giảm tốc mà anh đưa ra - loại suy lực trọng trường - và giả thiết họ vận đồng trong một môi trường như nhau). Họ cùng vận động từ thời điểm bắt đầu theo một đồng hồ chuẩn - không lệ thuộc vào đồng hồ của hai người này.

Vậy theo anh, sau 50 năm, họ gặp nhau theo đồng hồ chuẩn thì thời gian người nào ngắn hơn so với đồng hồ chuẩn?

- Nếu anh cho rằng: Thời gian như nhau thì thời gian không lệ thuộc vào tốc độ. Và từ đó suy ra rằng: Dù với tốc độ nào không gian và thời gian vẫn sẽ không đổi. Như vậy sẽ không bao giờ có bắt đầu và có kết thúc. Vì lúc này sự bất động và vận động với mọi tốc độ sẽ không khác nhau. Vạn vật vĩnh viễn tồn tại. Trong khi đây vạn vật sinh thành hủy diệt là một thực tế khách quan quan sát được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi ta muốn chuyển động với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng, thì ta phải có giai đoạn tăng tốc và giảm tốc. Và tính cả 2 giai đoạn này nữa vào, thì tuổi của 2 anh em là bằng nhau.

Đề nghị moị người ít nhất google "nghịch lý anh em sinh đôi" trước khi bắt đầu đi sáng tạo lý thuyết này nọ. Google là kỹ năng đầu tiên của làm khoa học.

Google ra vài cái.

http://thienvanvietnam.org/forum/showthread.php?t=324

Tôi thật không còn từ nào để nói vể ĐK nữa!

Để minh chứng cho quan điểm của mình, ĐK khuyên chúng ta Google đến link mà anh ta giới thiệu ở trên và được nghe trình bày cùa tác giả Rangnarok về nghịch lý anh em sinh đôi.

Các bạn hãy so sánh đoạn trích ở bài viết của Rangnarok trên link đò như sau:

Có 2 anh em sinh đôi. Nói chính xác ở đây là ta lấy ví dụ về 2 người coi như hoàn toàn giống nhau về thời gian cũng như hình dáng. Quá trình phát triển của cơ thể họ cũng là hoàn toàn như nhau. Và một ngày kia một trong hai người đó bay lên vũ trụ. Nghịch lí sắp nói tới ở đây là liệu có thể nào một trong 2 người này sẽ già hơn người còn lại khi gặp lại nhau hay không.

Hãy giả sử 2 anh em này là A và B. Bây giờ là lúc B ở lại Trái Đất chờ người anh em của mình là A bay lên vũ trụ trên một con tàu có vận tốc khoảng 80% vận tốc ánh sáng chẳng hạn. A có nhiệm vụ đi đến một hành tinh cách rất xa Trái Đất mà theo như tính toán của cơ học Newton thì với vận tốc này anh ta phải mất 10 năm để đến nơi đó. Và cả đi cả về (coi như không tính thời gian ở lại hành tinh) anh ta phải mất những 20 năm. Vậy khi anh ta trở về để gặp lại người anh em song sinh của mình thì điều gì sẽ xảy ra?

Trong rất nhiều bộ phim viễn tưởng và cả những câu chuyện tưởng tượng khác nữa mà chắc hẳn các bạn đã xem khá nhiều, các bạn đều có thể qua đó trả lời tôi rằng chắc chắn khi anh ta quay về thì người anh em nọ đã là một ông già, tuổi tác khi đó sẽ chênh lệch rất lớn. Vậy tại sao người ta lại có thể suy ra điều đó? Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này trước khi phân tích xem liệu những điều đó có đúng hay không. Chúng ta lại nhắc đến phép biến đổi Lorenzt đã nói ở trên, theo đó với γ:

γ = (1 - v² / c²)½

Thì ta có hệ thức thời gian như sau: t' = t. γ

Bây giờ chúng ta sẽ áp dụng bài toán trên để tìm nghịch lí cho 2 anh em sinh đôi trên.

