phoenix

BÃI ĐÁ CỔ NẤM DẨN - di tích văn hóa cổ người Việt?

24 bài viết trong chủ đề này

<H1 class=documentFirstHeading>Bí ẩn từ di tích bãi đá cổ Nấm Dẩn

Những người dân xã Nấm Dẩn bên phiến

đá có

Nằm chênh vênh trên triền núi cao quanh năm mây phủ, bên những bản người Mông của xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần (Hà Giang) có khu di tích đá cổ chạm khắc các hình vẽ từ cách đây cả nghìn năm.

Những người dân xã Nấm Dẩn bên phiến đá có chạm khắc hình vẽ cổ. Khác với di tích đá cổ ở Sa Pa (Lào Cai), bãi đá cổ Nấm Dẩn còn được ít người biết đến nhưng về mức độ tập trung của di tích và vẻ đẹp các hình vẽ cùng những điều bí ẩn quanh các phiến đá thì không kém phần hấp dẫn.Chúng tôi lên khu di tích bãi đá cổ Nấm Dẩn theo trục đường từ huyện Bắc Quang qua đèo

Gió đi Xín Mần. Sau trận mưa rừng lớn, dọc con đường núi gồ ghề, khá nhiều dân bản, thanh niên tình nguyện và các đội công nhân giao thông mải miết san lấp những đoạn đường bị sạt lở đất cùng những ổ voi, ổ trâu.

Anh Hải, Phó Giám đốc Sở Thương mại - Du lịch Hà Giang nói với chúng tôi: "Biết có đoàn các doanh nghiệp lữ hành lên khảo sát bãi đá cổ Nấm Dẩn, lãnh đạo huyện đã túc trực cả tuần ở những cung đường bị tắc nghẽn do mưa lớn để chỉ đạo, động viên giải tỏa. Cái chính là nhân dân ở đây rất nhiệt tình ủng hộ vì họ mong muốn du khách lên với Xín Mần, với Nấm Dẩn và hiểu những lợi ích mà du lịch sẽ mang lại cho cộng đồng". Mỗi lần xe ô-tô đi qua, nhiều người dân bên đường và công nhân giao thông đều ngẩng lên cười, vẫy tay chào đầy tình cảm và lưu luyến. Anh Hải giải thích, người vùng cao là thế, gặp ai cũng hồ hởi dù mới chỉ gặp lần đầu

bởi đất rộng, người thưa, nhìn thấy nhau cũng đã là quý lắm rồi.

Ðể lên khu di tích bãi đá Nấm Dẩn có chạm khắc các hình vẽ cổ, đoàn khảo sát đã phải dừng xe ô-tô và làm một cuộc lội bộ băng suối và leo qua một quãng đồi núi chừng khoảng hơn 1.000 m, xuyên qua thung lũng bạt ngàn ngô xanh đang mùa trổ bông. Dọc hai bên đường là một số di tích cự thạch mới được các cán bộ Viện Khảo cổ học Việt Nam phát hiện vào cuối năm 2006 và đầu năm 2007.

Theo hướng dẫn của chị Lý, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Xín Mần, các di tích cự thạch này nằm giữa dãy núi Tây Ðản phía bắc và dãy núi đồi Nấm Dẩn ở phía nam, ngay gần sát với con suối Nậm Khoòng. Suối không lớn nhưng cũng đủ để tạo thành các thác nước nhỏ nhiều ghềnh đá và chảy xiết bởi độ dốc cao với cảnh quan khá đẹp. Nhiều tảng đá trầm tích lớn nằm dọc bờ suối với hình thù đa dạng và độc đáo, có tảng đá như một bàn cờ phẳng, có tảng lại giống tấm phản nằm hay một chiếc ghế ngồi. Mỗi tảng đá đều gắn với những câu chuyện ly kỳ mang dấu ấn tín ngưỡng, thể hiện sự linh nghiệm cầu ứng các đấng thần linh của nhân dân các

dân tộc thiểu số trong vùng.

Trong số các di tích này có hai tảng đá được gọi là cự thạch (đá lớn) của người tiền sử để lại. Di tích thứ nhất nằm cách bãi đá có hình khắc cổ khoảng 700 m về phía đông, là một tấm đá phiến magma biến chất (gọi là tấm trầm), có hình khối khó xác định, dài từ 2,3 m đến 2,4 m, rộng từ 1 m đến 1,1 m, dày từ 0,35 m đến 0,40 m, bề mặt khá phẳng. Trên bề mặt và ở các rìa cạnh của tấm đá còn giữ nguyên trạng thái phong hóa tự nhiên. Không có dấu vết gia công nhân tạo mà chỉ có sự sắp đặt lại của các cư dân cổ khi xếp chồng tấm đá này lên trên tảng đá lớn bên

dưới bằng ba khối đá nhỏ hơn, kê theo hình tam giác. Sự tác động trong sắp đặt

cấu trúc các tảng đá theo chủ đích nhất định đã khiến nó phân biệt hẳn với các

tảng đá tự nhiên khác.

Di tích thứ hai nằm cách di tích thứ nhất 70 m về phía tây với kết cấu, sắp đặt các hòn đá kê bên dưới tương tự như di tích thứ nhất. Chị Lý cho biết, các nhà nghiên cứu của Viện Khảo cổ học và nhiều nhà dân tộc học khi lên đây đã cho rằng, di tích cự thạch Nấm Dẩn là loại hình di tích khảo cổ có niên đại khoảng 2.000 năm và rất hiếm có ở Việt Nam. Loại hình di tích này còn được gọi là Dolmel, một trong những loại hình của văn hóa cự thạch (Megalithic culture), có thể là di tích mộ của thủ lĩnh cộng đồng hoặc là khu đất thiêng, thờ cúng thần linh, tổ tiên và các nhân vật lỗi lạc của cộng đồng dân cư. Ngoài ra, di tích cự thạch Nấm Dẩn còn có khả năng liên quan tục thờ thần đá của các cư dân tiền sử ở đây.

Vượt qua khu di tích cự thạch, đi thêm khoảng gần 500 m đường mòn ven theo triền núi, chúng tôi lên tới khu bãi đá có hình vẽ chạm khắc cổ ở ngay giữa bản người Mông thôn Nấm Dẩn.

Trong toàn khu vực xã Nấm Dẩn có bốn tảng đá chạm khắc hình vẽ cổ nhưng tảng đá ở thôn Nấm Dẩn có nhiều hình vẽ được chạm khắc nhất với tổng số 79 hình cụ thể gồm: 40 hình tròn, hai hình chữ nhật, một hình vuông, sáu hình hồi văn hình vuông, hai hình hồi văn hình tròn, sáu hình vạch khắc song song giống như bậc thang, năm hình biểu tượng sinh thực khí nữ, hai hình bàn chân người, bốn hình người trong tư thế giơ hai tay, dạng hai chân, một số hình như mô tả ruộng bậc thang, đồi núi, còn lại là những hình với nhiều hình thù khác nhau.

Dựa vào sự so sánh tạo hình, mô-típ thể hiện với các di tích đồng dạng trong khu vực, các nhà nghiên cứu đã đi tới những kết luận ban đầu khi cho rằng hình vẽ trên đá ở Nấm Dẩn có niên đại khoảng hơn 1.000 năm. Nhưng điều bí ẩn là những hình vẽ đó nói lên điều gì thì vẫn là một vấn đề chưa được giải mã. Ðã có nhiều ý kiến cho rằng, các hình vẽ này là sự ghi chép đồ họa, hình họa tương tự như bản đồ về một vấn đề gì đó của khu vực hoặc là những hình vẽ gắn với tín ngưỡng thờ mặt trời, v.v. Một trong những bí mật khác cũng chưa có lời giải đáp đang cần sự quan tâm của các nhà khoa học còn là mối liên hệ giữa chủ nhân các di tích cự thạch và chủ nhân các hình khắc vẽ cổ ở Nấm Dẩn.

Tuy nhiên, điều quan trọng là các giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng của di tích bãi đá cổ và sự quan tâm bảo vệ, phát huy những giá trị đó trong khai thác du lịch, thu hút khách đến với Xín Mần của các cơ quan chức năng. Một ban quản lý bãi đá cổ với sự tham gia tự giác của người dân địa phương, sự chỉ đạo của huyện đã được thành lập. Tỉnh Hà Giang và huyện Xín Mần cũng đã cho xây dựng tại đây một nhà sàn văn hóa làm nơi đón khách và lập hàng rào kiên cố bảo vệ chung quanh di tích đá cổ. Thời gian tới, đang có khá nhiều hãng lữ hành có ý định đưa di tích này vào là điểm đến trọng điểm trong chương trình du lịch đi bộ, thăm các bản làng ở Hà Giang.

(Nhân Dân)

Nguồn: http://www.quehuong.org.vn</H1>

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bãi đá cổ Nấm Dẩn được xếp hạng Di tích Quốc gia khảo cổ

Nguồn: http://www.dangcongsan.vn

Posted Image(ĐCSVN) - Huyện Xín Mần (Hà Giang) vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia khảo cổ Bãi đá cổ xã Nấm Dẩn. Bãi đá cổ xã Nấm Dẩn được phát hiện ở 5 điểm thuộc xã Nấm Dẩn, có tổng cộng 79 hình khắc đá có ký tự khác nhau của người tiền sử, được Viện Khảo cổ học Việt Nam xác định có từ khoảng 2000 năm trước. Trên đá có nhiều hình chạm khắc với các họa tiết đáng chú ý như: hình tròn, hình bàn tay, bàn chân, hình khắc sinh thực khí, hình người...

Theo các nhà khảo cổ, các ký tự được khắc chạm tại Bãi đá cổ Nấm Dẩn có nhiều nét tương đồng với Bãi đá cổ Sa Pa cách đây 2000 năm tuổi, rất có ý nghĩa trong quá trình nghiên cứu, xác định nguồn gốc văn hóa của người Việt cổ.

* Rất tiếc chưa Upload được cái ảnh rõ lên_Phoenix.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bãi đá cổ thứ hai thành di tích quốc gia

Nguồn: http://beta.baomoi.com/Home/VanHoa/DuLich/...gia/1535282.epi

TP - Di tích khảo cổ học bãi đá cổ Nấm Dẩn (xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) vừa được công nhận di tích quốc gia. Đây là bãi đá cổ thứ 2 (sau Sa Pa) tìm thấy ở Việt Nam và được xếp hạng.

Tại đây phát hiện 7 phiến đá có chạm khắc cổ và 2 di tích Cự Thạch (đá lớn).

Khu vực có di tích nằm trong một thung lũng rộng thuộc địa phận thôn Nấm Dẩn, xung quanh là những dãy núi cao bao bọc. Trên bề mặt thung lũng này là nhà cửa và ruộng, giữa thung lũng có dòng suối Nậm Khoòng, dọc ven suối có nhiều tảng đá lớn nằm ngổn ngang.

Nhân dân địa phương gọi khu vực này là Nà Lai (ruộng nhiều chữ) vì trên một số tảng đá có hình khắc, vẽ. Năm 2004, Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Hà Giang phối hợp khảo sát điều tra khảo cổ học ở Xín Mần, và phát hiện có một bãi đá cổ tại đây.

Các nhà nghiên cứu tạm chia các hình khắc vẽ trên thành 7 nhóm: các dạng hình học như hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông- môtip họa tiết giữ vai trò chủ thể, nhóm hình hoa văn vuông và tròn, nhóm những vạch đục khắc song song, nhóm biểu tượng sinh thực khí, hầu hết là biểu tượng nữ tính, với hình tam giác có rãnh dọc ở giữa, nhóm hình bàn chân người với kích thước như thật, ngón chân khắc lõm sâu vào trong đá, nhóm hình người trong tư thế giơ hai tay, dạng hai chân như trong các bích họa thời tiền sử, và nhóm hình khắc chưa xác định hình dáng.

Ngoài hơn 80 hình khắc vẽ, bề mặt tảng đá còn có khoảng 80 lỗ vũm với đường kính trung bình 5- 6cm, sâu 1- 2cm, phân bố chủ yếu ở đầu phía Tây của tảng đá.

Theo TS Trình Năng Chung (Viện Khảo cổ học), để tạo được những hình khắc này người xưa đã sử dụng kỹ thuật đục khắc rất thô sơ, dùng đục sắt có sự trợ giúp của búa, đục trực tiếp trên mặt tảng đá.

