nokia6681

Xin tư vấn cách chặt...cây hoa hòe

30 bài viết trong chủ đề này

Nhà tôi có 1 cây hoa hòe, từ thời ông ngoại trồng ở trước cửa. Nay tán nó rất rộng, bao trùm quá nửa bề ngang 8,5 mét của ngôi nhà. Giờ muốn xây gara nhưng muốn xây phải loại bỏ cây ấy. Nhưng vấn đề là có ý kiến cho rằng trồng cây hòe trước cửa rất tốt cho sức khỏe người trong nhà, nay chặt đi không tốt, nhất là trong nhà có người già

Nếu chặt cây đó đi mà trồng cây khác nhỏ hơn sang bên cạnh có được không?Xin các anh chị tư vấn giùm tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

up up up. Mong các bác trả lời sớm cho em với ạ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi không nên chặt, mà nên chuyển dịch sang chỗ khác. Cái này thuê dịch vụ ở Công Viên cây xanh , có thể họ làm được. Có cậy xỏe tán rộng ở trước sân về phong thủy rất tốt không nên phá. Cây hỏe biểu tượng cho con cháu thịnh đạt, người già sống lâu.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiêu này của cụ Sứ thiệt hay!

Ngưỡng mộ! ngưỡng mộ quá!

Share this post


Link to post
Share on other sites

CÂY CỐI VÀ ẢNH HƯỞNG

Ngày nay , trên thế giới người ta còn khuyến khích "trồng cây gây rừng " , " phủ xanh thành phố "..... bởi tác dụng tốt của cây cối đối với con người. Nạn chặt phá rừng tràn lan đã tác động không nhỏ đến môi trường sinh thái, gây lụt lội nhiều nơi. Không có cây che chắn , nhiều vùng bị gió cát không thể canh tác hoa màu. Không có cây xanh ,các thành phố bị ô nhiễm trầm trọng bởi khói xe, khói từ các nhà máy thải ra....Có thể kể ra rất nhiều...rất nhiều những tác hại của việc thiếu cây xanh trong môi trường sống của chúng ta.

Còn trong PT , từ hàng ngàn năm trước , người xưa đã biết diệu dụng của cây cối trong việc hóa giải 1 số điều xấu trong môi trường sinh sống. Chẳng hạn , cân bằng 1 hình thể khiếm khuyết của ngôi nhà, che chắn tầm nhìn đến các cảnh quan xấu bên ngoài...vv.. Qua đó ta có thể thấy tầm quan trọng của cây cối trong PT là hợp lý. Theo thuyết của Hoàng Đế Trạch Kinh , coi cây cối cũng như có lông, có áo mặc. Những chỗ rộng rãi mênh mông, nếu không có cây ngăn che chận, thì không có gì che thân thể , thì lấy gì giúp đỡ được. Ở rừng núi gió mạnh , nếu không có cây cối ngăn chận thì không chống được gió lạnh. Ở chỗ thôn xóm , nếu cây cối tốt thì hưng vượng ,cây cối tàn tạ thì suy tàn. Nếu không trồng cây cối, như người cởi trần, như chim không lông , làm sao giữ được ấm lạnh để sống lâu ? Người xưa nói :

"Trước nhà quang đãng không có gì che chắn , sau nhà cây cối xanh tốt phồn thịnh, 4 mùa rụng lá , ở đó yên ổn & phúc lộc lâu dài."

Lời nói đó không sai ! vì cây cối tốt tươi là thịnh vượng , là nói lên vùng đất đó màu mỡ, mà như vậy thì dễ giúp cho vùng đó trù phú lên. Đó chính là vùng đất có ĐỊA MẠCH tốt , cách cục đạt giàu sang.

Nếu phía Đông trồng cây đào, cây dương liễu; phía Nam trồng cây mai, táo; phía Tây trồng cây sơn chi, cây dâu; phía Bắc trồng cây mận,cây mơ thì rất tốt, rất có lợi. Nếu trồng hạnh bên Đông, đào bên Tây, táo bên Bắc, mận bên Nam là trái ngược, là sinh chuyện tà dâm.

Hình sắc khí của cây cũng cảm ứng rất quan hệ đến họa phúc. Vì vậy, cây trồng phải cẩn thận. Khi thấy cây ở khu vực nào héo úa, vàng lá tức là vùng Khí ở đó có vấn đề, chúng ta phải tìm xem có gì khác lạ từ môi trường bên ngoài tác động không? hay vùng Khí nơi đó Âm Dương không hài hòa, ta phải cân bằng nó lại....

- Cây cối có vẻ bao bọc lấy nhà thì thanh nhàn hưởng phúc.

- Bụi trúc quanh co, trong nhà giàu có.

- Một dãy cây sum suê trước cửa (nhưng không che ánh sáng) sẽ tốt cho con cháu.

- Cây trước nhà có nhiều tàn ngang bằng như cái lọng thì người trong nhà sớm đỗ đạt.

- Cây mọc bên hông nhưng thế ôm lấy nhà , giàu có lâu dài.

- Cây bên tả uốn khúc ôm lấy nhà, giàu có công danh.

- Nhiều cây sau nhà, giàu có thông minh.

- Cây 4 bên nhà bằng nhau, có nhiều ruộng mọi nơi.

- Cây xanh tàn rộng, con trưởng giàu có.

Cây trồng theo các hướng sau đây sẽ được phúc lộc lâu dài:

Cây dâu ở phương Nhâm-Tý-Quý-Sửu

Cây Tòng Bách ở phương Dần-Giáp-Mẹo-Ất.

Cây dương liễu ở phương Bính-Ngọ-Đinh-Mùi

Cây thạch lựu ở phương Thân-Canh-Dậu-Tân

Rừng lớn ở phương Thìn-Tốn-Tị

Rừng trung bình ở phương Tuất-Càn-Hợi

- Hoặc cây liễu ở phương Đông, táo ở phương Nam,cây dâu ở phương Tây Nam. Trước cửa có cây Đào, Lý thì ham mê tửu sắc!

- Đối diện với cửa có cây Dương liễu rũ như xỏa tóc treo đầu, trong nhà có người thắt cổ.

- Trước cửa có cây hình dung cổ quái, nếu nhỏ thì trong nhà có người tự tử ở sông, giếng. Nếu lớn thì bị bệnh tỳ khí không thông, thanh danh bại hoại.

- Trước cửa chỉ có 1 cây trơ trọi , trong nhà toàn góa bụa , ít con cháu.

- Cành cây đâm xéo vào cửa , sẽ có tang tóc.

- Gốc cây bị thủng rễ trước cửa , bị điếc, mê muội.

- Cây trước cửa gù cong như lưng lạc đà , đinh tài đều kém.

- Cây khô trước cửa , hỏa tai; chồng chết; mất của , chết đường.

- Cây khô trên nóc sẽ có quả phụ.

- Trước cửa có cây cành dây leo rối rít, bị thắt cổ treo lên hoặc lật thuyền.

- Trước cửa có cây mọc rũ xuống nước, trong nhà có người chết đuối.

- Cạnh bên phải nhà có cây hoa màu đỏ , thất bại vì nhan sắc.

- Trong vườn nếu trồng thông chỉ trồng thông nhỏ, nếu là thông lớn làm ăn không khá.

- Hai cây áp sát 2 bên nhà , sẽ bị tang anh em.

- Bên phải nhà có cây , có hoa màu trắng , con cháu lêu bêu.

Tuyệt đối tránh trồng cây ở góc Tây Nam nhà. Bởi góc Tây Nam nhà là thuộc cung Tình Duyên-Hôn Nhân, thuộc Thổ ; nếu trồng cây tại đây, cây thuộc MỘC , mà MỘC khắc THỔ , sẽ bất lợi cho hạnh phúc vợ chồng.

Nhị Địa Sinh xin giới thiệu

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Nhị Địa Sinh vì bài viết hữu ích. Tôi bố cục lại bài viết của anh cho dễ xem. Anh xem lại có gì chưa đúng ý tôi sẽ sửa lại.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

up up up. Mong các bác trả lời sớm cho em với ạ

Thưa các bác, trước khi chuyển có phải thắp hương khấn vái hoặc xem ngày không?

Cây hoè nhà em hơi bị to, chỉ sợ chuyển sang chỗ khác nó không sống được.

Mà có bác nào biết địa chỉ nhận chuyển cây không nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhị địa sinh mến,

Công phu sưu tầm các bài viết của bạn, PC rất trân trọng nhưng nếu trích dẫn nguồn nữa thì thật quí, để tránh hiểu nhầm cùng với vấn đề bản quyền bạn nhé.

Thân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Nhị Địa Sinh vì bài viết hữu ích. Tôi bố cục lại bài viết của anh cho dễ xem. Anh xem lại có gì chưa đúng ý tôi sẽ sửa lại.

Thiên Sứ

Xin cám ơn chú Thiên Sứ rất nhiều, chú sửa lại nhìn rất dễ đọc.

___________

nhị địa sinh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhị địa sinh mến,

Công phu sưu tầm các bài viết của bạn, PC rất trân trọng nhưng nếu trích dẫn nguồn nữa thì thật quí, để tránh hiểu nhầm cùng với vấn đề bản quyền bạn nhé.

Thân.

Cám ơn Phạm Cương về lời góp ý rất đúng, bài trên mình lưu đã lâu rồi nên không nhớ, sau này mình có đăng bài khác sẽ cố nhớ để có trích dẫn đàng hoàng.

__________

nhị địa sinh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đã trả lời rồi đấy thôi, không nên chặt.

Nếu bạn thích bạn cứ chặt, chặt cách nào cũng là chặt cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn Phạm Cương về lời góp ý rất đúng, bài trên mình lưu đã lâu rồi nên không nhớ, sau này mình có đăng bài khác sẽ cố nhớ để có trích dẫn đàng hoàng.

__________

nhị địa sinh.

Bài này gốc là của NCD bên vnthuquan, sau đó thegioivohinh va nhantrachoc có trích giới thiệu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đã trả lời rồi đấy thôi, không nên chặt.

Nếu bạn thích bạn cứ chặt, chặt cách nào cũng là chặt cả.

Nhưng nghe thế này thì em không dám chặt nữa. Vấn đề giờ là chuyển phải không các bác. Nhưng câu hơi to to, có sợ chuyển cây chết không ạ? Cây chết sợ còn độc hơn ạ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nokia6681:

Chỉ còn cách chuyển nếu klho6ng chặt. Chuyển mà chết thì đó là không hay, nhưng đỡ hơn là chặt.

Tự suy luận khi đã được tư vấn.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhưng nghe thế này thì em không dám chặt nữa. Vấn đề giờ là chuyển phải không các bác. Nhưng câu hơi to to, có sợ chuyển cây chết không ạ? Cây chết sợ còn độc hơn ạ

Nokia6681 nhờ ông Cẩm Lũy chuyển cho. Nếu chết cũng được bồi thường. Nếu sống vừa có phúc vừa có chỗ để xe hơi thì tốt quá rồi. Nhưng theo thiển ý của Phoenix thì di chuyển cây đi cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Chấp nhận rồi hãy liều không thì lỗi lại thuộc về lý số phong thủy :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em quyết định là chặt hẳn, vì cây quá to, di chuyển cũng không có chỗ. Mong các bác nói rõ cho em về hậu quả có thể xảy ra ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em quyết định là chặt hẳn, vì cây quá to, di chuyển cũng không có chỗ. Mong các bác nói rõ cho em về hậu quả có thể xảy ra ạ.

Việc này khó đoán trước được vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác để quyết định cụ thể cái gì sẽ xảy ra. Trường hợp tôi thì tôi sẽ thuê chỗ để xe chứ không chặt cây.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em quyết định là chặt hẳn, vì cây quá to, di chuyển cũng không có chỗ. Mong các bác nói rõ cho em về hậu quả có thể xảy ra ạ.

Hi, trường hợp này là Phúc phận tùy duyên đây :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi thì Nhà này nếu có người bị bệnh nặng, hoặc các vị cao tuổi gần đất xa trời, ấu nhi dưới 6 tháng tuổi thì đừng nên chặt. Nếu chặt thì hậu quả thật khó lường. Ít nhất trong vòng 3 tháng ảnh hưởng về mặt tài lộc. Còn dũng cảm muốn thử thì nên có biện pháp từ từ, đợt 1 tỉa bớt cành lớn. Đợt tới thì bắt đầu đốn cả gốc cả cây, cách nhau tối thiểu 21 ngày. Nên chọn ngày tốt, ko xung sát với bản mệnh gia chủ trong nhà.

Vài dòng góp ý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà em vẫn còn bà ngoại năm nay 86 tuổi rồi, em thì chuẩn bị bước vào chặng đường mới, lập thân lập nghiệp. Chả biết phúc phận đến đâu, nhưng nhỡ ra chặt cây xong mà bà ngoại em dẫu có ra đi trùng hợp với thời điểm đó thì áy náy cả đời. Nếu thế thì ô tô còn chả thiết chứ nói gì đến cái gara. Tốt nhất là cứ nguyên cây các bác nhở?

Nhưng em cũng có thắc mắc là trường hợp khó chặt chỉ áp dụng với cây hòe thôi, hay những cây khác đều như vậy?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Áp dụng hết cho tất cả các cây.Cây sống lâu năm , tùy mỗi loại mà hấp thụ linh khí trời đất ít hay nhiều. Tốt nhất là di chuyển nó đi. Các bài trên kia đã trả lời cụ thể rất nhiều. Không khéo nói ra thêm thì bác lại bảo chặt cây nữa bây giờ :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em đã quyết định để nguyên, không chặt. Di chuyển cũng không, sợ nó không sống được

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em đã quyết định để nguyên, không chặt. Di chuyển cũng không, sợ nó không sống được

Tâm Linh Cây Cỏ & Con Người

Posted Image

(Ali1976) Giữa thập niên sáu mươi, nhà Bác học Cleve Backster chế ra máy Dò Nói Dối, người Mỹ gọi là Lie Detector hay Polygraph, máy này có thể phát hiện những thay đổi về mạch đập, những bất thường của nhịp thở ..v..v... mà Backster cho rằng do tinh thần căng thẳng, không giữ được bình tĩnh khi người bị thẩm vấn có những điều uẩn khúc, những chuyện muốn dấu diếm. Cơ quan Trung Ương Tình Báo( CIA) dùng Lie Detector để điều tra những nghi can. Họ thấy máy này đem lại kết quả tốt nên năm 1986 Backster được CIA mời ra cộng tác và sau đó được cử làm Giám Ðốc Trường Huấn Luyện Dò Nói Dối và Sở Nghiên Cứu Backster(Polygragh Instruction School and The Backster Research Foundation)ở San Diego California. Từ đó, tên tuổi Ông được nhiều người biết đến, nhưng Ông chỉ thật sự nổi danh và được các khoa học gia thế giới cảm phục khi ông tình cờ tìm ra thảo mộc có tâm linh hay là cây cỏ có khả năng biết được ý định của con người.

Một buổi sáng được nghỉ, Ông ngồi ngắm những chậu hoa, những chậu cây trong nhà, như một nhân duyên, Ông chú ý đến một cây có lá to và dày như lá đa trong một chậu cảnh, đã một tuần không được tưới nước, đất khô, thân cây cũng khô. Ông bổng nẩy ra ý định:

- Thử cắm hai đầu dây của một điện kế(galvanometer) cực nhậy vào cái lá rồi tưới nước vào gốc cây.

Nước dần dần lên thân và lá, nhưng cây kim điện kế vẫn đứng im. Rồi một ý nghỉ khác đến với Ông:

- Hay là thử đốt chiếc lá này xem sao? Ông chỉ mới có ý nghĩ đốt chiếc lá tức thì kim điện kế bỗng nhẩy lên như bị điện dật. Ông tự hỏi, chẳng lẽ Ông nhìn lầm? Chẳng lẽ lá cây đọc được tư tưởng của Ông mà biểu lộ phản ứng sợ hãi hay sao?

Nghĩ như vậy Ông làm thử lần thứ hai. Tay cầm hộp quẹt như sắp sửa đốt chiếc lá, nhưng Backster tự nhủ sẽ không đốt; thì điện kế cũng không nhúc nhích.

Lần thứ ba ông nhất định sẽ đốt chiếc lá. Lúc đó trong phòng lặng gió kim điện kế đột nhiên nhẩy mạnh.

Nhìn chiếc lá bị đốt một phần Backster thấy sung sướng trong lòng vì sự tình cờ mà biết được linh tính lá cây. Sự khám phá này làm Ông thích thú hơn là phát minh ra máy Dò Nói Dối hồi ba thập niên trước. Ông muốn công bố ngay cho mọi người biết. Nhưng Ông kịp ngừng lại, thái độ đúng của nhà khoa học là phải thử nghiệm đầy đủ, khách quan để không đưa tới kết luận sai lầm, thiên kiến và chủ quan... rồi, Ông định phát triển, nghiên cứu sang nhiều loài thảo mộc khác. Có tới 25 loại cây cỏ được nghiên cứu gồm nhiều loại lá, loại quả và loại củ.

Sau những cuộc nghiên cứu thận trọng của Ông và các cộng sự viên. Ông chính thức công bố rằng:

- Cây cỏ có trực giác tâm linh

Chúng không có mắt, tai, mũi, miệng; không có óc; không có thần kinh hệ... thì cái biết của chúng hẳn phải khác với cái biết của con người. Con người có giác quan nhưng không có trực giác tâm linh như chúng. Dù một bác sĩ tâm lý giỏi cũng không biết được ý định của một kẻ điên khùng sắp đốt nhà mình. Suy nghĩ như vậy làm cho Backster phấn khởi Ông mở rộng cơ sở nghiên cứu và càng khám phá ra những điều mới lạ. Từng mảnh lá tách rời cũng phản ứng như nêu ở trên và người ta gọi là Phản Ứng Backster. Nhà Sinh thực vật(biologist) Ingo Swann, theo dõi cuộc nghiên cứu của Backster và viết trong quyển The Real Story(chuyện có thật). Quyển sách được phát hành ngày 15-11-1998 trong đó có đoạn:

- Sự nghiên cứu(của Backster) khởi đầu chỉ là một khám phá hầu như tình cờ vào năm 1996 là thực vật có khả năng nhận thức và tự động đáp ứng những xúc cảm mạnh thuận theo ý chí con người ... những cây cỏ của bạn, biết là bạn đang nghĩ gì.(His research started with the 1996 almost accidental rediscovery that plants are sentient and respond to the spontaneous emotions and strongly express intentions of relevant humans... Your plants know what you are thinking).

Phản ứng Backster còn đi sâu xa hơn và cho biết thêm là cây cỏ phản ứng không phải trước những mối nguy do con người tạo ra, mà cả những bất trắc, không tạo ra bằng ý định. Một con chó bất thần bước vào phòng, một người vốn ghét cây cỏ đi tới cũng làm điện kế nhẩy. Những cử động của một con nhện tiến đến, cũng gây phản ứng cho cây. Ông Backster đã làm thí nghiệm và chứng minh những điều đó trước các sinh viên trường Ðại Học Yale(Hoa Kỳ) trong trường hợp trên, một khi có người tới đuổi nhện và ngay trước khi nhện chạy đi kim điện kế đã hạ xuống. Y như là trước khi nhện chạy thì cái quyết định rút lui của nó đã được cây tiếp nhận. Cây đã thấy hết nguy hiểm và không phản ứng nữa.

Một cuộc thí nghiệm khác chứng minh rằng khi sống cạnh nhau, cây để ý canh chừng nhau sợ bị quấy rầy nhưng khi có một động vật tới gần, mối nguy gần hơn cây cỏ quay sang canh chừng động vật.

Những điều còn làm cho chúng ta kinh ngạc là cây có trí nhớ và tình cảm. Chúng nhận biết những kẻ chuyên phá hoại hoặc những người hay chăm sóc chúng. Ông Charles A. Lewis trong quyển Ý Nghĩa Của Cây Cỏ Trong Ðời Sống Chúng Ta (The Meaning of Plants in our Lives) viết:

- Sự say mê nghiên cứu về những liên kết giữa cây cỏ với tâm trí con người mà những tương tác làm tăng thêm hạnh phúc ở ngoại cảnh và môi trường có tác động đến đời sống con người(Fascinating research can lead to enhanced well-being and an appreciation of the environment).

Một gia đình an vui, hạnh phúc, cây cỏ trong nhà cũng tươi tốt. Khi người chăm sóc cây cối, cái tương tác tâm linh giữa Cây và Người làm cho cả hai đều khỏe mạnh hơn. Ðó là lý do tại sao những cây mọc gần nhà thường tốt hơn những cây mọc xa. Vậy chúng ta hãy nâng niu, trân trọng từng cọng cây chiếc lá. Hãy dành một chút thì giờ để chăm sóc cây cỏ và vườn tươi(lawn and garden) sức khỏe chúng ta có thể nhờ đó mà tốt hơn. Ngược lại những người thường xuyên chặt phá cây cối thường gặp điều kém may mắn hay nhuốm bịnh là vì khi cây bị xâm phạm, phản ứng tâm linh yếu ớt của cây đánh vào thủ phạm. Mỗi lần một ít, lâu dần người đốn cây sẽ bị bệnh nặng. Có thể người xưa sống an vui, hạnh phúc vì cái thú Ðiền Viên chăng?

Các nhà sinh thực học thế giới rất hứng thú đang theo dõi công cuộc nghiên cứu của Backster, hiện đã có 7000 nhà bác học yêu cầu Ông thông báo cho biết kết quả nghiên cứu kèm theo các tài liệu khoa học. Những máy móc tối tân hơn được Ông thâu nhận, nhất là những máy ghi các nhịp luồng điện. Và cuộc nghiên cứu được tiến hành với kế hoạch tinh vi, được ghi chép đầy đủ. Các tài liệu được thu thập và xếp loại cẩn thận.

Nếu Backster chứng nghiệm được Tâm Linh Cây Cỏ thì kỹ sư Kirlian đã chụp được hào quang của chúng. Kirlian, tên đầy đủ là Semyon Davidovich Kirlian(1900-1980) sinh tại tỉnh Krasnoda, xứ Amenia nước Nga. Năm 1939 Ông cùng vợ là Valentina đã phát minh ra máy Chụp Hào Quang gọi là Kirlian Electrophotographic Camera(gọi tắt là máy Kirlian). Ông bà này đã áp dụng từ trường của điện vào thuật chụp hình của sinh thực vật (Bio Electrography ). Một tấm ảnh chụp chiếc lá của máy Kirlian hiện ra như một thế giới điểm sáng. Chung quanh nó là hào quang (Corona ). Những tia lửa nhỏ màu ngọc lam, màu da cam, phát ra từ trung tâm và đi xa theo những kinh xác định. Không phải chỉ lá mới có hào quang. Cây càng lớn, càng già, hào quang càng rực rở và Trường Sinh Lực( bio field) càng mạnh. Trường Sinh Lực (TSL) chính là sức mạnh vô hình của thảo mộc. Có những tiều phu vừa đốn xong một đại thụ bỗng lăn đùng ra chết. Có thể người này đã chặt phải một linh mộc có TSL quá mạnh.

Trong tín ngưỡng nhân gian ta, có tục thờ cây đa. Bên gốc đa già, thường có một cái miếu nhỏ, đặt bát hương, những chiếc bình vôi, để hương khói cho Thần Linh. Do kinh nghiệm của cha ông truyền lại thì cây lớn có Thần lớn. cây nhỏ có Thần nhỏ:

- Thần cây đa, ma cây gạo.

Trong kho tàng văn chương bình dân, ta còn thấy những câu tục ngữ xưa, có ý răn đe, những người chặt cây, phá rừng. Ðó là nghề nguy hiểm nhất:

- Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá.

...... Ali1976 (Theo Nguyễn Mộng Khôi)

(trích )

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chắc phải đi xin lỗi Cụ Hòe thôi Nokia6681 ơi !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay