wildlavender

Muốn NHỚ TỐT tìm BẠCH QUẢ

1 bài viết trong chủ đề này

Muốn nhớ tốt, tìm bạch quả

25/08/2009 13:02

Posted Image

Trái cao bạch quả - Ảnh: N.C.T

Trong y học cổ truyền bạch quả được xem là dược liệu ưu việt để chữa các rối loạn của hệ tuần hoàn và não. Cây bạch quả tên khoa học là Ginkgo biloba, trong lá có chứa các flavonoit và các terpenoit như ginkgolit, bilobalit. Các hoạt chất trong lá bạch quả có các tác dụng sau:

- Giúp cải thiện lưu thông máu, kích thích và tăng tuần hoàn não (bao gồm cả vi tuần hoàn trong các mao mạch nhỏ) đến phần lớn các mô và cơ quan; bảo vệ chống lại các tổn thương tế bào; ngăn chặn nhiều tác động của tác nhân hoạt hóa tiểu huyết cầu (tụ tập tiểu huyết cầu, vón cục máu) có liên quan tới sự phát triển của một loạt rối loạn tim mạch, thận, hô hấp và hệ thần kinh trung ương.

Bạch quả giúp mạch máu giãn ra, làm số lượng máu lưu thông nhiều hơn, làm hạ áp suất máu trong mao mạch, giúp đưa một lượng lớn oxy và các chất dinh dưỡng đến các vùng não bị tổn hại, nhờ đó các tế bào não được hồi phục nhanh chóng.

- Chống lão suy và bệnh Alzheimer, mỗi ngày sử dụng 120mg cao chiết từ lá bạch quả giúp trí óc minh mẫn và phản ứng nhanh nhạy hơn.

- Tăng cường trí nhớ và tập trung tinh thần, mỗi ngày dùng khoảng 40mg cao bạch quả sẽ giúp tăng hiệu suất làm việc hiệu quả rõ rệt.

- Chữa chứng đau nửa đầu, 80% bệnh nhân sử dụng cao bạch quả thấy giảm triệu chứng đau rõ rệt do tác động của các hoạt chất lên động mạch.

- Chữa chứng tê cóng tay chân. Cao bạch quả giúp máu lưu thông dễ dàng đến tứ chi cũng như các bộ phận khác trong cơ thể.

- Giúp tăng cường thính giác, nhờ tác dụng tăng cường lượng oxy đến cơ quan thính giác. Mỗi ngày dùng 160mg cao trong thời gian 1-3 tháng, kết quả đạt được là 80%.

- Chữa bệnh liệt dương. Bạch quả giúp máu lưu thông dễ dàng nên giúp tăng dung tích và tạo áp suất máu cần thiết cho sự cương cứng.

- Chống lão hóa, các hợp chất flavonoit trong lá bạch quả đóng vai trò một chất chống oxy hóa tế bào tuyệt hảo, giúp cơ thể chống lại tình trạng suy thoái, già hóa, nhờ đó tinh thần minh mẫn, sảng khoái, cơ thể trẻ lâu và tuổi thọ được kéo dài. Liều dùng: ngày 2-3 lần, mỗi lần 40mg cao khô.

Người Hoa thường dùng nhân bạch quả để nấu các món ăn tiềm, hầm như vịt tiềm, bát bửu, dê tiềm, gà hầm hải sâm... rất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, bạch quả còn được dùng nấu chè cùng táo tàu, hạt sen, sâm bổ lượng... như một món ăn tráng miệng sau mỗi bữa ăn. Những món ăn này là bài thuốc quý cho làn da phụ nữ, giúp điều hòa máu huyết, làm sạch phổi...

Tuy nhiên một vài đối tượng không dùng được cao bạch quả:

- Người sử dụng các thuốc chống đông máu như Aspirin và Warfarin.

- Người đang dùng các chất ức chế monoamin oxidaza (MAOI).

- Phụ nữ đang mang thai mà không có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn.

Các hiệu ứng phụ của bạch quả có thể là: tăng rủi ro chảy máu, khó chịu đường ruột, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đánh trống ngực, bồn chồn. Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào cần dừng ngay việc sử dụng bạch quả.

DS Lê Kim Phụng

(Đại học Y dược TP.HCM)/ Tuổi Trẻ

PS: Thuốc có tên thương mai là TANAKAN (biệt dược cao bạch quả)Ginko Bibola.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay