Hà Uyên

PHÂN BIỆT BỆNH TRÚNG PHONG VÀ TAI BIẾN NÃO

21 bài viết trong chủ đề này

Người bệnh đột ngột mê mang bất tỉnh nhân sự,cấm khẩu,sùi bọt mép,chân tay co quắp (hoặc mềm nhũn),tiểu tiện hoặc đại tiện dầm dề...

Đối vơí bệnh trạng này,việc sơ cấp cứu ban đầu đóng vai trò vô cùng quyết định đến tính mạng và sự hồi phục của bệnh nhân sau này.

Trước bệnh nhân trên ,ta cần bình tĩnh phân biệt đó thuộc về chứng "trúng phong" hay thuộc về thể bệnh khác như "tai biến mạch máu não","hạ đường huyết","tăng urê huyết"...

Nếu không nhận định kỹ, để có biện pháp sơ cấp cứu thích hợp cho từng loại bệnh sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc: làm bệnh nhân chết oan, hay để lại di chứng nặng nề sau khi hồi phục.

Biểu hiện lâm sàng chứng trúng phong rất gần với chứng "tai biến mạch máu não".

*Cách phân biệt: bệnh chứng "trúng phong" vơí bệnh chứng "tai biến mạch máu não" như sau:

Để phân biệt, ta dùng nghiệm pháp "bấu da": dùng ngón cái và ngón trỏ của hai bàn tay "bấu''lên da ở vùng ngực hay vùng bụng, lưng của bệnh nhân. Sau 1 phút buông tay ra.

Nhận định:

- Nếu chổ da đã "bấu"nổi lên "dấu bầm tím" có hình thoi: tức là có hiện tượng "ứ trệ tuần hoàn dưới da", đó là bệnh chứng "trúng phong"; Nếu vùng da chỉ đỏ ửng rồi tan dần, không thấy dấu bầm tím tức là không có dấu hiệu "ứ trệ tuần hoàn dưới da", đó không phải là dấu hiệu bệnh chứng trúng phong.

*Cách sơ cấp cứu bệnh trúng phong.

Sau khi xác định mê man do trúng phong, chúng ta khẩn trương làm thủ pháp "bắt gân".

Cần khẩn trương thứ tự làm các động tác tại 9 vị trí sau:

1/Vị trí giữa lõm mũi(huyệt Nhân trung)

-Bàn tay trái đỡ gáy nạn nhân.

-Bàn tay phải dùng ngón cái bấm mạnh vào lõm sống mũi của nạn nhân khoãng 5-10 lần

2/Điểm giữa 2 lông mày(huyệt Ấn đường)

-Bàn tay trái đỡ gáy nạn nhân.

-Bàn tay phải,ngón cái bấm mạnh vào điểm giữa 2lông mày khoảng 5-10 lần.

3/Hai điểm dưới 2 dái tai gần huyệt ế phong

-Dùng 2 ngón cái và trỏ của cả 2 bàn tay bóp vào điểm dưới 2 dái tai ở góc hàm dưới giựt mạnh ra 5-10 lần.

4/Hai gân ót:

-Bóp vào 2gân gáy,gựt mạnh ra 5-10lần

5/Hai gân vai(huyệt kiên tỉnh)

-bóp mạnh vào 2 gân của 2 vai, giựt mạnh ra 5-10 lần.

6/ Hai gân ngực(huyệt trung phủ)

-Bóp mạnh vào 2 gân ngực gần nách giựt mạnh 5-10 lần.

7/Hai gân ở 2 bên hông

-Bóp mạnh vào 2 gân ở 2 bên hông(ngang thắt lưng giật mạnh 5-10 lần.

8/Hai gân háng( bẹn)

-Bóp mạnh vào 2 gân ở hai bên háng giật mạnh.

9/Hai gân gối(huyệt huyết hải)

-Bóp mạnh vào hai gân gối phía bên trên đầu gối gần huyệt huyết hải giật mạnh 5-10 lần.

**Giải thích cơ chế của việc bắt gân:

Khi phong hàn nhập vào cơ thể sẽ tác động lên hệ tk gây phản xạ ngừng tim ,ngừng thở; tác động lên nội tiết gây nên co mạch dưới da dẫn đến ứ trệ tuần hoàn dưới da.

Các điểm "bắt gân" này là các vị trí thần kinh của gân-cơ nhạy cảm trên cơ thể.Các tác động này sẽ tạo ra cung phản xạ mạnh,làm hưng phấn các trung khu thần kinh (hô hấp ,tuần hoàn)đang bị ức chế.Nhờ vậy hô hấp ,tuần hoàn,tri giác được hưng phấn hoạt động trở lại .người bệnh sẽ được hồi tỉnh sau 3-5 phút.

Như vậy đối với bệnh trên việc sơ cấp cứu ban đầu này vô cùng quan trọng;vì để não thiếu oxy trong vòng 6 phút thì khả năng phục hồi của người bệnh rất thấp.Nên khi gặp những trường hợp thế này mà không biết cách sơ cấp cứu,cứ vực lên xe chở thẳng đến BV thì có khi bệnh nhân phải chịu ra đi oan ức!

Trong quá trình "bắt gân"vẫn có thể kết hợp với thủ pháp trích máu thập tuyên(10 đầu ngón tay),châm huyệt dũng tuỵền(dưới gan bàn chân).Hoặc có thể kết hợp với việc hà hơi thổi ngạt,xoa bóp tim ngoài lòng ngực...

Đây là phương pháp sơ cấp cứu được dược lưu truyền rộng rãi trong dân gian.

Tôi đã dùng phương pháp này sơ cấp cứu cho không ít người rồi.Nay tôi viết lên đây dựa trên tài liệu của BS Đỗ Văn Sơn,với lòng mong mỏi nhiều người được biết và ứng dụng phương pháp này.

@ Kinh nghiệm của tôi khi đứng trước bệnh nhân ngừng tim ngừng thở,thì trước tiên nên vạch mắt họ ra xem đồng tử của họ có nở lớn ra chưa;trích máu 10 đầu ngón tay xem máu đã dẻo chưa;nếu đồng tử nở lớn,máu

đã dẻo tức là người bệnh đã chết rồi,đừng cố gắng vô ích.

**CÁCH SƠ CẤP CỨU ĐỘT QUỴ DO TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

"Tai biến mạch máu não"có biểu hiện lâm sàng rất giống với chứng "trúng phong".

Sau khi làm nghiệm pháp "bấu da"thấy không xuất hiện vết"bầm tím"thì xác định đó không phải là "trúng phong" thì cần phải để bệnh nhân nằm thật yên,không được làm chuyển động bệnh nhân nhiều; vì làm chuyển động thì mạch máu đang căng của bệnh nhân sẽ bị vỡ,có thể làm cho bệnh nhân tử vong ngay ,hoặc không bao giờ bình phục lại nữa.

Ta khẩn trương thực hiện các thao tác sau:

- Nhẹ nhàng đỡ gối đầu bệnh nhân trên bàn tay trái;ngón cái tay phải còn lại bấm mạnh vào huyệt nhân trung 5-10 lần.

- Dùng kim châm cứu, hoặc kim may đã sát trùng chích vào 10 đầu ngón tay cách móng 1mm (huyệt thập tuyên) rồi vuốt dọc theo chiều các ngón tay cho đến có máu chảy ra.

-Tiếp sau vuốt theo vành tai xuống dái tai cho đỏ hồng rồi dùng kim chích vào dái tai nặn ra vài giọt máu.

Chừng 1-2 phút bệnh nhân sẽ tỉnh lại,huyết áp sẽ hạ xuống thấp hơn.Chờ thêm vài phút bệnh nhân khoẻ hơn rồi chuyển bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị tiếp theo.

@ Giải thích:Các huyệt Thập tuyên có tác dụng khai khiếu,tỉnh thần,tiết nhiệt,trấn kinh,điều hoà huýêt áp;phối hợp với huyệt Nhân trung có tác dụng hồi sinh chống choáng rất tốt nên có hiệu quả rất tốt trong việc sơ cấp cứu này.

Ta có thể phối hợp thêm 10 huyệt ở 10 đầu ngón chânvà huyệt Dũng tuyền ở lòng bàn chân nữa.

Sở dĩ ở đây ta không áp dụng biện pháp"bắt gân"vì bắt gân thì dễ làm cơ thể bệnh nhân lay động nhiều dễ vỡ các mạch máu đang căng!

Tôi đã có kinh nghiệm tương đối nhiều về tính hiệu quả của phương pháp này.Mong quý vị cứ bình tỉnh,tự tin áp dụng.

Để kiểm tra về tính hiệu quả về tác dụng hạ áp huyết của huyệt ''thập tuyên'' quý vị có thể áp dụng thử trên bệnh nhân đang cao huyết áp ở mức mà trước đây phải dùng thuốc để hạ áp ngay thì các bạn sẽ thấy ngay tính hiệu quả của nó.Nhanh hơn dùng thuốc nhiều,lại vừa an toàn không bị tác dụng phụ nữa.

Nguôn: http://www.vanhoaphuongdong.com/forum/showthread.php?t=6597

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa bác Hà Uyên,

Cảm ơn bác bài viết bổ ích quá.

Những thao tác này cần chính xác, gọn và nhanh chóng, nếu có hình minh họa thì tốt biết mấy....

Share this post


Link to post
Share on other sites

HUYỆT THẬP TUYỀN

1- Huyệt Thiếu thương

Huyệt này có tên riêng Qủy tín thuộc Thủ Thái âm Phế Kinh, chỗ mạch khí hay phát ra, thuộc mộc.
a) Tìm huyệt: Huyệt này ở phía trong ngón tay cái, cách ngón tay một phân năm.
:unsure: phương pháp châm cứu: Đầu kim hướng về phía trên đâm vào 1 phân: - Cấm cứu. Có thể dùng kim ba khía (Tam Lăng) châm huyệt này cho ra máu.

Posted Image

Posted Image Vui lòng chờ... Init()

Share this post


Link to post
Share on other sites

HUYỆT THẬP TUYỀN THỨ 2: Huyệt Thiếu xung

Huyệt này có tên riêng là Kinh thỉ, Thủ Thiếu âm tâm mạch phát ra, thuộc mộc.
a) Tìm huyệt:
Ở bên trong ngón tay út cách móng tay 1 phân là vị trí của huyệt.
:unsure: Phương pháp châm cứu:
Phương pháp châm cũng như huyệt Thiếu Thương.
c) Chủ trị : Thần kinh làm cho tim yếu, bàn tay đau nhức đến cùi chỏ, tay không ngay ra được, thần kinh ở hông đau, nảo sung huyết, vàng da.
d) Phương pháp phối hợp :
Hợp với huyệt Khúc trì trị nóng nhiều.
e) Tham khảo các sách:
- Sách Đại thành nói : chuyên trị bộ sinh dục nóng, trước châm huyệt Hành giang để tả can (cho gan mát) sau châm huyệt Thiếu xung.
- Phú Ngọc Long nói: chuyên trị tim yếu, hơi nóng bị bế tắc. Y học sử của Tiểu xuyên Chánh Tu nói: huyệt này có công năng trị tay co rút, tim yếu ngủ hay giựt mình.
- Quyển Revue internationnale d’acupuncture nói: Huyệt Thiếu xung trĩ máu lên, cổ, đầu đau nhức.
g) Nhận xét chung: Huyệt Thiếu Xung thuộc Tâm kinh , ở nơi đầu ngón tay út, nó có công năng làm cho thần kinh sống động, nên những bịnh như trên châm huyệt nầy có tác dụng làm cho thần kinh phản xạ và trị những chứng bịnh nhiệt độ lên cao, nó làm cho an thần, giải nóng mát huyệt.


Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

HUYỆT THẬP TUYỀN THỨ 3: Trung xung

Mạch ở tim phát ra thuộc mộc huyệt, thuộc đường kinh THỦ KHUYẾT ÂM TÂM BÀO LẠC

a) Tìm huyệt:

Bên trong ngón tay giữa, cách móng tay 1 phân 5 là vị trí của huyệt.

:unsure: Phương pháp châm cứu:

Châm sâu 1 phân, hoặc dùng kim 3 khía châm cho ra máu. Đốt 1 liều.

c)Chủ trị:

Tìm viêm, trẻ con cam tích, bịnh nóng, không có mồ hôi, nảo sung huyết.

d)Phương pháp phối hợp :

Hợp với huyệt Kim tân, huyệt Ngọc dịch trị dưới lưỡi sưng .Hợp với huyệt Nhân trung bị trúng phong.

e) Tham khảo các sách:

Kinh Thần Nông nói: huyệt Trung xung trẻ con trúng gió hoặc không có mồ hôi.

Sách châm cứu Bí quyết (Nhựt) nói: huyệt này trị nhức tay, con nít khóc đêm.

g) Nhận xét chung:

Huyệt Trung xung Tâm Bào lạc thuộc mộc, mộc sanh hoả vì thế tả không nên bổ. Nó có công năng thanh tâm khai, uất, làm cường tráng nội tạng.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

HUYỆT THẬP TUYỀN THỨ 4: huyệt Quan xung

Mạch Thủ thiếu dương Tam tiêu phát ra thuộc Kim huyệt.

a) Tìm huyệt: Bên ngoài ngón tay thứ tư (ngón vô danh) cách móng tay hơn 1 phân là vị trí của huyệt.

:unsure: Phương pháp châm cứu: Châm sâu 1 phân hoặc dùng kim 3 khía châm cho ra máu. Đốt, cứu 1 liều.

c) Chủ trị: Nhức đầu, Giác mạc bị mây trắng che, thần kinh phía trước cánh tay nhức (không dơ lên được). năm ngón tay đau nhức, cam tích, ụa khan, hầu tê, đau nhức.

d) Tham khảo các sách:

Kinh Giáp ất nói: cùi chỏ đau không thể đưa lên mặc áo được, đầu nhức xây xẩm, cảm nhức, mặt nám đen, vai xương sống nhức, không thể day qua lại được nên lấy huyệt Quan xung làm chủ.

Sách Bảo Mạng nói: Mắt lớn, vành mắt nhức, châm huyệt Quang xung rất hay. Phú Ngọc Long nói: Nóng nhiều ở Tam tiêu, nên châm huyệt này.

Sách Đồ dực nói: nơi tam tiêu nóng, miệng khát, môi nóng, miệng hôi nên tả huyệt này cho ra máu.

Sách Châm cứu trị liệu của Thái Lang (Nhựt) nói: môi khô, khát nước, nóng lạnh nên châm huyệt này.

Sách Acupuncture Chinoise nói: mắt nhức, thở hào hền, nên châm huyệt Quan xung cho ra máu.

e) Nhận xét chung:

Huyệt này trị bịnh ở Tâm bào lạc biến chứng làm cho hầu tê, đơ lưỡi, miệng khô tim nóng đau.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

HUYỆT THẬP TUYỀN THỨ 5: huyệt Thương dương

Huyệt này có tên riêng Tuyệt Dương, Kinh, Thủ Dương Minh Đại Trường mạch khí chạy ra, huyệt này thuộc Kim.

a) Tìm huyệt: Huyệt này nằm trong ngón tay trỏ cách móng tay 1 phân 5.

:unsure: Phương pháp châm cứu: Châm sâu 1 phân 5, mũi kim xỉa lên, thường dùng kim ba khía châm cho ra máu. Cấm đốt, cấm cứu.

c) Chủ trị

- Lên máu - Lổ tai lùng bùng.

- Mặt có mụt - Tai điếc,

- Răng nhức - Sốt rét

- Sưng hàm - Quáng gà,

- Thân kinh nhức và tê.

d) Phương pháp phối hợp

Châm với huyệt Thái Khê trị rét có công hiệu.

e) Tham khảo các sách:

Sách đồng Nhơn nói: - Mắt quáng gà đốt 3 liều, mờ bên trái đốt bên phải mờ bên phải đốt bên trái. ??

Sách Nghiên cứu sinh lý học: - Ông Câu Lang nhứt Phùng (Nhật) nói: huyệt Thương Dương phối hợp với huyệt Thái Khê, huyệt Liệt khuyết trị bệnh sốt rét kinh niên.

Theo Théorie et Pratique de l’Acupuncture của bác sĩ J.Lavier: - Huyệt Thương dương, phối hợp với huyệt Hiệp Cốc huyệt Thông Hội, trị lùng bùng lỗ tai và lỗ tai điếc.

f) Nhận xét chung:

Ruột già và phổi có quan hệ mật thiết, phổi chủ về da. Khi ngoại cảm hơi lạnh nhiểm vô chân lông nên châm huyệt Thương dương, huyệt Nhị Gian, huyệt Hiệp Cốc, huyệt Khúc Trì cho máu huyết được lưu thông.

Những người bị nóng, máu lên nhiều, sưng hàm, cổ đau, hay suyển thì châm với Thập Nhị Tinh Huyệt cho ra máu thì người bệnh được nhẹ.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites
Hai tay, mỗi tay 5 huyệt, nên được gọi là Thập tuyền.

Share this post


Link to post
Share on other sites

THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU KINH

手少阳三焦经

Posted Image

THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU KINH

TỔNG CỘNG 23 HUYỆT

Posted Image

1. Quan xung

2. Dịch môn

3. Trung chủ

4. Dương trì

5. Ngoại quan

6. Chi câu

7. Hội tông

8. Tam dương lạc

9. Tứ độc

10. Thiên tỉnh

11. Thanh lãnh uyên

12. Tiêu lạc

13. Nhu hội

14. Kiên liêu

15. Thiên liêu

16. Thiên dũ

17. Ế phong

18. Khế mạch

19. Lư tức

20. Dác tôn

21. Nhĩ môn

22. Hoà liêu

23. Ty trúc không

TÁC DỤNG VÀ THỰC HÀNH TỪNG HUYỆT

Posted Image

Đường Kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu

Bản Đồ Tý Ngọ Lưu Chú

Kinh Chạy Giờ Hợi

Posted Image

1-Tên Huyệt: (QUAN XUNG)

Quan = cửa ải; Xung = xung yếu. Ý chỉ rằng kinh mạch làm cho khí huyết mạnh lên . Huyệt là cửa ải của 2 huyệt Thiếu Xung (Tm.1) và Trung Xung (Tb.9), vì vậy gọi là Quan Xung (Trung Y Cương Mục).

Xuất Xứ:

Posted Image

Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 1 của kinh Tam Tiêu.

+ Huyệt Tỉnh, thuộc hành Kim.

Vị Trí:

Ở bờ trong ngón tay áp út, cách chân móng 0, 1 thốn.

Giải Phẫu:

Dưới da là xương, ở giữa chỗ bám gân ngón đeo nhẫn của cơ gấp chung ngón tay sâu vàcơ duỗi chung ngón tay, bờ trong của đốt 3 xương ngón tay thứ tư.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh trụ và dây thần kinh quay.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C8 hoặc D1.

Tác Dụng:

Sơ khí hóa ở kinh lạc, giải uất nhiệt ở Tam Tiêu.

Chủ Trị:

Trị đầu đau, họng viêm, sốt cao.

Phối Huyệt:

1. Phối Dịch Môn (Ttu.2) + Phong Trì (Đ.20) + Thiên Trụ (Bq.10) + Thương Dương (Đtr.1) trị nhiệt bệnh không ra mồ hôi, cảm phong nhiệt (Giáp Ất Kinh).

2. Phối [Túc] Khiếu Âm (Đ.44) + Thiếu Trạch (Ttr.1) trị họng tê, lưỡi rụt, miệng khô (Thiên Kim Phương).

3. Phối Nhiên Cốc (Th.2) + Thừa Tương (Nh.24) + Ý Xá (Bq.49) trị tiêu khát, uống nước nhiều (Bị Cấp Thiên Kim Phương).

4. Phối Đại Hoành (Ty.15) trị trẻ nhỏ bị uốn ván (Bách Chứng Phú).

Phối Thiếu Thương (P.11) + Thiếu Trạch (Tr.1) + Thiếu Xung (Tm.9) + Thương Dương (Đtr.1) + Trung Xung (Tb.9) trị trúng phong bất tỉnh (Châm Cứu Đại Thành).

6. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Liệt Khuyết (P.7) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) trị tiêu khát (ChâmCứu Đại Toàn).

7. Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Dũng Tuyền (Th.1) + Phong Long (Vi.40) + Thiếu Thương (P.11) + Thiếu Xung (Tm.9) trị họng sưng đau (Y Học Cương Mục).

8. Phối Á Môn (Đc.15) trị nói khó, nói ngọng (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Châm Cứu:

Châm thẳng 0, 1 - 0, 2 thốn hoặc châm nặn máu. Cứu 1 - 3 tráng - ôn cứu 5 - 10 phút.

Tham Khảo:

(Thiên ‘Nhiệt Bệnh’ ghi: “Họng đau, lưỡi co rút, miệng khô, Tâm phiền, Tâm thống, mặt trong cánh tay đau, tay không giơ lên đầu được, nên châm ở ngón tay áp út, phía ngón út, cách gốc móng 1 lá hẹ [h. Quan Xung] (LKhu 23, 56).

(Thiên ‘Quyết Bệnh’ ghi: Tai điếc, Thủ huyệt ở ngón tay áp út, chỗ giao nhục với móng tay [h. Quan Xung], (LKhu 24, 26).

Share this post


Link to post
Share on other sites

THỦ QUYẾT ÂM TÂM BÀO

TỔNG CỘNG 9 HUYỆT

Posted Image

1.Thiên trì

2.Thiên tuyền

3.Khúc trạch

4.Khích môn

5.Gian sử

6.Nội quan

7.Đại lăng

8.Lao cung

9.Trung xung

Share this post


Link to post
Share on other sites

THỦ THÁI ÂM PHẾ KINH

手太阴肺经

Posted Image

THỦ THÁI ÂM PHẾ KINH

Tổng Cộng 11 Huyệt

Posted Image

1.Trung phủ

2.Vân môn

3.Thiên phủ

4.Hiệp bạch

5.Xích trạch

6.Khổng tối

7.Liệt khuyết

8.Kinh cừ

9.Thái uyên

10.Ngư tế

11.Thiếu thương

Tác Dụng Và Thực Hành Từng Huyệt

Posted Image

Đường Kinh Của Thủ Thái Âm Phế Kinh

Bản Đồ Tý Ngọ Lưu Chú Giờ Dần

Posted Image

11-Tên Huyệt: (THIẾU THƯƠNG)

Trương-Chí-Thông, khi chú gia?i ‘Linh Khu’, đã gia?i thích rằng: ‘Kinh Thu? Thái Âm chủ về khí bất cập cu?a Kim Khí mùa Thu, vì vậy gọi huyệt này là Thiếu Thương (P.11) ’.

Tên Khác:

Quỷ Tín (Thiên).

Xuất Xứ:

Thiên ‘Bản Du’ (L.Khu 2).

Đặc Tính:

=Huyệt thứ 11 của kinh Phế.

=Huyệt Tỉnh của kinh Phế, thuộc hành Mộc.Posted Image

=1 trong ‘Thập Tam Quy? Huyệt’ với tên gọi là Quy? Tín.

=Là huyệt cổ điển trị tai ù do Tông khí hư (thiên ‘Khẩu Vấn’ - L.Khu 28).

=Huyệt quan trọng để phát hãn.

Vị Trí:

Tại bờ ngoài ngón tay cái, cách góc móng tay 0, 1 thốn về phía tay quay. Hoặc huyệt nằm ở nơi gặp nhau tiếp giáp da gan - mu tay và đường ngang qua góc chân móng ngón tay cái.

Giải Phẫu:

Dưới da là xương, huyệt ở dưới chỗ bám của gân cơ duỗi dài ngón tay cái. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh quay.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.

Tác Dụng:

Sơ tiết hỏa xung nghịch cu?a 12 kinh khí, thanh Phế nghịch, thông kinh khí, thông lợi vùng họng.

Chủ Trị:

Trị sốt, amydale viêm, trúng gió, hôn mê, động kinh, khó thở.

Phối Huyệt:

1-Phối Lao Cung (Tb.8) trị nôn ra máu (Thiên Kim Phương).

2-Phối Đại Lăng (Tb.7) trị ho, suyễn (Thiên Kim Phương).

3-Phối Hợp Cốc (Đtr.4) trị họng sưng đau, không nuốt cơm nước được (Châm Cứu Đại Thành).

4-Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thiên Đột (Nh.22) trị họng sưng đau (Châm Cứu Đại Thành).

5-Phối Quan Xung (Ttu.1) + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Thiếu Xung (Tm.9) + Thương Dương (Đtr.1) + Trung Xung (Tb.9) trị trúng phong hôn mê, đờm dãi khò khè (Châm Cứu Đại Thành).

6-Phối Thiên Đột (Nh.22) trị ho (Châm Cứu Đại Thành).

7-Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Dũng Tuyền (Th.1) + Phong Long (Vi.40) + Quan Xung (Ttu.1) + Thiếu Xung (Tm.9) trị họng đau (Y Học Cương Mục).

8-Phối Nhân Trung (Đc.26) + Thu?y Tuyền (Th.5) trị trẻ nhỏ bị kinh phong (Y Học Nhập Môn).

9-Phối Giác Tôn (Ttu.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Kim Tân + Ngọc Dịch trị amygdale viêm (Trung Quốc Châm Cứu Học).

10-Phối Thương Dương (Đtr.1) trị ho gà (Châm Cứu Học Thượng Hải).

11-Châm Hợp Cốc (Đtr.4) + Thiếu Thương (P.11) [xuất huyết] trị amydale viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Châm Cứu:

Châm thẳng 0, 1 - 0, 2 thốn hoặc châm xiên hoặc dùng kim tam lăng châm nặn ra máu.

Ghi Chú:

(Đàn bà có thai cần cẩn thận khi cứu.

(Trị mắt đỏ, họng đau nên châm nặn ra máu.

(Trị chứng tâm thần phân liệt nên ôn cứu hơn châm.

Tham Khảo:

(Thiên ‘Nhiệt Bệnh’ ghi: “Nhiệt bệnh trong 7 ngày, 8 ngày, mạch Mạch khẩu đóng, suyễn và hơi thở ngắn, nên châm ngay, tức thì mồ hôi sẽ tự ra, châm cạn huyệt nằm ở trong khoảng ngón tay cái [huyệt Thiếu Thương (P.11) ] (LKhu 23, 10).

(Thiên ‘Khẩu Vấn’ ghi: “Chứng tai ù, bổ huyệt Khách Chủ Nhân + huyệt nằm ở đầu ngón tay cái giáp thịt gần móng tay [huyệt Thiếu Thương (P.11) ] ” (LKhu 28, 46).

(“Thiên ‘Mậu Thích Luận’ ghi: “Tà khách ở lạc của thủ Dương minh làm cho người ta bị khí đầy tức ở ngực, suyễn, thở gấp, hông sườn tức, giữa ngực nóng, châm ở gốc móng ngón tay trỏ (Thương Dương) và ngón cái (Thiếu Thương), cách khoảng 1 lá hẹ. Đau bên phải châm bên trái, đau bên trái châm bên phải. Trong khoảng thời gian ăn xong bữa thì khỏi bệnh” (TVấn 63, 12).

Share this post


Link to post
Share on other sites

THỦ DƯƠNG MINH ĐẠI TƯỜNG KINH

手阳明大肠经

Posted Image

THỦ DƯƠNG MINH ĐẠI TRƯỜNG KINH

20 HUYỆT VỊ

Posted Image

1- Thương dương

2- Nhị Gian

3- Tam Gian

4- Hợp Cốc

5- Dương Khuê

6- Thiên Lịch

7- Ôn Lưu

8- Hạ Liêm

9- Thượng Liêm

10- Thủ Tam Lý

11- Khúc Trì

12- Trữu Liêu

13- Ngũ Lý

14- Tý Nhu

15- Kiên Ngung

16- Cự Cốt

17- Thiên Dỉnh

18- Phù Đột

19- Hoà Liêu

20- Nghinh Hưng

Tác Dụng Và Thực Hành Từng Huyệt :

Posted Image

Đường Kinh Chạy Dương Minh Đại Trường

Bản Đồ Tý Ngọ Lưu Chú

Kinh Chạy Giờ Mẹo

Posted Image

1-Tên Huyệt: ( Thương Dương )

Huyệt thuộc kinh Dương Minh (thuộc Dương), là nơi tiếp nhận khí từ Phế (âm) chuyển sang ( như 1 hình thức buôn bán - thương), vì vậy gọi là Thương Dương (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Tuyệt Dương.

Xuất Xứ:

Thiên ‘Ba?n Du’ (LKhu.2).

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 1 của kinh Đại Trường.

+ Tỉnh huyệt của kinh Đại Trường, thuộc hành Kim.

+ Nơi nhận khí của Phế kinh chuyển đến.

+ Điểm khở i đầu Kinh Cân Đại Trường.Posted Image

Vị Trí:

Huyệt ở góc ngoài chân móng ngón tay trỏ cách khoãng 1mm.

Giải Phẫu:

Dưới da là phía ngoài chỗ bám gân duỗi ngón trỏ của cơ duỗi chung các ngón tay, bờ ngoài đốt 3 xương ngón tay trỏ.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh quay.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7.

Tác Dụng:

Giải biểu, thoái nhiệt, sơ tiết tà nhiệt ở Dương minh kinh.

Chủ Trị:

Trị ngón tay trỏ đau, ngón tay trỏ tê, răng đau, hàm đau, họng đau, thần kinh mặt đau do rối loạn ở kinh cân, tai ù, điếc, sốt cao mê sa?ng, mắt đau nhức.

Phối Huyệt:

1. Phối Dịch Môn (Ttu.2) + Quan Xung (Ttu.1) + Phong Trì (Đ.20) + Thiên Trụ (Bq.10) trị nhiệt bệnh mà mồ hôi không ra (Giáp Ất Kinh).

2. Phối Cự Liêu (Vi.3) + Đồng Tư? Liêu (Đ.1) + Lạc Khước (Bq.8) + Thừa Quang (Bq.6) + Thượng Quan (Đ.3) trị cận thị, thanh manh (Thiên Kim Phương).

3. Phối Dương Cốc (Ttr.5) + Hiệp Khê (Đ.43) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Lao Cung (Tb.8) + Lệ Đoài (Vi.45) + Uyển Cốt (Ttr.4) trị sốt không ra mồ hôi (Châm Cứu Tụ Anh).

4. Phối Quan Xung (Ttu.1) + Thiếu Thương (P.11) + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Thiếu Xung (Tm.9) + Trung Xung (Tb.9) trị trúng phong bất tỉnh, đờm khò khè (Châm Cứu Đại Thành).

5. Phối Thái Khê (Th.3) trị sốt rét thể hàn (Bách Chứng Phú).

6. Dùng kim tam lăng châm nặn máu Thương Dương (Đtr.1) + Thiếu Thương (P.11) + Trung Xung (Tb.9) + Thiếu Xung (Tm.9) trị trúng phong bất tỉnh (Loại Kinh Đồ Dực).

Châm Cứu:

Châm xiên hoặc thẳng, sâu 0, 1 - 0, 2 thốn. Cứu 1 - 3 tráng. Ôn cứu 5 - 10 phút.

* Ghi Chú:Trường hợp sốt cao, họng viêm cấp, bất tỉnh, dùng kim Tam lăng châm cho ra máu.

Tham Khảo:

(“Thiên ‘Thích Nhiệt’ ghi: “ Bệnh nhiệt, đầu tiên đau ở cánh tay, châm thủ Dương minh (Thương Dương) và Thái âm (Thiếu Thương), mồ hôi ra thì thôi” (TVấn 32, 31).

(“Thiên ‘Mậu Thích Luận’ ghi: “Tà khách ở lạc của thủ Dương minh làm cho người ta bị khí đầy tức ở ngực, suyễn, thở gấp, hông sườn tức, giữa ngực nóng, châm ở gốc móng ngón tay trỏ (Thương Dương) và ngón cái (Thiếu Thương), cách khoảng 1 lá hẹ. Đau bên phải châm bên trái, đau bên trái châm bên phải. Ăn xong bữa thì khỏi bệnh” (TVấn 63, 12).

Share this post


Link to post
Share on other sites

TÂY Y: CƠN TĂNG HUYẾT ÁP KỊCH PHÁT

1.Triệu chứng:

- Cơn xảy ra đột ngột, sau gắng sức hoặc stress, khi thay đổi thời tiết, bị nhiễm lạnh…

- Huyết áp tăng cao ≥200/≥120mmHg, có khi tăng rất cao ≥260/≥140mmHg. Có thể chỉ có tăng huyết áp tâm thu đơn thuần.

- Bệnh nhân đau đầu, đỏ mặt bừng, chóng mặt, chuếnh choáng, có thể có buồn nôn, nôn, có khi giảm thị lực, lẫn lộn…

2. Xử trí:

Mục tiêu là dùng các biện pháp khẩn trương đưa huyết áp xuống dưới mức nguy hiểm, thông thường chỉ tới 170 – 180/110mmHg, sau đó huyết áp sẽ dần trở về mức cũ.

- Cho bệnh nhân nằm nghỉ nơi yên tĩnh.

- Nếu huyết áp tăng rất cao ≥200/≥120mmHg:

Lasix 20mg x 1 ống tiêm tĩnh mạch.

Chọc thủng viên nang Adalate 10mg, nhỏ III giọt vào dưới lưỡi, thuốc có tác dụng ngay sau 3 - 5 phút, đạt mức tối đa sau 15 - 20 phút, kéo dài 4 -5 giờ. Theo dõi huyết áp, nếu vẫn còn cao ≥200/≥120mmHg thì sau 30 phút lại nhỏ thêm III giọt nữa. Chú ý nhỏ nhiều Adalate thì huyết áp giảm rất nhanh nguy hiểm!

Hoặc Captopril 25mg x 1 viên nhai và ngậm trong miệng, thuốc có tác dụng sau 15 - 20 phút, kéo dài 60 phút.

An thần: Seduxen 5mg x 1 viên.

Tiếp tục dùng liều thuốc hạ áp trong ngày.

Với bệnh nhân chưa dùng thuốc: Cho thuốc ức chế men chuyển như Enalapril (Renitec, Ednyt) 5mg x 1 viên/ ngày hoặc Perindopril (Coversyl) 4mg… cũng có thể dùng thuốc ức chế thụ thể bêta như Propranolol 40mg x 1 - 2 viên/ ngày chia 2 lần (nếu không có phản chỉ định như suy tim, mạch chậm, hen phế quản…).

Chế độ ăn giảm muối.

Khi huyết áp đã ổn định, tiếp tục dùng các thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp để đưa huyết áp xuống dần tới <140/<90mmHg. Đồng thời xử trí các yếu tố nguy cơ rối loạn lipid máu, bệnh đái tháo đường, tình trạng stress, hút thuốc lá, tăng cân.

3. Điều kiện chuyển tuyến sau:

Với những bệnh nhân có cơn tăng huyết áp kịch phát nặng, sau khi đưa huyết áp xuống 170 -180mmHg thì chuyển về tuyến sau để tiếp tục điều trị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TÂY Y: NHỒI MÁU CƠ TIM

1. Triệu chứng:

- Đau dữ dội ở vùng sau xương ức ở 1/3 trên hoặc vùng trước tim, cảm giác như dao đâm, như xé, như bị bóp nghẹt tim; đau lan ra cánh tay trái hoặc 2 tay, lên cổ, lên hàm hoặc ra sau lưng, kéo dài trên 20 phút, có khi nhiều giờ, ngậm Nitrolycerin không có kết quả. Có trường hợp bệnh nhân đau ở vùng thượng vị, một số trường hợp đau ít hơn, thậm chí không đau.

- Bệnh nhân tái mặt, chân tay lạnh, có thể có khó thở, buồn nôn hoặc nôn, vã mồ hôi. Mạch có thể chậm trong những giờ đầu nhưng thường nhanh và nhỏ. Huyết áp giảm, dễ có truỵ mạch.

- Tiếng tim mờ, có thể thấy ngoại tâm thu hoặc các rối loạn về nhịp tim khác.

- Điện tâm đồ: trong những giờ đầu, đoạn ST chênh lên trên đường đẳng điện trùm lên sóng T lên tạo thành hình vòm (sóng Pardee), sau đó xuất hiện sóng Q (sóng hoại tử).

2. Xử trí:

Về nguyên tắc, phải chuyển bệnh nhân lên ngay tuyến bệnh viện để có điều kiện hồi sức tích cực, cấp cứu bệnh nhân. Khi vận chuyển phải hết sức nhẹ nhàng, giữ bệnh nhân bất động trên cáng và sẵn sàng cấp cứu dọc đường. Nếu bệnh viện quá xa, đi lại khó khăn thì giữ lại và mời tuyến bệnh viện đến hỗ trợ, chỉ đạo cách điều trị rồi chuyển khi tình hình bệnh tật cho phép.

Các biện pháp xử trí trước mắt ở tuyến bệnh xá:

- Bất động tuyệt đối trên giường, không cho bệnh nhân tự vận động dù chỉ vận động nhẹ. Trấn tĩnh bệnh nhân. Cho thở ôxy.

- Chống đau: có thể dùng Morphin 0,01g tiêm dưới da (không chỉ định khi có bệnh phổi - phế quản mạn tính, suy hô hấp, tụt huyết áp), hoặc 1 ống Dolargan 0,10g + 10ml nước cất tiêm bắp thịt ml/lần. Tiêm lại sau 3 -4 giờ nếu cơn đau vẫn kéo dài. Cho thêm Seduxen 5 mg uống.

- Chống đông: Aspirin ngày đầu 325mg, các ngày sao 100mg/ ngày, uống sau ăn (không chỉ định nếu có loét dạ dày, tá tràng).

- Nếu nhịp tim quá chậm <50ck/phút: Atropin 1/2 -1mg tiêm tĩnh mạch.

- Nếu có ngoại tâm thu thất: Lidocain 2% truyền tĩnh mạch 200 mg trong dung dịch glucose 5%, liều 20- 50 mg/kg/phút. Nếu thấy ngoại tâm thu thất dày, tiêm tĩnh mạch chậm Lidocain 1 mg/kg rồi mới truyền tĩnh mạch. Để dự phòng rối loạn nhịp tim khi vận chuyển, chỉ xử trí khi ảnh hưởng đến huyết động: Cordarone viên 200 mg, cho 1 - 2 viên/ngày.

- Nếu truỵ mạch nặng: truyền tĩnh mạch Noradrenalin 4mg pha trong 500ml dung dịch glucose 5% để nâng huyết áp lên. Nếu có Dopamin thì truyền 200 mg pha trong 250 ml dung dịch glucose 5% (1ml có 800mg Dopamin), bắt đầu liều 2 - 5 mg/kg/phút rồi tăng dần lên 10 -15 mg/kg/phút để đưa huyết áp tâm thu lên 95- 100 mmHg, khi đã đạt mức huyết áp này thì giảm xuống liều duy trì.

- Nếu có phù phổi cấp: tiêm tĩnh mạch Lasix 20mg 1 ống, ngậm Nitroglycerin 0,5 mg dưới lưõi, truyền tĩnh mạch Isolanid 0,4 mg pha trong dung dịch glucose 5%.

Theo dõi sát huyết áp, mạch, nhịp thở và cơn đau để xử lý kịp thời.

Hiện nay, một số bệnh viện ở Hà Nội (trong đó có BVTƯQĐ108), thành phố HCM, nếu đã có điều kiện can thiệp tái tưới máu cơ tim (nong vành, đặt stent, dùng thuốc tan huyết khối …) để điều trị một cách cơ bản. Vì vậy, nếu bệnh nhân có những dấu hiệu nghĩ đến nhồi máu cơ tim cấp nên sớm chuyển bệnh nhân về tuyến sau để xác định chẩn đoán và quyết định phương hướng xử trí cần thiết.

3. Điều kiện chuyển tuyến sau:

- Bệnh nhân tạm ổn định: mạch đều >60 ck/phút, huyết áp tối đa >90 mmHg, tự thở, có thể chuyển bệnh nhân về tuyến sau. Phải đảm bảo tốt tuần hoàn và hô hấp trong quá trình chuyển bệnh nhân.

- Nếu bện nhân nặng, điều kiện vận chuyển khó khăn, phải mời tuyến sau chi viện.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TÂY Y: TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

1. Các loại tai biến:

- Tai biến mạch máu não lâm thời hồi phục hoàn toàn trong vòng 24 giờ không để lại di chứng nhưng dễ tái phát.

- Tai biến mạch máu não chính thức: bao gồm chảy máu não, cháy máu não – màng não, nhồi máu não, tắc mạch não. Chẩn đoán nguyên nhân của tai biến trong giai đoạn đầu tại tuyến bệnh xá thường rất khó khăn. Tiên lương bệnh dè dặt nếu tổn thương lớn, qua khỏi được thì thường để lại di chứng.

2. Xử trí:

Phải chuyển ngay bệnh nhân lên tuyến bệnh viện để có điều kiện làm chẩn đoán và có phương hướng cấp cứu điều trị thích hơp với từng thể tai biến. Trong khi vận chuyển phải theo dõi huyết áp, mạch, nhịp thở, trạng thái tâm thần kinh để xử trí kịp thời.

- Bất động bệnh nhân.

- Bảo đảm thông khí tốt, hút đờm rãi nếu có.

- Đặt sớm dây truyền dịch để thuận lợi cho việc dùng các thuốc cần thiết.

-Nếu huyết áp tăng rất cao ≥ 200/ ≥ 120 mmHg: sau tai biến mạch máu não, huyết áp thường tăng phản xạ; trong trường hợp này chỉ được dùng thuốc đưa huyết áp xuống dưới mức nguy hiểm, thông thường vào khoảng 170 – 180/100 mmHg, không được đưa xuống mức này; nếu đưa nhanh chóng huyết áp xuống <140/<90 mmHg thì sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động tự điều chỉnh của tuần hoàn não.

Các thuốc sau đây có thể dùng được:

Adalate nang 10mg, nhỏ III giọt vào dưới lưỡi bệnh nhân hoặc Captopril 25 mg x1 viên nhai và ngậm trong miệng.

Lasix 20 mg x 1 ống tiêm tĩnh mạch.

Theo dõi huyết áp liên tục.

- Nếu có truỵ mạch, phải nâng huyết áp lên: truyền tĩnh mạch Noradrenalin 4 mg pha trong 500 ml dung dịch glucose 5%; có thể truyền tĩnh mạch Dopamin 200 mg pha trong 250 dung dịch glucose 5 %, hoặc Isupel 1 mg cũng pha trong 250 ml dung dịch glucose 5% đưa huyết áp lên.

- Nếu vật vã co giật: Seduxen 10 mg x 1 ống tiêm bắp thịt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.

Hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong điều trị, bằng cả đông y và tây y. Tuy vậy, phần lớn các trường hợp cao huyết áp là vô căn nên việc điều trị vẫn chỉ là điều trị triệu chứng.

Y học cổ truyền coi huyết áp thuộc phạm vi chứng huyễn vựng, đầu thống, can dương... do thận, tỳ, tâm, can mất bình thường gây ra và cũng căn cứ vào thực trạng các tạng ấy mà điều hòa bằng thuốc để cân bằng lại, chữa vào gốc bệnh.

1. Thể âm hư dương xung

Hay gặp ở người trẻ, rối loạn tiền mãn kinh, các chứng thiên về hưng phấn, biểu hiện bằng: hoa mắt, ù tai hay cáu gắt, miệng đắng, họng khô ít ngủ hay mê, mạch hoạt.

Bài 1:

Cỏ nhọ nồi 10g

Cỏ xước 10g

Măng vòi 9g

Lá bạc hà 100g

Nước vo gạo 300g

Rửa sạch giã nát cho vào nước vo gạo, lọc lấy 100 ml uống liền trong 3 ngày.

Bài 2:

Thiên ma 6g

Ngưu tất 12g

Câu đằng 12g

Ích mẫu 16g

Phục linh 12g

A giao đằng 16g

Tang ký sinh 16g

Hoàng cầm 12g

Đỗ trọng 12g

Chi tử 8g

Thạch quyết minh 20g

Sắc uống ngày 1 thang. Uống làm 2 lần.

2. Thể can thận hư

Hay gặp ở cao huyết áp người già, xơ cứng động mạch, biểu hiện: nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, hoảng hốt, dễ sợ, ngủ ít, hay mê, lưng gối yếu, mặt đỏ. Mạch nhanh trên 70 lần/phút.

Bài 1:

Hà thủ ô 16g

Tang ký sinh 12g

Hoàng bá 12g

Mẫu lệ 20g

Sinh địa 12g

Ngưu tất 12g

Quả dâu chín 12g

Trạch tả 8g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống.

Bài 2:

Nếu cũng triệu chứng trên nhưng mạch trầm khó bắt, chân gối mềm yếu, đi tiểu nhiều, liệt dương, di tinh.

Thục địa 16g

Đan bì 8g

Sơn thù 8g

Trạch tả 8g

Hoài sơn 8g

Kỷ tử 12g

Phục linh 8g

Cúc hoa 12g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Chia làm 2 lần uống trong ngày.

3. Thể tâm tỳ hư

Hay gặp cho huyết áp người già, có kèm theo bệnh loét dạ dày tá tràng và viêm đại tràng mạn. Biểu hiện: sắc mặt trắng, mệt mỏi, ngủ ít, ăn kém hay đi phân lỏng, đầu choáng hoa mắt.

Bạch truật 12g

Đan sâm 4g

Đẳng sâm 12g

Xương bồ 8g

Hạt sen 16g

Hạt muồng 12g

Ý dĩ 16g

Ngưu tất 12g

Tâm sen 8g

Hoài sơn 16g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

4. Thể đàm thấp

Hay gặp ở người béo, có cholesterol trong máu cao. Biểu hiện: người béo mập, béo bệu, ngực sườn đầy tức, hay lợm giọng, buồn nôn, ăn ít, ngủ kém, đầu có cảm giác tức căng.

Bài thuốc:

Bán hạ 8g

Tỳ giải 12g

Trần bì 12g

Rễ cỏ tranh 12g

Tinh tre 12g

Hạt muồng 8g

Hạ khô thảo 12g

Ngưu tất 12g

Hoa hòe 12g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn bác Hà Uyên đã chia sẻ kinh nghiệm để có thể cứu người trong những lúc vô cùng cần thiết.

Nhưng theo cháu để nhớ và làm đựoc các thao tác nói trên thì phải là người có chút kiến thức về y học hoặc đã từng thực tập hoặc làm rồi. Và như bác đã viết:"để não thiếu oxy trong vòng 6 phút thì khả năng phục hồi của người bệnh rất thấp", nên trong 1 số trường hợp ko thể nhớ các chi tiết để thực hiện hoặc nhờ đựoc người có chuyên môn giúp đỡ.

Nếu có thể đựoc không biết bác có thể cho mọi người số điện thoại của bác để có thể điện thoại nhờ tham vấn từ xa trong những trừong hợp khẩn cấp đó không? Hoặc có thể bác gửi số điện thoại của bác cho một số ngừoi có trách nhiệm của trung tâm LHDP để có thể hỏi được thông tin của bác lúc cần!

Rất cám ơn bác!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài của Bác Hà Uyên thật giá trị, tuy nhiên chúng ta cần phải học những kiến thức cơ bản để biết huyệt đạo chính, vì ngay trên cơ thể ta vẫn có thể thực hành day ấn thường xuyên để nâng thể lưc và phòng ngừa tránh bệnh ập tới. Chứ giờ cấp cứu là giờ vàng mà ngay khi gọi Bác có được tiếp cũng khó kịp cho những bệnh này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn bác Hà Uyên đã chia sẻ kinh nghiệm để có thể cứu người trong những lúc vô cùng cần thiết.

Nhưng theo cháu để nhớ và làm đựoc các thao tác nói trên thì phải là người có chút kiến thức về y học hoặc đã từng thực tập hoặc làm rồi. Và như bác đã viết:"để não thiếu oxy trong vòng 6 phút thì khả năng phục hồi của người bệnh rất thấp", nên trong 1 số trường hợp ko thể nhớ các chi tiết để thực hiện hoặc nhờ đựoc người có chuyên môn giúp đỡ.

Nếu có thể đựoc không biết bác có thể cho mọi người số điện thoại của bác để có thể điện thoại nhờ tham vấn từ xa trong những trừong hợp khẩn cấp đó không? Hoặc có thể bác gửi số điện thoại của bác cho một số ngừoi có trách nhiệm của trung tâm LHDP để có thể hỏi được thông tin của bác lúc cần!

Rất cám ơn bác!!!

Chào hung303.

Ý kíên hung303 đưa ra, về mặt khách quan là hết sức nghiêm túc, về việc này chưa có thống kê một cách chính thức và bài bản, nhưng có thể thao tác như sau:

- Bút thử máu dùng cho b/n tiểu đường, hay bút thử máu của bệnh viện, bấm trực tiếp vào 10 đầu ngón tay, nặn ra 2 -3 giọt máu. Trong 35 giờ kể từ khi tai biến vẫn có thể thao tác.

- Người thầy thuốc kiểm tra mạch đập của từng ngón tay trên hai bàn tay, ngón tay cái và ngón tay trỏ của thầy thuốc đặt dọc theo lóng thứ 3 của mỗi ngón tay (đốt ngón sát bàn tay), thấy ngón nào mạch đạp mạnh nhất, thì thầy thuốc kéo rút ngón tay đó 5 -7 lần, trong thao tác lâm sàng thường kéo cả 10 ngón tay. Nhưng kéo ngón tay nào có mạch đập mạnh nhất thì hiệu quả sẽ cao hơn. Kinh nghiệm cho thấy, thường thì ngón giữa (tâm hoả) ngón trỏ (can môc), ngón đeo nhẫn (phế kim), ngón út (thận thuỷ), ngón cái (tỳ thổ) theo thứ tự mạch đạp sẽ giảm dần. (Đối với người có hội chứng huyết áp cao)

Thao tác này, rất có giá trị trong cuộc sống đời thường, cũng như khi thao tác cận lâm sàng, giúp cho b/n cơn huyết áp giảm đi một cách nhanh chóng.

Hội chứng "văn phòng" về vùng đầu - cổ - gáy - vai, cũng nên áp dụng. Mỗi chúng ta có thể thử nghiệm cho bản thân. (khi có máy đo huyết áp).

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào hung303.

Ý kíên hung303 đưa ra, về mặt khách quan là hết sức nghiêm túc, về việc này chưa có thống kê một cách chính thức và bài bản, nhưng có thể thao tác như sau:

- Bút thử máu dùng cho b/n tiểu đường, hay bút thử máu của bệnh viện, bấm trực tiếp vào 10 đầu ngón tay, nặn ra 2 -3 giọt máu. Trong 35 giờ kể từ khi tai biến vẫn có thể thao tác.

- Người thầy thuốc kiểm tra mạch đập của từng ngón tay trên hai bàn tay, ngón tay cái và ngón tay trỏ của thầy thuốc đặt dọc theo lóng thứ 3 của mỗi ngón tay (đốt ngón sát bàn tay), thấy ngón nào mạch đạp mạnh nhất, thì thầy thuốc kéo rút ngón tay đó 5 -7 lần, trong thao tác lâm sàng thường kéo cả 10 ngón tay. Nhưng kéo ngón tay nào có mạch đập mạnh nhất thì hiệu quả sẽ cao hơn. Kinh nghiệm cho thấy, thường thì ngón giữa (tâm hoả) ngón trỏ (can môc), ngón đeo nhẫn (phế kim), ngón út (thận thuỷ), ngón cái (tỳ thổ) theo thứ tự mạch đạp sẽ giảm dần. (Đối với người có hội chứng huyết áp cao)

Thao tác này, rất có giá trị trong cuộc sống đời thường, cũng như khi thao tác cận lâm sàng, giúp cho b/n cơn huyết áp giảm đi một cách nhanh chóng.

Hội chứng "văn phòng" về vùng đầu - cổ - gáy - vai, cũng nên áp dụng. Mỗi chúng ta có thể thử nghiệm cho bản thân. (khi có máy đo huyết áp).

Cháu rất cám ơn những bài viết và lời khuyên có giá trị của bác !!!!

:D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay