Posted 1 Tháng 9, 2009 Thưa các đọc giả, hiện tại Rubi chẳng rõ lắm về các yếu tố cơ bản trong Âm dương và Ngũ hành, hệ lý thuyết đang được phổ biến và ứng dụng từ trước đến nay. Chắc lâu rồi, nghiên cứu và phát kiến đi theo một hướng mới nên quên mất một số yếu tố căn bản. Nhìn từ góc độ của người mới tiếp xúc và có thời gian học hiểu nhất định thì Rubi thấy hình như là các nguyên lý cơ bản về Âm dương và Ngũ hành có sự rời rạc, điển hình nhất là quan điểm Âm dương và Ngũ hành là hai vấn đề riêng biệt. Tóm lại, chủ đề này, Rubi sẽ tập hợp nội dung và minh họa nội dung đó một cách tương đối bằng hình ảnh, tất nhiên, nội dung ở đây là các yếu tố căn bản về Âm dương và Ngũ hành đang được phổ biến, ứng dụng từ trước đến nay. Thoáng thoáng thì thấy các nguyên lý cơ bản có phần riêng biệt giữa Tượng và Số, đồng thời phát triển lý thuyết Số nhiều hơn, nhất là Số Lạc Thư. Là vì khi đã có một hệ thống nguyên lý mới phát kiến và phục hồi trong khuôn khổ nhất định thì có thể đứng ở góc độ, mà ở đó có thể khách quan đánh giá phần nào về nó(các nguyên lý AD và NH đang ứng dụng) chứ không bị phụ thuộc vào nó nữa. Cho nên việc nắm bắt nội dung Âm dương và Ngũ hành (đang phổ biến và ứng dụng) ở mức độ căn bản có giới hạn nhất định là một mảng cần thiết. Một điểm cần nhấn là, từ góc độ của người mới tiếp xúc, nên sách phổ biến như thế nào thì Rubi sẽ tập hợp lại như thế, quý đọc giả có thể tập hợp chung với Rubi, kính mời. (còn tiếp) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 9, 2009 Các đọc giả kính mến, trong phương pháp tiếp cận, hay nói một cách nôm na, bắt đầu tìm hiểu lý thuyết Âm dương và Ngũ hành nên từ đâu ? Cõ lẽ nhiều người khi biết đến học thuyết này, và sau một thời gian tìm hiểu thì đã biết được một số nguyên lý cơ bản và một số ứng dụng. Đa phần, mọi người sẽ ham ứng dụng hơn nên ít khi nghiên cứu kỹ phần nguyên lý cơ bản, hoặc muốn nghiên cứu tìm hiểu phần cơ bản cũng không biết là tìm sách nào, mà dù cho có tìm thì chắc cũng không có sách nào nói có hệ thống. Vì sao lại thế ? Các giáo sư chuyên ngành, họ nắm được lý thuyết cơ bản là do tiếp cận thường xuyên nên đương nhiên được coi là có cơ bản. Cái cơ bản này là do bộ não tự sắp xếp chứ khi học và viết sách thì sách học và sách viết ra, sách nào cũng có nói đến lý thuyết cơ bản, nhưng đa phần là lý thuyết cơ bản liên quan tới nội dung chính của sách chứ không phải là có hệ thống từ đại cương đến cụ thể một cách chuyên môn cho vấn đề lý thuyết. Vì sao lại thế ? Chắc là lịch sử phát triển cái môn này nó có vấn đề nào đó. Cứ quán sát hiện tượng lâm sàng trên thì nhất định là có vấn đề... Chính vì vậy, nghiên cứu, hệ thống cho đến phát kiến và chỉnh lý hệ nguyên lý cơ bản của Âm dương và Ngũ hành là một vấn đề, phải nói rằng tiềm ẩn sự nóng hổi chấn động trong các cấp liên quan. Nhưng việc chấn động này từ cấp nào đến cấp nào, nếu là chấn động từ ngoài vào trong thì nó có làm chấn động tới các cấp chuyên ngành hay không, cái này thì...phải chiêm nghiệm. Trở lại vấn đề theo chủ đề đặt ra, một trong những điểm nhấn của phương pháp tiếp cận học thuyết Âm dương và Ngũ hành có lẽ là Tượng và Số, Tượng và Số trong Hoàng Cực Kinh Thể. Điểm nhấn này, Rubi chưa thấy sách nào nói tới. Hình 1 Chú thích Hình 1: Nội dung: Hoàng Cực Kinh Thể. Đồ hoạ: Rubi. Vấn đề: điểm nhấn trong phương pháp tiếp cận học thuyết Âm dương và Ngũ hành. (còn tiếp) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 9, 2009 Rubi ơi! Tôi cảm thấy dường như Rubi đang vẽ một cái vòng thật đẹp xong rồi nhảy vào đó... Mong Rubi sớm hoàn thành các vòng chạy để nhảy ra chơi với anh em nhe!... Thân mến Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 9, 2009 Rubi ơi! Tôi cảm thấy dường như Rubi đang vẽ một cái vòng thật đẹp xong rồi nhảy vào đó... Mong Rubi sớm hoàn thành các vòng chạy để nhảy ra chơi với anh em nhe!... Thân mến Lâu lâu mới thấy Bác Quangnx tiếu tiếu vui nhỉ, cám ơn Bác nhiều.Chào Rubi, xin lỗi bạn, vì cắt ngang mạch suy nghĩ của bạn, xin bạn cứ tiếp tục nhé, mình sẽ thường xuyên theo dõi bài viết của bạn, có lúc nào đó bạn không nhảy ra thì mình sẽ nhảy vào vòng tròn của bạn cho vui. Thân. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 9, 2009 Rubi ơi! Tôi cảm thấy dường như Rubi đang vẽ một cái vòng thật đẹp xong rồi nhảy vào đó... Mong Rubi sớm hoàn thành các vòng chạy để nhảy ra chơi với anh em nhe!... Thân mến Cái nick này cũng không lạ, hình như là nick chuyên về Vật lý, chắc mình phải gỏi bằng chú :lol: Lâu lâu mới thấy Bác Quangnx tiếu tiếu vui nhỉ, cám ơn Bác nhiều. Chào Rubi, xin lỗi bạn, vì cắt ngang mạch suy nghĩ của bạn, xin bạn cứ tiếp tục nhé, mình sẽ thường xuyên theo dõi bài viết của bạn, có lúc nào đó bạn không nhảy ra thì mình sẽ nhảy vào vòng tròn của bạn cho vui. Thân. Rubi tò mò về cái nick này, chắc là trong nhóm tướng tá cao to trong ảnh tìm thấy, nhưng không rõ cụ thể là ai trong cái ảnh mà Rubi tìm được. :lol: , thôi, tiếp tục đăng cái hình vừa hoàn thành xong. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 9, 2009 ... Hình 1 Chú thích Hình 1: Nội dung: Hoàng Cực Kinh Thể. Đồ hoạ: Rubi. Vấn đề: điểm nhấn trong phương pháp tiếp cận học thuyết Âm dương và Ngũ hành. (còn tiếp) Vấn đề: điểm nhấn trong phương pháp tiếp cận học thuyết Âm dương và Ngũ hành: Hình 2 Chú thích Hình 2: Nội dung: sưu tầm. Đồ hoạ: Rubi. (còn tiếp) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 9, 2009 Vấn đề: điểm nhấn trong phương pháp tiếp cận học thuyết Âm dương và Ngũ hành: Hình 2 Chú thích Hình 2: Nội dung: sưu tầm. Đồ hoạ: Rubi. (còn tiếp) Các đọc giả kính mến, Rubi mở rộng phần sưu tầm một cách đại khái để đọc giả có thể hiểu chính xác hơn. Nội dung trong hình 2 có các phần như sau: -Nhóm số: Thiên nhất sinh Thuỷ, Địa lục thành chi Địa nhị sinh Hoả, Thiên thất thành chi Thiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chi Địa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi Thiên ngũ sinh Thổ, Địa thập thành chi. -Tính chất Âm dương của mỗi quái: Dương quái đa âm tức là hình tượng các quái Chấn, Khảm, Cấn có nét khái quát giống nhau: trong một quái có 3 hào gồm 1 hào dương và 2 hào âm. Âm quái đa dương tức là hình tường các quái Tốn, Ly, Đoài có nét khái quát giống nhau: trong một quái có 3 hào gồm 1 hào âm và 2 hào dương. -Họ Nội Ngoại: Có sự thứ tự từ nhỏ đến lớn (cũng như từ lớn đến nhỏ): Thiếu, Trung, Trưởng, Chủ. -Cả ba yếu tố trên có hệ thống liên quan đến nhau tạo ra điểm nhấn dễ tiếp cận: Nhóm số sinh, Âm quái đa dương, và Họ ngoại ứng với nhau. Nhóm số thành, Dương quái đa âm, và Họ nội ứng với nhau. P/S: Nếu trong sự nhận xét thì có thể nhận xét điểm nhấn để đánh giá sự đúng sai, khái quát nhận xét thì Rubi cho là có sự vênh nhau giữa Chân lý tương đối với Triết lý ở đây, điển hình nhất là Triết lý Càn Khôn giao nhau tạo ra vạn vận nhưng chân lý tương đối thì (theo Rubi) là theo nguyên lý tự nhân đôi, Hành thổ sinh ra Âm dương thổ, Âm thổ và Dương thổ tương tác với nhau tạo ra Tứ tượng, Tứ tượng tượng tác với nhau tạo ra Càn Khôn Bát quái. (còn tiếp) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 9, 2009 ... P/S: Nếu trong sự nhận xét thì có thể nhận xét điểm nhấn để đánh giá sự đúng sai, khái quát nhận xét thì Rubi cho là có sự vênh nhau giữa Chân lý tương đối với Triết lý ở đây, điển hình nhất là Triết lý Càn Khôn giao nhau tạo ra vạn vận nhưng chân lý tương đối thì (theo Rubi) là theo nguyên lý tự nhân đôi, Hành thổ sinh ra Âm dương thổ, Âm thổ và Dương thổ tương tác với nhau tạo ra Tứ tượng, Tứ tượng tượng tác với nhau tạo ra Càn Khôn Bát quái. (còn tiếp) Các đọc giả thân mến, bổ xung thêm ý kiến phân tích trên thì nó như thế này: Rubi so sánh Triết lý với Chân lý tương đối như thế, đối với phần Triết lý thì người ta cho rằng như ví dụ cha mẹ có trước và con cái có sau, tức là hai người sau khi kết hôn thì sinh ra con cái, cho nên người ta suy ra Càn Khôn giao nhau mà sinh ra 6 quái còn lại trong Bát quái. Song nhìn rộng hơn, cứ theo Triết lý này thì Quẻ Thuần Càn và Quẻ Thuần Khôn giao nhau thì sẽ tạo ra thêm 10 quẻ hay tạo ra thêm 62 quẻ, trong trường hợp như vậy thì kết quả chỉ tạo ra thêm 10 quẻ, mỗi quẻ có 6 hào chia ra hai phần, phần thứ nhất có 5 hào âm (hoặc dương) thì phần còn lại là 1 hào dương (hoặc âm). Với trường hợp 62 quẻ thì cứ theo qui tắc xác định tính âm dương của một quẻ thì sẽ có 52 quẻ không biết căn cứ vào đâu để xác định tính âm dương cho nó. Khi Triết lý như trên, là một triết lý mở hay là một triết lý đóng, Rubi cho rằng đó là một Triết lý đóng, tức là tách riêng Bát quái khỏi Tứ tượng và Lục thập tứ quẻ. Đóng như vậy là một vấn đề vô lý, song nếu theo hướng cứ để như vậy rồi Mở ra thì lại thấy sự mâu thuẫn của nó với hệ thống từ Thái cực đến 64 quẻ. Nếu trong trường hợp này, cha mẹ sinh ra con cái hợp với nhau thành Bát quái là Triết lý, song song với vấn đề này thì Chân lý tương đối có nội dung thế nào, phải chẳng là...nên Mở trước rồi...tính sau, tức là phải xác định liên hệ Bát quái với hệ thống một chuỗi cái(tứ tượng) sinh ra nó và cái(64 quẻ) nó sinh ra, thì sau rồi Triết lý mới có thể khế hợp với Chân lý. Khi Mở ra như vậy thì sẽ thấy, không phải cha mẹ có trước rồi con cái có sau, cũng không phải ngược lại, con cái có trước rồi lớn lên thành cha mẹ (mặc dù cái phần ngược lại này có triết lý triển vọng đúng hơn). Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 9, 2009 Các đọc giả thân mến, bổ xung thêm ý kiến phân tích trên thì nó như thế này: Rubi so sánh Triết lý với Chân lý tương đối như thế, đối với phần Triết lý thì người ta cho rằng như ví dụ cha mẹ có trước và con cái có sau, tức là hai người sau khi kết hôn thì sinh ra con cái, cho nên người ta suy ra Càn Khôn giao nhau mà sinh ra 6 quái còn lại trong Bát quái. Song nhìn rộng hơn, cứ theo Triết lý này thì Quẻ Thuần Càn và Quẻ Thuần Khôn giao nhau thì sẽ tạo ra thêm 10 quẻ hay tạo ra thêm 62 quẻ, trong trường hợp như vậy thì kết quả chỉ tạo ra thêm 10 quẻ, mỗi quẻ có 6 hào chia ra hai phần, phần thứ nhất có 5 hào âm (hoặc dương) thì phần còn lại là 1 hào dương (hoặc âm). Với trường hợp 62 quẻ thì cứ theo qui tắc xác định tính âm dương của một quẻ thì sẽ có 52 quẻ không biết căn cứ vào đâu để xác định tính âm dương cho nó. Khi Triết lý như trên, là một triết lý mở hay là một triết lý đóng, Rubi cho rằng đó là một Triết lý đóng, tức là tách riêng Bát quái khỏi Tứ tượng và Lục thập tứ quẻ. Đóng như vậy là một vấn đề vô lý, song nếu theo hướng cứ để như vậy rồi Mở ra thì lại thấy sự mâu thuẫn của nó với hệ thống từ Thái cực đến 64 quẻ. Nếu trong trường hợp này, cha mẹ sinh ra con cái hợp với nhau thành Bát quái là Triết lý, song song với vấn đề này thì Chân lý tương đối có nội dung thế nào, phải chẳng là...nên Mở trước rồi...tính sau, tức là phải xác định liên hệ Bát quái với hệ thống một chuỗi cái(tứ tượng) sinh ra nó và cái(64 quẻ) nó sinh ra, thì sau rồi Triết lý mới có thể khế hợp với Chân lý. Khi Mở ra như vậy thì sẽ thấy, không phải cha mẹ có trước rồi con cái có sau, cũng không phải ngược lại, con cái có trước rồi lớn lên thành cha mẹ (mặc dù cái phần ngược lại này có triết lý triển vọng đúng hơn). Tuy nhiên, người ta có thể triết lý về vấn đề tính chất âm dương của mỗi trong 64 quẻ bằng cách: Chia 64 quẻ thành 8 nhóm, mỗi nhóm có 8 quẻ, sau đó loại bỏ Nội quái và căn cứ vào Ngoại quái rồi áp dụng qui tắc Càn Khôn giao nhau tạo ra vạn vật thì sẽ xác định được trong nhóm ngoại quái đó, quái nào là quái Âm, quái nào là quái Dương. Và tiếp theo, người ta có thể triết lý, Nội quái là Sơn, Ngoại quái là Hướng. Nhìn vào một quẻ, người ta có thể nhận định Sơn đó là Âm hay Dương và Hướng đó là Âm hay Dương. Vấn đề này đúng hay sai thì lại phụ thuộc vào vấn đề định nghĩa Âm dương ra làm sao. Nếu Âm dương là hai đối tượng đồng hành thì triết lý trên có thể sai, nếu triết lý trên đúng thì người ta định nghĩa Âm dương phải khác đi, và nếu định nghĩa Âm dương không phải là hai đối tượng đồng hành thì chỉ có cách định nghĩa Âm dương như là Thủy và Hỏa là Âm dương, Kim và Mộc là Âm dương, và với định nghĩa này thì lại là một sự lầm lẫn giữa Âm dương với Ngũ hành. p/s: cái chi lý luận độc thoại này Rubi phát triển nó theo phụ đề của chủ đề. Còn chủ đề chính là sưu tập nguyên lý Âm dương và Ngũ hành đang phổ biến từ trước tới nay. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 9, 2009 Thưa các đọc giả, hiện tại Rubi chẳng rõ lắm về các yếu tố cơ bản trong Âm dương và Ngũ hành, hệ lý thuyết đang được phổ biến và ứng dụng từ trước đến nay. Chắc lâu rồi, nghiên cứu và phát kiến đi theo một hướng mới nên quên mất một số yếu tố căn bản. Nhìn từ góc độ của người mới tiếp xúc và có thời gian học hiểu nhất định thì Rubi thấy hình như là các nguyên lý cơ bản về Âm dương và Ngũ hành có sự rời rạc, điển hình nhất là quan điểm Âm dương và Ngũ hành là hai vấn đề riêng biệt. Tóm lại, chủ đề này, Rubi sẽ tập hợp nội dung và minh họa nội dung đó một cách tương đối bằng hình ảnh, tất nhiên, nội dung ở đây là các yếu tố căn bản về Âm dương và Ngũ hành đang được phổ biến, ứng dụng từ trước đến nay. Thoáng thoáng thì thấy các nguyên lý cơ bản có phần riêng biệt giữa Tượng và Số, đồng thời phát triển lý thuyết Số nhiều hơn, nhất là Số Lạc Thư. Là vì khi đã có một hệ thống nguyên lý mới phát kiến và phục hồi trong khuôn khổ nhất định thì có thể đứng ở góc độ, mà ở đó có thể khách quan đánh giá phần nào về nó(các nguyên lý AD và NH đang ứng dụng) chứ không bị phụ thuộc vào nó nữa. Cho nên việc nắm bắt nội dung Âm dương và Ngũ hành (đang phổ biến và ứng dụng) ở mức độ căn bản có giới hạn nhất định là một mảng cần thiết. Một điểm cần nhấn là, từ góc độ của người mới tiếp xúc, nên sách phổ biến như thế nào thì Rubi sẽ tập hợp lại như thế, quý đọc giả có thể tập hợp chung với Rubi, kính mời. (còn tiếp) Các đọc giả thân mến, sau đây là một vấn đề về Tứ tượng. Hình 3: Từ vô cực đến vạn sự vạn vật (nguồn) Hình 4: phụ đề (còn tiếp) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 9, 2009 Các đọc giả thân mến, sau đây là một vấn đề về Tứ tượng. Hình 3: Từ vô cực đến vạn sự vạn vật (nguồn) ... (còn tiếp) Các đọc giả thân mến, Rubi không biết chữ hán, nhưng mà sử dụng từ điển trực tuyến cũng tra ra và dịch nôm na được (có thể không chính xác cho lắm). Hình 3, theo trục giữa, thứ tự từ dưới lên trên thì nội dung là: -Vô Cực sinh Thái Cực. -Thái Cực. -Thái Cực sinh Lưỡng Nghi. -Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng. -Tứ Tượng sinh Bát quái. -Bát Quái sinh 64 Quẻ. -64 Quẻ sinh vạn sự vạn vật. Và cũng theo hình trên: -Lưỡng Nghi là Hào âm và Hào dương. -Tứ Tượng là Thái Âm và Thiếu Dương, với Thiếu Âm và Thái Dương: -Thái Âm, hình tượng là hai hào Âm. -Thiếu Dương, hình tượng là hai hào, trên hào Dương, dưới hào Âm. -Thiếu Âm, hình tượng là hai hào, trên hào Âm, dưới hào Dương. -Thái Dương, hình tượng là hai hào Dương. -Thái Âm kết hợp với Thiếu Dương tạo thành một vế trong Tứ Tượng. -Thái Dương kết hợp với Thiếu Âm tạo thành một vế (còn lại) trong Tứ Tượng. Còn một phần giải thích trong hình 3 là các hình thái trong mỗi giai đoạn của quá trình từ Vô Cực đến vạn sự vạn vật (*) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 9, 2009 Hình 3 Từ Vô cực đến vạn sự vạn vật...Còn một phần giải thích trong hình 3 là các hình thái trong mỗi giai đoạn của quá trình từ Vô Cực đến vạn sự vạn vật (*) Chú thích: *: -Thái Âm sinh ra từ Hào Âm nên hình thái là trong Âm có Âm. -Thiếu Dương sinh ra từ Hào Âm nên hình thái là trong Âm có Dương. -Thiếu Âm sinh ra từ Hào Dương nên hình thái là trong Dương có Âm. -Thái Dương sinh ra từ Hào Dương nên hình thái là trong Dương có Dương. -Chồng Hào Âm lên Thái Âm (được Quái Khôn) là hình thái trong Âm có Âm. -Chồng Hào Dương lên Thái Âm (được Quái Cấn) là hình thái trong Âm có Dương. -Chồng Hào Âm lên Thiếu Dương (được Quái Khảm) là hình thái trong Dương có Âm. -Chồng Hào Dương lên Thiếu Dương (được Quái Tốn) là hình thái trong Dương có Dương. -Chồng Hào Âm lên Thiếu Âm (được Quái Chấn) là hình thái trong Âm có Âm. -Chồng Hào Dương lên Thiếu Âm (được Quái Ly) là hình thái trong Âm có Dương. -Chồng Hào Âm lên Thiếu Dương (được Quái Đoài) là hình thái trong Dương có Âm. -Chồng Hào Dương lên Thiếu Dương (được Quái Càn) là hình thái trong Dương có Dương. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 9, 2009 Các đọc giả thân mến, Rubi không biết chữ hán, nhưng mà sử dụng từ điển trực tuyến cũng tra ra và dịch nôm na được (có thể không chính xác cho lắm). Hình 3, theo trục giữa, thứ tự từ dưới lên trên thì nội dung là: -Vô Cực sinh Thái Cực. -Thái Cực. -Thái Cực sinh Lưỡng Nghi. -Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng. -Tứ Tượng sinh Bát quái. -Bát Quái sinh 64 Quẻ. -64 Quẻ sinh vạn sự vạn vật. Và cũng theo hình trên: -Lưỡng Nghi là Hào âm và Hào dương. -Tứ Tượng là Thái Âm và Thiếu Dương, với Thiếu Âm và Thái Dương: -Thái Âm, hình tượng là hai hào Âm. -Thiếu Dương, hình tượng là hai hào, trên hào Dương, dưới hào Âm. -Thiếu Âm, hình tượng là hai hào, trên hào Âm, dưới hào Dương. -Thái Dương, hình tượng là hai hào Dương. -Thái Âm kết hợp với Thiếu Dương tạo thành một vế trong Tứ Tượng. -Thái Dương kết hợp với Thiếu Âm tạo thành một vế (còn lại) trong Tứ Tượng. Còn một phần giải thích trong hình 3 là các hình thái trong mỗi giai đoạn của quá trình từ Vô Cực đến vạn sự vạn vật (*) Các đọc giả thân mến, vấn đề chính là sưu tầm nội dung, vấn đế phụ là nhận xét nội dung và/hoặc phản biện nội dung (căn cứ trên sự phát kiến mới và phục hồi). Nội dung chi này là nói đến Tứ tượng, và Rubi có chút nhận xét về vấn đề đặt tên trong Tứ tượng. Như theo nội dung trên thì người ta đặt tên cho Tứ tượng căn cứ theo nguyên lý trong Âm phải có Dương và trong Dương phải có Âm. Nguyên lý thì không sai nhưng áp dụng cho trường hợp này thì sai, vì sao ? Theo nguyên lý Dương là lớn mạnh, Âm là yếu mềm thì có kết quả: -Thái là lớn mạnh nên là Dương. -Thiếu là yếu mềm nên là Âm. Kết quả nguyên lý này cho ra hai đối tượng là Thái Dương và Thiếu Âm, không thể có kết quả Thái Âm và Thiếu Dương. Như vây, Áp dụng nguyên lý Trong Âm có Dương, Trong Dương có Âm trong trường hợp này mẫu thuẫn với nguyên lý Dương là Lớn mạnh, Âm là Yếu Mềm, đơn giản chỉ có vậy. Share this post Link to post Share on other sites