Thiên Đồng

Đường Yêu Sách Phi Lý của Trung Quốc

7 bài viết trong chủ đề này

Bản đồ “đường lưỡi bò” trên biển Đông:

Đường yêu sách phi lý của Trung Quốc

18/08/2009 0:34

nguồn:www.thanhnien.com.vn/news

Posted Image Đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc trên biển Đông

* Một yêu sách không có giá trị pháp lý quốc tế

*Một việc làm không phù hợp với xu thế của khu vực Ngày 7.5 vừa qua, cùng với công hàm gửi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phản đối việc Việt Nam nộp Báo cáo về Ranh giới ngoài thềm lục địa của mình cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc theo quy định của Công ước Luật biển 1982, Trung Quốc đã gửi kèm một sơ đồ trên đó thể hiện đường yêu sách 9 đoạn của mình trên biển Đông. Theo lời văn công hàm thì “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở biển nam Trung Hoa (tức biển Đông - TN) và các vùng nước kế cận, và có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất đáy biển ở đó (xem sơ đồ kèm theo)”. Ngày 8.5.2009, phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã có Công hàm số 86/HC-2009 gửi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc bác bỏ công hàm và sơ đồ nói trên. Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã trả lời phỏng vấn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và coi đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc thể hiện trên sơ đồ là “không có giá trị vì không có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn”.

Trong bài này tác giả sẽ không trình bày về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà chỉ đi sâu phân tích về đường yêu sách 9 đoạn được Trung Quốc nêu ra trong sơ đồ kèm theo công hàm nói trên.

Sự hình thành và tồn tại của một đường yêu sách khó hiểu

Posted Image

Lễ chào cờ của chiến sĩ Trường Sa - ảnh: T.T

Đường “lưỡi bò”, “chữ U” hay “đứt đoạn”... đều là cách gọi khác nhau mà các học giả trên thế giới dùng để chỉ yêu sách của Trung Quốc đối với 80% diện tích của biển Đông, được vẽ sát vào bờ của các quốc gia ven biển Đông như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines. Đường yêu sách này ban đầu có 11 đoạn, do chính quyền Trung Quốc (Quốc dân đảng) vẽ ra vào năm 1947 và sau đó được CHND Trung Hoa tiếp tục sử dụng nhưng có sửa đổi (bỏ bớt 2 đoạn trong vịnh Bắc Bộ nên chỉ còn lại 9 đoạn). Công hàm ngày 7.5.2009 có lẽ là văn bản đầu tiên trong hơn 60 năm qua, thể hiện quan điểm chính thức của Trung Quốc về ý nghĩa pháp lý quốc tế của đường yêu sách 9 đoạn và cũng là lần đầu tiên mà Trung Quốc chính thức công bố sơ đồ đường yêu sách này với thế giới. Trước đó, mặc dù đường yêu sách này đã được thể hiện nhiều lần trên bản đồ Trung Quốc, nhưng CHND Trung Hoa chưa bao giờ có một tuyên bố chính thức nào về ý nghĩa pháp lý quốc tế cũng như quốc gia của đường đứt đoạn này. Thậm chí trong những văn bản pháp lý quan trọng của CHND Trung Hoa về các vùng biển (như: các Tuyên bố về Lãnh hải 1958, về Lãnh hải và vùng tiếp giáp 1992, về Đường cơ sở 1996 và về vùng Đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 1998...) thì đường yêu sách này cũng không hề được nhắc đến.

Sớm hơn CHND Trung Hoa một chút, năm 1993, trong bản “Giải thích chính sách biển nam Trung Hoa” do Viện Hành pháp Đài Loan thông qua thì vùng nước nằm bên trong đường đứt đoạn được coi như “vùng nước lịch sử” của Đài Loan. Như vậy, quan điểm của Đài Loan về đường đứt đoạn khác với quan điểm của CHND Trung Hoa. Trong khi Đài Loan coi vùng nước ở trong đường đứt đoạn mà mình yêu sách có quy chế nội thủy (tức là đòi hỏi có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ) thì, theo công hàm ngày 7.5.2009, CHND Trung Hoa lại phủ nhận việc Trung Quốc có chủ quyền đối với vùng nước này, chỉ đòi hỏi “quyền chủ quyền và quyền tài phán” tức là đòi hỏi một vùng biển có quy chế pháp lý tương tự với quy chế của vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật biển 1982.

Posted Image

Đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc trên biển Đông

Trước khi Nhà nước Trung Quốc xác định quy chế pháp lý của con đường này, thì tại nhiều hội thảo quốc tế (ví dụ như “Hội thảo về khống chế xung đột tiềm tàng ở biển Đông” diễn ra hằng năm từ 1991 đến nay tại Indonesia) các học giả Trung Quốc lại có những giải thích khác nhau, thậm chí mâu thuẫn với nhau, về giá trị pháp lý quốc tế của đường đứt đoạn. Nhưng còn có một điều khác cũng rất quan trọng mà tất cả các học giả và kể cả Nhà nước Trung Quốc cho đến nay không thể trả lời được là: vậy thì làm sao xác định được tọa độ cũng như vị trí chính xác của từng đoạn cũng như của toàn bộ 9 đoạn của đường yêu sách này. Chẳng hề có một văn bản nào (dù là chính thức hay không chính thức) quy định hoặc giải thích về việc đó. Theo Phan Thạch Anh, một học giả Trung Quốc có uy tín, thì điều này “để lại khả năng đưa ra những điều chỉnh cần thiết trong tương lai” (Pan Shiying, bài đăng trong tạp chí Economic Information & Agency, July 1996).

Có lẽ không cần bình luận gì thêm vì sao một yêu sách được cho là “đã có lịch sử hơn nửa thế kỷ” mà lại không được các nước trong khu vực tính đến và không ai tôn trọng trên thực tế. Đường đứt đoạn này không thể là yêu sách nghiêm túc của một quốc gia đối với một vùng biển rộng lớn vì nó không có một nội dung pháp lý rõ ràng, thậm chí là mâu thuẫn, và không thể xác định được vị trí của nó trên thực địa.

Một yêu sách không có giá trị pháp lý quốc tế

Lập luận đầu tiên và được sử dụng nhiều nhất của các học giả Trung Quốc khi giải thích về đường đứt đoạn được vẽ trên bản đồ biển Đông là yêu sách này phải được xem xét dưới góc độ của “luật pháp quốc tế đương đại” (tức là luật pháp quốc tế vào thời điểm mà nó được vẽ ra), chứ không thể sử dụng Công ước Luật biển 1982 để xem xét giá trị pháp lý của nó (“người cũ biện pháp cũ, người mới quy định mới”, câu của Trương Thiệu Trung trong bài đăng trên báo mạng Nhân Dân (Trung Quốc) ngày 2.4.2009). Chúng ta sẽ xem xét đường yêu sách của Trung Quốc theo cách này.

Vào thời điểm mà đường đứt đoạn được vẽ ra (1947) những quy định của Luật biển quốc tế còn tồn tại dưới dạng những quy phạm tập quán, theo đó lãnh hải của quốc gia ven biển chỉ có chiều rộng 3 hải lý tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất. Ngoài phạm vi lãnh hải là biển cả hay còn gọi là vùng biển quốc tế, nơi mà mọi quốc gia đều có thể thực hiện quyền tự do biển cả.

Cho đến năm 1958 các chính quyền khác nhau của Trung Quốc (triều đình nhà Thanh, Cộng hòa Trung Hoa và cả CHND Trung Hoa) đều công nhận hoặc không công khai phản đối chiều rộng của lãnh hải là 3 hải lý (xem Hungdah Chiu, “China and the question of Territorial Sea” International Trade Law Journal, số 1975 - 6). Như vậy, ngay cả theo luật pháp quốc tế đương đại thì một đường đòi hỏi không rõ ràng đối với một vùng biển rộng lớn như vậy không thể nào được coi là hợp pháp. Tiến sĩ Djalal, một chuyên gia luật biển nổi tiếng người Indonesia đã viết: “Không thể chấp nhận được rằng vào năm 1947, khi luật quốc tế nói chung chỉ ghi nhận lãnh hải 3 hải lý, Trung Quốc lại có thể yêu sách toàn bộ biển Đông” (Djatal, H.Shouthe China Sea Island Disputes, The Raffes Bulletin of Zoology, Supplement No.8/2000).

Vậy đối với yêu sách về một đường xác định phạm vi “quyền chủ quyền và quyền tài phán” trên biển Đông như công hàm ngày 7.5.2009 của Trung Quốc nêu ra thì sao? Câu trả lời cũng sẽ là tương tự như trên. Vì vào thời điểm này các quốc gia ven biển không có quyền mở rộng các quyền liên quan đến chủ quyền ra ngoài phạm vi lãnh hải của mình. Cũng cần nhấn mạnh là Luật biển quốc tế thời kỳ này hoàn toàn không điều chỉnh “đáy biển và lòng đất dưới đáy biển” ngoài phạm vi lãnh hải, vì vậy Trung Quốc càng không thể đòi hỏi quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với một vùng biển rộng lớn nằm trong đường đứt đoạn.

Lập luận thứ hai được các học giả Trung Quốc sử dụng để giải thích về đường đứt đoạn là: do đường này được vẽ ra từ 1947, nên Trung Quốc có thể đòi hỏi đối với vùng biển nằm trong đường này một “danh nghĩa lịch sử” nào đó hoặc, như yêu sách của chính quyền Đài Loan, coi đây là “vùng nước lịch sử”. Theo Phan Thạch Anh cũng như hai học giả Đài Loan Lý Tấn Minh và Lý Đức Hu (Li Jinming &?Li Dexia, The dotted line on the Chinese map of the SCS, Ocean Development & International Law, 2003) thì do con đường này đã tồn tại hơn nửa thế kỷ và không quốc gia nào phản đối nên đã tạo ra một danh nghĩa lịch sử cho Trung Quốc.

Cần phải nhắc lại rằng, tại Hội nghị Luật biển của Liên Hiệp Quốc lần thứ 3 các quốc gia đã không nhất trí được việc đưa vào Công ước Luật biển 1982 những quy định cũng như định nghĩa về vùng nước lịch sử. Tuy vậy, từ những tranh luận tại hội nghị, có thể rút ra những tiêu chí để một vùng nước có thể được xem xét danh nghĩa lịch sử gồm: Yêu sách phải công khai; quốc gia yêu sách phải thực hiện quyền lực nhà nước một cách hiệu quả, liên tục và hòa bình trong một thời gian dài; yêu sách phải được các quốc gia liên quan công nhận.

Dù rằng luật pháp cũng như thực tiễn quốc tế từ cổ chí kim chưa bao giờ công nhận “danh nghĩa lịch sử” hoặc quy chế “vùng nước lịch sử” đối với vùng biển rộng lớn như yêu sách của Trung Quốc, nhưng cứ thử xem xét một cách khách quan liệu Trung Quốc có thể đáp ứng được những tiêu chí nêu trên hay không. Thứ nhất, rất dễ thấy là tất cả các hoạt động hàng hải, dầu khí và nghề cá... của các quốc gia trong và ngoài khu vực biển Đông đều không hề vấp phải bất kỳ sự ngăn cản nào từ phía Trung Quốc ít nhất là cho mãi đến tận những năm 1990 của thế kỷ trước. Do vậy cũng là dễ hiểu khi mọi người đều nghi ngờ về việc Trung Quốc có thể đáp ứng được tiêu chí thực hiện chủ quyền thực sự một cách liên tục và hòa bình trong một khoảng thời gian dài từ sau năm 1947. Thứ hai, các quốc gia trong khu vực đều không thừa nhận cái gọi là “các quyền lịch sử của Trung Quốc”. Trái lại, họ đều đã đưa ra những quy định của mình về các vùng biển và cùng nhau ký kết các hiệp định phân định các vùng biển chồng lấn cũng như các thỏa thuận hợp tác khác trong biển Đông bất chấp sự phản đối của Trung Quốc... Đó là chưa nói đến những tranh chấp về chủ quyền đối với các quần đảo trên biển Đông.

Đường 9 khúc đứt đoạn được Trung Quốc thể hiện trong sơ đồ đính kèm công hàm ngày 7.5.2009 cũng không thể mang lại cho Trung Quốc quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng biển nằm phía trong đường này theo quy chế của Vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Công ước Luật biển 1982. Vì bản chất tiến bộ của Công ước Luật biển 1982 là sự công nhận và mở rộng quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển được bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên gắn liền với lãnh thổ của mình. Một con đường không rõ ràng nằm cách xa lục địa Trung Quốc hàng ngàn cây số liệu có thể đáp ứng quy định của Công ước Luật biển 1982.

Trong một tài liệu nghiên cứu về các tranh chấp trên biển Đông, Brice M.Claget, một luật sư người Mỹ đã nhận định: “Yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền “lịch sử” và quyền đối với hầu hết biển Đông và/hoặc đối với đáy biển và lòng đất của nó là trái với sự phát triển toàn diện của luật biển quốc tế hiện đại và không thể coi là một vấn đề luật pháp nghiêm chỉnh” (“Competing Claims of Vietnam and China in the Vanguard Bank and Blue Dragon areas of the SCS” Journal Oil and Gas Law & Taxation Review, vol. 13 issue 10 Oct, 1995 và vol. 13 issue 11 Nov. 1995).

Như vậy, xét theo luật pháp quốc tế hiện đại cũng như luật pháp quốc tế cổ điển thì yêu sách đường đứt đoạn 9 khúc của Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở khoa học, không có giá trị pháp lý quốc tế và không ai có thể chấp nhận được.

Một việc làm không phù hợp với xu thế của khu vực

Người ta có thể hiểu được vì sao mà Trung Quốc trong nhiều năm đã in các bản đồ có thể hiện đường đứt đoạn 9 khúc, nhưng lại không công bố chính thức yêu sách của mình trên biển Đông theo con đường này. Ngoài những lý do đã phân tích ở trên thì có lẽ sự thận trọng của Trung Quốc xuất phát từ sự cân nhắc đến tác động của việc đưa ra yêu sách này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hình ảnh về một đất nước Trung Quốc đối với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Liệu hình ảnh mà nhân dân Trung Quốc đã dày công xây dựng về một đất nước Trung Quốc yêu chuộng hòa bình, hữu nghị và hợp tác có còn được nguyên vẹn trong con mắt của nhân dân các nước láng giềng sau khi Trung Quốc chính thức đưa ra yêu sách đối với 80% diện tích của biển Đông? Liệu việc làm này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự đánh giá của các nước ASEAN đối với những chính sách và việc làm phù hợp với tinh thần của Tuyên bố về ứng xử trên biển Đông (DOC) trước đó của Trung Quốc?

Với vị trí địa chính trị, cấu tạo tự nhiên và hoạt động kinh tế - xã hội liên kết giữa các quốc gia, biển Đông là ngôi nhà chung của các quốc gia trong khu vực. Các nước ASEAN và Trung Quốc đã có nhiều cố gắng để duy trì hòa bình, ổn định và phát triển hợp tác quốc tế trên biển Đông. Việc công khai đưa ra yêu sách về đường đứt đoạn vào lúc này chỉ làm cho tình hình trên biển Đông thêm phức tạp, đi ngược lại xu thế và nỗ lực của các nước trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế muốn tìm kiếm một giải pháp ổn định lâu dài cho những tranh chấp biển Đông. Các vấn đề trên biển Đông cần được các nước trong khu vực, trên tinh thần tôn trọng chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, tìm ra một giải pháp công bằng mà các bên có thể chấp nhận được.

Quốc Pháp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biết thì biết vậy, chúng nó cứ cùn thì làm gì nhau. Quan trọng là các ông công bộc của dân có dám nói gì không.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực ra đây cũng là 1 trong những phương pháp Đàm phán Quốc tế/ Thương mại:

yêu sách thật to, lớn, nhiều... sau đây chốt lại ở biên độ hợp lý ...=> thắng lợi trong đàm phán.

Vì vậy, mình cũng nên chuẩn bị một hải đồ với hình lưỡi liềm sắc & lớn hơn thực tế. Hy vọng có thể cắt được lưỡi bò.

Lưỡi liềm nên màu xanh đen.. // lưỡi bò màu đỏ => hy vọng ổn. hihi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bản đồ "đường lưỡi bò" trên biển Đông: Bất chấp sự thật lịch sử và pháp lý quốc tế!

Bản đồ đường lưỡi bò do Trung Quốc vẽ tại biển Đông không phải là chuyện mới. Song cái mới là kèm bản đồ đó với yêu sách của Trung Quốc gửi cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc theo quy định của Công ước Luật Biển 1982.

Bản đồ vẽ “đường lưỡi bò” của Đài Loan năm 1988

Bản đồ vẽ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc năm 1999

Nguồn: http://www.southchinasea.org

Nếu như năm 1909, chính quyền Quảng Đông, nhà Thanh với tinh thần bá quyền "Đại Hán", trước sự đe dọa của các đế quốc thực dân, đã cho các đảo ngoài đảo Pratas như Paracels (Hoàng Sa) là vô chủ, tổ chức thám sát và xác lập chủ quyền theo phương thức phương Tây như bắn 21 phát súng đại bác, cắm cờ… và cho rằng không có nước nào phản đối thì là điều dễ hiểu! Bởi nước sở hữu các quần đảo đó là Việt Nam đã mất quyền tự chủ, không có quyền ngoại giao vì bị Pháp xâm chiếm theo hiệp định Patenôtre năm 1884. Còn chính quyền thực dân Pháp, theo như thư tường trình ngày 4.5.1909 của Tổng lãnh sự Pháp Beauvais ở Quảng Châu khuyến cáo, đã làm ngơ, vì phản đối sẽ làm bùng lên "chủ nghĩa Chauvin" ở Trung Quốc có hại cho quyền lợi của Pháp ở nước này. Điều này cũng dễ hiểu! Người Pháp luôn đặt nặng quyền lợi của nước Pháp lên trên hết, đâu thiết gì đến việc bảo vệ chủ quyền của "Annam" tại Paracels.

Sau khi làm ngơ một thời gian lâu hơn 20 năm, bị dư luận báo chí Pháp tại xứ bảo hộ "An Nam" cũng như tại chính quốc phản đối quyết liệt. Mặc dù toàn quyền Pasquier đã cho phép dự thẩm Bartet ra lệnh khám xét tòa soạn báo Eveil Economique, buộc báo này phải nộp tư liệu bức thư mật về sự "đổi chác" liên quan đến Paracels, song báo này đâu có chịu. Cuối cùng năm 1930, Toàn quyền Pasquier đã không còn do dự, thay đổi thái độ, không còn sợ mất quyền lợi của Pháp ở Trung Quốc, nên đã có quyết định dùng sức mạnh chiếm đóng Paracels (Hoàng Sa) và Pratlys (Trường Sa). Chính quyền Pháp cho rằng theo pháp lý quốc tế hồi ấy, việc lên tiếng chậm không phải vì vậy mà mất chủ quyền.

Thế rồi chiến tranh thế giới xảy ra, Trung Hoa Quốc gia bị Nhật Bản xâm chiếm và tổ chức kháng chiến. Nhật bại trận, Trung Hoa Dân quốc đương nhiên là một trong những nước kháng chiến chống phe Trục thành công, và có mặt trong các lãnh đạo đồng minh thắng trận lo trật tự thế giới mới và trước hết lo tiếp quản, giải giới quân đội phe phát xít. Việc chính quyền Tưởng Giới Thạch lo giải giáp, chiếm đóng ở đất liền và các hải đảo từ vĩ tuyến 13 trở lên như Hoàng Sa chiếu theo quy định của Đồng Minh là điều cũng dễ hiểu. Và ngay cả những đảo phía Nam như Trường Sa cũng dễ hiểu vì những nơi này chẳng bao lâu thực dân Pháp trở lại, làm chủ biển Đông thì Pháp chiếm cũng như trước đây!

Đến khi Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ, tháng 4.1956 buộc phải rút quân khỏi Việt Nam và biển Đông bị khoảng trống quyền lực trong bối cảnh chiến tranh lạnh, thế giới chia hai phe đối đầu nhau. Trung Quốc chiếm đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất quần đảo Hoàng Sa và Đài Loan chiếm đảo Ba Bình - đảo lớn nhất của Trường Sa; việc các bên chiếm đảo và chính quyền hai bên của Việt Nam thấy có đồng minh chiếm giữ đảo cho mình cũng ủng hộ hay an tâm. Đó cũng là điều dễ hiểu trong hoàn cảnh đối đầu nhau như thế!

Đến nay, Việt Nam đã thống nhất, hoàn toàn độc lập, không còn chế độ thực dân, cũng không còn chiến tranh lạnh hai bên đối đầu, hoàn cảnh lịch sử đã hoàn toàn khác, đáng lẽ Việt Nam phải được các nước tôn trọng chủ quyền của mình mới là đúng.

Tôi thách thức các nhà nghiên cứu Trung Quốc đưa ra được những bằng chứng, những sử liệu cụ thể trong chính sử hay trong các văn bản của nhà nước trước năm 1909 về xác lập chủ quyền của nhà nước Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa theo đúng pháp lý quốc tế thời đó, như chính sử, sách điển lệ, các văn bản nhà nước từ châu bản đến các tờ tư, lệnh, bằng cấp của các chính quyền địa phương như Việt Nam có.

Tôi cũng thách thức các nhà nghiên cứu Trung Quốc đưa ra được những tư liệu lịch sử của phương Tây nói đến việc chiếm hữu chủ quyền của chính quyền Trung Quốc theo cách phương Tây trước năm 1909, khi Trung Quốc cho Paracels là vô chủ.

Tôi thách thức Trung Quốc trưng ra được bằng chứng bản đồ với tọa độ chính xác hiện nay do Phương Tây vẽ trước năm 1909 như bản đồ An Nam Đại Quốc Họa Đồ ghi rõ Paracel seu Cát Vàng.

Nếu có những sử liệu như Việt Nam, mới thể nói một cách khoa học rằng bất khả tranh nghị.

Thật dễ hiểu, vì quyền lợi kinh tế, Trung Quốc đã bất chấp sự thật lịch sử, bất chấp pháp lý quốc tế như Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các nghị quyết chống dùng vũ lực và những quy định rất rõ trong Công ước Luật Biển 1982.

Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, tiến sĩ sử học

Chúng tôi có ý kiến

Phải đưa vụ việc ra dư luận quốc tế

Sau khi đọc xong bài báo (TN - 18.8.2009), tôi thấy đó là một yêu sách hoàn toàn vô lý của nước đông dân nhất thế giới. Tại sao họ lại có thể xử sự như thế? Chủ quyền đối với hai khu vực Hoàng Sa và Trường Sa đất nước ta đã xác lập từ thời nhà Nguyễn, còn bản đồ thể hiện vùng "lưỡi bò" của Trung Quốc mới được vẽ cách đây hơn nửa thế kỷ mà thôi, sao những nhà nghiên cứu Trung Quốc lại có thể viết lại lịch sử, địa lý một cách vô lý đến thế? Là một công dân Việt Nam tôi vô cùng bức xúc với cách cư xử của Trung Quốc, từ những vụ bắt ngư dân Việt đòi tiền chuộc, nay lại đến công hàm gửi Liên Hiệp Quốc về vùng "lưỡi bò". Tôi thấy cần quyết liệt đưa vụ việc này ra Liên Hiệp Quốc để xem xét thỏa đáng. (Lê Ngọc Hồng - đường Võ Văn Tần, phường Thắng Nhất, TP Vũng Tàu)

Không thể chấp nhận kiểu hành xử phi lý

Chúng ta cần phải làm cho thế giới hiểu rằng Việt Nam có đủ bằng chứng lịch sử để chứng minh rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Chúng ta yêu chuộng hòa bình, tôn trọng các nước láng giềng có đường biên giới trên bộ và đường biển cùng với Việt Nam, nhưng nhân dân Việt Nam không thể và sẽ không bao giờ chấp nhận kiểu hành xử phi lý như thế của Trung Quốc. (Huỳnh Thanh Hải - Mạc Cửu, Rạch Giá, Kiên Giang)

Có thể kiện ra Tòa án quốc tế

Việc Trung Quốc đưa ra một cái gọi là bản đồ hình lưỡi bò, mục tiêu của họ chẳng qua là muốn bành trướng lãnh thổ và gây ảnh hưởng tiêu cực tới các quốc gia trong khu vực ASEAN. Việt Nam cần phải phối hợp chặt chẽ cùng các quốc gia trong khu vực, có những giải pháp thích hợp nhằm sớm chấm dứt những hành động phi lý trên. Có thể kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về các vi phạm trên. Tôi là một công dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình, cực lực phản đối những hành động quá vô lý trên của Trung Quốc. (Nguyễn Hà - nguyenhanvy...@yahoo.com.vn)

* Tôi kịch liệt phản đối các hành vi xâm phạm chủ quyền lãnh hải các nước trong khu vực biển Đông của Trung Quốc. Chúng ta cần liên kết với các nước khu vực, kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ chủ quyền và bảo vệ lãnh hải mà ông cha chúng ta đã hy sinh xương máu để mở mang bờ cõi. Không một sức mạnh bạo lực nào có thể đè bẹp lòng yêu nước của nhân dân ta. (xagos...@yahoo.com)

Không thể khoan nhượng!

Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, có vị trí quan trọng trên thế giới. Họ là một cường quốc và đang thể hiện mình bằng cách vượt trên cả những giá trị lịch sử và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc. Việt Nam là một quốc gia độc lập, tự chủ và dù yêu chuộng hòa bình, chúng ta cũng không thể khoan nhượng đối với những đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc. (Nguyễn Tiến Dũng - nguyentien…@yahoo.com)

http://vn.news.yahoo.com/tno/20090819/tpl-...ng-949c3be.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bản đồ "đường lưỡi bò" trên biển Đông: Bất chấp sự thật lịch sử và pháp lý quốc tế!

19/08/2009 0:24

www.thanhnien.com.vn

Bản đồ đường lưỡi bò do Trung Quốc vẽ tại biển Đông không phải là chuyện mới. Song cái mới là kèm bản đồ đó với yêu sách của Trung Quốc gửi cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc theo quy định của Công ước Luật Biển 1982.

Posted Image

Bản đồ vẽ “đường lưỡi bò” của Đài Loan năm 1988

Bản đồ vẽ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc năm 1999

Nguồn: http://www.southchinasea.org

Nếu như năm 1909, chính quyền Quảng Đông, nhà Thanh với tinh thần bá quyền "Đại Hán", trước sự đe dọa của các đế quốc thực dân, đã cho các đảo ngoài đảo Pratas như Paracels (Hoàng Sa) là vô chủ, tổ chức thám sát và xác lập chủ quyền theo phương thức phương Tây như bắn 21 phát súng đại bác, cắm cờ… và cho rằng không có nước nào phản đối thì là điều dễ hiểu! Bởi nước sở hữu các quần đảo đó là Việt Nam đã mất quyền tự chủ, không có quyền ngoại giao vì bị Pháp xâm chiếm theo hiệp định Patenôtre năm 1884. Còn chính quyền thực dân Pháp, theo như thư tường trình ngày 4.5.1909 của Tổng lãnh sự Pháp Beauvais ở Quảng Châu khuyến cáo, đã làm ngơ, vì phản đối sẽ làm bùng lên "chủ nghĩa Chauvin" ở Trung Quốc có hại cho quyền lợi của Pháp ở nước này. Điều này cũng dễ hiểu! Người Pháp luôn đặt nặng quyền lợi của nước Pháp lên trên hết, đâu thiết gì đến việc bảo vệ chủ quyền của "Annam" tại Paracels.

Sau khi làm ngơ một thời gian lâu hơn 20 năm, bị dư luận báo chí Pháp tại xứ bảo hộ "An Nam" cũng như tại chính quốc phản đối quyết liệt. Mặc dù toàn quyền Pasquier đã cho phép dự thẩm Bartet ra lệnh khám xét tòa soạn báo Eveil Economique, buộc báo này phải nộp tư liệu bức thư mật về sự "đổi chác" liên quan đến Paracels, song báo này đâu có chịu. Cuối cùng năm 1930, Toàn quyền Pasquier đã không còn do dự, thay đổi thái độ, không còn sợ mất quyền lợi của Pháp ở Trung Quốc, nên đã có quyết định dùng sức mạnh chiếm đóng Paracels (Hoàng Sa) và Pratlys (Trường Sa). Chính quyền Pháp cho rằng theo pháp lý quốc tế hồi ấy, việc lên tiếng chậm không phải vì vậy mà mất chủ quyền.

Thế rồi chiến tranh thế giới xảy ra, Trung Hoa Quốc gia bị Nhật Bản xâm chiếm và tổ chức kháng chiến. Nhật bại trận, Trung Hoa Dân quốc đương nhiên là một trong những nước kháng chiến chống phe Trục thành công, và có mặt trong các lãnh đạo đồng minh thắng trận lo trật tự thế giới mới và trước hết lo tiếp quản, giải giới quân đội phe phát xít. Việc chính quyền Tưởng Giới Thạch lo giải giáp, chiếm đóng ở đất liền và các hải đảo từ vĩ tuyến 13 trở lên như Hoàng Sa chiếu theo quy định của Đồng Minh là điều cũng dễ hiểu. Và ngay cả những đảo phía Nam như Trường Sa cũng dễ hiểu vì những nơi này chẳng bao lâu thực dân Pháp trở lại, làm chủ biển Đông thì Pháp chiếm cũng như trước đây!

Đến khi Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ, tháng 4.1956 buộc phải rút quân khỏi Việt Nam và biển Đông bị khoảng trống quyền lực trong bối cảnh chiến tranh lạnh, thế giới chia hai phe đối đầu nhau. Trung Quốc chiếm đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất quần đảo Hoàng Sa và Đài Loan chiếm đảo Ba Bình - đảo lớn nhất của Trường Sa; việc các bên chiếm đảo và chính quyền hai bên của Việt Nam thấy có đồng minh chiếm giữ đảo cho mình cũng ủng hộ hay an tâm. Đó cũng là điều dễ hiểu trong hoàn cảnh đối đầu nhau như thế!

Đến nay, Việt Nam đã thống nhất, hoàn toàn độc lập, không còn chế độ thực dân, cũng không còn chiến tranh lạnh hai bên đối đầu, hoàn cảnh lịch sử đã hoàn toàn khác, đáng lẽ Việt Nam phải được các nước tôn trọng chủ quyền của mình mới là đúng.

Tôi thách thức các nhà nghiên cứu Trung Quốc đưa ra được những bằng chứng, những sử liệu cụ thể trong chính sử hay trong các văn bản của nhà nước trước năm 1909 về xác lập chủ quyền của nhà nước Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa theo đúng pháp lý quốc tế thời đó, như chính sử, sách điển lệ, các văn bản nhà nước từ châu bản đến các tờ tư, lệnh, bằng cấp của các chính quyền địa phương như Việt Nam có.

Tôi cũng thách thức các nhà nghiên cứu Trung Quốc đưa ra được những tư liệu lịch sử của phương Tây nói đến việc chiếm hữu chủ quyền của chính quyền Trung Quốc theo cách phương Tây trước năm 1909, khi Trung Quốc cho Paracels là vô chủ.

Tôi thách thức Trung Quốc trưng ra được bằng chứng bản đồ với tọa độ chính xác hiện nay do Phương Tây vẽ trước năm 1909 như bản đồ An Nam Đại Quốc Họa Đồ ghi rõ Paracel seu Cát Vàng.

Nếu có những sử liệu như Việt Nam, mới thể nói một cách khoa học rằng bất khả tranh nghị.

Thật dễ hiểu, vì quyền lợi kinh tế, Trung Quốc đã bất chấp sự thật lịch sử, bất chấp pháp lý quốc tế như Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các nghị quyết chống dùng vũ lực và những quy định rất rõ trong Công ước Luật Biển 1982.

Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, tiến sĩ sử học

Chúng tôi có ý kiến

Phải đưa vụ việc ra dư luận quốc tế

Sau khi đọc xong bài báo (TN - 18.8.2009), tôi thấy đó là một yêu sách hoàn toàn vô lý của nước đông dân nhất thế giới. Tại sao họ lại có thể xử sự như thế? Chủ quyền đối với hai khu vực Hoàng Sa và Trường Sa đất nước ta đã xác lập từ thời nhà Nguyễn, còn bản đồ thể hiện vùng "lưỡi bò" của Trung Quốc mới được vẽ cách đây hơn nửa thế kỷ mà thôi, sao những nhà nghiên cứu Trung Quốc lại có thể viết lại lịch sử, địa lý một cách vô lý đến thế? Là một công dân Việt Nam tôi vô cùng bức xúc với cách cư xử của Trung Quốc, từ những vụ bắt ngư dân Việt đòi tiền chuộc, nay lại đến công hàm gửi Liên Hiệp Quốc về vùng "lưỡi bò". Tôi thấy cần quyết liệt đưa vụ việc này ra Liên Hiệp Quốc để xem xét thỏa đáng. (Lê Ngọc Hồng - đường Võ Văn Tần, phường Thắng Nhất, TP Vũng Tàu)

Không thể chấp nhận kiểu hành xử phi lý

Chúng ta cần phải làm cho thế giới hiểu rằng Việt Nam có đủ bằng chứng lịch sử để chứng minh rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Chúng ta yêu chuộng hòa bình, tôn trọng các nước láng giềng có đường biên giới trên bộ và đường biển cùng với Việt Nam, nhưng nhân dân Việt Nam không thể và sẽ không bao giờ chấp nhận kiểu hành xử phi lý như thế của Trung Quốc. (Huỳnh Thanh Hải - Mạc Cửu, Rạch Giá, Kiên Giang)

Có thể kiện ra Tòa án quốc tế

Việc Trung Quốc đưa ra một cái gọi là bản đồ hình lưỡi bò, mục tiêu của họ chẳng qua là muốn bành trướng lãnh thổ và gây ảnh hưởng tiêu cực tới các quốc gia trong khu vực ASEAN. Việt Nam cần phải phối hợp chặt chẽ cùng các quốc gia trong khu vực, có những giải pháp thích hợp nhằm sớm chấm dứt những hành động phi lý trên. Có thể kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về các vi phạm trên. Tôi là một công dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình, cực lực phản đối những hành động quá vô lý trên của Trung Quốc. (Nguyễn Hà - nguyenhanvy...@yahoo.com.vn)

* Tôi kịch liệt phản đối các hành vi xâm phạm chủ quyền lãnh hải các nước trong khu vực biển Đông của Trung Quốc. Chúng ta cần liên kết với các nước khu vực, kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ chủ quyền và bảo vệ lãnh hải mà ông cha chúng ta đã hy sinh xương máu để mở mang bờ cõi. Không một sức mạnh bạo lực nào có thể đè bẹp lòng yêu nước của nhân dân ta. (xagos...@yahoo.com)

Không thể khoan nhượng!

Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, có vị trí quan trọng trên thế giới. Họ là một cường quốc và đang thể hiện mình bằng cách vượt trên cả những giá trị lịch sử và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc. Việt Nam là một quốc gia độc lập, tự chủ và dù yêu chuộng hòa bình, chúng ta cũng không thể khoan nhượng đối với những đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc. (Nguyễn Tiến Dũng - nguyentien…@yahoo.com)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc có dám ....không ?

Đinh Kim Phúc

1. Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng của mỗi dân tộc. Biên giới của mỗi quốc gia là biểu hiện của nền độc lập dân tộc bất khả xâm phạm của mỗi quốc gia đó. Quốc gia bao hàm trong nó 3 vấn đề lớn: dân tộc, chủ quyền và lãnh thổ. Biên giới luôn luôn gắn liền với lãnh thổ nên luật pháp và tập quán quốc tế thừa nhận tính bất khả xâm phạm của biên giới quốc gia. Biên giới được định nghĩa theo khía cạnh chủ quyền là “cái khung” của chủ quyền. Do đó, việc bảo vệ biên giới cũng chính là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ chống lại mọi hình thức ngoại xâm. Trong lịch sử hình thành của thế giới, từ thời cổ đại đến thời hiện đại đã xảy ra hàng trăm cuộc tranh chấp biên giới giữa các quốc gia. Nguyên nhân của những cuộc tranh chấp đó có rất nhiều nhưng nguyên nhân chính vẫn là những tham vọng về đất đai. Chúng ta hãy thử nhìn ra trên phạm vi toàn thế giới:

Các quốc gia trên bán đảo Balkan đã xảy ra nội chiến triền miên, gây thiệt hại biết bao nhiêu tài sản và sinh mạng cũng vì tranh chấp biên giới lãnh thổ.

Israel và Palestin cũng xảy ra tranh chấp lãnh thổ hàng nửa thế kỷ mà vẫn chưa đi đến kết quả cuối cùng cho tiến trình hòa bình ở Trung Đông.

Hay giữa Chile và Argentina đã liên tục xảy ra tranh chấp lãnh thổ ở vùng núi Andes. Mãi đến năm 1902 thì hai nước mới đạt được một hiệp ước ngừng bắn và cùng quyết định đem tất cả đại bác trong cuộc chiến đúc thành bức tượng Chúa Jesus khổng lồ cho nhân dân hai bên biên giới cùng nguyện cầu cho hòa bình và hai nước đã cam kết không đánh nhau nữa. Thế nhưng chỉ 9 năm sau đó lại nổ ra một cuộc tranh chấp khác. Đến năm 1966 lại ký kết một hiệp ước nhưng vẫn không chấm dứt đươc tranh chấp.

Những diễn biến hiện nay ở khu vực Đông Âu, Trung Đông, Nam và Đông Nam Á… đã cho chúng ta thấy rõ vấn đề biên giới là rất nhạy cảm và là nguyên nhân chính dễ dẫn đến bùng nổ tranh chấp.

Loài người chúng ta, từ thời xa xưa, đã biết xử dụng biển làm nguồn cung cấp muối ăn và một phần thực phẩm cho mình trong mối giao lưu ven bờ biển của một quốc gia hay rộng hơn là giữa các quốc gia trong khu vực. Khoảng 2.000-3.000 năm trước Công nguyên, đảo Grete chỉ rộng hơn 8.000km2 nhưng đã biết tận dụng và phát huy ưu thế của biển nên đã trở thành một quốc gia phồn vinh với một nền văn minh rực rỡ. Liên bang biển Athenes đã xuất hiện từ thế kỷ thứ V trước Công nguyên với trung tâm của nó là hòn đảo Delos chỉ rộng có 3 km2. Do đã thực hiện chế độ miễn thuế nên Delos đã trở thành một trung tâm thương mại ở vùng Địa Trung Hải.

Cho đến ngày nay trên biển và trên đại dương đã trải qua hai thời kỳ biến chuyển mang tính toàn cầu.

Thời kỳ thứ nhất: Bắt đầu từ thế kỷ XV với những phát kiến địa lý vĩ đại, trong đó có sự kiện Christophe Colomb tìm ra Châu Mỹ vào năm 1492 đã dẫn tới sự bành trướng như vũ bão của các nước tư bản Châu Âu trên các đại dương khiến cho nền kinh tế thế giới đã phát triển một bước nhảy vọt hình thành nên một thị trường thế giới duy nhất. Các đế quốc Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đã trở nên hùng mạnh và phồn vinh là do họ đã biết tận dụng ưu thế của biển để đi xâm chiếm các thuộc địa.

Thời kỳ thứ hai: Bắt đầu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai với đặc trưng là con người đã quan tâm nhiểu đến biển trước nhu cầu của con người và trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật đặc biệt là khoa học kỹ thuật biển. Giáo sư người Pháp, Yves Lacoste đã viết: “Trước đây hàng trăm, hàng ngàn năm các quốc gia chỉ tranh nhau các vùng đất nổi, nhưng ngày nay các nhà nước cố gắng mở rộng tối đa chủ quyền trên biển và trên các đại dương. Trên các bản đồ, các đường biên giới được vạch qua màu xanh của biển, các vùng yêu sách đôi khi ra tới hàng ngàn ki-lô-mét cách bờ; ngay cả Bắc Băng Dương, người ta cũng cãi cọ nhau về các quyền lịch sử đối với mõm đá bốn bề sóng vỗ”.

Thật vậy, ngày nay con người đã coi biển và đại dương là niềm hy vọng của loài người, là nguồn cung cấp vô hạn thức ăn, nguyên liệu và năng lượng cho con người một khi mà dân số trên trái đất này ngày một tăng cao mà tài nguyên trong lòng đất lại ngày càng cạn kiệt. Một học giả người Mỹ đã viết: “Chúng ta đang ở vào một buổi bình minh của thời đại mới: thời đại biển”.Có lẽ vì thế mà con người đã, đang và ngày càng quan tâm nhiều đến biển thậm chí tham vọng của họ còn hướng tới cả những hải đảo ở xa tít ngoài khơi.

Năm 1955, Nữ hoàng Anh đã ra lệnh cắm cờ và dựng bia chủ quyền tại Rock All là một mõm đá rộng 3m2 cách nước Anh 200 hải lý và đến năm 1977, bà đã ra lệnh cho một viên sĩ quan hải quân Anh ra sống ở đó trong một tiềm thủy cầu được buộc vào đá Rock All trong vòng 40 ngày để nước Anh có cơ sở tuyên bố rằng trên Rock All đã có thần dân Anh sinh sống và do đó Rock All là thuộc chủ quyền của Anh và nó hoàn toàn có quyền có vùng đặc quyền kinh tế.

Nhật Bản đã bỏ ra khoảng 200 triệu Mỹ kim để xây dựng một công trình bảo vệ bãi đá Okinotorishina chỉ rộng mấy mét vuông ở ngoài khơi Thái Bình Dương, cách nước Nhật 1.700km.

Cuối thế kỷ XIX, những cuộc khảo sát biển của nước Anh phát hiện dưới đáy biển, bên ngoài lãnh hải, có một phần đất rộng lớn tiếp giáp đất liền, có nước biển phủ lên trên, nhưng chưa xác định cụ thể nó là gì? Giá trị của nó đối với đời sống của người ra sao?

Năm 1916, nước Nga thông báo với thế giới rằng: một số đảo mới phát hiện ở phía Bắc Siberi là “phần kéo dài về phía Bắc thềm lục địa Siberi”. Đây là lần đầu tiên thuật ngữ “thềm lục địa” và cả khái niệm “phần kéo dài của thềm lục địa” được sử dụng.

Ngày nay, khoa học xác định được rằng bên ngoài lãnh thổ của quốc gia ven biển cũng có một dải đất bằng phẳng, với kích thước khác nhau dưới đáy biển, có độ dốc rất thoải, dần dần đi xuống thấp cho đến một vùng rất sâu, gọi là “bình nguyên sâu thẳm”. Phần đáy biển trung gian giữa đất liền và bình nguyên sâu thẳm, đó chính là thềm lục địa.

Tổng diện tích thềm lục địa bao quanh các châu lục lên đến khoảng 27.500.000 km2, bằng 8% diện tích đáy biển. Phân bổ rất không đồng đều giữa các nước ven biển do cấu trúc địa chất của các nước không giống nhau. Có nước hầu như không có (Colombia), hoặc có thềm lục địa hẹp các nước Ảrập, châu Phi). Có nước có thềm lục địa rộng bao la (Hoa Kỳ, Nga, Canada, Ireland, Argentina, Australia, Srilanka...).

Hai nguyên tắc cơ bản về luật biển, hình thành từ thế kỷ XVIII, không còn phù hợp (lãnh hải rộng 3 hải lý và tự do biển cả). Xuất hiện xu hướng mở rộng tối đa quyền tài phán quốc gia ra các vùng biển nhằm mục đích xác định chủ quyền đối với tài nguyên sinh vật và không sinh vật, tăng cường vị thế nước ven biển trong khu vực và trên thế giới.

Hoa Kỳ là nước đầu tiên nêu yêu sách về thềm lục địa. Tháng 9 năm 1945, Tổng thống Hoa Kỳ Truman tuyên bố: Chính phủ Hoa Kỳ coi các tài nguyên của lòng đất dưới đáy biển thuộc thềm lục địa là thuộc về Hoa Kỳ và đặt dưới quyền tài phán và kiểm soát của mình. Một số nước Mỹ Latinh cũng đơn phương tuyên bố mở rộng các vùng biển quốc gia đến 200 hải lý. Trong khi đó Anh vẫn bám giữ lập trường đã lỗi thời về chiều rộng lãnh hải bằng 3 hải lý...

Hai hội nghị lần thứ nhất (1958) và thứ hai (1960) của Liên hợp quốc về Luật biển đã thất bại trong việc xây dựng một công ước quốc tế toàn diện, quy định chế độ pháp lý quốc tế mới đối với các vùng biển quốc gia và đại dương, đáp ứng lợi ích chính đáng của các nước.

Tình hình đó làm gia tăng mâu thuẫn quyền lợi chiến lược kinh tế - quốc phòng giữa các nước ven biển và không có biển, các nước có công nghệ cao về khai thác độ sâu đáy biển và đại dương, các nước có bờ biển tiếp giáp hoặc đối diện nhau trong việc phân định thềm lục địa.

2. Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (United Nations Convention on the Law of the Sea -UNCLOS), cũng gọi là Công ước Luật biển hay cũng được những người chống đối nó gọi là Hiệp ước Luật biển, là một hiệp ước quốc tế được tạo ra trong Hội nghị về luật biển Liên Hiệp Quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 cho đến 1982 với các chỉnh sửa đã được thực hiện trong Hiệp ước thi hành năm 1994. Công ước Luật biển là một bộ các quy định về sử dụng các đại dương của thế giới, chiếm 70% diện tích bề mặt trái đất. Công ước đã được ký kết năm 1982 để thay thế cho 4 hiệp ước năm 1958 đã hết hạn. UNCLOS có hiệu lực năm 1994, và đến nay, hơn 150 quốc gia và Cộng đồng châu Âu đã tham gia Công ước này. Hoa Kỳ không tham gia vì nước này tuyên bố rằng hiệp ước này không có lợi cho kinh tế và an ninh của Hoa Kỳ. Công ước quy định quyền và trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng biển, thiết lập các hướng dẫn rõ ràng cho các hoạt động kinh doanh, bảo vệ môi trường và cải thiện quản lý các tài nguyên thiên nhiên đại dương. Các sự kiện mà thuật ngữ đề cập trong Công ước là: Công ước về Luật biển Liên Hiệp Quốc lần 1, Công ước về Luật biển Liên Hiệp Quốc lần 2, Công ước về Luật biển Liên Hiệp Quốc lần 3. Công ước này là kết quả của Công ước về Luật biển Liên Hiệp Quốc lần 3 và cũng mang tên gọi Công ước về Luật biển Liên Hiệp Quốc.

Trong khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nhận được các công cụ phê chuẩn và gia nhập và Liên Hiệp Quốc quy định ủng hộ các cuộc họp của các quốc gia là thành viên của Công ước thì Liên Hiệp Quốc không có vai trò hoạt động trong việc thi hành Công ước này. Tuy nhiên các tổ chức liên chính phủ tự trị như: Tổ chức Hàng hải Quốc tế, Ủy ban Cá voi Quốc tếCơ quan quản lý Đáy biển Quốc tế được Công ước này thành lập lại có một vai trò trong việc thực thi Công ước.

UNCLOS đã tỏ ra cần thiết do tính pháp lý yếu của ý niệm “quyền tự do về biển”có từ thế kỷ XVII: quyền của các quốc gia đã bị giới hạn trong một vành đai lãnh hải mở rộng ra từ các bờ biển của quốc gia đó, thường là 3 hải lý, theo quy định phát đạn pháo được thẩm phán người Hà Lan Cornelius Bynkershoek phát triển. Tất cả các lãnh hải nằm ngoài biên giới quốc gia được xem như lãnh hải quốc tế - tự do cho tất cả các quốc gia, nhưng không thuộc quốc gia nào cả (nguyên tắc mare liberum được Grotius công bố).

Đầu thế kỷ XX, nhiều quốc gia biểu lộ ý muốn mở rộng quyền tuyên bố chủ quyền quốc gia nằm đưa các nguồn tài nguyên khoáng sản, bảo vệ nguồn cá và có các phương tiện để thực thi kiểm soát ô nhiễm. Hội Quốc Liên đã tổ chức một hội nghị năm 1930 tại Hague để bàn về điều này, nhưng hội nghị không đạt được thỏa thuận nào.

Một quốc gia phản ánh nguyên tắc luật bất thành văn quốc tế về quyền một quốc gia để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của mình là Hoa Kỳ, khi năm 1945, Tổng thống Harry S. Truman đã mở rộng sự kiểm soát quốc gia trên các tài nguyên thiên nhiên ở trong thềm lục địa của mình. Các quốc gia khác cũng nhanh chóng ganh đua theo Hoa Kỳ. Giữa năm 1946 và 1950, Argentina, Chile, PeruEcuador đều nới rộng chủ quyền của mình ra khoảng cách 200 hải lý nhằm bao quát cả ngư trường trong hải lưu Humbol của họ. Các quốc gia khác đã nới rộng vùng lãnh hải đến 12 hải lý.

Đến năm 1967, chỉ có 25 quốc gia vẫn sử dụng giới hạn 3 hải lý, 66 quốc gia đã quy định giới hạn lãnh hải 12 hải lý và 8 quốc gia đưa ra giới hạn 200 hải lý. Nhìn bảng các tuyên bố hàng hải được Liên Hiệp Quốc biên tập, chúng ta thấy rẳng đến ngày 27 tháng 7 năm 2007, chỉ có vài nước sử dụng giới hạn 3 hải lý là (Jordan, PalauSingapore). Giới hạn 3 hải lý này cũng được sử dụng ở một số đảo của Australia, một khu vực của Belize, một vài eo biển của Nhật Bản, một vài khu vực của Papua New Guinea, và một vài lãnh thổ phục thuộc của Anh Quốc như Anguilla.

Năm 1967, vấn đề về các tuyên bố khác nhau về lãnh hải đã được nêu ra tại Liên Hiệp Quốc. Năm 1973, Hội nghị Liên Hiệp Quốc lần thứ 3 về Luật biển (Third United Nations Conference on the Law of the Sea) được tổ chức tại New York. Để cố gắng giảm khả năng các nhóm quốc gia thống trị đàm phán, hội nghị dùng một quy trình đồng thuận thay cho bỏ phiếu lấy đa số. Với hơn 160 nước tham gia, hội nghị kéo dài đến năm 1982. Kết quả là một công ước có hiệu lực từ ngày 16 tháng 11 năm 1994.

Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển gồm 17 phần với 320 Điều, và 4 Nghị quyết kèm theo (các nghị quyết về: Ủy ban chuẩn bị cơ quan về đáy biển và Tòa án về Luật biển; Bảo vệ nguồn vốn đầu tư ban đầu trong giai đoạn hoạt động đầu tiên ở đáy biển; Các lãnh thổ bảo hộ; Các phong trào giải phóng dân tộc). Những điều khoản quan trọng nhất quy định về việc thiết lập các giới hạn, giao thông đường biển, trạng thái biển đảo, và các chế độ quá cảnh, các vùng đặc quyền kinh tế, quyền tài phán thềm lục địa, khai khoáng lòng biển sâu, chính sách khai thác, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học, và dàn xếp các tranh chấp.

Đây là một văn kiện pháp lý quốc tế có tính chất tổng hợp toàn diện, bao quát tất cả các vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển và đại dương, đáp ứng lợi ích quốc gia dân tộc của tất cả các nước thành viên Liên Hiệp Quốc.Công ước Luật Biển năm 1982 được đánh giá là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ sau Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Việt Nam được mời tham dự Hội nghị Luật Biển từ khóa họp lần thứ 6 (tháng 3-7/1977), tức là trước khi được kết nạp vào Liên Hiệp Quốc. Việt Nam đã tích cực góp phần vào việc thương lượng để hoàn chỉnh dự thảo Công ước, là một trong những nước đầu tiên ký và phê chuẩn Công ước của LHQ về luật Biển năm 1982.

Trong số 60 quốc gia đầu tiên ký kết đã có nhiều nước lớn như Brazil, Ai Cập, Indonesia, Mehico...

Việt Nam cũng phê chuẩn một số Công ước biển chuyên ngành về Hàng hải quốc tế IMO, Công ước SOLAS về cứu hộ trên biển, London 1/11/1974, Công ước về mớn nước, Công ước MARPOL chống ô nhiễm tàu thuyền (Prevention of Pollution from Ships) ngày 2/11/1973 và phần bổ sung năm 1978 về phòng chống ô nhiễm biển.

UNCLOS có ý nghĩa to lớn đối với Việt Nam, là quốc gia có bờ biển dài trên 3.200km, tiếp giáp hoặc đối diện với nhiều nước láng giềng có biển và không có biển trong khu vực xung quanh biển Đông.

UNCLOS đã xác nhận và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển và thềm lục địa phù hợp các tuyên bố ngày 12/5/1977 và 12/11/1982 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về các vùng biển Việt Nam, phù hợp chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam nhằm giải quyết những tranh chấp về các vùng biển và thềm lục địa với các nước láng giềng thông qua thương lượng hòa bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của LHQ về luật Biển năm 1982. Trên tinh thần đó, Việt Nam đã đàm phán giải quyết tốt đẹp việc phân định ranh giới vùng biển và thềm lục địa cũng như các vùng chồng lấn với hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Cho đến đầu thế kỷ thú XX, Trung Quốc vẫn là một quốc gia lục địa chưa quan tâm nhiều đến biển. Thế mà ngày nay, nhà nước Trung Quốc đã coi biển là “lối thoát” của dân tộc Trung Hoa để sinh tồn và phát triển và “Biển lịch sử” là một khái niệm mà nhà nước Trung Quốc dùng làm cơ sở cho ranh giới đường lưỡi bò chiếm 75% diện tích trên biển Đông (2,6 triệu km2). Đây là một khái niệm không hề tồn tại trong UNCLOS hay trong công pháp quốc tế về chủ quyền. Trên thực tế, ngoại trừ Trung Quốc, không có nước nào dùng khái niệm biển lịch sử và cũng không có nước nào chủ trương chiếm 2.6 triệu km2 trên biển. Trong lịch sử nhà nước Trung Quốc chưa hề tuyên bố chủ quyền trên vùng biển mà ngày nay họ cho là biển lịch sử của họ.

Hởi “láng giềng hữu nghị” Trung Quốc, nếu 75% diện tích biển Đông là thuộc về “Quý quốc”, Trung Quốc có chấp nhận cùng Việt Nam gặp tại các nơi dưới đây không?

- Tòa án Công lý quốc tế (tiếng Anh là World Court hay International Court of Justice). Tòa án này có thể xử tranh chấp giữa hai quốc gia nếu hai quốc gia này chấp nhận thẩm quyền của tòa án.

- Tòa án luật biển Liên Hiệp Quốc (tiếng Anh là International Tribunal on the Law of the Sea). Tòa án này có thể xử tranh chấp trong UNCLOS nếu hai quốc gia có tranh chấp chấp nhận thẩm quyền của toà án.

Ngoài ra, án lệ quốc tế còn phân xử tranh chấp lãnh thổ theo các nguyên tắc sau: Sự chiếm hữu lãnh thổ vô chủ theo luật quốc tế.

Trong giai đoạn từ đầu thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, các nước Hà Lan, Anh, Pháp cũng phát triển dần trở thành cường quốc, bị đụng chạm quyền lợi, không chịu chấp hành sắc lệnh của Giáo Hoàng Alexandre VI ký ngày 4 tháng 5 năm 1493 xác định nguyên tắc phân chia các vùng lãnh thổ mới phát hiện ngoài Châu Âu. Từ thực tế này, các nước đã tìm ra nguyên tắc mới về thiết lập chủ quyền trên những vùng lãnh thổ mà họ phát hiện. Đó là thuyết “quyền ưu tiên chiếm hữu” một vùng lãnh thổ thuộc về quốc gia nào đã phát hiện ra vùng lãnh thổ đó đầu tiên. Đó chính là thuyết “quyền phát hiện”.

Trên thực tế, việc phát hiện như trên chưa bao giờ tự nó đem lại cho quốc gia phát hiện chủ quyền lãnh thổ vì rất khó xác định chính xác thế nào là phát hiện, xác nhận việc phát hiện và xác định giá trị pháp lý của việc phát hiện ra một vùng lãnh thổ. Vì thế việc phát hiện đã mau chóng được bổ sung bằng việc chiếm hữu trên danh nghĩa, nghĩa là quốc gia phát hiện ra một vùng lãnh thổ phải để lại dấu vết trên vùng lãnh thổ mà họ phát hiện.

Sau hội nghị Berlin về châu Phi năm 1885 của 13 nước Châu Âu và Hoa Kỳ và sau khóa họp của Viện Pháp luật quốc tế ở Lausanne ( Thụy Sĩ) năm 1888, nguyên tắc chiếm hữu thật sự trở thành quan điểm chiếm ưu thế trên thế giới. Điều 3, điều 34 và 35 của Định ước Berlin ký ngày 26 tháng 6 năm 1885 xác định nội dung của nguyên tắc chiếm hữu thật sự và các điều kiện chủ yếu để có việc chiếm hữu thật sự như sau:

- “Phải có sự thông báo về việc chiếm hữu cho các nước ký định ước trên”.

- “Phải duy trì trên những vùng lãnh thổ mà nước ấy chiếm hữu sự tồn tại của một quyền lực đủ để khiến cho các quyền mà nước ấy đã giành, được tôn trọng…”.

Tuyên bố của Viện Pháp luật quốc tế Lausanne năm 1888 đã nhấn mạnh “mọi sự chiếm hữu muốn tạo nên một danh nghĩa sở hữu độc quyền… thì phải là thật sự tức là thực tế, không phải là danh nghĩa”.

Chính tuyên bố trên của Viện Pháp luật quốc tế Lausanne đã khiến cho nguyên tắc chiếm hữu thật sự của định ước Berlin có giá trị phổ biến trong luật pháp quốc tế chứ không chỉ có giá trị với các nước ký định ước trên.

Nội dung chính của nguyên tắc chiếm hữu thật sự là :

1.Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ phải do nhà nước tiến hành. Tư nhân không có quyền thiết lập chủ quyền lãnh thổ vì tư nhân không có tư cách pháp nhân quốc tế, vì quan hệ quốc tế là quan hệ giữa các quốc gia.

2. Sự chiếm hữu phải được tiến hành một cách hòa bình trên một vùng lãnh thổ thật sự là vô chủ (res nullius) hoặc là đã được quốc gia làm chủ chủ động từ bỏ (derelicto). Dùng võ lực để chiếm một vùng lãnh thổ đã có chủ là một hành động phi pháp.

3. Quốc gia chiếm hữu trên thực tế phải thực hiện những hành động chủ quyền ở mức độ tối thiểu phù hợp với các điều kiện tự nhiên và dân cư trên vùng lãnh thổ đó.

4. Việc thực hiện chủ quyền phải liên tục trên vùng lãnh thổ đó.

Ngày 10 tháng 9 năm 1919, công ước Saint Germain đã được các cường quốc lúc bấy giờ ký tuyên bố hủy bỏ định ước Berlin năm 1885 với lý do là trên thế giới không còn lãnh thổ vô chủ nữa và như thế nguyên tắc chiếm hữu thật sự không còn giá trị pháp lý nữa. Song do tính hợp lý của nguyên tắc này, các luật gia trên thế giới vẫn vận dụng nó khi phải giải quyết các vụ tranh chấp chủ quyền trên các hải đảo. Như phán quyết của tòa án trọng tài thường trực quốc tế La Haye tháng 4 năm 1928 về vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Hoa Kỳ và Hà Lan, phán quyết của toà án quốc tế của Liên Hiệp Quốc tháng 11 năm 1953 về vụ tranh chấp các đảo Minquiers và Écrehous giữa Anh và Pháp.

Ngày nay theo luật quốc tế, sự chiếm hữu lãnh thổ phải bao gồm cả hai yếu tố vật chất và tinh thần. Yếu tố vật chất được thể hiện qua việc chiếm hữu thực sự và hành xử chủ quyền trên lãnh thổ đó. Điều này có nghĩa là quốc gia chiếm hữu phải có sự hiện diện thường trực trên lãnh thổ được chiếm hữu, và phải có những hoạt động hoặc những hành vi có tính quốc gia đối với lãnh thổ đó. Sự hành xử chủ quyền phải có tính liên tục. Còn yếu tố tinh thần có nghĩa là quốc gia phải có ý định thực sự chiếm hữu mảnh đất đó. Phải hội đủ hai yếu tố vật chất và tinh thần trên thì sự chiếm hữu mới có hiệu lực. Và sự từ bỏ lãnh thổ cũng phải hội đủ cả hai yếu tố: vật chất, tức là không hành xử chủ quyền trong một thời gian dài, và tinh thần, tức là có ý muốn từ bỏ mảnh đất đó. Phải hội đủ cả hai yếu tố: từ bỏ vật chất và từ bỏ tinh thần thì lãnh thổ đó mới được xem như bị từ bỏ, và trở lại quy chế vô chủ.

Ngoài phương pháp chiếm hữu thực sự và hành xử chủ quyền (occupation và effectivité), một quốc gia cũng có thể thụ đắc chủ quyền qua những phương pháp khác như chuyển nhượng (cession), thời hiệu (prescription), củng cố chủ quyền bằng danh nghĩa lịch sử (consolidation par titre historique),… Phương pháp “củng cố chủ quyền bằng danh nghĩa lịch sử” được áp dụng nếu quốc gia đã sử dụng lâu đời một lãnh thổ khác mà không có phản đối của một quốc gia nào khác.

Những tiêu chuẩn trên đã được áp dụng thường xuyên bởi án lệ quốc tế, trong những bản án về tranh chấp đảo Palmas, đảo Groenland, đảo Minquier và Ecrehous…

Trung quốc có dám không ?

Đinh Kim Phúc - Ngày đăng: 5.7.2009 (theo vanchuongviet.org)

Share this post


Link to post
Share on other sites

THƯ GỬI CON GÁI TRONG NGÀY TÌNH YÊU

Con gái yêu của Ba !

Tháng 2-2009: Con gái yêu của Ba tròn 8 tuổi và đã học đến lớp 2. Con chỉ biết, những ngày này là qua Tết Nguyên đán Kỷ Sửu và mới phải đi học nhưng con vẫn dậy sớm đến trường và thánh thót khoe với Ba mẹ những điểm 9-10 sau mỗi ngày tới trường từ sáng đến tối. Xung quanh con lúc này, chỉ có những bài học; những phút vui cùng bạn bè, cô giáo ở ngôi trường giữa lòng Hà Nội xanh ngắt cây lá và ngập tràn sắc màu xanh đỏ của những bé con má đỏ, môi hồng...; xung quanh con là đầy đủ, no ấm và con chỉ phụng phịu mỗi khi Ba mẹ tắt ti vi trong giờ ăn, không để con dán mắt vào màn hình chiếu Clip quảng cáo, hay phim dành cho thiếu nhi, nhan nhản trên truyền hình cáp...

Tháng 2-1979: Ba cũng tròn 8 tuổi và cũng học lớp 2 như con bây giờ. Hồi ấy, ông nội của con mới phục viên sau hơn 10 năm chiến đấu trong binh chủng tên lửa của Quân đội nhân dân Việt Nam (1965-1978) và cũng theo chân những đoàn quân tiến vào giải phóng Sài Gòn trong năm 1975. Ký ức của Ba về ông nội là chiếc ba lô to đùng đằng sau lưng, trên đó có 1 chiếc khung xe đạp (sau này được lắp thành chiếc xe đạp để ông đi khắp nơi "buôn" chè, củ ấu... nuôi ba và cô Hương, cô Yến học xong Đại học), 1 con búp bê biết nhắm và mở mắt, 1 chiếc ca bằng đuya ra (còn gọi là hăng gô) của lính Mỹ (sau đó và bây giờ, bà Nội của con vẫn dùng để múc nước ở cái bể nước mưa xinh xinh ngay dưới hàng cau trước cửa nhà ở quê)...

Thế nhưng, ký ức mãi không thể quên trong tâm trí của Ba là buổi sáng 18-2-1979 (1 ngày sau khi Trung Quốc cho quân bất ngờ tấn công các tỉnh biên giới phía Bắc), ông Thành, ông Hòa và mấy ông ở gần nhà (cùng đi bộ đội, cùng phục viên, vẫn cùng tụ tập đến nhà mình uống nước trà mỗi tối) đến thì thầm nói chuyện với ông Nội. Câu chuyện của những cựu binh đó là gì, đến khi lớn rồi ba mới hiểu: Các ông thông báo cho nhau tin Trung Quốc tấn công Việt Nam và cùng nhắc nhau chuẩn bị quân tư trang, chuẩn bị lên đường nếu có Tổng động viên. Ba vẫn nhớ: Buổi trưa ngày hôm đó, ông Nội hì hục chuẩn bị quần áo, tư trang gọn vào chiếc ba lô bộ đội và gọi bà Nội bế cô Yến (sinh năm 1977) cùng Ba và cô Hương cũng mới 5 tuổi ra và dặn dò công việc ở nhà. Lúc ấy, trí óc non nớt của Ba mới cảm nhận : Giặc là gì? Là kẻ đã kéo người thân của Ba ra khỏi ngôi nhà và làm xáo trộn cuộc sống gia đình yên ấm...

Tháng 2 và 3 năm 1979, rút cục ông Nội cũng chỉ lên Huyện đội tập trung, huấn luyện sau thời gian ngắn và vẫn ở lại cùng gia đình. Mỗi tuần, chỉ phải trực tự vệ cùng cơ quan. Tuy nhiên, cuộc sống thời chiến thì không chỉ đơn giản trong việc mỗi tuần, ông phải ở cơ quan 2 đêm, thi thoảng lại về nhà muộn, mệt nhoài vì đào hầm hào, huấn luyện... mà cuộc sống thời chiến còn tác động trực tiếp đến Ba và gia đình bé nhỏ của nhà mình.

Hồi ấy và sau này này nữa, Ba say mê đọc những cuốn truyện tranh kể về chiến công của những anh bộ đội - dân quân - du kích chiến đấu với giặc Trung Quốc ở nơi biên giới, những thủ đoạn thâm độc của những kẻ đội mũ vải, đeo "tiết đỏ" và mặc áo 4 túi chỉ muốn chiếm đất của Tổ quốc mình.. Hồi ấy, Ba cùng các bạn trong lớp cũng phải cùng các anh chị, thầy cô trong trường cấp 1 đào giao thông hào ngay trong sân trường (Bây giờ, đoạn giao thông hào ấy đã bị lấp. Nhưng có dịp, Ba đưa con về quê mình, trèo lên núi Voi gần nhà bà Nội, con vẫn thấy những đoạn giao thông hào bị cỏ che kín mà Ba và các anh chị, thầy cô đã đào thời đó). Hồi ấy, mọi nhà đề phải đào hầm, nhà Nội mình cũng đắp 1 chiếc hầm kèo ngay giếng nước. Lúc mới đào xong, Ba và cô Hương - cô Yến cứ rúc rích chui ra, chui vào chơi trốn tìm. Cạnh nhà mình, có nhà bà Dung, kinh tế khá giả nên đào hầm ngầm: Vách trát xi măng, nắp làm bằng bê tông, bậc lên xuống cũng xây gạch, thế nhưng cứ sau mỗi trận mưa, nước lại tràn vào... lưng hầm và rắn rết, ễnh ương - chão chàng bơi lằng nhoằng, đẻ trứng đầy trong đó...

Cứ như vậy đó, Ba lớn lên với những câu chuyện kể ở trường, những trang truyện tranh đọc "ké" ngoài hiệu sách phố huyện, những câu chuyện - lời bàn tán của ông Nội cùng những người bạn bên bàn nước vàng ệch màu đèn dầu và cả những tiếng nói bập bõm, ngang ngang giọng người nước ngoài nói tiếng Việt Nam chìm trong tiếng sôi sè xè phát ra từ chiếc đài chạy pin bé tí mà ông vặn nhỏ hết cỡ, ghé tai vào nghe để biết "tình hình chiến sự"... Tất cả đã dần hình thành trong tâm tưởng Ba về một nỗi ám ảnh, nguy hiểm và đe dọa thường trực được gọi là Trung Quốc.

Tháng 3-2008: Con tròn 7 tuổi và học lớp 1. Buổi sáng Ba ra xe đón lên Nội Bài, bay vào Nha Trang để ra công tác quần đảo Trường Sa, con đứng ngoài đầu ngõ vẫy tay: "Ba về sớm và mua quà cho con nhé!" và lại tất tưởi ngồi sau xe để mẹ chở đến trường, cùng líu lo hát "Em vui vào trường Thành Công B, lấp lánh ban mai chim ca. Em vui vào trường Thành Công B, lá biếc hoa thơm ngọt ngào. Em luôn được thầy cô yêu thương với trái tim của mẹ hiền. Lấp lánh cho con bay cao, giữa trời xanh chim tung cánh bay..." với má đỏ môi hồng cùng lớp. Con có biết, những ngày sau đó, Ba đã cùng hơn 100 người con đất Việt, kề vai nhau trên con tàu HQ 996 của Vùng 4, Hải quân đè sóng biển Đông, xuất phát từ quân cảng Cam Ranh, Khánh Hòa ra với dải đất Trường Sa thân thương đang ưỡn lưng bảo vệ vòng cung hình chữ S

Nửa tháng ra với bộ đội, ở với bộ đội, hóa thân thành bộ đội, cảm nhận - chia sẻ cùng bộ đội và vui - buồn - căm hờn cùng bộ đội, Ba càng thêm yêu Tổ quốc của mình và đau cùng Tổ quốc của mình. Buổi trưa trước khi làm lễ tưởng niệm cho gần 100 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã hy sinh vì lưỡi lê, báng súng, dao găm và đạn AK bắn gần, pháo hạm của lính Trung Quốc khi làm nhiệm vụ giữ đảo trên vùng biển Cô Lin - Gạc Ma xanh ngăn ngắt, lặng lẽ sóng, Ba đã bật khóc ngay trên mũi tàu HQ996. Khóc thật sự và nước mắt thật sự uất ức, chảy tràn trên má, làm ướt mềm quai mũ cứng gắn quân hiệu sao vàng con ạ!. Con có biết không? Những người lính đang nằm dưới biển sâu kia còn rất trẻ. Ba đã vào phòng Truyền thống của E131, Hải Quân và nhìn lại gương mặt họ qua những tấm ảnh. Họ trẻ trung và trong sáng như thể còn ở tuổi học sinh Trung học. Ngay cả những người thuyền trưởng chỉ huy mới mang hàm cấp úy cũng còn trẻ trung, điệu đàng (nhưng đã quyết chiến dùng mọi hỏa lực sẵn có trên những chiếc tàu chỉ có chở đất, đá, bê tông ra xây đảo để bắn trả mãnh liệt vào tàu xâm lược và cho tàu phóng thẳng lên bãi cạn để đánh dấu chủ quyền)...

Vậy mà họ đã nằm xuống vĩnh viễn dưới lòng biển. Họ nằm xuống trong khi ngăn chặn lính Trung Quốc đổ bộ lên chiếm đảo với trang bị đến tận răng. Họ nằm xuống bởi họ là lính công binh Hải quân chỉ có quần đùi, mũ mềm và... tay không ra xây dựng đảo. Họ nằm xuống bởi họ không được "lệnh" từ 1 nơi bí ẩn, nghiêm mật giữa đô thị đầy ánh sáng và no đủ: "Chỉ được ngăn chặn bằng biện pháp mềm dẻo, không được kháng cự, đánh trả"... Dĩ nhiên, da thịt của họ chẳng phải là sắt thép, để chịu đựng những nhát đâm điên cuồng bằng dao găm, lưỡi lê. Gân cốt họ cũng chẳng phải titan để chống lại đạn nhọn của đám lính Trung Quốc điên cuồng xiết cò súng AK để sẵn ở nấc bắn liên thanh... Họ lần lượt nằm xuống, cùng nhau nằm xuống, như vẫn cùng nhau chia ngọt sẻ bùi trong những tháng ngày quân ngũ ít ỏi. Không nằm xuống sao được khi phải căng mắt nhìn lũ ăn cướp thản nhiên, thoải mái giết đồng đội mình và chính bản thân mình?..

Tháng 3-2008 ở Trường Sa, sau khi đã làm lễ truy điệu những cán bộ - chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đang nằm dưới vùng biển Gạc Ma - Cô Lin, Ba và những đồng đội của Ba đã tràn ra hết mũi tàu, 2 bên boong tàu lặng nhìn xuống biển xanh nhớ thương những người con đất Mẹ và không ai bảo ai, tất cả đều quay mặt nhìn về tòa nhà cao vài tầng sừng sững của lính Trung Quốc chiếm đóng trên đảo chìm đã chiếm của ta. Lúc ấy, ánh mắt của ai cũng rất lạ, từ Trung tướng Trưởng đoàn công tác cho đến cô Hạ sĩ đoàn văn công Quân khu 4. Ai cũng ráo hoảnh, chong mắt nhìn tàu địch - công sự của địch chứ không rưng rưng nước mắt khi những bó hương dành cho liệt sĩ cháy bùng lên, cuộn khói bay vòng tròn như những dấu hỏi... Lúc ấy, ba càng thấm thía về Tổ quốc trong tim và Ba đã viết "Viết cho con từ Trường Sa" ngay trong khoang tàu, trong giàn giụa nước mắt, không hiểu con đã đọc trên Blog của Ba chưa ?..

Tháng 3-1988: Lúc ấy Ba đã học lớp 11. Cái buổi chiều đông ngày hôm ấy, Ba cùng ông Nội đã sững sờ khi nghe cô phát thanh viên Đài Tiếng nói Việt Nam đọc chậm danh sách những cán bộ - chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh và mất tích trong khi bảo vệ chủ quyền Tổ quốc tại vùng biển Cô Lin - Gạc Ma. Không thể diễn tả cảm xúc lúc ấy, chỉ biết rằng, đến bây giờ hình như vẫn còn nguyên trong Ba: Uất ức - bức bối như thể có tảng đá đang đè trên ngực (Cảm giác này càng nhân lên gấp bội và thành ám ảnh khi Ba ra với Trường Sa). Ngay sáng ngày hôm sau, cái lớp 11B3 của Ba ngày ấy đã không thể học được và hết thảy, những thằng con trai trong lớp đã làm đơn tình nguyện đi bộ đội, cùng con trai các lớp khác kéo đến đứng đen đặc, câm lặng trước phòng thầy Hiệu phó cũng đang đỏ hoe mắt vì có con trai đang đóng quân trên quần đảo Trường Sa.

Con có biết không? Ở gần nhà bà Nội mình có 1 dãy núi, gọi là núi Xuân Sơn, cạnh núi có 1 đoàn 679 của Quân chủng Hải quân đóng và trong dãy núi đó có rất nhiều hầm để bộ đội chứa tên lửa đất đối hải. Thi thoảng, những chiếc xe hàng vài chục bánh lại phun khói chở những ống tên lửa khổng lồ đi đâu đó. Hồi ấy, Ba và các bạn rất muốn vào bộ đội tên lửa Hải quân để điều khiển những quả tên lửa bắn nát tàu Trung Quốc...

Tháng 2 năm 2009 này: Tròn 30 năm ngày Trung Quốc cho quân bất ngờ tấn công dọc tuyến biên giới nước ta; gần tròn 21 năm Trung Quốc cho quân đánh chiếm một số đảo chìm, bãi cạn của Tổ quốc ta trên quần đảo Trường Sa.

Ngày Tình yêu 14-2,ngày Thứ 7. Ba không đưa con đi mua quà tặng cho mẹ Hằng mà ngồi từ trưa đến tối để vào mạng, đọc những dòng của các ông - các bác cựu binh viết về sự kiện tháng 2-1979 và tháng 3-1988. Đọc xong để viết những dòng này cho con và mẹ Hằng cùng những bạn bè của Ba đang ấm cúng bên vợ - người yêu - người tình bên nến hồng, rượu vang. Viết để nhớ một thời bao người đã đổ máu, góp xương cho mỗi tấc đất biên cương nơi xa hút. Sau này, con có đi Lạng Sơn sắm đồ Tàu, lên Trùng Khánh - Cao Bằng ăn hạt dẻ, ngắm thác Bản Giốc, lên Hà Giang tắm nước nóng Thanh Thủy, lên Lào Cai nghỉ ở Sa Pa, lên Lai Châu tắm thuốc người Dao, ngắm ruộng bậc thang, xem hoa Ban đầu xuân, ra Trường Sa câu cá chuồn đêm trăng... Con hãy nhẹ chân và vào nghĩa trang liệt sĩ thắp hương cho các ông, các bác, các chú đã nằm xuống trong những năm tháng chống giặc xâm lược Trung Quốc trên những vùng đất yên thương của TỔ QUỐC mình con nhé!..

Hà Nội, 21 giờ ngày 14-2-2009

Thành viên Mai Thanh Hai (trích đăng trong website của Trung Tâm Dữ Liệu Hoàng Sa - Diễn đàn HS)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay