Thiên Đồng

Cảm Xạ Ai Cập

4 bài viết trong chủ đề này

Giới thiệu Cảm xạ Ai Cập (1)

Dư Quang Châu

Cảm xạ Ai Cập

Thứ tư, 28 Tháng 2 2007 06:27

Posted Image

Từ ngàn xưa, bàn tay kỳ diệu của tạo hóa đã ban cho cơ thể sinh học những khả năng thích nghi tuyệt vời đối với môi trường sống. Điều này thể hiện rất rõ qua khả năng tự nhiên của một số lòai động vật biết rủ nhau đi tìm mồi để dự trữ trước mỗi cơn mưa. Những khả năng cảm ứng và dự báo của thế giới sinh vật tuy rất giản đơn nhưng lại cực kỳ mầu nhiệm và có độ tin cậy cao hơn bất kỳ lọai máy móc tối tân nào. Con người cũng là một sinh vật, mà lại là “chúa tể của muôn lòai”, nên chắc chắn cũng được tạo hóa ban cho những khả năng cảm ứng tương tự: khi nóng thì tự đổ mồ hôi để điều hòa thân nhiệt, khi lạnh thì mình nổi da gà; khi cảm thấy cơ thể bứt rứt khó chịu chính là lúc thời tiết sắp đổi thay, hoặc khi thấy bồn chồn bất an ấy là điều báo trước một điều nguy hiểm…

Do trí khôn hơn hẳn của mình, con người không chỉ dừng lại ở khả năng cảm ứng thiên phú, mà còn đi xa hơn, bằng cách luôn tìm ra những phát kiến mới hòng tăng thêm sức mạnh và nối dài các giác quan của mình: kính hiển vi ngày càng tối tân để soi thấu những vật siêu nhỏ hơn nguyên tử, kính viễn vọng để khám phá bầu trời bao la; sự phát minh và sử dụng sóng điện từ đã giúp khả năng nghe nhìn ra đại ngàn thế giới…

Tuy nhiên, việc con người sử dụng và đôi khi lạm dụng các thiết bị khoa học hiện đại đồng thời cũng có tác dụng ngược lại là làm mất đi dần dần sự nhạy bén của các giác quan thiên phú, dễn đến tình trạng giảm thiểu khả năng thích nghi tự nhiên của cơ thể đối với môi trường sống. Sự mất mát này còn tạo nên thói quen việc gì cũng cần đến công cụ máy móc, “dùng dao mổ trâu cắt tiết gà” để đối phó với những tình huống rất giản đơn xung quanh, mà quên đi những năng lực kỳ diệu vốn có sẵn bên trong, khiến cơ thể trở nên thụ động, vô cảm như máy móc và để cho máy móc dần dần thay thế các cơ quan chức năng vốn rất vi diệu nhạy cảm của con người.

Posted Image

Do vậy, đã đến lúc cần phải khôi phục khả năng cảm ứng tự nhiên của con người, trân trọng món quà thiêng liêng tạo hóa đã ban cho để trả lại cho cơ thể con người khả năng cảm nhận tế vi đối với môi trường sống.

Trong vũ trụ còn biết bao điều bí ẩn mà trí tuệ con người chỉ có thể khám phá lần lần, điều gì chưa hiểu thì cho là hiện tượng khác thường. Cho đến đầu thiên kỷ này, mặc dù khoa học tiến bộ vượt bực, vẫn còn không ít hiện tượng khác thường chưa giải thích được một cách rốt ráo, nói chi đến không gian vô tận và thời gian vô cùng hầu như vượt ra khỏi tầm hiểu biết và khả năng suy luận của con người. Trên thực tế, trong cõi tồn sinh vẫn xãy ra những cuộc giao tiếp giữa những cảnh giới khác nhau, điều mà các nhà khoa học không thể phủ nhận, vì muốn phủ nhận họ phải viện dẫn thêm hiện triệu yếu tố khác để chứng minh cho một hiện tượng nào đó là không có thật, mà điều này thì không dễ làm. Một trong những căn bệnh của thời đại là trong khi chưa hiểu biết những điều bí ẩn trong vũ trụ, con người lài quá tin hoặc quá lệ thuộc vào những thiết bị tuy ngày càng tinh vi nhưng vẫn hữu hạn, từ đó có thể quên đi những phương tiện tế vi của linh giác. Trong trường hợp này, câu nói của Lão Tử hơn hai ngàn năm trước có thể là một lời cảnh giác hữu ích: “ Cuộc đời của con người là có bờ bến, mà cái biết thì không bờ bến, là nguy lắm vậy”

Để giúp con người trở lại với những khả năng cảm ứng chính xác nhạy bén của mình, khoa học cảm xạ với phạm vi ứng dụng tương đối rộng rãi có lẽ sẽ có những đóng góp quan trọng, bằng việc đưa ra những phương pháp tập luyện ứng dụng ngay trong cuộc sống thường ngày. Đây là ngành học đã có từ lâu và hiện đang được tiếp tục nghiên cứu phát triển.

CẢM XẠ AI CẬP và các Dụng cụ từ thô sơ đến hiện đại, mà tác giả Dư Quang Châu và Trần Văn Ba đã nhắc đến khoa cảm xạ từ nhiều nguồn văn hóa khác nhau, chắc chắn sẽ đem lại nhiều điều bổ ích cho những ai quan tâm nghiên cứu môn học này với những thiết bị tuy đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả.

Nguồn: camxahoc.com

Share this post


Link to post
Share on other sites

Búp hoa sen hay con lắc Ai Cập (2)

28/2/2007 18:50

Posted Image

(DQC) Tài liệu này nhằm hướng dẫn bạn sử dụng con lắc Ai Cập một cách hoàn hảo.

Chúng tôi hy vọng các bạn sẽ khám phá ra khả năng kỳ lạ của con lắc và biến nó trở thành một công cụ có ích cho đời sống của bạn. Bạn sẽ chọn lựa được một con lắc vừa ý nhất trong số các mẫu con lắc Ai Cập tùy theo mục tiêu sử dụng của bạn Ngoài ra, chúng tôi cũng giúp bạn phát triển các năng khiếu cá nhân và hướng dẫn thực hành chữa trị từ xa. Tóm lại, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kỹ thuật sử dụng con lắc Ai Cập.

Các Cảm xạ viên sẽ học thực hành trên các vật chứng như nước hay chất liệu khác, để giúp cho sự tìm kiếm hữu hiệu hơn.

Thật vậy, khi nói đến vấn đề liên quan đến các cuộc tìm kiếm thì các kỹ thuật của cảm xạ hầu như đều giống nhau cho dù là bạn sử dụng bất kỳ loại con lắc nào. Những năm gần đây, chúng tôi lần lượt xuất bản nhiều tác phẩm giới thiệu về bộ môn Năng lượng Cảm xạ và tài liệu này cũng không ngoài mục đích đó. Ngoài ra chúng tôi hy vọng những kiến thức mà chúng tôi giới thiệu ở đây sẽ làm phong phú hơn cho khu vườn cảm nước nhà.

BÚP HOA SEN HAY CON LẮC AI CẬP

Mọi người đều biết con lắc Ai Cập với hình dáng búp hoa sen đã có mặt gần như là trên khắp thế giới. Nó là một trong các công cụ Cảm xạ được trang bị từ khi có sự hiện diện các loại hình quả lắc khác. Ngoài việc biết được hình dáng của nó ra bạn cũng cần biết được:

1. Cách chọn lựa con lắc Ai Cập thích hợp.

2. Cách sử dụng thuần thục công cụ này.

Tài liệu này chủ yếu xoay quanh hai đề tài trên, mặc dầu không phải chỉ có một con lắc Ai Cập mà còn có hàng chục loại con lắc khác nhau. Tất cả đều có những ưu và khuyết điểm của nó. Trước khi tìm hiểu kỹ về con lắc Ai Cập chúng ta cần lướt qua lai lịch của nó.

nguồn: camxahoc.com

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con mắt của Horus (3)

Thứ tư, 28 Tháng 2 2007 18:54

- Cảm xạ Ai Cập Posted Image(DQC) Lịch sử của con lắc Ai Cập là lịch sử của việc tái phát hiện chiếc bùa vốn được gọi tên là cột trụ Ouadj mà trong quyển TỬ THƯ (Livre des Morts) đã mô tả như là một vật hướng dẫn và bảo vệ người chết trong suốt chặng đường đau khổ của họ Người Ai Cập cổ đã giao cho bùa Ouadj trách nhiệm hướng dẫn và bảo vệ cái chết của họ và họ cho rằng người sống cũng có thể sử dụng các bùa này một cách hữu hiệu trong cuộc sống hàng ngày để tự hướng dẫn và bảo vệ mình. Theo truyền thuyết Ai Cập, chiếc bùa này ngoài tên gọi là cột trụ Ouadj còn đồng thời được gọi là:

-Nữ thần Ouadj (nữ thần đầu rắn).

-Búp hoa sen.

-Mắt vành trăng của Horus.

-Chữ tượng hình Ai Cập cổ đọc là “a”à” và có nghĩa là: lớn.

-Mắt xanh của Horus…

Người Ai Cập chế tạo hai loại bùa Ouadj:

-Bùa bằng búp sen tươi.

-Bùa bằng các vật liệu khác nhau mà ta đã tìm thấy trong các lăng mộ. Chính xác là các bùa này được tìm thấy trên thân thể của các xác ướp.

Posted ImageCác bùa bằng búp sen tươi đã không còn để đến được với chúng ta. Ngược lại, các bùa Ouadj bằng đá, bằng sành, bằng đồng thau… là các cổ vật Ai Cập khá thông dụng, một ngày nọ, một trong các bùa này lọt vào tay của các ông De Bélizal và Morel.

Theo Tử Thư, bùa Ouadj phải được làm bằngfelspath xanh, nhưng các nhà Ai Cập học đã tìm được các loại bằng gỗ, bằng nhiều loại đá khác nhau và bằng gốm.

Điểm quan trọng: Vật này vốn rất quý cho người chết, thì naylại được người sống sử dụng làm con lắc?

Thoạt nhìn ta có thể nghĩ rằng một luận cứ như thếthật là quái dị. Con lắc vào thời đó đúng ra được nhiều sử gia xem như là một công cụ tương đối hiện đại trong Cảm xạ học.

Thực tế vào thế kỷ 18, quả lắc mới bắt đầu xuất hiện trong các tác phẩm về thuật bói quẻ (rhabdomancie - tên cũ của Cảm xạ học) được dùng như một dụng cụ thay thế cho đũa sử dụng trong việc dò tìmmạch nước ngầm.

Thật ra vào thời đó, việc khám phá ra các mạch nước ngầm là ứng dụng duy nhất và là sở trường của ngành Cảm xạ. Ngoài ra, con lắc cũng được dùng như một công cụ của thuật chiêu hồn.

Một khác biệt duy nhất là thay vì gán cho các giải đáp của con lắc bằng giả thuyết sóng, người xưa lại gán cho nó khi là một thiên thần, lúc thì là một ác quỷ, khi thì là linh hồn của một người chết, lúc là một vị thần linh.

Do hình thể của quả lắc đặc biệt phù hợp cho việc dò tìm mạch nước ngầm nên chúng ta chỉ có thể đoán rằng bùa Ouadj cũng được người Ai Cập cổ dùng với công dụng ấy. Các tên gọi của nó cũng khá đa dạng trong Tử Thư: mắt của Osiris, mắt của Atoum, mắt của Ré…

Mắt vành trăng của 3 vị thần Osiris, Atoum, Ré có liên hệ rất gần với thuật bói toán. Nhưng tại sao lá bùa được gọi là mắt nếu nó không được sử dụng để nhìn hay đúng hơn là để chỉ sự hiểu biết?

Phải chăng người Ai Cập cổ cho rằng sử dụng trụ cột Ouadj thì có khả năng tác động từ xa ?

Một lần nữa, truyền thuyết Ai Cập đã cho chúng ta một lời giải đáp có khả năng gần đúng. “Khi người ta âm mưu lật đổ Ra thì cha của nó là Noun đã cho nó lời khuyên sau đây Ré, con của ta, con đã khôn lớn như cha, con hãy ngự trị ngai vàng; sự lo sợ của con là đã trễ, nếu như con mắt của con lúc đó mới nhìn thấy những kẻ mưu phản”. Ré nghe theo lời dạy này và đã phóng con mắt của nó dưới dạng nữ thần Hatbor đi khắp địa cầu để tàn phá”.Điều này không mảy may làm thay đổi giả thuyết của chúng ta, vì ta có đủ lý do để nghĩrằng Ouadjet cũng tương tự như Sekmeth - một hoá thân của Hathor.

Như vậy theo truyền thuyết Ai Cập con mắt xanh của Ra tự nó có khả năng tác động từ xa.

Posted ImageDo vậy, khắp nơi người ta nghĩ rằng De Bélizal Morel thực tế đã tái khám phá một công cụ thần diệu của Ai Cập, đó là con lắc mặc dù các giải thích về nguyên tắc hoạt động của nó mà họ đưa ra cũng không đáng tin. Cũng thế, có thể người Ai Cập cổ đã sử dụng công cụ này, giống như các nhà Cảm xạ học ngày nay đang sử dụng như là một dụng cụ kèm với các lời cầu nguyện.

Cuối cùng, không thể nghi ngờ rằng con lắc Ai Cập có được các tính năng của nó là do hình của nó mà ra. Cũng giống như trong vài năm nay người ta thường đề cập đến một con lắc với sóng hình thể.

Tất nhiên, các hình thể không phát ra các sóng hiểu theo nghĩa của các nhà vật lý học, nhưng chúng được tạo hóa phú cho những tính năng kỳ lạ. Cúng ta không cần phải chứng minh các tính năng của hình thể vì chúng đã được con người sử dụng từ nhiều thế kỷ qua.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những con lắc Ai Cập khác nhau (4)

Tháng 3 2007 03:21 Posted Image(DQC) Ở phần này, chúng tôi đề cập đến các kiểu con lắc mà nếu chỉ căn cứ vào hình thể của chúng thì thoạt đầu đều tương tự nhau. Chúng là những bản sao của bùa Ouadj.

1. CON LẮC AI CẬP BẰNG GỖ VÀ CHÌ

Nguyên mẫu của con lắc Ai Cập là làm bằng sành. De Bélizal Morel nghĩ ra cách làm con lắc bằng gỗ, và cho thêm chì để cho trọng lượng bằng với con lắc mẫu. Từ đó, con lắc này đã được các nhà sản xuất sao chép với nhiều mẫu mã khác nhau.

Con lắc Ai Cập có thể bằng gỗ thiết mộc, gỗ mun hay gỗ hoàng dương đổ thêm chì. Ba kiểu này tương đương nhau. Một nhà Cảm xạ học ở Bordeaux (nay đã mất), bà Barrès, đã cho sản xuất các con lắc Ai Cập từ 3 loại gỗ này.

Lý tính của con lắc không nằm trong các tính năng đặc biệt của các loại gỗ này. Vấn đề là những thay đổi về mặt kỹ thuật và kinh tế. Mỗi lần thấy một nghệ nhân sáng chế ra một kiểu con lắc mới lạ là bà tính toán lại để làm sao con lắc đó tương tự được với các tiêu chuẩn được De Bélizal Morel đặt ra.

2. CON LẮC BẰNG SÀNH (GRÈS)

Được Jean de la Foret đưa ra, ông là một người thừa kế khác của Chauméry De Bélizal. Nó cũng gần giống với các đặc tính và các khả năng của loại con lắc đã được mô tả ở trên.

3. NHỮNG CON LẮC AI CẬP BẰNG CHẤT HỖN HỢP

Được tạo ra vào những năm 80, các con lắc này mang một số đặc tính của con lắc mẫu của Ai Cập.

Chúng tôi nghĩ rằng bảng phân tích này có sự sai lệch về mặt tâm lý của vấn đề. Một số nhà thực nghiệm say mê sinh thái học và thiên nhiên không chấp nhận rằng con lắc được làm bằng một chất liệu hỗn hợp lại có thể cho ra được một kết quả chính xác. Một số người khác, thích nghiên cứu cái mới lạ của các điều huyền bí. Số người còn lại giữ quan điểm khách quan hơn.

4. CÁC CON LẮC AI CẬP BẰNG GỖ KHÔNG NHẬN THÊM CHÌ:

Posted Image

Giống như con lắc bằng chất hỗn hợp, tất cả những con lắc bằng gỗ không đổ thêm chì đều tương tự với con lắc mẫu của Ai Cập về mặt hình dáng, còn kích thước thì hoàn toàn khác biệt với con lắc Ai Cập và theo các nhà sản xuất, tất cả những con lắc Ai Cập bằng gỗ không chì, không nhất thiết mang hình dáng như nhau. Chúng cũng khác nhau về trọng lượng tùy theo từng loại gỗ được dùng để chế tạo.

5. CON LẮC AI CẬP BẰNG NÉPHRITE

Về nguyên tắc, đây là loại con lắc tốt nhất. Bùa Ouadj được De Bélizal Chaumery tìm được làm bằng sành, bằng felspath xanh lá cây… con lắc bằng néphrite (amphibole), thường được gọi là ngọc thạch, gần giống nhất với mô tả trong Tử Thư và tốt hơn mẫu lắc được Chaumery và De Bélizal sử dụng.

Khi làm một quả lắc trên đá không dễ dàng như trên gỗ. Giữa hai con lắc bằng néphrite thoạt nhìn giống nhau lại có những khác biệt lớn hơn là hai con lắc cùng loại làm bằng gỗ. Để đạt được điều đó, từ nhiều năm trước, người ta đã thử nghiệm trên nhiều mẫu lắc với nhiều hình dạng và nhiều loại chất liệu khác nhau và thấy rằng con lắc bằng gỗ hoặc bằng sành và nhất là bằng inox thì chuyển động nhanh hơn và sự thu nhận bức xạ cũng nhạy hơn.

Ngoài ra có một con lắc, không nhiều, như con lắc được làm bằng sừng trâu không phát hiện được các hiệu năng so với một con lắc bằng gỗ. Phần lớn trong số chúng tương đương với một con lắc Ai Cập bằng gỗ hoặc bằng sành.

Kiểu con lắc Ai Cập loại bùa duy nhất được mang trong người để bảo vệ sức khoẻ.

Nguồn: camxahoc.com

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay