Lê Bá Trung

Luận Ngũ Hành Sanh Khắc Chế Hóa.

1 bài viết trong chủ đề này

Sách: Uyên Hải Tử Bình -Chương 4-

Ngũ hành vượng khí:

Kim vượng đắc Hỏa,phương thành khí mãnh

(thí dụ Canh Tân trong mùa Thu là vượng khí, cần có Hỏa mới được luyện thành đồ dùng, ý là thành danh)

Hỏa vượng đắc Thủy,phương thành tương tể

(Bính Đinh vượng cần có Thủy mới nên công nên việc, có nghĩa là cần được chế hãm bớt sức mạnh để không quá kiêu căng)

Thủy vượng đắc Thổ,phương thành trì chiểu

(Nhâm Quý mùa đông cần có Thổ ngăn lại thành ao hồ, không thì trôi chảy không có bến bờ vô định)

Thổ vượng đắc Mộc,phương năng sơ thông

(Mậu Kỷ cần Mộc chế bớt thì mới mong hiển đạt)

Mộc vượng đắc Kim,phương thành đống lương

(Giáp Ất cần có Kim bao bọc, tài năng phi thường)

Cường Kim đắc Thủy,phương tỏa kì phong

(khí thế dữ dội, biến trá ghê gớm)

Cường Thủy đắc mộc,phương tiết kì thế

(hành động, thế lực vô song)

Cường Mộc đắc Hỏa,phương hóa kì ngoan

(làm càn bậy, tham lam, chơi đùa quá mức)

Cường Hỏa đắc Thổ,phương chỉ kì diễm

(lửa cháy cao, khí thế nồng nàn)

Cường thổ đắc Kim,phương chế kì hại

(gặp tai hại, bị ghen ghét)

Ngũ hành tương sanh

Kim lại Thổ sanh,thổ đa kim mai

(Kim nhờ Thổ sinh cho nhưng Thổ nhiều quá thì Kim bị vùi lấp trở thành ngu muội)

Thổ lại Hỏa sanh,hỏa đa thổ tiêu

(Thổ là con của Hỏa, nhưng hỏa nhiều thì thổ bị cháy khét)

Hỏa lại Mộc sanh,mộc đa hỏa sí

(Mộc nhiều thì hỏa càng cháy lớn; ý nói đạo tặc thêm mạnh)

Mộc lại Thủy sanh,thủy đa mộc phiêu

(Mộc là do Thủy sinh, nhưng thủy quá nhiều thì mộc trôi)

Thủy lại Kim sanh,kim đa thủy trọc

(Thủy nhờ Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì nước không trong, thủy đục)

Kim năng sanh Thủy,thủy đa kim trầm

(Thủy nhiều Kim chìm đắm sâu dưới nước)

Thủy năng sanh mộc,mộc thịnh thủy súc

(Mộc quá thịnh thì thủy co rút lại, hình thể tiêu tàn)

Mộc năng sanh Hỏa,hỏa đa mộc phần

(Hỏa nhiều Mộc cháy khét)

Hỏa năng sanh Thổ,thổ đa hỏa mai

(Thổ nhiều hỏa bị chôn vùi)

Thổ năng sanh Kim,kim đa thổ biến

(Kim nhiều Thổ biến đổi hình dạng)

Ngũ hành tương khắc

Kim năng khắc mộc,mộc kiên kim khuyết

(Kim khắc Mộc nhưng mộc cứng quá thì kim sứt mẻ)

Mộc năng khắc thổ,thổ trọng mộc chiết

(Mộc đi khắc Thổ nhưng thổ quá nặng thì mộc gẫy)

Thổ năng khắc thủy,thủy đa thổ lưu

(Thổ khắc Thủy nhưng nếu thủy lại quá nhiều thổ sẽ trôi giạt, như đất bùn)

Thủy năng khắc Hỏa,hỏa đa thủy nhiệt

(Thủy đi diệt Hỏa nhưng gặp hỏa mạnh thì thủy nóng sốt, ý nói mất cả bản chất lạnh của thủy)

Hỏa năng khắc Kim,kim đa hỏa tức

(Hỏa khắc Kim nhưng kim nhiều hơn thì hỏa tắt; ý nói mất tích hay bị tiêu mòn)

Kim suy ngộ Hỏa,tất kiến tiêu dong

(Kim đang suy mà gặp Hỏa sẽ bị tiêu tan)

Hỏa nhược phùng Thủy,tất vi tức diệt

(Hỏa yếu gặp thủy tất nhiên là tắt)

Thủy nhược phùng thổ,tất vi ứ tắc

(Thủy ít mà Thổ nhiều là bế tắc)

Thổ suy ngộ Mộc,tất tao khuynh hãm

(Thổ suy gặp mộc sẽ bị vùi lấp, hãm hại)

Mộc nhược phùng kim,tất vi khảm chiết

(Mộc đã yếu lại gặp kim thì gãy nát)

Sách "Tích Thiên Tủy" cũng nói đến sự cân bằng cần thiết của ngũ hành:

- Thổ sinh Kim, nhưng trong mùa Hạ hành Thổ táo khô, cần phải có Thủy nhuận thì Thổ mới sinh Kim được.

- Kim sinh Thủy, nhưng cuối Thu sang mùa Đông hàn lạnh, chi Kim thành đống băng nên không thể sinh Thủy được, cần phải có Hỏa ôn.

- Mộc sinh Hỏa, mùa Xuân cường tráng, cũng cần có Thủy nhuận có căn là mộc hỏa vừa phải không phát tán khí lực quá sớm.

- Thủy sinh Mộc, nếu hàn đóng băng thành đống, thủy chẳng sinh được cho Mộc, cần Hỏa cho Mộc được tiết khí thì mới phồn vinh.

Tức là về thể chất mà nói thì Hạ lệnh không thể không có Thủy, Đông lệnh không thể không có Hỏa. Vì thế mới nói rằng, Sinh chẳng phải là Sinh, Khắc Tiết cũng là Sinh.

Cần phải tỏ rõ sinh vượng khắc chế là nắm được cơ bản của sự vận động ngũ hành. Nguồn:Huyenkhonglyso.com

Share this post


Link to post
Share on other sites