Thiên Sứ

LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG VÀ VẤN NẠN THAM NHŨNG TRONG XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI

5 bài viết trong chủ đề này

LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG VÀ VẤN NẠN THAM NHŨNG TRONG XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI

Kính thưa quí vị quan tâm.

Thuyết Âm Dương Ngũ hành được đặt vấn đề và chứng minh là một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Nhưng vậy về - nguyên tắc - nó phải thỏa mãn tiêu chí của một lý thuyết thống nhất và tiêu chí của một lý thuyết khoa học là:

Thống nhất tất cả mọi quy luật vũ trụ. Một siêu công thức bao trùm mọi định luật của thiên nhiên, hoàn toàn có thể giải thích được từ sự hình thành vũ trụ, từ những hạt vật chất cực nhỏ đến những thiên hà khổng lồ và mọi hành vi bao quanh con người.

Những vấn đề lý giải đến từng hành vi cá nhân đã được chứng tỏ qua các môn dự báo và đã được trình bày trong tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?". Nhưng các qui luật chi phối cả lịch sử xã hội thì môn Thái Ất, Đôn giáp...vv...chính yếu nói về điều này - và chưa có điều kiện nghiên cứu chu đáo để kết luận về nội dung của nó. Tuy nhiên, ít nhất thuyết Âm Dương Ngũ hành phải giải thích được một vấn nạn được nhiều người quan tâm hiện nay. Đó chính là nạn tham nhũng.

Vấn đề

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, chúng ta đều nhận thấy một vấn nạn của xã hội loài người chính là nạn tham nhũng. Tham nhũng xảy ra ở mọi thời gian và mọi không gian với các thể chế chính trị khác nhau. Tất nhiên, cả nhân loại đều lên án những hành vi tham nhũng và nó vẫn xảy ra.

Nếu không tìm được bản chất đích thực - nguồn gốc của hiện tượng tham nhũng thì tất nhiên nó sẽ mãi mãi là một vấn nạn không thể triệt bỏ, dù đó là điều con người mong ước.

Vấn đề được đặt ra trong tiểu luận này và sẽ được lý giải với cái nhìn của Lý học Đông phương - từ chủ quan của tôi - là:

Sự phân biệt giữa "hiện tượng tham nhũng" và "sự phổ biến của hiện tượng tham nhũng".

Về hiện tượng tham nhũng.

Trong lịch sử nhân loại người ta đã đặt vấn đề về nguyên nhân của hiện tượng tham nhũng: Một kết luận được coi như đúng nhất là:

Tham nhũng xuất phát từ lòng tham của con người.

Nếu lý giải này đúng thì thực tế lại cho thấy rằng: Có lúc tham nhũng trở thành phổ biến, có lúc không. Vậy thì không lẽ có lúc con người ít tham lam và có lúc con người tham lam hơn chăng?

Lòng tham của con người lúc nào cũng có và nó được thể hiện giữa nhiều hình thức trong quan hệ xã hội - trong tiểu luận này tôi chỉ bàn tới yếu tố tiêu cực của lòng tham và không bàn tới yếu tố tích cực của lòng tham - đó là:

Trộm cắp, lừa đảo, tranh chấp, cướp giật....và hiện tượng tham nhũng cũng chỉ là một trong những hình thức thể hiện lòng tham tiêu cực mà thôi. Bởi vậy, lòng tham chỉ là một yếu tố cấu thành hiên tượng tham nhũng và không phải là yếu tố duy nhất cấu thành nên hiện tượng tham nhũng. Khi điều kiện thể hiện lòng tham trong tham nhũng hoàn toàn khác với các điều kiện khác - lừa đảo, trộm cắp....vv....Bởi vậy vấn đề đặt ra với hiện tượng tham nhũng là:

Điều kiện nào để con người thể hiện lòng tham trong hành vi tham nhũng?

Về sự phổ biến của hiện tượng tham nhũng

Hiện tượng tham nhũng thường xuyên xảy ra, nhưng không phải lúc nào cũng phát triển và trở thành phổ biến. Trong lịch sử phát triển của nhân loại, chúng ta thấy rằng: Có những giai đoạn lịch sử hiện tượng tham nhũng trở thành phổ biến, có những giai đoạn chỉ là những hiện tượng cá biệt. Chẳng một thể chế nào trong lịch sử phát triển của xã hội loài người thừa nhận hành vi tham nhũng cả. Nhưng nó vẫn xảy ra, có lúc trở thành phổ biến và thành một vấn nạn xã hôi.

Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào làm sáng tỏ vấn đề này.

Viết tiểu luận này, tôi hy vọng đưa một cái nhìn về nguyên nhân của hiện tượng tham nhũng và sự phổ biến hiện tượng tham nhũng trong xã hội loài người - từ phương pháp luận của lý học Đông phương được kiến giả trong xã hội hiện đại.

Tham vọng của tiểu luận này là:

Xóa bỏ nạn tham nhũng trong xã hội loài người không cần đến nhà tù.

Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VÒNG TRÒN CỦA VUA THUẤN

Xóa bỏ nạn tham nhũng trong xã hội loài người không cần đến nhà tù.

Một ý tưởng có vẻ như đầy tham vọng và có phần lãng mạn: "Xóa bỏ nạn tham nhũng trong xã hội loài người không cần có nhà tù". Nhưng không phải không có cơ sở khoa học về mặt lý thuyết nhân danh thuyết Âm Dương Ngũ hành - Lý thuyết thống nhất vũ trụ. Bởi vì, trên thức tế văn bản, một sự kiện đã được ghi nhận trong cổ sử:

"Vua Thuấn đã giam một người phạm tội bằng một vòng tròn mà ông ta vẽ trên mặt đất. Người bị giam đã chấp nhận sống trong cái vòng tròn vẽ trên mặt đất này cho đến khi vua Thuấn tha tội".

Đã có nhiều nhà nghiên cứu bàn về hiện tượng này, phần đông họ cho rằng: Thời Nghiêu Thuấn chí là một tổ chức xã hội sơ khai, đại loại giống như một bộ lạc, hoặc liên minh bộ lạc. Tất nhiên quan hệ xã hội ở đấy - theo họ - rất thô sơ: Chưa có luật pháp, chỉ có kỷ luật tự giác vì ý thức cộng đồng và trách nhiệm với cộng đồng bộ lạc, tôn trọng thủ lĩnh...vv....Họ chứng minh rằng: Vì chưa có luật pháp tất yếu chưa có nhà tù và vì vậy vua Thuấn đã phải vẽ một cái vòng để thực thi pháp luật.

Đây là một cách phân tích và giải thích hiện tượng rất cục bộ và chỉ có sự hợp lý hình thức với một hiện tượng riêng rẽ. Chúng ta biết rằng: Thời Nghiêu Thuấn đã có tổ chức xã hội rất chặt chẽ. Đã có phân đẳng cấp xã hội từ vua, công hầu qua hình thức y phục. (Xem thếm: Y phục thời Hùng Vương - Cổ văn hóa sử - Trao đổi học thuật - Diễn đàn Lý học Đông phương). Bởi vậy, không thể coi việc vẽ vòng tròn trên đất để giam người phạm tội là một xã hội với tổ chức thô sơ được, khi sự giải thích có tính cục bộ trên mâu thuẫn với những vấn đề liên quan cùng không thời gian lịch sử. Vậy hiện tượng trên nói lên điều gì?

Đây chính là hình tượng miêu tả về một hình thái ý thức xã hội phát triển rất cao cấp, trong đó kỷ luật tự giác được phát huy cao độ, mà Lý Học Đông phương gọi là "Đức trị".

Trong Lý học Đông phương quan niệm có ba loại hình tổ chức xã hội tuần hoàn thay phiên nhau hình thành trong quan hệ xã hội loài người. Đó là:

1 - Đức trị.

2 - Pháp trị.

3 - Lễ trị.

Trong đó coi Đức trị là hình thức cao cấp nhất còn gọi là Vương đạo. Khái niệm "Vương đạo" giành cho "Đức trị" hàng ngàn năm qua vốn được miêu tả và được hiểu như là một hiện tượng phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng cá nhân của nhà lãnh đạo, một điều may mắn của vận nước với "Vua Thánh, tôi hiền" và được cho là nguyên nhân của "thái bình thịnh trị". Người viết bài này cho rằng: Khái niệm "Vương đạo" để chỉ "Đức trị" là sự đề cao của một mô hình tổ chức quan hệ xã hội được coi là cao cấp nhất. Trong đó con người sống trong mối quan hệ đạo đức - một hình thức kỷ luật tự giác. Điều này chỉ thực hiện được trong điều kiện mọi hình thái ý thức xã hội khác, như luật pháp, nghi lễ, các quy định, quy ước .....đã hoàn chỉnh trong mọi mối quan hệ xã hội và cân bằng với thực tế tồn tại của chính nó.

Chỉ trên cơ sở này, mới là một tiền đề làm nền tảng cho một xã hội thực thi Đức trị. Tức là khi mà mọi giá trị của luật pháp và các hình thái ý thức xã hội liên quan đã được hoàn chỉnh và cân đối một cách hợp lý được toàn dân tôn trọng, mới có cơ sở để đạt tới một xã hội "Đức trị". Do đó Đức trị được coi là Vương Đạo và nó lệ thuộc vào điều kiện của các mối quan hệ xã hội với sự hoàn chỉnh, cân đối hợp lý trong các mối quan hệ liên quan với hình thái ý thức xã hội. Hay nói cách khác: Đức trị - được coi là Vương đạo - chỉ thực hiện được khi xã hội loài người đạt đến sự cân bằng trong sự phát triển về kinh tế, đời sống xã hội vơi sự bão hòa tương đối của nhu cầu con người và những hình thái ý thức xã hội liên quan hợp lý với mọi mối quan hệ xã hội tồn tại trong điều kiện đó.

Nhưng thực tế đã chứng minh rằng: Xã hội loài người luôn phát triển bởi nhu cầu của con người. Từ nền tảng đó đưa đến sự phát triển đời sống kinh tế xã hội và làm nảy sinh các mối quan hệ xã hội mới trên cơ sở phát triển mới của nó. Những mối quan hệ xã hội mới sinh từ sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội tất nhiên sẽ vượt ra ngoài hình thái ý thức xã hội tồn tại trước đó.

Một thí dụ sinh động cho việc này là:

Khái niệm con đẻ được hiểu là đứa con do một người phụ nữ sinh ra gọi là mẹ, con người được sinh ra từ người nữ đó gọi là "con đẻ" của người mẹ đó. Từ khái niệm "con đẻ", những hình thái ý thức xã hội liên quan như: tính trách nhiệm, lòng hiếu thảo...được thừa nhận.

Nhưng trong điều kiện ở những nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến thì một người phụ nữ có thể sinh con từ noãn của người nữ khác và tinh của người đàn ông không phải chồng của mình; đồng thời họ có thể mang bầu thuê. Tất nhiên, khái niệm con đẻ với mọi hình thái ý thức liên quan sẽ phải xem xét lại một cách hợp lý.

Trong Lý học Đông phương được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt - trên cơ sở những di sản còn lại qua bản văn chữ Hán và các hình thức lưu truyền trong dân gian - xác định rằng:

Âm động - Dương tịnh.

Do đó, mọi sự phát triển đời sống kinh tế xã hội và các mối quan hệ xã hội hình thành trên cơ sở đó thuộc về Âm luôn luôn động và hình thái ý thức xã hội liên quan đến các mối quan hệ xã hội đó thuộc về Dương luôn tịnh tương đối trên cơ sở mối quan hệ xã hỗi đã tồn tại. Từ đó chúng ta nhận thấy rằng:

Khi các mối quan hệ xã hội mới này sinh vượt ra ngoài hình thái ý thức xã hội có trước đó - như thí dụ về khái niệm "con đẻ" nói trên - thì đó chính là tình trạng mà Lý học Đông phương gọi là "Âm thịnh, Dương suy".

Thực tế đã cho thấy - do nhu cầu phát triển của con người mà đời sống kinh tế luôn phát triển và mối quan hệ xã hội mới luôn nảy sinh - Âm luôn luôn động - Thế cân bằng Âm Dương luôn bị phá vỡ, vấn đề chỉ còn là ở mức độ nào mà thôi. Xét về cái nhìn từ Lý học Đông phương thì hiện tượng tham nhũng xuất hiện chính là chỉ số dự báo cho mức độ mất cân bằng Âm Dương trong xã hội. Chính vì sự khiếm khuyết về hính thái ý thức xã hội ở nhưng mối quan hệ xã hội mới nẩy sinh là điều kiện của sự biểu hiện lòng tham con người trong mối quan hệ xã hội từ việc thực thi hình thái ý thức xã hội, quen gọi là "tham nhũng".

Từ đó dẫn đến một nghiệm lý dễ nhận thấy rằng: Việc triệt tiêu hoàn toàn nạn tham nhũng trong một xã hội luôn phát triển và hình thành các mối quan hệ xã hội mới là điều không tưởng. Điều kiện triệt tiêu tham nhũng hoàn toàn chỉ có thể này sinh trong một xã hội loài người đã bão hòa về nhu cầu và không phát triển tiếp tục để này sinh các mối quan hệ xã hội.

Nếu chúng ta xét toàn bộ lịch sử phát triển của xã hội loài người nhận thức được và được coi là từ đồ đá đến nay thì đó là sự phát trển liên tục, không ngừng nghỉ. Chỉ có khác nhau là tùy thời gian lịch sử mà sự phát triền nhanh hay chậm mà thôi. Lúc phát triền nhanh thì thế cân bằng Âm Dương bị phá vỡ nhanh chóng. Phát triển chậm thì sự cân bằng dễ duy trì. Lịch sử và thực tế xã hội loài người ngay bây giờ chứng minh điều này: Trong các quốc gia chậm phát triển thường ít xảy ra nạn tham nhũng. Trong các quốc gia đang phát triển, hoặc có dấu hiệu phát triển từ những mối quan hệ quốc tế thường nạn tham nhũng phổ biến hơn. Trong lịch sử thì chúng ta thường thấy - sau một thời gọi là "Thái bình thịnh trị" là điều kiện của sự phát triển thì bao giờ cũng là khủng hoảng xã hội - Chính là vì sự phát triển phá vỡ thế cân bằng Âm Dương nêu trên.

Còn tiếp

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Đáng nhẽ ra bài viết này phải đặt ở đầu tiểu luận này như một lời giới thiệu. Nhưng có lẽ tại vì cảm hứng khi viết, nên người viết đã không viết ngay lời giới thiệu từ đầu.

Kính thưa quí vị.

Có thể nói rằng hiện tượng tham nhũng là một loại tội phạm cổ xưa nhất của nhân loại, kể từ khi nhân loại xuất hiện quyền lực giữa con người với con người và lòng tham muốn của con người đã có từ ngay khi còn ở trên vườn Địa Đàng với Chúa. Khi cụ tổ Adam và Eva ăn quả táo. Từ rất lâu - gần 40 năm trước - người viết đã suy nghiệm về hiện tượng này (*), nhưng ít quan tâm. Nhưng gần đây, khi du lịch Hoa Kỳ - một quốc gia hùng mạnh nhất hành tinh, tôi nhận thấy những hiện tượng tham nhũng bắt đầu xuất hiện. Khi gần kết thúc cuộc du lịch thì việc FBI bắt những quan chức tham nhũng gần 40 người ở Hoa Kỳ, tại T/p New York - những hiện tượng này vô tình đã xác minh những suy nghiệm của tôi từ 40 năm qua - có khả năng đúng vì tính hợp lý của suy nghiệm trình bày trong tiểu luận này.

Điều này cho tôi cảm thấy một cảm hứng do tính hợp lý của suy nghiệm và sự phù hợp với những tiêu chí khoa học cho những vấn đề liên quan. Tiểu luận này được lựa chọn ưu tiên khi cá nhân tôi vẫn còn nhiều suy nghiệm chưa hoàn chỉnh về nhiều lĩnh vực trong Lý Học Đông phương. Nội dung của tiểu luận với tư cách là một nghiên cứu khoa học về một vấn nạn trong xã hội loài người, có mục đích xác định quy luật xuất hiện của hiện tượng tham nhũng, nhằm khống chế hiện tượng này, góp phần nào đó trong việc giảm thiểu tệ tham những vốn là một vấn nạn của con người. Trường hợp nội dung của tiểu luận được xác định tính khoa học và khách quan thì có thể được ứng dụng trong bất cứ điều kiện xã hội nào với mọi thể chế chính trị.

Tuy nhiên, tiểu luận này được viết trên diễn đàn trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, khi mà các cơ quan công luận công bố chính thức trên truyền thông đại chúng, coi tham nhũng là một quốc nạn thì nó dễ trở thành một đề tài nhạy cảm, khi có những bình luận gây sai lạc chủ đề. Đó là lý do mà người viết xin được tạm khóa chủ đề này trước khi hoàn chỉnh. Trước đây, trên dd, tôi cũng có đề nghị anh chị em tham gia không nên bình luận, chất vấn, hoặc phản biện khi một đề tài nghiên cứu, khảo luận chưa trình bày hoàn chỉnh. Nhưng vì hoàn cảnh anh chị em quản lý diễn đàn cũng bận rộn nhiều công việc, không thể kiểm soát hết mọi trường hợp, nên tôi đành dùng biện pháp này. Cũng mong quí vị quan tâm với tinh thần khách quan, khoa học có sự thông cảm, khi nó được viết trong diễn đàn với tư cách pháp nhân là Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương - hoạt động trong khuôn khổ luật pháp.

Sau khi đề tài hoàn tất, rất mong có sự tham gia ý kiến làm sáng tỏ hoặc phản biện những luận điểm trong đề tài này.

Bài viết này còn được chuyển tài trên blog cá nhân của người viết.

http://vn.myblog.yahoo.com/thiensulacviet

Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Thiên Sứ

.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

CÂN BẰNG ÂM DƯƠNG

Thuật ngữ "Cần bằng Âm Dương" được xuất hiện sớm nhất trong cổ thư từ Sử Ký của Tư Mã Thiên - trong tiểu truyện Trần Bình thế gia. Khi được hỏi: Nhiệm vụ của tể tướng là gì? Tả thừa tướng Trần Bình đã trả lời:

Nhiệm vụ của tể tướng là giúp vua cân bằng Âm Dương.

Nhưng Sử Ký chỉ ghi nhận câu trả lời này của Trần Bình và không giải thích gì thêm. Bởi vậy - khi nền văn minh Việt sụp đổ ở miến nam Dương Tử thì khái niệm "cân bằng Âm Dương" trở nên khó hiểu và huyền bí. Hơn 1500 năm sau, thuật ngữ này lại được nhắc tới trong Đại Việt Sử Ký toàn thư, đoạn Ngự sử Bùi Cẩm Hổ phiền trách tể tướng Trần Khắc Chân. Quan ngự sử Bùi Cẩm Hổ cho rằng những thiên tai, lũ lụt, bão tố gây mất mùa và tai ương trên đất Việt là do không cân bằng Âm Dương và do lỗi của Tề tướng. Tể tướng Trần Khắc Chân cãi: Đó là chuyện của Long Vương đâu phải lỗi tại ông ta.

Câu chuyện trong Đại Việt sử ký cho thấy khái niệm cân bằng Âm Dương , do tính thất truyền đã trở nên huyền bí và mang màu sắc tâm linh - Vua ngồi làm thinh, tư lự hồi lâu gọi là "sửa Đức chính" (?!). Thực ra khái niệm cân bằng Âm Dương trong Lý Học Đông phương phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt đã xác định: Hình thái ý thức xã hội thuộc Dương, sự phát triển đời sống kinh tế xã hội và các mối quan hệ xã hội mới nảy sinh trên cơ sở phát triển của đời sống kinh tế xã hội thuộc Âm. Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt xác định rằng:

- Âm thuận tùng Dương.

- Âm Động - Dương tịnh. Đây là một định đề nhất quán và hoàn chính của thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt và hoàn toàn khác sách Hán - khi cổ thư chữ Hán cho rằng: Âm tịnh Dương động.

Ứng dụng những luận đề này vào việc quán xét những vấn đề xã hội và tổ chức xã hội thì khái niệm "cân bằng Âm Dương" hoàn toàn không có điều gì huyền bí. Nó sẽ xác quyết một nhiệm vụ cho các lãnh đạo quốc gia cần luôn "Cân bằng Âm Dương" trong bối cảnh xã hội luôn phát triển. Ở thời phong kiến đó chính là nhiệm vụ của tể tướng; ở các chính thể khác nhau trong lịch sử thì tùy quyền lực lập pháp thuộc về tổ chức cấp nhà nước nào.

Còn tiếp.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

ÂM ĐỘNG

Nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử.

Khi nền văn hiến huyền vĩ Việt sụp đổ ở miền Nam Dương Tử - Những phương pháp ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành và phương pháp luận của nó còn lưu truyền trong dân gian lần lượt bị Hán hóa trong hơn 1000 năm Bắc thuộc. Nhưng đó là sự Hán hóa sai lệch và không hoàn chỉnh. Bởi vậy cũng từ hàng ngàn năm giữa hiệu quả ứng dụng và một lý thuyết hoàn chỉnh cần có đã tạo ra một khoảng cách lớn, tạo nên một cảm nhận huyền bí và bị thần thánh hóa trong quá trình lưu truyền dưới dạng văn tự Hán. Một trong những sai lầm lớn nhất có tính nguyên lý lý thuyết trong phương pháp luận chính là quan niệm sai lệch từ cổ thư chữ Hán là "Âm Tịnh - Dương động". Từ sai lầm căn bản này, nên mặc dù được giải thích khi ứng dụng vào việc định chế hóa các mối quan hệ xã hội là "Cân bằng Âm Dương", nhưng - vì sai lầm có tính nguyên lý đó - nên người ta không thể xác định được đâu là Âm, đâu là Dương trong mối quan hệ xã hội. Cuối cùng, nó chỉ được xướng ngôn với những danh từ không có nội dung, như tôi đã trình bày qua Đại Việt Sử Ký Toàn thư - Kỷ nhà Trần.

Nhưng với những nghiên cứu mới nhất - xuất phát từ một quan niệm nhất quán về Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến - Thuyết Âm Dương Ngũ hành được chứng minh chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà những nhà khoa học hàng đầu đang mơ ước. Sự phục nguyên của Lý học Đông phương trong mối tương quan hợp lý của nó chính là "Dương Tịnh - Âm động".

Từ khái niệm có tính nguyên lý "Dương tịnh Âm động" ứng dụng vào sự suy nghiệm cúa sự vận động trong xã hội, chúng ta sẽ thấy tính hợp lý, tính nhất quán trong việc giải thích các mối liên quan và tương tác từ sự suy nghiệm này và tìm ra giải pháp khắc phục.

Dương Tịnh - Hình thái ý thức xã hội

Tôi nghĩ rằng chắc chẳng ai là người nghiên cứu Lý học mà lại xác quyết rằng: Hình thái ý thức xã hội là Âm cả. Sự liên quan với những khái niệm tương ứng và đồng đẳng trong nhiều phương diện đã tạo nên sự khẳng định này; thí dụ: Ý thức thuộc Dương so với vật chất thuộc Âm..... Vậy hình thái ý thức xã hội phải thuộc Dương. Đương nhiên mối quan hệ xã hội và sự phát triển của đời sống kinh tế tạo ra những mối quan hệ đó phải thuộc Âm. Trong những tiểu luận của người viết, có nhiều v/d mà người viết cho rằng đó là lẽ đương nhiên không cần phân tích thì đôi khi lại bị đặt vấn đề chất vấn về mặt học thuật. Bởi vậy, có lẽ trong tiểu luận này, người viết sẽ phải chu đáo hơn.

Bài chưa hoàn chỉnh

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Guest
Chủ đề này hiện đang đóng.