Vì 2 anh em này có vận tốc hoàn toàn khác nhau. Ta cứ tạm nói theo ngôn ngữ thông thường là người A đang chuyển động còn người B thì đứng yên. Vậy ta có thể đặt cho 2 người này 2 hệ qui chiếu tương ứng có tên tương ứng cũng là A và B. Hệ A là hệ tại đó người A (người bay lên vũ trụ) là đứng yên vì hệ này luôn chuyển động cùng với anh ta. Tại hệ A người B là đối tượng chuyển động. Còn hệ B là hệ tại đó người B (ở lại Trái Đất) đứng yên còn người A lại là đối tượng chuyển động.

Quay lại với các bộ phim viễn tưởng. Nếu như đặt vấn đề tôi đang nói tới ở đây vào một nhà đạo diễn chuyên nghiệp các bộ phim viễn tương hay một hoạ sĩ truyện tranh có học qua vật lí tương đối tính, hẳn một kết luận đuợc đưa ra ngay tức khắc là khi quay về chắc chắn người A sẽ rất trẻ so với người B vì đơn giản là theo phép biến đổi Lorentz nói trên thì thời gian của người A sẽ trôi chậm hơn trong hệ qui chiếu của người B. Điều này không phải không có lí khi xét quá trình chuyển động. Có điều những người đưa ra kết luận này đã quên mất rằng chuyển động luôn chỉ có tính tương đối mà thôi. Việc đưa ra kết luận như trên là vì nhà đạo diễn này đang tự đặt mình vào vị trí của người B ở lại Trái Đất. Khi đó tại hệ qui chiếu của ông ta, ông ta sẽ luôn thấy kẻ ra đi kia là trẻ trung một cách kì lạ. Có điều là nếu như một lần nhà đạo diễn thử đặt mình vào vị trí của người A, ông ta sẽ thấy gì. Khi đó ông ta sẽ sử dụng hệ qui chiếu mà tại đó ông ta hoàn toàn đứng yên (tức hệ qui chiếu A). Khi đó với ông ta, hệ qui chiếu B và do đó cả người B là đối tượng chuyển động với cùng vận tốc mà ông ta từng thấy người A chuyển động khi đứng tại hệ qui chiếu B. Và như thế có nghĩa là tại thời điểm này, ông ta hẳn phải ngạc nhiên khi thấy rằng mình đã sai lầm vì thực sự khi bay cùng với A thì ông ta sẽ thấy B trẻ lâu hơn ông ta nhiều. Và bây giờ khi mà chưa thể phanh được một trong 2 hệ qui chiếu này lại, nhà đạo diễn sẽ phải nghĩ xem vậy thì cuối cùng trong bộ phim của ông ta ai mới là kẻ già truớc, và thế là nghịch lí nảy sinh.

Và đoạn trích của tác giả Lê văn Cường, một người đang phủ định Thuyết tương đối, do anh Thiên Sứ đưa lên diễn đàn:

Có 2 anh em sinh đôi. Nói chính xác ở đây là ta lấy ví dụ về 2 người coi như hoàn toàn giống nhau về thời gian cũng như hình dáng. Quá trình phát triển của cơ thể họ cũng là hoàn toàn như nhau. Và một ngày kia một trong hai người đó bay lên vũ trụ. Nghịch lí sắp nói tới ở đây là liệu có thể nào một trong 2 người này sẽ già hơn người còn lại khi gặp lại nhau hay không.

Hãy giả sử 2 anh em này là A và B. Bây giờ là lúc B ở lại Trái Đất chờ người anh em của mình là A bay lên vũ trụ trên một con tàu có vận tốc khoảng 80% vận tốc ánh sáng chẳng hạn. A có nhiệm vụ đi đến một hành tinh cách rất xa Trái Đất mà theo như tính toán của cơ học Newton thì với vận tốc này anh ta phải mất 10 năm để đến nơi đó. Và cả đi cả về (coi như không tính thời gian ở lại hành tinh) anh ta phải mất những 20 năm. Vậy khi anh ta trở về để gặp lại người anh em song sinh của mình thì điều gì sẽ xảy ra?

Trong rất nhiều bộ phim viễn tưởng và cả những câu chuyện tưởng tượng khác nữa mà chắc hẳn các bạn đã xem khá nhiều, các bạn đều có thể qua đó trả lời tôi rằng chắc chắn khi anh ta quay về thì người anh em nọ đã là một ông già, tuổi tác khi đó sẽ chênh lệch rất lớn. Vậy tại sao người ta lại có thể suy ra điều đó? Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này trước khi phân tích xem liệu những điều đó có đúng hay không. Chúng ta lại nhắc đến phép biến đổi Lorenzt đã nói ở trên, theo đó với γ:

γ = (1 - v² / c²)½

Thì ta có hệ thức thời gian như sau: t' = t. γ

Bây giờ chúng ta sẽ áp dụng bài toán trên để tìm nghịch lí cho 2 anh em sinh đôi trên.

Vì 2 anh em này có vận tốc hoàn toàn khác nhau. Ta cứ tạm nói theo ngôn ngữ thông thường là người A đang chuyển động còn người B thì đứng yên. Vậy ta có thể đặt cho 2 người này 2 hệ qui chiếu tương ứng có tên tương ứng cũng là A và B. Hệ A là hệ tại đó người A (người bay lên vũ trụ) là đứng yên vì hệ này luôn chuyển động cùng với anh ta. Tại hệ A người B là đối tượng chuyển động. Còn hệ B là hệ tại đó người B (ở lại Trái Đất) đứng yên còn người A lại là đối tượng chuyển động.

Quay lại với các bộ phim viễn tưởng. Nếu như đặt vấn đề tôi đang nói tới ở đây vào một nhà đạo diễn chuyên nghiệp các bộ phim viễn tương hay một hoạ sĩ truyện tranh có học qua vật lí tương đối tính, hẳn một kết luận đuợc đưa ra ngay tức khắc là khi quay về chắc chắn người A sẽ rất trẻ so với người B vì đơn giản là theo phép biến đổi Lorentz nói trên thì thời gian của người A sẽ trôi chậm hơn trong hệ qui chiếu của người B. Điều này không phải không có lí khi xét quá trình chuyển động. Có điều những người đưa ra kết luận này đã quên mất rằng chuyển động luôn chỉ có tính tương đối mà thôi. Việc đưa ra kết luận như trên là vì nhà đạo diễn này đang tự đặt mình vào vị trí của người B ở lại Trái Đất. Khi đó tại hệ qui chiếu của ông ta, ông ta sẽ luôn thấy kẻ ra đi kia là trẻ trung một cách kì lạ. Có điều là nếu như một lần nhà đạo diễn thử đặt mình vào vị trí của người A, ông ta sẽ thấy gì. Khi đó ông ta sẽ sử dụng hệ qui chiếu mà tại đó ông ta hoàn toàn đứng yên (tức hệ qui chiếu A). Khi đó với ông ta, hệ qui chiếu B và do đó cả người B là đối tượng chuyển động với cùng vận tốc mà ông ta từng thấy người A chuyển động khi đứng tại hệ qui chiếu B. Và như thế có nghĩa là tại thời điểm này, ông ta hẳn phải ngạc nhiên khi thấy rằng mình đã sai lầm vì thực sự khi bay cùng với A thì ông ta sẽ thấy B trẻ lâu hơn ông ta nhiều. Và bây giờ khi mà chưa thể phanh được một trong 2 hệ qui chiếu này lại, nhà đạo diễn sẽ phải nghĩ xem vậy thì cuối cùng trong bộ phim của ông ta ai mới là kẻ già truớc, và thế là nghịch lí nảy sinh.

Thì rõ ràng Rangnatok và Lê văn Cường chỉ là một người và nội dung cơ bản của bài viết là chỉ ra mâu thuẫn của thuyết tương đối qua nghịch lý anh em sinh đôi. Ấy vậy mà ĐK lấy bài viết này như là luận cứ cho quan điểm của mình về nghịch lý này và giảng cho người khác hiểu về sự đúng đắn của thuyết tương đối và dạy người khác biết nghiên cứu khoa học!

Trong khi đó, cũng chính ĐK cũng viết cách đây mấy bài:

Cả ông Cường cũng dốt nốt. Tóm lại tất cả những người ở đây hoàn toàn không hiểu chút gì về vật lý.

Thật hết biết!

Điều này chỉ có thể lý giải là : ĐK hoàn toàn không có khả năng đọc hiểu và suy nghĩ về những gì mình đọc được.

Ấy vậy mà ĐK luôn thấy mình vĩ đại và chê bai người khác dốt, không biết gì! Có lẽ ĐK có vấn đề về mặt thần kinh! Nếu vậy chúng ta cũng nên thông cảm và chân thành chúc anh ta chữa bệnh chóng trở lại bình thường.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong khoa học khi quán xét một hiện tương riêng biết thì người ta phải dùng phương pháp loại suy các tương tác khác. Với hai con người - (anh em sinh đôi) chuyển động với vận tốc khác nhau. Một người chuyển động đều với vận tốc bình thường theo lý thuyết cơ học của Newton và một người chuyển động với tốc độ bằng tốc độ ánh sáng (Trong đó đã tính luôn cả thời gian tăng và giảm tốc mà anh đưa ra - loại suy lực trọng trường - và giả thiết họ vận đồng trong một môi trường như nhau). Họ cùng vận động từ thời điểm bắt đầu theo một đồng hồ chuẩn - không lệ thuộc vào đồng hồ của hai người này.

Vậy theo anh, sau 50 năm, họ gặp nhau theo đồng hồ chuẩn thì thời gian người nào ngắn hơn so với đồng hồ chuẩn?

Vấn đề chính là khái niệm gặp nhau như thế nào, và khi gặp nhau thì họ đang chuyển động với vận tốc bao nhiêu? Nếu mà đầu tiên 2 người cùng đứng yên, sau đó một chú cắm đầu chạy nhanh dần đều với vận tốc 290000 km/s, đi 1 vòng, rồi quay lại,chạy chậm dận rồi dừng lại bắt tay chú kia, thì cả hai già bằng nhau.

Nếu chú kia chạy nhanh dần cho đến khi 290000km/s, rồi lao vao chú này, ko hề dừng lại, thì câu trả lời ai già hơn còn phụ thuộc vào người quan sát. Nếu thằng quan sát chạy nhanh và song song với chú đang chạy, họ sẽ thấy một khác, còn thằng quan sát mà đứng im thì nó sẽ thấy một khác, dù cả hai cùng ở một chỗ. Cái đó gọi là "tương đối là vì thế".

- Nếu anh cho rằng: Thời gian như nhau thì thời gian không lệ thuộc vào tốc độ.

Ai bảo thế, anh đọc k kỹ, thời gian lệ thuộc vào tốc độ, những cũng lệ thuộc cả vào yếu tố khác nữa, và do đó, như ở trên thì nó cộng vào là như nhau.

Giống như một thằng ăn bánh quy, nó có thể ăn rả rích mỗi ngày một cái, hoặc là nếu chuỷen động vận tốc 29000 km/s thì ăn cả tháng hết 1 cái, đến ngày cuối cùng dừng lại nó tọng cả hộp. Tính ra là như nhau, nhưng vẫn khác nhau.

Chán quá, ông vô trước đọc kỹ đê, không thấy cu Rankurok nói rõ thế à? Tập đọc đi.

Share this post


Link to post
Share on other sites