Posted 14 Tháng 8, 2009 NGUỒN GỐC TỬ VI. Kinh thưa quí vị quan tâm. Từ lâu tôi đã trình bày quan điểm và chứng minh rằng Tử Vi nói riêng và Lý học Đông phương nói chung không có cội nguồn từ văn minh Trung Hoa. Mà thuộc về văn minh Lạc Việt. Các trung thủ và thấp thủ phản đối rầm rầm. Chẳng cần biết lập luận của tôi đúng hay sai, cứ vội quay mặt đi và phản đối. Hôm nay, nhân lang thang ở tuvilyso.net - Trang web đầu tiên mà tôi sinh hoạt ngày xưa - thấy bài của anh Thiên Kỳ Quý, nên chép vào đây để quý vị quan tâm xem xét và tìm hiểu thêm về nguồn gốc và lịch sử Tử Vi. Tôi nghĩ rằng: Một nhà nghiên cứu đích thực và khách quan cần suy nghiệm kỹ lưỡng trước khi bày tỏ thái độ. Nội dung bài viết này cho thấy: Tử Vi đã có trước khi Trần Đoàn Lão Tổ được coi là người sáng lập nên môn Tử Vi Trung Hoa. Đồng thời cũng cho thấy sự thiếu nhất quán trong các phương pháp xem Tử Vi của các trường phái Tử Vi Trung Hoa. * Nguồn tuvilyso.net Msg 194 of 229: Đã gửi: 11 August 2009 lúc 9:25pm | Đã lưu IP Thiên Kỳ QuýBài này trích tặng anh Vân Từ và quý vị tham khảo cho vui. =============== Người VN thường tin vào khoa Tử Vi hơn các khoa toán số khác, vì cho rằng khoa Tử Vi đã dựa trên một nền căn bản khoa học hơn. Cha mẹ mỗi khi sinh con, thường vội đi nhờ chấm số Tử Vi ngay. Có người thường thủ sẵn lá số Tử Vi của mình hay của người thân trong túi và khi có cơ hội để tìm hiểu môn này một cách thấu đáo và chính xác. Có người chỉ đọc một số tạp thư bày bán trên thị trường, học thuộc lòng một số câu phú, ngũ hành, và âm dương nói trong đó, đã vội coi mình như là kẻ đã nắm được chân lý và là "sư phụ" về khoa Tử Vi. Sự thật, lá số Tử Vi có biểu tượng toàn thế cuộc đời của con người trên đó không? Lúc đi cải tạo về, tôi (tác giả) bị quản chế đến hai năm, không thế làm gì cả, cứ mò tới các nơi có sách toán số để xem chơi. Nhờ một cơ may, được tiếp xúc với một Chưởng Môn của phái Nam Tông về khoa Tử Vi, được cho xem sách, nghe giảng về cấu trúc của lá số Tử Vi, một khoa đã được khởi công nghiên cứu từ thời Đông Tấn (thế kỷ thứ 3) và phải sau 10 thế kỷ mới được san định lại, tôi (tác giả) thấy rằng những cái mình học trong các sách bán trên thị trường chẳng có nghĩ lý gì, vì đó chỉ là tạp thư. Cách trình bày trong những sách đó hoàn toàn có tính cách phiến diện. Dùng những loại sách đó thì chỉ có thể đoán vài chuyện lăng nhăng chơi mà thôi. Lúc đầu, khoa này được dùng để chọn người ra làm quan, nên là một thứ mật thư của triều đình. Sau những sự thăng trầm của các triều đại, di sản của khoa Tử Vi bị di chuyển ra khỏi triều đình và trở thành di sản của các tông phái. Mỗi tông phái đều giữ những kinh nghiệm của tông phái mình như một thứ gia bảo, không cho người ngoài sao chép lại. Những loại sách trên thị trường như Tử Vi Đại Toàn hay Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư chỉ là những thứ do các môn sinh ghi chép lại khi nghe giảng dạy nên thường không đầu không đuôi, đoạn được đoán mất, về sau cứ chuyền tay và sao đi chép lại mãi thanh ra tam sao thất bổn. Hai bộ sách mà tôi (tác giả) có dịp biết được là bộ "Tập Nguyên Yếu Chỉ" của Cao Xữ Dị gồm 218 tập và bộ Huyền Môn Khai Niệm của Thiệu Khang Tiết gồm 46 tập. Bộ Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư chỉ dày bằng một tập trong 218 tập của Cao Xữ Dị mà thôi. Cao Xữ Dị và Thiệu Khang Tiết là hai nhà triết học và huyền học trứ danh của Trung Hoa, thuộc phái Nam Tông. Phái Bắc Tông thiên về thực hành hơn. Trần Đoàn thuộc phái Bắc Tông. Ông có san định lại Khoa Tử Vi cho phái Bắc Tông, nhưng không để lại bộ sách nào cả. Bộ Tử Vi Đẩu Số toàn thư không phải do Trần Đoàn biên soạn mà do các môn sinh của Trần Đoàn nhớ và chép lại nên rất lủng củng và thiếu sót. Cứ theo như các chính thư cho biết thì khoa Tử Vi được xây dựng trên thuyết Tam Tài của Trung Hoa, gồm Thiên Địa Nhân. Lá số Tử Vi chỉ mới biểu hiện cho phần Thiên định mà thôi. Phải đối chiếu với phần Địa định (môi trường) và phần Nhân định (nhân tướng và tâm tướng) nữa mới đoán được. Chính vì không nắm vững căn bản của khoa Tử Vi nên nhiều người đã thắc mắc rằng nếu số Tử Vi mà đúng thì những người sinh cùng năm tháng với Sihanouk phải làm vua như Sihanouk. Tại sao chỉ một mình Sihanouk làm vua mà những người khác không làm vua? Biết được căn bản khoa Tử Vi như đã nói trên thì có thể trả lời một cách dễ dàng: Có lá số như Sihanouk về phần Thiên định, tức về lá số mà thôi, còn phần Địa định (hoàn cảnh gia đình và xã hội) và Nhân định (nhân tướng và tâm tướng) khác với Sihanouk, làm sao làm vua được? Các nhà đoán số Tử Vi thường hay đọc phú Tử Vi lên rồi đoán. Khi thấy một bà tới xem số, bấm lá số thấy có sao Hồng Loan ở cung Mệnh liền lẩm nhẩm trong miệng câu phú "Hồng Loan cư Mệnh chủ nhị phu", rồi phán: bà này có hai chồng! Bà ta mừng rỡ trở về, nhưng đợi mãi chẳng thấy thằng chồng "mắc dịch" gặp tai bay vạ gió nào cả, suốt ngày cứ phây phây. Chử xiên chửi xỏ hoài mà hoài mà nó vẫn cứ cười khì khì, làm sao mà đi kiếm thằng khác ngon hơn như ông thầy đã nói đây? Dứt gánh ra đi thì thị tụi nhỏ trong nhà nó la rầy. Thế thì phú Tử Vi nói sai chăng? Thật sự thì trong chính thư, dưới mỗi câu phú đều có phần ghi chú đầy đủ. Người có sao Hồng Loan cư Mệnh phải có mặt như thế nào, mông đít ra sao và hoàn cảnh như thế nào mới nhị phu, chớ không phải ai có sao Hồng Loan thủ Mệnh đều là nhị phu cả. Vì các tạp thư không có phần ghi chú về Địa định và Nhân định nên thầy đoán trật dìa. Vã lại, trong các tạp thư bán trên thị trường, số phú đoán chỉ có trên dưới 300 câu. Trong khi chỉ ba vòng Tràng Sinh, Lộc Tồn và Thái Tuế cũng đã tạo ra 960 chính cách. Tính cả biệt cách và phá cách cũng phải trên 4.000 câu. Không nắm vững toàn bộ làm sao đoán đúng được? I. Cấu Trúc Lá Số Các nhà huyền học uyên bác Trung Hoa đã dựa vào Dịch Lý, Phật Học, Thiên Văn, Nhân Tướng và thực nghiệm để dựng nên cấu trúc của lá số Tử Vi. Nhìn lên lá số chúng ta thấy có 12 ô vuông. Trên mỗi ô vuông và ở giữa lá số có ghi loạn xà ngầu bằng những danh từ bí hiểm. Những ô vuông này có ý nghĩa gì? Các nhà huyền học và thuật số đã xây dựng khoa Tử Vi Đẩu Số bằng một cơ cấu mà qua đó, dựa vào vũ trụ quan và nhân sinh quan của Đông Phương, có thể nhìn thấy được cuộc đời của từng con người qua một tiến trình được Mệnh danh là "tiến trình Hoàn, Giải, Đoạn nghiệp" (trả nghiệp củ, giải nghiệp rồi đoạn nghiệp), vì thế trên lá số bao gồm cả tiền kiếp, hiện kiếp lẫn hậu kiếp. Các nhà huyền học đã hình dung tiến trình đó qua các sao và các cung sau đây: - Sao Tuyệt: đặc trưng cho nghiệp luận hữu. Nhìn cung có sao Tuyệt có thể luận công tội của một người trong tiền kiếp. - Cung Phúc Đức: đặc trưng cho nghiệp thụ hữu. Nhìn cung Phúc Đức có thể luận ra những gì mà một người phải lãnh nhận do hậu quả của những hành động trong tiền kiếp để lại. - Cung Mệnh: đặc trưng cho nghiệp thể hữu. Nhìn cung Mệnh có thể luận ra những gì mà một người phải lãnh nhận do hẩu quả của những hành động trong tiền kiếp để lại. - Sao Đẩu Quân: đặc trưng cho nghiệp cá hữu. Nhìn cung có sao Đẩu Quân có thể luận ra phần nghiệp thuộc cá nhân một người. - Sao Thái Tuế: đặc trưng cho nghiệp cộng hữu. Nhìn cung có sao Thái Tuế có thể luận ra các nghiệp dòng họ, gia đình và xã hội tạo nên. Cái nghiệp mất nước năm 1975 là một cái nghiệp cộng hữu. Đó là vận nước đến lúc mạt. Nghiệp cộng hữu rất khó đoán, vì phối hợp với các khoa mới đoán được. Bình thường, chúng ta chỉ có thể luận về tính nặng nhẹ của cộng nghiệp mà thôi. - Cung Điền Trạch: đặc trưng cho nghiệp tồn hữu. Nhìn vào cung Điền có thể thấy ở đó bảng kết toán cuộc đời. Cung Điền tốt báo hiệu một hậu vận tốt. II. Ý Nghĩa 12 Cung Trên Lá Số Trên lá số Tử Vi chúng ta thấy có 12 cung, có tên như sau: Phúc Đức, Phụ Mẫu, Mệnh, Huynh Đệ, Phu Thê, Tử Tức, Tài Bạch, Tật Ách, Thiên Di, Nô Bộc, Quan Lộc, và Điền Trạch. Trước hết, về các sắp xếp các cung trên lá số Tử Vi, chúng ta thấy các cung này được sắp xếp theo chiều ngược kim đồng hồ chớ không phải theo chiều xuôi như đa số đã thường bấm. Tại sao vậy? Các nhà huyền học quan niệm nghiệp hữu bao gồm nghiệp chướng, phát xuất từ tiền kiếp, nên phải đi ngược trở lại vòng thời gian mới có thể khám phá ra nghiệp thế hữu trong cuộc sống hiện hình của con người. Do đó, trên lá số, tiến trình của một cuộc đời đã được sắp xếp theo cách vận hành ngược chiều kim đồng hồ. Như đã nói ở trên, lá số Tử Vi bao gồm cả tiền kiếp, hiện kiếp lẫn hậu kiếp nên cung khởi đầu trên lá số là cung Phúc Đức chứ không phải cung Mệnh như nhiều người thường tính. Cung Phúc Đức biểu tượng cho tiền kiếp và dòng họ. Từ dòng họ phát sinh ra Phụ Mẫu, Phụ Mẫu sinh ra đương số là Mệnh. Sau Mệnh là Huynh Đệ (anh em) rồi mới đến Phu Thê (vợ chồng). Có Phu Thê rồi mới có Tử Tức (con cái). Đó là phần nôi vi chủng thể. Kế đến là phần ngoại vi tiếp thể, bào gôm Tài Bạch (của cải), Tật Ách (họa, phúc, an nguy), Thiên Di (giao dịch với bên ngoài), Nô Bộc (tương quan với bên ngoài), Quan Lộc (công danh sự nghiệp), và Điền Trạch (bất động sản). Điền Trạch cũng là bản kết toán của cả cuộc đời (quy hương tổng luận). Trên đây là khái niệm tổng quát về cách vận của cuộc đời được trình bày trên lá số Tử Vi. Mười hai cung trên lá số được gọi là Thập Nhị Nhân Duyên, tức 12 cung nguyên độc lực cấu thành số Mệnh của con người. Có người còn coi Thân là tác nhân thứ 13, nhưng huyền học coi Thân chỉ là mặt động, phần dụng của Mệnh mà thôi, nên sẽ được xét cùng một lúc với Mệnh. 1. Phúc Đức: Huyền học quan niệm Phúc Đức là "Bản lai diện mục nhân thần", có nghĩa là hình trạng nguyên có trước của mỗi người, bao gồm cả di sản vật chất lẫn tinh thần. Nói theo Phật học, Phúc Đức biểu hiện cái tiền kiếp của đương số. Hiện kiếp tốt xấu phần lớn do tiền kiếp. Dù theo quan niệm nào thì Phúc Đức cũng đóng vai trò quan trọng, vì được coi là cái gốc của Mệnh. Huyền học coi Mệnh tốt không bằng Phúc tốt. Phát nhờ Phúc bền hơn phát nhờ Mệnh. Trong nhân gian, quan niệm về Phúc rất phổ biến: "Người trồng cây hạnh mà chơi, Ta trồng cây Đức cho đời về sau". Hoặc: "Làm Phúc một đời, ăn 10 đời chẳng hết". Trên lá số Tử Vi, cung Phúc Đức còn biểu hiệu cho tất cả những gì liên quan đến dòng họ như thọ yểu, thịnh suy, ly hợp, v.v... Phúc cũng liên quan đến âm phần mà đương số chịu ảnh hưởng. (bây giờ gõ mệt rồi, khi nào rãnh rỗi sẽ gõ tiếp) Còn tiếp ... ----------------------- Xin lưu ý: Anh Thiên Kỳ Quý chỉ chép lại tư liệu. Từ (Tác giả) trong bài viết không phải anh Thiên Kỳ Quý. Bài viết còn tiếp, khi sưu tầm được tôi sẽ đưa tiếp lên đây. Nhưng tôi không hy vọng vì chủ đề có bài này đã bị khóa bởi Quản trị viên bên tuvilyso.net. Tuy nhiên, chỉ cần bài viết này cũng đủ để minh chứng va9n minh Hoa Hạ không phải chủ thể sáng tạo Lý học Đông phương và khoa Tử Vi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 8, 2009 (bây giờ gõ mệt rồi, khi nào rãnh rỗi sẽ gõ tiếp) Còn tiếp ... Chú ơi, Chú lại bận rồi? Giá như cháu ngồi gõ hộ được cho Chú :o . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 8, 2009 Chú ơi...Chú gõ tiếp đi chú....khi nào mệt cháu đấm lưng cho chú Hay cháu gõ cho chú cũng được...cháu typing nhanh lém Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 8, 2009 "1. Phúc Đức: Huyền học quan niệm Phúc Đức là "Bản lai diện mục nhân thần", có nghĩa là hình trạng nguyên có trước của mỗi người, bao gồm cả di sản vật chất lẫn tinh thần. Nói theo Phật học, Phúc Đức biểu hiện cái tiền kiếp của đương số. Hiện kiếp tốt xấu phần lớn do tiền kiếp. Dù theo quan niệm nào thì Phúc Đức cũng đóng vai trò quan trọng, vì được coi là cái gốc của Mệnh. Huyền học coi Mệnh tốt không bằng Phúc tốt. Phát nhờ Phúc bền hơn phát nhờ Mệnh. Trong nhân gian, quan niệm về Phúc rất phổ biến: " Khi cung Phúc đức an tại cung, mà cung này có Ngũ hành sinh Ngũ hành của Năm sinh đương số, ví dụ như cung Phức an tại cung Mùi thuộc Thổ, mà mệnh Nạp âm của đương số có Ngũ hành là Kim (Thổ sinh Kim), thì cung Phúc đức được hiểu theo đúng nghĩa của phúc - đức Hà Uyên trải nghiệm và thống kê như vậy, không biết có được không ? Trân trọng. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 8, 2009 (bây giờ gõ mệt rồi, khi nào rãnh rỗi sẽ gõ tiếp) Còn tiếp ... Câu này của anh Thiên Kỳ Quý - tôi chép lại chứ không phải của tôi.Tóm lại: Từ lâu tôi đã chứng minh rằng: Trần Đoàn Lão tổ không phải là người sáng lập ra môn Tử Vi, ông ta chỉ dịch thuật môn này từ một bản văn đang lưu truyền ở Trung Hoa ra ngôn ngữ Hán. Bản văn đó chính là loại chữ Khoa Đẩu, chữ viết chính thức của người Việt. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 8, 2009 "1. Phúc Đức: Huyền học quan niệm Phúc Đức là "Bản lai diện mục nhân thần", có nghĩa là hình trạng nguyên có trước của mỗi người, bao gồm cả di sản vật chất lẫn tinh thần. Nói theo Phật học, Phúc Đức biểu hiện cái tiền kiếp của đương số. Hiện kiếp tốt xấu phần lớn do tiền kiếp. Dù theo quan niệm nào thì Phúc Đức cũng đóng vai trò quan trọng, vì được coi là cái gốc của Mệnh. Huyền học coi Mệnh tốt không bằng Phúc tốt. Phát nhờ Phúc bền hơn phát nhờ Mệnh. Trong nhân gian, quan niệm về Phúc rất phổ biến: " Khi cung Phúc đức an tại cung, mà cung này có Ngũ hành sinh Ngũ hành của Năm sinh đương số, ví dụ như cung Phức an tại cung Mùi thuộc Thổ, mà mệnh Nạp âm của đương số có Ngũ hành là Kim (Thổ sinh Kim), thì cung Phúc đức được hiểu theo đúng nghĩa của phúc - đức Hà Uyên trải nghiệm và thống kê như vậy, không biết có được không ? Trân trọng. Bác Hà Uyên kính mến. Ý kiến của bác rất chính xác: Đó chính là một trong những yếu tố quan yếu để xét cung này. Nhưng từ lâu, yếu tố Ngũ hành ít người dùng để xét đoán trong Tử Vi. Hầu hết những cao thủ xem Tử Vi chỉ dựa trên cách cục của các bộ sao để kết luận. Sở dĩ có hiện tượng như vậy - Theo ý tôi - vì có sự sai lệch ở hành Thủy và Hỏa trong Lục Thập Hoa giáp. Vì sự sai lệch này, nên ứng dụng Ngũ hành sẽ cho những kết luận không đúng. Việc ứng dụng Ngũ hành vào xét đoán Tử Vi sẽ cho những kết quả chính xác về độ số của đương số - với Lạc Thư hoa giáp - không chỉ ở cung Phúc Đức mà còn ở tất cả các cung khác. Bởi vậy, việc bác dùng Ngũ hành trong cung Phúc Đức là một sự hợp lý lý thuyết trong cấu trúc của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Xin trân trọng cảm ơn bác chia sẻ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 8, 2009 Kính hai cụ. Hai cụ bàn theo liêm trinh rất phải,cùng một sao ở một cung của các lá số giống nhau về cung , nhưng phát động ở mỗi người khác nhau, thì ngũ hành là một trong các yếu tố tạo ra sự khác biệt. Kính hai cụ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 8, 2009 Cảm ơn vì bài viết thật hay và độc đáo! Nhưng: Trước hết, về các sắp xếp các cung trên lá số Tử Vi, chúng ta thấy các cung này được sắp xếp theo chiều ngược kim đồng hồ chớ không phải theo chiều xuôi như đa số đã thường bấm. Bộ Tử Vi Đẩu Số toàn thư không phải do Trần Đoàn biên soạn mà do các môn sinh của Trần Đoàn nhớ và chép lại nên rất lủng củng và thiếu sót.Điều này sẽ dẫn đến vấn đề sai lầm khi dự đoán và phải chỉnh lý lại Tử vi một cách rất cơ bản ? Ta lý giải thế nào về mức độ chính xác khá cao của dự đoán bằng Tử vi mà nhiều người xác nhận ?Thật nhức đầu! Khi có sự chỉnh lý lại điều gì dù là nhỏ so với cổ thư, Thiên hạ lại nhao nhao phản đối cho mà xem!!! Mong các cao nhân chỉ bảo. Thân mến! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 8, 2009 Anh vô trước thân mến. Điều này sẽ dẫn đến vấn đề sai lầm khi dự đoán và phải chỉnh lý lại Tử vi một cách rất cơ bản ? Ta lý giải thế nào về mức độ chính xác khá cao của dự đoán bằng Tử vi mà nhiều người xác nhận ? Thật nhức đầu! Khi có sự chỉnh lý lại điều gì dù là nhỏ so với cổ thư, Thiên hạ lại nhao nhao phản đối cho mà xem!!! Theo liêm trinh hiện tại chỉ có một số người thấy tử vi chính xác khá cao. Để cho tất cả mọi người đều thấy tử vi chính sác khá cao nhu cầu chỉnh lý là tất yếu. Lý học phương đông xưa nay theo mê tín dị đoan vẫn coi là thần bí chúng ta là người thường động vào chỉnh sửa tất nhiên là sẽ bị phản đối cực lực. Liêm trinh nghĩ nếu là một môn khoa học thì cần phải có sự phát triển liên tục, một bộ môn mà có những môn có thể có tới vài ngàn năm khong phát triển tất sẽ có lệch lạc. Nếu anh có cao kiến gì thì cứ mạnh dạn chỉnh sửa. liêm trinh nghĩ trong khoa học chân lý không thuộc vào số đông bảo thủ phản đối, mà chân lý thuộc về sự tiến bộ khi sự tiến bộ ấy là có hiệu quả học thuật rõ rệt.Kính anh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 8, 2009 Theo liêm trinh hiện tại chỉ có một số người thấy tử vi chính xác khá cao. Để cho tất cả mọi người đều thấy tử vi chính sác khá cao nhu cầu chỉnh lý là tất yếu. Lý học phương đông xưa nay theo mê tín dị đoan vẫn coi là thần bí chúng ta là người thường động vào chỉnh sửa tất nhiên là sẽ bị phản đối cực lực. Liêm trinh nghĩ nếu là một môn khoa học thì cần phải có sự phát triển liên tục, một bộ môn mà có những môn có thể có tới vài ngàn năm khong phát triển tất sẽ có lệch lạc. Nếu anh có cao kiến gì thì cứ mạnh dạn chỉnh sửa. liêm trinh nghĩ trong khoa học chân lý không thuộc vào số đông bảo thủ phản đối, mà chân lý thuộc về sự tiến bộ khi sự tiến bộ ấy là có hiệu quả học thuật rõ rệt. Kính anh. Liêm Trinh thân mến!. Việc chỉnh lý hay bổ sung cũng như sự thay đổi có tính cách mạng trong tử vi. Nếu có xảy ra thì cũng không có gì phải ngạc nhiên. Vì đó là lẽ tất yếu trong mọi sự phát triển của sự vật. Mà tử vi hay bất cứ khoa học nào khác cũng không nằm ngoài quy luật chung này. Nhưng phát triển của sự vật bao giờ cũng phải trải qua những lẽ thuận nghịch. Đó cũng là quy luật phổ biến. Nhờ quy luật này mà người ta loại ra được những cái gọi là phát triển, bổ sung, chỉnh sửa, cách mạng nhưng thật sự thì chỉ là những ảo tưởng. Thật vậy. Lý học đông phương nói chung, mà tử vi nói riêng. Kể cả khoa học cũng vậy, muốn hiểu biết, nắm vững đối tượng thì đều phải có sự CHỨNG TẬP và LÝ GIẢI. Lý học đông phương thì trọng sự chứng ngộ, còn khoa học như từ trước đến nay thì vẫn là sự trọng lô gíc và sự chặt chẽ - hay còn gọi là lý luận. Tuy có đặt các giá trị thực nghiệm vào then chốt của chân lý, song nhiều khi, cái giá trị chân lý đã được khuất phục bởi các lý luận. Chứng ngộ và Lý giải là hai mặt của một thể thống nhất như âm dương hai mặt đối lập của thế giới. Nó đòi hỏi phải có sự giao hòa mới có thể tồn tại và phát triển. Thái quá là bất cập. Vì thế, sự lệch lạc quá về một phía cũng sẽ dẫn tới bế tắc. Đông phương học quá trọng sự Chứng ngộ dẫn đến sự huyền bí. Tây phương học trọng Lý quá thì dẫn đến bế tắc. Lịch sử phát triển khoa học đã thấy rõ điều đó. Khi nhưng lý luận dẫn đến bế tắc, người ta lại phải dựa vào các kết quả thực nghiệm để dẫn dắt lý luận, đưa khoa học tiến lên. Đông phương, người ta gọi những người Đắc đạo là Chân Nhân, cao tăng đắc đạo là Thánh Tăng. Đừng tưởng rằng chỉ có đông phương mới có chân nhân hay thánh tăng. Tây phương cũng đã có nhiều, thật nhiều và nổi tiếng. Bởi sự chứng ngộ là phổ biến và lý luận lại cũng ở bậc cao. Nhưng có điều, mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Ta hãy lấy ví dụ cho dễ hiểu. Như Einstein khi phát minh ra nguyên lý tương đương. Chuyện được kể rằng, khi lý thuyết tương đối rộng được chứng minh la đúng đắn, người ta đã ngạc nhiên quá đỗi trước trí lực của ông ta. Khi được hỏi yếu tố căn bản nào để có đươc thành tựu như vậy. Einstein trả lời rằng Ông ta có khả năng thực hiện các cuộc thí nghiệm thiên văn và các chuyển động trong trọng trường bằng sự tưởng tượng. Ngay cả Heidenberg cũng vậy, Ông ta cũng có thể thực hiện được những cuộc thí nghiệm tưởng tượng về sự tán xạ của vi hạt trên các dụng cụ đo. Nhờ đó mà nguyên lý bất định được phát minh. Và cũng nhờ đó mà ông ta biết được cái giới hạn của ngôn ngữ. Và để hiểu được thế giới, con người ta không phải chỉ bằng sự lý giải bởi ngôn ngữ. Có điều người ta không ngơ được rằng, phát hiện này đã được các nhà đông phương học phát biểu từ hơn 2500 năm trước. Chỉ có điều, sự chứng ngộ của hai nền đông tây khác biệt nhau. Một bên là sự chứng ngộ về sự toàn diện, một bên là sự chứng ngộ đối với những đối tượng xác định. Một bên xác định thế giới là một thể thống nhất không chia cắt. Một bên xem thế giới như là những "viên gạch" xây dựng lên. Nhưng một nguyên tắc bất di bất dịch, muốn chứng ngộ, người ta phải nắm vững lý luận, phải nắm được bản chất đối tượng được quan tâm. Có nắm được bản chất của sự vật, cái mà người đông phương gọi là Cách vật, thì người ta mới có thể đi tới Chứng ngộ được sự vật, mà người ta gọi là Trí Tri. Cách vật mà không Trí tri tất đi đến sự bế tắc của nhận thức, và ngược lại, nếu chỉ có thể "trí tri" thì sự hiểu biết về thế giới tất sẽ là một màn huyền bí. Thế giới đông và tây đang đi trên hai ngả của cùng một con đường. Bởi vậy, lẽ đương nhiên, dù ở bên nào, muốn thoát khỏi - một bên là sự bế tắc, một bên là sự huyền bí - thì phải có một sự bứt phá. Tự ở mỗi bên, phải có sự tháo gỡ đặc trưng ở phía bên mình. Như Tây phương phải thoát ra khởi cái thế giới của ngôn từ, còn đông phương thì phải tìm đến sự hỗ trợ của hệ thống lý luận. Song đáng tiếc, bên đông phương, vì sự chứng ngộ chỉ đến được với những Chân nhân, những Thánh tăng. Mà muốn sử dụng được lý luận thì phải có sự hiểu biết, hay nắm vững bản chất của sự vật và hiện tượng. Điều này, thì quá thiếu. Chúng ta trong sự nỗ lực "làm cách mạng" đã thiếu thận trọng trong vấn đề này. Những điều tưởng như đơn giản, chúng ta tưởng như đã hiêu biết, té ra là thực chưa hiểu biết gì cả. Thử hỏi rằng, chúng ta khả dĩ làm được cái cuộc cách mạng chăng ?. Chẳng nói xa xôi làm gì. Hãy tự hỏi: Tử vi, Hành của bản mệnh là gì ?. Nó có phải là "cái bản lai diện mục của kiếp nhân sinh" không ?. Tại sao nó lại là ngũ hành Nạp âm ?. Không nắm được cái đó, thì chỉnh sửa hay bổ sung, cách mạng cái gì đây ?. Hay là thấy nó khó hiểu quá, vứt nó đi, thay bằng cái khác ?. Đó có phải là sự trốn tránh sự dốt nát hay không ? Khi bị phản đối, thì "ai oán" nhân tình thế thái ?. Phải chăng những "nhà khoa học" của chúng ta có những đặc trưng, và chỉ có những thể hiện như vậy ?. Không ai trả lời thay cho chúng ta cả, chỉ có chính chúng ta mới tra lời được. Ai muốn làm cách mạng, hãy tự trau dồi bản lĩnh để bảo vệ chân lý. Khi Cách vật Trí tri được, chân lý sẽ hiện ra. Không cần phải ai oán !. Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 8, 2009 Chờ... Mỏi... ...mòn Tại Thiên Kỳ Quý không viết nữa. Chủ đề này bên tuvilyso.net đã bị khóa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 8, 2009 Trên lá số Tử Vi chúng ta thấy có 12 cung, có tên như sau: Phúc Đức, Phụ Mẫu, Mệnh, Huynh Đệ, Phu Thê, Tử Tức, Tài Bạch, Tật Ách, Thiên Di, Nô Bộc, Quan Lộc, và Điền Trạch. Trước hết, về các sắp xếp các cung trên lá số Tử Vi, chúng ta thấy các cung này được sắp xếp theo chiều ngược kim đồng hồ chớ không phải theo chiều xuôi như đa số đã thường bấm. Tại sao vậy? Các nhà huyền học quan niệm nghiệp hữu bao gồm nghiệp chướng, phát xuất từ tiền kiếp, nên phải đi ngược trở lại vòng thời gian mới có thể khám phá ra nghiệp thế hữu trong cuộc sống hiện hình của con người. Do đó, trên lá số, tiến trình của một cuộc đời đã được sắp xếp theo cách vận hành ngược chiều kim đồng hồ. Như đã nói ở trên, lá số Tử Vi bao gồm cả tiền kiếp, hiện kiếp lẫn hậu kiếp nên cung khởi đầu trên lá số là cung Phúc Đức chứ không phải cung Mệnh như nhiều người thường tính. Cung Phúc Đức biểu tượng cho tiền kiếp và dòng họ. Từ dòng họ phát sinh ra Phụ Mẫu, Phụ Mẫu sinh ra đương số là Mệnh. Sau Mệnh là Huynh Đệ (anh em) rồi mới đến Phu Thê (vợ chồng). Có Phu Thê rồi mới có Tử Tức (con cái). Đó là phần nôi vi chủng thể. Kế đến là phần ngoại vi tiếp thể, bào gôm Tài Bạch (của cải), Tật Ách (họa, phúc, an nguy), Thiên Di (giao dịch với bên ngoài), Nô Bộc (tương quan với bên ngoài), Quan Lộc (công danh sự nghiệp), và Điền Trạch (bất động sản). Điền Trạch cũng là bản kết toán của cả cuộc đời (quy hương tổng luận). Trên đây là khái niệm tổng quát về cách vận của cuộc đời được trình bày trên lá số Tử Vi. Mười hai cung trên lá số được gọi là Thập Nhị Nhân Duyên, tức 12 cung nguyên độc lực cấu thành số Mệnh của con người. Có người còn coi Thân là tác nhân thứ 13, nhưng huyền học coi Thân chỉ là mặt động, phần dụng của Mệnh mà thôi, nên sẽ được xét cùng một lúc với Mệnh. 1. Phúc Đức: Huyền học quan niệm Phúc Đức là "Bản lai diện mục nhân thần", có nghĩa là hình trạng nguyên có trước của mỗi người, bao gồm cả di sản vật chất lẫn tinh thần. Nói theo Phật học, Phúc Đức biểu hiện cái tiền kiếp của đương số. Hiện kiếp tốt xấu phần lớn do tiền kiếp. Dù theo quan niệm nào thì Phúc Đức cũng đóng vai trò quan trọng, vì được coi là cái gốc của Mệnh. Huyền học coi Mệnh tốt không bằng Phúc tốt. Phát nhờ Phúc bền hơn phát nhờ Mệnh. Trong nhân gian, quan niệm về Phúc rất phổ biến: "Người trồng cây hạnh mà chơi, Ta trồng cây Đức cho đời về sau". Hoặc: "Làm Phúc một đời, ăn 10 đời chẳng hết". Trên lá số Tử Vi, cung Phúc Đức còn biểu hiệu cho tất cả những gì liên quan đến dòng họ như thọ yểu, thịnh suy, ly hợp, v.v... Phúc cũng liên quan đến âm phần mà đương số chịu ảnh hưởng. Cái này cháu hoàn toàn đồng ý! Mọi người thử cái này xem nhé: Thai - Phúc Đức Dưỡng - Phụ Mẫu Mệnh - Tràng Sinh Huynh Đệ - Mộc Dục ... Cũng thú vị đó :( Lạ nhỉ? Tôi chẳng viết như trên bao giờ? Tại sao lại có đoạn: "Trích dẫn bởi Thiên Sứ". Xin lỗi phải dùng chức năng sửa bài để hỏi điều này? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 9, 2009 Kính cụ Vui Vui Thử hỏi rằng, chúng ta khả dĩ làm được cái cuộc cách mạng chăng ?. Chẳng nói xa xôi làm gì. Hãy tự hỏi: Tử vi, Hành của bản mệnh là gì ?. Nó có phải là "cái bản lai diện mục của kiếp nhân sinh" không ?. Tại sao nó lại là ngũ hành Nạp âm ?. Không nắm được cái đó, thì chỉnh sửa hay bổ sung, cách mạng cái gì đây ?. Hay là thấy nó khó hiểu quá, vứt nó đi, thay bằng cái khác ?. Đó có phải là sự trốn tránh sự dốt nát hay không ? Khi bị phản đối, thì "ai oán" nhân tình thế thái ?. Phải chăng những "nhà khoa học" của chúng ta có những đặc trưng, và chỉ có những thể hiện như vậy ?. Không ai trả lời thay cho chúng ta cả, chỉ có chính chúng ta mới tra lời được. Ai muốn làm cách mạng, hãy tự trau dồi bản lĩnh để bảo vệ chân lý. Khi Cách vật Trí tri được, chân lý sẽ hiện ra. Không cần phải ai oán !. Thân ái. Lâu lắm với thấy văn chương bác học của cụ xuất hiện trên diễn đàn và gợi ý những cái rất hay liêm trinh sẽ cố nghiền ngẫm xem sao.Kính cụ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 9, 2009 trước đây ở tây phương khi thấy các nhà vật lý, hóa học làm thí nghiệm mọi người cho đó là phù thủy ,ma quỷ cũng chỉ vì với kiến thức thời bấy giờ còn nông cạn huyền học ngày nay trong con mắt của nhiều người cũng như vậy .hy vọng trong 1 tương lai gần với sự phát triển của khoa học sẽ làm sáng tỏ những điều huyền bí :lol: Share this post Link to post Share on other sites