moonlover

Những cái chết thương tâm ở cây cầu “vĩnh biệt”

2 bài viết trong chủ đề này

Những cái chết thương tâm ở cây cầu “vĩnh biệt”

(Dân trí) - Người đi qua cầu như những nghệ sĩ xiếc đi trên dây. Phía dưới là dòng nước chảy xiết, ẩn giấu trong lòng nó những tảng đá to như lưng trâu, trực chờ người xấu số. Tại cây cầu này đã xảy ra gần 30 cái chết thương tâm.Đó là cầu Máng, nối xã Tam Xuân 1 với xã Tam Tiến (huyện Núi Thành, Quảng Nam), dài gần 300m, vắt ngang sông Trường Giang. Người dân một số xã phía đông huyện Núi Thành đặt cho cây cầu này cái tên cầu “tử thần” hoặc cầu “vĩnh biệt”.

Posted Image

Cây cầu không lan can, rộng chỉ 80cm mà dài tới gần 300m.

Những cái chết không báo trước.

Chúng tôi trở lại cầu Máng để tìm thực hư về cây cầu mà nhiều người dân đã phản ánh, nghe câu chuyện về cái chết thương tâm của đôi vợ chồng sắp cưới cách đây không lâu.

Hôm đó là ngày 9/6/2009, buổi sáng anh Huỳnh Văn Đồ (sinh 1983, trú thôn 2, xã Tam Ngọc) và chị Nguyễn Thị Dung (sinh 1982, trú thôn Trung Đàn, xã Tam Đại, cùng huyện Phú Ninh) chở nhau qua cầu đến nhà người cô để đưa thiệp mời đám cưới. Chiều cùng ngày, lúc đôi trẻ trở về, trời nổi giông, lòng cầu quá nhỏ lại không có lan can bảo vệ, anh Đồ mất tay lái, cả người và xe cùng rơi xuống nước.

Chị Dung khi đó đang đi bộ phía sau, thấy chồng sắp cưới rớt xuống sông liền nhảy theo cứu. Mưa giông ập xuống bất ngờ, dòng nước xiết đã nhấn chìm đôi trẻ. Bà con khi đó nghe tiếng kêu cứu vội chạy ra nhưng đã quá muộn.

Chuyện xảy ra chưa lâu, những người chứng kiến giờ nhớ lại vẫn rơi nước mắt. Bà Phạm Thị Anh mắt ngấn lệ: “Tội tụi nó quá, gần ngày đám cưới mà lại làm đám tang…”.

Một câu chuyện khác cũng xót lòng không kém, đó là cái chết tâm thương của người mẹ trẻ Nguyễn Thị Lan (sinh 1974, trú tại Tam Tiến, huyện Núi Thành, Quảng Nam). Chị ra đi để lại cho chồng 3 đứa con thơ dại.

Trong ngôi nhà trống huơ còn nghi ngút khói hương, anh Ba Đạo, chồng chị Lan, kể lại: “Trưa hôm đó khoảng 12 giờ, vợ tôi từ chợ về nhà đi kéo tôm. Qua gần tới bến bên này thì cán phải cây đinh, bánh trước xe máy sụp xuống máng, cả xe và người lộn nhào xuống sông. Giữa trưa không ai hay biết, có hai em học sinh đi học hè về thấy vợ tôi vùng vẫy trên mặt nước, miệng ú ớ liền kêu cứu. Dân làng chạy ra thì vợ tôi đã thả tay chìm sâu trong dòng nước xiết. Nước sông đang lớn, sâu gần 7m, một số thợ lặn lành nghề lao xuống nhưng vẫn không tìm được, bà con phải bủa lưới mới vớt được thi thể của vợ tôi”.

Posted Image

Chị Lan ra đi để lại cho chồng 3 người con thơ dại.

Ông Nguyễn Văn Lai (75 tuổi) than thở: “Cây cầu đó dẫn đến nhiều cái chết thương tâm. Ở đây đã có chuyện bọn trẻ đi thi đại học bị rớt cầu, dân cứu được nhưng hoảng quá rồi cũng bỏ thi luôn...”.

Như trường hợp em Nguyễn Trí Hiếu, thôn 4, xã Tam Tiến cùng em Nguyễn Tấn Mạnh đi học tiếng Nhật trong Núi Thành để xuất khẩu lao động. Hôm đó qua cầu, do không chú ý quan sát và bị choáng vì nước dưới chân cầu chảy mạnh nên cả hai em bị rớt xuống nước. Mạnh biết bơi nên dìu được Hiếu một lúc, rất may có ghe lưới vừa đến kịp nên hai em thoát nạn. Nhưng từ đó trở đi, ba của Hiếu không cho em đi học qua cây cầu này nữa.

Chị gái của Hiếu là Nguyễn Thị Tuyết làm giao liên ở xã, hằng ngày phải qua lại 2 bờ để nhận thư báo. Thấy em trai suýt bỏ mạng ở cây cầu này, Tuyết sợ quá cũng bỏ việc luôn.

Bao giờ có cầu mới cho dân đi?

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Giúp - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Tiến - cho biết: Cây cầu này được làm bằng sắt từ những năm 1980, có lan can đầy đủ nhưng năm 1985, cầu sắt hỏng, cầu được xây lại bằng bê tông cốt thép rộng 80cm và không có lan can.

Nguyên thủy đây là cái máng dẫn nước thủy lợi từ huyện Phú Ninh về tưới cho 32 ha lúa thuộc cánh đồng Bãi Vẹt của xã Tam Tiến chứ không phải là cầu cho dân đi. Vì không có cầu để qua sông nên người dân đành liều đi lại qua cái máng này, thế nên mới có tên cầu Máng.

Cũng theo ông Giúp, vừa qua xã có làm việc với Phòng NN&PTNT huyện Núi Thành về sự nguy hiểm của cây cầu nhưng lãnh đạo Phòng NN&PTNT huyện Núi Thành lại nói cầu chỉ để dẫn nước phục vụ nông nghiệp chứ không phải để đi nên đây là lỗi của dân.

Đi vòng thì xa, đi qua cầu thì nguy hiểm, mà xây cầu mới thì tốn quá nhiều tiền. Giải pháp tạm thời có thể là mở rộng 2 bên cầu thêm nửa mét, làm lan can, sửa lại mặt cầu. Nhưng trước mắt phải khảo sát lại chất lượng cây cầu.

Sau khi xảy ra nhiều cái chết thương tâm, ngày 4/8 vừa qua, xã đã cắm biển cấm người cùng phương tiện xe đạp, xe máy qua lại... Tuy nhiên, theo nhiều bà con ở đây, nếu cấm thì cả ngàn em học sinh ở hai thôn Tiến Thành và Tân Lập đi học ở trường THPT Cao Bá Quát tại Tam Anh Bắc (Núi Thành) sẽ phải đi đường vòng mất hơn 10 cây số.

Posted Image

Biện pháp trước mắt là cấm các phương tiện qua cầu.

Từ ngày có cầu Máng đến nay, gần 30 người rớt sông chết đuối và gần 100 người rớt sông kịp cứu sống, thậm chí có người rớt tới 2 lần. Chỉ tính từ ngày 9/6/2009 trở lại đây, chưa đầy 2 tháng đã có 10 người rớt sông được cứu sống, 3 người chết đuối.

Công Bính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái khó đã buộc người dân sử dụng cây cầu này làm phương tiện đi lại khi đường vòng xa đến 10 km. Vì vốn là một cái máng dẫn nước nên sử dụng sai chức năng thì điều thương tâm xảy ra là không tránh khỏi. Nhưng cũng thật đau lòng khi tai nạn xảy ra mà người dân cũng không còn chọn lựa khác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay