Hà Uyên

Đọc và hồi tưởng

18 bài viết trong chủ đề này

ĐỌC VÀ HỒI TƯỞNG.

Ngày 22.11.1963 – ngày diễn ra vụ ám sát Tổng thống Mỹ John F.Kennedy - đã trở thành ngày quan trọng nhất trong lịch sử Cuộc chiến của Mỹ tại VN. Bởi, nếu không có vụ ám sát, Tổng thống Kennedy đã quyết định ngăn không để Mỹ tham chiến tại VN, và dự kiến rút toàn bộ binh sĩ khỏi miền nam VN vào nhiệm kỳ 2.

Bài học từ thảm hoạ

Đây là quan điểm được ông Gordon M. Goldstein đưa ra trong cuốn sách mới xuất bản nhan đề: "Những bài học từ thảm hoạ: McGeorge Bundy và Hành trình đến cuộc chiến tại VN”, sau hành trình tìm kiếm tư liệu và trò chuyện với cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ McGeorge Bundy.

Theo ông Goldstein, không ai có thể biết rõ cách Tổng thống Kennedy có thể làm để kiểm soát cuộc khủng hoảng tại VN, nếu ông còn sống. Nhưng một điều rõ ràng, Tổng thống Kennedy đã quyết tâm ngăn cản Mỹ tham chiến tại VN, và dự kiến rút toàn bộ binh sĩ nước này khỏi miền nam VN vào nhiệm kỳ 2 năm 1965.

Vào thời điểm Tổng thống Kennedy mới lên nắm quyền năm 1961, sự tham gia của quân đội Mỹ tại Đông Nam Á mới giới hạn trong các chuyến hàng vận chuyển vũ khí và một số lượng nhỏ các cố vấn quân sự. Tuy nhiên, Mỹ đã quyết định đưa binh sĩ đánh trận vào VN, khi hoạt động du kích của lực lượng giải phóng trở nên quá mạnh dưới thời Ngô Đình Diệm.

“Mỹ không thể thắng dù đưa hàng triệu binh lính đến VN”

Trong suốt năm đó, các cố vấn của Tổng thống Kennedy đã đệ trình lên hàng chục báo cáo đề nghị Mỹ hoá cuộc chiến. Trong một báo cáo, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, Ngoại trưởng Dean Rusk và Tham mưu Trưởng liên quân đã tranh luận rằng “sẽ rất khó tránh được thảm cảnh sụp đổ của chính quyền Nam Việt Nam nếu như thiếu đi sự tham gia của lực lượng Mỹ ở mức quân nhất định”.

Các cố vấn của ông Kennedy còn yêu cầu bảo vệ chính quyền Sài Gòn bằng việc đưa thêm 200.000 binh sĩ đánh bộ Mỹ đến VN. Ông McGeorge Bundy, cố vấn an ninh quốc gia, tin rằng việc cam kết đưa quân đội Mỹ đến VN mang tính quan trọng sống còn. “Lào đã không bao giờ còn có thể thuộc về phe chúng ta sau năm 1954”, ông Bundy thuyết phục. “Nhưng Việt Nam là đồng minh và muốn là đồng minh của Mỹ”, ông này nhấn mạnh.

Nhưng Tổng thống Kennedy không đồng ý. Ngay từ rất lâu trước khi trở thành tổng thống, ông từng lên tiếng tại Quốc hội phản đối cuộc chiến tốn kém và thảm khốc của Pháp ở VN, dẫn dụ nó như lý do khiến Mỹ không bao giờ nên tham chiến tại VN.

Vào mùa hè năm 1961, ông tuyên bố chấp nhận ý kiến của Tướng Douglas MacArthur, người luôn kiên định lập trường chống lại cuộc chiến tại VN. Ông MacArthur đã sáng suốt khi nhận định, dù Mỹ có đưa hàng triệu binh lính đến VN thì cũng không thể giành chiến thắng. Vị tướng này cho rằng, Mỹ chỉ nên hạn chế ở mức độ cung cấp viện trợ quân sự và huấn luyện cho Sài Gòn, nhưng không nên triển khai bộ binh đến VN.

Trong suốt 3 năm đảm nhiệm cương vị Tổng thống Mỹ, ông Kennedy đôi khi không tránh khỏi bị phe diều hâu lôi kéo đối với cuộc chiến tại VN. Vị Tổng thống này đã cho tăng số lượng cố vấn quân sự và chuyên viên huấn luyện lên tới mức 16.000 người. Nhưng cả Bộ trưởng Quốc phòng McNamara và Bundy đều thấy trước tương lai rằng Tổng thống Kennedy không muốn Mỹ hoá cuộc chiến tranh, thậm chí ngay cả khi đối mặt với viễn cảnh Nam VN thuộc về phe cộng sản.

Đường mòn Hồ Chí Minh là dấu hiệu cho thất bại của Mỹ

Tổng thống Kennedy tin rằng, khi Mỹ đã không thể ngăn chặn đường mòn Hồ Chí Minh - tuyến đường tiếp vận lương thực và binh sĩ cộng sản từ miền Bắc vào Nam VN – thì nước này không thể đánh bại được cuộc chiến giành độc lập của Hà Nội. "Những tuyến đường mòn đó chính là lý do cho sự thất bại được đoán trước và là lý do để phải xem xét chính sách leo thang quân sự”, Tổng thống Kennedy nói với các cố vấn vào mùa xuân năm 1962.

Sự hoài nghi của Tổng thống Kennedy về cuộc chiến tại VN còn gia tăng, đến mức ông tuyên bố với trợ lý Nhà Trắng Michael Forrestal rằng tỉ lệ Mỹ không thể chiến thắng Việt Cộng lên đến 100 ăn 1. Vào đầu năm 1963, Kennedy nói với Thượng nghị sĩ Mike Mansfield, Thủ lĩnh phe đa số Thượng viện, người phản đối gia tăng sự tham gia quân sự của Mỹ tại VN, rằng ông sẽ bắt đầu rút các cố vấn khỏi miền nam VN vào đầu nhiệm kỳ hai, bắt đầu từ năm 1965. Ông cũng tiết lộ về kế hoạch tương tự với Roswell Gilpatric, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Nhưng vụ ám sát thảm hoạ tại Dallas vào tháng 11.1963 đã thay đổi toàn bộ cục diện cuộc chiến VN.

Những gì đã xảy ra sau cái chết của Tổng thống Kennedy là câu chuyện đã được thuộc lòng. Tổng thống Lyndon B.Johnson lên nắm quyền năm 1964 và đến tháng 8 cùng năm, ông ta đã sử dụng sự kiện Vịnh Bắc Bộ - do chính Mỹ dựng lên – làm cái cớ để mở rộng các hoạt động quân sự xuống miền bắc VN. Vào ngày 8.3.1965, Johnson đã cử 3.500 lính thuỷ quân lục chiến đầu tiên đến VN. Trong vài tháng sau đó, ông ta đã thông qua lệnh điều động 175.000 binh sĩ chiến trường đến VN.

Nếu Kennedy còn sống, ông sẽ tận hưởng rất nhiều ưu thế trong cuộc bầu cử năm 1965. Ông không có đối thủ, nếu ra tranh cử nhiệm kỳ 2. Ông cũng được biết đến như một tổng thống quyết đoán, sẵn sàng gạt bỏ ý kiến của các cố vấn khi cần thiết. Danh tiếng của Tổng thống Kennedy càng lan rộng sau vụ xử lý cuộc khủng hoảng tên lửa Mỹ-Cuba. “Ông không cần phải chứng minh về sức mạnh của mình tại VN”, cựu cố vấn an ninh quốc gia Bundy nhớ lại. "Tổng thống Kennedy có thể giúp làm giảm thiệt hại của Mỹ trong cuộc chiến tại VN. Ông có thể làm điều đó, bằng việc từ chối Mỹ hoá cuộc chiến tranh”.

Theo ông Goldenstein, vị cố vấn Bundy thường nổi cáu mỗi khi bị chất vấn về cuộc chiến VN. Ông Bundy là một trong những kiến trúc sư chính cho các cam kết của Mỹ đối với cuộc chiến tại VN, nhưng rất kín tiếng về thời gian này. Tuy nhiên, theo ông Bundy: “Tổng thống Kennedy và Johnson có chính kiến hoàn toàn khác biệt về cuộc chiến VN. Nếu dự đoán rằng Kennedy cũng sẽ làm điều tương tự như Johnson đã làm tại VN thì quả là nực cười”.

Nếu ông Kennedy nghe lời cố vấn, thế giới đã có chiến tranh hạt nhân

Khi Tổng thống Kennedy chọn Bundy làm cố vấn an ninh đối nội, ông này là một học giả Harvard nổi tiếng về trí tuệ, sự lịch lãm và các kỹ năng chính quyền. Công việc tại Nhà Trắng đòi hỏi hai điều kiện mà ông Bundy đều đáp ứng đủ: Hoạt động như một người gác cửa để Tổng thống có thể nhận được những thông tin tốt nhất có thể, đồng thời phải đưa ra những quan điểm của bản thân về cuộc xung đột để giúp Tổng thống có lời khuyên tốt nhất. Nhưng vào thời điểm quan trọng nhất, thời điểm định mệnh, ông ta đã không làm được cả hai điều này.

Năm 1962, khi cuộc khủng hoảng tên lửa tại Cuba nổ ra, trong thời gian rất ngắn, Tổng thống Mỹ Kennedy chính là người quyết định lựa chọn giải pháp hoà bình. Còn vị cố vấn Bundy lại như một bị xoáy tung như chong chóng giữa cơn bão, hết ủng hộ giải pháp khai chiến, rồi lại chọn đứng yên, đến khởi động quy chế cách ly nhằm ngăn chặn Liên Xô hoàn tất việc lắp đặt tên lửa ở Cuba và cuối cùng đề nghị tiến hành không kích. Theo tác giả Goldstein, nếu Tổng thống Kennedy làm theo lời khuyên của các cố vấn, như Bundy, điều đó có thể đã đưa thế giới đến một cuộc chiến hạt nhân.

Ông Goldstein cho rằng, đến khi qua đời, vị cố vấn này vẫn đang phải đấu tranh với chính bản thân để cố hiểu vì sao thảm hoạ cuộc chiến tại VN lại xảy ra. “Dù được đặt vào vị trí trung tâm của bộ máy thiết lập chiến lược cho cuộc chiến, Bundy vẫn không nhận thức hết được vai trò quan trọng của ông ta trong việc ra hàng loạt quyết định đã đưa nước Mỹ đến cuộc chiến tại VN”, ông Goldstein viết.

Vào ngày 25.11.1961, 10 tháng sau khi ông Kennedy đảm nhận cương vị Tổng thống và khá lâu trước khi chiến dịch leo thang chiến tranh tại VN bắt đầu, ông Bundy đã đưa ra lời khuyên như sau: “Mỹ nên điều động một sư đoàn để tham gia các hoạt động quân sự bên trong Việt Nam khi cần thiết… Tôi không muốn đưa một sư đoàn này đến chỉ vì các mục đích uý lạo tinh thần. Tôi sẽ cho họ chiến đấu, nếu cần thiết…”.

Khi ông Goldstein đưa cho Bundy bản ghi nhớ này hơn 3 thập kỷ sau đó, chính tác giả của nó đã ngạc nhiên. Ông ta không hề nhớ về chính những lời khuyên của mình. Bản ghi nhớ đã thể hiện rõ quan điểm diều hâu đối lập mà Bundy theo đuổi dưới thời Tổng thống Kennedy.

Ông ta và những người khác đã không đếm xỉa gì đến lời cảnh báo của Tổng thống Pháp Charles De Gaulle về kinh nghiệm đầy đau đớn của Pháp trong cuộc chiến tại Đông Dương. Chính Tổng thống De Gaulle đã khuyến cáo Mỹ cũng sẽ vấp phải thất bại tương tự nếu tiến hành cuộc chiến tại VN. Các cố vấn của chính quyền Mỹ khi đó còn bỏ qua một bằng chứng rõ ràng rằng dội bom, thực chất, chỉ càng làm cho chính quyền Hà Nội mạnh thêm lên.

Nhưng, trong suốt thời gian Tổng thống Kennedy cầm quyền, vị tổng thống này không quan tâm đến chính những lời khuyên của các cố vấn. Tại một cuộc họp báo 8 ngày trước vụ ám sát định mệnh, ông đã đề cập đến VN. "Tôi không muốn nước Mỹ dàn quân ở đó”, ông nói. Một trong các mục tiêu của ông là “đưa binh sĩ về nước”.

Vào ngày 22.11.1963, Mỹ mới chỉ duy trì số lượng hạn chế các cố vấn quân sự tại VN. Tỉ lệ thương vong của quân đội Mỹ mới là 108. Nếu như vụ ám sát không xảy ra, nước Mỹ, có lẽ, đã tránh được viễn cảnh thất trận bẽ bàng tại VN.

Nguồn (Theo: Los Angeles Time, Concord Monitor - Thuỷ Phương)

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Hà Uyên.

Ba sao nhỏ của kỳ môn vận hành nghịch an theo độ lệch âm dương có thể mới phù hợp, Mốc theo mốc tiết khí).

Kính cụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lịch sử đã an bài. Khi nhìn lại và thốt lên: "Giá như....." thì đã muộn rồi.

Lỡ bước sa chân: ngàn đời ân hận.

Quay đầu nghĩ lại: Chín suối ngậm ngùi.

Hình như chính ngài Kennedy chủ trương ám sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm - người kiên quyết không đồng ý quân lực Hoa Kỳ triển khai ở miền Nam.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Thiên Sứ

Lịch sử đã an bài. Khi nhìn lại và thốt lên: "Giá như....." thì đã muộn rồi.

Lỡ bước sa chân: ngàn đời ân hận.

Quay đầu nghĩ lại: Chín suối ngậm ngùi.

Hình như chính ngài Kennedy chủ trương ám sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm - người kiên quyết không đồng ý quân lực Hoa Kỳ triển khai ở miền Nam.

Hai lá số của hai tổng thống này cho chúng ta những ngien ngẫm bổ ích về vận số con người trong lý học.

Kính cụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Hà Uyên.

Ba sao nhỏ của kỳ môn vận hành nghịch an theo độ lệch âm dương có thể mới phù hợp, Mốc theo mốc tiết khí).

Kính cụ

Chào Liêm Trinh

Ngày 28/10 dương lịch cho đến ngày 6/11 dương lịch, không biết có chuyện gì sẽ xẩy ra tại Mỹ ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ

Chào Liêm Trinh

Ngày 28/10 dương lịch cho đến ngày 6/11 dương lịch, không biết có chuyện gì sẽ xẩy ra tại Mỹ ?

Chịu cụ ạ hiểu biết của liêm trinh không đạt được tới mức này.

Kính cụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Liêm Trinh

Ngày 28/10 dương lịch cho đến ngày 6/11 dương lịch, không biết có chuyện gì sẽ xẩy ra tại Mỹ ?

Kính bác Hà Uyên.

Cuối năm nay nước Mỹ có chuyện lủng củng nội bộ. Có thể có một vài nhân vật quan trọng trong chính phủ ra đi.

Vài lời lạm bàn. Mong bác lượng thứ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác Hà Uyên.

Cuối năm nay nước Mỹ có chuyện lủng củng nội bộ. Có thể có một vài nhân vật quan trọng trong chính phủ ra đi.

Vài lời lạm bàn. Mong bác lượng thứ.

Vâng, anh Thiên Sứ

Tình hình có thể diễn biến nặng nề hơn, theo như cách tính toán của Hà Uyên.

Đây chỉ là vấn đề học thuật mà Anh, chúng ta cùng thử nghiệm và trải nghiệm, đúc kết lại những gì mà tổ tiên Lạc Việt đã để lại.

Trân trọng, chào Anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Liêm Trinh

Ngày 28/10 dương lịch cho đến ngày 6/11 dương lịch, không biết có chuyện gì sẽ xẩy ra tại Mỹ ?

Ngày 4/10/2009

Lời cảnh báo với Hoa Kỳ.

Hạn Thiên Tinh của ngài Obama còn kéo dài đến 10 ngày đầu tháng 9. Bởi vậy nước Mỹ nên cảnh giác.

Ta về giữa cõi vô thường

Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Khủng bố Indonesia có kế hoạch ám sát Obama”


(Dân trí) - Trong quá trình điều tra các vụ đánh bom hai khách sạn ở Jakarta tháng trước, cảnh sát Indonesia phát hiện các phần tử khủng bố cũng đã lên kế hoạch bắn tỉa để tấn công đoàn hộ tống của Tổng thống Mỹ Barack Obama khi ông đến thăm nước này vào tháng 11 tới.

Thông tin trên được Dynno Chressbon, một chuyên gia phân tích tình báo thuộc Trung tâm Tình báo và An ninh Quốc gia Indonesia, đưa ra với báo giới.

Ông Chressbon khẳng định hai trong số 4 nhân vật bị truy nã - là Ario Sudarso và Mohamad Syahrir - mà cảnh sát vừa công bố ảnh hôm 19/8, đã được chọn là những tay bắn tỉa có nhiệm vụ ám sát Obama.

“Về Obama, chúng đã lên kế hoạch tấn công đoàn hộ tống ngay tại sân bay bằng súng trường MK-III”, ông này nói, ám chỉ đến loại súng thường được phiến quân Taliban ở Afghanistan hay các phẩn tử nổi dậy ở khu vực xung đột Hồi giáo tại Philipinese sử dụng.

Những tay súng bắn tỉa này thuộc nhóm “Nhà nước Hồi giáo Indonesia” có trại huấn luyện ở khu vực miền Nam Philippines bất ổn. Điều đặc biệt là chúng nhận được sự hỗ trợ từ một nhóm do trùm khủng bố khu vực Noordin Mohammad Top người Malaysia đứng đầu.

Vẫn theo ông này, các cơ quan an ninh cũng đang điều tra về khả năng những vụ đánh bom liều chết ở hai khách sạn JW Marriott và Ritz Carlton hôm 17/7 nhận được hỗ trợ tài chính từ một nhóm có liên hệ với Al Qaeda.

Người phát ngôn của lực lượng cảnh sát Indonesia vẫn chưa bình luận về thông tin này, nhưng những phân tích về âm mưu và kế hoạch trên cho thấy tham vọng của các phần tử nổi dậy ở Indonesia có thể vượt xa những suy nghĩ ban đầu của lực lượng tình báo.

Obama có kế hoạch dừng chân ở Indonesia, nước Hồi giáo đông dân nhất thế giới, nhân dịp đến Singapore tham dự Hội nghị Hợp tác Châu Á-Thái Bình Dương vào tháng 11 tới.

Noordin Top được tin là kẻ chủ mưu loạt vụ tấn công hôm 17/7 làm 9 người thiệt mạng và 53 người bị thương. Kể từ khi xảy ra loạt vụ đánh bom này, cảnh sát đã bắt giữ ít nhất 5 tên và tiêu diệt 3 kẻ khả nghi khác trong các đợt truy quét tội phạm, nhưng Noordin Top vẫn lọt lưới.

Trước đó, cảnh sát cũng đã thông báo phát hiện những âm mưu ám sát nhằm vào Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono.

Việt Hà
Theo Reuters

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quân đội Mỹ dồn tổng thống Obama vào thế bí trong hồ sơ Afghanistan

Giới tướng lãnh Hoa Kỳ đã nói rõ đến nguy cơ thất bại trong cuộc chiến tại Afghanistan nếu không có sự hiện diện đông đảo của lính Mỹ. Về phần mình, tổng thống Obama nhấn mạnh là cần phải xem xét chi tiết chiến lược sẽ được áp dụng tại Afghanistan trước khi quyết định về việc điều thêm quân.

Kể từ thứ ba tuần trước (29/9), các cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Barack Obama bắt đầu một loạt các cuộc họp kín nhằm xem xét lại chiến lược của Mỹ tại Afghanistan.

Thế nhưng, từ nhiều ngày trước đó, giới tướng lãnh Mỹ không ngần ngại bày tỏ công khai ý kiến của mình về cuộc chiến tại Afghanistan. Theo giới quan sát, điều này dồn tổng thống Barack Obama vào tình thế khó xử.

Một trong những vấn đề chủ chốt của việc xem xét lại chiến lược tại Afghanistan là liệu có nên đưa thêm quân sang nước này hay không.

Trong hồ sơ này, giới tướng lãnh Hoa Kỳ đã nói rõ là Hoa Kỳ có nguy cơ thất bại trong cuộc chiến tại Afghanistan nếu không có sự hiện diện đông đảo của lính Mỹ. Về phần mình, tổng thống Obama từ chối chấp nhận đề nghị kể trên và nhấn mạnh là cần phải xem xét chi tiết chiến lược sẽ được áp dụng tại Afghanistan trước khi quyết định về việc điều thêm quân.

Theo cựu thứ trưởng Quốc phòng Mỹ, Lawrence Korb, được AFP trích dẫn, thì các tướng lãnh Mỹ « muốn bảo đảm là tất cả mọi người đều biết đòi hỏi của họ đề phòng khi tình hình xấu đi ».

Nếu quyết định thay đổi chiến lược tại Afghanistan hoặc không chấp nhận đề nghị tăng quân, ông Obama sẽ đi ngược lại nguyện vọng của quân đội, điều này làm tăng rủi ro chính trị đối với ông.

Phe cánh tả ủng hộ ông Obama thì cho rằng quân đội không nên phát biểu vào lúc này và không nên tìm cách tác động đến cuộc thảo luận về chiến lược tại Afghanistan.

Ông Frank Rich, bình luận gia của tờ New York Times tố cáo giới tướng lãnh muốn « bắt chẹt » tổng thống trong hồ sơ Afghanistan.

Dựa trên tình hình thực tế tại Afghanistan, giới tướng lãnh Mỹ cho rằng cần phải tiến hành một chiến lược chống nổi dậy và do vậy, cần triển khai một số lượng lớn binh sĩ, nhằm bảo đảm an ninh và chinh phục được tình cảm của người dân Afghanistan.

Tuy nhiên, số binh sĩ Mỹ tử trận tiếp tục gia tăng. Hôm thứ bảy vừa qua (3/10), tám lính Mỹ đã tử trận. Quân Taliban mở rộng khu vực hoạt động. Trong bối cảnh đó, một số nghị sĩ và chính trị gia đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Obama không nên đưa thêm quân sang Afghanistan hoặc thậm chí nên rút bớt binh sĩ Mỹ ra khỏi nước này.

Mặc dù hiện có 65 ngàn lính Mỹ tại Afghanistan, nhưng theo tướng Stanley McChrystal, tư lệnh các lực luợng Mỹ và liên quân ở Afghanistan, thì vẫn phải tăng quân số.

Trả lời phỏng vấn tuần báo Newsweek, tướng McChrystal nói : « người ta không thể hy vọng kiềm chế ngọn lửa khi bỏ mặc nửa khối nhà cho lửa thiêu ». Các cấp trên của tướng McChrystal cũng ủng hộ quan điểm của ông.

Cuộc tranh luận hiện nay về chiến lược của Mỹ tại Afghanistan có thể tạm chia thành hai phe.

Một bên với đa số là các chính trị gia bảo thủ, thuộc đảng Cộng Hòa, muốn tổng thống Obama chấp nhận các phân tích của giới tướng lãnh và nhanh chóng đưa thêm quân sang Afghanistan.

Bên kia những chính trị gia chống lại việc tăng quân và cảnh báo là Afghanistan có thể trở thành một Việt Nam thứ hai đối với Hoa Kỳ.

Một chính trị gia có uy tín là thượng nghị sĩ John McCain cảnh báo, nếu bằng lòng với việc ngồi chờ lực lượng Afghanistan được đào tạo và tự bảo đảm an ninh thì chiến lược đó sẽ thất bại. Ông nói, « chúng ta đã xem cuộc phim này rồi. Cách đó không ổn tại Irak và sẽ không ổn tại Afghanistan ».

Nguồn: http://www.rfi.fr/actuvi/articles/118/article_5188.asp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác Hà Uyên.

Đọc những hàng chữ sau đây:

Giới tướng lãnh Hoa Kỳ đã nói rõ đến nguy cơ thất bại trong cuộc chiến tại Afghanistan nếu không có sự hiện diện đông đảo của lính Mỹ. Về phần mình, tổng thống Obama nhấn mạnh là cần phải xem xét chi tiết chiến lược sẽ được áp dụng tại Afghanistan trước khi quyết định về việc điều thêm quân.

Tôi liên hệ đến một người vừa gửi tin nhắn đến tôi qua yahoo messege cho rằng: Dự báo của tôi trong năm 2009 về Afghanistan với ưu thế nghiêng về Hoa Kỳ sẽ thất bại. Tôi trả lời: Chưa hết năm.

Nhưng tôi tin rằng:

Nếu Hoa Kỳ coi việc tăng quân là biện pháp duy nhất để chiến thắng thì sẽ thất bại.

Cầu mong cho một thế giới yên bình.

Kính Bác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng Thống Obama Ký Sắc Lệnh Về Người Mỹ Gốc Á Và Thái Bình

Hoa Thịnh Đốn, 14/10/09 -- Tổng Thống Obama vừa ký sắc lệnh hành chính, nhằm gia hạn Nỗ Lực của Toà Bạch Ốc Về Người Mỹ Gốc Á và Thái Bình, vốn được khởi xướng cách đây 10 năm bởi Tổng Thống Clinton và được duy trì dưới Hành Pháp của Tổng Thống Bush.

Tại buổi lễ ký sắc lệnh ở Toà Bạch Ốc, TT Obama chia sẻ rằng Ông có tình cảm gắn bó với người Mỹ gốc Á và Thái Bình vì có những người ruột thịt trong gia đình là người Mỹ gốc Á, như là gia đình người em gái cùng mẹ khác cha của Ông.

TT Obama khen ngợi những đóng góp đáng kể của cộng đồng người Mỹ gốc Á và Thái Bình:

“Khi nói về các cộng đồng sắc dân Á châu và Thái Bình, chúng ta nói về lãnh vực kỹ nghệ và thương nghiệp với sự đóng góp của những người đã giúp xây dựng đất nước này trong nhiều thế kỷ: từ thời quốc gia tân lập, như là những công nhân đường rày xe lửa và những nông dân cày sâu quốc bẫm, cho đến ngày hôm nay, như là những người lãnh đạo trong mọi lãnh vực của đời sống Hoa Kỳ, từ thương vụ đến học vấn, luật pháp và nhiều nữa.”

Posted Image

TT Obama ký sắc lệnh, 14/10/09 (ảnh Tòa Bạch Ốc)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác Hà Uyên.

Cuối năm nay nước Mỹ có chuyện lủng củng nội bộ. Có thể có một vài nhân vật quan trọng trong chính phủ ra đi.

Vài lời lạm bàn. Mong bác lượng thứ.

10 quan chức “chia tay” sớm chính quyền Obama

(Dân trí) - Hôm thứ 3 tuần này, Phil Carter - cố vấn hàng đầu của Tổng thống Mỹ Barack Obama về chính sách tạm giữ người - đã bất ngờ tuyên bố từ chức. Tuy nhiên, ông Carter không phải là người duy nhất chia tay sớm chính quyền Obama.

Posted Image

Phil Carter, một quan chức Lầu Năm Góc, từ chức vì lý do cá nhân hôm 24/11, chỉ 7 tháng sau khi được bổ nhiệm.

Posted Image

Luật sư hàng đầu của Nhà Trắng Greg Craig từ chức hồi tuần trước sau khi Tổng thống Obama không đồng tình với ông về chuyện công bố các bức ảnh tra tấn nghi phạm khủng bố và đóng cửa nhà tù Guantanamo.

Posted Image

Quan chức ngoại giao Mỹ Matthew Hoh từ chức hồi tháng 10 vì phản đối cuộc chiến tại Afghanistan.

Posted Image

Anita Dunn, Giám đốc truyền thông lâm thời của Tổng thống Obama, vừa thông báo từ chức trong tháng này.

Posted Image

Ellen Moran, người đầu tiên được bổ nhiệm làm Giám đốc truyền thông của Tổng thống Mỹ, đã từ chức hồi tháng 4 để đảm nhận vị trí chánh văn phòng cho Bộ trưởng Thương mại Gary Locke.

Posted Image

Yosi Sergant từ chức giám đốc truyền thông tại Ủy ban Nghệ thuật Quốc gia Mỹ hồi tháng 9. Ông Sergant hiện vẫn phục vụ tại cơ quan này nhưng trên một cương vị khác.

Posted Image

Bà Melissa Hathaway từ chức lãnh đạo an ninh mạng quốc gia hồi tháng 8 vì lý do cá nhân.

Posted Image

Susan Crawford, cố vấn chính sách công nghệ của Tổng thống Mỹ, sẽ từ chức vào tháng 1/2010 để quay trở lại làm việc tại Đại học luật Michigan.

Posted Image

Steve Rattner từ chức khỏi cương vị cố vấn cấp cao ngành công nghiệp ô tô tại Nhà Trắng vì có liên quan tới một cuộc điều tra xì-căng-đan tiền trợ cấp.

Posted Image

Van Jones, cố vấn về môi trường cho Tổng thống Obama, từ chức hồi đầu tháng 9 sau một sự việc gây tranh cãi liên quan tới các tuyên bố trong quá khứ của ông này.

An Bình

Theo Huffington

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Thiên Sứ

Hai lá số của hai tổng thống này cho chúng ta những ngien ngẫm bổ ích về vận số con người trong lý học.

Kính cụ

chào bác Liêm Trinh

bác có thể cho banmai xin lá số của hai vị tổng thống không ạ ?

banmai xin cám ơn .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào banmai

chào bác Liêm Trinh

bác có thể cho banmai xin lá số của hai vị tổng thống không ạ ?

banmai xin cám ơn .

Banmai ạ,liêm trinh lâu rồi cũng đọc trên mạng thông qua công cụ tìm kiếm của trang google rồi cứ theo đường dẫn để tìm vớ được cái mình quan tâm thì đọc nên giờ cũng không nhớ ở trang nào nữa.

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

1. Chung sống trong sự khác biệt

Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton nói sau cuộc đối thoại, rằng “Mỹ và Trung Quốc không thể nhất trí với nhau trong mọi vấn đề

http://vovnews.vn/Home/Nhu-the-da-la-thanh...0105/144911.vov

2.Trung - Mỹ ‘khẩu chiến’ tại Singapore

Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates nhấn mạnh, quyết định cắt đứt các mối liên lạc giữa quân đội hai nước của Trung Quốc có thể phương hại tới ổn định khu vực. Ngoài ra, ông khẳng định, bất chấp việc hợp tác quân sự Washington – Bắc Kinh có bị gián đoạn hay không, chính sách của Washington với Đài Loan không thay đổi.

http://www.baodatviet.vn/Home/thegioi/Trun...6/96400.datviet

3. Triều Tiên họp Quốc hội bất thường

Ngay sau khi Hàn Quốc đưa vụ chìm tàu lên Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, Triều Tiên bất ngờ tổ chức kỳ họp Quốc hội thứ 2 trong năm.

Tuy nhiên, các chuyên gia đều nhận định, cả hai miền Triều Tiên hiện giờ chưa sẵn sàng tham chiến, nhưng tranh chấp tại Hoàng Hải và dọc khu phi quân sự DMZ có thể xảy ra nhiều hơn, dẫn đến một cuộc chiến lớn.

http://www.baodatviet.vn/Home/thegioi/Trie...6/96390.datviet

Share this post


Link to post
Share on other sites

1. Chung sống trong sự khác biệt

Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton nói sau cuộc đối thoại, rằng “Mỹ và Trung Quốc không thể nhất trí với nhau trong mọi vấn đề

http://vovnews.vn/Home/Nhu-the-da-la-thanh...0105/144911.vov

Kính bác Hà Uyên.

Người đặt tựa cho bài báo này đã đem cái nhìn của sinh hoạt đời thường cho một sự kiện quốc tế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay