Rin86

người Việt và người Tàu

24 bài viết trong chủ đề này

có một bạn du học sinh ở Singapore nhận xét về người Việt và người Tàu trên blog của Joe Ruelle (người Canada siêu tiếng Việt) như sau:

"Em đang học cùng với 8 học sinh Trung Quốc, và rất nhiều HongKong, Taiwan... thật sự thấy người Việt Nam khác hẳn và giỏi hơn hẳn dân Tàu, ý thức cũng như văn hóa đều hơn, vì vậy thật quá thể khi nói rằng mình chỉ là đi học lỏm các chú Tàu. Người Việt Nam thông minh hơn, nhanh nhẹn hơn, tự tin hơn, năng động hơn, hòa nhập hơn, quyết tâm hơn, biết mình muốn đi đến đâu, có ý chí hơn, có kinh nghiệm hơn, trưởng thành hơn, nổi bật hơn, hấp dẫn hơn, dễ thương hơn, chăm chỉ hơn, sáng tạo hơn. người Việt Nam có ý thức và trách nhiệm hơn, tinh thần tự hào dân tộc cao hơn. những sự kiện như International Dinner, bao giờ bàn Việt Nam cũng là bàn hăng hái nhất, thức ăn ngon nhất, dù luôn ít người nhất. sinh viên Việt Nam tham gia vào các hoạt động trong trường nhiều hơn hẳn, và có đóng góp nổi bật. chúng ta cũng tư duy cao hơn, nghệ thuật hơn khi tham gia những phần như theatre, musical... chứ không "xôi thịt" như các bạn Trung Quốc, toàn tennis với football…"

ngưồn : http://muivi.com/muivi/index.php?option=co...&Itemid=431

Mọi người thấy sao ạ? Rin86 thì tháy hoàn toàn đúng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mọi người thấy sao ạ? Rin86 thì tháy hoàn toàn đúng.

Số ít không đại diện để kết luận như vậy được.

Buồn nhưng sự thật là xã hội TQ phát triển hơn VN, về kỹ thuật, công nghệ, film ảnh, nghệ thuật....

Nếu những nhận xét trên đúng thì tức là dành cho thế hệ trẻ, vậy hy vọng VN trong 10 năm nữa sẽ phát triển vượt bậc và tiến xa so với TQ.

Còn vấn đề đạo đức thì chưa dám bàn tới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đáng mừng vì đây là nhận xét của một học sinh (chưa phải là SV), Trung thực, tự tin và khách quan.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tinh thần dân tộc phải nói đến người Nhật, TQ. Ở đây HS này nhận xét theo mình khá phiến diện, phiến diện ở chỗ tình cờ gặp một người VN có tính cách tốt như nêu trên, còn hầu như đều rất "VN" như ở đất ta: vượt đèn đỏ, ý thức bảo vệ môi trường kém.....Còn về tinh thần dân tộc ở các nước trong khu vữc phải nói tới tụi Tàu, ra ngoài cất giấu công nghệ, máy móc học hỏi được mang về nước hùng mạnh, còn HS VN ra ngoài học thi sao....học xong chê dân ta nghèo, lạc hậu, thiếu thốn, ở lun bễnh xài tiền đô sướng hơn....thử hỏi như vậy mà là tinh thần dân tộc ư...thật đáng xấu hổ !

Ý kiến riêng của Xuquang !

Share this post


Link to post
Share on other sites

đó là một số ít thôi

ko thể đem thiểu số đi so sánh với đa số dc

người việt nam thua xa người hoa ở điểm ko đoàn kết nên ngàn đời đều bị đè đầu cưỡi cổ cả

nếu tư duy việt nam thay đổi thì biết đâu vn sẽ trở thành cường quốc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tinh thần dân tộc phải nói đến người Nhật, TQ. Ở đây HS này nhận xét theo mình khá phiến diện, phiến diện ở chỗ tình cờ gặp một người VN có tính cách tốt như nêu trên, còn hầu như đều rất "VN" như ở đất ta: vượt đèn đỏ, ý thức bảo vệ môi trường kém.....Còn về tinh thần dân tộc ở các nước trong khu vữc phải nói tới tụi Tàu, ra ngoài cất giấu công nghệ, máy móc học hỏi được mang về nước hùng mạnh, còn HS VN ra ngoài học thi sao....học xong chê dân ta nghèo, lạc hậu, thiếu thốn, ở lun bễnh xài tiền đô sướng hơn....thử hỏi như vậy mà là tinh thần dân tộc ư...thật đáng xấu hổ !

Ý kiến riêng của Xuquang !

Ngẫm lại thì bạn xuquang nói đúng đấy, dù không phải hoàn toàn.

Tôi có một anh bạn thường xuyên qua lại bên Trung Quốc làm ăn, theo lời anh ta kể thì người Trung Quốc quả là có tinh thần dân tộc rất cao, đừng nói là chỉ ở những khách sạn cao cấp mới có nhiều nhân viên biết tiếng Anh (các KS thường rất ít hoặc thậm chí nhiều KS nhân viên hoàn toàn không biết tiếng Anh) mà ngay cả khi ta lưu trú ở những khách sạn này tốt nhất cứ nên giao tiếp tiếng Hoa nếu muốn chiếm được cảm tình của họ (dĩ nhiên là ta phải biết nói vài câu tiếng Hoa tối thiểu). Nhất là hồi năm ngoái có sự kiện động đất ở Tứ Xuyên, đi đến đâu cũng nghe lời kêu gọi quyên góp, du khách thập phương đến cũng có được lời đề nghị thêm khoản đóng góp này trong hóa đơn tính tiền. Còn ở hải ngoại thì khỏi nói, chúng ta đã nghe nhiều về việc người Hoa đi đến bất cứ nơi nào trên thế giới mà tìm được cộng đồng của họ thì chắc chắn sẽ không "chết" được, họ sẽ được giúp đỡ mọi mặt từ cộng đồng của họ, người ta hay ví von là "ở đâu có khói thì ở đó có người Hoa" mà.

Còn về cách nhìn của các nước đối với người Việt ta thẳng thắn mà nói, theo lời cô em ruột tôi từng học tập và làm việc ở một nước Đông Âu cho biết, thì vẫn còn ... "nhục" lắm. Cứ đi đến khu vực nào cũng bị chính quyền sở tại săm soi đủ thứ, nhất là khi di chuyển sang một nước khác qua trung gian một nước thứ ba, vì họ cho rằng cứ sang được các nước giàu sẽ tìm cách trốn và không trở lại nữa, chẳng hạn như : "Sang đó làm gì ? Có người thân bên đó không ? Gia đình có bao nhiêu người ? Bao lâu thì trở lại ? ..." toàn những việc liên quan đến đời tư; còn công việc làm ăn buôn bán thì hay ... trốn thuế, ...

Trong lĩnh vực du lịch, xin kể một câu chuyện bức bối của một đoàn du khách VN sang tham quan Malaysia, theo lệ thường thì khi du khách quốc tế đến địa phương nào thì phải do hướng dẫn viên nước sở tại hướng dẫn và điều hành, sẽ không có gì phàn nàn nếu anh hướng dẫn viên người Malaysia này ca ngợi những danh lam thắng cảnh và ý thức văn hóa của người dân sở tại đối với tài nguyên môi trường của đất nước họ nếu như anh ta không cứ thêm vào sau mỗi câu đại loại như "khác với ở bên Việt Nam ...". Thú thật, nhiều người đi về trút mọi bực dọc với tôi là : "Nếu anh này mà sang VN gặp tớ thì biết tay", ...

Tâm sự vài dòng như vậy để nhìn thẳng vào vấn đề chứ phải để tự ti.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rin86 nghĩ tinh thần dân tộc cao không có nghĩa là từ chối học tiếng Anh hay chỉ có giao tiếp bằng tiếng bản địa thì mới chiếm được cảm tình vì như vậy chỉ tự cô lập mình thôi. Rin86 có tìm hiểu sơ qua về vovinam mớ thấy tinh thần dân tộc ta tuyệt với như thế nào. Vả lại papa của Rin86 có dịp đến Nhật, người Nhật nói tiếng Anh rất tốt, người Hoa không học được tiếng Anh nên không nói được thôi!

Người Việt ra nước ngoài bị săm soi là do nghèo thôi, người Tàu còn bị soi kinh khủng hơn ha ha ha

Share this post


Link to post
Share on other sites

còn HS VN ra ngoài học thi sao....học xong chê dân ta nghèo, lạc hậu, thiếu thốn, ở lun bễnh xài tiền đô sướng hơn....thử hỏi như vậy mà là tinh thần dân tộc ư...thật đáng xấu hổ !

Ý kiến riêng của Xuquang !

Bạn Xuquang quá lời rồi. Mình chưa gặp du học sinh Vn nào nói những lời vậy đâu, nhưng những người Việt kiều vượt biên xuất thân từ nông dân, sang đây làm chui, ăn trợ cấp chính phủ, trốn thuế thì lại rất hay nói vậy để lấy le với Tây và với nhau!! Du học sinh thì chỉ than thở bao giờ được về thăm nhà, được ăn lại các món ăn quen thuộc. Bọn mình đi làm cũng phải đóng thuế như thường. Nói chung, về tiện nghi và mặt bằng chung có thể hơn, nhưng về đời sống tinh thần và sự phong phú về văn hóa thì không đâu bằng quê nhà.

Bạn TranPhuong à, việc xin visa nhập cảnh vào Tây đối với những người ở tại các quốc gia không theo chủ nghĩa tư bản đều khó. Riêng Mỹ đã nói thẳng rằng họ coi tất cả những người xin visa (không ngoại lệ quốc gia nào) đều có ý định ở lại Mỹ và mục đích của người xin visa là phải chứng minh được sẽ không ở lại Mỹ. Nếu mình bước vào đại sứ quán của Anh, Mỹ vv với đầy đủ hồ sơ chứng minh trên tay, một phong thái tự tin đĩnh đạc và tiếng Anh lưu loát, thì không có bất kì một nhân viên nào coi thường mình. Không có cái gì để gọi là "nhục". Chỉ vì phong cách làm việc của họ quá nghiêm túc, lịch sự và mặt hơi lạnh khiến cho những ai không quen với phong cách này thấy tự ti và lo lắng.

Mình biết nhiều người ra nước ngoài chọn 1 cái tên Tây cho dễ gọi, vì nhiều từ phát âm của mình hơi khó đối với Tây. Nhưng riêng với mình và rất nhiều du học sinh và giáo sư VN mình biết ở bên này, đều giữ nguyên tên cha sinh mẹ đẻ, Trang chưa bao giờ "lệch" thành Tracy. Đôi khi cũng khó khăn lúc ban đầu vì nghe tên họ lại tưởng mình là bọn Tàu không biết nói tiếng Anh! Nhưng sau lần giao tiếp đầu tiên, cái sự tưởng tượng đó hết ngay. Tên tiếng Việt mình hay và ý nghĩa hơn tiếng Anh nhiều, đồng thời phản ánh cả một bề dày văn hóa đằng sau đó. Giữ tên Việt là những bước đi đầu tiên và cũng thể hiện sự tự hào dân tộc của những người đủ bản lĩnh và khả năng đối đầu với những định kiến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trang Phan nói đúng rồi! Mình cũng từng là du học sinh nên mình cũng cùng ý kiến với Trang Phan!

Mình nói chuyện với một du học sinh Cuba về du học sinh TQ (TQ sang Cuba học tiếng Tây Ba Nha cho rẻ, nói chung TQ có mặt ở mọi nơi trên quả đất này) bạn ấy cũng có quan điểm như sau về du học sinh TQ:

-Tiếng Anh kém

-Không hòa đồng, tính đoàn kết cộng đồng cao nhưng khép kín

Người Trung Quốc giận dữ

Thời gian ở Hong Kong, tôi được tiếp xúc với nhiều người Trung Quốc và giật mình thấy rằng, đang dần hình thành một lớp người Trung Quốc mới đầy giận dữ.

Tôi có một người bạn gái Hoa lục, tạm gọi là Tiểu Thanh (tất nhiên không phải tên thật). Tiểu Thanh thuộc thế hệ 7x, giỏi tiếng Anh vì đã sống ở nước ngoài nhiều năm, hiện làm việc cho công ty đa quốc gia.

Tính tình cởi mở, hào phóng, Tiểu Thanh có nhiều bạn bè đủ các quốc tịch.

Thu nhập tốt, lại không vướng bận gì, bạn ấy khá chịu khó đầu tư về mặt nhan sắc. Tôi cứ đùa mỗi lần Tiểu Thanh đi shopping về là y như rằng các cửa hàng hiệu ở Central (khu trung tâm Hong Kong) phải tất tả nhập kho thêm hàng.

Gia đình Tiểu Thanh theo đúng quy định một con chỉ có bố mẹ, vốn là quan chức bậc trung, vẫn đang sinh sống ở một thành phố nhỏ miền bắc Trung Quốc. Tôi đã gặp ông bố, đeo kính, đạo mạo như một cán bộ nhà nước ở Việt Nam.

Thế nhưng bạn Tiểu Thanh của tôi là một "người giận dữ".

Lần gần đây tôi trải nghiệm sự giận dữ của bạn là khi đang ngồi uống cà phê trong Starbucks, đọc tin về cuộc bạo động Tân Cương. Bản tin Associated Press mô tả đám đông người Hán tràn ra đường trả thù người Uighur theo Hồi giáo.

Tiểu Thanh đập tờ Bưu điện Hoa Nam 48 trang kể cả quảng cáo đánh sầm lên bàn nước, làm chiếc bánh muffin của tôi lộn nhào xuống sàn nhà.

"Tại sao khi nói về người Hán, cái hãng AP chết tiệt này lại dùng từ 'mob' (chỉ đám đông vô tổ chức)?"

"Họ không biết là chính người Uighur đã gây ra cuộc bạo loạn này và người Hán chỉ tự bảo vệ thôi sao?"

Posted Image Tôi len lén nhặt bánh lên, không dám hé răng bình luận vì biết rằng sẽ đổ dầu vào lửa.

Cuộc nói chuyện của chúng tôi thế nào cũng sẽ chuyển sang tranh luận về "âm mưu đen tối của phương Tây" và về việc "Mỹ sợ Trung Quốc lớn mạnh".

Tiểu Thanh không phải là ngoại lệ.

Tôi đã gặp nhiều bạn trẻ người Hoa, có bằng cấp, có trình độ, nhiều bạn học Mỹ về, giọng nói còn thoang thoảng mùi hotdog.

Để 'bôi trơn" cuộc trò chuyện với các bạn ấy, cách dễ nhất là ca ngợi sự vĩ đại của đất nước Trung Hoa, mà so với nó, Hoa Kỳ "chưa là gì". Nếu biết thêm một số trước tác của lãnh tụ Mao Trạch Đông mà trích dẫn thì càng tốt.

Mới đây, có cuốn sách "Trung Quốc bất cao hứng" qua đêm thành best-seller tại Hoa lục.

Nội dung sách phản ánh lòng tự tôn dân tộc chủ nghĩa của người Trung Quốc ngày nay.

Một trong các tác giả của sách, ông Hoàng Kỷ Tô, nói: "Đây là cuốn sách đặt ra đại mục tiêu cho Trung Quốc và giới trí thức; các trí thức Trung Quốc phải lựa chọn."

Và lựa chọn ấy không có gì khác là Trung Quốc phải đạp đổ ảnh hưởng và áp lực Tây phương, để khơi nguồn cho chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy.

Những người Trung Quốc trẻ tin vào sức mạnh dân tộc và họ rất dễ bị kích thích trở nên giận dữ.

Thí dụ như bạn Tiểu Thanh của tôi đây. Bạn ấy đang bừng bừng bất bình về bài báo đăng trên một tờ lá cải của Hong Kong về quan hệ với tỷ phú Israel của cô đào Chương Tử Di (章子怡).

Bạn ấy ta thán: "Không thể hiểu tại sao báo tiếng Hoa lại tốn giấy bút đến vậy chứ."

"Chương Tử Di ư? Có khác gì gái bán hoa đi cung phụng Tây phương đâu!"

BBC Vietnamese

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Việt Nam giàu ngầm

Công ty tư vấn kiểm toán KPMG mới đây công bố báo cáo mang tựa đề “Việt Nam: Mở cửa đón đầu tư” phân tích môi trường đầu tư ở Việt Nam.

Trong đó, KPMG cho rằng, thị trường bán lẻ Việt Nam có nhiều cơ hội lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài, vì người Việt giàu hơn so với những gì được biết.

Theo các chuyên gia của KPMG, so với ở Trung Quốc, doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đóng một vai trò quan trọng cao hơn trong nền kinh tế. Mặt khác, trên thực tế, do có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân không được thống kê, người dân Việt Nam có thể giàu hơn những con số thống kê đã biết. Sự “giàu ngầm” này có thể đẩy thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam lên thêm 30% và con số này thậm chí còn cao hơn ở những thành phố lớn.

Theo KPMG, GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện là 800 USD, nhưng nếu tính cả những thu nhập chưa được thống kê hết, con số này có thể đạt mức trên 1.000 USD. Tại các thành phố lớn như Hà Nội hay Tp.HCM, con số này thậm chí còn có thể cao gấp đôi.

Đây chính là một phần lý do tại sao giá trị bán lẻ của Việt Nam ở mức 43,5% so với GDP, cao hơn so với của Trung Quốc (35%) và Thái Lan (33%), mặc dù Việt Nam mới chỉ có 27% dân số sống ở thành thị và là một trong những nước có tỷ lệ đô thị hóa thấp nhất ở châu Á.

Hiện tại, thu nhập dành cho tiêu dùng của người Việt Nam đang tăng thêm 2 tỷ USD mỗi năm, và sẽ đạt 30 tỷ USD trong năm nay.

Ralf Matheas, một chuyên gia của công ty nghiên cứu thị trường TNS tại Việt Nam nói: “Người Việt Nam giàu hơn nhiều so với phần lớn mọi người vẫn nghĩ.” Ngạc nhiên hơn, chuyên gia này cho rằng, thu nhập hộ gia đình tính theo tháng tại Tp.HCM cao ngang với mức GDP cả năm của toàn quốc tính trên mỗi hộ gia đình.

Mặt khác, hiện mỗi năm có khoảng 1,2 triệu người Việt Nam tham gia vào lực lượng lao động. Tỷ lệ người lệ thuộc đang giảm mạnh từ mức 4 người phụ thuộc mỗi 5 người lao động vào năm 1987 xuống mức 2,5 người phụ thuộc mỗi 5 người lao động vào năm 2007. Nhờ thế mà trong 10 năm qua, tỷ lệ thu nhập dành cho chi tiêu trong các gia đình Việt Nam đã tăng thêm được 83%.

Các sản phẩm dinh dưỡng như sữa, nước hoa quả, đồ hộp, … đang là những sản phẩm có tốc độ nhu cầu tăng trưởng mạnh, là đầu tàu thúc đẩy doanh số bán lẻ. Ngoài thực phẩm, nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất là sản phẩm chăm sóc cá nhân và đồ gia dụng.

Từ năm 2000, doanh số các mặt hàng quần áo, giầy dép và mỹ phẩm tăng với tốc độ bình quân từ 11% đến 14%. Trong lĩnh vực hàng điện tử gia dụng, tốc độ tăng trưởng doanh số của các mặt hàng rất khác nhau, doanh số TV chỉ tăng có 6% mỗi năm, trong khi doanh số máy giặt lại tăng tới 11%/năm. Các sản phẩm dược phẩm cũng đạt tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm 13% kể từ năm 2000.

Theo thỏa thuận gia nhập WTO của Việt Nam, thuế nhập khẩu phần đánh vào phần lớn các mặt hàng tiêu dùng sẽ giảm từ 5% đến 10% trước năm 2012. Tuy nhiên, thay đổi lớn nhất có thể sẽ diễn ra trong lĩnh vực bán lẻ trực tiếp. Sau ngày 1/1/2009, các công ty nước ngoài có thể thành lập các công ty bán lẻ 100% vốn ngoại với rất ít hạn chế về sản phẩm.

Nhiều hãng bán lẻ nước ngoài đã thúc đẩy việc mở rộng sự hiện diện ở Việt Nam. Bourbon, Parkson và Metro đang mở rộng hệ thống cửa hàng tại Việt Nam, trong khi Tesco, Wal-Mart và Carrefour có khả năng sẽ đầu tư vào Việt Nam trong thời gian không xa. Hiện Metro đang có dự định mở thêm cửa hàng thứ 8 tại Việt Nam. Có nguồn tin cho biết, Parkson có dự định đạt con số 10 cửa hàng tại Việt Nam vào năm 2009.

Hiện phần lớn hoạt động bán lẻ ở Việt Nam vẫn diễn ra tại các chợ ngoài trời, nhưng người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển sang mua hàng nhiều hơn tại các siêu thị và các trung tâm bán lẻ trực tiếp.

Nguồn Từ : Khoa Học Phổ Thông.

Website : http://www.khoahocphothong.net

52% người dân Việt Nam khẳng định sẽ tiết kiệm chi tiêu

Thứ ba, 21/4/2009, 08:50 GMT+7

Tuy được đánh giá là lạc quan nhất khu vực, nhưng 52% số người Việt được hỏi cho biết sẽ buộc phải thắt chặt chi tiêu năm 2009.

Ông Ralf Matthaes, Giám đốc Điều hành của TNS Việt Nam, đã công bố như vậy chiều 20/4 tại hội thảo “Xây dựng Thương hiệu thời kỳ giảm phát” ở Hà Nội.

Theo đó, chỉ trong có 4 tháng ngắn ngủi, từ tháng 9/2008 - 1/2009, sự lạc quan của người Việt về tương lai kinh tế đã giảm mạnh. Số người dự báo nền kinh tế sẽ xấu đi đã tăng từ 18% lên 35%.

Đi liền với sự bi quan về kinh tế là nỗi lo thất nghiệp. Từ 9%, chỉ sau vài tháng nỗi lo này đã “phình to” gấp 4 lần, lên 46% và mau chóng trở thành “nỗi sợ hãi lớn” thứ ba của người Việt, chỉ sau sức khỏe, gia đình và bản thân.

Dĩ nhiên, dự báo mức sống cá nhân của người Việt cũng đã giảm mạnh theo, xuống gần một nửa, từ 70% người được hỏi tin rằng mức sống sẽ tốt hơn tụt xuống chỉ còn 36%.

Với niềm tin giảm sút như vậy, ông Ralf Matthaes cho rằng, hơn một nửa (52%) người tiêu dùng Việt sẽ thắt chặt hầu bao chi tiêu hàng tháng trong năm 2009.

Khoản bị cắt giảm hàng đầu là những hoạt động vui chơi, giải trí, ăn uống ở nhà hàng… nên dự báo kinh doanh ở những nhóm ngành dịch vụ này sẽ bị ảnh hưởng mạnh. Tiếp đó là các nhóm hàng “không thiết yếu” như điện tử gia dụng (ti vi, máy giặt..), thiết bị điện tử cá nhân (điện thoại di động, laptop…), cước viễn thông, đi lại, chăm sóc cá nhân…

Nhóm tiêu dùng duy trì được sự ổn định là các sản phẩm/dịch vụ y tế, thể hiện sự lo lắng của người Việt đối với sức khỏe.

Tuy nhiên, ấn tượng nhất là lĩnh vực giáo dục. Đây là nhóm duy nhất đảm bảo sẽ “sống khỏe” thời suy thoái vì có vẫn sẽ tăng trưởng chi tiêu.

Ông Ralf Matthaes nói, “người Việt là những người tiêu dùng khôn ngoan vì giáo dục luôn là mỏ neo vững vàng cho tương lai”.

Tuy bức tranh về người tiêu dùng Việt Nam có chiều hướng kém lạc quan so với 4 tháng trước song nhìn vào chi tiết, TNS vẫn đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng thuộc hàng đầu châu Á.

Với GDP bình quân 1.000 USD/năm, người tiêu dùng Việt Nam được cho là ngày càng giàu có. Thậm chí, mức tăng trưởng tiêu dùng còn nhanh gấp đôi mức tăng GDP.

Tiềm năng mua sắm thể hiện rất rõ ở mức độ “thắt hầu bao”. Tuy có tới 52% cho biết sẽ giảm chi tiêu nhưng 47% trong số họ chỉ “cam chịu” cắt giảm 10% nhu cầu mua sắm bình thường, vượt trội so với con số 3% ít ỏi sẽ “đóng” khoảng 30% túi tiền.

Chi tiêu cho tiêu dùng nhanh được thống kê với mức tăng trưởng lạc quan đáng kinh ngạc, gần 20%, mức tăng nhanh nhất châu Á, bỏ qua Trung Quốc và Ấn Độ.

Người Việt chọn các kênh mua sắm hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại cũng tăng lên. Ngày càng có nhiều người Việt chọn “hàng hiệu” để thể hiện vị thế xã hội của mình.

Đặc biệt, nhóm thu nhập cao tại Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, gấp đôi trong vòng 3 năm qua. Theo TNS, chưa bao giờ người Việt giàu như hiện tại. Ước tính số người giàu ở các đô thị lớn đã tăng từ 5% lên 30%.

Họ được coi như là lối thoát của nhiều ngành hàng hiện tại, nhất là các nhóm hàng xa xỉ bởi khủng hoảng kinh tế không thể động tới thói quen mua sắm của họ.

Theo ông Ralf Matthaes, hiện chính là thời cơ vàng cho hàng Việt. Thay vì chuộng hàng Trung Quốc nhờ giá rẻ, ngày nay người tiêu dùng Việt đã trở nên dè chừng với nhiều mặt hàng, nhất là thực phẩm có gốc gác “made in China” vì lo sợ không an toàn.

Vì thế, không chỉ ông Ralf Matthae, nhiều chuyên gia cho rằng, nếu tranh thủ được “nỗi sợ hãi” này, làm tốt chương trình đưa hàng Việt về nông thôn bằng chất lượng, chắc chắn hàng hóa Việt sẽ có đến 60% lượng khách hàng trung thành trong tương lai.(Nguồn: VNN, 20/4)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn Xuquang quá lời rồi. Mình chưa gặp du học sinh Vn nào nói những lời vậy đâu, nhưng những người Việt kiều vượt biên xuất thân từ nông dân, sang đây làm chui, ăn trợ cấp chính phủ, trốn thuế thì lại rất hay nói vậy để lấy le với Tây và với nhau!! Du học sinh thì chỉ than thở bao giờ được về thăm nhà, được ăn lại các món ăn quen thuộc. Bọn mình đi làm cũng phải đóng thuế như thường. Nói chung, về tiện nghi và mặt bằng chung có thể hơn, nhưng về đời sống tinh thần và sự phong phú về văn hóa thì không đâu bằng quê nhà.

Bạn TranPhuong à, việc xin visa nhập cảnh vào Tây đối với những người ở tại các quốc gia không theo chủ nghĩa tư bản đều khó. Riêng Mỹ đã nói thẳng rằng họ coi tất cả những người xin visa (không ngoại lệ quốc gia nào) đều có ý định ở lại Mỹ và mục đích của người xin visa là phải chứng minh được sẽ không ở lại Mỹ. Nếu mình bước vào đại sứ quán của Anh, Mỹ vv với đầy đủ hồ sơ chứng minh trên tay, một phong thái tự tin đĩnh đạc và tiếng Anh lưu loát, thì không có bất kì một nhân viên nào coi thường mình. Không có cái gì để gọi là "nhục". Chỉ vì phong cách làm việc của họ quá nghiêm túc, lịch sự và mặt hơi lạnh khiến cho những ai không quen với phong cách này thấy tự ti và lo lắng.

Mình biết nhiều người ra nước ngoài chọn 1 cái tên Tây cho dễ gọi, vì nhiều từ phát âm của mình hơi khó đối với Tây. Nhưng riêng với mình và rất nhiều du học sinh và giáo sư VN mình biết ở bên này, đều giữ nguyên tên cha sinh mẹ đẻ, Trang chưa bao giờ "lệch" thành Tracy. Đôi khi cũng khó khăn lúc ban đầu vì nghe tên họ lại tưởng mình là bọn Tàu không biết nói tiếng Anh! Nhưng sau lần giao tiếp đầu tiên, cái sự tưởng tượng đó hết ngay. Tên tiếng Việt mình hay và ý nghĩa hơn tiếng Anh nhiều, đồng thời phản ánh cả một bề dày văn hóa đằng sau đó. Giữ tên Việt là những bước đi đầu tiên và cũng thể hiện sự tự hào dân tộc của những người đủ bản lĩnh và khả năng đối đầu với những định kiến.

Phải chăng Xuquang nói các bạn du học quá lời ?Nếu như 100 người du học ngẫu nhiên được hỏi thì Xuquang e là không được những ngôn từ như bạn vừa nói. Nếu ai đi du học cũng đều vậy cả thì đáng quý ??Xuquang không nhắc tới giới vượt biên hải ngoại, đương nhiên là không một du học sinh lại nói cái điều không nên như vậy với nhau nhưng trong thâm tâm họ, ai cũng muốn ra trường làm một công việc vip hơn trong nước, mức lương hậu hĩnh (tích cực, năng động, cầu tiến). Nhưng khi ra trường, môi trường làm việc của một nước đang phát triển như nước ta hiện nay, bạn có dám chắc là quay về quê hương phục vụ trong điều kiện thiếu thốn trang thiết bị, lương không tương xứng với bằng cấp mà bạn nghĩ !!!hay nghe theo sự quyến rủ từ một công ty lớn, mức lương cao tại nước sở tại? Bạn dám chắc vậy không đã.

Xuquang đang nói điều này là về lòng tự hào dân tộc, và hiện nay việc trao đồi tinh thần yêu nước, tính trách nhiệm đối với quê hương cho giới trẻ là cực kỳ quan trọng. Xã hội ta khác, bên ngoài tư bản khác. Tiếp thu cái mới không nói nhưng lại mang tư tưởng lệch lạc thì là vấn đề không phải không có.

Người TQ ư, mấy năm trở lại đây, TQ trở nên hùng cường là nhờ kiều hối và giới trí thức trẻ quay về phụng sự đấy !Ngoài việc thu hút chất xám từ chính phủ thì lòng tự hào dân tộc Hán đã giúp TQ vươn lên hàng top các nền kinh tế hiện nay. Họ qua Mỹ, Tây Âu học công nghệ và tìm mọi cách cất giấu đem về nước. Bạn xem chính sự giữa TQ và Mỹ sẽ tình cờ hay đâu đó có đăng về đánh cắp công nghệ từ người TQ đấy! Xuquang ví dụ vậy để thấy tinh thần dân tộc của họ quá hay.

Cuối cùng Xuquang vẫn hi vọng vào một dân tộc anh hùng như VN ta, ta sẽ trở nên hùng mạnh từ chính dòng giống Lạc việt. Thế hệ trẻ, đặc biệt là giới du học sinh cần có cái nhìn đúng đắn và ý thức hơn về dòng máu mình đang mang.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ui, hôm qua TP viết lộn đoạn này, hì, xin đính chính thêm là :

Tâm sự vài dòng như vậy để nhìn thẳng vào thực tế vấn đề chứ không phải để tự ti.

Bạn TrangPhan,

Đồng ý với bạn là chúng ta Không có cái gì để gọi là "nhục" cả, tôi chưa bao giờ tự ti mình là người VN mà ngoài ra còn có rất nhiều bạn bè nước ngoài, nhưng thực sự dưới con mắt của một số nước, ít nhất ở phạm vi những nước Đông Nam Á có GDP phát triển hơn VN, thì họ vẫn chưa có cái nhìn đúng đắn về VN, họ cứ làm như ở VN ý thức của người dân đối với môi trường và di sản là con số 0 vậy (mặc dù riêng về vấn đề này ở ta còn nhiều việc phải làm, vẫn còn nhiều những "con sâu làm rầu nồi canh"). Đến giờ này mà vẫn còn có người cho rằng VN là một nước "không có di sản văn hóa" và ý thức trong cộng đồng xã hội thì "tùy tiện nhất thế giới" đấy. Câu chuyện tôi kể ở trên về đòan du khách VN sang du lịch Malaysia là có ý như vậy.

À mà cũng xin kể một câu chuyện thế này nữa : tôi có quen một anh bạn người Mỹ làm việc ở 1 công ty đầu tư lớn ở TPHCM, tôi quen anh ta một cách rất tình cờ mà lỗi đầu tiên là do ... tôi. Hôm đó tôi ra đường lúc sáng sớm (khoảng gần 5h sáng), theo thói quen đường vắng thì cứ phóng ào ào và chẳng quan tâm gì đến đèn giao thông, đang vi vu thì khi đến một đoạn ngã tư bất chợt gặp một ông khách băng ngang đường theo lối người đi bộ, tôi liền thắng "kít" sát mép lằn ranh, ông khách chợt giật mình lùi lại và nhìn tôi ngạc nhiên, tôi liền chào "Good morning" rồi đưa tay ra hiệu rằng ông ấy cứ việc đi qua ... :rolleyes: Và chúng tôi quen nhau từ lúc đó sau chầu cà phê buổi sáng, lúc ấy ông ta có nói chuyện là "Giao thông ở VN kinh thật nhỉ !", tôi đáp "Vâng, giao thông ở VN là lộn xộn có trật tự", và ông ta phá ra cười. Chuyện đó xảy ra đã lâu rồi, sau này người đó vẫn thường xuyên qua lại VN và ngày càng hiểu VN hơn.

Vài lời mạn đàm cho cuộc sống thêm phần màu sắc. :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng là chúng ta không có cái gì để gọi là nhục cả, nhưng thực tế, người việt nam mình có những tính xấu mà đôi khi tự bản thân người việt mình cũng thấy xấu hổ.

Cách đây khoảng 10 năm, ai đi lao động ở nước ngoài đều biết, người việt nam mình sang đó chỉ tranh thủ đi mua hàng mang về. Smooly có người bạn khi đi Đức về đã tự thốt lên một câu: "thật là xấu hổ cho người Việt nam" vì anh ấy khi đi đường đã nhìn thấy cảnh 2 người phụ nữ việt nam, 2 tay xách 2 khung xe đạp mifa, còn 4 cái lốp thì khoác lên 2 vai. Tất cả mọi ánh mắt của người dân bản xứ khi nhìn thất đều tỏ rõ thái độ khinh miệt với 2 người phụ nữ đó.

Năm ngoái, vợ chống anh trai của smooly được đón sang Nga chơi. Khi qua Hải quan, người chồng được đi qua ngay, nhưng người vợ thì bị hải quan của Nga giữ lại mà không rõ lý do gì. Khi gọi được cho người nhà tới thì họ vào ngay khu mà người vợ bị giữ lại, đưa một phong bì cho nhân viên hải quan ở đó và ngay sau đó, vợ của anh trai smooly đã được thả cho về và cũng không hề giải thích là tại sao.

Đấy chính là bệnh hối lộ và ăn hối lộ mà chính người Việt nam mình đã truyền cho họ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

bạn có thấy ông bà tổ tiên ta cúng kiến cái gì ngoài một mâm của gia tiên còn có một mâm đất đai nhà cửa cho thổ công hà thần thành hoàng ..., người ta nói có như vậy tổ tiên ta mới được cho vô nhà!

cái này ở dưới còn có huống chi trần gian!

nhất là chuyện tết quà cáp biếu xén, cái này chính là tập tục!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cách đây khoảng 10 năm, ai đi lao động ở nước ngoài đều biết, người việt nam mình sang đó chỉ tranh thủ đi mua hàng mang về. Smooly có người bạn khi đi Đức về đã tự thốt lên một câu: "thật là xấu hổ cho người Việt nam" vì anh ấy khi đi đường đã nhìn thấy cảnh 2 người phụ nữ việt nam, 2 tay xách 2 khung xe đạp mifa, còn 4 cái lốp thì khoác lên 2 vai. Tất cả mọi ánh mắt của người dân bản xứ khi nhìn thất đều tỏ rõ thái độ khinh miệt với 2 người phụ nữ đó.

Chẳng nên khinh miệt những người bươn chải làm ăn, kiếm sống lại càng không nên khinh miệt người nghèo, nhất là phụ nữ. Khi những người bản xứ đó lâm vào hoàn cảnh cực kỳ nghèo túng thi sao? ở phương tây không hiếm người làm mại dâm hay buôn ma túy. Có lẽ người ta chẳng khinh miệt mà chỉ thấy lạ rồi nhìn thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong những chuyến thăm Nga tôi đã nghe kể về sự thay đổi của người Nga đối với người Việt Nam kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

Posted ImageNgười Việt bị ghét ra mặt suốt vài năm sau đó mà rõ nhất là thái độ của hải quan Nga đối với hành khách Việt tại sân bay Sheremetevo.

Mà nhiều người Việt cũng chẳng yêu gì người Nga.

Họ bảo người Nga lười, chẳng chịu làm gì, cái gì cũng đi nhập về, từ quả táo tới chiếc xe Jeep.

Họ cũng bảo người Nga chỉ có tiền. Để mua hộ khẩu - 700-800 đô la Mỹ, mua quốc tịch Nga - vài ngàn đô la, nhưng phải chịu khó đi tỉnh xa chứ ở Moscow hơi khó.

Số người Việt sống không giấy tờ ở Nga hay với giấy tờ có được theo kiểu 'tiền trao cháo múc' khá nhiều.

Chính xác bao nhiêu thì sứ quán Việt Nam cũng không biết mà chính quyền Nga cũng không.

Anh bạn tôi bảo chỉ biết rằng một tuần có mấy chuyến bay về Việt Nam thì chuyến nào cũng đầy ắp.

Chính tôi đã chứng kiến cảnh người quản lý của hàng không Việt Nam khổ sở xin lỗi gần một chục khách hàng ở sân bay Domodedovo.

Không hiểu Vietnam Airlines và các đại lý làm ăn thế nào nhưng khách có vé trên tay mà máy bay đã ... hết chỗ.

Mấy anh lao động về nước theo diện trục xuất nghe nói đến khoản đền bù 300 đô la là mừng ngay nhưng nhiều người mặt buồn rười rượi.

Nhưng lỡ máy bay ở Moscow cũng chưa phải là điều khiến nhiều người Việt lo âu.

Tôi chưa có dịp hỏi chuyện những người Nga xem họ nghĩ thế nào về người Việt. Có lẽ họ sẽ chẳng nói trắng ra vì dù sao tôi cũng là người Việt Nam.

Nhưng người Việt Nam thì bảo 'người Việt mình làm hỏng người Nga'. Ý họ bảo người Việt cái gì cũng đi cửa sau, cái gì cũng 'đầu tiên tiền đâu' nên khiến người Nga tham nhũng.

Nguyễn Hùng (BBC VN)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cres thì chỉ tin vào thực tế, nhìn vào thực tế, còn báo đài nào cũng chỉ để tham khảo chứ không tin. BBC được nhiều người nghĩ là trung thực vì nó đăng tin tiêu cực nhiều. Và khả năng rất cao là có nhiều thế lực lợi dụng BBC để mỵ dân và tuyên truyền (cái này là suy diễn logic, ko chắc cũng không loại trừ)

Cứ sáng suốt và khách quan qua trải nghiệm thực tế, đừng đưa những trang tin với nội dung chung chung như vậy của báo chí lên đây, Cres thấy không giá trị mấy. Có nhiều báo in hình, tên thật, địa chỉ rõ ràng mà khi lần tới thực tế còn khác xa 1 trời 1 vực đấy!!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cres thì chỉ tin vào thực tế, nhìn vào thực tế, còn báo đài nào cũng chỉ để tham khảo chứ không tin. BBC được nhiều người nghĩ là trung thực vì nó đăng tin tiêu cực nhiều. Và khả năng rất cao là có nhiều thế lực lợi dụng BBC để mỵ dân và tuyên truyền (cái này là suy diễn logic, ko chắc cũng không loại trừ)

Cứ sáng suốt và khách quan qua trải nghiệm thực tế, đừng đưa những trang tin với nội dung chung chung như vậy của báo chí lên đây, Cres thấy không giá trị mấy. Có nhiều báo in hình, tên thật, địa chỉ rõ ràng mà khi lần tới thực tế còn khác xa 1 trời 1 vực đấy!!!!

Có thật là BBC là đài trung lập, không bị ảnh hưởng từ chính quyền sở tại. Xuquang nghỉ BBC tuy thông tin đa dạng, nhanh và bình luận khá hay tuy nhiên là đại diện cho tiếng nói tư bản, phục vụ cho số ít quốc gia có tham vọng bành trướng và truyền bá đường lối tư bản như Anh, Mỹ. Các ACE có hay để ý đến mảng chính trị - xã hội của đài, đa số đều nói về những vấn đề nhạy cảm và mang tính tiêu cực từ VN, TQ. Nếu lướt qua ta sẽ thấy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có thật là BBC là đài trung lập, không bị ảnh hưởng từ chính quyền sở tại. Xuquang nghỉ BBC tuy thông tin đa dạng, nhanh và bình luận khá hay tuy nhiên là đại diện cho tiếng nói tư bản, phục vụ cho số ít quốc gia có tham vọng bành trướng và truyền bá đường lối tư bản như Anh, Mỹ. Các ACE có hay để ý đến mảng chính trị - xã hội của đài, đa số đều nói về những vấn đề nhạy cảm và mang tính tiêu cực từ VN, TQ. Nếu lướt qua ta sẽ thấy!

Ý Cres : do toàn đề cập đến những vấn đề tiêu cực, nên có khá nhiều người tin rằng đây là 1 đài đáng tin, kiểu "dám nói sự thật". Riêng CRES thì không tin. Và cho rằng dù có phản ảnh đúng 1 phần sự thật đi chăng nữa, nhìn vào toàn cục đúng như xuquang đề cập, dường như đó là 1 công cụ khích bác với 1 mục đích rất cụ thể và rất....riêng :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ý Cres : do toàn đề cập đến những vấn đề tiêu cực, nên có khá nhiều người tin rằng đây là 1 đài đáng tin, kiểu "dám nói sự thật". Riêng CRES thì không tin. Và cho rằng dù có phản ảnh đúng 1 phần sự thật đi chăng nữa, nhìn vào toàn cục đúng như xuquang đề cập, dường như đó là 1 công cụ khích bác với 1 mục đích rất cụ thể và rất....riêng :(

Xét về mặt chính trị, thì điều này đúng.

Nhưng bài viết này hoàn toàn không có mục đích chính trị.

Nó chỉ nêu ra hiện tượng và bình luận về hiện tượng đó mà thôi.

Và bài báo đó cũng chỉ minh chứng thêm cho bài viết trước của smooly mà thôi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phải chăng Xuquang nói các bạn du học quá lời ?Nếu như 100 người du học ngẫu nhiên được hỏi thì Xuquang e là không được những ngôn từ như bạn vừa nói. Nếu ai đi du học cũng đều vậy cả thì đáng quý ??Xuquang không nhắc tới giới vượt biên hải ngoại, đương nhiên là không một du học sinh lại nói cái điều không nên như vậy với nhau nhưng trong thâm tâm họ, ai cũng muốn ra trường làm một công việc vip hơn trong nước, mức lương hậu hĩnh (tích cực, năng động, cầu tiến). Nhưng khi ra trường, môi trường làm việc của một nước đang phát triển như nước ta hiện nay, bạn có dám chắc là quay về quê hương phục vụ trong điều kiện thiếu thốn trang thiết bị, lương không tương xứng với bằng cấp mà bạn nghĩ !!!hay nghe theo sự quyến rủ từ một công ty lớn, mức lương cao tại nước sở tại? Bạn dám chắc vậy không đã.

Xuquang đang nói điều này là về lòng tự hào dân tộc, và hiện nay việc trao đồi tinh thần yêu nước, tính trách nhiệm đối với quê hương cho giới trẻ là cực kỳ quan trọng. Xã hội ta khác, bên ngoài tư bản khác. Tiếp thu cái mới không nói nhưng lại mang tư tưởng lệch lạc thì là vấn đề không phải không có.

Người TQ ư, mấy năm trở lại đây, TQ trở nên hùng cường là nhờ kiều hối và giới trí thức trẻ quay về phụng sự đấy !Ngoài việc thu hút chất xám từ chính phủ thì lòng tự hào dân tộc Hán đã giúp TQ vươn lên hàng top các nền kinh tế hiện nay. Họ qua Mỹ, Tây Âu học công nghệ và tìm mọi cách cất giấu đem về nước. Bạn xem chính sự giữa TQ và Mỹ sẽ tình cờ hay đâu đó có đăng về đánh cắp công nghệ từ người TQ đấy! Xuquang ví dụ vậy để thấy tinh thần dân tộc của họ quá hay.

Cuối cùng Xuquang vẫn hi vọng vào một dân tộc anh hùng như VN ta, ta sẽ trở nên hùng mạnh từ chính dòng giống Lạc việt. Thế hệ trẻ, đặc biệt là giới du học sinh cần có cái nhìn đúng đắn và ý thức hơn về dòng máu mình đang mang.

nếu hỏi 100 người đi du học thì sẽ có bao nhiêu người chọn quay về nước? Rin86 có học cùng một anh đã từng bỏ Hàn Quốc về Việt Nam vì không muốn làm việc ở nước ngoài dù được trả lương cao hơn. Anh ấy không hề thích Hàn Quốc. Rin86 cũng bỏ Hàn Quốc về Việt Nam đã học ở Hàn được 2 năm dù biết nếu bỏ về thì mất trắng 2 năm đó không được cái gì hết. Anh Phan Ngọc Minh, ở 274 Bà Triệu, tốt nghiệp đại học Havart được các công ty trả 50 ngàn đô một năm nhưng vẫn bỏ Mỹ về Việt Nam lập nghiệp. Những người vượt biên ra nước ngoài để tìm cuộc sống thiên đường như đi làm nail chẳng hạn, họ cũng chỉ đi vài năm về lấy tiền xây nhà như những người mà Rin86 gặp ở sân bay thôi, chẳng ai muốn ở lâu dài ở nước ngoài, chỉ có người chưa từng sống ở nước ngoài mới phỏng đoán là như vậy. Đa số người ta chỉ đi nước ngoài để kiếm một khoản tiền nào đó rồi về chứ sống 10 năm, 20 năm thì không. Có người bạn của Rin86 ở Đức nói rằng cái cơ ngơi của mình ở Đức rồi nên đành ở lại chứ lúc nào cũng muốn về Việt Nam và sự thực là đang chuẩn bị để về Việt Nam. Ở Việt Nam có cái tình người và nền văn hóa thấm đẫm chất nhân bản mà bất cứ con người nào đã từng xa quê đều trân trọng một khi đã thấm thía cảnh sống nơi đất khách quê người. Người nước ngoài ở Việt Nam cũng cảm nhận được chất nhân văn đó nên rất nhiều người đã chọn Việt Nam làm quê hương thứ 2 như trong topic "Việt Nam và những người bạn" của Rin86. Có thể mọi người thấy nhiều người Việt bỏ quê trốn sang Anh, sang Mỹ rồi lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan rất nhiều nên nghĩ rằng người Việt thích bỏ quê đi sống ở nước ngoài vì vật chất đơn thuần! Nhưng những người đó đa số đều vỡ mộng tuy nhiên vì sản nghiệp (nhà cửa, con cái, cửa hàng...) đều ở nước ngoài rồi nên không thể về được, có khi còn không có tiền mà về. Tại sao vẫn có nhiều người thích vượt biên ư? Đơn giản là họ muốn kiếm tiền thôi chứ vì văn hóa nước ngoài mà đi thì không có đâu, họ chỉ đi vài năm rồi về thôi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật ra đây là một vấn đề mà mỗi người có một quan điểm, một cách nhìn nhận riêng thông qua những kinh nghiệm họ thu thập được trong cuộc sống. Nhưng mấu chốt lại thì không chỉ riêng du học sinh mà ngay cả những người Việt trong nước cũng phải ý thức được về dân tộc mình và những gì mình có thể làm cho tổ quốc.

Bạn Xuquang, mình nghĩ rằng du học sinh TQ với 4 - 7 năm dùi mài kinh sử bên Tây Âu sẽ chưa đủ khả năng để được phép tiếp cận và ăn cắp những bí mật công nghệ (ngoại trừ hacker), có chăng đó là những người Trung kiều đã và đang giữ những vị trí chủ chốt tại các cty và các tập đoàn hoặc chính phủ tại trời Âu. Họ tuồn những bí mật này về nước và các du học sinh là người tiếp nối họ để nghiên cứu và chỉnh sửa những kĩ thuật này. Vậy nên, ở lại bên Tây hay không ở lại không quan trọng, mà vấn đề là sẽ làm gì và có thể làm gì.

Mình đọc báo Tết Việt nam hồi đầu năm, thấy thống kê lượng Kiều hối chuyển về cũng cao lắm.

Bây giờ phong trào nhà nhà du học, người người du học. Cũng chả thiếu những cậu ấm cô chiêu sang đây du học cho vui lòng cha mẹ, tiêu hộ cha mẹ bớt tiền và chật vật qua được từng môn học. Buồn cười cái là những người này khi về nước lại khệnh khạng, tỏ ra ta đây mới "từ bển" về, xổ ra thứ tiếng Anh tệ hơn cả bồi. Nhưng cũng có những người du học vì mục đích khác. Chẳng khác gì ở Việt Nam, các sinh viên tỉnh lẻ lên thành phố, có người rượu chè cờ bạc, có người tốt nghiệp thủ khoa. Sinh viên TQ sang đây cũng vậy. Về thành tích hoạt động xã hội tại các trường đại học, sv TQ còn kém xa sv VN nhiều.

Mình cũng có thể liệt kê cho bạn rất nhiều bạn bè mình là những người đã ra trường và làm việc tại những tổng công ty lớn của Mỹ nhưng lại quyết định về Vn lập nghiệp sau 2-3 năm kinh nghiệm làm việc. Ví dụ anh T., mới năm thứ 3 đại học đã được NASA mời vào làm việc và nhanh chóng trở thành trưởng phòng trẻ nhất của 1 tập đoàn trực thuộc NASA. Hiện giờ là tổng giám đốc 1 cty lớn (trước đây quản lí Vietnam Idol), văn phòng tại tòa nhà cao nhất của thành phố HCM và lên báo "hơi bị nhiều". Mình có thể liệt kê nhiều nhiều lắm những người bạn của mình. Mình tin vào họ và những gì họ sẽ làm cho Việt Nam.

Một quốc gia chỉ có thể lớn mạnh khi có sự kết hợp hài hòa của cả những người trong nước và ngoài nước. Vậy những người trong nước đã làm gì? Và lượng Kiều hối được chuyển về đã sử dụng vào mục đích nào? Cái này mình chưa từng thấy ai nhắc đến, và bây giờ cũng không phải thời điểm để ngồi chỉ trích trong hay ngoài. Vấn đề mấu chốt luôn là: có thể làm gì cho đất nước (không liên quan đến vị trí địa lí bạn ở). Thôi nhỉ, vấn đề này mình dừng tại đây vì câu trả lời duy nhất lại là câu trả lời có phần kết ngỏ, mà mình lại vào năm học mới rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt kiều, du học sinh đổ về Việt Nam tìm việc Chấp nhận thu nhập thấp hơn so với ở nước ngoài, nhiều Việt kiều và du học sinh đang đổ về VN tìm cơ hội làm việc. Nhiều công ty tuyển dụng trong nước cho biết hiện nay lượng hồ sơ của các ứng viên trên đang tăng nhanh.

Posted Image

Lao động trong nước sẽ phải cạnh tranh gắt gao với các ứng viên được đào tạo từ nước ngoài

Theo bà Loan Lê, Giám đốc Công ty tuyển dụng cấp cao Loan Le tại TP.HCM, số hồ sơ gửi đến công ty từ các ứng viên có bằng cấp nước ngoài gần đây đã tăng 20%. Hiện công ty đang có trong tay dữ liệu của khoảng 3.000 ứng viên Việt kiều trong số hơn 600.000 người đăng ký hồ sơ tại website của công ty.

Mai Nguyễn, một chuyên viên phân tích tài chính của Citibank tại Nhật Bản 10 năm nay, đã quyết định nghỉ việc khi công ty tái cơ cấu vì khủng hoảng kinh tế và yêu cầu cô phải chuyển sang bộ phận khác.

Cô cho biết đã làm việc ở Nhật lâu năm và muốn quay lại VN tìm cơ hội. Hơn nữa hiện nay tìm được việc ở Nhật là rất khó, do quốc gia này bị suy thoái kinh tế nặng nề.

Với tấm bằng thạc sĩ về quản lý ngành y của trường Đại học California tại Northridge, Lộc Nguyễn vẫn quyết định quay về VN mặc dù đã được một số bệnh viện mời làm nghiên cứu sinh. Hiện nay Lộc đang làm bán thời gian tại trường Đại học Hùng Vương tại TP.HCM nhưng hy vọng sẽ tìm được công việc quản lý thích hợp trong ngành y.

"Mặc dù hiện chưa tìm được công việc thích hợp nhưng tôi vẫn tin mình là một ứng viên có năng lực vì những gì tôi đã tiếp thu được ở Mỹ", Lộc nói.

Bà Loan cho biết số lượng các ứng viên Việt kiều và hiện đang làm việc ở nước ngoài tăng mạnh từ sau Tết tới nay. "Có một số ứng viên là du học sinh chuẩn bị tốt nghiệp, hiện họ rất khó xin việc ở nước sở tại vì các quốc gia này đang ưu tiên thuê người bản xứ hơn trong giai đoạn suy thoái này", bà Loan nói.

Ông Huỳnh Văn Thới, Tổng giám đốc một website tuyển dụng cho biết, có khoảng hơn 1.000 ứng viên Việt kiều đăng ký hồ sơ tại địa chỉ website của ông mỗi tháng.

Theo ông Thới, điều này sẽ làm tăng tính cạnh tranh và chất lượng của thị trường lao động trong nước, đặc biệt là ở cấp độ quản lý và điều hành. Hầu hết các ứng viên đến từ các nước chịu ảnh hưởng mạnh nhất của suy thoái kinh tế như Mỹ, Nhật và chủ yếu thuộc các ngành IT, tài chính và ngân hàng.

"Chắc chắn sẽ có nhiều Việt kiều và một số người Việt làm việc ở nước ngoài quay về nhưng xu hướng này sẽ kéo dài trong bao lâu thì chưa xác định được" - ông Thới nói.

Gần đây, tạp chí Business Week của Mỹ có đăng tải một bài báo nói về chuyện ảnh hưởng của suy thoái kinh tế có thể làm nhiều lao động nhập cư tài năng rũ áo đi khỏi nước Mỹ.

Theo bài báo trên thì trong một nghiên cứu gần đây của Đại học Tổng hợp California tại Berkeley và Đại học Duke thì có đến 87% người nhập cư gốc Hoa và 79% người nhập cư gốc Ấn Độ (trong tổng số 1.203 người được hỏi) nói họ đã quay về nước làm việc vì cảm thấy họ có thể cống hiến tại quê nhà nhiều hơn là tại Mỹ. Một số thì cho rằng những khó khăn về visa và giấy tờ nhập cư cũng là những lý do họ muốn quay trở lại quê hương.

Theo như bà Loan thì trong thời điểm không tốt của kinh tế hiện nay thì sự chênh lệch trình độ giữa một ứng viên được coi là xuất sắc so với ứng viên giỏi sẽ lớn hơn: "Còn nhớ khi mọi người đổ xô vào thị trường bất động sản thì có thể bạn không thấy được sự khác biệt lắm khi công ty bất động sản đó được lãnh đạo bởi một ông giám đốc kinh doanh giỏi hay một ông xuất sắc. Nhưng giờ chuyện đó đã khác".

Bà Loan cho biết các ứng viên Việt kiều đã tu nghiệp hoặc làm việc ở nước ngoài thường có khả năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp, phân tích tình huống rất tốt. Hơn nữa, hiện nay họ có thể chấp nhận mức lương thấp hơn tại VN.

Theo Hương Lê

Thanh Niên

ShowAdLib_0();

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Người Việt ở Đức hội nhập thành công nhất" Nhận xét về cộng đồng người Việt Nam ở Đức, báo Frankfurt Allgemeine mới đây khẳng định trong số những người nước ngoài làm việc dưới thời CHDC Đức trước đây, người Việt Nam chăm chỉ nhất.

Tờ báo dẫn lời ông Karther, người được giao trách nhiệm giúp đỡ người Việt Nam ở thành phố Dresden thời CHDC Đức, nói rằng người Việt Nam quan hệ khá tốt với đồng nghiệp Đức, làm việc có kỷ luật, chăm chỉ, thậm chí làm việc cả trong những ngày nghỉ cuối tuần để có thêm thu nhập.

Posted Image

Sinh hoạt văn hóa của người Việt tại Đức

Đôi khi họ làm ra nhiều sản phẩm hơn cả đồng nghiệp Đức và "mặt hàng" quần jean do người Việt Nam may khi đó từng là thứ không thể thiếu trong đời sống của người dân Đức, thay cho những chiếc quần bò Mỹ.

Sau ngày nước Đức thống nhất, số đông công nhân Việt Nam làm việc ở Đức theo diện hợp tác lao động ở Dresden và ở Đức nói chung đã về nước. Những người ở lại gặp nhiều khó khăn phải tìm cơ hội mới để sinh sống và thường mở cửa hàng ăn uống, bán hoa và rau quả, tạp phẩm rẻ tiền,... Họ thường làm việc cả tuần, không có ngày nghỉ, không nghỉ phép.

Báo trên nhấn mạnh chính ý chí muốn vượt qua khó khăn để có cuộc sống ổn định nơi đất khách quê người đã đưa người Việt Nam trở thành một cộng đồng hội nhập thành công nhất trong các cộng đồng người nước ngoài ở Đức và thế hệ con cái họ đều là những học sinh có thành tích học tập xuất sắc nhất tại các trường.

Họ đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động kinh tế, đồng thời duy trì những nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng và giáo dục tốt thế hệ con cháu hướng về cội nguồn./.

Nguyễn Xuân/Berlin

nguồn: http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/Nguo...09/04/35E217C8/

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay