Thiên Sứ

Luật Biển phải tính đến yếu tố phức tạp của Biển Đông

4 bài viết trong chủ đề này

Luật Biển phải tính đến yếu tố phức tạp của Biển Đông

29/07/2009 06:02 (GMT + 7)

(TuanVietNam)- Là một trong những quốc gia phê chuẩn công ước về Luật biển 1982 khá sớm trong khu vực nhưng đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một bộ luật biển quốc gia. Hơn 10 năm chuẩn bị, thế nhưng dự án Luật Về các vùng biển Việt Nam vẫn chưa thể trình ra Quốc hội. Cái khó là xây dựng Luật biển như thế nào không phải là chuyện riêng, “chuyện trong nhà” của Việt Nam. Hoàng Phương<li>

>> Luật Biển: Công cụ thực hiện chính sách biển trong tình hình mới

Khuyết luật biển

Posted Image

Ảnh: vietnamnet

Từ khi thống nhất đất nước, Việt Nam đã quan tâm và có điều kiện để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý để quản lý biển, đảo. Ngay từ năm 1977, Việt Nam đã là quốc gia đầu tiên trong khu vực thiết lập vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý với Tuyên bố của Chính phủ về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, và thềm lục địa ngày 12/5/1977.

Tiếp sau đó, Việt Nam đưa ra Tuyên bố của Chính phủ về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam ngày 12/11/1982.

Việt Nam cũng là một trong những nước đầu tiên ở khu vực phê chuẩn công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 ngay sau khi Công ước có hiệu lực. Việt Nam cũng là nước duy nhất trong khu vực dịch và phổ biến Công ước về Luật biển 1982 ra ngôn ngữ quốc gia.

Việt Nam cũng đã phê chuẩn một số công ước biển chuyên ngành của quốc tế như Công ước về hàng hải quốc tế, về cứu hộ trên biển, về mớn nước và phòng chống ô nhiễm biển.

Trong nước, Việt Nam đã có các Bộ luật như Bộ Luật hàng hải, Luật dầu khí, Luật Biên giới quốc gia, các Nghị định cụ thể quy định cụ thể về xử lý vi phạm hành chính trong các hoạt động liên quan đến biển như môi trường thủy sản, hàng hải, dầu khí, bảo đảm an ninh quốc phòng trên các vùng biển của Việt Nam.

Gắn với các tuyên bố, các luật và Bộ luật này là các Nghị định hướng dẫn chi tiết, cụ thể. Hệ thống pháp lý để quản lý biển đảo đã từng bước hoàn thiện và khá đầy đủ, được thế giới ghi nhận là một trong số ít các quốc gia có được hệ thống pháp lý về biển đảo đầy đủ như vậy.

Thế nhưng, ở tầm một Luật thống nhất về biển đảo, chúng ta lại chưa có được. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho công tác quản lý thống nhất, tổng hợp về biển còn thiếu và yếu được Nguyễn Văn Cư, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam xem là khó khăn lớn nhất của Tổng cục mới thành lập và đi vào hoạt động.

Nhìn sang láng giềng, dù họ khởi động việc xây dựng luật về biển chậm, thế nhưng, đến nay, nước nào cũng có luật về biển, có nước có riêng Luật về các đảo không người, còn Việt Nam thì…”, người đứng đầu Tổng cục biển, đảo trầm ngâm.

Hơn nữa, như lời nguyên trưởng ban biên giới quốc gia, Trần Công Trục: “Các tuyên bố của Việt Nam có giá trị pháp lý, nhưng nó khác với luật. Có luật rồi, chúng ta mới có căn cứ pháp lý đầy đủ để bảo vệ, giữ gìn và khai thác biển, hải đảo”.

Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, từ Nghị định, Thông tư hướng dẫn, tới việc xây dựng luật và bộ luật về biển là ưu tiên”, ông Cư hưởng ứng.

Không dễ làm

Posted Image

Ảnh: farm1

Thực ra, mối quan tâm về xây dựng luật biển của Việt Nam đã có từ lâu. Việt Nam khá “nhạy” trong việc chuẩn bị cơ sở pháp lý cho bảo vệ và khai thác biển.

Từ 10 năm trước, Chính phủ đã giao Bộ Ngoại giao soạn thảo dự án Luật biển Việt Nam để trình xin ý kiến Quốc hội. Thế nhưng, đến nay, thời điểm trình dự án Luật để xin ý kiến Quốc hội đã phải lùi lại.

Theo ông Cư: “Điều này khiến Việt Nam, trước hết là Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thiếu đi công cụ pháp lý để quản lý thống nhất”.

Để xây dựng một văn bản về luật biển không quá phức tạp, có sẵn nhân lực và các tiêu chí của Luật biển quốc tế, tuy nhiên, để luật biển có giá trị thực tế lại không đơn giản.

Đặc thù của luật biển là không chỉ xử lý quan hệ trong nước mà liên quan đến nhiều nước khác nhau. Xây dựng luật biển phải tính toán đến phản ứng của các nước với luật biển mà Việt Nam đưa ra. Không phải cứ thích là ra được luật biển!

Hơn nữa, trong bối cảnh biển Đông có nhiều phức tạp, do các động thái liên tục của các quốc gia trong khu vực, việc Việt Nam đưa ra luật biển sẽ bị hiểu khác đi, có thể khiến các nước lấy cớ, làm phức tạp tình hình biển Đông.

Đặc biệt, khi xây dựng luật cần tính đến những vấn đề phức tạp của biển Đông, khi có những vùng tranh chấp gắn với nhiều bên, và có những tranh chấp do một quốc gia đơn phương tạo ra. Luật biển Việt Nam đang xây dựng phải đảm bảo xử lý tốt, tạo cơ sở pháp lý để Việt Nam hành xử trong điều kiện nhất định.

Thời điểm đưa luật ra thông qua cần phải tính toán cẩn thận về chiến lược, để đạt được sự ủng hộ và công nhận của quốc tế. Trong bảo vệ và khai thác biển, không có gì quan trọng bằng sức mạnh kinh tế. Giới luật gia khuyến cáo, xây dựng luật biển mà không có đủ khả năng bảo vệ và thực thi trên thực tế, thì cũng chỉ là mớ giấy tờ ít giá trị.

Hoàng Phương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chán thật, việt nam ta làm gì cũng "nước đến chân mới nhảy". Bây giờ thấy sự khẩn thiết của Luật biển thì đã muộn, dẫu có xây dựng xong cũng khó mà thông qua bởi mấy con mắt trong vùng luôn soi mói. Xuquang e điều này còn lâu mới có luật biển được thông qua mà nhận được sự đồng thuận từ thế giới bên ngoài, khó nhỉ !!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chán thật, việt nam ta làm gì cũng "nước đến chân mới nhảy". Bây giờ thấy sự khẩn thiết của Luật biển thì đã muộn, dẫu có xây dựng xong cũng khó mà thông qua bởi mấy con mắt trong vùng luôn soi mói. Xuquang e điều này còn lâu mới có luật biển được thông qua mà nhận được sự đồng thuận từ thế giới bên ngoài, khó nhỉ !!!!

Chẳng có gì khó cả. Chú nghĩ ngược lại: Dễ ợt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chẳng có gì khó cả. Chú nghĩ ngược lại: Dễ ợt.

Kiến thức cháu hạn hẹp xin chú chỉ cho ! Thông qua luật biển vào thời điểm nhạy cảm này cháu e ... Một mực chủ trương lớn của Đ và NN là khai thác boxit khi cho người TQ sang hàng loạt, đưa quy mô buôn bán 2 nước lên cao liên tục (xoa dịu tình đồng chí Mao Trạch Đông)thì việc khác ta lại quan hệ ngoại giao, quân sự ở cấp cao với Mỹ, Nhật. Ta đang tạo thế cân bằng chăng?Ta quốc tế hóa vấn đề biển Đông lên để tìm kiếm sự đồng thuận từ thế giới. Ta có cơ sở pháp lý để đưa ra hội đồng bảo an nhưng liệu LHQ nghe theo cái đúng hay bàng quan? Thực ra LHQ là một diễn đàn tranh luận thôi, ai mạnh hơi thì thắng ? Bằng chứng các cuộc chiến gây đây LHQ tỏ ra bất lực trước Mỹ, Anh....

Trong bối cảnh nghi kỵ lẫn nhau, đặc biệt tranh chấp biển Đông trở thành khu vực nóng trên thế giới hiện nay, Việt Nam ra luật biển chẳng khác nào thêm dầu vào lửa, khơi dậy tính hiếu thắng của tụi tàu. khi đó khó mà đoán được việc gì?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay