+Achau+

Xin được chết đúng ngày giờ tốt

4 bài viết trong chủ đề này

Xin được chết đúng ngày giờ tốt

Bị ung thư giai đoạn cuối, ông Đức xin chính quyền cho được chết vào ngày giờ tốt để con cháu hưởng phúc về sau. Tuy nhiên, chính quyền địa phương từ chối bởi hiện nay, luật pháp VN chưa quy định về vấn đề này.

Mới đây, ông Đức (hơn 70 tuổi, Việt kiều Mỹ, ở quận 3, TP HCM) đã làm đơn gửi chính quyền địa phương nơi ông đang sinh sống để xin... được chết đúng ngày giờ tốt.

Posted Image

Ảnh minh họa: Pháp luật TP HCM.

Ông Đức trình bày mình đang mang căn bệnh ung thư giai đoạn cuối, không thể chữa trị. Bác sĩ riêng dự đoán ông chỉ còn sống chừng ba tháng. Hiện ông đã gây dựng được cơ ngơi trị giá khoảng 100 triệu USD. Nay ông quay trở về quê cha đất tổ để sống cuối đời. Thầy tử vi đã chọn được cho ông giờ và ngày đẹp để ra đi. Nếu vĩnh biệt thế gian vào đúng ngày giờ này, con cháu ông sẽ có được phúc đức lâu dài về sau. Tin lời thầy, ông muốn được chết êm ái vào đúng giờ ngày tốt đó vì con cháu.

Tuy nhiên, dự định cuối đời của ông Đức đang gặp nhiều khó khăn. Sợ chết đau đớn, ông “nhức đầu” phân vân là nên lựa cách tiêm thuốc hay uống thuốc độc để ra đi được nhẹ nhàng. Đồng thời, ông còn phải sắp xếp làm sao cho việc chết tự nguyện không gây phiền phức cho bất kỳ ai. Trong khi đó, bác sĩ của ông từ chối tiêm thuốc, còn những người thấu hiểu tâm tình ông lại không chịu giúp ông mua thuốc độc. Quá bức bách, ông đành phải làm đơn xin chính quyền địa phương xác nhận để bác sĩ có điều kiện hợp pháp giúp đỡ ông chết.

Tuy nhiên, chính quyền địa phương đã từ chối ngay đơn xin được chết của ông Đức bởi hiện nay, luật pháp Việt Nam chưa quy định về vấn đề này.

Năm 2005, khi bàn về việc sửa đổi Bộ luật Dân sự, các nhà làm luật nước ta từng tranh cãi rất nhiều xung quanh quyền được chết. Bởi lẽ thực tế đã xuất hiện những người mắc bệnh hiểm nghèo, phải chịu đựng đau đớn vật vã, thậm chí sống đời sống thực vật cả đời. Trong một số trường hợp, người bệnh hoặc thân nhân muốn họ được ra đi êm ái.

Tại diễn đàn Quốc hội, có đại biểu đề nghị cần luật hóa quyền được chết. Tuy nhiên cuối cùng, đa số vẫn cho rằng theo phong tục của dân tộc và đạo đức người Á Đông, quy định về quyền được chết tại thời điểm này là không phù hợp.

Thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP HCM) cho biết, liên quan đến cái chết, hiện Bộ luật Dân sự mới chỉ quy định về quyền khai tử. Ở nước ta, quyền được sống là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người. Bất kỳ ai giúp đỡ người khác chết là vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý hình sự về tội giết người theo Điều 93 Bộ luật Hình sự.

Bàn rộng hơn, theo ông Hùng, trong tương lai có thể vấn đề này sẽ tiếp tục được đặt ra để mổ xẻ. Tuy nhiên, nếu pháp luật có cho phép và quy định về quyền này trước hết phải nhằm mục đích nhân văn, nhân đạo. Trường hợp nào có nhu cầu chính đáng muốn được ra đi thanh thản, việc xem xét cần phải rất chặt chẽ nhằm tránh sự lạm dụng.

(Theo Pháp luật TP HCM)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giản đơn và hết sức là thoải mái, như đã có người từng làm:

Ông ta đã làm đám tang khi còn sống, mời mọi người đến, rồi chui vào áo quan và tận hưởng sự kiện chết của mình được tổ chức có đông đủ mọi người đến chia buồn. Vừa chủ động về kinh tế vừa chủ động thời gian còn lại từ khi đám tang đến khi chết.

Cứ theo hình thức này, tới giờ đẹp thì tổ chức đám tang, cũng chui vào áo quan, có thể làm áo quan bằng kính râm để có thể người chết quan sát người sống đến chia buồn với gia đình và phúng viếng. Chẳng cần xin phép ái cả mà vẫn động chết an toàn, thậm chí coi như là vẫn còn hưởng thọ sau khi đám tang. Thời gian còn lại bao giờ ra đi thì tùy theo cơ địa bệnh tình. Ý kiến các bác thế nào ạ ???

Chuyện ông già tự tổ chức đám tang

Một ông cụ 73 tuổi người Rumani đã quyết định tự tổ chức đám tang cho mình khi vẫn còn đang sống rất khỏe mạnh.

Để chuẩn bị cho “sự ra đi trong tương lai” ông Marin Voinicu, 73 tuổi đã lên quyết tâm tổ chức một đám tang theo đúng ý mình.

Họ hàng, bằng hữu, bà con lối xóm đều được mời tới đông đủ để “chia buồn” với “người sắp quá cố”.

Thậm chí, những thầy tu trong làng cũng đồng ý đến tận nhà ông Marin để đọc bài điếu văn tiễn đưa linh hồn ông.

Ông Marin cho biết: “Tôi đã làm trước mọi thứ, kể cả việc tự đào mộ cho mình. Tôi cũng đã thử nằm xuống đấy để xem cảm giác thế nào”.

Posted Image

Đến dự đám tang "trước" có đông đủ bạn bè, người thân, bà con lối xóm

Kì cục hơn, ông lão 73 tuổi này còn “yêu cầu” con cháu “khóc thử” trước mộ của ông cho tới khi ông thấy hài lòng.

Giải thích cho quyết định của mình, ông Marin nói: “Tôi không muốn sự ra đi của tôi sẽ để lại gánh nặng cho những người còn sống”.

Về phía người thân, họ hoàn toàn tán thành ý tưởng tổ chức một đám tang trước, phần là vì chuyện này nghe ra không phải không có lí, phần khác là để chiều lòng ông cụ.

Oncia, con dâu của ông Marin nói: “Chúng tôi đã căn nhắc rất kĩ về ý định của cha và quyết định làm theo. Phận làm con như chúng tôi sẽ vô cùng đau buồn và bối rối nếu một ngày ông cụ ra đi. Tới lúc đó, sẽ rất khó để có thể tổ chức được một lễ tang chu toàn”.

Nói là đám tang, nhưng mọi người ai nấy đều tươi cười, vui vẻ. Người vui nhất có lẽ là ông Marin bởi ông là người đầu tiên và rất có thể là duy nhất “được” tự tay tổ chức lễ tang cho chính mình.

nguồn

Share this post


Link to post
Share on other sites

" Ông ta đã làm đám tang khi còn sống, mời mọi người đến, rồi chui vào áo quan và tận hưởng sự kiện chết của mình được tổ chức có đông đủ mọi người đến chia buồn. Vừa chủ động về kinh tế vừa chủ động thời gian còn lại từ khi đám tang đến khi chết.

Cứ theo hình thức này, tới giờ đẹp thì tổ chức đám tang, cũng chui vào áo quan, có thể làm áo quan bằng kính râm để có thể người chết quan sát người sống đến chia buồn với gia đình và phúng viếng. Chẳng cần xin phép ái cả mà vẫn động chết an toàn, thậm chí coi như là vẫn còn hưởng thọ sau khi đám tang. Thời gian còn lại bao giờ ra đi thì tùy theo cơ địa bệnh tình. Ý kiến các bác thế nào ạ ??? "

Đối với người Việt Nam mà chết tại Việt Nam thì dễ dàng không có gì cả, chẳng hạn như thủ tục khai tử ở phường, xã chỉ dăm ba phút là xong. Còn nếu là Việt Kiều( người Việt đã có quốc tịch nước ngoài) nếu chết ở Việt Nam thì thủ tục cũng hơi rắc rối đó. Không phải như những người Việt bình thường, khi chết phải báo ra phường xã, rồi phường xã phải báo lên An Ninh Quận, TP và Viên Kiểm Sát để xem nguyên nhân chết tại sao? có thể phải khám nghiệm tử thi luôn, để sau này họ còn trả lời với lảnh sự quán nữa, vì là công dân của nước bạn mà . Sau khi có biên bản của Công An và Viên Kiểm Sát mới được đưa đi khăm liệm.( Nếu chết tại bệnh viện thì bệnh viện sẽ lo việc này). Do vậy Việt Kiều không phải muốn chui vào quan tài ở Việt Nam khi nào là chui được đâu. ( Châu mới vừa lo thủ tục cho Ông Sếp Việt Kiều Mỹ chết tại Việt Nam, nên nghe đến là hơi sợ thủ tục)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đối với người Việt Nam mà chết tại Việt Nam thì dễ dàng không có gì cả, chẳng hạn như thủ tục khai tử ở phường, xã chỉ dăm ba phút là xong. Còn nếu là Việt Kiều( người Việt đã có quốc tịch nước ngoài) nếu chết ở Việt Nam thì thủ tục cũng hơi rắc rối đó. Không phải như những người Việt bình thường, khi chết phải báo ra phường xã, rồi phường xã phải báo lên An Ninh Quận, TP và Viên Kiểm Sát để xem nguyên nhân chết tại sao? có thể phải khám nghiệm tử thi luôn, để sau này họ còn trả lời với lảnh sự quán nữa, vì là công dân của nước bạn mà . Sau khi có biên bản của Công An và Viên Kiểm Sát mới được đưa đi khăm liệm.( Nếu chết tại bệnh viện thì bệnh viện sẽ lo việc này). Do vậy Việt Kiều không phải muốn chui vào quan tài ở Việt Nam khi nào là chui được đâu. ( Châu mới vừa lo thủ tục cho Ông Sếp Việt Kiều Mỹ chết tại Việt Nam, nên nghe đến là hơi sợ thủ tục)

Vấn đề là ai đó thích chết vào giờ tốt, vậy thì cứ vào giờ tốt mà tổ chức đám tang, còn chết không thì quan trọng gì, không chết có khi lại tốt cả đôi đường. Khéo làm là xong hết, thiếu gì cách tự túc không phải liên quan đến giấy tờ vào thời điểm cố định, đều là lấy tâm mà tuỳ.

Có khi bằng vào tâm niệm ngày nào cũng là ngày tốt, giờ nào cũng là giờ tốt có khi lại có phước báo lớn cho bản thân và con cháu, tương lại tâm linh lại có triển vọng hơn. Tốt ý trang thế này thế kia thì khó, còn tốt hơn thì thiếu gì cách. Vế dụ như là có người khi chết muốn có Thầy đến tụng kinh, nhưng biết đâu, có khi các Vãi tụng kinh có khi lại uy lực hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay