Thiên Sứ

Ấn Độ: Đưa truyện tranh cổ truyền lên phim hoạt hình

3 bài viết trong chủ đề này

Ấn Độ: Đưa truyện tranh cổ truyền lên phim hoạt hình

25/07/2009 06:46 (GMT + 7)

(TuanVietNam) - Thay bằng truyện tranh, những câu chuyện ngụ ngôn, những thành ngữ-tục ngữ, những tiểu sử về các nhân vật lịch sử Ấn Độ sẽ được tái hiện bằng hình thức mới: phim hoạt hình- một trong những biện pháp giáo dục văn hóa truyền thống mới của Ấn Độ.

Giống như những thanh niên thuộc thế hệ 8X khác, Samir Patil lớn lên cùng với những quyển truyện tranh Amar Chitra Katha. Đó là những cuốn sách dựa trên những câu chuyện ngụ ngôn Aesop, những thành ngữ tục ngữ, những tiểu sử về các nhân vật lịch sử mang đậm văn hoá Ấn. Với anh và những người bạn cùng thời, chúng quen thuộc chẳng khác nào những cuốn sách giáo khoa.

Giờ đây, anh Patil đánh cược rằng anh có thể làm nên một điều tương tự cho trẻ em Ấn Độ, những đứa trẻ đang có xu hướng xem TV, nhắn tin và lướt web nhiều hơn.

Patil đang lên kế hoạch phát sóng những bộ phim hoạt hình dựa trên các cuốn truyện tranh đầu năm sau. Anh hy vọng chúng sẽ xuất hiện lần đầu trên kênh hoạt hình Cartoon Network ở Ấn. Hiện anh đang gấp rút đàm phán với các kênh hoạt hình như Disney Channel và Nickelodeon.

Công ty truyền thông Vodafone đã bán bản quyền truyện tranh, giấy dán tường và nhạc chuông Amar Chitra Katha. Còn đội ngũ của Patil và các chuyên gia về phim hoạt hình mới đây đã phát hành một trò chơi điện tử trực tuyến Huyền thoại Katha. Năm ngoái Patil đã mua một công ty chuyên sản xuất sách điện tử cho lứa tuổi nhi đồng.

Amar Chitra Katha là một trong những sê-ri truyện tranh bán chạy nhất của Ấn Độ với hơn 90 triệu bản được in bằng tiếng Anh và 20 thứ tiếng khác nhau của người Ấn Độ.

Khởi đầu từ 42 năm trước, đến nay bộ truyện này thu thập được trên 400 tác phẩm kể lại những câu chuyện lấy từ sử thi, thần thoại, truyền thuyết, cổ tích và ngụ ngôn dưới hình thức truyện tranh.

Người sáng lập công ty Amar Chitra Katha 42 năm trước là nhà biên tập Anant Pai, ông chủ của một công ty báo in cùng tên. Bộ truyện được NXB India Book House phát hành.

Năm 2007, toàn bộ bản quyền được bán cho công ty liên doanh về truyền thông ACK Media do Samir Patil và Shripal Morakhia thành lập.

Posted Image

Samir Patil, người giám đốc với ý tưởng

đưa Amar Chitra Katha lên truyền hình

Không đơn giản

Trong bối cảnh các gã khổng lồ về truyện tranh phương Tây đang trên đà sa sút, doanh số truyện tranh Amar Chitra Katha cũng sụt giảm nghiêm trọng trong những năm gần đây - trước khi Patil và một đối tác khác mua lại sê-ri này.

Amar Chitra Katha đã mất đi một lượng lớn độc giả trong cuộc cạnh tranh với truyền hình vệ tinh. Những nỗ lực chuyển thể truyện tranh thành phim hoạt hình đã không giành được nhiều thành công dưới quyền công ty mẹ trước đây, nhà xuất bản India Book House.

Nhưng anh Patil vẫn hy vọng thu được lợi nhuận lớn từ khoảng trống trong ngành giải trí dành cho trẻ em trên thị trường truyền thông Ấn vốn rất nhiều tiềm năng. Hầu hết các chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi đều được nhập từ Mỹ, Nhật Bản và các nước khác và sau đó được lồng tiếng lại.

Phần lớn các công ty trong và ngoài nước đều tập trung vào mảng giải trí giành cho mọi giới, một phần bởi vì hầu hết các gia đình Ấn Độ chỉ có một ti vi. Vì thế trẻ em thường xem những già mà bố mẹ và ông bà xem.

Nhưng điều này đang bắt đầu thay đổi. Các doanh nghiệp rất hào hứng thâm nhập thị trường đang lớn mạnh này. Hơn 30% dân số Ấn Độ dưới 14 tuổi. Anh Patil cho biết các nhà quảng cáo đòi hỏi những kịch bản nội địa và họ sẵn sang trả giá cao.

