Văn Lang

Phát hiện dấu vết người tiền sử ở Cố đô Hoa Lư

6 bài viết trong chủ đề này

Mới đây trong một đợt điều tra khảo cổ, cán bộ Phòng Di sản - Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Ninh Bình đã phát hiện một số di vật ở hang Son, nằm trong quần thể Cố đô Hoa Lư.

Hang Son thuộc dãy núi đá vôi phía trước hai ngôi đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư.

Anh Cao Tấn, một cán bộ Phòng Di sản cho biết, đoàn đã thấy lớp trầm tích trong lòng hang có màu đỏ, xuất lộ xương động vật cùng vỏ nhuyễn thể nước ngọt như ốc núi, ốc suối. Đây là sự tích tụ trầm tích gồm những gì con người thời tiền sử đến đây sinh sống để lại, thuộc thời hậu kỳ Pleitocene cách ngày nay trên 10.000 năm.

Trong lòng hang còn xuất lộ rất nhiều vỏ nhuyễn thể biển như ngao dầu, ốc bù giác, hàu biển... Đây là loài nhuyễn thể biển xuất lộ trên địa bàn này khá phổ biến trong giai đoạn biển tiến Holocene, cách ngày nay từ 5.000 đến 7.000 năm. Như vậy, tại hang Son có thể có sự cư trú của con người thời tiền sử ở cả hai giai đoạn có môi trường khá khác biệt nhau. Giai đoạn đầu là môi trường sống quanh những thung lũng đá vôi, sông suối nước ngọt; giai đoạn sau là môi trường vịnh biển, do đợt biển tiến Holocene tạo ra.

(Theo: http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/08/3BA1227E/)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mới đây trong một đợt điều tra khảo cổ, cán bộ Phòng Di sản - Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Ninh Bình đã phát hiện một số di vật ở hang Son, nằm trong quần thể Cố đô Hoa Lư.

Hang Son thuộc dãy núi đá vôi phía trước hai ngôi đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư.

Anh Cao Tấn, một cán bộ Phòng Di sản cho biết, đoàn đã thấy lớp trầm tích trong lòng hang có màu đỏ, xuất lộ xương động vật cùng vỏ nhuyễn thể nước ngọt như ốc núi, ốc suối. Đây là sự tích tụ trầm tích gồm những gì con người thời tiền sử đến đây sinh sống để lại, thuộc thời hậu kỳ Pleitocene cách ngày nay trên 10.000 năm.

Trong lòng hang còn xuất lộ rất nhiều vỏ nhuyễn thể biển như ngao dầu, ốc bù giác, hàu biển... Đây là loài nhuyễn thể biển xuất lộ trên địa bàn này khá phổ biến trong giai đoạn biển tiến Holocene, cách ngày nay từ 5.000 đến 7.000 năm. Như vậy, tại hang Son có thể có sự cư trú của con người thời tiền sử ở cả hai giai đoạn có môi trường khá khác biệt nhau. Giai đoạn đầu là môi trường sống quanh những thung lũng đá vôi, sông suối nước ngọt; giai đoạn sau là môi trường vịnh biển, do đợt biển tiến Holocene tạo ra.

(Theo: http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/08/3BA1227E/)

Những người có quan điểm phủ nhận giá trị văn hiến truyền thống Việt, thường căn cứ vào những chứng tích khảo cổ này và cho rằng: Người Việt hiện nay là hậu duệ của những người tiền sử được phát hiện trong những hang động ở đầy từ 10. 000 năm trước. Thật ấu trĩ và dốt nát. Điều này cũng như nói người dân Hoa kỳ hiện nay phát triển từ người tiền sử có trước nền văn minh Maya vậy. Không bao giờ có sự tiến hóa khép kín từ thời người tiền sử lên thời đại đồ đồng cao cấp và cả đồ sắt. Giao lưu văn hóa là một quy luật cần và bắt buộc phải có cho sự phát triển của nền văn minh. Bắc Việt Nam là nơi rút lui cuối cùng của giống nòi Lạc Việt. Đấy là kết luận của tôi. Khi người Việt đến đây thì nơi đây đã có những tộc người lạc hậu ở. Và đó là lý do mà vua Hùng phải dùng "ảo thuật để chinh phục các bộ lạc" để đổi đất dời đô.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo quan điểm trên của Bác Thiên Sứ, thì đã có sự hoà huyết giữa tộc Lạc Việt (thuộc đẳng cấp cao) và những "thổ dân lạc hậu" sống tại miền Bắc Việt Nam, vậy thì người Việt hiện nay chính là cái kết quả giao cấu của hai cái thượng và hạ đó, và vì thế nên chấp nhận cũng như tự hào về cái mà họ đã "trở thành" hiện nay.

Các dân tộc khắp nơi ngày nay trên thế giới có lẽ đều là kết quả sự hoà huyết tương tự. Nếu người Việt tự hào về huyền sử con rồng cháu tiên thì người Hy Lạp cũng có thần Zeus chúa tể vũ trụ, người Nhật thì là con cái của thần Mặt Trời, nói túm lại chả có sắc dân nào không tự hào về "nguồn gốc" của mình cả. Cho nên mình coi tổ tiên mình cao quý đến cỡ nào, thì cũng phải biết rằng dân tộc khác họ cũng tôn sùng tổ tiên của họ như thế (túm lại thì con ai chả xinh, ông bà ai chả lẫm liệt, lịch sử ai chả hoành tráng).

Đến ngay như Úc Đại Lợi có mỗi trận đánh Anzac mà năm nào cũng cho dân nghỉ khoẻ 1 ngày để tưởng nhớ đến lính tráng của họ đã đổ máu trên đất ... Thổ Nhỉ Kỳ ... đúng là 1 giọt máu đào của dân Úc vẫn hơn cả cả ao máu của những nước có bề dày chiến tranh và mất mát như ... Việt Nam chả hạn ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói về cái học Đông và Tây phương nó khác nhau như thế nào thì các sách đã viết đầy ra rồi, nhưng túm ngắn gọn lại thì đại khái Đông Phương học chủ về sự phát triển về Tâm Linh, và phương Tây chủ về sư phát triển về mặt vật chất, thiếu 1 trong hai thì cũng không cân (e.g phương tây thì vô thần còn phương đông thì lạc hậu), cả hai đều có cái dụng của nó cả, thiếu sự phát triển tột bực của khoa học hiện đại thì cổ học đông phương có mà thống nhất vũ trụ bằng ... NIỀM TIN ... :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo quan điểm trên của Bác Thiên Sứ, thì đã có sự hoà huyết giữa tộc Lạc Việt (thuộc đẳng cấp cao) và những "thổ dân lạc hậu" sống tại miền Bắc Việt Nam, vậy thì người Việt hiện nay chính là cái kết quả giao cấu của hai cái thượng và hạ đó, và vì thế nên chấp nhận cũng như tự hào về cái mà họ đã "trở thành" hiện nay.

Các dân tộc khắp nơi ngày nay trên thế giới có lẽ đều là kết quả sự hoà huyết tương tự. Nếu người Việt tự hào về huyền sử con rồng cháu tiên thì người Hy Lạp cũng có thần Zeus chúa tể vũ trụ, người Nhật thì là con cái của thần Mặt Trời, nói túm lại chả có sắc dân nào không tự hào về "nguồn gốc" của mình cả. Cho nên mình coi tổ tiên mình cao quý đến cỡ nào, thì cũng phải biết rằng dân tộc khác họ cũng tôn sùng tổ tiên của họ như thế (túm lại thì con ai chả xinh, ông bà ai chả lẫm liệt, lịch sử ai chả hoành tráng).

Đến ngay như Úc Đại Lợi có mỗi trận đánh Anzac mà năm nào cũng cho dân nghỉ khoẻ 1 ngày để tưởng nhớ đến lính tráng của họ đã đổ máu trên đất ... Thổ Nhỉ Kỳ ... đúng là 1 giọt máu đào của dân Úc vẫn hơn cả cả ao máu của những nước có bề dày chiến tranh và mất mát như ... Việt Nam chả hạn ...

Cách nhìn của anmay về việc hòa huyết đơn giản nhỉ? Như vậy Hoa Kỳ một nhà nước đa chủng tộc thì sau này thành dân tộc da màu xám tro chăng? Úc do hòa huyết giữa da trắng và da nâu thành chủng tộc nâu nhạt chăng?

Đấy là tư duy đơn giản không phải lá y kiến sắc sảo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói về cái học Đông và Tây phương nó khác nhau như thế nào thì các sách đã viết đầy ra rồi, nhưng túm ngắn gọn lại thì đại khái Đông Phương học chủ về sự phát triển về Tâm Linh, và phương Tây chủ về sư phát triển về mặt vật chất, thiếu 1 trong hai thì cũng không cân (e.g phương tây thì vô thần còn phương đông thì lạc hậu), cả hai đều có cái dụng của nó cả, thiếu sự phát triển tột bực của khoa học hiện đại thì cổ học đông phương có mà thống nhất vũ trụ bằng ... NIỀM TIN ... :D

Lại thêm một sự chứng tỏ tư duy đơn giản hơn khi anmay nhìn về bản chất Lý học Đông phương. Vì tính thất truyền nên chỉ còn phương pháp ứng dụng có hiệu quả mà ngươi ta không hiểu tại sao. Nên cứ tưởng nó được duy trì bằng niềm tin.

Share this post


Link to post
Share on other sites