Cho đến nay, ở Việt Nam, những dấu tích nghệ thuật tạo hình thời tiền sử còn tìm thấy khá ít. Giá trị nghiên cứu khoa học của bãi đá cổ rất cao bởi hầu như chưa có sự xâm hại của con người thời sau, di tích hầu như nguyên trạng. Điều này khác với khu di tích Sapa còn nhiều khó khăn bởi sự chằng chéo của nhiều môtip thể hiện của nhiều thời kỳ khác nhau.

Bước đầu, các nhà khảo cổ cho rằng những hình khắc vẽ trên đá ở Nấm Dẩn, huyện Xín Mần có niên đại trên 1.000 năm, khởi đầu là sau công nguyên khi mà đồ sắt đã được sử dụng rộng rãi.

Ở VN phát hiện chưa nhiều loại hình di tích Cự Thạch, và ý nghĩa của chúng vẫn chỉ là những tranh luận. Nhiều nguồn tài liệu cho rằng chúng thường là chỗ tưởng nhớ những nhân vật lỗi lạc, có thể là khu đất thiêng, thần thánh của thị tộc hay bộ lạc hoặc chỗ tưởng niệm, thờ cúng tổ tiên.

Theo các nhà nghiên cứu, di tích Cự Thạch Nấm Dẩn có thể liên quan đến tục thờ Thần Đá của các cư dân tiền sử ở đây. Bãi đá Nấm Dẩn có 2 di tích Cự Thạch. Giới khảo cổ xếp di tích Cự Thạch Nấm Dẩn có niên đại khoảng gần 2.000 năm.

Điều đó cũng phù hợp với những dữ kiện khảo cổ học về loại hình di tích Cự Thạch ở khu vực Đông Nam Á. Khi so sánh nghệ thuật cổ Xín Mần các nhà khoa học cho rằng những hình khắc trên bãi đá cổ Nấm Dẩn cổ xưa hơn ở Sa Pa.

Nguyễn Phương

** Ảnh chưa upload được:

- Bãi đá cổ Nấm Dẩn

- Những hình khắc vẽ trên bãi đá cổ được in ra. Ảnh: N.P

Phoenix

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện phiến đá cổ niên đại 2.000 năm

Nguồn: TTXVN

showarticletop("http://vietbao.vn","65079037") http://vietbao.vn/vi/Van-hoa/Phat-hien-phi...m/65079037/181/ Người dân huyện Xí Mần, Hà Giang, vừa phát hiện một phiến đá cổ khá đặc biệt có bề mặt rộng 3m2, dày 30cm, được đặt trên 3 trụ đá bằng phẳng.Địa điểm phát hiện phiến đá này nằm trong khu vực bãi đá cổ đã được phát hiện cách đây hai năm tại thôn Nấm Dẩn, xã Nấm Dẩn.

Theo các nhà khảo cổ học, đây là phiến đá được người tiền sử kê làm nơi thờ tự các vị tộc trưởng có niên đại cách đây khoảng 2.000 năm.

(Theo TTXVN)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xín Mần đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia Khảo cổ (7/4/2008)

Nguồn: http://baohagiang.vn

(HGĐT)- Sáng 4.4, huyện Xín Mần tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia Khảo cổ học Bãi đá cổ xã Nấm Dẩn.

Posted Image Đảng bộ và nhân dân huyện Xín Mần đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia Bãi đá cổ Nấm Dẩn.

Tới dự có các đồng chí: Ly Mí Lử, Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Bình Vận, Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh; Tiến sĩ Trình Năng Trung, lãnh đạo Viện Khảo cổ học, lãnh đạo Báo Hà Giang, Sở VH - TT, Bảo tàng tỉnh, lãnh đạo các huyện: Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì, huyện Bắc Hà (Lào Cai) cùng nhiều quan khách thập phương.

Posted Image

Các hình khắc trên phiến đá cổ ở xã Nấm Dẩn (Xín Mần).

(Ảnh chụp từ bản dập trưng bày tại Bảo tàng tỉnh). (Ảnh: Yến Khanh)

Bãi đá cổ xã Nấm Dẩn được phát hiện ở 5 điểm thuộc xã Nấm Dẩn, có tổng cộng 79 hình khắc đá có ký tự khác nhau của người sơ tiền sử, được Viện Khảo cổ học Việt Nam đánh giá và xác định có từ khoảng 2.000 năm trước. Các hình trạm khắc trên đá có nhiều họa tiết rất đáng chú ý như: Các hình tròn, hình bàn tay, bàn chân và hình khắc sinh thực khí của phụ nữ thuộc thời kỳ mẫu hệ. Các nhà khảo cổ nhận định: Các ký tự được khắc trạm tại Bãi đá cổ Nấm Dẩn có quan hệ qua lại, tương đồng với Bãi đá cổ Sa Pa cách đây 2.000 năm tuổi rất có ý nghĩa để nghiên cứu, xác định nguồn gốc văn hóa người Việt cổ. Được sự giúp đỡ của Viện Khảo cổ học qua nghiên cứu lịch sử, Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao đã xét cấp Bằng công nhận xếp hạng Di tích Quốc gia Bãi đá cổ Nấm Dẩn để bảo tồn, nghiên cứu.

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao, đồng chí Nguyễn Trùng Thương, Giám đốc Sở VH - TT tỉnh đã trao Bằng công nhận xếp hạng Di tích Quốc gia Bãi đá cổ Nấm Dẩn cho Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Xín Mần.

Nguyễn Hùng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Giang phát hiện thêm phiến đá cổ tại huyện Xín Mần(11:42 19/01/2007)

Nguồn: http://www.monre.gov.vn/monreNet

(web của Bộ tài nguyên và Môi trường)

function goto_link(ID) {window.location = '/monreNet/default.aspx?tabid=207&ItemID='+ID;}Cách đây hơn 2 năm, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được bãi đá cổ với nhiều hình, họa tiết hoa văn lạ tại bản Nấm Dẩn, xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần (Hà Giang). Gần đây, cũng tại khu vực bãi đá cổ này, bà con trong bản lại phát hiện thêm một phiến đá cổ có bề mặt rộng trên 3 m2, dày 30 cm, được đặt trên trên 3 trụ đá bằng phẳng, cách bãi đá cổ hơn 200 mét về phía Đông-Nam.

Ngay sau khi nhận được tin, các nhà khảo cổ học thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam đã đến để xác minh, nghiên cứu. Theo nhận định ban đầu của các nhà khảo cổ học: đây là phiến đá có niên đại cách đây khoảng trên 2.000 năm và được người tiền sử kê làm nơi thờ các vị tộc trưởng.

Phiến đá mới phát hiện tại bản Nấm Dẩn, xã Nấm Dấn đã được các nhà klhảo cổ học(Viện Khảo cổ học Việt Nam) lập hồ sơ, lập mẫu, định dạng, nghiên cứu. Huyện Xín Mần đã vận động bà con các dân tộc xã Nấm Dẩn tham gia bảo vệ tốt bãi đá cổ để giúp các nhà khoa học nghiên cứu thuận lợi.

Văn Phát

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện bích họa cổ khắc đá tại huyện vùng cao Xín Mần

05/01/2005 08:18

Nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/vn/43/33951

Lần đầu tiên tỉnh Hà Giang phát hiện được bích họa cổ khắc trên đá tại xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần.

Trong đợt khảo sát khảo cổ học tại huyện Xín Mần, cán bộ chuyên môn của Viện khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng tỉnh Hà Giang đã phát hiện các tảng đá có khắc hình vẽ cổ tại bãi đá granít nằm rải rác ở những chân ruộng bậc thang của bản Nấm Chanh, xã Nấm Dẩn. Đặc biệt, có một tảng đá với bề mặt rộng trên 10m2, tương đối bằng phẳng, có hơn 40 hình khắc vẽ, với những họa tiết: hình tròn, hình thang, hình bàn chân người, hình người và những họa tiết biểu tượng sinh thực khí. Các nét khắc rộng khoảng 2 cm và khá nông do bị phong hóa.

Theo Tiến sỹ Trình Năng Chung, Viện khảo cổ học Việt Nam thì những hình khắc trên đá phát hiện ở Nấm Dẩn có phong cách tạo hình và mô típ gần giống với những hình khắc ở bãi đá cổ Sa Pa. Bước đầu, các nhà khảo cổ học xác định những hình khắc trên đá ở Nấm Dẩn, Xín Mần ở niên đại cách ngày nay trên dưới 2.000 năm.

Chủ nhân của những hình khắc và việc giải mã những hình khắc cổ này còn là bức màn bí ẩn, cần có sự nghiên cứu của các nhà sử học, dân tộc học.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện di tích cự thạch ở Xín Mần

Nguồn: http://baohagiang.vn/?lang=V&func=newsdetail&newsid=652&CatID=109&MN=30

Posted Image(HGĐT)- Trong thời gian tiến hành điều tra khảo sát khảo cổ học tại huyện Xín Mần vào cuối năm 2006 và đầu năm 2007, cán bộ Viện Khảo cổ học Việt Nam và phòng VH-TT huyện Xín Mần đã phát hiện 2 di tích cự thạchở thôn Nấm Dẩn, xã Nấm Dẩn.

Hai di tích cự thạch này nằm ở quãng giữa và bên trái con đường mới mở từ UBND xã Nấm Dẩn đến khu di tích bãi đá cổ Nấm Dẩn. Khảo sát xung quanh khu vực này cho thấy, trước khi có con đường chạy qua, thì vị trí của 2 di tích nằm ở dưới thung lũng giữa một bên là dãy núi Tây Đản nằm ở phía Bắc và dãy núi đồi Nấm Dẩn nằm ở phía Nam. Hai dãy núi này nằm song song và cách nhau chừng hơn 100m. Di tích cự thạch nằm cách chân dãy núi đồi Nấm Dẩn chừng 40m, có một con suối nhỏ Nậm Khoòng chảy qua cách di tích chừng 30m về phía Bắc.

Trong thung lũng đá cổ có rất nhiều tảng đá trầm tích lớn nằm dọc suối Nậm Khoòng. Có nhiều tảng đá có hình thù kỳ thú khoác trên mình rất nhiều truyền thuyết cổ, như bàn cờ cho các ông Bụt chơi, có tảng đá lạ kỳ là nơi an tọa của các thần linh nhà trời thưởng ngoạn, có ngai vua... Hai trong những tảng đá đó chính là di tích cự thạch (còn gọi là di tích đá lớn) mà người tiền sử để lại.

Di tích thứ nhất nằm cách bãi đá có hình khắc cổ Nấm Dẩn khoảng 700m về phía Đông. Di tích gồm một tấm đá phiến magma biến chất (gọi là tấm trầm), có hình khối khó xác định, dài từ 2,3m - 2,4m, rộng từ 1,0 đến 1,10m, dày từ 0,35m - 0,40m, với hai bề mặt khá phẳng. Trên bề mặt và ở các rìa cạnh của tấm đá còn giữ nguyên trạng thái phong hóa tự nhiên. Không có dấu vết gia công của con người để lại trên bề mặt khối đá. Người xưa đã hợp sức nhau kê đặt, xếp chồng tấm đá này lên trên tảng đá lớn bên dưới bằng 3 khối đá nhỏ hơn, kê theo hình tam giác. Tấm đá được kê cao khoảng 20cm so với tảng đá to ở dưới 1. Chính sự tác động của con người vào cách sắp đặt lại cấu trúc các tảng đá theo chủ đích nhất định đã khiến nó phân biệt hẳn với các tảng đá tự nhiên khác.

Di tích thứ hai nằm cách di tích thứ nhất 70m về phía Tây. Về kết cấu và cách sắp đặt các hòn đá kê bên dưới tương tự như di tích thứ nhất, sự khác nhau chỉ là ở chỗ kích cỡ và hình dáng tấm đá trần bên trên.

Qua khảo sát kỹ tại địa bàn và điều tra dân tộc học, các nhà nghiên cứu cho rằng, đây chính là loại hình di tích khảo cổ mà chúng ta còn ít bắt gặp trên đất nước ta. Đó chính là loại hình di tích Dolmel, một trong những loại hình của văn hóa cự thạch (Megalithic culture). Di tích Dolmen ở Nấm Dẩn có cấu trúc gần gũi với di tích cự thạch ở huyện Hòa An (Cao Bằng), hoặc ở Nà Hang (Tuyên Quang).

Theo các tài liệu khảo cổ học, Dolmen là một trong những loại hình di tích cự thạch được phát hiện nhiều nơi trên thế giới. ở khu vực Đông Nam á, loại hình di tích này tìm thấy nhiều ở Lào, Malaisia, Indonesi v.v... Trong quá trình nghiên cứu và khai quật, người ta đã phát hiện được nhiều hiện vật khảo cổ chôn theo trong các Dolmen như đồ đá mài, đồ gốm và đồ kim loại bằng đồng hoặc sắt.

ở nước ta, loại hình di tích này phát hiện chưa nhiều. Đến nay, việc xác định ý nghĩa của các kiến trúc Dolmen vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều nguồn tài liệu cho rằng, chúng thường là mộ của thủ lĩnh cộng đồng, là chỗ tưởng nhớ những nhân vật lỗi lạc, hoặc có thể là khu đất thiêng, thần thánh của thị tộc hay bộ lạc, hoặc là chỗ tưởng niệm, thờ cúng tổ tiên. Theo các nhà nghiên cứu, di tích cự thạch Nấm Dẩn còn có thể liên quan đến tục thờ thần đá của các cư dân tiền sử ở đây.

Việc xác định niên đại cho di tích cự thạch ở Nấm Dẩn cũng là vấn đề cần tìm hiểu thêm. Trước mắt, các nhà khảo cổ xếp di tích cự thạch Nấm Dẩn có niên đại khoảng gần 2000 năm cách ngày nay. Điều đó khá phù hợp với những dữ kiện khảo cổ học về loại hình di tích đá lớn ở khu vực Đông Nam á.

Việc tìm hiểu mối liên hệ giữa chủ nhân các di tích cự thạch và chủ nhân các hình khắc vẽ cổ ở Nấm Dẩn cũng là điều lý thú, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong thời gian tới.

TS Trình Năng Chung (Viện Khảo cổ học Việt Nam)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xín Mần, đất và người dang rộng vòng tay

Nguồn: http://nhandan.viet4phuong.com/tinbai

</IMG>ND - Xín Mần là đây, tuy còn nhiều khó khăn nhưng cũng rất nhiều tiềm năng. Vẻ đẹp nguyên sơ, hùng vĩ của núi rừng, sông suối, một kho tàng văn hóa vật thể, phi vật thể cùng với tấm lòng thân thiện, ấm áp của đồng bào các dân tộc vùng cao. Chúng tôi lại có dịp về Xín Mần, mảnh đất miền tây Hà Giang.
"Xín Mần ơi, tôi gọi gió cướp lời"
Những cơn mưa cuối hạ xối xả trút nước xuống núi rừng, chúng tôi về miền tây của Hà Giang. Xín Mần, một chuyến đi trong háo hức chờ đợi tưởng như đã hẹn hò từ vài chục năm trước. Khởi hành chuyến đi này, không hiểu sao câu thơ của nữ thi sĩ Ðoàn Thị Ký: "Xín Mần ơi, tôi gọi gió cướp lời" cứ ám ảnh tôi mãi. Tôi ngâm nga nhẩm đọc suốt dọc đường đi.
Qua những nương ruộng bậc thang lúa xanh ngăn ngắt. Qua bao ngọn thác cao ngất trời và cả những dòng nước như sợi chỉ trắng chảy từ đỉnh núi xuống. Có lẽ đến ngót trăm ngọn thác lớn nhỏ. Người xe chênh vênh với mây núi. Song hành là con sông Chảy mầu nước trắng đục, tít tắp mãi dưới vực sâu. Lòng sông sâu ngổn ngang đá. Xín Mần là đây. Sau mưa gió từ núi thổi về mát rượi. Trời xanh mây trắng. Chúng tôi đã được đón nhận gió của Xín Mần. Gió từ các triền núi đất thổi dọc sông Chảy, phả lên thị trấn Cốc Pài. Gió mang hương thơm của phấn ngô Nàn Ma, Nàn Xỉn. Gió mang vị ngọt của mật ong từ Pà Vầy Sủ, Chế Là. Trong gió, tôi nghe có tiếng khèn Mông dìu dặt và tiếng sáo La Chí réo rắt gọi bạn tình. Gió núi đưa chúng tôi vào mùa thu của xứ sở miền tây Hà Giang này.
Ðón chúng tôi là chị Minh Lý, Trưởng phòng văn hóa - thông tin huyện. Chị là cô giáo người Kinh từ Tuyên Quang lên, qua hai mươi mấy năm ở vùng cao, nay trở thành người con của Xín Mần.
Chị nói được các tiếng Nùng, Mông, Dao, không có bản nào là chị chưa đặt chân tới. Chị làm dâu người Nùng và rồi làm thông gia với người Mông. Nếu không giới thiệu không ai nghĩ chị đã là bà ngoại.
Theo chân chị, chúng tôi đến Nghĩa trang liệt sĩ huyện Xín Mần. Mấy trăm ngôi mộ xếp hàng tăm tắp. Ánh chiều hắt nắng lên những ngôi sao trên bia mộ. Ðoàn chúng tôi nghiêng mình kính cẩn trước tượng đài Tổ quốc ghi công. Tôi đã gặp những người quen và rất nhiều người chưa một lần biết. Họ có tên và vô danh, từ mọi miền quê đã hy sinh để bảo vệ biên cương. Ðây, mộ bia của những liệt sĩ Văn công của Trung đoàn 148, đã anh dũng hy sinh trong thời kỳ chống thực dân Pháp và tiễu phỉ. Trên cây sa mu đâu đó, sót lại một giọng ve rầu rĩ. Mới đây thôi, vòng hoa của cán bộ và nhân dân huyện Xín Mần tưởng nhớ các liệt sĩ còn sáng mầu.
Xín Mần của biết bao huyền thoại là đây. Tôi được giới thiệu theo chữ Hán "Xín Mần" có nghĩa là "Cửa mở". Hôm nay, chúng tôi đến với miền quê có dãy Gia Long, có đèo Mây, thác Gió trong thời điểm cả Hà Giang đang mở cửa chào đón du khách trong và ngoài nước về với miền biên cương hùng vĩ.
Chúng tôi đứng trước đền Gia Long thờ thần Rồng tại thị trấn Cốc Pài. Là đền mà không có ngôi nhà nào cả. Chỉ có mái đá vươn ra che mưa nắng. Thời gian hằn lên đá thành hình Rồng linh thiêng cho cả vùng. Tán cây đề, cây si đan quyện xòa bóng mát. Những mảng rễ vây bọc lấy đá. Chung quanh đền ngô đang mùa quả, phấn ngô thơm hòa quyện trong khói hương lễ bái của người dân bản xứ và khách thập phương.
Sáng thứ bảy ngược núi, theo con đường trải nhựa đi về phía biên giới, thăm Ðồn Biên phòng Xín Mần. Trời biên cương se lạnh. Nắng mỏng như một tấm voan dát vàng lên các nương lúa bậc thang của Thèn Phàng, Chí Cà. Vui gặp phiên chợ Mốc 5 thuộc địa phận thị trấn Chín Sang, huyện Mã Quan, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Ðường lên biên giới mùa này sao nhiều hoa đẹp đến thế!
Gần trưa có mặt tại Ðồn Biên phòng Xín Mần. Trung tá Phạm Quốc Hải, Ðồn trưởng, cho biết: An ninh biên giới thời gian qua tương đối ổn định. Nhân dân hai nước vẫn đến chợ cửa khẩu buôn bán, giao lưu văn hóa. Những thiếu nữ Mông đi chợ ăn mặc rất diện. Xúng xính váy áo khăn thêu rực rỡ sắc mầu. Sau bữa cơm đãi khách mà cán bộ, chiến sĩ Ðồn Biên phòng tiếp đón, chúng tôi lại có mặt tại Cốc Pài.
Phiên chợ Cốc Pài
Ngày mai là phiên chợ. Người dân phố huyện cũng phấp phỏng. Nhà nhà sáng điện thật khuya. Những đôi trai gái dắt tay nhau dạo quanh phố núi. Tôi một mình lang thang quanh chợ. Rất nhiều đồng bào Mông, Dao, Nùng đã về chợ từ hôm nay. Họ đến nhà anh em, nhà người quen ngủ. Nhưng cũng rất nhiều người ngủ tại chợ. Phụ nữ cũng thản nhiên nằm ngủ trên các sạp hàng bỏ trống. Nam giới thì giản đơn hơn, vài tàu lá dưới nền chợ. Quán ăn đêm tưng bừng chào mời. Tiếng chạm bát chén huyên náo trong sự bình yên của phiên chợ vùng cao. Tôi rủ Tuyên vác chiếu xuống chợ nằm. Tuyên can tôi...
Khi tỉnh dậy thì phiên chợ Cốc Pài đã đông nghịt người. Sắc áo xanh của người Nùng từ Thèn Phàng, Chí Cà bán đỗ tương, gạo Già Dui (thứ gạo nổi tiếng của Hà Giang mà huyện đang có ý định xây dựng thương hiệu). Giá gạo 6.000 đồng/kg, đỗ tương 8.000 đồng/kg. Nhìn người bán hàng thì biết năm nay Xín Mần được mùa đỗ tương.
Sắc áo đen của người Dao, họ mang rau quả, gà, dê, dụng cụ sản xuất đến chợ. Tôi nhấc một chiếc lưỡi cày hỏi giá. Chàng trai người Dao trả lời: 60.000 đồng một lưỡi. Nó nặng khoảng 6 kg. Bán một con ngựa thồ xuống chợ mua được từ 10 đến 12 lưỡi cày.
Người Mông xuống chợ với sắc mầu lộng lẫy nhất, ngập tràn mầu đỏ, mầu hồng. Tình cờ gặp lại hai người mà hôm qua đã gặp ở chợ Mốc 5.
Ðó là ông Vàng Xuếnh Mìn, 63 tuổi ở khu Xúc Chải, xã Chí Cà. Người chuyên bán chim khướu và chim họa mi. Mỗi con khướu bán từ 200 đến 400 nghìn đồng. Họa mi thì giá cao hơn, tùy theo chất giọng và khách mua. Vàng Xuếnh Mìn có cái miệng rất "ấn tượng". Ông ta chụm môi "hót" lảnh lót như khướu, êm dịu như họa mi. Hằng ngày Xuếnh Mìn lên đồi bẫy chim rồi mang đến phiên chợ bán. Chính cái miệng ấn tượng ấy là kế sinh nhai của cả gia đình. Người thứ hai tôi không rõ tên là gì, mặc dù bà đã nói đến ba lần mà tôi không phiên âm nổi. Một người phụ nữ Mông khó đoán tuổi. Bà địu một chiếc chảo ghênh đường kính cỡ một mét, mua từ chợ Mốc 5, đi ba mươi cây số về bán ở chợ Cốc Pài, lấy chênh lệch từ 15 đến 20 nghìn đồng. Tôi vất vả lắm mới nhấc được chiếc chảo ghênh đó.
Chợ Cốc Pài chủ yếu bán hàng nông sản, thực phẩm do bà con làm ra. Họ chia mô, chia đống hoặc đong theo ống, theo bơ, theo chai để bán, không dùng đến cân. Gà, dê, lợn, ngựa bán theo con. Ớt tươi, lạc luộc hai nghìn đồng một bơ. Chè khô một nghìn đồng một vốc tay. Ngô nếp non một nghìn đồng 5 bắp. Rất nhiều mặt hàng lạ như hạt tiêu rừng, vôi bột để nhuộm chàm, dưa chuột quả vàng, mận Nàn Ma cuối vụ, bí non...
Tôi tha thẩn quanh chú bé bán ớt. Thứ hàng nào cũng tươi rói, tươi hơn cả là nụ cười của người bán. Họ hồn nhiên trong sáng, tự hào vì từ đất đá vùng cao đã làm ra hàng hóa. Ðắt rẻ không mấy quan trọng. Mặt hàng chỉ thêu váy áo may sẵn, sạp bán đồ nữ trang người Mông luôn chen chúc các thiếu nữ. Họ ngắm, đo, đeo, mặc thử. Từ ánh mắt, nụ cười, kiểu lườm nguýt cũng thật duyên dáng. Giá một bộ váy Mông từ 200 đến 400 nghìn đồng, túi thổ cẩm 35 nghìn đồng.
Ði trong phiên chợ như đi trong cảnh sinh hoạt của ngày hội văn hóa đa sắc tộc. Vừa cá tính, độc đáo, vừa sum vầy, ấm áp.
Quá trưa, hàng thắng cố, hàng phở nhộn nhịp. Khói và hương thơm nghi ngút. Tiếng băm chặt, tiếng mời chào cùng tiếng cười ồn ào cả góc chợ. Tôi sà vào một quán thắng cố. Anh Lò Seo Dí, 52 tuổi ở Nông Thang, xã Cốc Rế chìa bát rượu mời tôi uống. Vợ và con anh đang xì xụp ăn cơm trộn với phở (cơm nắm mang từ nhà, phở mua ở quán).
Tôi nhấp thử thứ rượu ngô thơm lừng, đặc sản của người Cốc Rế. Anh vui vẻ kể: Nhà anh có bảy khẩu thì có năm lao động. Vụ vừa rồi thu được gần sáu tấn ngô hạt, lúa nước cũng vài ba tấn. Không phải lo cái ăn. Anh nuôi một con trâu, 13 con dê và lợn thì cả đàn... Cốc Rế có hai dân tộc Nùng và Mông. Ðược Nhà nước hỗ trợ giống ngô mới nên năng suất tốt lắm. Không nghèo nữa đâu. Tôi chỉ cháu gái ngồi bên mẹ: Con gái này học lớp mấy? Nó lớp 7, biết cả vi tính đấy - Anh Dí trả lời.
Tôi đi tìm ông lão bán điếu cày, vì có một người bạn trước công tác ở vùng cao nhờ mua một "điếu ục". Cả chợ biết ông. Có lẽ hôm nay ông ốm chăng? Tôi hỏi vu vơ mấy thanh niên bán lá cây thuốc lào. Một thanh niên nhanh nhẹn dẫn tôi đi mấy vòng chợ và kéo ông lão bán điếu từ một quán thắng cố ra. Ông Lý Seo Sèn, 71 tuổi, người Dao ở xã Bản Ngò. "Súng cối" các cỡ khoác quanh người ông đã vơi dần. Tôi chọn một chiếc như ý rồi bắt tay ông Sèn.
Chiều, xe máy, ngựa, bắt đầu chở hàng về bản, nào dầu, muối, gạo, đỗ, sách vở... Chợ dần thưa vắng. Tôi ngơ ngác, Tuyên cũng thế. Cậu ta mua ngô nếp non về luộc và xui chủ nhà mua bí non về nấu canh xương. Bí non Cốc Pài sao mà ngon lạ lùng. Chỉ cần đập ra thả vào một chút xương hầm đã thật hấp dẫn.
Bãi đá cổ Nấm Dẩn
Tôi đã nhiều lần ngược phía bắc Hà Giang lên với Yên Minh, Ðồng Văn, Mèo Vạc. Gặp cao nguyên đá, có người gọi là rừng đá, cánh đồng đá. Ðá phía bắc thì sắc nhọn, mầu đen đến rợn người. Lần này về phía tây lại gặp những dòng sông đá, dòng suối đá, cả khu quần thể đá. Ðá phía tây Hà Giang thường tròn hoặc có bề mặt phẳng, mầu sáng. Thiên nhiên đã đẽo gọt chăng, miền quê có độ dốc lớn, mưa nhiều đã trồi ra những khối đá lớn, nhiều hình thù kỳ lạ.
Ngược dòng suối đá, theo chân hướng dẫn viên Minh Lý, chúng tôi đến Nấm Dẩn. Ðây là khu dân cư người Nùng. Ruộng bậc thang lúa nước xanh ngắt từ chân lên đỉnh núi. Xen lẫn quần thể lá là nương ngô đã đến kỳ thu hoạch. Nấm Dẩn theo nghĩa tiếng Nùng là "nước lạnh". Một dòng suối mát từ ruột núi và hai bên sườn dốc dồn về. Ðá như những con vật khổng lồ đang đứng nằm, ngổn ngang trên đồng.
Tôi trèo lên một khối đá lớn cao tới hơn 5 m, mặt phẳng trên rộng hơn 50 m2, đứng đây thấy như đang cưỡi trên một cụ rùa đá khổng lồ. Ðầu ngóc về phía đỉnh cao nhất của dãy núi, chân phải bước nghiêng về suối. Lòng suối có hàng trăm khối đá lớn nhỏ ẩn hiện. Lại một bất ngờ. Hai phiến đá nằm sõng xoài bên bờ suối. Mặt phẳng đến sửng sốt, giống như người ta xẻ gỗ.
Cô bé Hoa công tác ở Trung tâm văn hóa - thông tin huyện, hỏi tôi: "Ðó là hai hay một tảng đá tách ra?". Thật khó mà trả lời chính xác. Ðá đã nằm lên nhau hàng ngàn, hàng vạn năm, mình thì vừa đến. Rồi có ai đó đọc mấy câu thơ về đá rằng: "Ðá chồng lên đá hững hờ/Như là ướm thử, như vờ thế thôi/Mà sao mấy triệu năm rồi/E tình hóa đá, ai ngồi ngóng ai".
Ðến bãi đá còn lưu lại nhiều dấu tích văn hóa cổ, theo khảo cứu của các nhà khoa học, tại đây đã phát hiện tám phiến đá lớn có nhiều hình khắc cổ, nằm rải rác trên diện tích 8 ha. Chúng tôi dừng trước phiến đá lớn có hình một con rùa. Tại phần mai rùa diện tích khoảng 20 m2, các nhà khoa học đã phát hiện 79 hình vẽ, trong đó có 40 hình tròn, hai hình chữ nhật, một hình vuông, sáu hình hồi văn, năm hình biểu tượng sinh thực khí phụ nữ, hai hình bàn chân người... Nét khắc chìm thô sơ trực tiếp vào bề mặt đá. Theo các nhà khoa học, những nét chạm khắc trên có niên đại hơn một nghìn năm. Việc giải mã vẫn còn là điều bí ẩn.
Anh Lù Văn Ngán, 50 tuổi là Phó ban quản lý di tích quần thể văn hóa đá cổ, cho biết: Từ nhiều đời nay dân bản vẫn gọi khu này là: "Nà phẩu lai shử" (khu ruộng đá có nhiều chữ). Hằng năm vào ngày mồng một tháng sáu âm lịch, đồng bào mổ lợn cúng Thần Ðá. Nghi thức được tổ chức ngay tại di tích đá cự thạch. (Các nhà khoa học nhận định cự thạch ở Nấm Dẩn có thể liên quan đến tục thờ Thần Ðá của các cư dân cổ).
Quần thể văn hóa đá cổ luôn gắn liền với đời sống văn hóa của người Nùng ở đây. Cả thôn có 81 hộ, hơn 500 khẩu. Hiện nay thôn còn bốn hộ nghèo. Cây lúa nước, cây ngô là lương thực chính. Vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, dê, lợn, gà, vịt. Gia đình anh Lù Kháy Sèng, 54 tuổi là một điển hình sản xuất giỏi. Hơn một nửa số hộ trong bản có xe máy, sáu nhà có tủ lạnh. Nấm Dẩn đã có điện lưới được bốn năm nay. Giống lúa, ngô chủ yếu do Nhà nước trợ giúp, đầu tư.
Trò chuyện với Bí thư Huyện ủy Lê Quang Minh, được biết hơn bảy tháng qua Xín Mần gặp không ít khó khăn do thời tiết xấu: khô hạn, bão lốc, mưa lớn, thiên tai. Dịch rầy nâu bùng phát, một số bệnh dịch trên đàn gia súc. Giá cả hàng hóa vật tư, phân bón có nhiều biến động. Không nao núng, Ðảng bộ và nhân dân Xín Mần đã vượt qua khó khăn đứng vững và làm chủ tình hình.
Dựa vào sức mạnh của khối đại đoàn kết các dân tộc, Xín Mần đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - văn hóa - xã hội, bảo đảm an ninh biên giới và nội địa. Với mục tiêu trong năm 2007: Tập trung cải cách hành chính; xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững.
Xín Mần, mảnh đất còn nhiều khó khăn nhưng cũng có rất nhiều tiềm năng đang được nhân dân các dân tộc ở đây khai thác, phát huy và gìn giữ. Vẻ đẹp nguyên sơ, hùng vĩ của núi rừng, sông suối cùng với tấm lòng thân thiện, ấm áp và kho tàng văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào các dân tộc ở đây đang dang rộng vòng tay chào đón du khách.

LÊ NA

Share this post


Link to post
Share on other sites

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Số: 03/2008/QĐ-BVHTTDL

Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2008



QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC XẾP HẠNG DI TÍCH QUỐC GIA

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Luật di sản văn hóa và Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa;
Xét Công văn số 256/TTr-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang và hồ sơ di tích;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Di sản văn hóa,


QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xếp hạng di tích quốc gia:

Di tích khảo cổ học

Bãi đá Cổ Nấm Dẩn(Xín Mần)

Xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

Khu vực bảo vệ di tích được xác định theo Biên bản và bản đồ các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ.

Điều 2. Ủy ban nhân dân các cấp nơi có di tích được xếp hạng tại Điều 1 Quyết định này trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Hà Giang và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.





KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Chiến Thắng

Nguồn: http://www.thuvienphapluat.com

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết dưới đây của tác giả Phạm Ngọc Dương - đã được đăng trên một số trang web. Nay nhân loạt bài về Bãi đá cổ Nấm Dẩn xin đăng tải lại lên Diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn

Nguồn: http://my.opera.com/phamngocduongantg/blog/show.dml/1756816

LỜI TIÊN TRI TRÊN BÃI ĐÁ CỔ SAPA

Friday, 22. February 2008, 09:15:01

KHOA HỌC - XÃ HỘI

PHẠM NGỌC DƯƠNG

Mới đây, các nhà khoa học trong nước khá bất ngờ về tuyên bố của nhà khoa học Nguyễn Vũ Tuấn Anh (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương): Hình vẽ trên bãi đá cổ Sapa là những ghi chép về hệ thống Kinh Dịch và cả những lời tiên tri của người Việt cổ. Từ những tuyên bố này, cùng những tài liệu và dẫn chứng khá thuyết phục, ông đặt ra giả thiết: Kinh Dịch có nguồn gốc từ nước Bách Việt cổ xưa (có nghĩa là của dân tộc Việt) và nền văn minh Lạc Việt có tuổi 5.000 năm!

Posted Image

Tác giả chụp hình tại bãi đá cổ

Kỳ I: Nếu cho tôi một tỉ, tôi sẽ giải mã toàn bộ bí ẩn ở bãi đá cổ Sapa!

Sau rất nhiều lần hẹn hò qua điện thoại tôi mới gặp được nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, vì ông sống và làm việc ở TP. Hồ Chí Minh. Lần này ông ra Hà Nội để báo cáo một số đề tài nghiên cứu của mình. Tôi ngồi cùng ông vào một buổi chiều trong một quán café bên hồ Trúc Bạch. Dù mới ở tuổi 60, song mái tóc ông đã bạc trắng như cước. Ông bảo, cả đời ông vùi đầu vào đống sách Kinh Dịch cùng hầu hết những loại sách mang tính triết lý đông tây kim cổ nên mái tóc không bạc trắng mới là chuyện lạ.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, ông chú ý đến bãi đá cổ Sapa từ tháng 5 - 2006 khi có một tờ báo đăng chuyện nhà khoa học người Pháp Phillipe Le Failler - chuyên gia hàng đầu của Viện Viễn đông Bác Cổ, và các cộng sự Việt Nam thực hiện công việc dập bản khắc hình vẽ trên bãi đá trước tình trạng bãi đá cổ Sapa có thể bị biến dạng bởi tác động của thiên nhiên và con người. Bài viết cũng nói rằng, những bí ẩn về bãi đá cổ nổi tiếng ở Sapa đang có cơ hội hé mở khi lần đầu tiên, toàn bộ hoa văn của hơn 200 viên đá đã được in dập lại và được nghiên cứu theo công nghệ hiện đại. Sau 7 tháng làm việc, nhóm nghiên cứu của Phillipe đã dập được toàn bộ gần 200 viên đá, với tổng cộng 3.000 bản dập. Tất cả những bản dập này cũng như những dữ liệu định vị của các viên đá sẽ được nhập vào máy tính, sắp xếp, tính toán số lượng, sự lặp lại của các mẫu hoa văn... làm cơ sở để giải mã về các hoa văn, hình vẽ bí ẩn.

Theo Phillipe Le Failler: "Công việc nghiên cứu cho những kết luận ban đầu, có thể là một bản đồ, một bài cúng..."

Bí ẩn của những hoa văn này đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ rất lâu. Ngay từ năm 1925, giáo sư Pháp Victor Goloubev đã đưa ra những giả thuyết giải thích về các hoa văn này. Những hoa văn lạ, đẹp và nhiều hình dạng: bậc thang, hình người, con đường, chữ viết... và nhiều hình khắc bí ẩn khác. Đặc biệt và khó lý giải nhất là có một hình người tỏa ra các vầng hào quang xung quanh. Thế nhưng, bãi đá cổ đang có nguy cơ bị biến dạng. Một số họa tiết bị mờ vì mưa nắng bào mòn.

Mới đây người ta lại phát hiện thêm những bãi đá cổ tương tự ở xã Tả Phìn (Lào Cai) Vị Xuyên (Hà Giang), Pá Màng (Sơn La) cùng với những hoa văn và cách bài trí bí ẩn. Phillipe Le Failler dự định sẽ tiến hành dập lấy mẫu tiếp những bãi đá này. Và khi công việc hoàn thành, ông sẽ có trong tay hệ thống toàn bộ các mẫu hoa văn của các bãi đá cổ được phát hiện tại Việt Nam. Cùng với việc cập nhật dữ liệu thông tin và nghiên cứu trên máy tính, Phillipe tuyên bố rằng bí ẩn mà người xưa gửi gắm trên những viên đá này chắc chắn sẽ được giải mã trong tương lai không xa.

Sau khi nghe tin này, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh khá... bất bình. Ông nói: "Thật là khôi hài. Nếu là một bài cúng thì chẳng cần phải ghi vào bãi đá cổ làm gì để giải mã cho mất công thế...".

Phương tiện khoa học hiện đại có thể cho con người thấy tất cả những thực tại đang hiện hữu: Từ hạt vật chất nhỏ nhất đến thiên hà khổng lồ. Nhưng sự bí ẩn lại nằm trong tính tương tác giữa những thực tại đó. Bởi vậy, người Pháp có thể dùng máy móc và phương tiện hiện đại để xem xét những ký hiệu trên bãi đá cổ Sapa. Nhưng họ sẽ không thể hiểu được những ký hiệu ấy nói lên điều gì? May lắm thì họ hiểu phần nào mà thôi.

Theo ông, chưa có một tiêu chí nào cho sự giải mã một di sản văn hóa cả. Bởi vì, một vòng tròn trên bãi đá cổ, người thì bảo đó là ký hiệu mặt trời, người bảo mặt trăng, người bảo thái cực, người kêu đích thị hòn bi, kẻ cãi lại thì bảo cái bánh dầy mới đúng... Như vậy rất khó biết ai đúng.

Tuy nhiên, ông khẳng định rằng, tiền nhân làm ra bãi đá cổ kỳ công này thì phải có mục đích rõ ràng.

Năm ngoái, trong lúc nhậu cùng một số nhà sử học, khi ngà ngà, ông cao hứng và đã hùng hồn tuyên bố: "Nếu cho tôi một tỉ, tôi sẽ giải mã toàn bộ bãi đá cổ Sapa".

Tháng sau, một vị quan chức trong Viện Sử học gọi điện cho ông "OK" kế hoạch này. Nhưng lúc ấy ông lại tỉnh táo, sợ rằng mình bảo cái bánh dầy, người khác bảo hòn bi thì cãi nhau mệt. Nên ông từ chối.

Việc giải mã một thông điệp người xưa để lại là một việc rất khó khăn. Bởi vì khái niệm của người xưa khác người thời nay, hoàn cảnh xã hội, thói quen tư duy, nhận thức đều khác. Vậy muốn hiểu người xưa muốn nói gì qua những mật ngữ để lại thật không dễ dàng. Hơn nữa, chúng ta lại chưa có một tiêu chí khoa học về phương pháp giải mã những di sản văn hoá nói chung, hoặc chí ít chúng ta chưa biết đến điều này.

Chính vì những lẽ đó, đã tồn tại những ý tưởng khác nhau khi nhận xét về nội dung bãi đá cổ Sapa, kể từ khi nó được các nhà khoa học hiện đại phát hiện vào năm 1926. Theo ông Tuấn Anh, rất khó có thể hiểu được người xưa muốn nói gì qua những ký tự và những hình vẽ bí ẩn. Nhưng điều đó không có nghĩa không thể hiểu được nếu có sự hiểu biết về văn hóa, toán học cổ xưa.

Với những sự kiện trên, ông lặng lẽ gom góp tiền bạc bắt xe ra Hà Nội, lên tận bãi đá cổ Sapa để đi tìm lời giải mã.

Có hay không lời tiên tri trên bãi đá cổ Sapa?

Nhà khoa học Nguyễn Vũ Tuấn Anh kể lại: "Sau khi tích luỹ được một số tiền nhỏ, đủ để cho gia đình chi sài ở mức tối thiểu khi tôi đi vắng, tôi liền khăn gói ra Hà Nội gặp con gái. Cô con gái chu cấp cho ít tiền nữa để lên tàu đi Lào Cai.

Hôm ở trong nhà nghỉ rẻ tiền, trời mưa tầm tã, tôi và và ông chủ nhà nghỉ ngồi uống rượu tán gẫu. Tôi hỏi về bãi đá cổ Sapa, anh ta bảo: "Cái bãi đá cổ Sapa ấy thì em biết rõ lắm, nó cách đây hơn chục cây số. Có một con đường đi thẳng từ đây xuyên qua bãi đá. Em chính là người chỉ huy công trường làm con đường đó. Con đường chạy xuyên qua bãi đá cổ thẳng lên đến bản Pò Lùng Chải. Để làm được con đường này, chúng em phải đập đi 18 viên đá có chữ và hình vẽ trong bãi đá cổ Sapa. Trong đó có một hòn đá cổ rất to, bề ngang gần 4 mét, cao hơn 3 mét, chằng chịt những hình vẽ. Bọn em phải đập cả 10 ngày mới đập nát được hòn đá ấy". Như tiếng sét đánh làm tôi choáng váng. Trời đất như tối sầm trong tôi. Còn gì là sự chiêm nghiệm những dấu ấn của cha ông để lại nữa?

Nhưng rồi tôi lại mừng reo lên khi nhận được tin này. Nếu số đá bị phá đúng 18 hòn thì cộng với 198 hòn còn lại thì bãi đá này có 216 hòn đá có hình vẽ. Đây đúng là số hào Dương trong 64 quẻ Dịch.Ngay lúc ấy, tôi đã nghĩ rằng, bãi đá cổ Sapa có khả năng ẩn chứa những bí ẩn của kinh Dịch".

Bãi đá cổ Sapa bắt đầu ở ngang sườn đèo, phía dưới là một thung lũng có một dòng suối lớn chảy qua. Bãi đá cổ chạy dài 4 km dọc theo hai bên con đường mới mở.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh không khỏi giật mình khi tận mắt hòn đá nằm ngay bên tay phải của con đường mở qua, chỉ cách lề đường không quá 20 m. Nó thuộc vào một trong những hòn đá lớn và độc đáo ở bãi đá cổ Sapa. Sự độc đáo của nó chính vì nó là hòn đá duy nhất vẽ những hình thù của phương tiện trong xã hội hiện đại của chúng ta. Cũng chính vì thế nó là hòn đá có biểu tượng gây tranh cãi nhiều nhất. Hầu hết các nhà khoa học đều đã biết đến hòn đá này và ông cũng biết trước khi đến đây. Nhưng chỉ đến khi nhìn thấy nó ông mới bị ấn tượng mạnh. Hòn đá này cao khoảng 2 m, dài hơn 3 m. Hình vẽ nằm trên mặt đá phẳng và trơn nhẵn, hướng ngược chiều đường từ thị trấn lên bãi đá cổ.

Posted Image

(Minh họa hình vẽ trên "hòn đá tiên tri")

Do máy ảnh chụp không rõ được hình vẽ trên hòn đá nên nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh vẽ lại như vậy. Dù không chính xác tuyệt đối nhưng rõ ràng hình vẽ thể hiện những chiếc máy bay, mũi tên và ô tô. Hình tượng trên hòn đá này từng là sự tranh luận nghiêm túc của các nhà nghiên cứu. Hầu hết đều cho rằng: “Hình này mới được vẽ vào khoảng đầu hoặc giữa thế kỷ trước". Đơn giản vì họ cho rằng: Hình cái xe ô tô và máy bay là sản phẩm của đầu thế kỷ 20. Khi chưa được tận mắt hòn đá, ông cũng nghĩ như họ. Nhưng khi xem trực tiếp những hình tượng trên hòn đá này, ông khẳng định họ sai lầm. Ông cho rằng, phần quan trọng nhất để chứng tỏ sai lầm của họ chính là ở đường nét bị bào mòn của nét vẽ hoàn toàn tương quan với các nét vẽ trên các phiến đá cổ khác và của những nét khắc vẽ trên chính hòn đá này. Hai bên tảng đá còn có một số ký tự loằng ngoằng đã mờ giống như chữ Hán và chữ Khoa Đẩu cùng những đường khắc vạch ngang. Chính sự tương quan bào mòn này của các nét vẽ trên ngay cùng phiến đá và với các hòn đá khác cho thấy chúng phải vẽ đồng thời. Không thể có khoảng cách hàng ngàn năm cho sự bào mòn giống nhau.

Theo ông Tuấn Anh, để xác định niên đại của hình vẽ này không phải khó khăn lắm so với khoa học hiện đại. Tuy nhiên, dựa vào những phương pháp như: So sánh trình độ đồ họa và trình độ của ý tưởng chứa đựng trong đồ họa; So sánh tính chất vật lý các rãnh: độ rộng trung bình, độ rộng lớn nhất và độ rộng nhỏ nhất, độ thẳng trung bình, vết vẽ thẳng lớn nhất và vết vẽ thẳng nhỏ nhất. Với hai phương pháp thông thường này có thể phần nào xác định được niên đại của hình vẽ. Hơn nữa, nếu so sánh tính chất hóa học của các chất có trên mặt rãnh bằng định vị C và so sánh cấu trúc sinh học có được trên bề mặt rãnh thì độ chính xác sẽ cao hơn.

Có nhiều ý kiến khác nhau nói về nội dung hình khắc trên hòn đá này. Nhưng có thể nói là hầu hết đều cho rằng: “Đây là một hình mới được vẽ vào khoảng những năm 60 của thế kỷ trước”. Với sự nhận thức phổ biến thì khó ai có thể cho rằng đây là một lời tiên tri.

Nhưng với nhà khoa học này, ông luôn nhạy cảm với những vấn đề mang tính khoa học tiên tri.

Vào những năm 30 của thế kỷ trước, khi những người da trắng đục một hòn núi để làm hầm cho đường xe lửa chạy qua trên núi Kỳ Sơn (Trung Quốc), họ đã đào được tấm bia có khắc dòng chữ: “Sau này, sẽ có người Bột đục hòn núi này cho một con rồng sắt chạy qua đây!”.

Bởi vậy, khi nhìn thấy những hình ảnh trên phiến đá này ông đã linh cảm rằng: “Đây là một lời tiên tri”. Nhưng vì là hòn đá đầu tiên nhìn thấy, nên ông cũng chưa lý giải được nó tiên tri về cái gì?

Vấn đề đặt ra với những nhà nghiên cứu: Nếu hình ảnh chiếc máy bay là sản phẩm của thế kỷ 20 và người ta vẽ lên vì nhận thức trực quan, vậy thì lý giải thế nào với ba mũi tên thời Trung cổ lại bắn vào ba cái máy bay hiện đại ấy? Nếu là nhận thức trực quan thì nó phải là ba cái tên lửa mới phải?

Phải chăng, hình tượng mũi tên cổ trên bãi đá cổ Sapa và hình tượng “Con rồng sắt” chính là khái niệm cổ của người xưa diễn tả một thực tại sẽ xảy ra trong tương lai?

Còn nữa, nếu cái ô tô cũng là sự thể hiện cái nhìn trực quan của thời đại có ô tô thì không thể vẽ cái bánh xe theo kiểu xe bò như vậy được. Hình người ở dưới cũng rất thô sơ. Nếu một người ở giữa thế kỷ 20 không thể có một lối vẽ người như vậy. Huống chi, cách thể hiện người kiểu đơn sơ này lại thống nhất trên khắp bãi đá cổ Sapa.

Chính vì những mối liên quan giữa phong cách thể hiện trong các hình vẽ trên bãi đá cổ và những hình tượng không thể lý giải, nên các nhà nghiên cứu đã sai lầm khi cho rằng: Bãi đá cổ Sapa được hình thành bởi các tộc người khác nhau qua nhiều giai đoạn thời gian và họ căn cứ vào sự định cư của tộc người Tày và người Mông ở đây trong thời gian 300 đến 900 năm trở về trước để tính thời gian ra đời của hình khắc.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh giải thích lời tiên tri qua hình vẽ trên hòn đá cổ này như sau: “Vào thời đại tên lửa bắn nhau với máy bay, bãi đá cổ Sapa sẽ có một con đường cho xe chạy qua”.

Lời tiên tri này được đặt ngay cạnh con đường mới làm dẫn vào bãi đá cổ Sapa đầy bí ẩn. Nó như là một sự chào đón và cũng là sự cảnh báo của một trí tuệ siêu việt, đầy huyền vĩ trong sự bí ẩn của nó. Như vậy, lời tiên tri trên hình vẽ này đã xảy ra, với một con đường làm xuyên qua bãi đá cổ và tất nhiên, người ta đã phá đi một số hòn.

Nhà khoa học này nói: “Tôi sững sờ và bàng hoàng trước lời tiên tri trên hòn đá cổ. Sự sững sờ và bàng hoàng ấy dành cho tôi và chỉ một mình tôi. Lúc đó, tôi biết rằng tôi không thể chia sẻ với ai sự suy nghĩ của mình. Cái gì bên trong bãi đá cổ đầy bí ẩn này mà nó phải có một lời tiên tri ngay ở đầu bãi đá?

Tôi lạc vào bãi đá và ngạc nhiên thay, trên bãi đá có cả rất nhiều hòn đá khắc chữ Khoa Đẩu. Chữ Khoa Đẩu rải rác khắp bãi đá cổ Sapa và cả chữ Hán”.

Giáo sư Lê Trọng Khánh, một chuyên gia đầu ngành về chữ viết của người Việt cổ nhận xét: "Tổng thể các hình khắc trên bãi đá cổ Sa Pa quả là một bộ sách khổng lồ được khắc bằng văn tự cổ". Ông cũng là bậc thầy về chữ Khoa Đẩu. Ông có nhiều công trình nghiên cứu về loại chữ này. Trong một tác phẩm của giáo sư Lương Kim Đinh xuất bản trước năm 1975 cũng nói về chữ Khoa Đẩu. Trong một tài liệu lịch sử có nói về một cuộc họp Viện Cơ mật của Bằng Công Nguyễn Hữu Chỉnh, các quan đại thần đưa ra kiến nghị dùng chữ Khoa Đẩu là chữ của dân tộc Việt từ ngàn xưa làm chữ viết chính thức thay thế cho chữ Hán. Nhưng Nguyễn Hữu Chỉnh bác với lý do chữ Khoa Đẩu viết thường cụp xuống ở nét cuối. Ông cho rằng, như vậy vận nước không khá, nên ông bác bỏ. Điều này cho thấy rằng: Chữ Khoa Đẩu từng tồn tại khá phổ biến ở nước Việt.

Hơn 1.000 năm Bắc thuộc và Hán hoá, tất nhiên một đế quốc thống nhất thì phải thống nhất một ngôn ngữ và văn tự chính thống. Qua một ngàn năm Bắc thuộc ấy, làm sao một dân tộc bị đô hộ còn giữ lại văn tự của mình như một sự tồn tại chính thống? Những dấu chứng còn lại của chữ Khoa Đẩu tuy không nhiều, nhưng đủ để chứng minh một nền văn minh huyền vĩ đã được ghi nhận bằng loại chữ này ở miền nam sông Dương Tử. Tiếc rằng, chẳng thấy ai nói đến điều này trong lịch sử chữ viết của nền văn minh Việt.

Liệu hình vẽ mà nhà khoa học Nguyễn Vũ Tuấn Anh trình bày trên đây có phải là một lời tiên tri hay không? Điều này vẫn còn phải nghiên cứu và có sự đầu tư công sức, trí tuệ của các nhà khoa học. Mong rằng, bài viết sẽ tạo ra diễn đàn để các nhà khoa học trong cả nước tranh luận, chứ không nên phán xét một cách cảm tính rồi bác bỏ trí tuệ của tổ tiên ta.

Kỳ II: Kinh Dịch trên bãi đá cổ Sapa?

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh là người âm thầm và rất “nhiệt tình” đi tìm câu trả lời cho câu hỏi vô cùng lớn: “Liệu đất nước Việt Nam có phải đã trải qua 4.000 năm lịch sử?”. Nhà nghiên cứu này luôn tự hào rằng, nền văn hiến Lạc Việt đã tồn tại những… 5.000 năm! Ông đã viết nhiều cuốn sách để chứng minh cho luận điểm của mình. Từ bãi đá cổ Sapa cùng nhiều luận điểm khác, ông khẳng định, cuốn sách kỳ vĩ Kinh Dịch của nhân loại có nguồn gốc từ dân tộc Lạc Việt, chứ không phải của người Trung Quốc. Có lẽ đây lại là vấn đề tranh cãi mới của giới lịch sử.

Khởi nguyên vũ trụ từ… bức khắc trên tảng đá

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã nghiên cứu rất kỹ các hình khắc trên bãi đá cổ Sapa và ông khẳng định rằng, hầu hết những hình khắc trên bãi đá đều có những hình tượng độc đáo lý giải sự khởi nguyên và tính tuần hoàn của vũ trụ.

Trong số những hòn đá đó, nổi bất nhất là một hòn có hình vẽ như sau:

Posted Image

(Hình khắc này mô tả khởi nguyên vũ trụ?)

Hình khắc trên đã có nhiều nhà nghiên cứu giải mã khác nhau. Nhưng đáng chú ý là sự lý giải của ông Phạm Ngọc Liễn. Điều đặc biệt là nhà nghiên cứu này cũng cho rằng, toàn bộ bãi đá cổ Sa Pa là những kiến thức về vũ trụ có liên quan đến Kinh Dịch. Tôi xin trích một đoạn liên quan đến giải mã hình vẽ của ông Liễn:

Nổi bật trên bức chạm đá là hình mặt trời. Trái đất bố cục ở hai phía đông và tây, nhưng hơi chếch nhau. Phải chăng là sự diễn tả cao thấp khác nhau của các hành tinh này theo sự nhận biết của con người lúc đó? Bao quanh trời đất là hai dải các hình song song không khép kín; bên trái gồm ba dải song song không đều nhau, chạy dài liên tục bắt đầu từ tây bắc chạy xuống sát gần trái đất rồi hơi uốn lượn về phía đông nam. Bên phải cũng là ba dải song song bắt đầu từ giữa hình khắc, rồi uốn vòng lên theo xích đạo trái đất, uốn vòng lên theo hướng đông bắc, bao lấy mặt trời ở phía đông. Nửa trên của các dải này chỉ còn hai dải song song kéo dài liên tục lên đông bắc kết thúc ở điểm cao ngang với mặt trời và ba dải ở phía tây bắc. Dải thứ 3 ở ngoài cùng bên đông chỉ có một đoạn vòng cung đến ngang tầm điểm cực bắc của trái đất thì kết thúc. Dải này có 3 đoạn dài ngắn không đồng đều, đoạn ngắn nhất ở khoảng giữa có hai vạch đứt ở hai đầu.

Sách Dịch cổ cho ba dải bao quanh hình vẽ là Nội Quái tượng trưng cho các lớp vỏ trái đất, còn ba dải còn lại là Ngoại Quái tượng trưng cho các giải sông Ngân Hà… Nhà nghiên cứu Dịch học Hống Quang cho đây là lục quyển bao gồm: vũ quyển nói về thời kỳ hỗn mang chưa có hình dáng cụ thể ban đầu; khí quyển; tầm quyển; sinh quyển; trí quyển; linh quyển thuộc về giai đoạn vũ trụ đã định hình từ trạng thái hỗn mang vô cực đã thành thái cực….

Nhận thức của nhân loại đến thời Trung Cổ, mới cách chúng ta khoảng 400 trăm năm mà còn tranh cãi quyết liệt nhức nhối về các vấn đề liên quan đến tri thức thiên văn. Thế mà từ mấy ngàn năm trước, tổ tiên ta đã chạm khắc “mô hình vũ trụ” vào đá cổ Sapa, khẳng định cả mặt trời và trái đất đều là khối cầu tròn và đang quay. Chiều quay của trái đất từ tây sang đông ngược chiều kim đồng hồ, đúng như chiều quay của các hình đúc trên mặt trống đồng cổ kính của dân tộc. Sự chuyển động được biểu hiện bằng hình xoáy ốc từ tâm ra ngoài thật độc đáo. Đó là biểu trưng sức mạnh nội tâm của tinh cầu, không có sự can thiệp từ bên ngoài.

Ở vòng xoáy ốc ngoài cùng nẩy lên một nhánh cây. Phải chăng đây là biểu hiện của sự sống, của sinh quyển? Nhánh cây này có hai chòm lá ngả về phía đông là phía mùa xuân. Như vậy quá đúng với triết lý Âm Dương Ngũ Hành của các vị kỳ lão hiền triết Phục Hy, Thần Nông thời thượng cổ. Vòng xoay của mặt trời cũng do nội lực xoáy ốc từ trong ra ngoài, ngược hướng với chiều quay của trái đất từ đông sang tây. Một chi tiết cần được chú ý là tổ tiên ta mô tả mặt trời và trái đất đường kính gần ngang nhau, như một “cặp sao đôi”. Đây là ngẫu nhiên hay có chủ định từ trước? Từ nguồn trí thức linh giác nào mà ông cha ta khắc như vậy? Điều này rất đáng được suy nghĩ.

Bên cạnh trái đất tròn còn có một hình vuông nhỏ. Đây không lặp lại sai lầm của Hoa tộc thời cổ là “trời tròn đất vuông” (Một số người tới nay còn giải thích chuyện “bánh chưng bánh dày” theo hướng này là không đúng). Ở đây hình vuông đặt cạnh đất tròn thì làm sao nói chệch đi là trời tròn cho được? Phải thấy ở đây người nghệ nhân vô danh đã nắm Kinh Dịch rất vững và đã chuyển hình chạm khắc sang một đề tài mới: “Mẹ tròn con vuông”. Theo luận thuyết Âm Dương đất thuộc về âm, về người mẹ, còn trời thuộc về dương, về người cha. Thành ngữ tiếng Việt nói cha trời, mẹ đất chính là vì vậy. Trong hình khắc, mảnh vuông nhỏ đặt cạnh mẹ đất phải hiểu là “Mẹ tròn con vuông”, một thành ngữ nói lên sự mong mỏi, coi như lời chúc tụng đối với các bà mẹ bước vào kỳ sinh nở phải được “vuông tròn” nghĩa là thuận lợi, không gặp rủi ro trắc trở khi vượt cạn một mình. Ý nghĩa nhân văn ở đây quá rõ, nó hoàn toàn khác với quan điểm tĩnh tại “Trời tròn đất vuông” của người Trung Hoa cổ đại.

Theo nhà khoa học Phạm Ngọc Liễn, trí tuệ của bức vẽ này còn ẩn sâu nhiều điều hơn nữa. Theo ông, có thể gọi bức chạm khắc này là pho sách khá hoàn chỉnh mô tả khởi nguyên của vũ trụ mà có thể đặt cho nó cái tên là: Mô hình vũ trụ.

Điều đặt biệt là cả mảng giữa của hình khắc dành cho con người. Tư tưởng chủ đạo ở đây là sự thể hiện rất rõ “luận điểm tam tài” của Kinh Dịch.

Dưới ký hiệu quẻ Càn gồm ba vạch liền xếp chồng chéo lên nhau đặt hơi chếch về hướng tây nam – đông bắc là hai hình người một nữ một nam được thể hiện bằng hình song song mang tính ước lệ nhiều hơn tả thực. Người nữ đứng hai chân dang rộng phía trên giải ngoại quái, bộ phận sinh dục khuyếch đại rất rõ. Tư thế chếch theo hướng đông bắc – đông nam, đầu nhô gần sát vạch giữa quẻ Càn. Tay phải cầm một khí cụ dài giơ thẳng chếch ở khoảng trống giữa mặt trời và ký hiệu quẻ Càn. Người nam đứng ở trên giải Nội quái, song từ phần ngang hông trở xuống không được thể hiện. Bộ phận sinh dục cũng phóng to hơn bình thường. Phía trên đầu người nam là ký hiệu quẻ Sơn Địa Bác gồm quẻ Chấn chồng lên quẻ Khôn, đặt xoay dọc giữa quẻ Ngoại Quái và hình vuông nhỏ. Ký hiệu cuối cùng đặt ở dưới vòng cung Ngoại Quái, phía bên hông gần đoạn ngắn ở giữa nối với hai đoạn dài hai bên là ký hiệu phồn thực.

Trên đây chỉ là một trong số rất ít những lý giải về hình vẽ trên bãi đá cổ Sapa và cũng không được chú ý lắm. Phần nhiều người ta nghiên cứu theo hướng, đây là những hình khắc thông thường, thậm chí… lăng nhăng. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, ông Phạm Ngọc Liễn đã lý giải đúng hướng, nhưng với hình vẽ trên thì nội dung của nó còn sâu sắc hơn nhiều sự kiến giải của ông Liễn.

Theo ông, toàn bộ bức khắc thể hiện cội nguồn của Kinh Dịch và những giá trị đích thực của nó. Lần lượt những ký hiệu được đánh số trên hình được ông giải mã và bổ xung theo thứ tự dưới đây:

Hình 1: Người đàn ông biểu tượng của tính thuần dương ở giai đoạn khởi nguyên của vũ trụ.

Hình 2: Trong Kinh Dịch quái Càn thuộc dương, ba vạch dài biểu tượng tính thuần dương không có giới hạn (vô lượng vô biên). Hay nói cách khác: Đây chính là tình trạng của thái cực.

Hình 3: Tính động xuất hiện tạo vòng xoáy ngược chiều kim đồng hồ. Đây cũng là chiều vận động của các thiên hà hiện nay (trong đó bao gồm cả các sao và hành tinh). Chữ Vạn có chiều ngược chính là biểu tượng của tính động xuất hiện ở giai đoạn đầu của vũ trụ.

Hình 4: Hình vuông bên cạnh vòng xoáy cho biết khi tính động xuất hiện tức là sinh âm, đối lại với trạng thái tĩnh khởi nguyên (mẹ tròn con vuông).

Hình 5: Khi âm xuất hiện thì sự vận động và phát triển tiến hoá trong vũ trụ bắt đầu. Điều này được hình tượng bằng một cái cây tiếp nối từ sự vận động của vòng xoáy.

Hình 6: Vòng xoáy thuận chiều kim đồng hồ là biểu tượng cho thấy sự tương tác của vũ trụ theo chiều ngược với chiều vận động của các thiên thể.

Chữ vạn có chiều thuận chính là biểu tượng của chiều tương tác vũ trụ (Qua các di vật khảo cổ có niên đại xấp xỉ 10.000 năm cho thấy chữ “vạn” đã tồn tại rất lâu trong văn minh nhân loại).

Hình 7: Sự chuyển hoá từ dương sang âm được biểu tượng bằng người đàn bà.

Hình 8: Khi âm cực thịnh thì sinh dương được biểu tượng bằng quái Càn trên đầu người đàn bà.

Hình 9: Hình này theo ông Liễn là quẻ Sơn Địa Bác. Nhưng nhà khoa học Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho đây là quẻ Địa Lôi Phục. Nếu lật 90 độ theo chiều ngược kim đồng hồ là chiều vận động của các thiên thể trong vũ trụ. Theo Kinh Dịch thì ý nghĩa của quẻ này là "Sự trở lại". Như vậy với hình tượng của quẻ Địa Lôi Phục cho thấy vũ trụ vận động tới cực điểm sẽ là sự quay trở về.

Như vậy, toàn bộ bức tranh này nói về nguyên lý của sự vận động vĩ mô từ khởi nguyên cho đến kết thúc và có tính chu kỳ của vũ trụ.

Với sự kiến giải này, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh khẳng định nội dung bức chạm khắc của người Lạc Việt trên bãi đá cổ Sapa đã chứng tỏ nguyên lý vũ trụ đã được phát hiện từ lâu và thuộc về nền văn minh này. Kinh Dịch thuộc về nền văn minh Lạc Việt với những ký hiệu quẻ trùng khớp với ý nghĩa của bức tranh. Với nội dung trên của bức tranh chúng ta sẽ không thể tìm thấy trong các cổ thư chữ Hán. Điều này cũng chúng tỏ tên gọi đích thực của cuốn kỳ thư Đông phương này phải là: “Lạc thư chu dịch”. Tức là sách của người Lạc Việt nói về sự vận động tuần hoàn của vũ trụ.

Nền văn minh Việt đã trải gần 5.000 năm!

Trong khi các nhà học, kể cả những người có kiến thức uyên bác nhất đều tìm cách bác bỏ nền văn minh Lạc Việt đã tồn tại 4.000 năm, thì nhà khoa học Nguyễn Vũ Tuấn Anh lại âm thầm đi tìm lời giải đáp cho sự tồn tại của nền văn hiến Lạc Việt những 5.000 năm lịch sử. Ông bảo rằng: “Cả đời ông đã và sẽ dành toàn bộ trí lực để chứng minh luận điểm của mình, cũng như bảo vệ quan điểm cội nguồn Kinh Dịch là của dân tộc Lạc Việt, có nguồn gốc từ nước Bách Việt cổ xưa”.

Để chứng minh nền văn hiến Lạc Việt đã tồn tại rất lâu đời và phủ nhận quan điểm của các nhà khoa học khác cho rằng thời Hùng Vương chỉ là một liên minh bộ lạc đóng khố hoặc cùng lắm là một nhà nước sơ khai, ông đã dày công viết cuốn sách đầu tiên về một thời khuyết sử của dân tộc Việt, đó là cuốn “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”.

Những truyền thuyết trong dân gian được giải mã đã dẫn đến ý tưởng rất mãnh liệt trong ông là: Cội nguồn văn hoá Đông phương thuộc về nền văn hiến Lạc Việt. Đây chính là nội dung của lịch sử văn hiến trải gần 5.000 năm của dân tộc Việt. Qua nghiên cứu này, ông đã nhận ra rằng, Kinh Dịch là của dân tộc Việt, bởi tất cả những mật ngữ trong những di sản văn hoá phi vật thể được giải mã đều chỉ thẳng đến điều này. Rõ nhất chính là truyền thuyết: “Bà Nữ Oa vá trời”. Tất nhiên, nội dung những mật ngữ được giải mã đó theo cách hiểu của ông.

Để tìm ra sự hướng dẫn của các mật ngữ để lại, ông sưu tầm tất cả những cuốn sách về ca dao tục ngữ, truyện cổ, truyền thuyết Việt... Có thời gian cả năm trời ông đóng cửa đọc nghiến ngấu cả ngàn pho sách có nội dung như trên và dừng lại ở nhưng câu ca dao, tục ngữ, những truyện cổ Việt… có vẻ bí ẩn, trái khoáy, là lạ để tìm cách giải mã. Hy vọng sẽ có một hướng dẫn nào đó chứng minh điều này. Nhưng có vẻ như vô vọng….

Cũng lúc ấy, những bài viết của các nhà nghiên cứu, các học giả thi nhau chiếm lĩnh mặt báo minh chứng về cái “tinh thần khoa học” trong việc phủ nhận những giá trị văn hóa truyền thống trải 4.000 năm của dân tộc Việt. Có tờ báo đã mở hẳn một chuyên đề: “Nhìn lại lịch sử” để đăng các loại bài như thế. Điều này càng làm ông nóng ruột.

“Sẽ không thể phục hồi được những giá trị văn hoá truyền thống, nếu không chứng tỏ được nội dung và giá trị của nó”. Từ sự suy nghĩ đó, ông đã cho ra đời cuốn sách “Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam” vào năm 2002. Cuốn sách này đã chứng minh nền văn hiến lâu đời qua hệ thống tranh dân gian.

Tuy nhiên, khi gửi cuốn sách đi in, họ đọc chưa hết đã quẳng vào sọt rác, vì… cãi lại cả các nhà khoa học lỗi lạc.

Trong lúc đang bế tắc trong việc chứng minh cội nguồn Kinh Dịch của dân tộc Lạc Việt thì có một nhà khoa học sau khi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu đã cho rằng: “Bãi đá Sapa của người Việt cổ tạo dựng vào khoảng 300 trước công nguyên”. Ông mừng như vớ được vàng. Đây chính là thời gian sụp đổ của nhà nước Văn Lang theo chính sử (năm 258 trước công nguyên).

Ông chợt nhớ lại một truyền thuyết về cuộc truyền ngôi giữa đời Hùng Vương cuối cùng và Thục Phán. Truyền thuyết nói rằng: “Sau khi nhường ngôi cho Thục Phán, vua Hùng và hoàng tộc đi về vùng Tây Bắc”. Vùng Tây Bắc chính là vị trí của tỉnh Lào Cai - gần với Phong Châu – kinh đô cuối cùng của nhà nước Văn Lang – nơi chứa đựng những ký hiệu bí ẩn trên bãi đá cổ Sapa! Phải chăng, bãi đá cổ Sapa là pho sách ghi lại những bí mật của cha ông ta để đời sau giải mã? Phải chăng đây chính là một nửa cái chìa khóa cần ráp lại để mở kho tàng đầy bí ẩn của phương Đông?

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh tuyên bố hùng hồn: “Sau khi quán xét bãi đá cổ Sapa, tôi thấy không cần phải tiếp tục viết sách chứng minh cho nền văn minh Lạc Việt trải gần 5.000 năm văn hiến. Bởi vì, sự kỳ vĩ của trí tuệ tổ tiên cho thấy sớm muộn nền văn minh này sẽ được sáng tỏ. So sánh tri thức của tổ tiên thì tri thức khoa học hiện đại với những phương tiện như vệ tinh nhân tạo, bom nguyên tử chỉ là trò chơi của trẻ con. Chỉ cần một trận động đất, trận sóng thần làm thí dụ thì tất cả những thứ trò chơi trẻ con ấy sẽ móp méo và dùng để bán ve chai”.

Sự nhỏ bé của khoa học hiện đại, chính là vì nó chưa khám phá được hết những bí ẩn của vũ trụ. Dù chưa nghiên cứu hết những hình vẽ trên bãi đá cổ, nhưng ông khẳng định rằng: Một phần những bí ẩn của vũ trụ trong nền văn hóa Đông phương huyền vĩ đang ở trong những đường nét ngoằn ngoèo trên bãi đá cổ Sapa.

Hầu hết những hình khắc trên bãi đá cổ này đều giải thích về sự vận động và tương tác từ vũ trụ. Tất nhiên, mỗi một người đều có cái nhìn riêng. Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh tự cho mình là đúng, cũng như các nhà nghiên cứu khi quán xét bãi đá cổ cũng tự cho mình là đúng bởi không hề có tiêu chí cho sự giải mã. Ai muốn hiểu thế nào cũng được. Chính vì vậy mà hình cái mặt cối đá được vẽ rất chi tiết, có người thì bảo “Đấy là biểu tượng của một xã hội nông nghiệp”. Nhưng ông lại bảo rằng đó là biểu tượng cho sự tương tác của vũ trụ. Có người sẽ lên giọng chê bai rằng: “Vào thời cổ đại, lạc hậu thì làm sao mà người ta có thể hiểu được rằng tương tác là nguyên nhân sự tồn tại và phát triển của vũ trụ!”. Chính vì thế, trong con mắt một số người, ông trở thành người gàn dở, một kẻ siêu tưởng. Tuy nhiên, ông vẫn luôn tự hào là người luôn tìm cách nâng tầm trí tuệ dân tộc, chứ không nhăm nhăm đi tìm lý lẽ để bác bỏ trí tuệ của ông cha để lại.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh hài ước: “Rất nhiều người ôm một đống sách Hán và bĩu môi trước những lý thuyết của tôi. Họ khẳng định một cách chắc chắn rằng Kinh Dịch là của người Hoa Hạ, trong khi đó, hàng ngàn năm trôi qua chính người Trung Quốc lại không lý giải được cội nguồn của nó cũng như không hiểu được rất nhiều chỗ huyền bí trong Kinh Dịch mà tiêu biểu là họ không tìm thấy căn nguyên của thuận tự 64 quẻ Hậu Thiên từ nền văn minh Hoa Hạ. Còn tôi lại có thể lý giải được cội nguồn của Kinh Dịch dựa trên rất nhiều cơ sở khoa học mà sự kỳ vĩ trên các hình khắc ở bãi đá cổ Sapa đã nói tất cả thì tôi chẳng thấy xấu hổ gì mà không nhận Kinh Dịch là của người Việt mình. Tôi tin rằng, nếu có người giải mã được toàn bộ bãi đá cổ Sapa thì đó phải là lúc một lý thuyết thống nhất vũ trụ được chứng minh. Nhưng nghe ra điều đó còn xa vời quá. Điều cần kíp nhất lúc này là phải bảo tồn gấp pho sách Dịch văn cực quý này, kẻo vài năm nữa nó sẽ biến mất khỏi tâm trí người Việt”.

Posted Image

(Người thì bảo đây là biểu tượng nền văn minh nông nghiệp, người bảo sự tương tác vũ trụ, người bảo là cái cối đá...)

(Hết).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiếp theo chủ đề này, Phoenix sẽ gửi đến các bạn thông tin về một di tích có thể liên quan đến nền văn hóa Khoa đẩu của người Việt. Tuy nhiên mới chỉ là phát hiện và đưa ra câu hỏi nghi ngờ, chưa tiến hành xác minh. Biết đâu ACE yêu mến nền văn hiến Lạc Việt ở đây lại có thể góp phần làm giàu thêm lịch sử.

Cảm ơn sự quan tâm theo dõi!

Share this post


Link to post
Share on other sites
Cám ơn Phoenix đã Post bài viết này như thêm 1 tiếng vọng cho Công trình nghiên cứu của Nguyễn Vũ Tuấn Anh , Anh đã tâm huyết chứng minh hằng bao nhiêu năm về lịch sử Lạc Việt 5000 năm . Sự kiên tâm của Anh đôi lúc làm tôi Kính phục , và tôi cũng chúc mừng anh khi Anh được công nhận và hình như Anh cũng chỉ khao khát có thế ! Nền Văn Minh , Văn hiến 5000 năm là của người Việt , Chúng ta có quyền tự hào về điều đó , Anh cũng TỰ HÀO về điều đó ! Tôi đã ở bên cạnh Anh trong những ngày tháng dài miệt mài đó như 1 nhân chứng nhỏ bé so với ước vọng của Anh ! Có lẽ khi Anh đọc được bài viết này dù chỉ là Blog của Dương ! Anh cũng sẽ rất vui và cảm kích. Riêng tôi , tôi cũng cảm ơn bài viết này .

Share this post


Link to post
Share on other sites
Phoenix còn vài tấm ảnh chưa đưa lên nhưng việc upload ảnh lên mạng rồi tải lên web nhiều công đoạn quá nên còn lười.

Share this post


Link to post
Share on other sites

những vòng tròn trên cánh đồng lúa mỳ ở Anh rất giống với hoa văn trang trí trên một số đồ gốm ở phát hiện ở Trung QUốc. Những vòng tròn này còn xuất hiện trên cát và tuyết. Liệu có phải người Việt Cổ đã từ những vòng tròn đó là phát hiện ra điều gì hay đã sao chép lại những vòng tròn đó?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rin86 thân mến.

Rin86 có hình ảnh về các vòng tròn ở Anh Quốc và so sánh với các vòng tròn trang trí trên đồ gốm ở Trung Quốc không? Nói là ở Trung Quốc nhưng Rin86 có thể cho biết cụ thể ở tình nào và các vật đồ gốm đó dùng làm gì không?

Rất cảm ơn Rin86 quan tâm.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Crop circle (tạm dịch là "đường tròn trên cỏ" hay "vòng tròn vạch trên đất trồng mùa màng") là một khu vực trồng ngũ cốc hay cây trồng nói chung bị san phẳng một cách có hệ thống thành nhiều mẫu hình học khác nhau. Chưa có lý giải xác đáng về nguồn gốc của chúng. Hiện tượng Crop circle được ghi nhận sớm trong lịch sử, bức tranh khắc gỗ "Mowing-Devil" vào thế kỷ 17,miêu tả một kẻ kỳ lạ đang tạo nên vòng tròn trên cánh đồng ngô.

Vòng tròn được đề cập tới trong các văn bản khoa học vào cuối thế kỷ 17 và tính tới năm 1970, gần 200 trường hợp đã được thông báo. Kể từ đó, khoảng 80 nhân chứng ở mọi nơi từ Australia cho tới British Columbia, Canada, đã thông báo về những vòng tròn được hình thành trên các cánh đồng trong chưa đầy 20 giây, kèm theo chúng là những quả cầu sáng chói hoặc có màu sắc sặc sỡ, tia sáng hoặc vật thể bay lạ.

Con người quan tâm nghiêm túc tới các vòng tròn này vào năm 1980 tại miền Nam nước Anh. Ban đầu đó là những vòng tròn đơn giản, sau đó phát triển thành những đường thẳng, chữ tượng hình giống như chữ khắc trên đá tại các địa điểm linh thiêng khắp thế giới. Sau năm 1990, hình để lại trên cánh đồng trở nên phức tạp hơn nhiều và ngày nay mọi người thường gặp hình các nguyên tố. Kích cỡ của chúng cũng tăng lên, một số hình có diện tích 200.000 feet vuông. Cho tới nay, đã có trên 10.000 hình trên cánh đồng được thông báo và ghi lại trên toàn thế giới. Khoảng 90% trong số này xuất hiện ở miền Nam nước Anh.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

hihihehe.com

những bộ tộc da đỏ ở vùng sông Amazon tin rằng đây là thông báo từ vũ trụ tối cao về một thảm họa cho loài người.

Rin tin bộ tộc da đỏ có lý của họ. Theo Rin thì nước Anh là nơi địa linh nhân kiệt, từ xưa đã xuất hiện những điều kỳ lạ như vòng tròn đá, ngoài ra sự giống nhau giữa truyện Tấm Cám và Cô bé lọ lem cũng rất đáng quan tâm, liệu có mối liên hệ nào giữa nước Anh và văn minh Bách Việt cổ không?

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

hình này rõ ràng là những con nòng nọc đang bơi. có thể những vòng tròn này xuất hiện theo chu kỳ khoảng 5000 năm một lần.

Posted Image

hình này Rin hơi nghi ngờ là do mấy ông làm du lịch ở Anh vẽ ra nhưng so sánh với cây quyền trượng của một số nước thì thấy khá giống.

Posted Image

hình ngôi sao thì quá rõ ràng rồi

Posted Image

mẹ tròn con vuông???

Posted Image

không bình luận được

Posted Image

Posted Image

Posted Image

cái này thì do người vẽ là chắc chắn 100%

Share this post


Link to post
Share on other sites

không biết các vị ở trên vũ trụ tối cao nhìn xuống trái đất nghĩ gì khi thấy con người không nhận ra hàm ý của họ nhỉ?

có thể lời cảnh báo này liên quan đến câu truyện 12000 năm trên đồ gốm cổ tìm thấy ở Trung Quốc về việc con người phạm lỗi với thủy thần chăng?

Không hiểu con người lại phạm phải lỗi gì đây?

Chỉ sợ tai họa ập xuống Rin không biết trốn đi đâu :( sau đại hồng thủy thì chắc là hạn hán vì nước dâng lên rồi sẽ bất ngờ rút xuống chứ đúng không nhỉ? hay là ngập hết các châu lục. Có ai đóng thuyền không? :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sát biên giới Mông Cổ, một nhà thám hiểm Trung Quốc đã phát hiện hàng loạt vật thể hình tròn bằng đá và các dạng khác. Ông tuyên bố chúng là những bản gốc có từ 2.500 năm trước. Các bản sao tương tự xuất hiện ở khắp nơi trong những năm gần đây, từ Wiltshire ở nước Anh đến phía tây Australia.

Hơn 70 quốc gia khắp thế giới đã công bố những vật thể tương tự xuất hiện ngày càng nhiều ở những vùng trồng ngô, lúa mì, ở những đồng cỏ, luống hoa, thậm chí trên tuyết.

Suốt một năm qua, Zhang Hui, thành viên nhóm nghiên cứu ở Viện Bảo tàng Xingjiang ở Urumqi, đã đi khắp nơi và thu lượm hơn 20 mẫu giống như những mẫu phát hiện của các nước, tuy nhiên, tuổi của nó có thể lên đến 3.000 năm. Trong khi có những mẫu đá tìm thấy ở phương Tây tỏ ra bí ẩn thật sự, thì tại Trung Quốc, một số hình tròn bằng đá hoàn toàn do con người tạo ra! Zhang Hui giải thích: "Những người nguyên thủy sống ở đó cảm thấy phấn chấn bởi những hình tròn xuất hiện theo mùa vụ sản xuất mà họ nhìn thấy. Họ nghĩ rằng những vật tròn kia là một phương tiện giao tiếp với các vị thần, vì thế họ thường gọt giũa những miếng đá của mình thành dạng hình tròn". Bằng xe Jeep, đi ngựa và đi bộ, ông Zhang đã xác định nhiều vật tròn trong các đồng cỏ ở vùng Qinghe sát biên giới Trung Quốc - Mông Cổ.

Những tấm hình ông chụp, từ những hình tròn đơn giản đến những vật có dạng giọt nước mắt và nhiều hình thù khác. Bối rối trước đường nét tinh tế về mặt hình học của chúng, ông Zhang đã đến Bắc Kinh để tra cứu những bản dịch và dẫn giải về các hình tròn tương tự được tìm thấy tại Anh. Ông đã phải thốt lên: "Tôi thật sự kinh ngạc về sự giống nhau giữa các hình tròn phát hiện ở Trung Quốc và ở Anh". Cả hai bộ đều chỉ ra đặc tính của các nền văn minh công nghiệp hiện đại, bởi lẽ, bạn phải dùng những công cụ hiện đại mới có thể tạo ra những hình tròn hoàn chỉnh như thế. Nhưng những vật thể này có thể coi là cổ xưa nhất thế giới dưới dạng hình tròn, khác với những gì người ta đã nghĩ.

Toàn bộ phát hiện của Zhang Hui về các vật thể tròn đã được xuất bản trong tạp chí phương Tây của Trung Quốc số mới nhất. Nghiên cứu này cùng với những tham khảo của các nhà khoa học có uy tín gợi cho thấy những hình tròn mùa sản xuất thường xuất hiện gần những nơi thiêng liêng của dân tộc Celt, thổ dân Australia và thổ dân Nam Mỹ.

Có hay không những lực lượng siêu nhiên đang tạo ra những cánh đồng mơ ước? Có hay không những cơn lốc gió bí ẩn, những cánh đồng điện - từ trường? Còn quá sớm để chắc chắn về điều đó. Nhưng có một mối liên kết không thể nghi ngờ với vũ trụ. Nó có thể là sức mạnh siêu nhiên, hoặc thậm chí là một nền văn minh ngoài trái đất, Zhang Hui trả lời chừng

(Theo Người Lao Động)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cũng liên quan đến những hình vẽ kì lạ - di sản của các nền văn minh cổ đại là di tích Nazca (Nasca) ở Peru. Những hình vẽ khổng lồ chỉ có thể nhìn thấy từ trên không, đá được xắp xếp trên mặt đất thành những rãnh nhỏ ở một vùng cao nguyên rộng lớn rất nhiều đá vụn. Di sản này được xem là của nền văn hóa Nazca (200TCN -600 CN ) nhưng mục đích xếp chúng chưa có lời giải đáp. Những hình vẽ này còn được tìm thấy trên các hoa văn trang trí đồ gốm của văn hóa Nazca.

Posted Image

con nhện ?

Posted Image

chim ruồi ?

Posted Image

chó ?

Posted Image

khỉ ?

Posted Image

nguồn:

wikipedia.org

http://www.latinamericanstudies.org

http://www.traveladdicts.connectfree.co.uk

http://www.mysteryperu.com

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Vòng tròn khổng lồ - hình ảnh đại diện cho 10 số đầu của số Pi, trên một cánh đồng lúa mạch gần lâu đài Barbury tại Wiltshire, Anh.

(Dân Trí)

Tại sao người cổ lại biết về số Pi với những phép toán phức tạp khác? nhu cầu đo đạc ruộng đất không đòi hỏi những phép toán quá phức tạp

Ngày nhân loại tỉnh thức về ý thức vũ trụ đã cận kề.....................hic hic hu hu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rin86 thân mến.

Những dấu ấn kỳ dị, những hiện vật là sản phẩm của một nền văn minh toàn cầu tồn tại từ trước thời gian mà nền văn minh hiện đại gọi là cổ sử đã lần lượt hiện ra. Những hiện vật thì đã nhìn thấy và sẽ tiếp tục nhìn thấy. Nhưng những giá trị tri thức của nền văn minh huyền vĩ ấy - là cái không phải ai cũng nhìn thấy - nhưng nó là một thực tế, vì nếu không có nó, không có những giá trị trí tuệ ấy thì nó không thể sản sinh ra Kim Tự Tháp và những hệ quả để cho con người nhìn thấy. Những giá trị trí tuệ đó con người phải nhận thức chứ không thể nhìn. Những giá trị huyền vĩ ấy đang nằm trong nền văn minh Việt.

Bởi vậy, vấn đề không chỉ dứng lại ở nền văn hóa sử Việt với 5000 năm văn hiến. Mà còn là cả một giá tri tri thức huyền vĩ của một nền văn minh toàn cầu đã tồn tại. Sớm hay muộn thì nền văn hiến Việt sẽ phải được tôn vinh. Nó chỉ còn là thời gian và không gian nào mà thôi. Thời gian đó chỉ tính bằng hàng chục năm trong tương lai gần.

Chú tin tưởng rất chắc chắn vào điều này.

Cảm ơn Rin86 đã đưa lên diễn đàn những thông tin rất bổ ích.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites