Hà Uyên

PHẠM TRÙ: "HÓA" TRONG LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG

22 bài viết trong chủ đề này

PHẠM TRÙ "HOÁ" TRONG LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG

Share this post


Link to post
Share on other sites

BẮT ĐẦU TỪ KIẾN THỨC CƠ BẢN

Thứ tự Thiên can

Giáp ẤT Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý

Ngũ vận trị hoá

Thổ+ Kim- Thuỷ+ Mộc- Hoả + Thổ- Kim+ Thuỷ- Mộc+ Hoả-

Trạng thái

Thực Hư Thực Hư Thực Hư Thực Hư Thực Hư

Dấu ( + ) biểu thị trạng thái tự nhiên Thái quá

Dấu ( - ) biểu thị trạng thái Tự nhiên Bất cập

Share this post


Link to post
Share on other sites

VỀ NGÔN NGỮ HỌC

Những yếu tố bên trong và những yếu tố bên ngoài ngôn ngữ

de Saussure

Cách định nghĩa ngôn ngữ của chúng tôi giả định rằng chúng tôi gạt ra ngoài ngôn ngữ tất cả những gì xa lạ đối với cơ chế của nó, đối với hệ thống của nó, tóm lại là tất cả những gì mà người ta gọi là “ngôn ngữ học ngoại tại”. Ấy thế nhưng ngành ngôn ngữ học này đảm đương những việc khá quan trọng và đó chính là những việc được người ta nghĩ đến nhiều hơn cả, khi bắt tay vào nghiên cứu hoạt động của ngôn ngữ.

Trước hết, đó là tất cả những điểm mà ngôn ngữ học tiếp giáp với dân tộc học, tất cả những mối liên hệ có thể có giữa lịch sử của một ngôn ngữ với lịch sử của một chủng tộc hay nền văn minh. Hai thứ lịch sử này đan xen lẫn vào nhau và có những mối quan hệ qua lại với nhau. Điều này có phần nhắc nhở những sự tương ứng đã nhận thấy giữa các hiện tượng ngôn ngữ hiểu theo đúng nghĩa của nó. Phong tục của một dân tộc có tác động đến ngôn ngữ, và mặt khác, trong một chừng mực khá quan trọng, chính ngôn ngữ làm nên dân tộc.

Thứ đến, phải ghi nhận những mối liên hệ giữa ngôn ngữ và lịch sử chính trị. Những sự kiện lịch sử lớn như cuộc chinh phục của người La-mã, đã có một tầm quan trọng khôn lường đối với vô số sự kiện ngôn ngữ. Việc xâm chiếm thuộc địa, vốn chỉ là một hình thức chinh phục, di chuyển một ngôn ngữ đến nhiều môi trường khác nhau, và điều đó gây nên những sự thay đổi trong ngôn ngữ ấy. Để làm bằng chứng, có thể dẫn ra nhiều sự kiện thuộc đủ các loại: chẳng hạn, nước Na-uy đã tiếp nhận tiếng Đan-mạch khi sáp nhập nước Đan-mạch vào đất nước mình về phương diện chính trị; quả tình thì ngày nay, người Na-uy đang cố gắng thoát ra khỏi cái ảnh hưởng của ngôn ngữ này. Chính sách nội trị của các nhà nước không kém phần quan trọng đối với sinh hoạt của các ngôn ngữ: có những chính phủ, như nhà nước Thuỵ-sĩ, thừa nhận sự chung sống của nhiều ngôn ngữ; lại có những chính phủ, như nước Pháp, cố vươn tới sự thống nhất ngôn ngữ. Một trình độ văn minh cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của một số ngôn ngữ chuyên môn (ngôn ngữ pháp lí, thuật ngữ khoa học, v.v…).

Điều này dẫn ta đến một điểm thứ ba: những mối quan hệ giữa ngôn ngữ với những thiết chế thuộc đủ các loại như nhà thờ, nhà trường, v.v… Những thiết chế này lại gắn bó khăng khít với sự phát triển văn học của một ngôn ngữ, và hiện tượng này càng có tính chất bao quát hơn nữa vì chính nó vốn gắn chặt với lịch sử chính trị. Ngôn ngữ văn học vượt ở khắp nơi những giới hạn mà nền văn học dường như đã vạch ra cho nó; ta cứ thử nghĩ đến ảnh hưởng của các xa-lông, của triều đình, của các viện hàn lâm. Mặt khác, nó đặt ra một vấn đề lớn là sự xung đột nổi lên giữa nó với các phương ngôn; nhà ngôn ngữ học cũng phải khảo sát những mối quan hệ qua lại giữa ngôn ngữ của sách vở với ngôn ngữ thông thường, vì lẽ, vốn là sản phẩm của văn hoá, ngôn ngữ văn học nào cũng đều đi đến chỗ tách rời lĩnh vực tồn tại của mình ra khỏi lĩnh vực tự nhiên, tức là lĩnh vực của khẩu ngữ.

Cuối cùng, tất cả những gì liên quan đến sự phát triển địa dư của các ngôn ngữ và đến sự phân chia thành phương ngôn đều thuộc phạm vi của ngôn ngữ học ngoại tại. Dĩ nhiên, chính ở điểm này, sự phân biệt giữa nó với ngôn ngữ học nội tại có vẻ ngược đời hơn cả, vì hiện tượng địa lí vốn liên hệ hết sức chặt chẽ với sự tồn tại của mọi ngôn ngữ; thế nhưng, thật ra nó không động chạm đến cơ chế bên trong của ngôn ngữ.

Người ta đã từng khẳng định rằng không thể nào tách tất cả những vấn đề đó ra khỏi việc nghiên cứu ngôn ngữ thật sự. Đó là một quan điểm đã chiếm ưu thế, nhất là từ khi người ta đã nhấn mạnh tới những "Realia" ấy. Nếu cái cây bị biến đổi bên trong của nó do những nhân tố ngoại lai như đất, khí hậu, v.v... thì có thể ngữ pháp chẳng luôn luôn lệ thuộc vào những nhân tố bên ngoài của sự chuyển biến ngôn ngữ đó sao? Hình như thật khó cắt nghĩa được các thuật ngữ chuyên môn, các từ mượn vốn nhan nhản trong ngôn ngữ, nếu không xét nguyên lai của nó. Có thể nào phân biệt sự phát triển tự nhiên, hữu cơ của một ngôn ngữ với những hình thái nhân tạo của nó như ngôn ngữ văn học, vốn do những nhân tố bên ngoài quy định, và do đó, không có tính chất hữu cơ? Chẳng phải người ta vẫn thấy một ngôn ngữ cộng đồng phát triển bên cạnh các ngôn ngữ địa phương đó sao?

Chúng tôi nghĩ rằng việc nghiên cứu các hiện tượng ngôn ngữ bên ngoài có thể đạt nhiều kết quả rất mĩ mãn, nhưng không thể nói rằng không có nó thì không hiểu được cơ chế ngôn ngữ bên trong: nói như vậy là sai. Ta cứ lấy việc vay mượn từ nước ngoài làm dẫn chứng; trước hết có thể nhận thấy rằng đây tuyệt nhiên không phải là một yếu tố thường xuyên trong sinh hoạt của một ngôn ngữ. Trong một vài thung lũng hẻo lánh, có những thổ ngữ có thể nói là chưa bao giờ tiếp thu lấy một từ nhân tạo đưa từ bên ngoài vào. Liệu có thể nói được rằng những ngôn ngữ như vậy không ở trong điều kiện bình thường của hoạt động ngôn ngữ và không thể cho ta một khái niệm gì về những điều kiện ấy được, liệu có thể nói rằng chính những ngôn ngữ này yêu cầu được nghiên cứu như một "quái tượng" vì chúng chưa bị pha trộn không? Nhưng cái chính là một từ mượn không còn có thể coi là một từ mượn nữa, khi nó được nghiên cứu trong lòng hệ thống; nó chỉ tồn tại nhờ sự liên quan và sự đối lập giữa nó với những từ tương ứng, cũng giống như bất cứ tín hiệu nào trong bản ngữ. Nói chung, không bao giờ cần phải biết đến những hoàn cảnh trong đó một ngôn ngữ đã phát triển. Đối với một số ngôn ngữ như tiếng Zend và tiếng cổ Slave, thậm chí người ta cũng không biết được chính xác những dân tộc nào đã nói thứ tiếng ấy; nhưng điều đó không làm cho ta vướng mắc chút nào trong khi nghiên cứu các ngôn ngữ ấy từ bên trong và tìm hiểu những sự chuyển biến mà nó đã trải qua. Dù sao thì tách biệt hai quan điểm cũng là việc nhất thiết phải làm, và càng tuân thủ việc đó một cách nghiêm ngặt bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu.

Bằng chứng rõ nhất là mỗi quan điểm như vậy tạo nên một phương pháp riêng. Ngôn ngữ học ngoại tại có thể tích luỹ hết chi tiết này đến chi tiết khác mà vẫn không thấy mình bị ép chặt trong gọng kìm của một hệ thống. Chẳng hạn, mỗi tác giả sẽ tuỳ ý sắp xếp những sự kiện có liên quan đến sự bành trướng của một ngôn ngữ ra ngoài lãnh thổ của nó; nếu đi tìm những ngân tố đã tạo nên một ngôn ngữ văn học đối diện với các phương ngôn, người ta có thể chỉ dùng lối liệt kê; nếu có sắp xếp các sự kiện một cách ít nhiều có hệ thống chăng nữa thì cũng chỉ để trình bày cho được sáng sủa hơn nữa mà thôi.

Đối với ngôn ngữ học nội tại thì khác hẳn: đối với nó không phải sắp xếp thế nào cũng được; ngôn ngữ là một hệ thống chỉ biết có một trật tự của chính bản thân nó mà thôi. Đem so sánh với cờ tướng, ta sẽ thấy rõ điều này hơn. Ở đây, tương đối dễ phân biệt cái gì bên trong: việc trò chơi này vốn từ Ba-tư đưa sang châu Âu là một sự kiện bên ngoài; ngược lại, tất cả nhưng gì có liên quan đến hệ thống và các quy tắc đánh cờ đều là những sự kiện bên trong. Nếu tôi thay những quân cờ gỗ bằng những quân cờ ngà thì sự thay đổi này chẳng động chạm gì tới hệ thống; nhưng nếu tôi bớt hay thêm số quân cờ, thì sự thay đổi này tác động sâu sắc đến "ngữ pháp" của trò chơi cờ. Tuy thế, cũng phải chú ý đến mức nào mới phân biệt được những chuyện như thế. Cho nên cứ mỗi trường hợp lại cứ phải đặt vấn đề bản chất của hiện tượng, và để giải quyết vấn đề đó, phải tuân theo quy tắc sau đây: bất cứ cái gì làm cho hệ thống thay đổi tới một mức nhất định đều là nội tại.

* F. de Saussure. Giáo trình ngôn ngữ học đại cương. Nxb Khoa học Xã hội, H., 1973, trang 47–51.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TRIẾT HỌC: PHẠM TRÙ HOÁ

Phạm trù hoá (categorization)

Là một trong những khái niệm then chốt trong việc miêu tả hoạt động nhận thức của con người liên quan đến hầu hết những năng lực và hệ thống tri nhận trong bộ máy tri nhận của nó và với cả những thao tác được thực hiện trong các quá trình tư duy như so sánh, đồng nhất, thiết lập sự giống nhau và tương đồng.

Với nghĩa hẹp phạm trù hoá là việc đưa những hiện tượng, đối tượng, quá trình v.v. vào phạm vi kinh nghiệm, vào phạm trù và thừa nhận nó là một thành tố của phạm trù này, song với nghĩa rộng hơn thì đó là quá trình cấu tạo và phân suất chính bản thân các phạm trù, là quá trình phân chia thế giới bên ngoài và thế giới bên trong của con người, quá trình sắp xếp các hiện tượng theo thứ tự số lượng ít hơn hoặc hợp nhất chúng lại. Đồng thới đó là kết quả của hoạt động phân loại.

Đôi khi người ta khẳng định rằng hiện tượng phạm trù hoá là hiện tượng ngôn ngữ học, do đó người ta nói đó là hiện tượng phạm trù hoá ngôn ngữ học. Những kết quả của nó được phản ánh trong từ vựng đủ nghĩa, còn mỗi một từ đủ nghĩa được xem như đó là sự phản ánh một phạm trù riêng lẻ với rất nhiều những yếu tố đại diện đứng sau nó. Nếu không có tên gọi thì làm sao chúng ta biết được con người nói bằng một thứ ngôn ngữ tự nhiên có thể quy một đối tượng nào đó, một quá trình, một thuộc tính hay một hiện tượng nào đó vào một lớp hoặc một phạm trù nào. Song điều khẳng định này không nên hiểu một cách quá thô thiển bởi vì các con vật cũng có thể phân biệt được những kích thích với bản chất khác nhau và phản ứng lại những kích thích đó một cách khác nhau (Jackendoff 1983). Những năng lực này thể hiện rất rõ trong những thí nghiệm với trẻ em. Trẻ em không biết những thuật ngữ chung để gọi tên phạm trù (ví dụ, tên gọi các loại “hoa quả” và “rau”, song theo yêu cầu của người làm thí nghiệm chúng có thể xếp những thứ người ta đưa cho chúng theo từng đống khác nhau.

Cùng với sự phát triển cách tiếp cận tri nhận các quan điểm về bản chất của quá trình phạm trù hoá đã thay đổi về cơ bản. Nguồn gốc về cách hiểu mới này gắn liền với tên tuổi của L. Wittgenstein, người đã phân tích một cách độc đáo những ý nghĩa của từ “trò chơi” và chỉ ra rằng tất cả các nghĩa tương đồng chỉ có mối liên hệ với nhau qua “sự giống nhau về dòng họ”, nghĩa là ở mỗi cặp nghĩa so sánh có một nét nghĩa chung nào đó. Chẳng hạn, một người bà con có thể giống với một người khác ở chỗ họ có tính khí giống nhau, lại có thể giống với một người khác nữa về ngoại hình. Những tư tưởng này về sau được Lakoff phát triển rất hiệu quả và được phản ánh trong cái gọi là phương pháp điển dạng và ngữ nghĩa học điển dạng.

E. Rosch (1975) đã áp dụng phương pháp điển dạng trong việc phân định các cấp độ phạm trù hoá, trong đó có cấp độ cơ sở được xem là trung tâm để nghiên cứu các dạng khác nhau của hoạt động tri nhận.

Thực tế đã có rất nhiều công trình tâm lí học cũng như ngôn ngữ học nghiên cứu hiện tượng phạm trù hoá các màu. Nhiều người cho rằng toàn bộ thế giới xung quanh ta được tổ chức giống như những gam màu: chúng ta chia cắt thế giới chỉ bởi vì việc phân suất các mảng riêng lẻ trong thế giới do ngôn ngữ quy định.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phạm trù (category) :

Nội tại trong phạm trù có vật (object), đôi khi còn gọi là đối tượng và giữa các vật có các mũi tên (morphism) đôi khi gọi là đồng cấu. Cấu trúc cơ bản của phạm trù là phép hợp thành của mũi tên.

Giữa hai phạm trù thì có các hàm tử (functor). Giữa hai hàm tử thì có các biến đổi tự nhiên (natural transformation).

Phỏng nhóm (groupoid) là một loại phạm trù đặc biệt trong đó mọi mũi tên đều nghịch đảo được (hậu tố “id” dịch là phỏng).

Ví dụ như: Phỏng nhóm Giáp Kỷ, Ất Canh, Bính Tân, Đinh Nhâm, Mậu Quý

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ đề chính

- Phạm trù "hoá" đối với Thiên

- Phạm trù "hoá" đối với Đạo

- Phạm trù "hoá" đối với

- Phạm trù "hoá" đối với Nhân - Thông qua các môn học thuật cổ phương Đông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị em nào biết cho Vô Trước hỏi, trong các câu của cổ thư truyền lại mà anh Thiên Sứ đã nhiều lần đề cập, như:

"Giáp hợp Kỷ hóa Thổ

Ất hợp Canh hóa Kim

... "

Thì chữ "hóa" ở đây cần được hiểu là như thế nào ạ?

Xin cám ơn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị em nào biết cho Vô Trước hỏi, trong các câu của cổ thư truyền lại mà anh Thiên Sứ đã nhiều lần đề cập, như:

"Giáp hợp Kỷ hóa Thổ

Ất hợp Canh hóa Kim

... "

Thì chữ "hóa" ở đây cần được hiểu là như thế nào ạ?

Xin cám ơn!

Chào Bác Hà Uyên, chú Vo Truoc,

Giáp Kỷ hóa Thổ vv…..

Là sự kếp hợp của hai quy luật tương hợp và thiên khí trợ hóa.

Hợp là căn vào cặp số của Hà Đồ 1-6, 2-7, 3-8, 4-9, 5-10 là sự quan hệ vợ chồng, sự sinh thành của ngũ hành, cho nên

1-6: Giáp hợp Kỷ,

2-7: Ất hợp Canh,

3-8: Bính hợp Tân

4-9: Đinh hợp Nhâm

5-10: Mậu hợp Quí

Hóa là nói đến thiên khí (10 thiên can) giáng xuống vận hành trong trái đất thuận theo phương vị Hà Đồ mà trợ khí ngũ hành đang vượng. Thiên can lấy Giáp khởi ở trung cung gặp Thổ vượng mà hóa Thổ, vận chuyển sang Tây là Ất gặp Kim khí vượng mà hóa ra Kim, vận chuyển sang Bắc là Bính gặp Thủy khí vượng mà hóa Thủy, vận chuyển sang Đông là Đinh gặp Mộc khí vượng mà hóa Mộc, vận chuyển đến Nam là Mậu gặp Hỏa khí vượng mà hóa Hoả, nhập lại trung cung là Kỷ gặp Thổ khí vượng mà hoá Thổ, lại sang Tây Canh gặp Kim khí vượng mà hóa Kim, sang Bắc là Tân hóa Thủy, sang Đông là Nhâm hóa Mộc, sang Nam là Quí hóa Hỏa, hết vòng Thiên Can lại bắt đầu trở lại. Vì vậy ta có:

Giáp hóa Thổ, Ất hóa Kim, Bính hóa Thủy, Đinh hóa Mộc, Mậu hóa Hỏa

Kỷ hóa Thổ, Canh hóa Kim, Tân hóa Thủy, Nhâm hóa Mộc, Quí hóa Hỏa

Khi kếp hợp sự Thiên Can tương hợp và Thiên khí trợ hóa thì kết quả Là

Giáp Kỷ hợp và hóa Thổ

Ất Canh hợp và hóa Kim

Bính Tân hợp và hóa Thủy

Đinh Nhâm hợp và hóa Mộc

Mậu Quí hợp và hóa Hỏa.

Có gì sai sót mong Bác và chú chỉ dẫn.

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Uyên chào anh chị em

Chào VinhL.

Thuận với Thiên ứng với Nhân. Đạo vận hành hoá sinh của Thiên Địa là một âm một dương, một cương một nhu, không ngừng vận động thuận chiều. Thiên Địa vận động thuận chiều, cho nên nhật nguyệt không lỗi thời, bốn mùa không sai lệch. Đạo là phạm trù "bản thể", Thiên là phạm trù "cụ thể". Lấy Thiên làm pháp độ, nên Âm Dương vận hành có nguyên tắc chính xác, một khi không chính xác thì con người cũng không thể thêm bớt.

"Thượng vi hạ hiệu, đạo chi thuỷ dã" (Xuân thu nguyên mệnh bao - quyển 7 - Tùng thư tập thành sơ biên bản), Dịch: Trên làm dưới theo, đó là bắt đầu của Đạo. Tứ thời, Thiên có tên gọi khác nhau: Xuân Thu thì vật biến thịnh, Đông Hạ thì khí biến thịnh. Xuân gọi là Thương thiên, Hạ gọi là Hạo thiên, Thu gọi là Mân thiên, Động gọi là Thượng thiên. Như vậy, VinhL dùng từ: ... trợ khí ngũ hành ... thì Hà Uyên thấy còn thắc mắc. Ít nhất, về sự sự biến âm ngữ học như: hoà, hợp, hoá, hoạ cũng có thể theo Thiên mà gọi tên khác nhau có được không ? (Sách nào nói về từ "hoá" đầu tiên ?)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chào cả nhà,

Tôi xin lý giải về chữ "HÓA" trong Lý Hoc mà Anh/Chị Hà Uyên đã đề cập.

1/ Ví dụ trong Hóa Học

1.1 Hỗn Hợp của một chất có các tỉ lệ khối lượng cho trước rồi trộn vào nhau sẽ được một Hỗn Hợp như ý muốn. Thí dụ như pha nước Chanh, dung dịch nước muối. . tùy mục đích sử dụng. Mỗi chất trong thành phần được giữ nguyên đặc trưng của nó cho giù tách nó ra khỏi hỗn hợp.

1.2 Sự biến đổi của chất

- Biến đổi Vật Lý : cho muối vào nước thành dung dịch muối, đun sôi nước muối cho bay hết hơi nước, hạt muối lại xuất hiện. Muối chỉ thay đổi trạng thái Vật Lý không sinh ra chất mới.

- Biến đổi Hóa Học: Một hay nhiều chất gặp nhau trong điều kiện thích hợp sẽ biến đổi sinh ra một hoặc nhiều chất mới. Sự biến đổi từ chất này sang chất khác gọi là biến đổi "HÓA" học.

2. Chữ "HÓA" trong Lý học.

2.1 Thiên Can hợp Hóa

- Giáp hợp Kỷ Hóa Thổ và chỉ trong điều kiện thích hợp mới Hóa Thổ. Khi ấy luận Thổ chứ không luận Mộc

- Bính hợp Tân Hóa Thủy và chỉ trong điều kiện thích hợp mới Hóa Thủy. Khi ấy luận Thủy chứ không luận Hỏa.

2.2 "Tứ Hóa" trong Tử Vi cũng tương tự như vậy.

Vài dòng chia sẻ

Xin cám ơn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Uyên chào Phapvan

Ở mục 2 Phapvan có viết:

2. Chữ "HÓA" trong Lý học.

Khi Hà Uyên tìm hiểu về phạm trù Lý, thì phạm trù thuộc về Hình nhi thượng (Bản thể) mà không phải bàn về Hình nhi hạ (cụ thể). Do vậy, chúng ta có thể tìm tiếng nói chung về vấn đề này. Cụ thể như sau:

- Hợp => Hoà => Hoá => Họa

Với Nhân, ta nên hiểu về phạm trù hóa này như thế nào (?) Người thì luôn có bản tính dục, mắt hiếu sắc, tai hiếu thính, khẩu hiếu vị, tâm hiếu lợi, ít muốn nhiều, xấu muốn đẹp, hẹp muốn rộng, nghèo muốn giầu, ... ,

Theo cách hiểu về Hình nhi thượng của Hà Uyên thì: mắt hòa sắc, mắt hợp sắc, mắt hoá sắc, mắt họa sắc,... hay Xấu hoà Đẹp => Xấu hợp Đẹp => Xấu hoá Đẹp => Xấu họa Đẹp, ... ,

Bản chất của Nhân thì năng lực con người là Hữu hạn, còn Nhu cầu của con người thì Vô hạn, Lấy cái Hữu hạn theo đuổi cái Vô hạn, là một sự vô nghĩa vậy.

Do vậy, ví như Giáp Kỷ hoà => Giáp Kỷ hợp => Giáp Kỷ hoá => Giáp Kỷ họa, ...

Vậy thì, với Thiên thì ta hiểu như thế nào ? Với Đạo, ta phải định hướng như thế nào đây ?

Không biết Hà Uyên hiểu như vậy có được không ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin Chào anh/chị Hà Uyên,

Chúng ta và mọi vật xung quang đang tồn tại trong Không gian và Thời gian gọi là Hình nhi hạ còn cái tiềm ẩn vượt trên Không gian và Thời gian gọi là Hình nhi thượng. Lý vốn vô hình thuộc Hình nhi thượng. Chúng ta và vạn vật được tạo ra và biến chuyển không ngừng đã có một Lý rồi. Lý ấy là gì ? Chính là Lý của âm dương ngũ hành. Nếu Lý của vạn vật đang tiềm ẩn trong Hình nhi thượng, tức là chưa có Khí vật ( Số - Tượng - Hình). Ngay cả bản thân cũng chưa có thì lấy gì để bàn và hiểu được Lý. Chúng ta chỉ có thể hiểu được Lý thông qua Quan Thiên - Địa, quán nhân sự, xem sự co duỗi của âm dương mà nhận được Lý lẽ đương nhiên. Nghĩa là phải phải thông qua Hình nhi hạ Biểu tượng và sự vật đặc thù tượng trưng bằng công thức Sinh - Thành - Trụ - Hoại mới có thể hiểu phần nào Nguyên Lý tàng độn trong vạn vật. Trong cái Hữu hạn có Lý của cái Vô hạn.

Vài dòng lạm bàn

Xin cám ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng, đúng như Phapvan nói: SINH - THÀNH - TRỤ - HOẠI.

Cùng là một mặt Trời, được diễn ngữ "thiên", cũng có bốn tên gọi theo từng mùa: Thương thiên - Hạo thiên - Mân thiên - Thượng thiên, không biết có ứng với Sinh - Thành - Trụ - Hoại không ?

Khi Votruoc đặt vấn đề về chữ "hoá", đúng là Hà Uyên vẫn còn nhiều lúng túng.

Xin cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Kính bác Hà Uyên.

Pháp Vân thân mến.

Theo sự hiểu biết của tôi thì khái niệm "Hóa" trong cuốn sách cổ nhất chính là cuốn Hoảng Đế nội kinh tố vấn, xét theo nội dung văn bản. Còn xét theo lịch sử bản văn chữ Hán thì cuốn sách này xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ thứ III BC. Trong nội dung văn bản thì có từ thời Hoàng Đế thiên niên kỷ thứ III BC. Câu "Giáp hợp Kỷ hóa thổ ....." chính là từ cuốn sách này.

Khái niệm của từ "Hóa" theo cái nhìn của tôi vốn là mộtt từ Thuần Việt nằm trong tổ hợp từ có cấu trúc âm tiết đồng đẳng là: Hóa, hòa, họa, hoa, hỏa ....với khái niệm của "hóa" là: Sự chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác gọi là "hóa". Thí dụ:

- Hóa Học: Môn học về sự chuyển đổi, tương tác giữa các phần tử.

- Hóa thân: Chuyển đổi từ người này sang một người, hoặc một vật thể khác.

- Chuyển hóa: Chuyền từ tình trạng này, trạng thái này sang trang thái khác.

- Hóa vàng: Chuyển vàng giấy, vàng mã..thành vàng thật dưới Âm phủ...

- Hóa kiếp: Chuyển từ kiếp này sang kiếp khác.

- Hóa phép: Dùng phương pháp (Phép) để chuyển đổi các vật thể trên thế gian và vũ trụ.

- ...vv....

Khái niệm "hóa" đã được ứng dụng để giải thích khái niệm "văn hóa" trong topic "Văn hóa và dân tộc".

Vài lời chia sẻ.

Xin cảm ơn sự quan tâm.

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Thiên Sứ

Còn xét theo lịch sử bản văn chữ Hán thì cuốn sách này xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ thứ III BC. Trong nội dung văn bản thì có từ thời Hoàng Đế thiên niên kỷ thứ III BC. Câu "Giáp hợp Kỷ hóa thổ ....." chính là từ cuốn sách này.

Cụ cho hỏi trong cuốn sách này ngoài câu "giáp hợp kỷ hóa thổ" còn các can khác hóa như thế nào và mốc ra đời càng gần điểm đúng ra đời của cuốn sách này càng tốt.

Kính cụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác Hà Uyên, anh Thiên Sứ và quí vị,

Như vậy đối với các quan điểm lý thuyết về Lý học đông phương của cổ nhân và các cống hiến quan trọng của các dân tộc vào sự phát triển của Lý học từ xưa đến nay. Lịch sử phát triển Lý học tuy để lại hệ thống khái niệm, nhưng cũng không dễ đánh giá dứt khoát đã hoàn chỉnh hay hoàn thành quá trình phát triển Lý học bằng hệ thống khái niệm. Thực tế cho thấy nhiều khái niệm được hình thành ở giai đoạn này tưởng như dứt khoát, nhưng đến giai đoạn lịch sử sau, nó lại được xem xét trong một hoàn cảnh mới với những dữ kiện của khoa học mới khám phá. Những khái niệm đã vững chắc lại trở lên không vững chắc, và ngược lại những khái niệm không vững chắc lại trở thành vững chắc.

Có lẽ để thống nhất trong Lý học cũng nên thống nhất định nghĩa lại các khái niệm dễ bị hiểu nhiều cách khác nhau và cách hiểu nào cũng có Lý.

Ví dụ về khái niệm : Thiên; Đạo; Lý

Vài dòng chia sẻ

Xin cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác Pháp Vân

Kính bác Hà Uyên, anh Thiên Sứ và quí vị,

Như vậy đối với các quan điểm lý thuyết về Lý học đông phương của cổ nhân và các cống hiến quan trọng của các dân tộc vào sự phát triển của Lý học từ xưa đến nay. Lịch sử phát triển Lý học tuy để lại hệ thống khái niệm, nhưng cũng không dễ đánh giá dứt khoát đã hoàn chỉnh hay hoàn thành quá trình phát triển Lý học bằng hệ thống khái niệm. Thực tế cho thấy nhiều khái niệm được hình thành ở giai đoạn này tưởng như dứt khoát, nhưng đến giai đoạn lịch sử sau, nó lại được xem xét trong một hoàn cảnh mới với những dữ kiện của khoa học mới khám phá. Những khái niệm đã vững chắc lại trở lên không vững chắc, và ngược lại những khái niệm không vững chắc lại trở thành vững chắc.

Có lẽ để thống nhất trong Lý học cũng nên thống nhất định nghĩa lại các khái niệm dễ bị hiểu nhiều cách khác nhau và cách hiểu nào cũng có Lý.

Ví dụ về khái niệm : Thiên; Đạo; Lý

Vài dòng chia sẻ

Xin cảm ơn.

Liêm trinh cũng suy ngix như bác, lý họ dù được phát triển như thế nào và được trợ giúp bằng gì thì sản phẩm lý học đều phải thông qua đầu óc người sáng tạo ra. Do vậy một bộ môn lý học rất khoát phải chịu ảnh hưởng của nhận thức hiện thực khách quan của người sáng tạo ra đó, do hạn chế của nhận thức hiện thực khách quan của nhà lý học khi tạo ra sản phẩm rất có thể sản phẩm sẽ kém hơn kỳ vọng của các đối tương trợ giúp đặt vào. Cùng với sự thay đổi của nhận thức hiện thực khách quan lý học biến đổi theo là phù hợp đúng với quy luật tự nhiên.

Vài lời lạm bàn.

kính bác

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác Hà Uyên, anh Thiên Sứ và quí vị,

Như vậy đối với các quan điểm lý thuyết về Lý học đông phương của cổ nhân và các cống hiến quan trọng của các dân tộc vào sự phát triển của Lý học từ xưa đến nay. Lịch sử phát triển Lý học tuy để lại hệ thống khái niệm, nhưng cũng không dễ đánh giá dứt khoát đã hoàn chỉnh hay hoàn thành quá trình phát triển Lý học bằng hệ thống khái niệm. Thực tế cho thấy nhiều khái niệm được hình thành ở giai đoạn này tưởng như dứt khoát, nhưng đến giai đoạn lịch sử sau, nó lại được xem xét trong một hoàn cảnh mới với những dữ kiện của khoa học mới khám phá. Những khái niệm đã vững chắc lại trở lên không vững chắc, và ngược lại những khái niệm không vững chắc lại trở thành vững chắc.

Có lẽ để thống nhất trong Lý học cũng nên thống nhất định nghĩa lại các khái niệm dễ bị hiểu nhiều cách khác nhau và cách hiểu nào cũng có Lý.

Ví dụ về khái niệm : Thiên; Đạo; Lý

Vài dòng chia sẻ

Xin cảm ơn.

Vâng, đúng như vậy anh Phapvan.

Vị thế Địa Chính trị của đất nước chúng ta, hội đủ những điều kiện để minh chứng một cách đúng và chuẩn mực nhất về Lý học Đông phương.

Vấn đề là ai sẽ là người đặt nền móng cho những nghiên cứu này ?

Hà Uyên có đọc và tham khảo một số bài giảng của trường ĐH HKXH&NV, khoa Đông phương học. Ví dụ như con gái của anh Trần Quốc Vượng đang là giảng viên chính, giảng về Âm Dương học chẳng hạn, ... , cũng thấy có rất nhiều v/đ phải thảo luận thêm.

Không có cái gì là sớm, không có cái gì là quá muộn. Tính bền vững của Lịch sử sẽ từng bước được khẳng định.

Xin cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có lẽ để thống nhất trong Lý học cũng nên thống nhất định nghĩa lại các khái niệm dễ bị hiểu nhiều cách khác nhau và cách hiểu nào cũng có Lý.

Hàng ngàn năm nay, tình hình trên vẫn tiếp diễn do những nguyên lý căn đế, những khái niệm cơ sở bị thất truyền. Tôi đã cố gắng giải quyết vấn đề này trong chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" - Vô trước trên diễn đàn này. Mời các bác tham khảo.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là các bước sơ khởi. Tôi đang cố gắng hoàn thiện dần. Khi nào tạm ổn, tôi sẽ pót cho ACE tham khảo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phạm trù (category) :

Nội tại trong phạm trù có vật (object), đôi khi còn gọi là đối tượng và giữa các vật có các mũi tên (morphism) đôi khi gọi là đồng cấu. Cấu trúc cơ bản của phạm trù là phép hợp thành của mũi tên.

Giữa hai phạm trù thì có các hàm tử (functor). Giữa hai hàm tử thì có các biến đổi tự nhiên (natural transformation).

Phỏng nhóm (groupoid) là một loại phạm trù đặc biệt trong đó mọi mũi tên đều nghịch đảo được (hậu tố “id” dịch là phỏng).

Ví dụ như: Phỏng nhóm Giáp Kỷ, Ất Canh, Bính Tân, Đinh Nhâm, Mậu Quý

Có một số cái cần phải điều chỉnh như sau, và tôi nghĩ là tác giả đã nhầm lẫn trong bài viết này.

1-Về mặt ngôn ngữ, tác giả sử dụng categorization là sai. Từ sử dụng hợp lý trong trường hợp này là Categorification.

Mặc dù cả hai từ này đều dịch sang tiếng việt là phạm trù hóa, nhưng ý nghĩa khác xa nhau, và dẫn đến sự hiểu nhầm về từ "hóa" trong bài viết của một số người khác.

Cụ thể hơn, categorize có nghĩa là "phân loại thành nhiều thành phần, nhiều phạm trù khác nhau", còn categorification thì có nghĩa là "làm dầy hóa" một đối tượng thông thường, để nó có thể nhớ thêm nhóm các tự đẳng cấu của một vật.

Ví dụ, từ một tập hợp, nếu ta categorify nó, thì sẽ thu được một groupoid (phỏng nhóm) mà tác giả Hà Uyên đã đề cập ở trên, bằng việc dầy hóa bằng các đối xứng trong. Vì vậy, theo tôi, có cấu trúc của một Artin stack, lớp tương đuơng Morita của các groupoid, đằng sau lý thuyết LHPD . Tuy nhiên, vì tác giả viết chưa đủ chi tiết về ví dụ của phỏng nhóm, nên tôi mong tác giả đề cập chi tiết hơn.

Về định nghĩa của categorification, tác giả có thể tham khảo tại: http://en.wikipedia.org/wiki/Categorification

Xin lỗi, link bằng tiếng anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có một số cái cần phải điều chỉnh như sau, và tôi nghĩ là tác giả đã nhầm lẫn trong bài viết này.

1-Về mặt ngôn ngữ, tác giả sử dụng categorization là sai. Từ sử dụng hợp lý trong trường hợp này là Categorification.

Mặc dù cả hai từ này đều dịch sang tiếng việt là phạm trù hóa, nhưng ý nghĩa khác xa nhau, và dẫn đến sự hiểu nhầm về từ "hóa" trong bài viết của một số người khác.

Cụ thể hơn, categorize có nghĩa là "phân loại thành nhiều thành phần, nhiều phạm trù khác nhau", còn categorification thì có nghĩa là "làm dầy hóa" một đối tượng thông thường, để nó có thể nhớ thêm nhóm các tự đẳng cấu của một vật.

Ví dụ, từ một tập hợp, nếu ta categorify nó, thì sẽ thu được một groupoid (phỏng nhóm) mà tác giả Hà Uyên đã đề cập ở trên, bằng việc dầy hóa bằng các đối xứng trong. Vì vậy, theo tôi, có cấu trúc của một Artin stack, lớp tương đuơng Morita của các groupoid, đằng sau lý thuyết LHPD . Tuy nhiên, vì tác giả viết chưa đủ chi tiết về ví dụ của phỏng nhóm, nên tôi mong tác giả đề cập chi tiết hơn.

Về định nghĩa của categorification, tác giả có thể tham khảo tại: http://en.wikipedia.org/wiki/Categorification

Xin lỗi, link bằng tiếng anh.

Hà Uyên xin cảm ơn Kakalottum

Thời gian đầu thì hoc tiếng Trung, sau rồi đến Liên xô, giờ đây thì ngôn ngữ toàn cầu. Vấn đề ngoại ngữ của Hà Uyên thật là lủng củng.

Xin cảm ơn Kakalottum nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites