Posted 28 Tháng 7, 2009 Vốn là vùng đất tổ có truyền thống văn hóa lâu đời. Các lễ hội diễn ra trên quê hương Phú Thọ cũng rất đa dạng, phong phú, mang nét văn hóa đặc sắc của những bản làng với trên 20 dân tộc sinh sống tại Phú Thọ như: Hội Đền Hùng, Hội Phết – Hiền Quan, Hội bơi chải – Bạch Hạc, Hội Rước voi – Đào Xá, Hội rước chúa Gái – Hy Cương, Hội Ném còn của đồng bào dân tộc Mường… Đến với Phú Thọ đâu đâu cũng có những ngày lễ hội, đáng kể nhất là lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng Ba âm lịch) nay đã trở thành Quốc giỗ. “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3”Phú Thọ còn có các kho tàng thơ, ca, hò, vè rất đặc sắc, những làn điệu hát Xoan, hát Ghẹo, hát Đối, hát Ví mang âm hưởng của miền quê trung du rõ nét, từ lâu đã nổi tiếng và làm say đắm lòng người. “Tam Thanh một cảnh huê hò Lòng anh muốn lấy nhà trò họ Xoan Tam Thanh một cảnh huê khoai Lòng anh muốn lấy mười hai cô đào”Đây là những câu hát trong khúc hát “Giá xuân” của làn điệu hát Xoan. Theo “truyền thuyết Hùng Vương”, hát Xoan có từ thời dựng nước. Các nghệ nhân thôn Phù Đức (xã Kim Đức, huyện Phù Ninh) còn kể rằng: “Ngày xưa có ba anh em vua Hùng đi tìm đất qua thôn Phù Đức vào buổi trưa và có nghỉ lại một khu rừng gần thôn. Từ khu rừng các vị nhìn ra bãi cá trước mặt thấy có đám trẻ chăn trâu vừa chơi, vừa hát, vừa đánh vật, kéo co. Thấy vậy, Đức Thánh Cả liền bảo những người đi theo đem những bài hát mà họ biết dạy thêm cho lũ trẻ. Về sau cứ hằng năm đến ngày 30 tháng chạp âm lịch, dân làng phải làm bánh nẳng để cúng vào buổi trưa và thịt bò cúng vào buổi chiều ở miếu “Lãi Lèn” để thờ Đức Thánh (nguyên ngày xưa Đức Thánh đi qua, thôn dân đã đãi hai món đó). Tới ngày mồng hai, mồng ba tháng giêng âm lịch thì dân Phù Đức mở hội cầu, trong hội cầu họ diễn lại cảnh hát xướng, kéo co, đánh vật ở bói. Lệ hàng năm phải hát xướng, cầu chúc bắt nguồn từ sự việc ấy. Nên hát Xoan còn được gọi là ca Xoan, hát “Lãi Lèn”. Hát Ghẹo nước nghĩa thường hát từ chập tối suốt đêm cho đến sáng hôm sau. Cuộc ca hát đó cũng xem như phần kết thúc việc mời nước nghĩa đến dự lệ tế lễ và các chị là người thay mặt dân làng sáng hôm sau tiễn nước nghĩa ra về. Các giọng hát có ví đãi trầu, giọng sổng, sang giọng và ví tiễn chân. Ví tiễn chân lúc này thốt lên tự đáy lòng của mỗi người qua cuộc chuyện trò chứa chan tình cảm, nên lời ca lúc ứng tác mà đầy cảm xúc, đầy sáng tạo nghệ thuật, vừa bay bổng mà vừa thắm đượm tình người: “... Anh về có chốn thở than Em về ngồi tựa phòng loan đợi chờ ... Anh về tựa bóng sao mai Đêm khuya em biết lấy ai bạn cùng”.Du khách đến với Phú Thọ, chắc chắn sẽ không thể bỏ qua những sản vật rất đặc biệt của vùng đất này, tiêu biểu như bưởi Đoan Hùng, loại bưởi có tép nhỏ, quả nhỏ, vỏ héo mềm, mọng nước ngọt và mát. Có lẽ làm nên cái hồn cho bưởi Đoan Hùng là hương bưởi, cái mùi thơm ngan ngát ấy thực khó diễn tả. Tết đến, xuân về trên bàn thờ tổ tiên mà có trái bưởi Đoan Hùng thì hương vị đặc biệt ấy sẽ làm cho không khí gia đình thêm ấm cúng. Bạn đừng quên chọn cho mình được một trái bưởi làng Chí, hay bưởi Sửu vào mùa hè để thưởng thức vị ngọt lịm, tan nơi đầu lưỡi và thấm cái mát đến tận ruột gan, da thịt.Tại ngã ba sông Việt Trì có cá Anh Vũ quý hiếm xếp vào loại hàng cá nước ngọt. Sống ở đáy sông, ăn rêu đá, suốt mùa xuân hè ẩn trong hang, chỉ sang thu đông mới ra ngoài. Vì thế chỉ hôm nào rét đậm sương mù mới đánh được cá Anh Vũ. Thời phong kiến, loài cá này dùng để tiến vua. Cá Lăng chỉ sống ở sông có dòng chảy, độ sâu và mặt nước rộng. Nó sống ở đáy nước, ăn động vật. Chỉ khi đã lớn mới trồi lên mặt nước, bởi vậy ngư dân “hớt xẻo” thường bắt được cá Lăng to từ vài cân đến vài chục cân. Là cá ngon nhất trong nhóm cá da trơn. Ẩm thực Phú Thọ còn có món xôi cọ, là loại xôi được đồ từ gạo nếp trộn với thịt quả cọ đó được om chín. Món bánh tai dân dã nhưng không kem phần đặc sắc. Đây là loại bánh có từ xa xưa với tên gọi bánh Hòn. Bánh tai có hình thù giống cái tai, là thứ bánh bột gạo tẻ, nhân thịt lợn ướp hành, dễ làm, là món ăn hòa quyện của các vị dẻo, giòn, bùi, ngọt, béo ngậy và thơm. Bánh tai có thể ăn thay cơm tẻ trên các mâm cỗ cưới, cỗ tết, đem bán hoặc làm quà biếu như một loại đặc sản địa phương. Nhắc đến Phú Thọ là người ta nghĩ ngay đến Đền Hùng nhưng Phú Thọ không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu di tích lịch sử quý báu mang tầm cỡ quốc gia này mà còn hấp dẫn du khách bởi non nước hữu tình, người và vật đều mến khách. Nếu bạn đến với mảnh đất này, hãy nhớ sau khi uống xong một chén rượu hay một cốc bia, người dân Phú Thọ nói riêng và một số tỉnh miền Tây Bắc nói chung thường bắt tay, thể hiện tình cảm và sự trân trọng với nhau. Ảnh trong bài: Một số đặc sản ẩm thực đặc trưng của Việt Trì - Phú Thọ Theo tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 06/2009 Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 7, 2009 Phú Thọ còn có các kho tàng thơ, ca, hò, vè rất đặc sắc, những làn điệu hát Xoan, hát Ghẹo, hát Đối, hát Ví mang âm hưởng của miền quê trung du rõ nét, từ lâu đã nổi tiếng và làm say đắm lòng người. “Tam Thanh một cảnh huê hò Lòng anh muốn lấy nhà trò họ Xoan Tam Thanh một cảnh huê khoai Lòng anh muốn lấy mười hai cô đào”Đây là những câu hát trong khúc hát “Giá xuân” của làn điệu hát Xoan. Theo “truyền thuyết Hùng Vương”, hát Xoan có từ thời dựng nước. Các nghệ nhân thôn Phù Đức (xã Kim Đức, huyện Phù Ninh) còn kể rằng: “Ngày xưa có ba anh em vua Hùng đi tìm đất qua thôn Phù Đức vào buổi trưa và có nghỉ lại một khu rừng gần thôn. Từ khu rừng các vị nhìn ra bãi cá trước mặt thấy có đám trẻ chăn trâu vừa chơi, vừa hát, vừa đánh vật, kéo co. Thấy vậy, Đức Thánh Cả liền bảo những người đi theo đem những bài hát mà họ biết dạy thêm cho lũ trẻ. Về sau cứ hằng năm đến ngày 30 tháng chạp âm lịch, dân làng phải làm bánh nẳng để cúng vào buổi trưa và thịt bò cúng vào buổi chiều ở miếu “Lãi Lèn” để thờ Đức Thánh (nguyên ngày xưa Đức Thánh đi qua, thôn dân đã đãi hai món đó). Tới ngày mồng hai, mồng ba tháng giêng âm lịch thì dân Phù Đức mở hội cầu, trong hội cầu họ diễn lại cảnh hát xướng, kéo co, đánh vật ở bói. Lệ hàng năm phải hát xướng, cầu chúc bắt nguồn từ sự việc ấy. Nên hát Xoan còn được gọi là ca Xoan, hát “Lãi Lèn”. Tục hát dân ca ở Bắc Việt Theo Kinh Thi thì tục hát hội mùa xuân giữa trai gái khá phổ biến vào thời nhà Chu của Trung Hoa. Trích Sử Trung Quốc - Nguyễn Hiến Lê (http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?ti...q83a3q3m3237ntn): Trong Kinh Thi, phần Quốc phong (gồm ca dao trong dân gian của các nước) có một số bài chép về tục đó, chẳng hạn bài Đông môn chỉ văn (cao dao của nước Trần) mà tôi trích dưới đây bốn câu do Tạ Quang Phát dịch (Thi kinh tập truyện - Sài Gòn 1969): ...Chọn tìm buổi sáng tốt lành, Phương nam đồng phẳng để dành hội nhau. Gai thời chẳng kéo dệt đâu, Họp cùng múa hát ở ngoài chợ thôi... hoặc bài Trăn Dữ Vị (ca dao của nước Trịnh), tôi trích và dịch nghĩa như sau: ...Phía bên kia sông Vị, Có một chỗ rộng rãi thích thú. Trai gái tới đó, Cùng nhau nô đùa, Tặng nhau hoa thược dược.[10] Tục đó rất giống tục Thái trắng và Thái đen ở Bắc Việt gần đây[11] [11] Tục hát quan họ của ta ở Bắc Ninh có phải là một biến thể, một di tích của tục đó không? Ngay tác giả Nguyễn Hiến Lê khi viết quyển sử trên cũng so sánh tục này với tục hát xuân ở Việt Nam. Ở Việt Nam tục hát này gặp ở hầu hết các dân tộc ở miền Bắc: - Hát quan họ của người Kinh Bắc. - Hát xoan (hát xuân) ở Phú Thọ, gắn với các truyền tích của Hùng Vương. - Hát của người Thái như Nguyễn Hiến Lê nhận xét trên. - Hội ném còn của người Mường. - Hát then trong hội lồng tồng của người Tày... Trong khi đó nếu nhà Chu ở bên bờ sông Hoàng Hà thì vùng này lại không hề có để lại những nét văn hóa như vậy. Tập tục hát xuân này có đặc điểm là phải có khí tiết "mùa xuân" và có "cánh đồng", là những điều rất phổ biến và rõ nét ở Bắc Việt và Nam Dương Tử, nhưng hoàn toàn không phải là đặc trưng của vùng Hoàng Hà. Vậy nhà Chu ở Hoàng Hà hay Hồng Hà? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 7, 2009 Bởi vậy, tôi đã nói rồi anh Minh Xuận ah: Làm gì có nhà Chu nào ở Nam Dương Tử, chưa nói đến Bắc Việt Nam. Share this post Link to post Share on other sites