nuocvietmenyeu

Đại Đế Quang Trung - Gương Bất Khuất Ngàn Năm Vẫn Uy Danh.

8 bài viết trong chủ đề này

nuocviet có đọc qua sách nói về Đại Đế Quang Trung và lòng luôn kính phục ngài vô cùng. Ngài tiến quân như vũ bão, làm khiếp sợ quân thù. Phải nói tài điều binh khiển tướng khó ai có thể sánh cùng vào thời điểm ấy và ngay cả nay cũng thế.

Nhất định là Đại Đế: trên thông thiên văn, dưới đạt địa lý và còn biết cả binh pháp đến thượng thừa nữa mới có khả năng siêu quần như vậy. Tiếc là Ngài không sống lâu để trị vị, làm cho dân giàu nước mạnh, quốc thái dân an, quân hùng tướng giỏi.

Nay nuocviet có vài điểm thắc mắc, nếu có ai biết xin chỉ giáo cho nuocviet được biết với.

Ngài dùng binh pháp gì để điều binh khiển tướng mà đánh đuổi quân xâm lăng ?

Trong sách nói là ngài có dùng binh pháp để bày binh bố trận nhưng không nói là loại binh pháp gì (?)

Ngài thông về Ngũ Kinh, nhưng không nói rõ là Ngài có dùng Kỳ Môn Trận Pháp để dụng trong trận chiến hay không ? Và cả những môn khác để áp dụng nữa (?)

Giá gì mà chúng ta có những tư liệu quý báu để lại cho hậu thế cùng suy ngẫm thì hay biết mấy.

nuocviet suy nghĩ mãi mà không có câu giải đáp khúc mắc này. Nay nuocviet xin nhờ các chú cùng các anh chị cho biết thêm về những điểm trên. nuocviet xin cảm ơn mọi người trước.

( Đây chỉ là thắc mắc liên quan tới Kỳ Môn, ... Ngoài ra không còn mục đích nào hết. Xin mọi người đừng hiểu lầm nhé. )

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi hiện không có tư liệu gì để có thể chứng tỏ Ngài Quang Trung dùng binh pháp gì. Tuy nhiên có một câu chuyện dã sử gần gũi như sau - Do thày Nguyễn Đoàn Tuân kể lại: Cuốn Thái Ất thày Đoàn Tuân dùng và là cuốn hoàn chỉnh nhất hiện nay bằng chữ quốc ngữ, được tìm thấy do một vị tướng quân nhà Nguyễn trong một cuộc hành quân ra Bắc lấy được trên xà một căn nhà cổ - thời gian cách đây ngót 200 năm. Quân Tây Sơn lấy được, sau đó lại về tay triều Nguyễn Gia Long. Nguyên thủy có 8 cuốn, hiện còn 5 chính là bản dịch Thái Ất của thày Tuân. Như vậy Ngài Nguyễn Huệ có dùng Thái Ất hay Kỳ môn trong trận pháp không thì chưa rõ. Nhưng, có thể sách này đã lưu truyền ở Đàng Trong từ lâu.

Tuy nhiên tôi không khiên cưỡng ghép cho vua Quang Trung giỏi Kỳ Môn, Thái Ất. Vì có nhiều tướng giỏi cùng thời như Nã Phá Luân cũng chưa hề biết đến Độn Giáp, Thái Ất là gì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chắc là không rồi chú TS, vua QT đặt kinh đô ở Đan Lăng hay Đan Dương Lăng gì đó loanh quanh Huế. Có một loạt bài bên Vietscience của ông Nguyễn Đắc Xuân. Người giỏi về địa lý phong thủy chắc không chọn chỗ đó!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chắc là không rồi chú TS, vua QT đặt kinh đô ở Đan Lăng hay Đan Dương Lăng gì đó loanh quanh Huế. Có một loạt bài bên Vietscience của ông Nguyễn Đắc Xuân. Người giỏi về địa lý phong thủy chắc không chọn chỗ đó!

Nguyễn Huệ tuổi thọ và sự nghiệp không được dài đã được La Sơn Phu Tử dự đoán trước nên mời ông làm quân sư mấy lần ông đều từ chối nhưng sau cảm cái nghĩa ba lần tới lều tranh nên mới nhận lời, Việc chọn kinh đô là Phượng Hoang Trung đô ở thành phố vinh chưa kịp thực hiện

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Thiên Sứ

Tôi hiện không có tư liệu gì để có thể chứng tỏ Ngài Quang Trung dùng binh pháp gì. Tuy nhiên có một câu chuyện dã sử gần gũi như sau - Do thày Nguyễn Đoàn Tuân kể lại: Cuốn Thái Ất thày Đoàn Tuân dùng và là cuốn hoàn chỉnh nhất hiện nay bằng chữ quốc ngữ, được tìm thấy do một vị tướng quân nhà Nguyễn trong một cuộc hành quân ra Bắc lấy được trên xà một căn nhà cổ - thời gian cách đây ngót 200 năm. Quân Tây Sơn lấy được, sau đó lại về tay triều Nguyễn Gia Long. Nguyên thủy có 8 cuốn, hiện còn 5 chính là bản dịch Thái Ất của thày Tuân. Như vậy Ngài Nguyễn Huệ có dùng Thái Ất hay Kỳ môn trong trận pháp không thì chưa rõ. Nhưng, có thể sách này đã lưu truyền ở Đàng Trong từ lâu.

Tuy nhiên tôi không khiên cưỡng ghép cho vua Quang Trung giỏi Kỳ Môn, Thái Ất. Vì có nhiều tướng giỏi cùng thời như Nã Phá Luân cũng chưa hề biết đến Độn Giáp, Thái Ất là gì.

Liêm trinh nghĩ binh pháp cổ trong đạo quân Quang Trung là không thể thiếu. Nhưng chắc chắn đạo quân của vua Quang Trung có sự sáng tạo rất lớn trong nghệ thuật quân sự. Nội cái việc hành quân tốc hành để dành thế chủ động bất ngờ đã là một sáng tạo lớn mà bây giờ mọi người vẫn đoán là cứ hai người lính khiêng một người đi ngày đêm không nghỉ.

Đọc "Hoàng Lê Nhất thống Chí" thấy ngay rằng ngoài mưu lược vượt bực hơn hẳn đối phương thì đạo quân của Vua Quang Trung cực kỳ dũng cảm và kỹ thuật quân sự thì luôn hóa giải được hết các vũ khí của đối phuơng, hình như có cả việc đặt thần công lên bành voi để vừa di chuyển vừa bắn thì phải, vào thời điểm này thì những cỗ súng voi ấy quả là có uy lực tựa chiến xa của chiến tranh hiện đại, Cỗ súng voi này mà sông vào cái trận chiến thuật nào bày theo kỳ môn,độn giáp, thái ất.... thì vào bất cứ của nào cũng phá ngay trận của đối phương.

Kính cụ

Kính cụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thời gian trước giải phóng, lính miền nam có hành quân vào chiến khu đê và đã phát hiện ra con đường mà Đại Đế Quang Trung đã tiến quân ra bắc trong vòng 3 ngày. Theo như lời kể, thì con đường này cho đến thời điểm lúc ấy ngay 1 cây cỏ cũng không thể mọc được, nhưng cái lạ là đường tiến quân gần như theo 1 đường thẳng. Họ khẳng định rằng, rất khó có thể tìm ra được đường mà Đại Đế Quang Trung đã tiến quân ra bắc, nếu có chỉ là phát hiện tình cờ mà thôi. Qua câu chuyện này, nhất định vua Quang Trung phải thông thạo địa lý cũng như thiên văn lắm, cộng với những dũng tướng tài ba hơn người nên mới vạch ra 1 kế sách tiến quân thần sầu quỷ khóc như vậy. Bây giờ ta làm 1 bài toán đơn giản ở thế hệ hiện đại như ngày nay thì thấy, phải mất 3 ngày trời đi bằng xe lửa ( xuất phát từ nam phần ) mới có thể đến bắc phần được, vậy câu hỏi đặt ra là: Ngài cùng các dũng tướng lúc bấy giờ dùng thuật hay cách gì mà có thể tiến quân thần tốc đến vượt bực như vậy ? Về việc cứ 3 người... riêng về phần cá nhân nuocviet nghe có vẻ như thiếu thuyết phục. Hy vọng chúng ta sẽ có câu trả lời về những sự việc được coi như huyền bí này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quang Trung Nguyễn Huệ

"Mà nay áo vải cờ đào

Giúp dân dựng nước xiết bao công trình"

Ðó là hai câu thơ trong bài "Ai Tư Vãn" của Ngọc Hân Công Chúa tán thán công đức người thanh niên áo vải đất Tây Sơn: Nguyễn Huệ.

Cách đây 216 năm, vào mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), Nguyễn Huệ đã chỉ trong vòng 6 ngày đánh thắng đạo quân tinh nhuệ hơn 29 vạn do tổng đốc lưỡng quảng Tôn Sĩ Nghị lãnh đạo. Và trước đó, vào tháng Giêng năm 1785, chỉ trong một ngày đã quét sạch 5 vạn quân giặc Xiêm La (Thái Lan) và đoàn lính đánh thuê phương Tây do Nguyễn Ánh rước vào.

Người thanh niên lừng danh đó được các giáo sĩ Tây phương nể sợ so sánh như một Alexandre Ðại Ðế, như một Tân Attila Ðại Ðế trong các chiến trận lừng danh thế giới, và quân Xiêm run sợ coi Nguyễn Huệ như một ông "tướng nhà trời".

Hôm nay chúng ta giở lại trang lịch sử vẻ vang cũ để tìm hiểu người anh hùng đó. Chúng ta tự nghĩ do đâu mà nẩy sinh ra một anh hùng lừng danh trong lịch sử dân tộc?

Có phải thời thế tạo anh hùng hay anh hùng tạo ra thời thế? Hay nhờ một nền văn hóa khai phóng của dân tộc hun đúc nên một trang anh liệt với tất cả những đặc tính NHÂN BẢN, NHÂN CHỦ đặc trưng của đất Lĩnh Nam...

Chúng tôi sẽ lần lượt trình bày thân thế sự nghiệp, bối cảnh lịch sử trước thời Tây Sơn, những chiến công oanh liệt, những nét son về chiến thuật, chiến lược của Nguyễn Huệ và tinh thần khai phóng trong việc xây dựng một xã hội thuần Việt.

I Thân thế sự nghiệp:

Theo Quách Tấn, người quê ở Bình Ðịnh cho biết:

Ấp Tây Sơn là nơi phát tích của ba anh em nhà anh hùng dân tộc Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, cho nên sử gọi ba anh em là Nhà Tây Sơn. Tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ, giòng dõi Hồ Quý Ly, ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Tổ quán ở dưới chân hòn Thái Sơn, một hòn núi nhỏ bên cạnh hòn Ðại Hải, một danh sơn xứ Nghệ.

Họ Hồ theo chân Nguyễn Hoàng vào lập nghiệp miền Nam đến ông cố của Nguyễn Huệ là đời thứ tư, tên là Hồ Phi Long vào giúp việc nông trại cho nhà họ Ðinh ở thôn Bằng Chân, huyện Tuy Viễn (tức An Nhơn). Ông cưới vợ họ Ðinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Lớn lên Hồ Phi Tiễn thông minh lanh lợi, song sức yếu không cán đáng được việc đồng áng, nên bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn và gặp người vừa ý mới kết nghĩa vợ chồng và cất nhà định cư nơi quê vợ. Bà vợ tên là Nguyễn thị Ðồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc. Sau đó họ đổi con cái từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ. Vì vậy đứa con từ lúc sơ sinh được cải qua họ mẹ là Nguyễn Phi Phúc. Lớn lên ông Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề buôn trầu và trở nên mỗi ngày mỗi giàu có. Chợ Kiên Mỹ trở thành thị trấn Kiên Mỹ và ông Phúc trở thành một phú thương có uy tín nhất trong vùng.

Ông Phúc có ba người con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ (theo các giáo sĩ Tây phương thì Nguyễn Phi Phúc có 7 người con, Nguyễn Nhạc là anh hai, Nguyễn Huệ thứ bẩy, thua Nguyễn Nhạc đến 10-15 tuổi. Nguyễn Lữ sau cùng thứ tám, nhỏ hơn Nguyễn Huệ 1 tuổi, ở giữa là các chị gái của Nguyễn Huệ. Sau này khi vua Quang Trung Nguyễn Huệ băng hà, chỉ có một người chị gái của nhà vua được vào Phú Xuân lo việc tẩm liệm còn phái đoàn do Nguyễn Nhạc cầm đầu đều bị chặn không cho vào). Lớn lên ba anh em được đưa đến thụ giáo với thầy giáo Trương văn Hiến, một môn hạ của Trương văn Hạnh (Trương văn Hạnh là một quan đại thần đời Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát. Về sau Quốc phó Trương Phúc Loan chuyên quyền, Hạnh phản đối và bị Loan giết chết. Trương văn Hiến sợ vạ lây bèn trốn vào An Thái mở trường dạy học). Giáo Hiến truyền dạy cho ba anh em Tây Sơn cả văn lẫn võ. Nguyễn Huệ chuyên học đao, Nguyễn Lữ chuyên học quyền và Nguyễn Nhạc chuyên học kiếm. Khi cha chết, Nguyễn Nhạc nối nghiệp nhà, Nguyễn Lữ xuất gia theo Minh giáo tục gọi là đạo Ma Ní dùng phù phép để chữa bệnh. Chỉ có Nguyễn Huệ tiếp tục theo học với thầy giáo Hiến.

Nguyễn Nhạc kết duyên cùng Trần thị Huệ nên để tránh trùng tên với chị dâu, gia đình mới gọi Nguyễn Huệ là Bình, nhân dân địa phương gọi thân mật là chú Ba Bình. Còn tên Thơm là do hoa Huệ có hương thơm nên gọi thay cho tên kiêng cữ.

Một hôm Nguyễn Nhạc mua được thanh cổ kiếm dài và rất bén, nhớ ơn thầy cũ bèn xuống An Thái dâng cho thầy. Trương văn Hiến cho biết đây là một thanh bảo kiếm, có đại phước mới vào tay, hẹn giữ hộ và ngày sau sẽ giao lại. Rồi Trương Văn Hiến bảo Nhạc: "Lúc nầy là lúc kẻ anh hùng có thể dựng nên nghiệp cả, anh không nên để lỡ thời cơ." Ý quật cường vốn đã nhen nhúm trong người nhưng Nguyễn Nhạc từ tốn thưa: "Con tự xét không đủ tài sức"

Trương văn Hiến ôn tồn nói: "Hán Cao Tổ, Lê Thái Tổ đâu có phải từ trên trời sa xuống. Người có chí hễ năm được thiên thời, địa lợi, nhân hòa thì đại sự thành công không mấy khó khăn. Hiện giờ Trương Phúc Loan chuyên quyền làm những việc gian ác, triều đình đảo điên, nhân tâm ly tán. Nếu có người phất cờ khởi nghĩa thì bốn phương thiên hạ đều hưởng ứng ngay. Ðất Tây Sơn núi non hiểm trở có cái thế bách nhị, tới lui sức ngoài nào có thể ngăn cản. Anh chỉ có phải lo việc tài chánh quân sự nữa là có thể hưng binh." Rồi ông gọi Nguyễn Huệ ra bảo: "Con nay đã khôn lớn, tài nghệ đã vững, con hãy về nhà giúp anh." Trương Văn Hiến lại tặng cho hai anh em hai bộ binh pháp, một của Tôn Ngô, một của Trần Hưng Ðạo. Nhận thấy Nguyễn Huệ có tư chất thông minh, tiếng nói vang như chuông ngân, đôi mắt sắc bén và sáng tựa điện quang Trương Văn Hiến xét đoán con người này mai sau chí lớn vang trùm cả thiên hạ.

Hai anh em bái biệt thầy về lo việc xây dựng sự nghiệp. Nguyễn Huệ cùng anh lo gầy dựng kinh tế, huấn luyện quân sự và cùng với sự ngầm trợ giúp về mặt tâm lý của thầy giáo Hiến. Chẳng mấy chốc lực lượng của nhà Tây Sơn mỗi ngày mỗi lớn, mỗi vững vàng. Những người hợp tác đầu tiên với nhà Tây Sơn có: Nguyễn Thung, phú nông Thuận Nghĩa. Bên võ có Bùi Thị Xuân, người thôn Xuân Hòa, Võ Văn Dũng, Võ Ðình Tú thôn Phú Phong, Trần Quang Diệu, chồng Bùi Thị Xuân người thôn An Tín. Bên văn có Trương Mỹ Ngọc ở An Nhơn, Võ Xuân Hoài ở Phú Phong. Về sau, kẻ sĩ gần xa đến hưởng ứng thêm đông. Lực lượng Tây Sơn đánh đâu thắng đó, vang danh một cuộc cách mạng bình đẳng, bình quyền, không tham ô của dân, lấy của người giàu chia cho người nghèo. Ðó là thời gian khởi đầu cuộc cách mạng dân tộc của ba anh em nhà Tây Sơn.

II. Bối cảnh lịch sử trước thời Tây Sơn:

a) Bối cảnh đằng ngoài (đằng ngoài là từ giới tuyến sông Gianh trở ra Bắc, thuộc quyền vua Lê, chúa Trịnh).

Từ khi giúp vua Lê đánh bại họ Mạc, Trịnh Kiểm chưa có thái độ lên mặt với vua Lê, nhưng đến đời Trịnh Tùng, đã dẹp yên họ Mạc, liền lên mặt lấn áp vua Lê. Năm 1599 Trịnh Tùng tự xưng là Ðô Nguyên Súy Tổng Quốc Chính Thượng phụ Bình An Vương và lập lên phủ chúa. Vua Lê là Lê Kinh Tông, con của vua Thế Tông lên ngôi 1600 không chịu nổi sự lấn áp của chúa Trịnh, âm mưu chống lại. Công việc bại lộ, Trịnh Tùng bức vua thắt cổ chết năm 32 tuổi. Hoàng tử Duy Kỳ lên thay tức Lê Thần Tông. Tất cả mọi quyền hành đều trong tay phủ chúa Trịnh. Kể từ đó con cháu Lê Thái Tổ không còn một uy quyền nào nữa. Họ Trịnh công khai giết vua lập vua khác, làm chủ sân khấu chính trị miền Bắc như không còn biết ai dưới mắt nữa.

Vì họ Trịnh lấn át quyền vua Lê nên lòng người không phục, giặc giã nổi lên liên miên. Lại còn lo chiến chinh với chúa Nguyễn ở đằng trong nên cuộc sống người dân mỗi ngày càng thêm cơ cực. Theo giáo sĩ Le Breton, trong vụ đói tháng 8, 9, 10 năm 1778 có làng chết quá nửa. Tới cuối tháng 8 năm 1779 đê vỡ gây lụt lội nhiều vùng ở 3 tỉnh miền trung Bắc Việt. Trong nhật ký từ tháng 5/1785 đến tháng 6/1786 giáo sĩ cho biết vào cuối năm 1785 có lụt lạ thường, hạn hán kéo dài, sâu bọ tàn phá muà màng nhiều nơi, ngay cả gốc cây lúa mới cấy. Các nhu yếu phẩm mỗi ngày mỗi tăng giá. Cướp của đốt nhà hoành hành trên bộ cũng như ngoài biển, chính quyền không dám động tới. Tất cả những lý do trên đã gây ra nạn đói dữ kéo dài gần ba tháng. Dân chúng một khi đói khổ triền miên như vậy, tránh sao khỏi nổi loạn.

Riêng về quan lại thì chia nhau bè phái khi thì vua Lê khi thì chúa Trịnh, chỉ lo vơ vét của dân. Chẳng ai còn quan tâm đến dân đến nước. Kẻ sĩ thì cố gắng vươn lên kiếm lấy mảnh bằng để vượt khỏi cảnh nghèo đói khốn cùng, sưu cao thuế nặng. Họ không ngại gì chuyện khom lưng quỳ gối, lưỡi uốn đãi đưa hèn mạt, mua quan bán chức, thi cử gian lận.

Chính trong tình thế nầy những người còn chút liêm sỉ như La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã bỏ không đi thi và dầu chúa Trịnh mời ra làm quan cũng từ chối. Chúng ta thử nghe lời bình phẩm quan lại nhà Lê dưới ngòi bút của Lê Quý Ðôn:

"Trong khoảng đời Hồng Ðức (1470-1497) mở rộng đường khoa mục thành long trọng để kén nhân tài. Học trò bèn đua nhau thiên về mặt văn hay, chỉ cốt thêu chạm lời phú, còn phần khí tiết khẳng khái thì đã cảm thấy tan tác hủ suy. Nhưng vì đường sủng vinh rộng mở thì cách khoa lệ cũng nghiêm, ai điềm tĩnh thì tự nhiên được cất nhắc, kẻ chạy chọt cầu cạnh thì bị cách phạt. Bởi vậy người làm quan bấy giờ ít thói bon chen mà thiên hạ còn biết quý danh nghĩa. Ðấy lại là một thời nữa.

Từ đời Ðoan Khánh (1505) trở về sau, lối thanh nghị suy kém quá, thói luồn cúi ngày càng thịnh dần. Kẻ quyền vị ít có người giữ được liêm khiết nhún nhường, nơi triều đình ít thấy lời dám can ngăn kích thiết. Gặp chuyện khó chịu bèn để khỏi bận nịu, thấy nguy thì bán nước cầu an. Cả đến bậc gọi danh nho cũng yên lòng nhận lấy cái vinh sủng bất nghĩa, mà vẫn còn thi ca đi lại, khoe cái hay cái đẹp với nhau. Phong thái sĩ phu thật hỏng nát không bao giờ bằng thời nầy. Sự tệ hại của cuộc biến chuyển này không thể nói xiết được. Tính trong khoảng trên dưới một trăm năm quốc sử nầy lấy những bậc đáng gọi là cao sĩ thì chỉ có được vài người như các ông Lý Tử Cấu, thật đáng ngán cho những bậc phong tiết này ít thấy quá vậy." (Kiến Văn Tiểu Lục)

Với những lời xét đoán trên đây của Lê Quý Ðôn cho chúng ta thấy cái học của Tống Nho mỗi ngày mỗi thêm bế tắt, cực đoan và đi đến độc tôn của nhà nước. Vì vậy cái học căn bản đạo đức, chính trị của Tống Nho bắt đầu từ Lê Thái Tổ đã manh nha làm cho sĩ khí kẻ sĩ mỗi ngày mỗi tệ hại, đất nước mỗi ngày mỗi điêu linh suy nhược. Ðến Lê Chiêu Thống thì vua tôi nhà Lê cam tâm đem đất nước dâng cho ngoại bang không biết điều sỉ nhục.

Ðến người như Ðặng Trần Thường, muốn cầu cạnh Ngô Thời Nhiệm tiến dẫn cho chúa Trịnh mà khom lưng quỳ gối đến nỗi Ngô Thời Nhiệm phải mắng cho "người hèn hạ như anh thì làm được nông nỗi gì?. Sau đó Ðặng Trần Thường vào hàng với Nguyễn Ánh và được tin dùng.

Ngày xưa Nguyễn Trãi sau khi dẹp xong giặc Minh, chán ngấy với cái nho phong cực đoan cũng phải xót xa than rằng:

"Ta dư cửu bị nho quan ngộ?

(thương ta bị cái mũ nhà nho làm ta lầm lẫn từ lâu).

Ðến thời Nguyễn Ánh lên ngôi vua cũng muốn củng cố giòng họ mình nên đã đang tâm sử dụng cái học Tống Nho làm cho đất nước rơi vào tay thực dân Pháp, gây nên cảnh thống khổ lầm than suốt cả trăm năm dưới gót giày của bọn Pháp.

Do đấy chúng ta thấy cái học dưới đời Lý Trần không chấp vào giáo điều. Các tôn giáo đều được ưu đãi ngang nhau. Các cuộc thi tam giáo đã nói lên tính chất khai phóng của đất Lĩnh Nam. Nước nhà thịnh trị, con người ấm no, hạnh phúc.

:rolleyes: Bối cảnh đàng trong:

Từ khi Trịnh Kiểm sợ thế lực của họ Nguyễn cạnh tranh lấy quyền lợi của mình bèn giết Nguyễn Uông anh ruột của Nguyễn Hoàng. Nguyễn Hoàng sợ quá bèn nhờ chị ruột đang là vợ của Trịnh Kiểm xin cho vào trấn Thuận Hóa để tránh sự soi mói của anh rể. Trịnh Kiểm mới giết Nguyễn Uông nay lại giết Nguyễn Hoàng sợ lòng người không phục nên cũng muốn đuổi phắt Nguyễn Hoàng đi xa cho rảnh mắt. Năm 1558 Trịnh Kiểm xin vua Lê cho Nguyễn Hoàng vào trấn Thuận Hóa. Nguyễn Hoàng mừng thầm đem gia nhân và những người tình nguyện vào Thuận Hóa. Trước khi đi, Nguyễn Hoàng có cho người đến thăm dò ý kiến của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và được cho biết:

"Hoành sơn nhất đái

Vạn đại chung thân"

Lúc Nguyễn Hoàng đến Thuận Hóa, miền Nam chỉ có hai tỉnh đó là Thuận Hóa và Quảng Nam. Năm 1613 Nguyễn Hoàng lúc mất dặn người kế vị là Nguyễn Phúc Nguyên tục gọi là chúa Sãi. "Ðất Quảng nầy bên Bắc có núi Hoành Sơn, có sông Linh Giang. Phía Nam có núi Hải Vân và Bí Sơn là đất dụng võ trời dành cho kẻ anh hùng. Phải biết thương dân và rèn luyện quân sĩ để gây dựng sự nghiệp muôn đời".

Chúa Nguyễn lập riêng một cõi ở phía Nam, cho nên mọi việc chính trị, quân sự, kinh tế, việc gì cũng tự sửa sang và xếp đặt lấy như một nước tự chủ. Lúc đầu, chúa Nguyễn chưa có ra mặt chống lại chúa Trịnh thì quan lại ngoài Bắc được bổ vào. Nhưng về sau, chúa muốn có đủ người sung vào chính quyền mới đặt ra các khoa thi. Các khoa thi rất đơn sơ không chú trọng nhiều về từ chương, thi phú mà chú trọng thực tiễn ứng vào đời sống của dân. Cho nên các khoa thi đều có thêm phần vấn đáp được hỏi về trách nhiệm của quan, của lính, của dân, và về thuế má và lương bổng.

Từ khi Nguyễn Hoàng mất, chúa Nguyễn không chịu thần phục chúa Trịnh nữa. Quân Trịnh vài ba năm lại đánh vào quân Nguyễn một lần. Lần đầu quân Trịnh đem quân vào Nam đánh quân Nguyễn vào năm 1627 cho đến lần cuối vào năm Nhâm Tý 1672. Từ đó lấy sông Gianh làm giới hạn giữa đàng trong và đàng ngoài.

Mặt phía bắc phải lo đối phó với quân Trịnh, mặt phía nam phải lo giặc Chiêm Thành luôn quấy phá biên giới, cho nên chúa Nguyễn phải chú trọng về võ bị hơn. Năm Tân Mùi 1631, chúa Sãi lập ra sở đúc súng đại bác, mở trường bắn, trường tập voi, tập ngựa.

Về phía nam, Chiêm Thành mặc dầu thế đã yếu hơn từ khi Lê Thánh Tông đưa quân vào Nam đánh, nhưng tính vẫn hay cướp bóc ở biên giới nên chúa Nguyễn phải ra sức phòng bị. Từ năm 1617 cho đến 1697, mỗi lần đánh nhau thua trận chúa Chiêm lại cắt đất cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn được đất đặt ra phủ trấn đưa di dân vào làm ăn. Cho đến năm Ðinh Sửu 1697, đất Chiêm mất hẳn trên bản đồ. Các đại thần, thân nhân của chúa Chiêm trở thành những công chức của nước Việt, hoàng gia Chiêm không còn uy tín nữa. Người Chiêm được chính quyền khuyến khích đổi y phục theo người Việt.

Còn một phần đất phía nam của Thủy Chân Lạp, do sự yếu hèn và sự chia rẽ của chính quyền Chân Lạp, họ phải nhờ vào chúa Nguyễn giúp sức để chống lại loạn quân hay sự quấy phá giành đất của quân Xiêm La. Mỗi lần thắng trận họ nhớ ơn và cắt đất cho chúa Nguyễn. Theo chính sách tằm ăn dâu, chúng ta đã có được tất cả đất đai của Thủy Chân Lạp.

Chỉ trong vòng gần 30 năm từ 1674 đến 1705, chúa Nguyễn đã nắm trọn phần đất từ sông Gianh cho đến Hà Tiên. Ðược đất đến đâu, nông dân chúng ta lại khai phá đến đấy. Mặc dầu khai phá cực nhọc ban đầu nhưng nhờ tính cần cù, nhẫn nại, lại biết dung hòa với cuộc sống mới với bà con xóm giềng, họ ít bị gặp sự chống đối hay ganh tức của người bản xứ. Ðó là đặc tính dung hóa sâu sắc và khai phóng tiềm tàng trong người dân từ một nền văn hóa Lĩnh Nam. Ðất đai phì nhiêu màu mỡ, dân chúng sống sung túc, ấm no. Chính nhờ vật chất không thiếu thốn mà tinh thần được thoải mái.

Có nhiều người đã so sánh tính khai phóng của dân tộc ta vào những năm phát triển phía nam giống như tính khai phóng của xứ Hoa Kỳ vào những năm đầu lập quốc. Nhưng chúng tôi nhận xét thấy mặt khai phóng có thể giống, nhưng chúng ta còn có tính nhân bản tiềm tàng trong mỗi người dân vì vậy chúng ta không xua đuổi hay giết chóc dân bản xứ. Có những cái hay của dân bản xứ mình học được và những cái hay của mình dân bản xứ cũng học được, chính nhờ đặc tính nhân bản và bình đẳng mà mình không dựa uy quyền mà hiếp đáp họ, sống hòa đồng với họ, cưới vợ gả chồng cho nhau, dần dần đồng hóa họ vào đại gia đình dân tộc. Còn về phía Hoa Kỳ, chúng ta không thấy hiện rõ tính nhân bản. Tính hiếu sát, săn bắn vẫn còn tiềm tàng trong họ. Người da đỏ bị dồn vào những nơi riêng biệt cho đến ngày gần diệt chủng. Người da đen nô lệ trong thời gian khai phá và bị liệt vào hàng súc vật. Cho đến thời tổng thống Abraham Lincoln người da đen mới bắt đầu được giải phóng.

Về phần chính quyền chúa Nguyễn, từ khi nới đất phía nam rộng rãi phì nhiêu, sinh ra tính kiêu căng tự mãn, ăn chơi hoang phí, từ vua chí quan học đòi tính ỡm ờ văn hoa, chữ nghĩa của Tống Nho. Kẻ sĩ mỗi ngày mỗi nhiều, tiêm nhiễm tính cực đoan của Tống Nho, sinh nhiều điều giáo điều sằng bậy. Nhân dân đói rách lầm than, giặc giã nổi lên.

Theo giáo sĩ Labarette đã viết trước ngày Nguyễn Huệ chiếm Phú Xuân rằng tại các vùng Ðịnh Cát, Quảng Trị "Nạn đói càng ngày càng gia tăng ở đây, những nhu yếu phẩm cho đời sống đều quá giá ... Ngoài đường, trong nhà đâu cũng đầy rẫy những xác chết và không còn ai nghĩ đến việc chôn cất." Trong một hoàn cảnh như vậy, nhà Tây Sơn nổi lên như một luồng sóng cách mạng được nhân dân khắp nơi ủng hộ.

III. Những chiến công hiển hách của Nguyễn Huệ:

Chúng tôi chỉ nêu lên những trận đánh tiêu biểu mang tính chất một cuộc hành quân thần kỳ bí ẩn hiếm có trong lịch sử kim cổ.

a) Chiến thắng 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm, Xoài Mút:

Sau khi thua ở Gia Ðịnh, Nguyễn Ánh trốn ra Phú Quốc, một mặt giao con trai cho Bá Ða Lộc làm con tin sang cầu viện quân Pháp, một mặt qua Xiêm xin cầu viện. Lúc bấy giờ nước Xiêm dưới triều vua Chakkri đương lúc thịnh vượng và nuôi tham vọng chiếm đất Chân Lạp và Gia Ðịnh để mở rộng bờ cõi. Ðể chuẩn bị xâm lăng, vua Xiêm cho phép Nguyễn Ánh gom góp đám lưu vong và tàn quân khoảng 1 ngàn người do Châu Văn Tiếp làm Ðại Ðô Ðốc, sai cháu là Chiêu Tăng làm chủ tướng và Chiêu Sương làm tiên phong, mùa hạ năm Giáp Thìn 1784 đem 2 vạn thủy quân và 300 chiến thuyền hợp với sự dẫn đường của Nguyễn Ánh ồ ạt vượt biển sang Gia Ðịnh. Ðồng thời vua Xiêm liên lạc với vua Chân Lạp mượn đường đưa 3 vạn quân bằng đường bộ sang Gia Ðịnh.

Sau khi đánh nhau vài trận, với số quân ít ỏi không quá 10 ngàn, tướng Tây Sơn Trương Văn Ða phải tận sức giữ phần đất còn lại phía đông Tiền Giang trở ra, còn phần đất phía tây từ Tiền Giang, Hậu Giang trở vô đều thuộc quyền kiểm soát của quân Xiêm. Chiếm được nửa phần đất Gia Ðịnh quân Xiêm sinh ra kiêu căng, chúng xem thường quân Tây Sơn và khinh mạn Nguyễn Ánh, chúng không lo luyện tập mà chỉ lo tìm cách cướp bóc của cải, hãm hiếp phụ nữ. Chúng dùng thuyền chở về Xiêm bao nhiêu con gái, bao nhiêu vàng bạc, của cải chiếm được. Hành động bạo ngược của quân Xiêm đào sâu lòng căm thù của toàn dân miền tây và cả miền đông Gia Ðịnh đối với quân Xiêm và hành động rước voi giày mồ của Nguyễn Ánh. Nhờ sự ủng hộ của toàn dân mà Trương Văn Ða với số quân ít ỏi đã ngăn chặn được bước tiến của quân Xiêm. Cuối năm 1784, Trương Văn Ða sai đô úy Ðặng Văn Trấn về Quy Nhơn báo cáo tình hình của Gia Ðịnh. Vua Thái Ðức Nguyễn Nhạc liền sai Nguyễn Huệ, Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, còn thêm sự tự nguyện tòng chinh của Bùi Thị Xuân đem đại binh vào tảo trừ.

Thủy bịnh của Tây Sơn vào cửa Cần Giờ và đi thẳng vào Nam theo cửa sông Tiền Giang kéo đến Mỹ Tho nơi chủ lực quân của Trương Văn Ða đóng. Nguyễn Huệ thân hành đi xem xét địa hình địa thế và cho người do thám tình hình địch. Nhận thấy đất Mỹ Tho rất phì nhiêu nhưng địa thế khá hiểm trở, Nguyễn Huệ sai Trương Văn Ða ra giữ thành Gia Ðịnh, còn mình quyết một trận tiêu diệt toàn bộ quân địch. Ông chọn khúc sông Rạch Gầm Xoài Mút và Rừng Dừa làm địa thế tiêu diệt quân thù. Lực lượng quân Xiêm và quân nhà Nguyễn quá lớn mà quân số của Tây Sơn không đầy một nửa. Nguyễn Huệ cho thủy binh mai phục ở các nhánh sông nhỏ quanh co, còn bộ binh thì một đội mai phục ở hai bên bờ sông và trên cù lao Ông Thới, bãi Tôn còn một đội thì mai phục nơi rừng dừa. Thủy binh do Nguyễn Huệ và Võ Văn Dũng chỉ huy còn bộ binh thì do vợ chồng Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân điều khiển. Sắp xếp xong mọi việc, Nguyễn Huệ cho Võ Văn Dũng kéo binh đến khiêu chiến. Ðó là chiều ngày mồng 9 tháng Chạp năm Giáp Thìn tức 19-11-1785. Thấy có thủy quân Tây Sơn tới khiêu chiến, Chiêu Tăng liền sai Sạ Uyển cùng 1 vạn quân ở lại bản doanh và bố trí các nơi hiểm yếu còn mình thì thống lãnh đại thủy lục quân đánh Tây Sơn. Lục quân do Lục Côn chỉ huy theo tả ngạn sông Tiền Giang xuống. Thủy quân do Chiêu Sương tiên phong kéo thẳng xuống sông Mỹ Tho. Hai đạo thủy bộ dĩ nhiên có các tướng sĩ của Nguyễn Ánh dẫn đường. Quân giặc tiến binh rầm rộ nhưng không tiến nhanh được vì dưới sông thì nước triều đang dâng, trên bờ thì lau lách dầy đặc. Võ Văn Dũng được lệnh vừa đánh vừa lui. Ðến đầu sông Mỹ Tho thì trời bắt đầu tối. Ðèn trên thuyền của đôi bên đều được thắp sáng. Thuyền Tây Sơn núp trong Rạch Gầm kéo ra trợ lực cùng thuyền Võ Văn Dũng chặn không cho thuyền giặc tiến. Ðến khi trăng sắp lặn, thủy triều sắp rút thì Võ Văn Dũng trá bại. Thuyền giặc đuổi theo đến Rách Gầm thì một phần lớn thuyền Tây Sơn tắt hết đèn đuốc rẽ vào rạch còn phần nhỏ thì cứ xuôi dòng sông. Thuyền giặc đuổi theo ánh đèn cho đến khi toàn bộ lọt vào trận địa thì một tiếng pháo lệnh nổ vang. Các chiến thuyền của Nguyễn Huệ từ các rạch Xoài Mút và các nhánh sông nhỏ kéo ra chận đánh, đồng thời súng đại bác trên cù lao Thới Sơn và ở hai bên bờ nã liên tục vào thuyền địch. Bị đánh thình lình, Chiêu Sương hoảng hốt cho dừng thuyền lại. Thuyền trước dừng một cách đột ngột, thuyền sau đang tiến nhanh theo nước triều rút nên va chạm vào nhau lớp này đến lớp khác. Ðoàn thuyền sau muốn quay trở lại thì bị thuyền Tây Sơn ở Rạch Gầm kéo ra đánh bật lui vào trận địa. Phía trước bị chận đánh, phía sau bị khóa chặt, hai bên hông và trên đầu bị đại bác nã, phần thuyền va vào nhau làm cho hàng ngũ quân địch bị rối loạn, thuyền địch lớp bị tan vỡ, lớp bị bắn chìm. Ba trăm chiếc thuyền và hai vạn quân địch cùng với quân dẫn đường của Nguyễn Ánh bị tiêu diệt toàn bộ. Còn đạo bộ binh của giặc do Lục Côn chỉ huy đang tiến quân bỗng nghe tiếng đại bác liền dừng lại thì thình lình trong đám lau lách phục binh của Tây Sơn vừa hò hét vừa xông ra. Lục Côn chưa trở tay kịp thì đã bi. Bùi Thị Xuân chém bay đầu. Quân Xiêm hoảng hồn bỏ chạy tán loạn nhưng phía sau lưng và tả hữu đều bị quân Tây Sơn áp đánh, chúng bèn chạy vào rừng dừa nơi đó quân Nguyễn Huệ đã chờ sẵn để cho chúng vào đường chết.

Thế là khi trời vừa rạng đông, chiến trận cũng vừa chấm dứt. Toàn bộ 4 vạn quân Xiêm và quân Nguyễn Ánh trong đêm mồng 9 tháng Chạp đến rạng ngày 10 tháng Chạp hoàn toàn bị tiêu diệt. Chỉ còn non mười ngàn quân lẩn trốn được. Trong đám tàn quân lẩn trốn có Chiêu Tăng, Chiêu Sương và Nguyễn Ánh.

:rolleyes: Cuộc chiến với 29 vạn quân Thanh:

Từ khi Vũ Văn Nhậm theo lệnh Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc diệt trừ tội làm phản của Nguyễn Hữu Chỉnh. Vũ Văn Nhậm trở nên tham quyền cố vị. Vua Lê Chiêu Thống cùng thái hậu lẩn trốn khỏi triều đình. Nghe tin Vũ Văn Nhậm tạo phản, Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc tiêu diệt Vũ Văn Nhậm rồi lập lại triều chính, cho mời Lê Chiêu Thống về giữ quốc sự xong rút quân về. Nhưng vua Lê quá sợ đã sang Tàu nhờ Tôn Sĩ Nghị tâu với vua Càn Long xin giúp. Vua Càn Long y tấu cho Tôn Sĩ Nghị tuyển quân 4 tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây, Quý Châu và Vân Nam. Quân Thanh được chia làm 3 đạo: 1 đạo do tổng binh Vân Nam và Quý Châu chỉ huy sang mạn Tuyên Quang, đạo thứ hai do tri phủ Sầm Nghi Ðống sang mạn Cao Bằng, đạo thứ ba do Tôn Sĩ Nghị và đề đốc Hứa Thế Hanh sang mạn Lạng Sơn. Tướng Tây Sơn là Ngô Văn Sở theo lời bàn của Ngô Thời Nhiệm kéo quân về núi Tam Ðiệp trấn giữ, sau những trận đánh lẻ của Phan Văn Lân làm cho quân Thanh càng thêm kiêu căng, tự mãn. Từ đó trở vào Nam quân Tây Sơn trấn giữ cắt hẳn Thanh Nghệ với các trấn đàng ngoài.

Chiều ngày 21 tháng 11 Mậu Thân 1788 Tôn Sĩ Nghị đem quân vào thành Thăng Long, đặt tướng doanh tại Tây Long Cung và bảo Lê Chiêu Thống chọn ngày tốt làm lễ sách phong, phong vua Lê làm "An Nam Quốc Vương". Dẫu được nhà Thanh ban cho quốc vương, Lê Chiêu Thống vẫn còn e dè không dám lấy niên hiệu Chiêu Thống mà vẫn phải để niên hiệu Càn Long thứ 53. Hằng ngày Lê Chiêu Thống cỡi ngựa cùng vài chục lính hầu sang Tây Long Cung chầu chực việc quân quốc với Tôn Sĩ Nghị. Có bữa Nghị dâm dật chè chén say sưa ban đêm, buổi sáng cho người đứng dưới gác chuông, truyền bảo vua Lê hôm nay không có việc quốc quân, hãy cứ về cung mà nghỉ.

Luôn mấy năm mất mùa đói kém, dân gian đang bị điêu linh thống khổ nay lại phải phục dịch hàng vạn quan quân nhà Thanh, ai oán nổi lên khắp nơi. Lại thêm thảm kịch cướp của, đánh người, hãm hiếp do bọn quân Thanh gây ra, nỗi oán hận ngút trời.

Trở lại quân Tây Sơn, từ khi rút quân về Tam Ðiệp, Ngô Văn Sở sai Nguyễn Văn Tuyết ngày đêm về Phú Xuân khẩn báo lên Nguyễn Huệ. Ðược tin quân Thanh sang chiếm đóng Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lập tức hội các tướng đến bàn việc dẹp giặc. Các tướng xin vương trước nên chính vị hiệu để kết nối dân Bắc nam rồi hẵng khởi binh. Theo lời, vương cho đắp đàn Bàn Sơn (gần núi Ngự Bình) rồi vào ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân 1788 làm lễ tế cáo trời đất lên ngôi hoàng đế đặt niên hiệu Quang Trung.

Ngay sau khi tế cáo trời đất xong, vua Quang Trung liền thống lĩnh thủy bộ đại binh, đốc xuất tướng sĩ ngay tại tế đàn kéo hết ra Bắc. Chỉ trong vòng 4 ngày, tức ngày 19 tháng 11 năm Mậu Thân, đại binh ra đến Nghệ An (từ Phú Xuân ra Nghệ An khoảng đường dài 300Km nhiều đèo núi hiểm trở mà đại binh với hàng trăm thớt voi chỉ di chuyển trong vòng 4 ngày thật là điều hiếm có!)

Nhà vua cho đóng quân ở Nghệ An để tuyển mộ thêm quân và trữ thêm lương thực. Sau mươi hôm số lính mới và cũ tính hơn 10 vạn, trên 200 thớt voi và 5 ngàn ngựa. Tân binh được luyện tập hằng ngày. Nhà vua cỡi voi đi xem tập luyện và ban lời phủ dụ mọi người. Theo giáo sĩ Le Roy đã tả thì đạo quân Quang Trung gồm cả những người già trông giống như một toán bệnh nhân ốm yếu hơn là một đoàn chiến binh. Ấy thế mà đạo quân ấy lại đánh thắng được đạo quân Trung Hoa.

Chuẩn bị đâu đấy xong, nhà vua hạ lệnh trẩy quân. Ngày 20 tháng Chạp Mậu Thân (15-1-1789) khi đại binh tới Tam Ðiệp (tục gọi là núi Ba Dội giữa Thanh Hóa và Ninh Bình) Ngô Văn Sở, Ngô Thời Nhiệm, Phan Văn Lân ra chịu tội nhưng nhà vua cười: "Ta biết đây là kế của Ngô Thị Lang, lui quân để tránh thế giặc, trong khuyến khích sĩ khí, ngoài tăng thêm lòng kiêu ngạo của địch. Kế dụ địch vào chỗ hiểm yếu của ta, như thế là phải." Nhà vua lại nói thêm "chúng nó sang chuyến nầy là mua lấy cái chết đó thôi, ta đã định mưu cả rồi. Dẹp yên giặc chỉ trong mươi ngày là xong."

Hai lần ra Bắc trước nhà vua đã quan sát rõ địa hình địa thế Bắc Hà và khi dừng binh ở Nghệ An, nhà vua đã mật sai quân đi do thám để nắm rõ tình hình của địch.

Nhà vua chia quân là làm bốn dinh: Tiền, Hậu, Tả và Hữu. Tân binh Nghệ An được chia làm Trung quan do nhà vua trực tiếp điều khiển. Tiền quân do Ðại tư mã Ngô Văn Sở và Nội hầu Phan Văn Lân cai quản. Hậu quân do Hô Hổ Hầu đốc chiến. Tả quân do Ðại đô đốc Nguyễn Văn Lộc và Ðại đô đốc Nguyễn Văn Tuyết chỉ huy. Nguyễn Văn Tuyết giữ nhiệm vụ kinh lược Hải Dương tiếp ứng mặt Ðông Lộc đến Lạng Sơn, Phượng Nhã giữ vùng Yên Thế chận đường rút lui của địch. Hữu quân gồm có mã quân và tượng quân do Ðại đô đốc Nguyễn Văn Bảo và Ðại đô đốc Ðặng Văn Long thống lãnh. Long đem mã quân qua huyện Chương Ðức (Hà Ðông). Bảo đem tượng quân qua vùng Sơn Minh (Ứng Hòa, Hà Ðông) để làm quân tiếp ứng.

Ðể làm cho địch thêm lòng kiêu căng, nhà vua sai Trần Dinh Bình cầm đầu sứ bộ 8 người mang lễ vật và văn thư để "tha thiết" xin đại nguyên soái thiên triều tra xét rõ vì sao Tây Sơn phải thay quyền nhà Lê và trả cho Tôn Sĩ Nghị 40 người Trung Hoa do tướng cướp Ðắc Thiệu Tống cầm đầu mà quân Tây Sơn đã bắt được. Tôn Sĩ Nghị dương dương tự đắc chém sứ cùng tên tướng cướp và giam giữ đoàn sứ giả.

Sắp đặt mọi chuyện xong xuôi, nhà vua cho mở tiệc khao quân vào ngày 29 tháng Chạp và tuyên bố "Bữa nay chúng ta sẽ ăn Tết Nguyên đán trước. Sang xuân ngày mồng Bẩy Tết vào thăng Long chúng ta sẽ ăn Tết khai hạ." Vua lại nói thêm "Sang năm một là ăn Tết, hai là cùng chết. Tướng sĩ hãy hết lòng cùng ta." Sáng hôm sau, 30 tháng Chạp, nhà vua truyền lệnh xuất quân. Tiếng hoan hô vang trời, khí thế mạnh như chuyển núi.

Trước đây nhân dân bị thống khổ, hết loạn kiêu binh chúa Trịnh đến Lê Chiêu Thống đem ngoại bang giày xéo đất nước. Nay nghe đoàn quân giải phóng Tây Sơn đến đâu là họ hết lòng ủng hộ và nhiều nơi đem bánh chưng, giết heo, bò thết đãi. Nhà vua cấm binh lính không được cướp phá tài sản của dân.

Chưa hết ngày 30, quân Tây Sơn đã chuyển quân nhanh qua sông Giản Thủy (thuộc Ninh Bình) Hoàng Phùng Nghĩa, cựu thần nhà Lê do Tôn Sĩ Nghị sai đóng giữ ở Sơn Nam (nay là Nam Ðịnh) chưa kịp giao đấu đã hoảng hốt tan vỡ chạy thục mạng qua sông Nguyệt Quyết (Thanh Liêm, Hà Nam) khiến cho bọn quân do thám của Thanh cũng chạy tán loạn. Ðể cắt đứt mọi thông tin về Thăng Long, vua Quang Trung thúc quân đuổi đến Phú Xuyên (Hà Ðông) bắt sống hết sạch bọn quân do thám. Nhờ vậy các đồn khác phía ngoài không hay biết gì đến nghĩa quân đang kéo ra.

Nửa đêm mồng 3 Tết, nghĩa quân vây đồn Hà Hồi, quân Thanh đang ngủ, nghe tiếng reo hò, tiếng trống trận vang rền, quá kinh hãi, rối loạn không còn khả năng chống cự bèn kéo cờ hàng. Nghĩa binh chiếm trọn quân trang và lương thực địch.

1) Trận Ngọc Hồi:

Ðến đêm mồng 5, vua sai đem quân lương vào môt. nơi rồi đốt sạch và bảo tướng sĩ "Hễ thắng giặc thì được no, thua giặc thì chết đói." Ðoạn nhà vua lấy khăn vàng quấn vào cổ và thề rằng "Nếu không thắng được giặc thì chết với khăn nầy chứ nhất định không lui." Với khi thế hùng dũng, tay xách ô long đao, nhà vua lên mình voi thúc quân tiến đánh đồn Ngọc Hồi. Voi trận đi trước, quân theo sau lướt như gió cuốn.

Tướng Mãn Thanh hay tin, kéo kỵ binh ra chận đánh nhưng vừa trông thấy voi ngựa sợ cuống, hí lên kinh hoàng rồi chạy tán loạn. Quân Thanh bị rối hàng ngũ, không dám giao chiến, phải rút vào giữ đồn. Ðồn rất kiên cố, mặt ngoài lũy đều có cắm chông và đặt phục lôi, trong đồn lại bắn súng ra như mưa. Vua Quang Trung bèn truyền lấy 60 tấm ván dầy, cứ 3 tấm ghép thành một lá chắn ngoài phủ rơm trộn đất ướt. Rồi cứ 10 người lưng đeo đoản đao khiêng một lá chắn đi trước, tiếp theo 20 người cầm vũ khí, tiến theo thế trận chữ nhất.

Quân Thanh thấy đang gió bấc bèn đốt thuốc súng chứa trong ống để khói tỏa mờ làm loạn mắt quân Nam. Nhưng một chập sau gió trở gió nồm, khói lại bay vào đồn. Lợi dụng cơ hội ấy, Quang Trung hô xung phong. Toán có khiên chắn lăn xả vào trước, đội quân tinh nhuệ theo sau cố sức xông vào. Chính nhà vua thúc voi đốc quân đánh lớp này đến lớp khác. Trong giây lát quân ta tràn vào tận trong đồn. Từng toán quân ta quăng ván gỗ, tay cầm đoản đao đánh xáp lá cà với quân địch. Quân Thanh không địch nổi, trận vỡ, chạy xéo lẫn nhau tán loạn ra bốn ngã đạp lên phục lôi do bọn chúng chôn từ trước. Quân Thanh chết và bị thương rất nhiều. Các tướng Thanh: Ðề đốc Hứa Thế Hanh, Tiên phong Trương Triều Long, Tả dực Thượng Duy Thăng ... đều chết tại trận.

Ðồn Ngọc Hồi giữ vị trí rất quan trọng trong hệ thống phòng ngự của địch. Lực lượng có trên 3 vạn quân tinh nhuệ đều bị tiêu diệt.

Ðại đô đốc Nguyễn Văn Bảo từ Sơn Minh đem tượng binh đến Ðại Áng chặn đón đánh quân từ Ngọc Hồi tháo chạy và tiêu diệt toàn bộ.

2) Trận Ðống Ða - Ðồn Khương Thượng:

Ðồn Khương Thượng nằm về phía tây nam thành Thăng Long là một cửa ngõ vào Thăng Long. Ðại đô đốc Ðặng Văn Long cùng với phó tướng Ðặng Tiến Ðông từ huyện Chương Ðức đến Thanh Trì trước hết tiến chiếm hai đồn Yên Quyết và Nhân Mục nằm tây bắc đồn Khương Thượng. Hai đồn bị hạ một cách nhanh chóng và im lặng. Quân Ðại đô đốc Long kéo vây đồn Khương Thượng lúc chưa tinh sương. Nhờ nhân dân ủng hộ dùng rơm khô bện làm con cúi tẩm dầu đốt làm chung quanh đồn Khương Thượng rừng rực lửa cháy. Ðồng thời hàng ngàn tiếng reo hò vang trời. Quân Thanh bị khủng hoảng tinh thần không còn sức chống cự. Ðô đốc Long phá cửa đồn tràn vào như nước vỡ đê. Sầm Nghi Ðống luống cuống không kịp đối phó trốn ra Hoa Sơn (tức gò Ðống Ða) thắt cổ tự tử. Quân địch chết rất nhiều. Số còn sống sót, một phần chạy ra Bắc, một phần theo sông Tô Lịch vào Nam bị Ðô đốc Lộc chặn đánh bị tiêu diệt hết.

Tại bản doanh Tôn Sĩ Nghị đang theo dõi mặt trận phía nam bỗng được tin đồn Ngọc Hồi và Khương Thượng đều bị tiêu diệt và quân Tây Sơn đang kéo đến kinh thành. Y còn lúng túng chưa biết tính sao thì quân của Ðại đô đốc Long từ Khương Thượng đã kéo vào Thăng Long với khí thế hừng hực. Tôn Sĩ Nghị sợ quá không kịp mặc giáp, không kịp thắng yên cương cùng toán kỵ binh hầu cận bỏ Tây Long Cung vượt cầu phao qua sông Nhị. Thấy chủ tướng chạy trốn, tướng sĩ cũng ùn ùn chạy theo, lấn nhau qua cầu phao. Cầu gãy làm hàng vạn quân Thanh chôn vùi dưới dòng sông Nhị Hà.

Tôn Sĩ Nghị cùng đám tàn quân nhắm Ải Nam Quan chạy thục mạng. Nhưng chạy đến đâu cũng bị quân Ðại đô đốc Lộc đánh chặn bắt và giết rất nhiều. Tôn Sĩ Nghị phải vất cả sắc thư và ấn tín để lo chạy thoát thân. Nghị chạy xấc bấc xang bang đến bảy ngày đêm không cơm nước mới đến trấn Nam quan. Chiêu Thống cũng chạy theo Tôn Sĩ Nghị.

Riêng đạo quân đóng dự phòng ở Sơn Tây, tuy không bị tấn công, cũng hoảng sợ rút chạy về nước. Ðến nỗi dân chúng Tàu ở gần biên giới không biết rõ thấy quân chạy cũng bỏ nhà cửa chạy theo vào sâu nội địa hàng dặm.

Chiều mồng 5 Tết Kỷ Dậu (30-1-1789) vua Quang Trung kéo quân vào thành Thăng Long trong không khí tưng bừng. Áo bào nhà vua đỏ thắm đã bị khói thuốc súng nhuộm thành màu đen. Nhà vua đã vào thành Thăng Long trước kỳ hẹn hai ngày. Trăm họ ra nghênh tiếp chật đường và tiếng reo hò của dân chúng và binh sĩ vang cả góc trời.

Theo đúng hẹn, vua Quang Trung cho tướng sĩ ăn Tết một lần nữa. Tết chiến thắng, Tết thanh bình!

c) Phân tích các yếu tố đưa đến chiến thắng của vua Quang Trung:

Mọi cuộc chiến xuất phát từ bộ não của quân Tây Sơn đều được tính toán kỹ lưỡng, xem xét từng chi tiết, ước lượng tình hình, cân đo quân số ... cho nên khi đã đánh phải tất thắng.

- Chuẩn bị chu đáo: Trước khi hành quân nhà vua cho hội họp tướng sĩ sơ lược mục tiêu, nơi chốn địch đang hiện diện, địa hình, địa vật sẽ giao tranh với địch. Những phương tiện hành quân như thuyền bè, voi, ngựa, đại bác ... đều phải được sắp xếp cẩn thận cho nên thời gian chuẩn bị thường lâu dài và kín đáo.

- Chuẩn bị tâm lý: Khi cần hành quân ở đâu, vị tướng hành quân chuẩn bị tâm lý quần chúng. Ly gián quần chúng với địch. Dùng quần chúng để dẫn đường và thám báo, đồng thời tung gián điệp để thám thính, cấy người làm nội gián trong hàng ngũ địch, triệt để trừ khử nội gián của địch trong hàng ngũ, hay gián điệp của địch như trường hợp phái bộ Bắc Hà do Trần Công Sán vào Thuận An, khi trở về đều bị tiêu diệt cả, như tất cả quân thám thính của quân Thanh đều bị trừ khử hết. Ta biết địch mà địch không biết ta là yêu tố quan trọng để chiến thắng.

- Chọn địa điểm giao tranh để thuận lợi cho ta về quân số, về tiện nghi để lùa địch vào chỗ chết: Trận đánh Rạch Gầm- Xoài Mút, Nguyễn Huệ chọn khúc sông Mỹ Tho giữa Rạch Gầm và Xoài Mút nơi có nhiều cù lao và trên bộ thì có nhiều lau lách. Vũ Văn Dũng trá bại để cho địch đuổi đến nơi thích hợp và giờ giấc ấn định cho con thủy triều bắt đầu rút. Quân Nguyễn Huệ chưa bằng một nửa số quân địch mà đã diệt toàn bộ quân Xiêm.

- Hành quân triệt để nhanh và bí mật: Các cuộc hành quân ra Bắc đều được trẩy như gió cuốn và bất ngờ. Người am hiểu tình hình quân sự Tây Sơn như Nguyễn Hữu Chỉnh và Vũ Văn Nhậm đều không ngờ tới và lường được. Một cung nữ của bà Lê Thái Hậu đã nhận xét "Cứ xem những lời trong bài hịch thì thấy ngài (Tôn Sĩ Nghị) buộc cho ta nhiều lắm mà ngài cứ lượn lờ trên sông, chỉ thanh thế dọa nạt, không biết Nguyễn Huệ là bậc anh hùng hảo thủ hung tợn, giỏi cầm quân. Coi y ra Bắc vào Nam thật là xuất quỷ nhập thần không ai có thể dò biết. Y bắt Nguyễn Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Vũ Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám trông thẳng vào mặt ...."

- Về yếu tố di chuyển: quân Tây Sơn rất nhanh chóng. Với cuộc hành quân di chuyển cả hàng vạn người cùng đồ dùng cá nhân, đại bác, voi, ngựa, lương thực ... từ Thuận Hóa ra đến miền Bắc cả hàng trăm cây số mà đường xá lại khó khăn, gập ghềnh đèo cao, sông cả. Vậy mà quân Tây Sơn chỉ đi trong vòng vài ngày, đó là một điều kỷ lục bí ẩn. Tất cả những tài liệu sách vở, chứng tích của thời Tây Sơn đều bi. Nguyễn Ánh và vua quan nhà Nguyễn tiêu hủy hết. Cho nên người ta chỉ phỏng đoán là vua Quang Trung dùng tổ 3 người, hai người khiêng võng, 1 người ngủ, cứ vậy mà đi. Nhưng nhiều người phản bác, cho rằng thế vẫn chậm. Có người cho rằng họ di chuyển bằng đường thủy nhanh hơn đường bộ vì quân Tây sơn có trên 600 chiến hạm đủ cỡ. Trong đó có những chiến hạm có thể trang bị tới 50 - 60 đại bác. Chaigneau, một sĩ quan giúp Nguyễn Ánh đã nhận xét "Trước khi thắng được thủy quân địch, tôi đã coi thường lực lượng này nhưng nay tôi đoan chắc với các ông rằng đó là lầm lạc. Quân Tây Sơn đã có những chiến hạm trang bị 50 đến 60 đại bác."

Nhờ sự di chuyển nhanh chóng mang lại yếu tố bất ngờ trong các cuộc hành quân mà quân Tây Sơn hạ bao nhiêu đồn địch trong chớp nhoáng. Ðịch không thể ngờ được quân Tây Sơn lại đến nhanh được như thế, bất ngờ như thế.

Ngoài ra còn những yêu tố khác như voi trận để làm ngựa sợ chạy tán loạn, súng đại bác, súng hỏa hổ, khiên chắn đạn địch, tiếng loa hô xung phong, tiếng hò hét, tiếng trống trận... đều làm cho địch khiếp đảm mà không còn tinh thần chiến đấu. Vấn đề hậu cần cho cả đoàn quân cũng rất nhiêu khê đã được quân Tây Sơn giải quyết nhẹ nhàng, đầy đủ. Hiện nay người ta cũng chưa biết nhà vua làm thế nào có lương thực cho quân ăn dọc đường khi hành quân thần tốc như vậy. Ðây làm một bí ẩn khác mà người ta giả đoán là quân ăn bánh tráng và bánh tét, loại lương thực có thể vừa đi vừa ăn mà không mất thời gian.

Tóm lại, tất cả yếu tố trên cho chúng ta thấy Nguyễn Huệ là một nhà quân sự đại tài, loại người mà binh thư Tôn Ngô và Trần Hưng Ðạo cho là không phải người thánh trí thì không thể làm được như vậy "Nắm cả đại quân như sai một người, ai cũng phải làm, không ai là không làm."

IV. Quang Trung, một con người thuần Việt:

Ba anh em Tây Sơn xuất thân từ nông dân, dấy binh khởi nghĩa trong lòng dân để sửa đổi một tình trạng xã hội bất công, thối nát, nghèo đói và loạn lạc. Như một giáo sĩ Tây phương đã nhận xét "Họ tự xưng là những người theo mệnh trời để thi hành công lý và giải phóng nhân dân ra khỏi ách quan liêu phong kiến đúng như các nhà cách mạng xã hội chủ trương." Nguyễn Huệ khi cùng anh khởi binh cách mạng chỉ vừa tròn 20 tuổi, tuổi căng đầy lý tưởng, xây dựng cho mình một cách nhìn, thế đứng khi đã chiêm nghiệm những sở trường và sở đoản của các thế lực đương thời và ngay cả thế lực của phong trào Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Nhạc. Chính người thanh niên này đã thao thức và quán triệt một đường lối xuyên suốt và một tâm thức không vị kỷ. Cho nên sở nguyện của Bắc Bình Vương đã cống hiến một cách trọn vẹn năng lực và tâm hồn trong sáng của mình cho một lý tưởng chung. Bao nhiêu năm về trước, chính điểm then chốt này mà Hai Bà Trưng đã xả thân cứu nước, cứu dân mà không nghĩ đến sự đền bù nào từ dân tộc. Cũng chính điểm then chốt này mà Nguyễn Trãi chịu mười năm bao nhục hình, cay đắng để kết tinh cuốn Bình Ngô Sách đem dâng cho Lê Lợi. Những người thanh niên nam nữ ấy đã ươm giống trong lòng dân tộc, tưới tẩm và nuôi dưỡng bằng giòng văn hóa tinh hoa: NHÂN BẢN, NHÂN CHỦ, nghĩa là đem một tình thương yêu bao la trải trên toàn dân với một trí tuệ trong sáng và không còn vị kỷ nữa.

Chính nhờ xây dựng cho mình một tâm thức như vậy mà cá nhân Nguyễn Huệ khước từ quan điểm cá nhân chủ nghĩa của Vũ Văn Nhậm hay quan điểm cơ hội chủ nghĩa của Nguyễn Hữu Chỉnh. Hai lần đem quân ra Bắc, hai lần Nguyễn Huệ đều từ chối mọi chức vụ và quyền hành của vua Lê giao phó. Như vậy đủ to? Nguyễn Huệ đã nghiêm khắc phê phán tính cách cát cứ địa phương hay não trạng lãnh chúa như anh mình là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Ánh hay chúa Trịnh. Nhờ tâm thức vô vị kỷ cho nên người thanh niên Nguyễn Huệ đã coi nhẹ mọi thành công của cá nhân, hay những thành tựu của mình trong việc cứu nước, cứu dân. Thành tựu to lớn đó là của cả dân tộc. Sự lên ngôi vua tại Phú Xuân là một điều không có không được. Không thể không có một vị quốc trưởng để nối kết toàn dân trong một sự nghiệp vô cùng to lớn và trọng đại này mà Lê Chiêu Thống đại diện xưa nay đã cam tâm mang voi ngoại xâm giày mồ tổ.

Nhờ xây dựng cho mình một tinh thần vô vị kỷ này Quang Trung ba lần cầu hiền La Sơn Phu Tử bị từ chối mà không một tự ái cá nhân hay dùng quyền uy để buộc. Những lần khác, khi biết rõ vua Lê không ra gì nữa Nguyễn Thiếp mới chịu hợp tác với tính cách chân trong chân ngoài. Quang Trung tinh ý nhận biết nhưng không một mảy may giận hờn, trách móc mà thái độ vẫn nhún nhường và coi La Sơn Phu Tử như một bậc thượng khách hay một vị thầy. Ðối với Ngô Thời Nhiệm, Phan Huy Ích, Nguyễn Huệ đã đánh giá đúng mức khả năng của mọi người mà giao phó trách nhiệm như một sự gánh vác chung cho cả dân tộc chứ không riêng cho một cá nhân hay một giòng họ nào. Vì vậy sự đóng góp hết mình của Ngô Thời Nhiệm với tất cả khả năng sáng tạo là một công cuộc chung cho toàn bộ cơ cấu và cũng đáp lại tấm thịnh tình của Nguyễn Huệ. Chúng ta cũng thấy sự đóng góp của thanh niên Ðặng Văn Long trong trận chiến đánh đuổi quân xâm lăng cũng là một gương sáng. Trong khi huấn luyện binh mã tại Nghệ An, Nguyễn Huệ đã ngạc nhiên, chú ý đến người thanh niên xuất sắc Ðặng Văn Long, và đưa vào địa vị tương xứng với chức vụ Ðại Ðô Ðốc. Cho hay tri âm gặp tri kỷ, con mắt của Nguyễn Huệ thật tinh tường.

V. Việc xây dựng đất nước sau chiến tranh:

Khi hòa bình trở lại, vua Quang Trung khởi sự xây dựng đất nước từ những hoang tàn, đổ nát, tang thương. Với tâm thức vô vị kỷ, ngài không theo quan điểm Tống Nho như Lê Lợi hay Nguyễn Ánh sau này. Vì Tống Nho giáo điều, bạc nhược của triều chính nên sức đề kháng và lòng tự tin của dân bị suy thoái trong thời kỳ bại vong Lê Chiêu Thống hay trong thời nhà Nguyễn. Ngài chọn con đường xuyên suốt của dòng vận động lịch sử từ thời lập quốc đến hai triều đại thịnh trị Lý, Trần.

- Về quốc học: Quang Trung muốn có một nhà vững mạnh và có hiệu lực nên ngài đã chú trọng đến chất lượng của việc đào tạo, và cải tổ lại hệ thống hành chính các cấp cho phù hợp với yêu cầu mới của đất nước. Việc học được tổ chức khắp mọi nơi, từ xã đến phủ, huyện. Những người trong bang giảng huấn phải là người học và hạnh kiêm toàn. Các tổ chức tư nhân có thể mời thầy về dạy cho con em mình. Ðồng thời ngài sai Nguyễn Thiếp lập Sùng Chính Viện hợp tác với nhiều nhà khoa bảng khác thông thạo chữ Nôm như Nguyễn Công, Nguyễn Thiện, Phan Tố Ðịnh... để dịch tất cả kinh sách và các tác phẩm có đạo đức và văn chương ra chữ Nôm.

Mọi văn thư đều được viết bằng chữ Nôm. Nhờ sự khuyến khích đó mà văn chương chữ Nôm thời Tây Sơn rất thịnh hành.

- Về tôn giáo cũng như các đời Lý, Trần, với tinh thần khai phóng, ngài cho tự do tín ngưỡng. Các tôn giáo như Phật giáo, Lão giáo, đạo Ma ní, đạo Thiên Chúa đều được tự do truyền đạo. Riêng đối với đạo Phật, ngài thấy làng cũng có chùa, mà phần đông các sư ít học, chỉ mượn tiếng tu hành để ký sinh vào xã hội, không mấy người hiểu thấu đạo lý cao sâu của đức Phật nên ngài xuống chiếu bắt bỏ các chùa nhỏ ở làng. Mỗi phủ, mỗi huyện được cấp gỗ gạch để xây một ngôi chùa lớn, khang trang rồi chọn tăng ni có học thức đến trụ trì. Còn các sư đội lốt tu hành đều bắt phải hoàn tục, lo bổn phận người dân.

- Về tuyển chọn nhân tài: Quan điểm sử dụng trí thức của Quang Trung được thể hiện rõ trong bài Chiếu Lập Học "Dựng nước lấy việc học làm đầu, trị nước chọn nhân tài làm gốc... Trẫm buổi đầu dựng nghiệp tôn trọng việc học, lưu tâm yêu mến kẻ sĩ, muốn có người thực tài ra giúp đất nước."

Trong muôn ngàn nho sĩ, trí thức và quan lại của chế độ cũ mà vua Quang Trung đã tiếp xúc, ngài vẫn yêu mến những người có tài năng thật sự, có tâm huyết với dân, có bản lãnh, khẳng khái dù cho họ có lập trường chính trị khác. Ngài hiểu họ chỉ là sản phẩm của một xã hội khổ đau và đầy biến động, nên ngài kiên trì thuyết phục, chăm lo để có những thực tài ra giúp nước. Tính rộng lượng, bao dung và thủy chung đối với trí thức là những đức tính cần thiết để Nguyễn Huệ thu phục nhân tài trong thiên hạ.

Vì vậy, trí thức đến với Nguyễn Huệ vì một lòng nhiệt thành phục vụ cho sự nghiệp chung của đất nước.

Trong nước, ngài tu chỉnh thuế khóa, chăm lo khuyến nông, lập ngân hàng chợ búa giữa biên giới ta và Tàu để dân chúng hai xứ tự do buôn bán, trao đổi hàng hóa và lập các thương cảng để tàu ngoại quốc được ra vào tự do buôn bán.

Về mặt đối ngoại, từ khi đuổi quân Thanh ra khỏi bờ cõi, ngài muốn tránh nạn can qua cho dân chúng an cư lạc nghiệp, vua Quang Trung cho trao trả những tù binh quân Thanh và cấp cho lương thực và phương tiện để về nước, đồng thời sai Ngô Thời Nhiệm viết biểu giao thiệp với nước Tàu.

Những thành công của vua Quang Trung là ngài đã đòi lại những đất đai đã mất dưới đời Lê - Mạc, bãi việc cống người, vàng (một quốc hận đáng kể cho dân Việt từ đời Lê Lợi) và cuối cùng dâng sớ cầu hôn công chúa Tàu và đòi lại đất Lưỡng Quảng. Nhưng việc cầu hôn và đòi đất Lưỡng Quảng chưa được thực hiện thì nhà vua băng hà năm 40 tuổi. Ðó là ngày 29-7 năm Nhâm Tý (15-9-1792).

Tài danh người anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ, người đã đem lại những chiến thắng vẻ vang cho dân tộc, mang lại cho đất nước những cải tổ sâu rộng như hai vầng nhật nguyệt tỏa ra rạng rỡ trên núi sông.

Nhưng tiếc thay, đau đớn thay! Trời đã đoạt đi người tài danh đang độ tuổi phục vụ tích cực cho đất nước.

Hôm nay chúng ta ôn lại các trang sử Quang Trung chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động và tự hào về người anh hùng trẻ tuổi đất Tây Sơn, người đã dâng hiến cho dân tộc một nền vinh quang chói lọi. Chỉ mười bốn năm tròn, người thanh niên ấy đã dành cho mình 10 năm để chiêm nghiệm, để tài bồi cho mình tấm lòng thương yêu dân tộc vô bờ bến với một tinh thần vô vị kỷ, một trí tuệ trong sáng giữa những bối cảnh lịch sử đầy hận thù, chia rẽ, tối tăm và lạc hậu. Chỉ bốn năm còn lại để phát triển đất nước với một nghị lực phi thường và tự thắng những vọng động tham lam. Mọi việc đang hình thành tốt đẹp thì bị đứt đoạn nửa chừng!

Chúng ta muốn "làm người Quang Trung" chúng ta học hỏi gương của ngài, tu luyện thân tâm, kềm chế những vọng động nhân ích kỷ, thấp hèn, những tham vọng bè phái rồi từ đó vượt qua những bế tắc, khủng hoảng hiện nay hầu xây dựng một tương lai phục sinh cho đất nước, đem lại đời sống ấm no hạnh phúc cho toàn dân..

http://venguon.org

Share this post


Link to post
Share on other sites

mình cảm thấy nếu mà đánh giặc ai cũng nói đến binh pháp chiến thuật thì không phải phương đông mới có!

phương tây, trung đông, đông âu cũng có những anh hùng kiệt xuất như: alexander, hannibal, caesar, attila, saladin, napoleon, ...

mà có nghe nói họ dùng thuật kỳ môn đôn giáp gì đâu!

chiến tranh vốn là một nghệ thuật!

bảo nguyễn huệ dùng kỳ môn mà thắng thì thật không tin được!

bản chất anh em nhà tây sơn từng phải cầu hoà với việp quận công hoàng ngũ phúc và chúa trịnh phương bắc thì sao? vì do họ biết thực lực không đủ mạnh để có thể đối đầu trực tiếp, đó là biết mình biết ta trăm trận trăm thắng!

nguyễn huệ cũng vậy biết mình biết ta nắm rõ xiêm la làm mất lòng dân nên không thể không bại, bản chất nguyễn ánh cũng thấy được điều đó!

quân thanh cũng làm mất lòng dân lại biết quân thanh bỏ bê sự đề phòng sau khi vào thăng long và quân kiêu tất bại nên ng huệ có thể dùng ít thắng nhiều!

chứ như khi quân trịnh phía bắc tại sao tây sơn lại không dám đánh mà chỉ cầu hoà vì nam còn chúa nguyễn chưa diệt, chỗ đứng chân còn chưa vững chắc quân trịnh bắc hà còn đang thịnh đánh thì ắt chuốc bại vong!

nếu nguyễn huệ sống thêm vài năm nữa mà cầm quân đánh trận có chắc ông sẽ thắng không? ông không có trận bại là vì ông chưa gặp tay đối thủ đủ tầm để diệt ông đó thôi!

như hannibal chưa thua là vì chưa gặp được scipio africanus

như napoleon chưa thua là do chưa gặp được wellington

những chuyện gia cát lượng lập trận chống quân nguỵ

điêu ung dùng kỳ môn chống nhu nhiên tất cả chỉ là lời truyền chưa có căn cứ!

bây giờ thử mà dùng kỳ môn chống với hoả tiễn tô ma hốc thử coi ai là kẻ bị hóc xương đây!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay