Thiên Sứ

Trung Quốc đã tự nhận những yêu sách của mình ở biển Đông là vi phạm luật quốc tế?

1 bài viết trong chủ đề này

Trung Quốc đã tự nhận

những yêu sách của mình ở biển Đông là vi phạm luật quốc tế?

VIT - Ngày 25/8, Trung Quốc đã phản đối Nhật Bản mở rộng thềm lục địa bao gồm cả bãi đá Okinotori thuộc Thái Bình Dương. Điều này đồng nghĩa với việc tự nhận rằng, những tuyên bố của Trung Quốc đối với một số bãi đá ở Trường Sa là không phù hợp với luật pháp quốc tế.

Tháng 11/2008, Nhật Bản nộp đơn đăng ký thềm lục địa mở rộng cho vùng biển phía Nam, trong đó có bao gồm cả bãi đá Okinotori (thuộc Tokyo). Ngày 25/8/2009, Trung Quốc chính thức phản đối Nhật Bản đăng kí thềm lục địa mở rộng đối với bãi Okinotori ở vùng biển phía Nam với lý do đây chỉ là những bãi đá ngầm nhỏ, không có quyền lợi về thềm lục địa.

Trung Quốc cho rằng, bãi đá ngầm Okinotori không thể là nơi mà cư dân có thể sinh sống, cũng không thể duy trì các sinh hoạt kinh tế, việc phân chia thềm lục địa là không hề có căn cứ gì; rất nhiều quốc gia cũng có sự hoài nghi như vậy, Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc (LHQ) sẽ không chấp nhận báo cáo của Nhật Bản. Không có một chứng cứ nào để xác lập thềm lục địa. Nhiều nước khác cũng ở tình trạng tương tự vì vậy không nên xét đơn của Nhật Bản. Mặc dù Trung Quốc chính thức công nhận đảo này thuộc lãnh thổ Nhật Bản nhưng không công nhận bãi đá ngầm trên thuộc vùng biển đặc quyền kinh tế mở rộng 200 hải lý của Nhật Bản.

Okinotori là một bãi đá ngầm không người ở, nằm ở phía nam tận cùng lãnh thổ Nhật bản, được quy hoạch vào quần đảo Ogasawara (thuộc Tokyo). Bãi đá Okinotori nằm ở các tọa độ (20°25′ Bắc 136°05′ Đông / 20.417° Bắc 136.083° Đông), cách Tokyo khoảng 1740km về phía Nam. Là quần đảo hình thành bởi nhiều rặng san hô có diện tích 7,8 km2.

Ông Tần Cương, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho rằng, Nhật Bản dùng bãi đá này làm cơ sở để chủ trương quản lý diện tích rộng lớn của vùng biển này, đồng thời hy vọng thông qua cách làm đảo nhân tạo để hỗ trợ và thúc đẩy chủ trương của mình. Điều này không phù hợp với luật quốc tế và gây ảnh hưởng tới lợi ích cộng đồng quốc tế. Theo ông Tần Cương, bãi đá ngầm Okinotori không phải là một hòn đảo mà một bãi đá. Theo “Công ước về biển của LHQ” bản thân nó không thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Nhật.

Những lời phản đối của Trung Quốc đối với bãi đá ngầm trên của Nhật Bản đã cho thấy, Trung Quốc đã tự khẳng định rằng, những yêu sách của họ đối với vùng đặc quyền kinh tế trong vùng 9 nét đứt ở biển Đông “lưỡi bò” là không phù hợp với luật pháp quốc tế.

Một ví dụ điển hình nhất là bãi Vành Khăn (tên quốc tế gọi là Mischief reef) nằm ở tọa độ (09º5 Bắc, 115º38 Đông) là bãi đá ngầm, cách đảo Sinh Tồn của Việt Nam 106 km, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 1110 km. Tháng 2/1995, Trung Quốc đã chiếm bãi đá này và bắt đầu xây dựng các công trình trên đảo.

Trang tin Hải quân Trung Quốc ngày 11/4/2008 đưa tin, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào có chuyến thị sát ở tỉnh Hải Nam, đến thăm các đơn vị hải quân đóng tại Tam Á thuộc Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc. Ông Hồ Cẩm Đào phát biểu, để giải quyết vấn đề Trường Sa trước hết cần phải có căn cứ để đóng quân và tác chiến. Không có đảo chúng ta hoàn toàn có thể làm đảo nhân tạo. Trong số mấy hòn đảo mà ta chiếm giữ thì địa hình đảo Xích Qua (tức đá Gạc Ma) phức tạp, chung quanh không dễ xây quân cảng; đảo Mỹ Tế (tức đá Vành Khăn) hình tròn, không thích hợp cho việc xây dựng tàu sân bay; chỉ có bãi Chử Bích (tức đá Su Bi) là có thể vừa xây được quân cảng vừa xây được sân bay.

Vậy điều này Trung Quốc sẽ biện minh cho mình ra sao? Khi Trung Quốc lên tiếng phản đối Nhật Bản, thì chính bản thân mình lại đang lộng hành trên biển Đông, thậm chí lại có những tham vọng vươn rộng ra khu vực Thái Bình Dương và sang Ấn Độ Dương.

Trung Quốc sẽ có chứng cứ gì để chứng minh được 9 nét đứt là thuộc chủ quyền của họ? Cách xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở biển Đông có phải để hỗ trợ và thúc đẩy chủ trương của mình và sẽ không đúng theo luật pháp quốc tế như người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nói ở trên?

LH (tổng hợp)

Nguồn tin của VITINFO

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay