kyte

Dịch Học

22 bài viết trong chủ đề này

Tôi nghiên cứu Dịch , đọc tất cả những sách nói về Dịch ( sách tiếng Việt thôi chứ tiếng Tàu thì tôi thua) lặng lẽ nghiên cứu và không có người bạn nào trao đổi hay tranh luận về Dịch. Thế nhưng để luận 1 quẻ Dịch thì vô cùng bối rối, có lúc tôi bỏ qua 1 thời gian dài, rồi cầm lên đọc lại. Tôi thấy Trung Cung của Lạc Thư mang số 5 mà không có quẻ, ở đó sách nói là chủ để biến, tôi tra Lục Thập Hoa Giáp tôi thấy đúng là số 5 chủ biến đổi. Thí dụ như Giáp Ngọ vì Ngọ ở cung Ly nên mang số 9 vậy Giáp Ngọ thuộc cung Ly kế đến Ất Mùi (hết 9 về 1 vì Hậu Thiên Bát Quái có 9 cung) nên Ất Mùi mang số 1 cung Khảm, Bính Thân mang số 2 nên là cung Khôn, Đinh Dậu tiếp số 3 nên là cung Chấn ,Mậu Tuất tiếp theo là số 4 nên là cung Tốn bây giờ tới số 5 Kỷ Hợi nằm số 5 trung ương chủ biến đổi tôi thấy Kỷ Hơi là Thiên can Địa chi âm nên lấy Cấn làm cung của mình nên Kỷ Hợi cung Cấn rồi dến Canh Tý là vị trí thứ 6 nên mang cung Càn, Tân Sửu thứ 7 nên mang cung Đoài, Nhâm Dần thứ 8 nên mang cung Cấn và Quí Mão số 9 nên mang cung Ly. Vậy các cung trong Lục Thập Hoa Giáp đi theo số thứ tự Lạc Thư. Khi vào trung ương số 5 Dương chi sẽ lấy Cung Khôn và Âm chi sẽ mang cung Cấn. Điều này tôi thấy Âm chi mang quẻ dương và dương chi mang quẻ âm. Cấn - Khôn thuộc thổ đại biểu cho hành ở Trung Ương! Riêng Giáp Tý Dịch lấy số 3 làm tiến số nên Giáp Tý mang cung Chấn rồi theo thứ tự mà tiến.

Tôi thấy vạn vật biến ở giửa như Lạc Thư và Lục Thập Hoa Giáp đã chỉ ra nhưng tôi vẫn chưa ngộ ra điều gì về cách biến quẻ và luận quẻ. Tôi lại xem sách Chu Dịch lại nghe nói Dịch là 1 vòng tròn , Thăng giáng qua lại mà thôi! Có bấy nhiêu thôi sao?

Mà thật vậy Dịch trống không chẳng có gì, tại tôi nghĩ quá nhiều rồi tẩu hỏa nhập ma! Tôi chợt thấy rằng lúc mặt trời mọc ở đằng Đông chầm chậm lên cao tới giửa trời là lúc đi xuống, như vậy có lúc đi lên( là thăng) tới giửa biến đổi chiều rồi đi xuống ( là Giáng) À thì ra biến đổi ở giửa là vậy!

Tôi nhìn trên lòng bàn tay 12 cung từ Tý tới Hợi tối thấy người xưa xếp Hỏa Cục Dần Ngọ Tuất , Trường Sinh khởi từ Dần đi lên tới Ngọ ( Đế vượng) rồi đi xuống Tuất để mộ có 9 cung tương ứng với Hâu thiên Bát Quái 9 cung. Tôi vẽ thành 1 hình tam giác Dần Ngọ Tuất có mũi tên hướng lên. Tôi cho rằng lửa từ dưới bốc lên cao.

Tôi phát hiện thêm Thủy cục Thân Tý Thìn có mũi tam giác từ trên cao là Thân đi xuống Tý và mộ ở Thìn có hình tam giác mũi nhọn hướng xuống. Thật tuyệt vời! Lửa bốc lên cao nước chảy xuống thấp theo nguyên lý tự nhiên! Tôi khâm phục vô cùng! Lại thấy Mộc cục Hợi Mão Mùi có tam giác mũi nhọn từ Tây sang Đông rồi Kim cục Tỵ Dậu Sửu từ Đông sang Tây! Ôi lên xuống qua lại, hay cái Thăng Giáng Vãng Lai mà Dịch nói giờ tối đã thấy!

Tôi bắt đầu hiểu Dịch, tôi luận quẻ Lục Nhâm mà tôi học được xem như thế nào! Tôi luận chính xác từng sự việc! Anh chị em đọc tới đây có tin không? Tôi sẽ viết cách luận 1 quẻ Dịch vào bài sau mà tôi đã hơn 30 năm nghiền ngẫm! Chính xác vô cùng và cũng đơn giản không ồn ào như các sách đã viết, Đúng như sách Dịch nói Dịch chỉ là 1 cái vòng tròn, mặt trời ,mặt trăng theo đó mà lên xuống qua lại thay đổi chỗ cho nhau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác Kyte,

Rất mong muốn được nghe bác nói về phương pháp luận quẻ lục nhâm của bác.

Thành thật cám ơn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nghiên cứu Dịch , đọc tất cả những sách nói về Dịch ( sách tiếng Việt thôi chứ tiếng Tàu thì tôi thua) lặng lẽ nghiên cứu và không có người bạn nào trao đổi hay tranh luận về Dịch. Thế nhưng để luận 1 quẻ Dịch thì vô cùng bối rối, có lúc tôi bỏ qua 1 thời gian dài, rồi cầm lên đọc lại. Tôi thấy Trung Cung của Lạc Thư mang số 5 mà không có quẻ, ở đó sách nói là chủ để biến, tôi tra Lục Thập Hoa Giáp tôi thấy đúng là số 5 chủ biến đổi. Thí dụ như Giáp Ngọ vì Ngọ ở cung Ly nên mang số 9 vậy Giáp Ngọ thuộc cung Ly kế đến Ất Mùi (hết 9 về 1 vì Hậu Thiên Bát Quái có 9 cung) nên Ất Mùi mang số 1 cung Khảm, Bính Thân mang số 2 nên là cung Khôn, Đinh Dậu tiếp số 3 nên là cung Chấn ,Mậu Tuất tiếp theo là số 4 nên là cung Tốn bây giờ tới số 5 Kỷ Hợi nằm số 5 trung ương chủ biến đổi tôi thấy Kỷ Hơi là Thiên can Địa chi âm nên lấy Cấn làm cung của mình nên Kỷ Hợi cung Cấn rồi dến Canh Tý là vị trí thứ 6 nên mang cung Càn, Tân Sửu thứ 7 nên mang cung Đoài, Nhâm Dần thứ 8 nên mang cung Cấn và Quí Mão số 9 nên mang cung Ly. Vậy các cung trong Lục Thập Hoa Giáp đi theo số thứ tự Lạc Thư. Khi vào trung ương số 5 Dương chi sẽ lấy Cung Khôn và Âm chi sẽ mang cung Cấn. Điều này tôi thấy Âm chi mang quẻ dương và dương chi mang quẻ âm. Cấn - Khôn thuộc thổ đại biểu cho hành ở Trung Ương! Riêng Giáp Tý Dịch lấy số 3 làm tiến số nên Giáp Tý mang cung Chấn rồi theo thứ tự mà tiến.

Tôi thấy vạn vật biến ở giửa như Lạc Thư và Lục Thập Hoa Giáp đã chỉ ra nhưng tôi vẫn chưa ngộ ra điều gì về cách biến quẻ và luận quẻ. Tôi lại xem sách Chu Dịch lại nghe nói Dịch là 1 vòng tròn , Thăng giáng qua lại mà thôi! Có bấy nhiêu thôi sao?

Mà thật vậy Dịch trống không chẳng có gì, tại tôi nghĩ quá nhiều rồi tẩu hỏa nhập ma! Tôi chợt thấy rằng lúc mặt trời mọc ở đằng Đông chầm chậm lên cao tới giửa trời là lúc đi xuống, như vậy có lúc đi lên( là thăng) tới giửa biến đổi chiều rồi đi xuống ( là Giáng) À thì ra biến đổi ở giửa là vậy!

Tôi nhìn trên lòng bàn tay 12 cung từ Tý tới Hợi tối thấy người xưa xếp Hỏa Cục Dần Ngọ Tuất , Trường Sinh khởi từ Dần đi lên tới Ngọ ( Đế vượng) rồi đi xuống Tuất để mộ có 9 cung tương ứng với Hâu thiên Bát Quái 9 cung. Tôi vẽ thành 1 hình tam giác Dần Ngọ Tuất có mũi tên hướng lên. Tôi cho rằng lửa từ dưới bốc lên cao.

Tôi phát hiện thêm Thủy cục Thân Tý Thìn có mũi tam giác từ trên cao là Thân đi xuống Tý và mộ ở Thìn có hình tam giác mũi nhọn hướng xuống. Thật tuyệt vời! Lửa bốc lên cao nước chảy xuống thấp theo nguyên lý tự nhiên! Tôi khâm phục vô cùng! Lại thấy Mộc cục Hợi Mão Mùi có tam giác mũi nhọn từ Tây sang Đông rồi Kim cục Tỵ Dậu Sửu từ Đông sang Tây! Ôi lên xuống qua lại, hay cái Thăng Giáng Vãng Lai mà Dịch nói giờ tối đã thấy!

Tôi bắt đầu hiểu Dịch, tôi luận quẻ Lục Nhâm mà tôi học được xem như thế nào! Tôi luận chính xác từng sự việc! Anh chị em đọc tới đây có tin không? Tôi sẽ viết cách luận 1 quẻ Dịch vào bài sau mà tôi đã hơn 30 năm nghiền ngẫm! Chính xác vô cùng và cũng đơn giản không ồn ào như các sách đã viết, Đúng như sách Dịch nói Dịch chỉ là 1 cái vòng tròn, mặt trời ,mặt trăng theo đó mà lên xuống qua lại thay đổi chỗ cho nhau.

Chào chú Kyte!

Mong được đọc bài viết của chú về cách luận. Đây cũng là phần gây lúng túng cho người mới bắt đầu học dịch.

Cám ơn chú nhiều

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quá trình nghiên cứu của Kyte đã đến giai đoạn trãi nghiệm và phổ biến rồi chứ nhỉ ? Rất mong được học hỏi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Bạn.

Tôi nghiên cứu Dịch , đọc tất cả những sách nói về Dịch ( sách tiếng Việt thôi chứ tiếng Tàu thì tôi thua) lặng lẽ nghiên cứu và không có người bạn nào trao đổi hay tranh luận về Dịch. Thế nhưng để luận 1 quẻ Dịch thì vô cùng bối rối, có lúc tôi bỏ qua 1 thời gian dài, rồi cầm lên đọc lại. Tôi thấy Trung Cung của Lạc Thư mang số 5 mà không có quẻ, ở đó sách nói là chủ để biến, tôi tra Lục Thập Hoa Giáp tôi thấy đúng là số 5 chủ biến đổi. Thí dụ như Giáp Ngọ vì Ngọ ở cung Ly nên mang số 9 vậy Giáp Ngọ thuộc cung Ly kế đến Ất Mùi (hết 9 về 1 vì Hậu Thiên Bát Quái có 9 cung) nên Ất Mùi mang số 1 cung Khảm, Bính Thân mang số 2 nên là cung Khôn, Đinh Dậu tiếp số 3 nên là cung Chấn ,Mậu Tuất tiếp theo là số 4 nên là cung Tốn bây giờ tới số 5 Kỷ Hợi nằm số 5 trung ương chủ biến đổi tôi thấy Kỷ Hơi là Thiên can Địa chi âm nên lấy Cấn làm cung của mình nên Kỷ Hợi cung Cấn rồi dến Canh Tý là vị trí thứ 6 nên mang cung Càn, Tân Sửu thứ 7 nên mang cung Đoài, Nhâm Dần thứ 8 nên mang cung Cấn và Quí Mão số 9 nên mang cung Ly. Vậy các cung trong Lục Thập Hoa Giáp đi theo số thứ tự Lạc Thư. Khi vào trung ương số 5 Dương chi sẽ lấy Cung Khôn và Âm chi sẽ mang cung Cấn. Điều này tôi thấy Âm chi mang quẻ dương và dương chi mang quẻ âm. Cấn - Khôn thuộc thổ đại biểu cho hành ở Trung Ương! Riêng Giáp Tý Dịch lấy số 3 làm tiến số nên Giáp Tý mang cung Chấn rồi theo thứ tự mà tiến.

Tôi thấy vạn vật biến ở giửa như Lạc Thư và Lục Thập Hoa Giáp đã chỉ ra nhưng tôi vẫn chưa ngộ ra điều gì về cách biến quẻ và luận quẻ. Tôi lại xem sách Chu Dịch lại nghe nói Dịch là 1 vòng tròn , Thăng giáng qua lại mà thôi! Có bấy nhiêu thôi sao?

Mà thật vậy Dịch trống không chẳng có gì, tại tôi nghĩ quá nhiều rồi tẩu hỏa nhập ma! Tôi chợt thấy rằng lúc mặt trời mọc ở đằng Đông chầm chậm lên cao tới giửa trời là lúc đi xuống, như vậy có lúc đi lên( là thăng) tới giửa biến đổi chiều rồi đi xuống ( là Giáng) À thì ra biến đổi ở giửa là vậy!

Tôi nhìn trên lòng bàn tay 12 cung từ Tý tới Hợi tối thấy người xưa xếp Hỏa Cục Dần Ngọ Tuất , Trường Sinh khởi từ Dần đi lên tới Ngọ ( Đế vượng) rồi đi xuống Tuất để mộ có 9 cung tương ứng với Hâu thiên Bát Quái 9 cung. Tôi vẽ thành 1 hình tam giác Dần Ngọ Tuất có mũi tên hướng lên. Tôi cho rằng lửa từ dưới bốc lên cao.

Tôi phát hiện thêm Thủy cục Thân Tý Thìn có mũi tam giác từ trên cao là Thân đi xuống Tý và mộ ở Thìn có hình tam giác mũi nhọn hướng xuống. Thật tuyệt vời! Lửa bốc lên cao nước chảy xuống thấp theo nguyên lý tự nhiên! Tôi khâm phục vô cùng! Lại thấy Mộc cục Hợi Mão Mùi có tam giác mũi nhọn từ Tây sang Đông rồi Kim cục Tỵ Dậu Sửu từ Đông sang Tây! Ôi lên xuống qua lại, hay cái Thăng Giáng Vãng Lai mà Dịch nói giờ tối đã thấy!

Tôi bắt đầu hiểu Dịch, tôi luận quẻ Lục Nhâm mà tôi học được xem như thế nào! Tôi luận chính xác từng sự việc! Anh chị em đọc tới đây có tin không? Tôi sẽ viết cách luận 1 quẻ Dịch vào bài sau mà tôi đã hơn 30 năm nghiền ngẫm! Chính xác vô cùng và cũng đơn giản không ồn ào như các sách đã viết, Đúng như sách Dịch nói Dịch chỉ là 1 cái vòng tròn, mặt trời ,mặt trăng theo đó mà lên xuống qua lại thay đổi chỗ cho nhau.

Vấn đề bạn đưa ra hay quá.

Đúng là may liêm trinh cũng đang vướng ở vấn đề sử dụng lục thập hoa giáp trong biến dịch (nghiền ngẫm rất lâu rồi mà chịu không giải quyết được cỏ thể vì không có duyên) nay thấy bạn đăng ở đây quả là quá mừng. Mong bạn cố gắng đăng nhanh lên cho liêm trinh được học hỏi.

Kính bạn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải đoán 1 quẻ là phần khó, để có độ chính xác thì khó hơn nhiều nên tôi mạn phép trình bày những kinh nghiệm mà tôi có để hầu chuyện cùng anh chị em bốn phương ham học Dịch . Tôi cố gắng trình bày thật dễ hiểu để ai cũng có thể nắm được bí quyết và quyết đoán ngay không do dự khi chiêm được 1 quẻ Lục Nhâm.

Trước nhất phải hiểu động tính của quẻ: như quẻ Ly là lửa từ dưới bốc lên cao , quẻ Khảm là nước từ trên cao chảy xuống thấp, quẻ Chấn là sấm sét kinh động trăm dặm nhưng cũng là cây mọc từ thấp lên cao, quẻ Đoài là chầm ăn sâu xuống đất thành ao, hồ. Quẻ ly là lửa bốc lên nhưng là âm quái khác với Chấn từ dưới thấp mọc lên cao là dương quái, quẻ Khảm từ trên cao đổ xuống thấp là dương quái khác với chầm từ trên ăn xuống nhưng là âm quái. Nghĩa là khí đi lên có âm và dương cũng như khí đi xuống cũng có âm và dương.

Lại thấy lửa và nước có thể lan rộng ,đi xa nhưng cây và chầm thì đứng một chổ mà lên cao hay xuống thấp, tất cả điều này phải nắm bắt cho tinh tường, cũng không có gì là khó, Dịch vốn dĩ bắt chước động tỉnh của tự nhiên. Dịch đơn giản sống động ở khắp nơi chung quanh ta.

Bấy nhiêu thôi anh chị em đã giải được 1 quẻ Lục Nhâm một cách đơn giản và chính xác , điều này anh chị em sẽ thấy rất xác với lời lẻ ý tưởng trong Kinh Dịch , một pho sách đầy bí ẩn trong suốt quá trình lịch sử của nó.

Thí dụ tôi chiêm được quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp lời quẻ đoán :”Nhật trung vi thị- giửa trưa mới họp chợ” Tôi bắt đầu dùng phương pháp vừa nói để luận như sau:

Quẻ Ly ở ngoài đã quá giửa tức thời gian từ đúng giữa trưa trở đi, ấy là cái lúc mặt trời đang xế , đang xuống thấp. Ở đây quẻ Ly ở ngoài chờ dịp đi vào. Nếu vào buối sáng quẻ Ly mặt trời còn đang lên ,chưa quay về được, Ly ở ngoài chưa có ý vào trong. Đến khi giửa trưa chính là lúc Ly muốn quay vào để “Cắn “ với Chấn.

Chấn thì đi lúc sáng sớm nhưng phải đợi tới trưa mới họp được cho nên muộn và chậm. Lưu ý rằng quẻ này chỉ tốt từ sáng tới trưa, nếu vào buổi chiều chợ tan rồi lấy ai mà họp đây? Cho nên quẻ Phệ Hạp chiêm vào buổi chiều và tối thì không được vệc gì mà còn hao tốn nữa.

Quẻ lục nhâm chiêm vào buổi sáng khác, buổi chiều khác hãy nhớ như thế. Thời ở đây rất quan trọng , sái thời chỉ là quẻ vô ích thôi. Như thế anh chị em cũng biết rằng ứng dụng vào tháng cũng tương tự như vậy nghĩa là sau tháng 5 ( tháng Ngọ) gặp quẻ này nếu chuyện tính theo tháng và mùa thì cứ đoán ngay chuyện không được gì và chắc chắn như thế! Tôi chưa bao giờ đoán sai cả.

Một ví dụ khác như quẻ Thuần Chấn , lời quẻ bảo mất ngựa chớ đuổi 7 ngày sẽ được! Là sao? Tại sao Kinh Dịch nói như thế? Thưa rằng : Chấn ở ngoài sẽ đến lúc quay lại thôi nhưng Chấn ở trong ý đi ra nên Chấn ngoài chưa vào được. Muốn Chấn ở ngoài vào thì Chấn ở trong không nên động ( chớ đuổi) tới 7 ngày chấn ở ngoài sẽ về thôi!

Tại sao là 7 ngày ? Xin thưa Chấn là Mão đi 7 cung tới Dậu chính là lúc Chấn đã quá nữa rồi , chính là lúc Chấn ( ngựa) quay lại đó! Tôi từng đoán tìm người mất tích , được quẻ này tôi đoán sẽ có người cho tin mình tìm người thân về và chính xác như thế!

Nên nhớ có quẻ mình phải hành động và có quẻ không nên làm gì, phải tùy thời mà động trái lại sẽ bị vô hiệu. Cũng nên biết rằng động phải tùy thời như quẻ Trạch Hỏa Cách nói rằng muốn thay đổi đợi hết ngày, vì Trạch lả Đoài ứng với Dậu khi thời gian đến Dậu là hết ngày chính là lúc Chầm ăn xuống và Hỏa bên trong cũng biến> Quẻ này chỉ hiệu quả về ban đêm nếu sự việc tính trong ngày, nếu ban ngày mà hành động chỉ hoài công mà thôi.

Lạc Thư do Văn Vương trong ngục Dũ Lý đặt ra để chỉ cái dụng là sự biến đổi nên ngài đặt quẻ Ly mà Hỏa trên cao thuộc Ngọ vì chính nới đó là nơi biến của Hỏa. Khảm đặt nơi thấp nhất chính nơi đó nước không chảy đi đâu được nên bốc hơi ở đó. Chính cái Vị Tế biến hóa đó mà sinh sinh chi vị Dịch! Vạn vật biến ở giửa , Tý -Ngọ -Mão -Dậu là nơi biến quá nên đứng làm chủ mà điều hành vạn vật. Ôi không gì bằng Đạo Dịch vạn vật chi do nóng lạnh mà sainh hóa trương thành! ( Còn tiếp..)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải đoán 1 quẻ là phần khó, để có độ chính xác thì khó hơn nhiều nên tôi mạn phép trình bày những kinh nghiệm mà tôi có để hầu chuyện cùng anh chị em bốn phương ham học Dịch . Tôi cố gắng trình bày thật dễ hiểu để ai cũng có thể nắm được bí quyết và quyết đoán ngay không do dự khi chiêm được 1 quẻ Lục Nhâm.

Trước nhất phải hiểu động tính của quẻ: như quẻ Ly là lửa từ dưới bốc lên cao , quẻ Khảm là nước từ trên cao chảy xuống thấp, quẻ Chấn là sấm sét kinh động trăm dặm nhưng cũng là cây mọc từ thấp lên cao, quẻ Đoài là chầm ăn sâu xuống đất thành ao, hồ. Quẻ ly là lửa bốc lên nhưng là âm quái khác với Chấn từ dưới thấp mọc lên cao là dương quái, quẻ Khảm từ trên cao đổ xuống thấp là dương quái khác với chầm từ trên ăn xuống nhưng là âm quái. Nghĩa là khí đi lên có âm và dương cũng như khí đi xuống cũng có âm và dương.

Lại thấy lửa và nước có thể lan rộng ,đi xa nhưng cây và chầm thì đứng một chổ mà lên cao hay xuống thấp, tất cả điều này phải nắm bắt cho tinh tường, cũng không có gì là khó, Dịch vốn dĩ bắt chước động tỉnh của tự nhiên. Dịch đơn giản sống động ở khắp nơi chung quanh ta.

Bấy nhiêu thôi anh chị em đã giải được 1 quẻ Lục Nhâm một cách đơn giản và chính xác , điều này anh chị em sẽ thấy rất xác với lời lẻ ý tưởng trong Kinh Dịch , một pho sách đầy bí ẩn trong suốt quá trình lịch sử của nó.

Thí dụ tôi chiêm được quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp lời quẻ đoán :”Nhật trung vi thị- giửa trưa mới họp chợ” Tôi bắt đầu dùng phương pháp vừa nói để luận như sau:

Quẻ Ly ở ngoài đã quá giửa tức thời gian từ đúng giữa trưa trở đi, ấy là cái lúc mặt trời đang xế , đang xuống thấp. Ở đây quẻ Ly ở ngoài chờ dịp đi vào. Nếu vào buối sáng quẻ Ly mặt trời còn đang lên ,chưa quay về được, Ly ở ngoài chưa có ý vào trong. Đến khi giửa trưa chính là lúc Ly muốn quay vào để “Cắn “ với Chấn.

Chấn thì đi lúc sáng sớm nhưng phải đợi tới trưa mới họp được cho nên muộn và chậm. Lưu ý rằng quẻ này chỉ tốt từ sáng tới trưa, nếu vào buổi chiều chợ tan rồi lấy ai mà họp đây? Cho nên quẻ Phệ Hạp chiêm vào buổi chiều và tối thì không được vệc gì mà còn hao tốn nữa.

Quẻ lục nhâm chiêm vào buổi sáng khác, buổi chiều khác hãy nhớ như thế. Thời ở đây rất quan trọng , sái thời chỉ là quẻ vô ích thôi. Như thế anh chị em cũng biết rằng ứng dụng vào tháng cũng tương tự như vậy nghĩa là sau tháng 5 ( tháng Ngọ) gặp quẻ này nếu chuyện tính theo tháng và mùa thì cứ đoán ngay chuyện không được gì và chắc chắn như thế! Tôi chưa bao giờ đoán sai cả.

Một ví dụ khác như quẻ Thuần Chấn , lời quẻ bảo mất ngựa chớ đuổi 7 ngày sẽ được! Là sao? Tại sao Kinh Dịch nói như thế? Thưa rằng : Chấn ở ngoài sẽ đến lúc quay lại thôi nhưng Chấn ở trong ý đi ra nên Chấn ngoài chưa vào được. Muốn Chấn ở ngoài vào thì Chấn ở trong không nên động ( chớ đuổi) tới 7 ngày chấn ở ngoài sẽ về thôi!

Tại sao là 7 ngày ? Xin thưa Chấn là Mão đi 7 cung tới Dậu chính là lúc Chấn đã quá nữa rồi , chính là lúc Chấn ( ngựa) quay lại đó! Tôi từng đoán tìm người mất tích , được quẻ này tôi đoán sẽ có người cho tin mình tìm người thân về và chính xác như thế!

Nên nhớ có quẻ mình phải hành động và có quẻ không nên làm gì, phải tùy thời mà động trái lại sẽ bị vô hiệu. Cũng nên biết rằng động phải tùy thời như quẻ Trạch Hỏa Cách nói rằng muốn thay đổi đợi hết ngày, vì Trạch lả Đoài ứng với Dậu khi thời gian đến Dậu là hết ngày chính là lúc Chầm ăn xuống và Hỏa bên trong cũng biến> Quẻ này chỉ hiệu quả về ban đêm nếu sự việc tính trong ngày, nếu ban ngày mà hành động chỉ hoài công mà thôi.

Lạc Thư do Văn Vương trong ngục Dũ Lý đặt ra để chỉ cái dụng là sự biến đổi nên ngài đặt quẻ Ly mà Hỏa trên cao thuộc Ngọ vì chính nới đó là nơi biến của Hỏa. Khảm đặt nơi thấp nhất chính nơi đó nước không chảy đi đâu được nên bốc hơi ở đó. Chính cái Vị Tế biến hóa đó mà sinh sinh chi vị Dịch! Vạn vật biến ở giửa , Tý -Ngọ -Mão -Dậu là nơi biến quá nên đứng làm chủ mà điều hành vạn vật. Ôi không gì bằng Đạo Dịch vạn vật chi do nóng lạnh mà sainh hóa trương thành! ( Còn tiếp..)

Cám ơn Bạn. Đây mới đúng là Dịch !.

Thân ái .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua hai bài vừa rồi tôi chắc rằng anh chị em đã vén được một phần nhỏ bí ẩn của Dịch và hiểu thêm về Lạc Thư- Hậu thiên bát quái. Đó là tôi chưa kể tại sao Văn Vương lại hoán đổi giửa Hỏa và Kim nghĩa là từ 2.7 thay cho 4.9 ở tây so với Hà Đồ. Tôi còn nhớ hồi còn nghiền ngẩm cuốn « Kinh Dịch với vũ trụ quan đông phương của thầy Nguyễn Hữu Lương » Các tiên nho bên Tàu vẫn chưa nói hết hết ý của Hậu Thiên Bát Quái về sự thay đổi này. Tôi sẽ trình bày vấn đề này cho anh chị em ở các bài sau, tôi muốn Dịch từ đây đi sát với thực tế hơn không còn huyển hoặc, mơ hồ hay lung tung khó hiểu.

Trở lại phần luận quẻ như anh chị em thấy một sự mới mẻ và dễ hiểu hơn bao giờ hết, sẽ biết được chuyện của mình có cơ hội nắm bắt hay không hay đã mất cơ hội ? Và phải hành động như thế nào vào lúc nào để được lợi ích nhiều nhất !

Nắm được qui luật thăng giáng qua lại của âm dương ,anh chị em sẽ thông suốt 64 quẻ Dịch. Tôi đơn cử quẻ Hỏa Sơn Lữ tại sao tiên nho cho đó là quẻ Lữ ? Bởi vì Cấn là sự ngưng nghỉ không hoạt động nằm nội quái, ở ngoài là quẻ Ly đã quá giửa nghĩa là lúc mặt trời đang xế không đi lên được nữa- Không tiếp tục cuộc hành trình tiến tới – phải ngừng lại và người lữ khách tìm quán trọ mà nghỉ ngơi.

Ly nằm trong nội quái đồng nghĩa là mặt trời còn bên đông, còn tiến lên giửa trời, Ly nằm ngoài là quá giửa, chính là lúc quay về tây tìm ẩn nghỉ ngơi. Khảm là trăng từ mồng 1 tiến lên lên 15 thì tròn,đó cũng là nơi biến tướng để khuyết dần cho đến lúc không còn trăng ờ 30. Anh chị em thấy trăng cũng biến ở giửa tháng và cũng là con số 15 xuyên suốt trong Lạc thư. Dịch bắt chước tự nhiên !

Hiểu được vấn đề này thì Tử vi hay phong thủy anh chị em cũng lần ra được bí mật của nó cũng không mấy khó nếu chịu khó quan sát. Tôi biết rằng nước là tài lộc trong phong thủy không nên để tuột mất, tức là để biến đi. Nước từ trên cao đổ xuống thấp nơi thấp nhất vẫn là phương đông nam – thìn tỵ nên chi sông Cửu Long 9 khúc đổ về Đông Nam ra biển cả. Thìn Tỵ là phương mộ ,tuyệt của thủy ở đó nên để nước chứa ( Long trì) nghĩa là khí thủy còn mãi không mất đi, tiền bạc không hao tán vậy mà ! Tuy nhiên phải biết đón thủy vào nhà ,vấn đề này qua phạm trù phong thủy rồi nên tôi dừng ở đây không sẽ bị lạc đề.

Cũng nói thêm rằng trong Tử vi cũng không khác, vì tất cả đều xuất phát từ Dịch nhưng tử vi chú trọng vào ngôi vị. Nói như thế này cho anh chị em hiểu rằng có hai người sinh cùng năm cùng tháng cùng ngày và cùng giờ nhưng hai số phận sẽ khác nhau là tại sao cho dù có hai lá số giống nhau ? Xin thưa ngôi vị hai người rất khác nhau ,người có Tử vi – Thiên phủ thời người ấy phải là con trưởng mới xứng với ngôi ấy và được ngôi ấy. Người khác cũng có sao ấy nhưng là con thứ thời người được sao ấy mà không được ngôi ấy. Bị mất ngôi như vua mất ngôi phỏng có được gì ? Nếu là hai người song sinh thì người sinh ra đầu được ngôi ấy người sinh ra sau mất ngôi ấy. Tử vi rất chú trọng ngôi vị như các hào trong Kinh Dịch cho nên Trần Đoàn Lão tổ là ông vua ngôi vị khi sáng tạo ra tử vi có ngôi vua và ngôi thần có các sao phò tá và cũng là người làm say mê hàng tỷ người về bộ môn cờ tướng khi sắp xếp Tướng ,Sĩ ,Tượng một cách thần sầu ! Bát quái cũng có ngôi vị , có Cha Kiền mẹ Khôn, có con trai trưởng Chấn, có con trai giửa Khảm và có con trai út Cấn.v.v....Đến đây chúng ta từ từ vén những bí mật của Dịch nhé ! Mà xã hội cũng thế thôi có thứ tự trên dưới ,gia đình có cha mẹ anh chị em , nhà có cột cái cột con , sông có sông cái sông con......Dịch bắt chước theo tự nhiên ! Như quẻ Ly có âm trưởng và dương thứ, thế thôi ! Được quẻ Ly mà ở ngôi dương có làm chủ ánh sáng được đâu ?

Trong Lục Nhâm chú trọng vào thời gian rất là nhiều , Đăng Minh chỉ vào buổi sáng được quẻ thấy tốt hãy làm ngay buổi sáng không để quá trưa . Gặp Thần Hậu hãy đợi giửa trưa mà tiến hành chớ quá buổi chiều.Gặp Đại cát thì chiều tối hãy khởi sự nếu sái thời là miệng tiếng không hay.

Quẻ Lôi thủy giải chiêm vào mùa Thu hay mùa Đông thì đợi sang xuân mới có thể Giải được( Xuân lôi hành vũ) Khi quẻ chiêm vào mùa thu hay đông khi qua Dậu là lúc Chấn quay vào trong nhưng Khảm còn đầy đặc phía dưới vì Khảm chưa biến. Đến xuân thuộc mộc phương đông Dần,Mão ,Thìn thì Khảm biến vì rơi thủy rơi vào tử,mộ nên trống trải cho Chấn vào trong. Quẻ Giải khi xem ngày cũng vậy phải chờ đến ngày dần.mão ,thìn hay nếu xem giờ thì buổi sáng , chứ buổi trưa chiều hay tối sẽ không giải được và chuyện mình cần xem vẫn còn bế tắc. Tôi tin rằng anh chị em sẽ đoán chính xác sự việc khi hiểu được nguyên lý trên.(còn tiếp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu trạng lợn kính chào bác Kyte,

Bài viết của bác hay và bổ ích quá.

Cháu cảm ơn bác nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Kyte có thể viết chung một đề tài vào một topic để đễ quán xét, chiêm nghiệm và kiểm chứng không? Nếu anh đồng ý thì tôi sẽ nối hai bài làm một.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Kyte có thể viết chung một đề tài vào một topic để đễ quán xét, chiêm nghiệm và kiểm chứng không? Nếu anh đồng ý thì tôi sẽ nối hai bài làm một.

Chào ông bạn Thiên Sứ, tôi rất vui khi bạn chú ý tới bài viết của tôi. Ông bạn cứ tự nhiên nối lại thành một cho anh chị em trên diễn đàn dễ hiểu. Thân chào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nghĩ những luận đề của anh được một cao thủ như anh Vuivui chú ý thì tất phải có nhiều ý tưởng độc đáo. Nếu anh thấy để những bài viết không bị rời rạc và trở nên khó hiểu thì anh có thể chỉ dùng một topic để diễn đạt.

Thí dụ anh viết:

Qua hai bài vừa rồi tôi chắc rằng anh chị em đã vén được một phần nhỏ bí ẩn của Dịch và hiểu thêm về Lạc Thư- Hậu thiên bát quái.

Tôi mới chỉ xem được một bài, còn bài thứ hai thì không được xem. Bởi vậy ý tưởng bị đứt đoạn nên mới có lời đề nghị vậy. Còn nếu anh tự nhận thấy nó là những chủ đề không liên quan với nhau thì anh cứ tự nhiên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn bác Ký Tế, 2 bài viết của bác đơn giản và súc tích, thật là bổ ích. Mong bác tiếp tục.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa quí anh chị em những bài tôi viết vừa rồi nhằm đưa ra những kinh nghiệm để luận 1 quẻ đơn giản ngõ hầu giúp cho chúng ta tiên liệu được những sự việc bình thường trong đời sống hằng ngày mà có lẽ không biết hỏi ai! 12 quẻ Lục Nhâm đủ để trình bày mọi thắc mắc và giúp cho chúng ta định hướng được sự việc , để chúng ta hành động mang lại lợi ích nhiều nhất và giảm bớt đi những thiệt hại ,rủi ro trong đời sống .

Tôi muốn trình bày thật dễ hiểu để ai cũng có thể luận được và cũng từ đây nếu đi sâu hơn nữa thì 12 quẻ sẽ biến thành nhiều quẻ khác nữa thậm chí thành 64 quẻ nhưng thường cái học đó phải tùy thuộc vào khả năng của mỗi người và tôi có thể nói rằng cho tới bây giờ kễ cả Tàu hay các nơi trên trên thế giới nghiên cứu về Dịch chưa có ai nắm bắt nổi hết về Dịch . Khổng Tử còn than vản không sống thêm vài năm nữa để học Dịch ! Ôi cái học thật vô biên! Ngay cả Giáp hạp Kỷ - Ất hạp Canh mà tôi đã xem các nơi trên diễn đàn của mạng internet cũng chưa có ai nói tới cái thâm sâu diệu viễn của nó huống hồ gì nói tới 64 quẻ bao trùm vạn vật. Kinh Dịch lớn quá! Cho nên tôi mạn phép khép lại nơi đây và rất chân thành cảm ơn anh chị em đã xem các bài viết của tôi….

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Kyte

Thưa quí anh chị em những bài tôi viết vừa rồi nhằm đưa ra những kinh nghiệm để luận 1 quẻ đơn giản ngõ hầu giúp cho chúng ta tiên liệu được những sự việc bình thường trong đời sống hằng ngày mà có lẽ không biết hỏi ai! 12 quẻ Lục Nhâm đủ để trình bày mọi thắc mắc và giúp cho chúng ta định hướng được sự việc , để chúng ta hành động mang lại lợi ích nhiều nhất và giảm bớt đi những thiệt hại ,rủi ro trong đời sống .

Tôi muốn trình bày thật dễ hiểu để ai cũng có thể luận được và cũng từ đây nếu đi sâu hơn nữa thì 12 quẻ sẽ biến thành nhiều quẻ khác nữa thậm chí thành 64 quẻ nhưng thường cái học đó phải tùy thuộc vào khả năng của mỗi người và tôi có thể nói rằng cho tới bây giờ kễ cả Tàu hay các nơi trên trên thế giới nghiên cứu về Dịch chưa có ai nắm bắt nổi hết về Dịch . Khổng Tử còn than vản không sống thêm vài năm nữa để học Dịch ! Ôi cái học thật vô biên! Ngay cả Giáp hạp Kỷ - Ất hạp Canh mà tôi đã xem các nơi trên diễn đàn của mạng internet cũng chưa có ai nói tới cái thâm sâu diệu viễn của nó huống hồ gì nói tới 64 quẻ bao trùm vạn vật. Kinh Dịch lớn quá! Cho nên tôi mạn phép khép lại nơi đây và rất chân thành cảm ơn anh chị em đã xem các bài viết của tôi….

Sao bạn vội vàng dừng lại thế, như bạn nói "Kinh Dịch lớn quá!", lớn thì mới cần tới trí tuệ tập thể chứ. Bạn mới gặp có một lần phản biện của cụ Vui Vui mà đã vội nản lòng. 30 mười năm nghiền ngẫm của bạn, tri thức cả đời tích lũy, những cái dụng thông thường để trong đầu làm gì cho nặng đầu, để trong nhà làm gì cho mối mọt nó ăn mất cả sổ sách mất luôn cái chữ nghiền ngẫm mấy chục năm. Theo liêm trinh nếu bạn rỗi rãi cứ viết những cái dụng thông thường trên diễn đàn để chia sẻ với "mọi người những kinh nghiệm để luận 1 quẻ đơn giản ngõ hầu giúp cho chúng ta tiên liệu được những sự việc bình thường trong đời sống hằng ngày mà có lẽ không biết hỏi ai! 12 quẻ Lục Nhâm đủ để trình bày mọi thắc mắc và giúp cho chúng ta định hướng được sự việc , để chúng ta hành động mang lại lợi ích nhiều nhất và giảm bớt đi những thiệt hại ,rủi ro trong đời sống."

Kính bạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Kyte

Sao bạn vội vàng dừng lại thế, như bạn nói "Kinh Dịch lớn quá!", lớn thì mới cần tới trí tuệ tập thể chứ. Bạn mới gặp có một lần phản biện của cụ Vui Vui mà đã vội nản lòng. 30 mười năm nghiền ngẫm của bạn, tri thức cả đời tích lũy, những cái dụng thông thường để trong đầu làm gì cho nặng đầu, để trong nhà làm gì cho mối mọt nó ăn mất cả sổ sách mất luôn cái chữ nghiền ngẫm mấy chục năm. Theo liêm trinh nếu bạn rỗi rãi cứ viết những cái dụng thông thường trên diễn đàn để chia sẻ với "mọi người những kinh nghiệm để luận 1 quẻ đơn giản ngõ hầu giúp cho chúng ta tiên liệu được những sự việc bình thường trong đời sống hằng ngày mà có lẽ không biết hỏi ai! 12 quẻ Lục Nhâm đủ để trình bày mọi thắc mắc và giúp cho chúng ta định hướng được sự việc , để chúng ta hành động mang lại lợi ích nhiều nhất và giảm bớt đi những thiệt hại ,rủi ro trong đời sống."

Kính bạn.

Chú Liêm Trinh được cái là kích box giỏi :rolleyes: chẳng thấy chia sẻ gì cả toàn gợi ý để người khác tò mò cùng, kể ra như chú cũng nhiều người được hưởng lợi, cảm ơn chú nhìu nhìu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa quí anh chị em những bài tôi viết vừa rồi nhằm đưa ra những kinh nghiệm để luận 1 quẻ đơn giản ngõ hầu giúp cho chúng ta tiên liệu được những sự việc bình thường trong đời sống hằng ngày mà có lẽ không biết hỏi ai! 12 quẻ Lục Nhâm đủ để trình bày mọi thắc mắc và giúp cho chúng ta định hướng được sự việc , để chúng ta hành động mang lại lợi ích nhiều nhất và giảm bớt đi những thiệt hại ,rủi ro trong đời sống .

Tôi muốn trình bày thật dễ hiểu để ai cũng có thể luận được và cũng từ đây nếu đi sâu hơn nữa thì 12 quẻ sẽ biến thành nhiều quẻ khác nữa thậm chí thành 64 quẻ nhưng thường cái học đó phải tùy thuộc vào khả năng của mỗi người và tôi có thể nói rằng cho tới bây giờ kễ cả Tàu hay các nơi trên trên thế giới nghiên cứu về Dịch chưa có ai nắm bắt nổi hết về Dịch . Khổng Tử còn than vản không sống thêm vài năm nữa để học Dịch ! Ôi cái học thật vô biên! Ngay cả Giáp hạp Kỷ - Ất hạp Canh mà tôi đã xem các nơi trên diễn đàn của mạng internet cũng chưa có ai nói tới cái thâm sâu diệu viễn của nó huống hồ gì nói tới 64 quẻ bao trùm vạn vật. Kinh Dịch lớn quá! Cho nên tôi mạn phép khép lại nơi đây và rất chân thành cảm ơn anh chị em đã xem các bài viết của tôi….

Chào Kyte.

Bạn dừng chủ đề luận quẻ rồi à ?. Sao thế bạn ?.

Đành rằng, như bạn nói, Kinh Dịch lớn quá . Thì như Bạn nói, trình bày cách luận quẻ theo kinh nghiệm, hay những gì mà bạn chiêm nghiệm được. Vậy thì có gì mà gọi là lớn đến nỗi bạn không thể, hay khó khăn trình bày đâu nhỉ. Ngay bài đầu, Tôi thấy bạn có nhiều ý tưởng độc đáo và hay. Hy vọng việc bạn dừng lại không phải vì bài phản biện của Tôi chứ !. Bởi vì, Tôi phản biện bài bạn trình bày về ha lạc, mà ở đó, ngay đầu đề, bạn đã có nói rằng nó không liên quan đến bài luận quẻ . Sau đó, theo như cách hồi âm của bạn thì những gì tôi phản biện lại không phải là của bạn, mà là của người khác.

Vậy chắc việc bạn dừng không phải là lý do đó, phải không ?. Mà chỉ vì Kinh Dịch lớn quá ?. Vậy thì Bạn đừng viết ở dạng cơ bản hay tổng quát, mà đi thẳng vào vấn đề mà Bạn tâm đắc. Như thế, chắc nhiều bạn quan tâm sẽ dễ lĩnh hội, đồng thời bài viết của bạn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Đúng không Bạn ?.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Kyte.

Bạn dừng chủ đề luận quẻ rồi à ?. Sao thế bạn ?.

Đành rằng, như bạn nói, Kinh Dịch lớn quá . Thì như Bạn nói, trình bày cách luận quẻ theo kinh nghiệm, hay những gì mà bạn chiêm nghiệm được. Vậy thì có gì mà gọi là lớn đến nỗi bạn không thể, hay khó khăn trình bày đâu nhỉ. Ngay bài đầu, Tôi thấy bạn có nhiều ý tưởng độc đáo và hay. Hy vọng việc bạn dừng lại không phải vì bài phản biện của Tôi chứ !. Bởi vì, Tôi phản biện bài bạn trình bày về ha lạc, mà ở đó, ngay đầu đề, bạn đã có nói rằng nó không liên quan đến bài luận quẻ . Sau đó, theo như cách hồi âm của bạn thì những gì tôi phản biện lại không phải là của bạn, mà là của người khác.

Vậy chắc việc bạn dừng không phải là lý do đó, phải không ?. Mà chỉ vì Kinh Dịch lớn quá ?. Vậy thì Bạn đừng viết ở dạng cơ bản hay tổng quát, mà đi thẳng vào vấn đề mà Bạn tâm đắc. Như thế, chắc nhiều bạn quan tâm sẽ dễ lĩnh hội, đồng thời bài viết của bạn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Đúng không Bạn ?.

Thân ái.

Kính Bác Vui vui,

Ngay như câu đầu tiên tôi trình bày về sự thay đổi Hỏa và Kim trong Lac Thư tôi đã nói rất nhiều về sự hao tốn giấy mực của tiên nho rồi, chứ không phải đợi tới bây giờ nghe bác Vui vui phản biện đâu xin đừng hiểu Kyte tự ái mà ngưng việc lên diễn đàn này! Những bài viết vửa qua chỉ là món quà nhỏ mà tôi dùng hết cả sự chân thành trao cho anh chị em để ra mắt cái tên Kyte vô danh tiểu tốt mà thôi chứ nó chưa phải là những gì ghê gớm lắm đâu bác Vui Vui ạ!

Tôi ngưng là ngưng tiết mục làm sao để luận một quẻ Dịch thôi chứ thật ra tôi cũng sắp đưa lên diễn đàn một tiết mục mà tôi biết rằng đó là sự khao khát nhất của những ai đã từng học Dịch với đề tài " Làm sao để diẽn quái và biến quái " đó mới là cốt lõi mà Kyte muốn san sẻ cùng anh chị em trên diễn đàn Lý học Đông Phương.

Diễn quái và cách biến quái là sự ham muốn của người học Dịch , Mai Hoa đã đưa ra cách biến hào nhằm đánh vào tâm lý của người học Dịch nhưng nó không làm cho người ta hài lòng về nó. Cách gieo quẻ bằng 3 đồng xu cũng thế nó ra đời trong sự bế tắt , người học Dịch cần một sự biến hóa linh động hơn nhưng tới bây giờ những sách vỡ về Dịch thì nhiều vô kể nhưng cũng chưa nó được một tý gì về biến hào hay diễn hào ,phải không bác!

Tôi muốn giới thiệu với anh chị em cách biến hóa xảo diệu của Ngu Phiên người mà theo sách của Tào Thăng chép là sống không làm bạn với ai chết có ruồi xanh đi điếu. Ông ta dùng tiêu ,tức, thăng giáng của âm dương và nổi tiếng vô tiền khoáng hậu với phép chi hào .

Vậy mong Bác và các anh chị em trên diễn đàn hãy cho tôi thời gian...

Kính Bác chúc Bác sống vui khỏe và phản biện dài dài.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào kyte

Diễn quái và cách biến quái là sự ham muốn của người học Dịch , Mai Hoa đã đưa ra cách biến hào nhằm đánh vào tâm lý của người học Dịch nhưng nó không làm cho người ta hài lòng về nó. Cách gieo quẻ bằng 3 đồng xu cũng thế nó ra đời trong sự bế tắt , người học Dịch cần một sự biến hóa linh động hơn nhưng tới bây giờ những sách vỡ về Dịch thì nhiều vô kể nhưng cũng chưa nó được một tý gì về biến hào hay diễn hào ,phải không bác!

................................................................................

...............................................................

Vậy mong Bác và các anh chị em trên diễn đàn hãy cho tôi thời gian...

Hay quá ngày mai chủ nhật bạn tranh thủ viết đi, Liêm trinh vốn hay uống riệu và ngủ chung rường với vợ nên gieo quẻ bằng đồng xu cứ sai hoài, có bạn dạy cho cách biến mà không phải gieo quẻ thì hay quá.

Cám ơn bạn trước.

À này mà bài của bạn được đích thân cụ VuiVui phản biện là cực quý đấy.

Kính bạn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh, Kyte

Tôi nghiên cứu Dịch , đọc tất cả những sách nói về Dịch ( sách tiếng Việt thôi chứ tiếng Tàu thì tôi thua) lặng lẽ nghiên cứu và không có người bạn nào trao đổi hay tranh luận về Dịch. Thế nhưng để luận 1 quẻ Dịch thì vô cùng bối rối, có lúc tôi bỏ qua 1 thời gian dài, rồi cầm lên đọc lại.

Tôi thấy Trung Cung của Lạc Thư mang số 5 mà không có quẻ, ở đó sách nói là chủ để biến, tôi tra Lục Thập Hoa Giáp tôi thấy đúng là số 5 chủ biến đổi.

Thí dụ như Giáp Ngọ vì Ngọ ở cung Ly nên mang số 9 vậy Giáp Ngọ thuộc cung Ly kế đến Ất Mùi (hết 9 về 1 vì Hậu Thiên Bát Quái có 9 cung) nên Ất Mùi mang số 1 cung Khảm, Bính Thân mang số 2 nên là cung Khôn, Đinh Dậu tiếp số 3 nên là cung Chấn ,Mậu Tuất tiếp theo là số 4 nên là cung Tốn bây giờ tới số 5 Kỷ Hợi nằm số 5 trung ương chủ biến đổi tôi thấy Kỷ Hơi là Thiên can Địa chi âm nên lấy Cấn làm cung của mình nên Kỷ Hợi cung Cấn rồi dến Canh Tý là vị trí thứ 6 nên mang cung Càn, Tân Sửu thứ 7 nên mang cung Đoài, Nhâm Dần thứ 8 nên mang cung Cấn và Quí Mão số 9 nên mang cung Ly.

Khi mới đọc xong đoạn trên, ngỡ rằng anh đang giải mã Lục Thập Hoa Giáp thông qua Lạc Thư Cửu Cung. Nhưng đến khi đọc tiếp đoạn dưới đây:

Vậy các cung trong Lục Thập Hoa Giáp đi theo số thứ tự Lạc Thư. Khi vào trung ương số 5 Dương chi sẽ lấy Cung Khôn và Âm chi sẽ mang cung Cấn.

Điều này tôi thấy Âm chi mang quẻ dương và dương chi mang quẻ âm. Cấn - Khôn thuộc thổ đại biểu cho hành ở Trung Ương! Riêng Giáp Tý Dịch lấy số 3 làm tiến số nên Giáp Tý mang cung Chấn rồi theo thứ tự mà tiến.

thì ra anh đang nói đến phương pháp “Tìm Cung Quái” cho Bát Trạch, Phi cung v.v…

Nhân đây, xin được anh cho biết thêm ý kiến vì sao Giáp Tý Dịch lại lấy số3?

Theo sự suy lý thì phải là 1 mới nhất quán.

Theo Lạc Thư Bát Quái phối với Thập Nhị Địa Chi thì ta có:

[Thìn-Tỵ (4) Tốn][Ngọ (9) Ly][Mùi-Thân (2) Khôn]

[Mão (3) Chấn][Dg: Khôn (5) Â: Cấn][Dậu (7) Đoài]

[Dần-Sửu (8) Cấn][ (1) Khảm][Hợi-Tuất (6) Kiền]

Lục Thập Hoa Giáp thì lại có Lục Tuần như sau:

(1) Giáp Tí … Quý Dậu : nhưng không phải là (1) mà lại (3) là?

(6) Giáp Tuất … Quý Mùi

(2) Giáp Thân … Quý Tỵ

(9) Giáp Ngọ … Quý Mão

(4) Giáp Thìn … Quý Sửu

(8) Giáp Dần … Quý Hợi

Kế đến, quy luật nào mà anh viết như vầy?

Khi vào trung ương số 5 Dương chi sẽ lấy Cung Khôn và Âm chi sẽ mang cung Cấn.

Mong anh cho biết thêm ý kiến.

Tôi thấy vạn vật biến ở giửa như Lạc Thư và Lục Thập Hoa Giáp đã chỉ ra nhưng tôi vẫn chưa ngộ ra điều gì về cách biến quẻ và luận quẻ. Tôi lại xem sách Chu Dịch lại nghe nói Dịch là 1 vòng tròn , Thăng giáng qua lại mà thôi! Có bấy nhiêu thôi sao?

Mà thật vậy Dịch trống không chẳng có gì, tại tôi nghĩ quá nhiều rồi tẩu hỏa nhập ma! Tôi chợt thấy rằng lúc mặt trời mọc ở đằng Đông chầm chậm lên cao tới giửa trời là lúc đi xuống, như vậy có lúc đi lên( là thăng) tới giửa biến đổi chiều rồi đi xuống ( là Giáng) À thì ra biến đổi ở giửa là vậy!

Tôi nhìn trên lòng bàn tay 12 cung từ Tý tới Hợi tối thấy người xưa xếp Hỏa Cục Dần Ngọ Tuất, Trường Sinh khởi từ Dần đi lên tới Ngọ ( Đế vượng) rồi đi xuống Tuất để mộ có 9 cung tương ứng với Hâu thiên Bát Quái 9 cung.

Tôi vẽ thành 1 hình tam giác Dần Ngọ Tuất có mũi tên hướng lên. Tôi cho rằng lửa từ dưới bốc lên cao.

Tôi phát hiện thêm Thủy cục Thân Tý Thìn có mũi tam giác từ trên cao là Thân đi xuống Tý và mộ ở Thìn có hình tam giác mũi nhọn hướng xuống.

Thật tuyệt vời! Lửa bốc lên cao nước chảy xuống thấp theo nguyên lý tự nhiên! Tôi khâm phục vô cùng!

Lại thấy Mộc cục Hợi Mão Mùi có tam giác mũi nhọn từ Tây sang Đông rồi Kim cục Tỵ Dậu Sửu từ Đông sang Tây! Ôi lên xuống qua lại, hay cái Thăng Giáng Vãng Lai mà Dịch nói giờ tối đã thấy!

Như sự miêu tả của anh ở trên thì Thập Nhị Địa Chi cung bàn phải nằm theo định hướng truyền thống đó giờ: Trên (NAM) dưới (BẮC) trái (ĐÔNG) phải (TÂY) thì mới có thể minh họa chính xác hình tam giác tượng trưng cho HỎA thì bốc lên cao và THỦY thì hướng xuống THẤP có phải không anh?

Nhưng sau đó, trong một bài viết khác anh lại có ý dùng đồ hình phương vị ngày nay là: Trên (BẮC) dưới (NAM) trái (TÂY) phải (ĐÔNG) để nhìn ra bản đồ thế giới nói chung và nước Việt Nam nói riêng, thì như vầy:

Hiểu được vấn đề này thì Tử vi hay phong thủy anh chị em cũng lần ra được bí mật của nó cũng không mấy khó nếu chịu khó quan sát. Tôi biết rằng nước là tài lộc trong phong thủy không nên để tuột mất, tức là để biến đi. Nước từ trên cao đổ xuống thấp nơi thấp nhất vẫn là phương đông nam – thìn tỵ nên chi sông Cửu Long 9 khúc đổ về Đông Nam ra biển cả. Thìn Tỵ là phương mộ ,tuyệt của thủy ở đó nên để nước chứa ( Long trì) nghĩa là khí thủy còn mãi không mất đi, tiền bạc không hao tán vậy mà !

lại không minh họa được rằng THỦY thì hướng xuống THẤP, huống là định vị rằng: phương đông nam – thìn tỵ là thấp nơi thấp nhất vẫn là. Anh xét lại giùm có phải như thế không?

Cám ơn anh.

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn KyTe các bài viết của bạn hay nhưng tóm lại chỉ cần hiểu một chữ " Thời " ở đây là đủ ,học dịch căn bản ở chữ này ,còn về cách luận thì xét cho cùng vẫn ở tượng quẻ và phải thêm vào đó thiên ứng,địa ứng thì mới chính xác được . Cái này thì khi đạt đến thiên địa nhân hợp nhất thì mới trăm phát trúng trăm được .

Ví dụ quẻ thủy hỏa Ký tế thủy trên hỏa dưới thì mới bền vững , thủy tính thì lắng xuống hỏa thì tính bốc nên ,đó là Âm Dương giao hội thì mọi kết quả đều tốt đẹp . Nhưng nói thủy chỉ lắng xuống thì không hẳn vậy ,nếu chỉ như vậy thì làm sao có mưa được ,chính vì vậy mà trong con người Âm thăng ,Dương giáng thì mới phù hợp với trời đất được mà có phù hợp với trời đất thì con người mới khỏe mạnh và sống lâu được cho nên khi luận quẻ không nhất thiết là phải thế ,nếu không vẫn sai như thường.

Nhưng dù sao thì lâu lâu mới đọc một bài viết có giá trị như của bạn . Rất cám ơn mong được đọc các bài viết tới của bạn

Thân ái . Longtuan.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy các cung trong Lục Thập Hoa Giáp đi theo số thứ tự Lạc Thư.

Tôi thấy điều này không đúng, bởi khi tôi tra tiếp từ Giáp Thìn thì không khớp :

Giáp Thìn mang số 1 sao là Tốn ?

Ất Tỵ số 2 sao là Đoài ?

Bính Ngọ số 3 sao là Càn ?

.....

Từ Giáp Tý cũng không khớp :

Giáp Tý số 3 là Chấn

Ất Sửu số 4 là Tốn

Nhưng Bính Dần số 5 sao là Khảm ?

Đinh Mão số 6 là Càn

Mậu Thìn số 7 là Đoài

Kỷ Tỵ số 8 là Cấn

Canh Ngọ số 9 là Ly

Tân Mùi số 1 là Khảm

Nhâm Thân số 2 là Khôn

Quý Dậu số 3 là Chấn

Nhưng Giáp Tuất số 4 sao là Càn ?

Ất Hợi số 5 sao là Đoài ?

.....

Một chút thắc mắc xin chỉ giáo.

Share this post


Link to post
Share on other sites