Tuy nhiên, công ty mà Patil mua lại không thể độc quyền các câu chuyện cổ vốn chiếm phần lớn giá sách thư viện của mình. Một số trong đó đã được các công ty khác chuyển nhượng cho đài truyền hình và các công ty điện ảnh. Anh Patil cũng thừa nhận anh sẽ phải đa dạng hoá các câu chuyện và nhân vật mới thì mới hy vọng thành công.

Những nhà quản lý khác thì thận trọng cho rằng sẽ phải mất kha khá thời gian để những NXB truyện tranh có thể thành công trên loại hình truyền thông khác. Các công ty truyền thông hàng đầu thường không mặn mà lắm với truyện tranh và chỉ mới hâm nóng lại thị trường này trong thời gian gần đây.

Có ý kiến cho rằng không có nhiều sách được chuyển thể thành phim như thế. Trên truyền hình, họ cứ lặp đi lặp lại mãi những thứ đã làm trong suốt 10 năm qua.

Giám đốc điều hành một nhà xuất bản tạp chí đóng ở Chennai thì cho rằng truyền thông điện tử có thể cung cấp một cơ hội tuyệt vời cho các nhà xuất bản Ấn Độ nhưng điều đó cũng phải mất đến vài năm.

Ông nói: “Mọi thứ đều đòi hỏi thời gian, và thời gian - thật không may, lại rất đắt. Một bộ phim hoạt hình bình thuờng phải mất đến 2 năm. Trong hai hay ba năm đó, chẳng có gì được trình chiếu ngoài hai hay ba phút quảng cáo.”

Anh Patil cho biết việc sản xuất vẫn theo đúng kế hoạch để kịp phát sóng trên truyền hình. Anh hy vọng sẽ có những tác phẩm được trình chiếu ở các rạp chiếu phim trong dự án của mình vào năm sau.

Posted Image

Những cuốn truyện dòng Amar Chitra Katha

Doanh số tăng liên tục

Patil có được Amar Chitra Katha là nhờ may mắn. Trong một chuyến nghỉ phép của công ty anh làm việc ở New York vài năm trước, anh đi du lịch vòng quanh Ấn Độ và được biết công ty này đang được rao bán.

Trước khi hợp đồng được ký kết, anh đã có kế hoạch viết một cuốn sách về lịch sử các tư tưởng ở Ấn Độ, một dự án mà anh gọi là “Sứ mệnh Đôn-ky-hô-tê của tôi”. Tới bây giờ, anh đã phải gác chuyện viết sách sang một bên mặc dù vẫn đề cập đến nó một cách thường xuyên.

Anh nói: “Lúc bấy giờ nếu tôi không mạo hiểm mua Amar Chitra Katha, tức là tôi đã mạo hiểm từ bỏ mọi thứ mà chúng tôi có thể làm được mãi mãi. Kinh nghiệm làm việc ở McKinsey về truyền thông và công nghệ đã khiến tôi nghĩ rằng tôi sẽ có cơ hội tái khám phá những câu chuyện cổ dưới những hình thức khác”.

Những nỗ lực đầu tiên của anh, bao gồm việc thúc đầy chiến dịch tiếp thị làm mới và mở rộng hệ thống phân phối sách truyện tranh từ các nhà sách cho tới mạng Internet dường như đã được đền đáp xứng đáng. Doanh số tăng lên 40% trong năm tài khoá đầu tiên và tăng 80% trong ba tháng đầu năm nay.

Một nửa các hợp đồng thương mại từ trang web của công ty đến từ các công ty nước ngoài. Trong những năm qua, nhiều người Ấn Độ nhập cư vào Mỹ, châu Âu. Chất đầy va ly của họ là những cuốn truyện tranh Amar Chitra Katha. Họ hy vọng những cuốn sách có thể kết nối con cái mình với cội nguồn văn hoá đất nước.

Vì Amar Chitra Katha là một cái tên thiêng liêng với nhiều người Ấn ở khắp nơi trên thế giới nên Patil không có kế hoạch “đại tu “ những cuốn truyện tranh lịch sử và huyền tích nhưng Tinkle, một tạp chí dành cho thiếu nhi hàng tháng thuộc công ty ACK của Patil vẫn đang ra mắt những câu chuyện mới.

Một trong số đó kể về câu chuyện phiêu lưu của một bé gái 12 tuổi, người đi chu du vòng quanh thế giới với người cha làm bản đồ của mình trong những năm 1950. Cô bé là một trong số ít các nhân vật nữ trẻ trong giới truyền thông Ấn Độ.

Ông Pai, thành viên sáng lập Amar Chitra Katha, 80 tuổi, vẫn đến công sở hàng ngày, bày tỏ sự khâm phục trước nghị lực của Patil. Ông nói ông không hoàn toàn đồng ý với mọi thay đổi và sáng kiến nhưng ông vẫn tán thành các kế hoạch đầy tham vọng của Patil đối với NXB.

Ông Pai được nhiều người dân Ấn trong đó có cả Thủ tướng trìu mến gọi bằng cái tên thân thương “Bác Pai” nói: “Những gì thực sự quan trọng là cung cấp các nhân vật điển hình. Một dân tộc sẽ tiến lên phía trước nếu nó có những nhân vật điển hình.”

  • Thanh Huyền (Theo Nytimes)
Tâm sự của Thiên Sứ:

Vào năm 96, Thiên Sứ tôi cùng một số bạn bè tổ chức làm truyện tranh Việt Nam với chủ trương: Thể hiện lại toàn bộ Kho tàng cổ tích Việt Nam dưới hình thức truyện tranh comic Nhật Bản, nhằm đưa văn hóa truyền thống Việt đến thiếu nhi Việt. Thiên Sứ tôi là người đầu tiên trong giới truyện tranh thời bấy giờ thể hiện kịch bản chuyện tranh loại này. Ngay năm ấy, một truyện tranh của nhóm được báo Thanh Niên nhận xét là truyện tranh hay nhất của Việt Nam 1996. Đó là truyện "Viên Ngọc Tỵ thủy" - Chuyển thể từ chuyện Sự tích con Dã tràng. Lời khen ngợi này hoàn toàn vô tư, không hề có sự trao tiền để mua bài viết. Nhưng rất tiếc, nó đã không được sự trợ giúp và ủng hộ của công luận, nó bị dập bởi "Bầy viên ngọc rồng" và vì sự vô tư của chính Thiên Sứ - không quen với văn hóa phong bì. Bộ truyện tranh bán kèm "Cuộc phiêu lưu của chú bé Cây Sậy" - Chuyện cổ tích nổi tiếng của Ai Cấp do các họa sĩ Pháp thể hiện - bị coi là chuyện bạo lực và ngườii ta đã thu hồi giấy phép xuất bản. Mặc dù sau đó một năm, chính câu chuyện bị coi là "bạo lực" này được phát sóng trên truyền hình.

Nhóm làm chuyện tranh với số vốn ít ỏi đã quị và sau đó chết hẳn do yếu vốn , không có khả năng cạnh tranh với những đại gia truyện tranh với những truyện nước ngoài photo in lại.

Nếu không, Việt Nam đi trước Ấn Độ 12 năm bởi sáng kiến này.

Những cũng từ sự thất bại này, Thiên Sứ tôi lang thang đi bán truyện tranh ế, đã tình cờ gặp cuốn "Thế thứ các triều đại Việt Nam" của Nguyễn Khắc Thuần và mở đầu cho việc minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Những cũng từ sự thất bại này, Thiên Sứ tôi lang thang đi bán truyện tranh ế,

đã tình cờ gặp cuốn "Thế thứ các triều đại Việt Nam" của Nguyễn Khắc Thuần và mở

đầu cho việc minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến." --> cái này được gọi

là "duyên" phải ko thầy ạh? :lol:

Hiện nay trên thị trường có 1 bộ truyện tranh nổi tiếng lấy từ kho tàng cổ tích và truyện lịch sử Việt Nam là "Thần đồng Đất Việt" được con nít rất thích (có nhiều người lớn như con cũng thích lắm :lol: ), còn phim hoạt hình thì chỉ vài tập phim nhưng còn non tay lắm, hy vọng càng ngày càng khá hơn rồi xuất khẩu giống Doremon để rạng danh giống nòi Việt :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Những cũng từ sự thất bại này, Thiên Sứ tôi lang thang đi bán truyện tranh ế,

đã tình cờ gặp cuốn "Thế thứ các triều đại Việt Nam" của Nguyễn Khắc Thuần và mở

đầu cho việc minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến." --> cái này được gọi

là "duyên" phải ko thầy ạh? :lol:

Hiện nay trên thị trường có 1 bộ truyện tranh nổi tiếng lấy từ kho tàng cổ tích và truyện lịch sử Việt Nam là "Thần đồng Đất Việt" được con nít rất thích (có nhiều người lớn như con cũng thích lắm :lol: ), còn phim hoạt hình thì chỉ vài tập phim nhưng còn non tay lắm, hy vọng càng ngày càng khá hơn rồi xuất khẩu giống Doremon để rạng danh giống nòi Việt :lol:

Tôi có xem "Thần đồng Đất Việt" rồi. So với nhựng truyện tranh của tôi về nội dung kịch bản và cách trình bày - trừ phần hội họa - thì họ còn thua xa. Giá như có Đại gia, hoặc nhà xuất bản nào tài trợ, tôi sẽ chủ trì đề tài này và chắc chắn sẽ chẳng thua gì chuyện tranh Nhật Bản. Hôm nào tôi sẽ tìm lại mấy truyện tranh này scan vào máy và đưa lên đây để anh chị em tham khảo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay