Posted 30 Tháng 8, 2009 Lại một tết Trung Thu nữa đã đến, Rin86 muốn hỏi mọi người xem có ai biết ý nghĩa và nguồn gốc thật sự của bánh Trung Thu không ạ? Theo như báo chí thì: "Theo truyền thống Trung Hoa, nhân bánh trung thu có 4 lòng đỏ trứng, tượng trưng cho 4 giai đoạn phát triển của mặt trăng." (Nguồn:"http://diemtin.com/Buon-chuyen_10/Banh-tru...y-hoa_10_43482/) Không biết nguồn gốc và ý nghĩa thật sự của bánh trung thu nên Rin86 đặt giả thiết rằng: Bánh Trung Thu tương tự như bánh chưng bánh dày, chúng là một cặp với nhau. Bánh chưng bánh dày được làm vào ngày tết để kỷ niệm một chu kỳ của trái đất còn bánh nướng bánh dẻo được làm để kỷ niệm một chu kỳ của mặt trăng (ngày trăng tròn nhất trong năm, mỗi năm có một lần). Có thể ngày xưa bánh dẻo không có nhân và hình tròn (bánh dẻo chay) và nó tương đương với bánh dày, còn bánh nướng có nhân ngũ sắc và hình vuông để tương đương với bánh chưng. có lẽ do thời gian quá lâu dài nên người ta đã thay đổi cách làm bánh theo thị hiếu người tiêu dùng chỉ còn sót lại chút ít ý nghĩa đến ngày nay. Không biết anh chị em cô bác trong diễn đàn có ai biết ý nghĩa và nguồn gốc thật sự của bánh nướng bánh dẻo không ạ? có đúng ngày Tết Trung Thu bắt nguồn từ sinh nhật của Đường Minh Hoàng không ạ? Nguồn gốc, phong tục và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu. Tết Trung Thu Theo phong tục người Việt chúng ta, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám ta. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng. Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ. Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung Thu này được gọi là "phá cỗ." Nguồn Gốc Tết Trung Thu Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc. Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian. Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ. Người Hoa và người Việt đều làm bánh trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Điểm chung kế tiếp là người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm trung thu. Ý Nghĩa Tết Trung Thu Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Trung Hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau. Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này. Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.” Ngày xưa trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát. Tết Trung Thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung Thu trở thành Tết Trẻ Em hay Tết Nhi Đồng, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Trẻ em được người lớn chú ý săn sóc như các hội đoàn người Việt hải ngoại đã và đang làm. Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị quở mắng là “ăn kẹo hư răng.” Trong dịp Tết Trung Thu, trẻ em có dịp được học bài hát “Rước Đèn Tháng Tám” một cách thích thú: “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu.” Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Cần cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này. (Theo Mummy Blog http://www.vtc.vn/303-190951/gioi-tre/nguo...t-trung-thu.htm ) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 8, 2009 Rin86 thân mến. Tết Trung Thu có nguồn gốc từ văn hiến Việt đấy. Những yếu tố liên quan đến tết Trung Thu cho thấy rằng: Nó không thể xuất phát từ nền văn hóa Hán: - Âm lịch đã được xác định rằng - nó chỉ có thể xuất phát từ Nam Dương tử với những tư liệu cổ về sự quan sát bầu trời còn sót lại. Đài thiên Văn Tử Kim Sơn - đài thiên văn chủ yếu để tiếp tục duy trì Âm lịch - hiện nay nằm ở Nam Dương Tử. Cho dù người ta có gắn nó với niên đại nào đi chăng nữa thì đó vẫn là một thực tế: Sự quan sát thiên văn ở Nam Dương Tử là phù hợp với vị trí các sao trên bầu trời trong cổ thư. - Lân, sư, rồng là di sản văn hiến Việt thì việc những hình tượng này có trong tết Trung Thu chứng tỏ nó có nguồn gốc Việt. - Việc gán cho Đường Minh Hoàng là nguyên nhân tạo ra bánh Trung Thu thì chẳng qua chỉ là một sự gán ghép khiên cưỡng. Tết Trung thu không có dấu ấn gì trong giấc ngủ của ông ta. Điều này cũng giống như gán Văn Vương cho Hậu Thiên và Khổng tử cho Dịch Kinh...vv...Những nội dung và lịch sử Kinh Dịch qua bản văn chữ Hán tự bác bỏ điều này. Anh chị em thân mến. Những điều mà tôi gợi ý trên đây, hy vọng anh chị em sẽ tiếp tục nghiên cứu và minh chứng sau này. Cuộc minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến sẽ còn nhiều cam go. Từ lâu tôi đã biết rất rõ điều này với tư cách một người đã từng nhiều lần tiên tri các sự kiện lớn trên thế giới từ 2004 tới nay. Nhưng mong anh chị em đừng bao giờ quên rằng: Việt sử 5000 văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam Dương Tử và duy nhất dân tộc Việt đang giữ trong truyền thống nền văn hiến lâu đời một lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang mơ ước. Đây chính là chân lý cuối cùng. Rin86 và anh chị em thân mến. Nhà tiên tri Vanga đã dự báo: Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng chỉ khi dân tộc Xiry bị tiêu diệt. Định mệnh đã an bài như vậy. Điều kiện duy nhất để có thể cứu được dân tộc Xyri bí ẩn này chính là cần vinh danh ngay lập tức nền văn hiến Việt với lý thuyết thuyết thống nhất vũ trụ - chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nếu không, tương lai sẽ rất thảm khốc cho con người. Đây không phải là sự đe dọa mà là một nhận xét rất có cơ sở như sau: Thế chiến thứ hai gây chết chóc nhiều nhất trong lịch sử nhân loại. Hitle chủ chương tiêu diệt dân tộc Do Thái và họ bị tàn sát khắp nơi. Nhưng Hitle vẫn chưa tiêu diệt được dân tộc Do Thái, vốn tan tác hàng ngàn năm và ly tan trên khắp lục địa Á Âu. Vậy thì khi xác định một dân tộc Xyri bị tiêu diệt, cuộc chiến sẽ phải thảm khốc như thế nào? Thiên Sứ xác định rằng: Hoa Kỳ và Việt Nam không thuộc đối tượng "dân tộc Xyri" bị tiêu diệt. Bởi vì Hoa kỳ là một đất nước gồm nhiều các dân tộc hợp lại - một đất nước không thuần chủng, tất nhiên họ không phải dân tộc Xyri. Việt Nam với dân tộc chủ yếu thuần chủng , nhưng lại đang nắm giữ những bí ẩn của một lý thuyết cổ xưa và là Lý thuyết thống nhất vũ trụ, nếu bị tiêu diệt thì không có cơ sở nào để "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại " như bà Vanga nói. Do đó, có thể khẳng định rằng: Bất cứ một sự phá hoại nào đối với những di sản văn hiến Việt đều là làm chậm đi sự tiến đến một chân lý cuối cùng mà con người đang mơ ước: Lý thuyết thống nhất vũ trụ và sẽ bị lịch sử lên án. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 8, 2009 Nguồn gốc tết Trung ThuTết Trung Thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng Tám. Ngày tết Trung Thu được diễn tả trong tục: “ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sắc, sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng đẹp”. Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê – Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả. Nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung Thu, theo học giả P.Giran (trong Magiet Religion, Paris, 1912) thì từ xa xưa, ở Á Đông người ta đã coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời, coi như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng). Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang – trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ và đời sống vợ chồng. Và ngày Rằm tháng Tám, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng. Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa thu tháng Tám thì mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa thu là mùa của thành hôn.[1] Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nhân lúc tháng Tám gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi” (bia chùa Đọi 1121), người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi Tết Trung Thu Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 1, 2010 Sheryl thấy bánh Trung thu của mình có một cặp tượng trưng cho âm dương đất trời là rất chính xác. Bên TQ chỉ có bánh nướng chứ không có bánh dẻo thì là triệt âm rồi chăng? :) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 1, 2010 1 dân tộc có thể áp dụng ngũ hành vào bánh trưng ,bánh dày thì ko có lý gì 1 ngày lễ như trung thu có tuổi thọ cả ngàn năm lịch sử lại làm ra loại bánh trái vô nghĩa :) -tết trung thu 15-8 ,tết nguyên đán 1-1 từ trung thu đến tết nguyên đán cách nhau 3.5 tháng từ tết nguyên đán đến trung thu cách nhau 8.5 tháng 2 con số 3-8 đều thuộc hành mộc - biểu tượng của sự sinh sôi, phát triển .số 5 biểu tượng của hành thổ ,hay ngũ hành ?? :) nếu xét theo bốn mùa xuân hạ thu đông , ta sẽ thấy 4 laọi bánh trên đều có những đặc tính khá thú vị :P 2 loại bánh biểu tượng của đất bánh trưng được làm khi kết thúc mùa đông ==> luộc ..trầm thủy :P bánh nướng làm khi kết thúc mùa hạ ==> nướng cháy vỏ :D 2 loại bánh biểu tượng nguyệt bánh dày , hay bánh dẻo đều giữ nguyên 1 màu trắng chỉ có khác về tỉ lệ kích cỡ đối xứng theo từng mùa bánh dày được làm khi mùa đông kết thúc ==> thủy hưu => nhỏ gấp nhiều lần bánh trưng bánh dẻo được làm vào giữa mùa thu ,lúc này thủy có sức nên to ngang ngửa bánh nướng ;) 1 chút tản mạn hy vọng có thể mua vui vài trống canh :( Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 1, 2010 Một số người cho rằng Tết Trung thu (Rằm tháng Tám) bắt nguồn từ Trung quốc. Tuy nhiên đó là một sinh hoạt văn hóa của dân tộc Việt. Thứ nhất Tết và lễ không phải tự nhiên mà sinh ra. Tết Trung thu (Rằm tháng Tám) cũng vậy, được sinh ra từ đời sống văn hóa của một dân tộc. Văn minh của dân tộc Việt là văn minh lúa nước. Giữa mùa thu (giữa tháng 8 âm lịch) khí trời mát mẻ, dễ chịu lại vừa mới thu hoạch xong vụ mùa. Lúc này những cư dân nông nghiệp mới tụ họp nhau lại để trước hết là "chơi trăng" sau đó là để làm một lễ để nghỉ ngơi, vui chơi sau một vụ mùa vất vả. Sự gắn bó mật thiết giữa văn minh nông nghiệp lúa nước và mặt trăng cũng có thể tìm thấy trong ca dao, dân ca. Ví dụ như: Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám. Tỏ trăng Mười Bốn được tằm, đục trăng hôm Rằm thì được lúa chiêm. Từ nền tảng kinh tế và đời sống nông nghiệp đó hình thành nên một lễ (hội) Rằm tháng Tám (hay Trung thu). Ngược lại người Trung Hoa với nền cơ sở văn hóa là văn minh du mục và trồng khô (lúa mì, cao lương, ngô...) lịch gieo trồng và thu hoạch không phụ thuộc vào trăng và theo bốn mùa xuân, hạ, thu, đông giống như của người Việt. Hơn nữa tiết trời vào thời điểm này tại Trung quốc bắt đầu lạnh. Những điều kiện này không góp phần hình thành nên một lễ hội chơi theo trăng. Thứ hai sách cổ của Trung quốc thì "Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Đường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Nguyên vào năm đó, đêm rằm tháng Tám trời thật đẹp, trăng tròn sáng tỏ, gió mát hây hây, say cảnh đẹp của trời đất, nhà vua ngự chơi ngoài thành mãi đến trời khuya. Lúc đó, một ông già râu tóc bạc phơ trắng như tuyết chống gậy đến bên nhà vua. Trông người và theo cử chỉ, nhà vua đoán ngay là một vị thượng tiên giáng thế. Ông già kính cẩn chào nhà vua rồi hỏi: - Bệ hạ có muốn lên cung trăng không? Nhà vua liền trả lời là có. Vị tiên liền đưa chiếc gậy lên trời, hoá phép ra một chiếc cầu vòng, một đầu giáp cung trăng, một đầu ăn xuống đất. Tiên ông đưa nhà vua trèo lên cầu vòng, chẳng bao lâu đã đến cung trăng. Phong cảnh nơi đây thật đẹp, một vẻ đẹp khác xa nơi trần thế. Có những tiên nữ nhan sắc với xiêm y cực kỳ lộng lẫy, xinh như mộng, đẹp như những bài thơ hay, nhảy múa theo những vũ điệu vô cùng quyến rũ, đủ muôn hồng nghìn tía. Nhà vua đang say sưa với những cảnh đẹp thì tiên ông đưa nhà vua trở lại cung điện. Về đến trần thế, nhà vua còn luyến tiếc cảnh trên cung Quảng và những giờ phút đầy thơ mộng nên để kỷ niệm ngày du Nguyệt điện, nhà vua đã đặt ra Tết Trung thu. Trong ngày Tết này, người ta uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là Tết Trông trăng." Như vậy ngay bản thân người Trung quốc cũng không lý giải được nguồn gốc Tết Trung thu một cách rõ ràng mà mượn một câu chuyện phi thực tế để giải thích cho nguồn gốc Tết Trung thu. Hoặc một cách lý giải khác: "Tết trung thu bắt nguồn từ Lễ Tạ Trời Đất của vua Hán Quang Vũ, sau khi diệt được phản thần là Vương Mãng, bình định được đất nước, khôi phục nhà Hán vào năm 25 sau Tây Lịch. Trong tiệc Vua cho dùng hai món Bưởi và Khoai Môn là hai thức ăn đã giúp cho quân của Lưu Tú khỏi bị chết đói, khi bị quân Vương Mãng vây hãm trong thành nhiều ngày. Từ đó người Trung Hoa dùng hai vật trên làm món lễ cúng trăng" Cách giải thích nguồn gốc Tết trung thu này thiếu tính logic và không thật sự thuyết phục. Thứ ba, theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ (chứng tỏ sự sự ra đời và gắn bó của Tết Trung thu với người Việt đã có ít nhất 2500 năm). Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê – Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả. Ngay cả sách của người Trung quốc “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa thu tháng Tám thì mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Đây chính là lễ (hội) Rằm tháng Tám của dân tộc Việt. Nó cũng cho chúng ta thấy rằng mùa thu tháng Tám còn là mùa giao duyên và kết hôn. Nền văn minh lúa nước của dân tộc đã hình thành nên nhiều lễ tết mà Tết trung thu chỉ là một trong số đó mà thôi. (Van Lang) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 1, 2010 Nhà tiên tri Vanga đã dự báo: Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng chỉ khi dân tộc Xiry bị tiêu diệt. Định mệnh đã an bài như vậy. Điều kiện duy nhất để có thể cứu được dân tộc Xyri bí ẩn này chính là cần vinh danh ngay lập tức nền văn hiến Việt với lý thuyết thuyết thống nhất vũ trụ - chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nếu không, tương lai sẽ rất thảm khốc cho con người. Đây không phải là sự đe dọa mà là một nhận xét rất có cơ sở như sau: Thế chiến thứ hai gây chết chóc nhiều nhất trong lịch sử nhân loại. Hitle chủ chương tiêu diệt dân tộc Do Thái và họ bị tàn sát khắp nơi. Nhưng Hitle vẫn chưa tiêu diệt được dân tộc Do Thái, vốn tan tác hàng ngàn năm và ly tan trên khắp lục địa Á Âu. Vậy thì khi xác định một dân tộc Xyri bị tiêu diệt, cuộc chiến sẽ phải thảm khốc như thế nào? Thiên Sứ xác định rằng: Hoa Kỳ và Việt Nam không thuộc đối tượng "dân tộc Xyri" bị tiêu diệt. Bởi vì Hoa kỳ là một đất nước gồm nhiều các dân tộc hợp lại - một đất nước không thuần chủng, tất nhiên họ không phải dân tộc Xyri. Việt Nam với dân tộc chủ yếu thuần chủng , nhưng lại đang nắm giữ những bí ẩn của một lý thuyết cổ xưa và là Lý thuyết thống nhất vũ trụ, nếu bị tiêu diệt thì không có cơ sở nào để "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại " như bà Vanga nói. Do đó, có thể khẳng định rằng: Bất cứ một sự phá hoại nào đối với những di sản văn hiến Việt đều là làm chậm đi sự tiến đến một chân lý cuối cùng mà con người đang mơ ước: Lý thuyết thống nhất vũ trụ và sẽ bị lịch sử lên án. Nhưng chú Thiên Sứ ơi, đã chắc gì những điều bà Vanga nói đã đúng? :wub: Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 1, 2010 Nhưng chú Thiên Sứ ơi, đã chắc gì những điều bà Vanga nói đã đúng? :wub:Cứ cho là như vậy cũng được. Nhưng đúng sai thì chẳng có gì để kiếm chứng cả - Nếu chỉ giới hạn ở một câu phong long của Miêu Mập.Còn với tôi thì một lý thuyết cổ xưa được đặt vấn đề và chứng minh là một lý thuyết thống nhất - có sự trùng hợp với lời tiên tri liên quan đến nó , mà người tiên tri đã được thừa nhận là tài năng và khi họ nói điều này cũng không có ý niệm về thuyết ADNH thì sự trùng hợp này không thể coi là ngẫu nhiên. Không chịu suy ngẫm kỹ mà vội phát biểu thì đó là thái độ vô trách nhiệm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 1, 2010 Cứ cho là như vậy cũng được. Nhưng đúng sai thì chẳng có gì để kiếm chứng cả - Nếu chỉ giới hạn ở một câu phong long của Miêu Mập. Còn với tôi thì một lý thuyết cổ xưa được đặt vấn đề và chứng minh là một lý thuyết thống nhất - có sự trùng hợp với lời tiên tri liên quan đến nó , mà người tiên tri đã được thừa nhận là tài năng và khi họ nói điều này cũng không có ý niệm về thuyết ADNH thì sự trùng hợp này không thể coi là ngẫu nhiên. Chú cho cháu hỏi một chút ạ: Theo nghiên cứu hiện nay, thì ngoài nền tảng Lý học Đông phương để tiên tri , dự báo, chiêm nghiệm, trên thế giới có tồn tại một hệ thống lý thuyết nào khác không? Đặt trường hợp bà Vanga, bà dự báo theo cảm tính hay căn cứ vào một nền tảng lý thuyết nào không ạ? Đây là cháu hỏi để hiểu biết thêm, chứ không có ý gì cả. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 1, 2010 Đặt trường hợp bà Vanga, bà dự báo theo cảm tính hay căn cứ vào một nền tảng lý thuyết nào không ạ? Mạn phép, Theo tôi sơ lược phân loại thì có 3 cách đoán chuyện tương lai Cách 1 : duy nhất chỉ dựa vào bảng biểu, dữ kiện, sự kiện, đồ thị toán học ..v...v...nội suy ra chuyện xảy ra trong tương lai. Thuần tuý khoa học phương Tây. Tức là có nạp dữ liệu, tính toán thuần tuý rồi xuất ra kết quả. Đây là cách các nhà dự đoán đã thành danh trên thế giới thường hay làm mỗi năm hay mỗi 10 năm, và có đăng trên các tạp chí nổi tiếng. Cách 2 : dựa vào 3 món : sự kiện, dữ liệu thực tế + 1 hệ lý luận nào đó + cảm ứng ( một dạng tư duy cao cấp, sâu bên trong bộ não con người). Cách này có ưu điểm là bắt bộ não làm phần việc khó nhất ( các nhà khoa học cho đến nay đều thừa nhận, sức làm việc của bộ não con người là khủng khiếp và không lường hết sự ảo diệu, huyền bí của nó, miễn là biết cách "tu luyện") nhưng lại khó thuyết phục 1 bộ phận duy vật cực đoan. Cho là bói toán mê tín, không có đủ căn cứ khoa học. Cách 3 : nếu như 2 cách trên phải học hành bài bản, tu luyện khó khăn, có nạp dữ liệu đầu vào, xào xào nấu nấu bằng công thức toán học hay bằng cảm ứng, tư duy gì đó thì cách này hoàn toàn không nạp dữ liệu gì hết. Bẩm sinh, hay đến 1 lúc nào đó tự nhiên đầu óc bật sáng và thấy hết việc tương lai, lúc mờ mờ, lúc rõ ràng như xem phim. Bà Vanga, theo tôi biết, thuộc dạng này. Bà này mù từ nhỏ, ở nơi cực kỳ hẻo lánh, tức hầu như không có liên hệ gì với thế giới thời sự bên ngoài, nhưng toàn nói chuyện thời sự quá khứ lẫn tương lai khá chính xác. Thế mới kinh. Tuy nhiên cách này có số lượng người tin ít hẳn đi, và số lượng người cho là vớ vẩn, nhảm nhí tăng lên đáng kể. Họ cho là đoán đúng ngẫu nhiên hay bịp bợm. Share this post Link to post Share on other sites