Thiên Sứ

GIÁO SƯ LÊ MẠNH THÁT VÀ CỔ SỬ VIỆT

14 bài viết trong chủ đề này

GIÁO SƯ LÊ MẠNH THÁT VÀ CỔ SỬ VIỆT

Posted Image

Gần đây trên báo Thanh Niên đã đăng một loạt bài của giáo sư Lê Mạnh Thát về nguyên nhân kết thúc thời đại Hùng Vương. Ông cho rằng: Thời Hùng Vương thực tế kéo dài đến thời kỳ Hai Bà Trưng chống Mã Viện. Ông đưa ra một số tư liệu lịch sử gián tiếp và suy luận cho quan điểm trên. Điều này được chấp nhận trong việc nghiên cứu khoa học. Nhưng kết luận của ông chỉ được coi là đúng, nếu nó giải thích được những vấn đề liên quan đến nó một cách hợp lý. Tôi chưa tán thành quan điểm này của giáo sư bởi những việc cần lý giải sau đây:

* Nhà Tần sau khi tiêu diệt Ba Thục thì tướng Tần là Đồ Thư đem quân tấn công Bách Việt. Hiện tượng lịch sử này cũng có nhiều tư liệu nói tới. Nhiều sử liệu và truyền thuyết cũng đề cập đến Đồ Thư đã thất bại và ngưới chống lại Đồ Thư chính là Thục Phán.

* Việc Thục Phán là một lực lương chính chống Tần thành công và sau này trở thành một lực lương chống lại vua Hùng là một diễn biến hợp lý.

* Các sử liệu chính thức nhưng có niện đại muộn hàng nửa thiên niên kỷ cho rằng Thục Phán tiêu diệt triều đại Văn Lang. Song song với sử liệu này thì truyền thuyết cho rằng vua Hùng đã chấp nhận nhường ngôi cho Thực Phán và triều đại Hùng Vương kết thúc vào năm 258 trước CN.

* Khi kết thúc thời Chiến Quốc bên Trung Hoa, chính nhà Tần hùng mạnh đã chiếm vùng đất Văn Lang lập thành quận Nam Hải với quan thái thú là Nhâm Ngao. Khi nhà Tần thất bại thì Triệu Đà nhân cơ hội này tuyên bố lập nhà nước Nam Việt.

* Nhà nước Âu Lạc kế thừa Văn Lang tất yếu không thể chấp nhận sự lý khai của một bộ phận vốn đã mất từ trước thuộc nhà Tần. Nên việc chiến tranh giữa Nam Việt và Âu Lạc hoàn toàn là một vấn đề hệ quả hợp lý.

* Toàn bộ đất nước Văn Lang vào cuối thời Chiến quốc là những cuộc chiến tranh liên miên với Sở - Tần và nội chiến. Nhưng tư liệu lịch sử cho thấy tướng Sở đã đánh sâu vào Văn Lang đến tận Quí Châu bây giờ, sau bị Tần diệt. Đất nước tất nhiên suy yếu. Bởi vậy các quốc gia nam Dương Tử nổi lên trong thời gian này ghi dấu ấn là Mân Việt, Điền Việt, Âu Lạc lần lượt bị Triêu Đà thôn tính là một điều hợp lý tiếp theo. Những bản văn lịch sử bang giao giữa Hán Triệu đã ghi nhận điều này. Đây chính là lý do mà tiến nhân của người Việt thừa nhận nhà Triệu như một nhà nước chính thống trong sử Việt. Mặc dù ông ta đã giành quyền thống trị bằng sức mạnh.

* Nhà Triệu bị nhà Hán tiêu diệt. Đây chính là Bắc thuộc lần thứ nhất.

* Chính sách hà khắc của Tô Định nhân danh sự thống trị của nhà Hán là nguyên nhân để xảy ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là một hệ quả hợp lý của những diến biến lịch sử nói trên. Đất nước Văn Lang xưa phục hồi lại lãnh thổ. Đây là nguyên nhân để Mã Viện – Tổng tư lệnh quân đội Hán – phải huy động lực lượng quân chủ lực để chiếm lại.

Chính bởi hệ thống những tác nhân với nhiều chứng cứ lịch sử tuy mơ hồ, nhưng có liên hệ hợp lý trong một thời gian lịch sử trải gần ba trăm năm là điều quan điểm của giáo sư Lê Manh Thác cần lý giải. Nếu không lý giải được những điều này thì quan điểm của giáo sư Lê Mạnh Thát chỉ là một giả thiết dựa trên một vài tư liệu gián tiếp và nó sẽ là suy luận với quan điểm chủ quan.

Tôi cũng xin bày tỏ sự khâm phục những khám phá những tư liệu rất có giá trị của giáo sư có khả năng chứng minh cho lịch sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ ở Nam Dương Tử với quốc gia Văn Lang, cội nguồn của dân tộc Việt dưới thời các vua Hùng. Nhưng tôi nghĩ cùng một tư liệu lịch sử - giả thiết tư liệu hoàn toàn chính xác - người ta có thể có những luận điểm khác nhau và phương pháp khác nhau cho việc tiếp cận sự thật lịch sử. Bởi vậy cần phải có tiêu chí khoa học để thẩm định cho những giả thiết khoa học.

Một giả thiết khoa học được coi là đúng nếu nó giải thích hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó một cách nhất quan, hoàn chính, có tính quy luật, tính khách quan và có khả năng tiên tri.

Tôi cho rằng giáo sư Lê Mạnh Thát đã có mục đích đúng khi chứng minh cho cội nguồn lịch sử văn hiến Việt. Nhưng để đạt được mục đích còn cần có cách phân tích hợp lý và phương pháp đúng.

Thay cho lời kết luận của bài viết này, tôi xin giới thiệu một tư liệu lịch sử gián tiếp ca ngợi nền văn hiến huyền vĩ Việt ở Nam Dương tử. Đó chính là bài thơ “Mộng du Thiên Mụ ngâm lưu biệt” của Thi Tiên Lý Bạch. Ông là một danh sĩ tài hoa nổi tiếng thời Đường, có niên đại sau khi nền văn hiến Việt sụp đổ ở bờ nam Dương Tử ngót 800 năm. Nhưng chỉ với những di sản văn hoá Việt còn lại ở đây đã khiến thi Tiên Lý Bạch phải muốn hoá thân vào những giá trị Việt.

MỘNG DU THIÊN MỤ NGÂM LƯU BIỆT

Thơ Lý Bạch

Hải khách đàm Doanh Châu,

Yên đào vi mang tín nan cầu

Việt nhân ngữ Thiên Mụ,

Vân hà minh diệt hoặc khả đổ.

Thiên Mụ liên thiên hướng thiên hoành,

Thế bạt Ngũ Nhạc, yểm Xích Thành.

Thiên Thai tứ vạn bát thiên trượng,

Đối thử dục đảo đông nam khuynh.

Ngã dục nhân chi mộng Ngô Việt,

Nhất dạ phi đô kính hồ nguyệt.

Hồ nguyệt chiếu ngã ảnh,

Tống ngã chí Diễm Khê.

Tạ công túc xứ kim thượng tại,

Lục thuỷ đãng dạng thanh viên đề.

Cước trước Tạ công lý

Thân đăng thanh vân thê.

Bán bích kiến hải nhật

Không trung văn thiên kê

Thiên nham vạn hác lộ bất định,

Mê hoa ỷ thạch hốt dĩ mính,

Hùng bào long ngâm âm nham tuyền.

Lật thâm lâm hề kinh tằng điên.

Vân thanh thanh hề dục vũ,

Thuỷ đạm đạm hề sinh yên.

Liệt khuyết tích lịch,

Khâu loan băng tồi.

Động thiên thạch phi,

Hoanh nhiên trung khai.

Thanh minh hạo đãng bất kiến để,

Nhật nguyệt chiếu diệu kim ngân đài.

Nghê vi y hề phong vi mã,

Vân chi quân hề, phân phân nhi lai hạ.

Hổ cổ sắt hề loan hồi xa,

Tiên chi nhân hề liệt như ma.

Hốt hồn quý dĩ phách động,

Hoảng kinh khởi nhi trường ta.

Duy giác thì chi chẩm tịch,

Thất hướng lai chi yên hà.

Thế gian hành lạc diệc như thử.

Cổ lai vạn sự đông lưu thuỷ,

Biệt quân khứ hề hà thì hoàn ?

Thả phóng bạch lộc thanh nhai gian.

Tu hành tức kỵ phỏng danh sơn.

An năng tồi mi chiết yêu sự quyền quý,

Sử ngã bất đắc khai tâm nhan!

MỘNG DU THIÊN MỤ NGÂM LƯU BIỆT

.......................................................Cảm tác thơ Lý Bạch

Khách hải hồ kể mãi xứ Doanh Châu.

Cõi huyền thoại nơi chân trời giáp biển.

Chuyện thần tiên văn hiến Việt ngàn xưa.

Nơi ấy.

Lồng lộng trên cao

Thiên Mụ chắn ngang trời.

Giữa huyền không bời bời.

Ngũ nhạc còn bé, Xích thành nhỏ nhoi.

Núi Thiên Thai hùng vĩ xuyên mây.

Trước Thiên Mụ cũng ngả nghiêng chao đảo.

Ta ôm mộng sống trong huyền thoại Việt.

Mơ vượt sóng trào hồ Động Đình đất Kính.

Xuyên Ngô Việt trong trăng thanh lung linh.

Về Diễm Khê thanh bình.

Theo bóng trăng đến lều tranh Tạ Linh Vân.

Nơi nước biếc soi áng mây thơ thẩn.

Hạc kêu, vượn hót

Gió giục mây vần.

Mượn hài thần Tạ công, ta nhẹ bước thanh vân.

Lưng chừng núi chợt thấy mặt trời lồng lộng.

Mão Nhật kê tinh gáy gọi hừng Đông

Đường đi mênh mông.

Mây buông ráng hồng.

Chợt trời sập tối.

Sầm sập mây trôi.

Nghe Kỳ lân gào thét.

Tiếng Rồng gầm vang khe.

Gió giật chớp loè.

Núi tan, non lở.

Chợt vỡ toang cửa trời rộng mở.

Thăm thẳm huyền vi.

Chói loà trời trăng soi lầu vàng, gác bạc.

Thiên thần lừng lững bay.

Giáp trụ hiên ngang, lấp lánh bẩy sắc cầu vồng.

Cưỡi thần mã phi nhanh như gió.

Cõi trời huyền thoại Việt.

Toàn người đẹp nghiêng thành.

Ảo huyền như trăng thanh.

Dáng tiên thanh tú .

Đông như cỏ manh.

Nghe hổ chơi đàn.

Hồn Bá Nha chứa chan.

Chợt nhìn phượng múa.

Vũ khúc Nghê Thường mê man…

Giật mình tỉnh giấc mơ vàng.

Mang mang như khói hương tàn trôi đi.

Ngàn thu qua có nhắc gì?

Mơ xưa xứ Việt ngang mi dâng sầu.

Đất trời nhắc cuộc bể dâu.

Nào mơ danh tướng công hầu mà chi.

Tôi nghĩ rằng còn rất nhiều di sản lịch sử trực tiếp và gián tiếp khác tồn tại trong văn hoá Việt ghi dấu ấn cho nền văn hiến Việt, đủ minh chứng hùng hồn cho lịch sử dân tộc Việt trái gần 5000 năm văn hiến một thời huyền vĩ ở Nam sông Dương Tử. Giáo sư Lê Mạnh Thát có tâm trong mục đích chứng minh lịch sử huyền vĩ Việt với danh xưng văn hiến trải hàng ngàn năm. Nhưng nếu ông không có một phương pháp đúng sẽ có thể thất bại và sẽ gây một sự lầm tưởng là quan niệm phủ nhận lịch sử văn hóa truyền thồng Việt đúng.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

VẤN ĐỀ NƯỚC ÂU LẠC TRONG SỬ VIỆT.

Posted Image

Giáo sư Lê Mạnh Thát viết những bộ sách về lịch sử Phật giáo cách đây đã hơn 30 năm. Những luận điểm của ông về cổ sử Việt được dư luận và giới nghiên cứu sử học đặc biệt chú ý khi báo Thanh Niên đăng loạt bài về vấn đề này. Tôi cũng không tán thành luận điểm của ông về giai đoạn lịch sử từ thời kỳ An Dương Vương cho đến kết thúc cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Nhưng đối với tôi thì những bài nhận xét liên quan của những nhà nghiên cứu có học vị được đăng tải trên báo chí tiếp theo đó cũng rất cần quan tâm. Đây cũng chính là nguyên nhân để tôi viết loạt bài này như là một ý kiến khiêm tốn đóng góp vào mối quan tâm của dư luận.

Trước khi viết loạt bài này tôi có độn được quẻ Hưu Lưu niên thì cũng thấy buồn. Chắc ý kiến của tôi cũng chẳng đi đến đâu. Nhưng thôi, đành theo cách người xưa nói: "Quân tử vấn Dịch để biết lẽ tiến thoái, chứ không phải để thay đổi ý chí của mình". Nên cũng ráng viết và gửi lên mục "Mạn đàm" để hy vọng trao đổi giới hạn vậy.

Bây giờ chúng ta hãy xem toàn văn bài trả lời phỏng vấn báo Sài Gòn Giải Phóng của Phó giáo sư Tiến sĩ Phạm Minh Huyền.

*

Nguồn: sggp.org.vn

Về việc “Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động”:

Không thể phủ nhận sự tồn tại của triều đại An Dương Vương

Chủ nhật, 16/03/2008, 23:44 (GMT+7)

Trong loạt bài trên báo Thanh Niên, trong khi phủ nhận hoàn toàn sự tồn tại của triều đại An Dương Vương, Thiền sư Lê Mạnh Thát không đề cập chút nào đến những kết quả khảo cổ học từ trước đến nay về triều đại này. Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên báo SGGP đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Phạm Minh Huyền (ảnh), một chuyên gia khảo cổ về thời kỳ văn hóa Đông Sơn, trực tiếp là thành Cổ Loa. An Dương Vương là sự tiếp nối liên tục và đạt trình độ cao hơn thời kỳ Hùng Vương

* Phóng viên: Là một chuyên gia khảo cổ về thời kỳ văn hóa Đông Sơn nói chung và triều đại An Dương Vương nói riêng, Phó Giáo sư đánh giá như thế nào về sự ra đời của triều đại An Dương Vương?

PGS.TS PHẠM MINH HUYỀN: Về phân kỳ khảo cổ học, cả thời Hùng Vương và An Dương Vương đều nằm trong thời kỳ của văn hóa Đông Sơn và đó là một sự chuyển tiếp thống nhất trên một phạm vi rất lớn. Toàn bộ vùng sông Hồng, sông Mã, sông Cả cho đến vùng Quảng Bình. Đây là sự chuyển tiếp để ra đời của một nhà nước sớm, một nhà nước sơ khai mà ta có thể gọi là nước Âu Lạc của triều đại An Dương Vương.

Đứng về mặt khảo cổ học, với những bằng chứng vật chất, sự chuyển tiếp giữa thời Hùng Vương và thời kỳ An Dương Vương là một sự xuyên suốt, không có đứt quãng. Không phải là An Dương Vương lên thì văn hóa Hùng Vương mất đi, hay Triệu Đà đánh xong An Dương Vương thì văn hóa Đông Sơn mất đi.

Trong văn hóa Đông Sơn, chúng tôi phân thành 3 kỳ: văn hóa Đông Sơn hình thành; văn hóa Đông Sơn phát triển và văn hóa Đông Sơn muộn. Thời kỳ An Dương Vương thuộc về thời kỳ cuối văn hóa Đông Sơn phát triển sang đầu thời kỳ muộn. Sau An Dương Vương, văn hóa Đông Sơn của người Việt tiếp tục phát triển...

* Theo Phó giáo sư, triều đại An Dương Vương là sự tiếp nối của thời kỳ Hùng Vương và đưa văn hóa Đông Sơn của người Việt lên một tầm cao hơn so với thời kỳ Hùng Vương?

- Đúng thế! Chúng ta không thể nói là ông Hùng Vương như thế nào, ông An Dương Vương như thế nào một cách cụ thể. Nhưng giới sử học, mà cụ thể là những người làm khảo cổ như chúng tôi cho rằng, đó là những người tù trưởng, tộc trưởng và họ là những người đứng đầu của những bộ lạc.

Trong rất nhiều bộ lạc, ở những khu vực khác nhau thì người nào khỏe nhất, bộ lạc nào hùng mạnh nhất sẽ có quyền lực lớn nhất! Ai có cơ sở vật chất giàu nhất thì sẽ có quyền lực lớn nhất! Hiện nay có một số nhà nghiên cứu với một số hướng khác nhau, đang đi tìm nguồn gốc của Thục Phán, nơi xuất phát của triều đại An Dương Vương.

Vấn đề nguồn gốc ở nước Tây Thục nhà Hán đã bị loại bỏ, hiện nay có 2 hướng chính về nguồn gốc của Thục Phán: một số nhà nghiên cứu cho là ở vùng Cao Bằng; hướng thứ 2 là cho là ở vùng Lào Cai, Yên Bái. Nhưng một điều ai cũng khẳng định, vào thời điểm đó, Thục Phán là một thủ lĩnh rất mạnh và giàu có về vật chất.

Những kết quả khảo cổ học cho thấy, ở vùng Cổ Loa từ thời kỳ đó đã tập trung khá nhiều di tích biểu hiện sự giàu có. Năm 1982, đã phát hiện giữa vòng thành Nội và vòng thành Trung, một trống đồng lớn, hiện nay đó là một trong những chiếc trống đồng đẹp nhất của văn hóa Đông Sơn. Trong cái trống đó, phát hiện hơn 100 cái lưỡi cày và rất nhiều đồ đồng khác. Người sở hữu cái trống đồng đó theo quan điểm chúng tôi là một người rất giàu có và có quyền lực lúc bây giờ. Vào thời điểm đó, những người nắm kỹ thuật đúc đồng luôn có một vị trí rất cao trong xã hội.

Ngoài ra, trong khu vực Cổ Loa, chúng tôi cũng tìm được những chiếc trống đồng khác và những mảnh trống đồng vỡ khá lớn. Điều đó chứng tỏ ở vùng Cổ Loa thời điểm đó tồn tại những nhân vật rất giàu có và có nhiều quyền lực. Theo tôi, lúc bấy giờ vai trò của nhân vật An Dương Vương là có thật và đó là một người tù trưởng rất giàu có và đã thâu tóm được một quyền lực rất lớn!

Trong mấy năm vừa rồi, chúng tôi đã tiến hành khai quật ở Cổ Loa, ngay tại khu vực đền Thượng, nơi thờ An Dương Vương. Đền này nằm ở góc Tây Nam của thành Nội. Tại đó năm 2005, chúng tôi đã phát hiện hệ thống lò đúc mũi tên đồng, với hàng trăm khuôn đúc, đúng với những “mũi tên đồng Cổ Loa” 3 cạnh mà chúng ta đã phát hiện ra trước đó.

Vào năm 1959 chúng ta lần đầu tiên phát hiện ra một kho mũi tên đồng 3 cạnh ở khu vực thành Cổ Loa. Trước đây, chúng ta chưa biết những mũi tên đồng đó được đúc ở đâu. Với việc phát hiện hệ thống lò đúc ở khu vực đền Thượng, chúng ta đã có câu trả lời cho điều đó.

Lúc mới phát hiện được mũi tên đồng, chúng ta đã phần nào tin tưởng được vào truyền thuyết nỏ thần của An Dương Vương, khi phát hiện ra hệ thống lò đúc, giả thuyết đó càng được củng cố với những hạt nhân hợp lý! Điều không thể chối cãi được là ngay ở thành Cổ Loa đã sản xuất được mũi tên đồng vào thời điểm đó.

Với số lượng hàng vạn mũi tên đồng, hàng trăm khuôn đúc được phát hiện, chứng minh rằng, có một đội quân lớn thường trực ở đây. Rõ ràng, Cổ Loa lúc bấy giờ là một trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế lớn và vai trò của An Dương Vương rất lớn, chứ không như thời kỳ Hùng Vương. Nói chính xác là An Dương Vương đã thành công trong việc xây dựng một mô hình nhà nước sơ khai trên cơ sở nền văn hóa Đông Sơn có từ thời kỳ Hùng Vương.

Thành Cổ Loa chắc chắn được xây dựng vào thế kỷ 2 trước Công nguyên

* Những mũi tên đồng, những khuôn đúc được phát hiện ở Cổ Loa, đến thời điểm này đã xác định được niên đại chưa, thưa Phó giáo sư?

- Năm 2005, khi khai quật đền Thượng, tại một đoạn thành Nội hỏng, chúng tôi đã tiến hành cắt đoạn thành đó để nghiên cứu. Tại đây, chúng tôi thấy có 3 lớp đất, tất cả đều được đắp vào một thời, nhưng chúng tôi không tìm thấy những vật như ngói, gạch, đá... nào cả. Tuy nhiên, cách chân thành Nội phía bên trong mấy chục mét, chúng tôi đào một hố và kết quả là thấy có tính chất của thành. Tức là có rất nhiều đá, nhiều ngói và gạch được chèn vào. Cùng với những mũi tên đồng, thì những gạch ngói đó là hiện vật rất quan trọng để khẳng định niên đại.

Trước đây, nhiều nhà sử học Việt Nam cho rằng đó là ngói và gạch thời Đông Hán, tức là sau Công nguyên và do Mã Viện đắp lên vòng thành Nội. Tuy nhiên, với nghiên cứu của chúng tôi, đặc biệt là sự so sánh với gạch ngói thời kỳ nước Nam Việt của Triệu Đà ở Quảng Đông (tức là thời Tây Hán), thì những gạch ngói có nhiều điểm tương đồng, giống nhau về hoa văn và hình dáng. Chúng tôi cho rằng, những gạch ngói đó không phải của văn hóa Đông Sơn, nhưng những sản phẩm đó cũng không phải là sản xuất ở nước Nam Việt đưa sang, mà ở đây chính là sự du nhập kỹ thuật từ Trung Quốc vào. Nghĩa là số gạch ngói đó được sản xuất ngay tại đây, có thể là tại khu vực Cổ Loa và nó mang một số yếu tố bản địa như dấu vết của các trang trí hoa văn của văn hóa Đông Sơn, mà gạch ngói vùng Nam Việt không có.

Bản thân văn hóa Đông Sơn không có kỹ thuật làm gạch ngói, mà kỹ thuật đó được du nhập vào từ Trung Quốc. Điều này chứng minh vào thời điểm đó, ở Cổ Loa có một nhân vật rất giàu có, nhiều quyền lực mới đủ điều kiện để cho du nhập kỹ thuật làm ngói và xây dựng thành quách.

Mặt khác, nó cũng chứng minh là vào thời điểm đó, có một mối quan hệ thông thương khá lớn giữa nước ta và Trung Quốc, mà cụ thể ở đây là triều đại An Dương Vương và nước Nam Việt. Tôi khẳng định rằng, những hiện vật gạch ngói đó có niên đại muộn nhất là đời Tây Hán và có thể sớm hơn là vào thời nhà Tần!

Về những mũi tên đồng Cổ Loa, trước đây chúng ta mới chỉ tìm thấy những khuôn đúc 2 mang. Nhưng việc phát hiện ra những khuôn đúc 3 mang đã tạo ra một bước ngoặt lớn. Theo nghiên cứu của chúng tôi, kỹ thuật làm khuôn 3 mang hoàn toàn là của văn hóa Đông Sơn.

Trống đồng cũng được đúc bằng khuôn 3 mang: 1 mang khuôn cho mặt trống và 2 mang còn lại cho thân trống. Để xác định niên đại của chúng, tôi đã gửi đi phân tích niên đại 2 mẫu: 1 mẫu của lò đúc phát hiện được 2005 và kết quả cho niên đại là 159±35BC, tức là vào khoảng 159 trước Công nguyên với sai số 35 năm; mẫu thứ 2 là của những hố rác thải của lò đúc (bao gồm những tro lửa, lò đúc hỏng, sản phẩm hỏng...) ở gần những lò đúc, niên đại của mẫu vật này là 190±35BC, tức là cũng vào đầu thế kỷ 2 trước Công nguyên. Trước đây, “Đại việt sử ký toàn thư” của Ngô Sỹ Liên chép là triều đại An Dương Vương tồn tại từ 257 đến 208 trước Công nguyên.

Nhưng từ những năm 60 của thế kỷ trước, các nhà sử học của chúng ta đã chứng minh được điều đó không đúng. Điều này trùng với ý kiến của Thiền sư Lê Mạnh Thát. Triều đại An Dương Vương tồn tại từ cuối thế kỷ 3 đến giữa thế kỷ 2 trước Công nguyên. Niên đại nói trên của khuôn đúc mũi tên đồng và rác thải lò đúc ở Cổ Loa hoàn toàn đúng với thời kỳ An Dương Vương đã xây dựng nước Âu Lạc và đánh nhau với quân Triệu Đà.

Cũng như gạch ngói, những thứ để đúc ra hàng loạt mũi tên đồng Cổ Loa đều thuộc vào thời kỳ trước Công nguyên, thời kỳ Tây Hán. Ở Cổ Loa cũng có rất nhiều hiện vật thời Đông Hán, nhưng với những kết quả nghiên cứu nói trên, chứng tỏ thành Cổ Loa, đặc biệt là khu thành Nội được xây dựng và phát triển ở trình độ khá cao từ sớm; chứ không phải như ý kiến của một số người, cũng như Thiền sư Lê Mạnh Thát cho rằng được xây dựng thời Đông Hán và do Mã Viện xây nên!

Triều đại An Dương Vương và mối liên hệ với Trung Quốc thời bấy giờ là không thể phủ nhận.

* Nhưng Thiền sư Lê Mạnh Thát cho rằng không có cuộc xâm lược của Triệu Đà, và gần như không có sự quan hệ giữa nước ta và Trung Quốc lúc bấy giờ...?

- Tôi không đồng ý với quan điểm của Thiền sư Lê Mạnh Thát cho rằng không có cuộc xâm lược của Triệu Đà và nước Nam Việt chưa bao giờ có mối quan hệ với chúng ta. Tôi đã sang tham quan mộ của Triệu Văn Vương, tức là cháu của Triệu Đà và thấy ở đó có rất nhiều đồ đồng của văn hóa Đông Sơn chúng ta. Đặc biệt có 2 cái thạp đồng rất đẹp mà các nhà khảo cổ Trung Quốc cũng thừa nhận là của văn hóa Đông Sơn chúng ta, chứ không phải là sản phẩm của người Trung Quốc thời kỳ đó.

Điều đó, chứng tỏ mối quan hệ giữa Nam Việt và Âu Lạc lúc đó là rất rõ ràng, có thể mối quan hệ giao thương 2 chiều, có thể là triều cống, hoặc có thể là Nam Việt cướp bóc của Âu Lạc! Dù hình thức nào đi nữa, thì không thể phủ nhận mối quan hệ này!

Ở Cổ Loa, chúng tôi phát hiện được những đồng tiền của thời Tây Hán và thời Tần. Ngay trên trống đồng Cổ Loa, mặt trong cũng có khắc chữ Hán, tức là được khắc vào sau khi đúc hoặc đã sử dụng một thời gian.

Đặc biệt trên một trong những khuôn đúc mũi tên đồng, đã phát hiện được 2 chữ theo lối chữ Hán. Một chữ đã đọc được là chữ “Thần” với nghĩa là “thần dân”, còn một chữ không đọc được. Tôi đã mang bản dập 2 chữ này sang Bắc Kinh hỏi thì được các chuyên gia Trung Quốc cho biết là 2 chữ này có niên đại sớm nhất là thời Chiến Quốc và muộn nhất là thời Tây Hán, tức là đều trước Công nguyên cả!

Tôi cho rằng, sau khi đánh xong An Dương Vương, Triệu Đà rút quân về Phiên Ngung (kinh đô nước Nam Việt lúc bấy giờ) và chỉ thực hiện cai quản từ xa, vẫn cho nước Âu Lạc tồn tại nhưng dưới hình thức là chư hầu và phải triều cống hàng năm. Tức là ở Cổ Loa vẫn tiếp tục là của người Việt với văn hóa Đông Sơn tiếp tục phát triển do những người tù trưởng, tộc trưởng Việt lãnh đạo.

Họ vẫn tiếp tục xây thành, thực hiện kỹ thuật đúc đồng mà An Dương Vương để lại... Tuy nhiên về sau, khi nhà Hán thôn tính nước Nam Việt thì sự cai trị của nhà Hán đối với chúng ta càng rõ nét hơn và tác động của văn hóa Hán tới văn hóa Đông Sơn mạnh hơn. Cho đến năm 43 sau Công nguyên, thì Hai Bà Trưng nổi dậy chống sự đô hộ của nhà Hán với tư cách là những tù trưởng, tộc trưởng...

* Theo dõi loạt bài trên báo Thanh Niên, Phó Giáo sư suy nghĩ như thế nào khi mà Thiền sư Lê Mạnh Thát không hề đề cập đến những kết quả khảo cổ học nói về thời kỳ An Dương Vương như trên, mà cho rằng toàn bộ câu chuyện An Dương Vương là do người Việt mình tự bịa ra trên cơ sở chuyện từ sử thi Mahabharata?

- Chưa có dịp tiếp xúc, nhưng tôi rất kính phục sự hiểu biết sâu rộng của Thiền sư cũng như khả năng xử lý các tài liệu, đặc biệt là văn bản cổ từ các ngôn ngữ khác nhau. Những luận điểm của Thiền sư đưa ra chúng ta cũng cần phải suy nghĩ. Như trường hợp Thiền sư đặt lại vấn đề Triệu Đà đánh nước Âu Lạc! Mặc đù đây là vấn đề không phải mới, trước đây nhiều nhà khảo cổ học đã tranh luận về vấn đề này! Tuy nhiên những luận điểm của của Thiền sư mới chỉ là dựa vào văn bản.

Còn với những kết quả khảo cổ học của chúng tôi, mặc dù có nhiều điều cần phải làm rõ hơn nữa; nhưng sự tồn tại và phát triển của triều đại An Dương Vương là có thực, không thể phủ nhận. Đó là sự tiếp nối của thời kỳ Hùng Vương, đưa văn hóa Đông Sơn của người Việt lên một tầm cao mới với sự hình thành của một nhà nước sơ khai.

* Từ trước đến nay, trong giới khảo cổ học nói riêng và giới sử học nói chung đã có ý kiến nào phủ nhận hoàn toàn sự tồn tại của triều đại An Dương Vương như Thiền sư Lê Mạnh Thát không?

- Sự tranh cãi về việc xây thành Cổ Loa đã có từ lâu, nhưng chủ yếu chỉ tập trung vào một vấn đề là: vòng thành Nội do An Dương Vương xây dựng hay do Mã Viện sau này xây dựng nên. Với những kết quả nói trên, tôi khẳng định là do An Dương Vương xây dựng, sau này Mã Viện hay các thời kỳ khác chỉ sử dụng và tu bổ thêm.

Còn vòng thành Trung và vòng thành Ngoại thì tất cả các nhà khảo cổ đều thống nhất là được xây dựng từ thời An Dương Vương. Từ trước đến nay, nghiên cứu tranh luận về triều đại An Dương Vương có nhiều, nhưng không một ai trong giới sử học Việt Nam nói chung và giới khảo cổ học nói riêng phủ nhận triều đại An Dương Vương như Thiền sư Lê Mạnh Thát cả! Với những kết quả khảo cổ mà chúng ta đã có trong mấy chục năm qua, việc tồn tại của triều đại An Dương Vương là điều không thể phủ nhận được.

* Xin cảm ơn Phó Giáo sư!

TRẦN LƯU (thực hiện)

Share this post


Link to post
Share on other sites

BÀN VỀ BÀI PHỎNG VẤN PHÓ GIÁO SƯ PHẠM MINH HUYỀN

Như vậy, toàn văn bài phỏng vấn Phó giáo sư Phạm Minh Huyền đã được trình bày ở trên để bạn đọc có thể tham khảo. Trong bài này tôi xin được phân tích từ cái nhìn của tôi với những luận điểm của bà Phạm Minh Huyền khi phản bác giáo sư Lê Mạnh Thát. Tôi cũng không tán thành việc phủ nhận nhà nước Âu Lạc, nhưng với một lập luận khác. Có thể giáo sư Lê Mạnh Thát sai. Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi sự phản biện cái sai sẽ là đúng. Bài viết này nhằm chứng tỏ lập luận phản biện giáo sư Lê Mạnh Thát cũng không chặt chẽ.

Biết đâu, những sự phân tích của tôi giúp làm sáng tỏ điều gì chăng?

Tôi bắt đầu từ câu đầu tiên trả lời phỏng vấn của bà Phạm Minh Huyền.

Trong bài phân tích này, phần chữ hiển thị màu xanh là trích dẫn. Phần chữ đen là chính văn của tôi.

@

Phóng viên: Là một chuyên gia khảo cổ về thời kỳ văn hóa Đông Sơn nói chung và triều đại An Dương Vương nói riêng, Phó Giáo sư đánh giá như thế nào về sự ra đời của triều đại An Dương Vương?

* PGS.TS PHẠM MINH HUYỀN: Về phân kỳ khảo cổ học, cả thời Hùng Vương và An Dương Vương đều nằm trong thời kỳ của văn hóa Đông Sơn và đó là một sự chuyển tiếp thống nhất trên một phạm vi rất lớn. Toàn bộ vùng sông Hồng, sông Mã, sông Cả cho đến vùng Quảng Bình. Đây là sự chuyển tiếp để ra đời của một nhà nước sớm, một nhà nước sơ khai mà ta có thể gọi là nước Âu Lạc của triều đại An Dương Vương.

Đứng về mặt khảo cổ học, với những bằng chứng vật chất, sự chuyển tiếp giữa thời Hùng Vương và thời kỳ An Dương Vương là một sự xuyên suốt, không có đứt quãng. Không phải là An Dương Vương lên thì văn hóa Hùng Vương mất đi, hay Triệu Đà đánh xong An Dương Vương thì văn hóa Đông Sơn mất đi.

Trong văn hóa Đông Sơn, chúng tôi phân thành 3 kỳ: văn hóa Đông Sơn hình thành; văn hóa Đông Sơn phát triển và văn hóa Đông Sơn muộn. Thời kỳ An Dương Vương thuộc về thời kỳ cuối văn hóa Đông Sơn phát triển sang đầu thời kỳ muộn. Sau An Dương Vương, văn hóa Đông Sơn của người Việt tiếp tục phát triển...

Trước hết chúng ta thấy rằng: Bà này đứng trên một quan điểm lịch sử cho rằng: Nhà nước Văn Lang và cà Âu Lạc đều chỉ bắt đầu từ thời Đông Sơn – Vốn được coi là có niên đại khoảng thế kỷ thứ VII trước CN và chỉ tồn tại ở đồng bằng Bắc Bộ. Đoạn văn trích lại dưới đây cho thấy điều này:

Về phân kỳ khảo cổ học, cả thời Hùng Vương và An Dương Vương đều nằm trong thời kỳ của văn hóa Đông Sơn và đó là một sự chuyển tiếp thống nhất trên một phạm vi rất lớn. Toàn bộ vùng sông Hồng, sông Mã, sông Cả cho đến vùng Quảng Bình. Đây là sự chuyển tiếp để ra đời của một nhà nước sớm, một nhà nước sơ khai mà ta có thể gọi là nước Âu Lạc của triều đại An Dương Vương.

Như vậy chúng ta thấy rằng: Nếu lập luận của bà này đúng thì sẽ giải thích thế nào về việc nhà nước Nam Việt của Triệu Đà ở hữu ngạn hạ lưu sông Dương tử - cách xa Cao Bằng và đồng bằng Bắc Bộ lại có thể có một cuộc chiến tranh thôn tính khốc liệt như vậy? Hơn nữa, với quan điểm cho rằng: Âu Lạc và Văn Lang không khác mấy về văn hoá và trình độ văn minh mà theo bà Huyền nói “ Đây là sự chuyển tiếp để ra đời của một nhà nước sớm, một nhà nước sơ khai mà ta có thể gọi là nước Âu Lạc của triều đại An Dương Vương”. Vậy bà giải thích thế nào về một nhà nước sơ khai chống lại một cách kiên cường một nhà nước hùng mạnh như Nam Việt, khiến Nam Viêt phải dè chừng mà không thể nuốt chửng ngay một nhà nước sơ khai như vậy? Hơn thế nữa, trước khi cái “nhà nước sơ khai” Âu Lạc ra đời theo cách nói của bà và với vị trí địa lý mà bà nói tới thì quân Tần phải đánh tới tận Cao Bằng thì Thục Phán mới có điều kiện thể hiện lòng dũng cảm. Vậy bà giải thích thế nào khi quân Tần vượt qua cả một vùng đất rộng lớn là Nam sông Dương Tử, để tấn công Văn Lang – vốn chỉ tới Cao Bằng – theo cách nhìn của bà? Vì lòng tham của quân xâm lược, nên quân Tần phải vượt qua hàng ngàn cây số viễn chinh chiếm một vùng đất sơ khai với một liên minh bộ lạc chăng? Bà giải thích thế nào về một đội quân hùng mạnh tiêu diệt cả 6 nước ở Trung Nguyên lại thua một bộ lạc Thục Phán? Bà giải thích đó là do truyền thống bất khuất, lòng dũng cảm và tinh thần yêu …bộ lạc chăng?

Nước Nam Việt sát ngay nhà Hán, hoặc cũng gần sát nhà Hán, chẳng hơi đâu mà đem quân viễn chinh đến Cao Bằng đánh "bộ lạc" Âu Lạc làm gì. Nếu nói rằng Nam Việt mở rộng lạnh thổ tới tận Cao Bằng thì tôi nghĩ ít nhất Nam Việt phải chứng tỏ đã có những vùng đất rất sát vùng Bắc Việt Nam bây giờ. Nhưng không may, chẳng tìm thấy chứng cứ lịch sử nào chứng tỏ điều đó. Ngược lại, những bằng chứng lịch sử và tư liệu lại cho thấy Nam Việt chỉ ở miến đất hữu ngạn sông Dương Tử, dưới Ngô Việt thời Xuân Thu Chiến Quốc.

Bởi vậy, khi xuất phát từ một quan niệm sai “Thời Hùng Vương chỉ là một liên minh bộ lạc với những người dân “ở trần đóng khố” thì tự nó sẽ không giải thích được cái gì. Chính xuất xứ quan điểm của bà cũng vốn chưa có cơ sở khoa học, mà chỉ là một giả thiết được đặt ra trên sư mơ hồ của lịch sử cổ Việt và vấn đề chưa tìm thấy những di vật khảo cổ, chứ không phải là một bằng chứng sắc sảo chứng minh, nên nó cũng không đủ cơ sở phản biên giáo sư Lê Mạnh Thát.

Bà nói:

Đứng về mặt khảo cổ học, với những bằng chứng vật chất, sự chuyển tiếp giữa thời Hùng Vương và thời kỳ An Dương Vương là một sự xuyên suốt, không có đứt quãng. Không phải là An Dương Vương lên thì văn hóa Hùng Vương mất đi, hay Triệu Đà đánh xong An Dương Vương thì văn hóa Đông Sơn mất đi.

Rất tiếc, bằng chứng vật chất của khảo cổ học tự nó không nói lên điều gì. Hơn thế nữa tôi xin được hỏi tất cả các nhà khoa học có tên tuổi trên thế giới và Việt Nam là: “Các vị có thể chứng minh rằng: Di vật khảo cổ là bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử không?”. Không lẽ chỉ vì người ta không thấy một bằng chứng khảo cổ thì lịch sử sẽ không tồn tại? Tính liên tục và xuyên suốt về văn hóa thể hiện qua những di vật khảo cổ tìm được mà bà Huyền nói tới - tương đương với thời gian từ cuối thời Hùng Vương đến Triệu Đà không phải là luận điểm phản biện giáo sư Lê Mạnh Thác. Khi giáo sư Lê Mạnh Thát cho rằng từ thời Hùng Vương kéo dài đến Hai Bà Trưng là một thời kỳ lịch sử liên tục thì tính liên tục và xuyên suốt của di vật khảo cổ tìm thấy có niên đại tương đương lại là tất nhiên.

Bà nói:

Trong văn hóa Đông Sơn, chúng tôi phân thành 3 kỳ: văn hóa Đông Sơn hình thành; văn hóa Đông Sơn phát triển và văn hóa Đông Sơn muộn. Thời kỳ An Dương Vương thuộc về thời kỳ cuối văn hóa Đông Sơn phát triển sang đầu thời kỳ muộn. Sau An Dương Vương, văn hóa Đông Sơn của người Việt tiếp tục phát triển...

Việc chia văn hoá Đông Sơn ra nhiều thời kỳ tuỳ thuộc vào phương pháp nghiên cứu, thuộc về chuyên môn sâu, chẳng liên quan gì đến vấn đề Âu Lạc và Nam Việt cả. Nhưng chính vì cái quan điểm giới hạn trong di vật khảo cổ của nhà nước Văn Lang và cả Âu Lạc về không gian và thời gian, nó sẽ khiến không một lập luận nào có thể hợp lý trong việc giải thích cội nguôn dân tộc Việt.

Tính hợp lý là một trong nhiều tiêu chí cho một lý thuyết được coi là khoa học. Tôi nghĩ đã gọi là khoa học thì phải tuân thủ tiêu chí khoa học.

- Theo Phó giáo sư, triều đại An Dương Vương là sự tiếp nối của thời kỳ Hùng Vương và đưa văn hóa Đông Sơn của người Việt lên một tầm cao hơn so với thời kỳ Hùng Vương?

* Đúng thế! Chúng ta không thể nói là ông Hùng Vương như thế nào, ông An Dương Vương như thế nào một cách cụ thể. Nhưng giới sử học, mà cụ thể là những người làm khảo cổ như chúng tôi cho rằng, đó là những người tù trưởng, tộc trưởng và họ là những người đứng đầu của những bộ lạc.

Trong rất nhiều bộ lạc, ở những khu vực khác nhau thì người nào khỏe nhất, bộ lạc nào hùng mạnh nhất sẽ có quyền lực lớn nhất! Ai có cơ sở vật chất giàu nhất thì sẽ có quyền lực lớn nhất! Hiện nay có một số nhà nghiên cứu với một số hướng khác nhau, đang đi tìm nguồn gốc của Thục Phán, nơi xuất phát của triều đại An Dương Vương.

Có lẽ đây là câu thể hiện rõ nhất tính chất phủ nhận giá trị văn hiến trải gần 5000 năm lịch sử Việt của bà Huyền. Nhưng đồng thời cũng thấy rất rõ tính chủ quan của quan điểm này . Chúng ta xem kỹ đoạn sau đây:

Nhưng giới sử học, mà cụ thể là những người làm khảo cổ như chúng tôi cho rằng, đó là những người tù trưởng, tộc trưởng và họ là những người đứng đầu của những bộ lạc.

Như vậy cái họ "cho rằng" chỉ là cái chủ quan của họ, chứ không phải họ đã chứng minh rằng. Chẳng ai có thể chứng minh một cái mà chính họ cho là không thật. Chân lý này nó đơn giản như sau: Nếu anh đã không tin là có ma thì anh cũng không thể chứng minh là không có ma. Trong trường hợp này không có phản đề. Tức là cái anh tin là có thì cũng chưa chắc có.

Như vậy, có thể nói rằng – qua lời của bà Huyền – cái quan niệm lịch sử thời Hùng Vương chỉ giới hạn ở không thời gian Đông Sơn và là "liên minh bộ lạc" hoàn toàn chủ quan, chỉ là “cho rằng” một cách rất cảm tính. Chính họ cũng xác nhận rằng: "Chúng ta không thể nói là ông Hùng Vương như thế nào, ông An Dương Vương như thế nào một cách cụ thể".Nhưng rất tiếc! Nó lại được xác định theo chiều hướng phủ nhận những giá trị truyền thống rất cụ thể khi họ kết luận rằng: "Đó là những người tù trưởng, tộc trưởng và họ là những người đứng đầu của những bộ lạc". Hết sức mâu thuẫn ngay trong một luận điểm. Nhưng vậy mà nó cũng được cho rằng là khoa học.

Chúng ta xem tiếp lập luận sau đây của bà Huyền:

Vấn đề nguồn gốc ở nước Tây Thục nhà Hán đã bị loại bỏ, hiện nay có 2 hướng chính về nguồn gốc của Thục Phán: một số nhà nghiên cứu cho là ở vùng Cao Bằng; hướng thứ 2 là cho là ở vùng Lào Cai, Yên Bái. Nhưng một điều ai cũng khẳng định, vào thời điểm đó, Thục Phán là một thủ lĩnh rất mạnh và giàu có về vật chất.

Qua đoạn này, chúng ta thấy rõ tính không thống nhất của các luận điểm trong giới sử học. Họ có những luận điểm khác nhau. Điều này thấy rõ ràng là những luận điểm của họ mới chỉ là những giả thuyết không chắc chắn. Ngay cả cái mà bà Huyền nói:

"Nhưng một điều ai cũng khẳng định, vào thời điểm đó, Thục Phán là một thủ lĩnh rất mạnh và giàu có về vật chất”

Tất nhiên, khi đã là người chiến thắng cuối cùng và đứng đầu một quốc gia thì tất nhiên An Dương Vương phải là người có quyền lực mạnh nhất và giàu nhất. Nhưng vấn đề là khi Thục Phán nổi lên chống Tần thì Ngài là người thế nào? Ngài với Hùng Vương ai giàu hơn theo luận cứ của bà? Vậy tại sao Thục Phán lại chống được quân Tần? Những danh tướng chống ngoại xâm trong lịch sử đâu phải ai cũng là người giầu nhất đâu. Đây là những phương pháp luận không có cơ sở.

Đến đoạn này thì chúng ta thấy rõ sự lúng túng trong lập luận của bà Huyền.

Bà nói:

Những kết quả khảo cổ học cho thấy, ở vùng Cổ Loa từ thời kỳ đó đã tập trung khá nhiều di tích biểu hiện sự giàu có. Năm 1982, đã phát hiện giữa vòng thành Nội và vòng thành Trung, một trống đồng lớn, hiện nay đó là một trong những chiếc trống đồng đẹp nhất của văn hóa Đông Sơn. Trong cái trống đó, phát hiện hơn 100 cái lưỡi cày và rất nhiều đồ đồng khác. Người sở hữu cái trống đồng đó theo quan điểm chúng tôi là một người rất giàu có và có quyền lực lúc bây giờ. Vào thời điểm đó, những người nắm kỹ thuật đúc đồng luôn có một vị trí rất cao trong xã hội.

Ngoài ra, trong khu vực Cổ Loa, chúng tôi cũng tìm được những chiếc trống đồng khác và những mảnh trống đồng vỡ khá lớn. Điều đó chứng tỏ ở vùng Cổ Loa thời điểm đó tồn tại những nhân vật rất giàu có và có nhiều quyền lực. Theo tôi, lúc bấy giờ vai trò của nhân vật An Dương Vương là có thật và đó là một người tù trưởng rất giàu có và đã thâu tóm được một quyền lực rất lớn!

Trong đoạn này thì bà Huyền lại thêm một định tính nữa về địa vị xã hội bên cạnh sự giàu có và sức mạnh. Đó là người nắm kỹ thuật đúc đồng. “Vào thời điểm đó, những người nắm kỹ thuật đúc đồng luôn có một vị trí rất cao trong xã hội”.

Thế mấy ông bà đi buôn đồng và chủ khai thác mỏ đồng thì sao nhỉ? Hay là họ khai thác tại chỗ từ quặng ra, nấu thành đồng tinh chế, rồi luyện kim và đúc đồng luôn? Ở đây tôi muốn gợi ý đến một sự phân công lao động xã hội rất sâu sắc trong thời đại các vua Hùng, khi mà trống đồng rải rác khắp miền nam sông Dương Tử và vùng Đông Nam Á. Nhưng chủ để và giới hạn của bài viết này khiến tôi không thể phân tích sâu hơn. Chưa hết, tôi không thể hiểu nổi vì sao chỉ căn cứ vào một cái trống đồng rất đẹp và to với mấy trăm cái lưỡi cầy thì đã vội kết luận Thục Phán là người giầu có? Tại sao nó không phải của chung của cả một cộng đồng làng xã và khi tản cư họ không thể mang theo được nên chôn xuống để giấu của? Hay là cái trống đồng đó có khắc chữ xác định chủ quyền của An Dương Vương? Chữ gì nhỉ? Khoa đẩu văn? Chữ Hán?....mà các nhà khoa hoc lịch sử đã đọc được nên xác định chắc chắn như vậy?

Bà nói:

Trong mấy năm vừa rồi, chúng tôi đã tiến hành khai quật ở Cổ Loa, ngay tại khu vực đền Thượng, nơi thờ An Dương Vương. Đền này nằm ở góc Tây Nam của thành Nội. Tại đó năm 2005, chúng tôi đã phát hiện hệ thống lò đúc mũi tên đồng, với hàng trăm khuôn đúc, đúng với những “mũi tên đồng Cổ Loa” 3 cạnh mà chúng ta đã phát hiện ra trước đó.

Vào năm 1959 chúng ta lần đầu tiên phát hiện ra một kho mũi tên đồng 3 cạnh ở khu vực thành Cổ Loa. Trước đây, chúng ta chưa biết những mũi tên đồng đó được đúc ở đâu. Với việc phát hiện hệ thống lò đúc ở khu vực đền Thượng, chúng ta đã có câu trả lời cho điều đó.

Lúc mới phát hiện được mũi tên đồng, chúng ta đã phần nào tin tưởng được vào truyền thuyết nỏ thần của An Dương Vương, khi phát hiện ra hệ thống lò đúc, giả thuyết đó càng được củng cố với những hạt nhân hợp lý! Điều không thể chối cãi được là ngay ở thành Cổ Loa đã sản xuất được mũi tên đồng vào thời điểm đó.

Với số lượng hàng vạn mũi tên đồng, hàng trăm khuôn đúc được phát hiện, chứng minh rằng, có một đội quân lớn thường trực ở đây. Rõ ràng, Cổ Loa lúc bấy giờ là một trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế lớn và vai trò của An Dương Vương rất lớn, chứ không như thời kỳ Hùng Vương. Nói chính xác là An Dương Vương đã thành công trong việc xây dựng một mô hình nhà nước sơ khai trên cơ sở nền văn hóa Đông Sơn có từ thời kỳ Hùng Vương.

Hiện tượng tìm được rất nhiều mũi tên đồng và trống đồng ở thành Cổ Loa là một thực tế. Nhưng đó không phải cơ sở để khẳng định là: “Rõ ràng, Cổ Loa lúc bấy giờ là một trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế lớn và vai trò của An Dương Vương rất lớn, chứ không như thời kỳ Hùng Vương". Trong khi đoạn trên, chính bà nói: “Đứng về mặt khảo cổ học, với những bằng chứng vật chất, sự chuyển tiếp giữa thời Hùng Vương và thời kỳ An Dương Vương là một sự xuyên suốt, không có đứt quãng. Không phải là An Dương Vương lên thì văn hóa Hùng Vương mất đi, hay Triệu Đà đánh xong An Dương Vương thì văn hóa Đông Sơn mất đi”. Vậy thời Hùng Vương dùng mũi tên bằng tre chăng? Hay cũng dùng tên bằng đồng? Tại sao đây không phải là kho vũ khí của chính các vua Hùng mà An Dương Vương kế thừa, khi mà hai triều đại này là một mạch nối tiếp như chính ba nói? Tại sao xác định được những mũi tên này là của An Dương Vương chứ không phải Hùng vương, khi mà sự chuyển tiếp giữa hai triều đại này và sự tồn tại của An Dương Vương là rất ngắn? Ngay cả việc họ dùng carbon phóng xạ để xác định chính xác niên đại của những mũi tên đồng này đến đơn vị năm thì cũng chưa chắc xác định được kho tên đồng này của ai. Tất nhiên chuyện này là không tưởng với trình độ khoa học hiện nay của quốc tế.

Tại sao đây không phải là khu vục chế tạo vũ khi với quy mô lớn của một quốc gia hùng mạnh, mà nó lại được áp đặt là kinh đô của một nhà nước sơ khai, khi chỉ vì thấy ở đây hàng vạn mũi tên đồng với những lò đúc? Vậy với một số lượng sản xuất lớn như thế tập trung tại một vùng bây giờ gọi là Cổ Loa thì đây phải là một xã hội có sự phân công lao động rất quy mô mới có thể bảo đảm sức sản xuất ở đây và phục vụ chiến tranh. Vấn đề tồn nghi đặt ra là: Tại sao sau khi tiêu diệt kinh thành cổ Loa – theo như luận điểm của bà Huyền cho Cổ Loa là kinh thành của An Dương Vương – thì quân của Nam Việt lại không sử dụng những mũi tên đồng này? Hay là nền văn minh đồ sắt với y phục rực rỡ chê nền văn minh đồng ở trần đóng khố nên đã….. bỏ đi và để mặc cho mưa gió dập vùi và bây giờ mới có cái để đào lên?

Giả thiết của tôi là: Vị trí gọi là Cổ Loa bây giờ khả năng chỉ là một khu vực chế tạo vũ khí với qui mô lớn của một quốc gia hùng mạnh. Nó được chu cấp để chuyên sản xuất vũ khí phục vụ quân đội và không phải kinh đô của Âu Lạc. Khi nhà nước Âu Lạc sụp đổ, nơi đây trở nên hoang phế. Khả năng những mũi tên và vũ khí đồng được người ta tự vùi lấp để không bị chiếm đoạt. Tất nhiên đây cũng chỉ là giả thiết. Nhưng chưa hẳn giả thiết của bà Huyền đã hợp lý hơn.

Tiêu chí khoa học định nghiã cho một giả thuyết khoa học rằng:

“Một giả thuyết khoa học được coi là đúng nếu nó giải thích được hầu hết những hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó một cách nhấtv quán, hoàn chỉnh, có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri”. Bà nói:

Thành Cổ Loa chắc chắn được xây dựng vào thế kỷ 2 trước Công nguyên.

Có thể như thế. Nhưng điều đó không nói lên điều gì khi phản biện giáo sư Lê Mạnh Thát. Nó vẫn có thể là thành luỹ bị hoang phế bởi những hoàn cảnh lịch sử khác.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hiện tượng về giáo sư Lê Mạnh Thát được báo Thanh niên nếu ra không chỉ giới hạn ở báo chí trong nước mà còn cả ở các hãng thông tin ngoại quốc. Dưới đây là thông tin trên BBC - một hãng thông tin có tầm ảnh hưởng rộng - phỏng vấn ông Đinh Xuân Lâm về quan điểm của ông với vấn đề cổ sử Việt. Tất nhiên, những luận điển của ông Đinh Xuân lâm lại tiếp tục là một sai lầm trong cái nhìn của tôi.

Nhưng trước khi tôi phân tích tính chưa hợp lý của ông Đinh Xuân Lâm, xin bạn đọc hãy xem lại toàn văn trả lời phỏng vấn bài phỏng vấn của ông Đinh Xuân Lâm.

Tranh cãi về lịch sử cổ đại Việt Nam

Posted Image

"Chúng tôi cho rằng có một sự hạn chế, về mặt tư liệu, chỉ khai thác chủ yếu một mặt tư liệu thôi".

GS. Đinh Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử

Các phát hiện của nhà tu hành và đồng thời là tiến sĩ, chuyên gia lịch sử Phật giáo và Phật học nổi tiếng của Việt Nam, Thiền sư Lê Mạnh Thát, được đăng trong loạt 7 bài liên tiếp trên báo Thanh Niên trong nước thời gian qua.

Ngay sau khi xuất hiện loạt bài nói trên, một loạt các nhà sử học và giới Việt Nam học trong nước đã lên tiếng với những phản ứng khác nhau.

Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho BBC Việt ngữ ngày 21 tháng Ba vừa qua đánh giá Thiền sư Lê Mạnh Thát là một người có sự nghiên cứu sâu sắc, dày công đặc biệt trong lịch sử Phật giáo.

Tuy nhiên, các luận điểm được cho là gây 'chấn động' đòi đi đến viết lại lịch sử cổ đại và hình thành dân tộc Việt Nam của Thiền sư Lê Mạnh Thát, theo ông, còn phiến diện đặc biệt do sự hạn chế về phương pháp nghiên cứu, tư liệu, nhất là tư liệu khảo cổ học. Trong khi đó Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, trên tờ Sài Gòn Giải phóng số ra gần đây, cho rằng Thiền sư Mạnh Thát có những kết luận quá vội vàng.

Còn nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội này, kiêm Tổng biên tập Tạp chí 'Xưa và Nay', cho rằng Thiền sư là một chuyên gia thiên nhiều về phật học, lịch sử phật giáo hơn là lịch sử dân tộc.

Hạn chế phương pháp

Giáo sư Đinh Xuân Lâm, người từng tham gia viết nhiều sách giáo khoa và biên khảo sử học Việt Nam nhiều giai đoạn, cho biết, nhìn chung ông hoan nghênh các nghiên cứu mới về lịch sử nói chung và lịch sử dân tộc nói riêng.

Nhưng ông đánh giá phương pháp của Thiền sư: "Chúng tôi cho rằng có một sự hạn chế, về mặt tư liệu, chỉ khai thác chủ yếu một mặt tư liệu thôi."

"Về mặt phương pháp khoa học nghiên cứu sử học, thì phải mở rộng cái diện nghiên cứu các nguồn tư liệu và phải tiến hành đối chiếu, so sánh các nguồn tư liệu trước khi đi tới một sự khẳng định," Giáo sư Đinh Xuân Lâm nói.

Về luận điểm của Thiền sư Tiến sĩ Lê Mạnh Thát liên quan đến việc cho rằng không hề có các Triều đại An Dương Vương, Triệu Đà trong lịch sử Việt Nam, Giáo sư Đinh Xuân Lâm đánh giá rằng ông Lê Mạnh Thát không sử dụng, không đề cập, không khai thác đúng mức các tài liệu về khảo cổ học.

Ông phản biện: "Tôi thấy hoàn toàn trong các bài của Lê Mạnh Thát không khai thác các mặt tư liệu đó. Cổ Loa đã đào được rất nhiều các di vật, các di tích khẳng định đấy là một địa điểm quan trọng trong nền văn hoá lúc thời bấy giờ."

Tuy nhiên, Giáo sư Đinh Xuân Lâm cũng cho biết giới sử học trước đây chưa biết nhiều đến các công trình của Thiền sư Lê Mạnh Thát có liên quan đến lịch sử dân tộc.

Một dịp trao đổi

Giáo sư Lâm cho hay, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã có ý kiến đề nghị mời Thiền sư Mạnh Thát và các học giả, đồng nghiệp cùng quan điểm, luận điểm của ông tham dự một cuộc trao đổi khoa học công khai do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức.

Khi được hỏi trong sự so sánh với quan điểm được cho là có phần nào dân tộc trung tâm luận theo cách nhìn kiểu của GS. Trần Ngọc Thêm trước đây, ở tiếp cận của Thiền sư, GS. Đinh Xuân Lâm cho rằng Thiền sư Lê Mạnh Thát có phần thiên về "dân tộc", và đây được cho là một hạn chế khác của sử gia phật giáo này.

Giáo sư Lâm cho biết ông chưa thấy ý kiến phản hồi của Thiền sư Thát.

Song trên thực tế, như trong cuộc trả lời phỏng vấn trước đó ngày 19 tháng Ba, với BBC Việt ngữ, về việc chuẩn bị cho Đại lễ Phật đản Quốc tế ở Việt Nam sắp tới, Thiền sư Lê Mạnh Thát đã cho biết ông sẵn sàng nhận lời đối thoại học thuật của Hội Sử học Việt Nam.

Posted Image Posted ImageTrước đây ít người biết, không phải là vì vấn đề không quan trọng, cho nên ít người trao đổi ý kiến. Đây là một dịp tốt để trao đổi ý kiến.

Posted Image

GS. Đinh Xuân Lâm Vị Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nhấn mạnh việc các bài báo của Thiền sư xuất hiện vừa qua và các bình luận, tranh biện, phản biện tiếp theo hiện nay đã làm cho nhiều người chú ý hơn đến các công trình của Thiền sư Lê Mạnh Thát.

Ông nói "Trước đây ít người biết, không phải là vì vấn đề không quan trọng, cho nên ít người trao đổi ý kiến. Đây là một dịp tốt để trao đổi ý kiến".

Trên thực tế, nhiều luận điểm của Thiền sư, Tiến sĩ Lê Mạnh Thát được tờ báo mang tính chất đại chúng Thanh Niên đăng tải liên tục trong hơn một tháng qua, đã được Thiền sư trình bày kỹ lưỡng, đầy đủ hơn từ trước trong ít nhất hai công trình của ông xuất bản mới đây một thời gian ở Việt Nam.

Đó là các cuốn "Tổng tập Văn học Phật Giáo Việt Nam" và "Lịch sử Phật Giáo Việt Nam" do Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành.

Một số trong các luận điểm chính của Thiền sư Lê Mạnh Thát, còn được biết tới với tên gọi Hoà thượng Thích Trí Siêu, được trình bày trong các loạt bài báo bắt đầu từ cuối tháng 2.

Các luận điểm được trình bày dưới dạng phỏng vấn dài kỳ và được thuật lại một cách gián tiếp.

Đặt lại lịch sử

Trong các bài này, ông không thừa nhận có Triều Đại Thục phán An Dương Vương trong lịch sử Việt Nam. Đây chỉ là một triều đại được huyền thoại hoá theo một mô-típ vay mượn từ sử thi Ấn Độ.

Do đó, theo ông, không có chuyện Triệu Đà xâm lược mảnh đất mà ngày nay được gọi là Việt Nam. Cũng theo lôgíc đó, không thể xếp Triệu Đà là một triều đại Việt như các sách sử cũ của Việt Nam từng chép.

Posted Image Posted Image

Thiền sư Lê Mạnh Thát cho rằng không có thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc

Ngoài ra, vẫn theo Thiền sư, nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc không thực sự đô hộ Việt Nam trên thực tế mà chỉ thống trị "khống" trên giấy tờ.

Không có một nghìn năm Bắc thuộc của Việt Nam dưới sự thống trị của Phong kiến phương Bắc như sử sách Việt Nam xưa nay chép, kể cả sử học trong nước hiện nay.

Các diễn biến lịch sử đấu tranh giữ nước trên mảnh đất mà ngày này được gọi là Việt Nam, là các cuộc kháng chiến của một quốc gia văn minh. có đầy đủ tư cách độc lập chống lại sự xâm lược và âm mưu xâm lược của một quốc gia khác.

Theo các bài báo, thuật lại lời thiền sư, Việt Nam đã có một nền văn minh chữ viết, luật pháp thành văn và văn hoá rực rỡ từ rất sớm và không hề kém Trung Hoa hoặc nhiều quốc gia khác.

Nhiều sử liệu, thư tịch cổ, cũ, mà giới sử học Việt Nam từ trước tới nay vẫn sử dụng lại căn cứ trên những công trình sử học đã bị viết theo cách nhìn của người Hán và phong kiến Trung Hoa, nên thiếu tính khách quan đối với chính lịch sử dân tộc và đất nước v.v...

Được biết, Thiền sư Lê Mạnh Thát trước đây đã từng có thời gian đi tù do các hoạt động Phật giáo sau năm 1975 dưới chính quyền CHXHCN Việt Nam.

Hiện nay, ông được Hà Nội chỉ định làm Trưởng Ban tổ chức Đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2008 sắp được tổ chức ở Việt Nam vào trung tuần tháng 5 tới đây.

Nguồn BBC

Thiên Sứ giới thiệu

Share this post


Link to post
Share on other sites

ÔNG ĐINH XUÂN LÂM TRÊN BBC

Có thể nói rằng: Kể từ khi luận điểm của thiền sư Lê Mạnh Thát được quảng bá trên báo Thanh Niên thì hầu hết nhưng nhà nghiên cứu hàng đầu của Hôi nghiên cứu khoa học lịch sử Việt Nam đều đã lên tiếng phản bác. Bài trả lời phỏng vấn của ông Đinh Xuân Lâm với chức danh giáo sư phó chú tịch Hội nghiên cứu lịch sử đã chứng tỏ điều này (Xin xem bài viết của BBC ngay phía trên đây). Nhưng những luận điểm của ông Đinh Xuân Lâm cũng không chặt chẽ. Và điều này được chứng minh trong bài viết này.

Trong bài này, xin được lưu ý bạn đọc là: phần trích dẫn được hiển thị bằng màu xanh, chính văn của tôi hiển thị bằng màu đen.

Đoạn mở đầu BBC viết:

“Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho BBC Việt ngữ ngày 21 tháng Ba vừa qua đánh giá Thiền sư Lê Mạnh Thát là một người có sự nghiên cứu sâu sắc, dày công đặc biệt trong lịch sử Phật giáo. Tuy nhiên, các luận điểm được cho là gây 'chấn động' đòi đi đến viết lại lịch sử cổ đại và hình thành dân tộc Việt Nam của Thiền sư Lê Mạnh Thát, theo ông, còn phiến diện đặc biệt do sự hạn chế về phương pháp nghiên cứu, tư liệu, nhất là tư liệu khảo cổ học”.

Qua đoạn văn mở đầu trên, chúng ta thấy rằng: Ông Đinh Xuân Lâm đã đặt vấn đề cho rằng giáo sư Lê Mạnh Thát “đòi đi đến viết lại lịch sử cổ đại và hình thành dân tộc Việt Nam”

Như vậy chúng ta phải đặt vấn đề như thế nào là viết lại lịch sử cổ đại và viết lại như thế nào? Vì sao phải viết lại? Từ hàng ngàn năm trước truyền thống văn hóa sử của dân tộc Việt vẫn quan niệm rằng: Dân tộc Việt trải một lịch sử văn hiến gần 5000 năm. Trước đây quan niệm này là truyền thống lưu truyền trong dân gian qua hàng ngàn năm Bắc thuộc và sau này được chính sử ghi nhận khi dân tộc Việt hưng quốc. Với quan điểm lịch sử cho rằng: Lịch sử dân tộc Việt chỉ bắt đầu từ khoảng thế kỷ thứ VII trước CN và “Thời Hùng Vương chỉ là liên minh gốm 15 bộ lạc” với những người dân “ở trần đóng khố” có phải là viết lại lịch sử hay không? Nếu cho rằng đây là vấn đề khoa học và đã chính thức coi là khoa học thì tất nhiên không thể đặt vấn đề viết lại lịch sử vốn là một khái niệm gần gũi với tính chủ quan, mà cần đặt vấn đề những phát hiện nhằm tìm về cội nguồn dân tộc. Tất nhiên những phát hiện đó có thể đúng và có thể sai – nhân danh khoa học. Giáo sư Lê Mạnh Thát chỉ đặt vấn đề tìm về cội nguồn và chứng minh cho lịch sử truyền thống của nền văn hiến Việt mà thôi. Với những quan điểm khác nhau cùng một vấn đề và hiện tượng và cùng nhân danh khoa học thì lấy cái gì để thẩm định những luận điểm đó? Hiển nhiên không phải vì số đông, cũng không phải vì học vị và chức danh với những phương tiện khoa học. Lịch sử khoa học đã chứng minh điều này. Như vậy, muốn thẩm định một luận điểm, giả thiết hay phương pháp khoa học thì cần phải có tiêu chí khoa học.

Nếu so sánh với tiêu chí khoa học thì quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử trải gần 5000 năm văn hiến Việt hoàn toàn không hề có cơ sở khoa học. nó chỉ dựa trên sự hoài nghi vì tính chưa rõ ràng của lịch sử bị vùi lấp.

Bởi vậy nếu nói chính xác thì câu trên của ông Đinh Xuân Lâm cần phải hiểu là:

“Tuy nhiên, các luận điểm được cho là gây 'chấn động' đòi đi đến phục hồi lịch sử văn hiến truyền thống và hình thành dân tộc Việt Nam trải gần 5000 năm của Thiền sư Lê Mạnh Thát” .

Nhìn chung trontg các bài viết của những nhà sử học có chức vị ở Hội lịch sử đều cho rằng giáo sư Lê Mạnh Thát quá vội vàng:

Ông Đinh Xuân Lâm nói: “còn phiến diện đặc biệt do sự hạn chế về phương pháp nghiên cứu, tư liệu, nhất là tư liệu khảo cổ học”.

và -

Trong khi đó Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, trên tờ Sài Gòn Giải phóng số ra gần đây, cho rằng Thiền sư Mạnh Thát có những kết luận quá vội vàng.

Theo BBC thì ông Dương Trung Quốc cũng cho rằng:

Còn nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội này, kiêm Tổng biên tập Tạp chí 'Xưa và Nay', cho rằng Thiền sư là một chuyên gia thiên nhiều về phật học, lịch sử phật giáo hơn là lịch sử dân tộc.

Quan niệm cho rằng giáo sư Lê Mạnh Thát “Thiên về lịch sử Phật giáo hơn lịch sử dân tộc” cũng như quan niệm của ông Đinh Xuân Lâm cho rằng: “còn phiến diện đặc biệt do sự hạn chế về phương pháp nghiên cứu, tư liệu, nhất là tư liệu khảo cổ học”. không phải cơ sở phản biện. Bởi vì không phải chỉ có bằng chuyên môn và có đầy đủ phương tiện mới có khả năng tiếp cận chân lý. Phương tiện là yếu tố cần chứ không phải yếu tố quyết định cho việc tiếp cận chân lý. Chúng ta đặt giả thiết rằng: Nếu giáo sư Lê Mạnh Thát bảo rằng: Đức Thích Ca mâu ni sang truyền giáo đầu tiên dưới thời Hùng Vương thứ 16 thì các ông do không chuyên về lịch sử Phật giáo sẽ không dám phản biện vì không chuyên ngành về lịch sử Phật giáo chăng?

Giáo sư Trinh Xuân Thuận – một trong những nhà vật lý thiên văn có tên tuổi quốc tế - tất nhiên là đủ tư cách để nhân danh khoa học phát biểu:

"Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ cũng phải viện dẫn đến toàn bộ lịch sử hình thành vũ trụ”.

Như vậy thì về lý thuyết – tôi nhắc lại là “về lý thuyết” - theo nguyên lý của giáo sư Trịnh Xuân Thuận - chỉ cấn một mái đình trong làng – đủ để phục hồi lại toàn bộ lịch sử Việt – vốn là một bộ phận của lịch sử vũ trụ. Huống chi là cả một kho tàng lịch sử Phật giáo liên quan đến sử Việt. Và cũng chưa hẳn giáo sư Lê Mạnh Thát đã không tham khảo các sách sử hoặc văn hoá liên quan.

Chúng ta xem tiếp luận điểm của ông Đinh Xuân Lâm qua BBC:

Hạn chế phương pháp

Giáo sư Đinh Xuân Lâm, người từng tham gia viết nhiều sách giáo khoa và biên khảo sử học Việt Nam nhiều giai đoạn, cho biết, nhìn chung ông hoan nghênh các nghiên cứu mới về lịch sử nói chung và lịch sử dân tộc nói riêng.

(Qua phát biểu này Thiên Sứ tôi hy vọng những nghiên cứu của tôi cũng được hoan nghênh)

Nhưng ông đánh giá phương pháp của Thiền sư: "Chúng tôi cho rằng có một sự hạn chế, về mặt tư liệu, chỉ khai thác chủ yếu một mặt tư liệu thôi."

"Về mặt phương pháp khoa học nghiên cứu sử học, thì phải mở rộng cái diện nghiên cứu các nguồn tư liệu và phải tiến hành đối chiếu, so sánh các nguồn tư liệu trước khi đi tới một sự khẳng định,"

Một câu phát biểu có hình thức rất hàn lâm! Nhưng quan xét kỹ lại thấy thiếu hẳn một vấn đề quan trọng là: Một tiêu chí khoa học cho phương pháp khảo cứu.

Chúng ta giả thiết cho rằng một nhà nghiên cứu nào đó đã “mở rộng cái diện nghiên cứu các nguồn tư liệu và phải tiến hành đối chiếu, so sánh các nguồn tư liệu”. Nhưng trước sự mơ hồ của hàng đống tư liệu, di vật, di sản văn hoá liên quan….đôi khi mâu thuẫn nhau. Nếu không có tiêu chí khoa học và một định hướng đúng thì kết quả khảo cứu vẫn mắc sai lầm. Lịch sử khoa học đã minh chứng điều này – khi mà “Hầu hết những nhà khoa học trong nước “ và được “công đồng khoa học thế giới” thừa nhận một quan điểm lịch sử phủ nhận những gía trị văn hiến Việt thì quan điểm này lại chứng minh rằng “Trong Thủy chết sau ba năm mới sinh con” . Bởi vậy, việc giáo sư Lê Mạnh Thát chỉ khai thác “một mặt tư liệu” thì đó là phương pháp tiếp cận của giáo sư với lịch sử. Vấn đề là một sự giải trình hợp lý trên cơ sở nghiên cứu đó và khả năng giải thích hợp lý tiếp theo được những vấn đề liên quan, chứ không phải là phương pháp tiếp cận tư liệu. . Chứ đâu có thể chi căn cứ vào cách tiếp cận lịch sử rồi cho nó sai được.Việc “phải mở rộng cái diện nghiên cứu các nguồn tư liệu và phải tiến hành đối chiếu, so sánh các nguồn tư liệu trước khi đi tới một sự khẳng định," là một yếu tố cần, chứ không phải yếu tố quyết định. Cách tiếp cận của thiền sư Lê Mạnh Thát có thể là một cách tiếp cận đơn chiều. Nhưng kết quả là luận điểm rút ra từ cách tiếp cận đó phải được thẩm định bằng tiêu chí khoa học chứ không phải được thẩm định bằng cách tiếp cân tư liệu.

Tô nhận thấy rằng: Có rất nhiều bằng chứng chứng minh cho nền văn hiến Việt khá phổ biến trong giới nghiên cứu. Nhưng không hề thấy những người có quan điểm phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống Việt nhắc đến. Vậy họ đối chiếu và so sánh cài gì?

Giáo sư Đinh Xuân Lâm nói:

Về luận điểm của Thiền sư Tiến sĩ Lê Mạnh Thát liên quan đến việc cho rằng không hề có các Triều đại An Dương Vương, Triệu Đà trong lịch sử Việt Nam, Giáo sư Đinh Xuân Lâm đánh giá rằng ông Lê Mạnh Thát không sử dụng, không đề cập, không khai thác đúng mức các tài liệu về khảo cổ học.

Về vấn đề này, tôi cho rằng: Giáo sư Lê Mạnh Thát đã sai trong luận điểm rằng: “không hề có các Triều đại An Dương Vương, Triệu Đà trong lịch sử Việt Nam” .Nhưng cái sai này sẽ được chứng minh một cách khoa học nhân danh lịch sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Nếu trong cuộc hội thảo do Hội khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức, người ta chỉ ra được cái sai của giáo sư Lê Mạnh Thát thì không có nghĩa rằng “Lịch sử văn hiến Việt trải gần 5000 năm” không phải chân lý.

Hay nói cách khác: Không thể vì giáo sư Lê Mạnh Thát sai mà quan điểm phủ nhận lịch sử truyền thống lịch sử văn hiến trải gần 5000 năm của dân tộc Việt được coi là đúng.

Điều này được phân tích ngay sau đây.

Còn vấn đề ông Đinh Xuân Lâm viết sau đây cũng chẳng nói lên được điều gì để phản biện giáo sư Lê Mạnh Thát;

* “Giáo sư Đinh Xuân Lâm đánh giá rằng ông Lê Mạnh Thát không sử dụng, không đề cập, không khai thác đúng mức các tài liệu về khảo cổ học”.

* “Ông phản biện: "Tôi thấy hoàn toàn trong các bài của Lê Mạnh Thát không khai thác các mặt tư liệu đó. Cổ Loa đã đào được rất nhiều các di vật, các di tích khẳng định đấy là một địa điểm quan trọng trong nền văn hoá lúc thời bấy giờ." .

Những di sản đào được ở thành Cổ Loa là một thực tại khách quan. Nhưng tự nó không chứng minh được rằng đây chính là kinh đô của An Dương Vương và tại đây đã xảy ra một trận huyết chiến tại giữa hai quôc gia Âu Lạc và Nam Việt. ..vv…Luận điểm cho rằng “ đây chính là kinh đô của An Dương Vương” hoàn toàn là sự gán ép khiên cưỡng, không hê có sự giải thích hợp lý nào cho việc này. Chưa nói đến khả năng phân tích hợp lý những diễn biến tiếp theo cho sự tồn tại của những di sản đó. Đây không phải luận điểm phản biện thuyết phục với quan điểm của giáo sư Lê Mạnh Thát, mặc dù giáo sư Lê Mạnh Thát có thể sai.

Sự mâu thuận trong luận điểm của giáo sư Đinh Xuân Lâm còn thể hiện như sau:

Tuy nhiên, Giáo sư Đinh Xuân Lâm cũng cho biết giới sử học trước đây chưa biết nhiều đến các công trình của Thiền sư Lê Mạnh Thát có liên quan đến lịch sử dân tộc.

So sánh câu này với câu trước:

"Về mặt phương pháp khoa học nghiên cứu sử học, thì phải mở rộng cái diện nghiên cứu các nguồn tư liệu và phải tiến hành đối chiếu, so sánh các nguồn tư liệu trước khi đi tới một sự khẳng định,"

Như vậy, chính hiện tượng thiền sư Lê Mạnh Thát dẫn các tư liệu Phật pháp cho thấy các ông cũng chưa “mở rộng diện nghiên cứu các nguồn tư liệu” sang lịch sử Phật pháp, nên giáo sư Lê Mạnh Thát mới có cơ sở để đặt lại vấn đề.

Nhưng đáng lưu ý hơn là đoạn sau đây: Xin lưu ý phần in đậm.

Một dịp trao đổi

Giáo sư Lâm cho hay, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã có ý kiến đề nghị mời Thiền sư Mạnh Thát và các học giả, đồng nghiệp cùng quan điểm, luận điểm của ông tham dự một cuộc trao đổi khoa học công khai do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức.

Khi được hỏi trong sự so sánh với quan điểm được cho là có phần nào dân tộc trung tâm luận theo cách nhìn kiểu của GS. Trần Ngọc Thêm trước đây, ở tiếp cận của Thiền sư, GS. Đinh Xuân Lâm cho rằng Thiền sư Lê Mạnh Thát có phần thiên về "dân tộc", và đây được cho là một hạn chế khác của sử gia phật giáo này.

Chúng ta thấy quan niệm của ông Đinh Xuân Lâm cho rằng “Thiên về dân tộc” “hạn chế của sử gia Phật giáo này” là một luận điểm hoàn tòan chủ quan. Có lẽ tôi không muốn phân tích sâu câu nói của ông Đinh Xuân Lâm. Nhưng về tính hợp lý – vốn là một tiêu chí khoa học – thì khi người ta tìm về cội nguồn lịch sử dân tộc nói chung, cho dù với quan điểm nào thì nó phải liên quan đến dân tộc đó. Nếu không thiên về dân tộc đó thì thiên về cái gì? Vậy cứ minh chứng tốt cho dân tộc - là đối tượng nghiên cứu – thì không khách quan chăng? Cứ phải tìm chỗ để chê, mới là không thiên về dân tộc chăng? Yêu nước, yêu dân tộc và việc minh chứng khách quan khoa học cho lịch sử dân tộc là hai phạm trù khác nhau, cho dù nó có thể ở trong một con người. Tôi nghĩ điều này là hiển nhiên và không cần phải chứng mình.

Một lập luận cực kỳ chủ quan như vậy từ một người có chức danh đứng đầu Hội Nghiên cứu khoa học lịch sử Việt Nam đủ để đặt vấn đề hoài nghi tính khách quan khoa học cho luận điểm phủ nhận những gía trị văn hoá sử truyền thống của dân tộc Việt.

Trong toàn bộ bài viết của BBc, tôi thấy chỉ có ý kiến của ông Đinh Xuân Lâm sau đây là mang tính tương đối khách quan:

Vị Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nhấn mạnh việc các bài báo của Thiền sư xuất hiện vừa qua và các bình luận, tranh biện, phản biện tiếp theo hiện nay đã làm cho nhiều người chú ý hơn đến các công trình của Thiền sư Lê Mạnh Thát.

Ông nói "Trước đây ít người biết, không phải là vì vấn đề không quan trọng, cho nên ít người trao đổi ý kiến. Đây là một dịp tốt để trao đổi ý kiến".

Đúng vậy! Có lẽ chúng tôi cũng rất muốn trao đổi ý kiến về cổ sử Việt một cách thẳng thắn và khách quan và chúng tôi cũng cho rằng đây là dịp tốt rất hiếm hỏi để trao đổi ý kiến. Tuy nhiên tôi còn hoài nghi ý kiến dưới đây:

Giáo sư Lâm cho biết ông chưa thấy ý kiến phản hồi của Thiền sư Thát. Song trên thực tế, như trong cuộc trả lời phỏng vấn trước đó ngày 19 tháng Ba, với BBC Việt ngữ, về việc chuẩn bị cho Đại lễ Phật đản Quốc tế ở Việt Nam sắp tới, Thiền sư Lê Mạnh Thát đã cho biết ông sẵn sàng nhận lời đối thoại học thuật của Hội Sử học Việt Nam.

Bởi vì, những chức danh cao cấp nhất của Hội nghiên cứu khoa học Lịch sử Việt Nam đều thống nhất cho rằng thiên sư Lê Mạnh Thát sai, nay lại đứng ra tổ chức hội thảo e rằng chưa thật sự khách quan.

Đáng nhẽ ra bài viết được kết thúc ở đây vì mục tiêu của nó là bày tỏ quan điểm của tôi với lời phát biểu của ông Đinh Xuân Lâm trên BBC đã hoàn tất. Nhưng tôi phải viết cho thêm chính lời kết luận của BBC vì thông tin cá nhân được đăng tải không ăn nhập gì với nội dung bài viết này:

Được biết, Thiền sư Lê Mạnh Thát trước đây đã từng có thời gian đi tù do các hoạt động Phật giáo sau năm 1975 dưới chính quyền CHXHCN Việt Nam.

Hiện nay, ông được Hà Nội chỉ định làm Trưởng Ban tổ chức Đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2008 sắp được tổ chức ở Việt Nam vào trung tuần tháng 5 tới đây.

Thiền Sư Lê Mạnh Thát đi tù hay làm trưởng ban tổ chức Đại lễ Phật Đản, chăng liên quan gì đến luận điểm của ông ta về cội nguồn lịch sử dân tộc. Nó vẫn có thể đúng hoặc sai. Thông tin này tôi nghĩ là thừa hoặc có dụng ý.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một dịp trao đổi

Giáo sư Lâm cho hay, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã có ý kiến đề nghị mời Thiền sư Mạnh Thát và các học giả, đồng nghiệp cùng quan điểm, luận điểm của ông tham dự một cuộc trao đổi khoa học công khai do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức.

Không biết sự kiện này có được tổ chức ko , chú Thiên Sứ !!?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hung303 thân mến.

Chủ e rằng khó sảy ra.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gởi anh Thiên Sứ bài trả lời được bình chọn là "hay nhất" dưới đây, không biết cái bình chọn "hay nhất" này mang tính châm biếm hay nghiêm túc về con người & sự việc mà tôi thấy "túm lại" chẳng coi GS Lê Mạnh Thát ra gì cả.

Nguồn : http://vn.answers.yahoo.com/question/index...29000851AA0kRtZ

Thiền sư Lê Mạnh Thát - Thích Trí Siêu công bố nhầm lẫn trong sử Việt là không hề có An Dương Vương nào cả

Ý kiến các bạn thế nào, nếu nghiêm túc sao không thấy hội đồng phản biện nào cả, hay ông này muốn tạo scandal chơi nổi?

rất mong tham gia vì liên quan đến sử Việt mà trước đây ta vẫn học

Câu trả lời hay nhất - Do người sử dụng bình chọn

TỜ BÁO GÂY CHẤN ĐỘNG NGƯỜI ĐỌC....

Mấy hôm nay, Báo TN đăng liên tiếp nhiều kỳ một bài báo cực kỳ chấn động, theo kiểu...."theo nguồn tin riêng của TN" mà ai cũng biết....

Loạt bài báo "Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động" đã gây chấn động cho người đọc bằng những phát hiện lịch sử chả có gì chấn động.... Lại đăng cực kỳ hoành tráng, vỗ béo y như Duyên dáng Việt Nam.

Bài đầu tiên phê phán Lê Quý Đôn "lôi thôi" vì "bài Xuân nhật tức sự, được Lê Quý Đôn chép trong Kiến văn tiểu lục và ghi là của thiền sư Huyền Quang thời nhà Trần (1254-1334). Từ đó nhiều thế hệ học giả đã dẫn giải, bình luận, coi là một kiệt tác thi ca chữ Hán của Việt Nam. Trên tạp chí Văn học số 1-1984, lần đầu tiên giáo sư Lê Mạnh Thát đã đưa ra tài liệu chứng minh bài thơ trên không phải của thiền sư Huyền Quang mà của thiền sư Ảo Đường Trung Nhân (?-1203) thời nhà Tống bên Trung Quốc." Thiết nghĩ Lê Quý Đôn thời đó làm sao có đủ tài liệu và phương tiện di chuyển như bây giờ để xác minh bài đó của ai? Lê Quý Đôn cũng chả phải là người "phát hiện" ra bài thơ đó, ông chỉ ghi lại mà thôi. Và ông cũng không nghĩ mấy trăm năm sau có người phê bình ông là "lôi thôi"....

Bài thứ 2 quyết Làm trong sạch những trang sử của tổ tiên bờ cõi (?) bằng cách loại bỏ truyền thuyết An Dương Vương và nước Nam Việt của Triệu Đà ra khỏi lịch sử nước ta! Thôi thế thì thôi, Cổ Loa Thành, Mỵ Châu, Trọng Thủy tiêu tùng.... Ông này dẫn việc 3 trong 4 quyển sử của Trung Quốc Giao châu ngoại vức ký, Quảng Châu ký, Nam Việt chí và Nhật Nam truyện là không đáng tin cậy, rồi ông dẫn 1 quyển sử khác cũng của Trung Quốc mà theo ông là đáng tin. Cũng là đồ đi mượn, vậy phải cùng nhau xác định xem cuốn nào đáng tin đã chứ? Đi đòi những điều mơ hồ làm gì?

Nhưng túm lại thì:

"Những kết luận của giáo sư Lê Mạnh Thát có thể và cần được các nhà sử học tiếp tục bổ sung, nhưng không có gì thái quá khi nói rằng với phát hiện đó trên nền tảng những thành quả quan trọng trong cuộc nghiên cứu lớn về thời Hùng Vương trong thời gian chống Mỹ, chúng ta có thể và phải dựng lại lịch sử thời đại Hùng Vương với những sự thật của nó. Nó một lần nữa chứng minh việc Nhà nước ta lấy ngày giỗ tổ Hùng Vương làm Quốc Giỗ là vô cùng đúng đắn" (LINK)

Nếu là "phát hiện lịch sử chấn động mà còn phải "tiếp tục bổ sung" và đăng bài gọi là "chấn động" thì quả là chấn động thật nhỉ? Thách ai dựng lại được lịch sử thời Hùng Vương đấy!

Nhưng cái ông phát hiện ra những sự kiện lịch sử chấn động này - Thiền sư Lê Mạnh Thát - là ai? Search trên Google chả thấy tên ông ấy trên trang nào khác ngoài tờ báo đã đăng bài ông ấy.... Đương nhiên người ta uyên thâm và nổi tiếng không phải trên google, nhưng ít ra cũng phải có 1 cái gì đó chứ?

Có lẽ việc phát hiện ra ông này cũng là một phát hiện chấn động chăng?

67% 2 phiếu bầu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gửi anh Trần Phương.

Về hiện tượng Lê Mạnh Thát và những ý kiến của những người có học vị liên quan, tôi đã kết luận từ lâu rồi: "Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm".

Bài viết mà anh đưa lên chỉ là ý kiến mang tính cảm nhận của cá nhân, không phải là một bài khảo cứu phản biện nghiêm túc. Bởi vậy tôi không có ý kiến gì.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi xem lại bài viết của anh Trần Phượng thấy có một câu sau đây:

Thách ai dựng lại được lịch sử thời Hùng Vương đấy!

Thật là điều đáng buồn!

Tôi nghĩ với một người ít khi bước ra khỏi nhà như tôi, bây giờ ai đó chứng minh một cách hợp lý cho tôi hiểu được rằng: "Trên thế giới này đang tồn tại một quốc gia là Hoa Kỳ, chắc cũng khó như chứng minh thời Hùng Vương vậy!".

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết dưới đây trên sggp.org.vn có nội dung trả lời phỏng vấn của giáo sư Phan Huy Lê – Chủ tịch hội khoa học Việt Nam – liên quan đến topic này. Tôi xin đưa toàn văn lên đây để bạn đọc tham khảo và sau đó sẽ là những bài phân tích của tôi liên quan đến nhận định của giáo sư Phan Huy Lê trong bài này.

Thiên Sứ

*

Về việc “Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động”

- Kết luận quá vội vàng, chưa đủ chứng cứ khoa học và thiếu sức thuyết phục

Thứ năm, 13/03/2008, 23:05 (GMT+7)

Xung quanh những vấn đề báo Thanh Niên nêu ra trong thời gian vừa qua, cho rằng đó là những phát hiện lịch sử của Thiền sư Lê Mạnh Thát và cần viết lại lịch sử dân tộc, phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với Giáo sư Phan Huy Lê (ảnh) – Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam.

Từ băn khoăn đến kinh ngạc

* Phóng viên: Với tư cách là một nhà sử học, Giáo sư nhìn nhận như thế nào những vấn đề mà Báo Thanh niên đưa ra trong thời gian qua?

Giáo sư PHAN HUY LÊ: Loạt bài 7 kỳ của Báo Thanh niên với đầu đề “Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động” rất gây sự chú ý của người đọc. Về một mặt nào đó, loạt bài đã gây chấn động trong dư luận xã hội. Tôi đã nhận được rất nhiều thư và điện thoại của bạn đọc, bạn đồng nghiệp và nhiều người yêu lịch sử dân tộc, hỏi về những vấn đề liên quan, ngay khi loạt bài khởi đăng.

Đọc kỹ những bài báo đó, ấn tượng đầu tiên của tôi là rất băn khoăn. Không rõ nhà báo Hoàng Hải Vân có phản ánh đúng thực sự thái độ của Thiền sư Lê Mạnh Thát về những vấn đề đã đặt ra đó hay không?

Thiền sư Lê Mạnh Thát thì tôi đã có dịp gặp gỡ, tiếp xúc trong cuộc hội thảo khoa học về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử tổ chức tại Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và sau đó cùng đi thăm các chùa tháp tại Yên Tử. Đó là cuộc tiếp xúc rất cởi mở và để lại trong tôi ấn tượng tốt đẹp về Thiền sư với tư cách là một thiền sư và là một học giả nghiên cứu chuyên sâu về Phật giáo Việt Nam. Chính vì vậy, tôi rất kinh ngạc về thái độ của Thiền sư thể hiện trên Báo Thanh niên.

Ví dụ như khi nói về Lê Quý Đôn, nói là “ông Lê Quý Đôn mà cũng lôi thôi quá”. Mà điều đó chỉ dựa trên một đoạn ngắn trong “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn viết về Thiền sư Hương Hải, mà trong đó Lê Quý Đôn đã dẫn rất rõ là theo cuốn sách “Hương Hải thiền sư ngự lục” do các học trò của Thiền sư Hương Hải sưu tầm và biên soạn.

Dĩ nhiên theo kết quả thẩm định công phu của Thiền sư Lê Mạnh Thát thì những người sưu tầm đã nhầm lẫn, đưa vào tác phẩm một số bài thơ không phải của Thiền sư Hương Hải. Nhưng không ai có thể phủ nhận Lê Quý Đôn là một nhà bác học lớn của dân tộc, có nhiều tác phẩm biên khảo có giá trị, để lại một di sản đồ sộ với nhiều cống hiến cực kỳ có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa dân tộc.

Cũng như bất kỳ nhà khoa học nào, nhất là về khoa học xã hội, suốt cả cuộc đời làm việc, trong toàn bộ những tác phẩm để lại, tránh sao được một số sơ suất. Hay thái độ đối với Ngô Sỹ Liên, một nhà sử học lớn, người đã biên soạn bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” thời Lê sơ.

Thực ra, bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” cũng có một số sơ suất mà chúng tôi đã phát hiện và đính chính. Và chính Lê Quý Đôn cũng đã bổ chính một số nhầm lẫn cho bộ sách này. Tuy nhiên chỉ với lời bình luận về nhân vật Sỹ Nhiếp viết trên tinh thần Nho giáo mà Thiền sư lại đưa ra những lời bình luận là “nhắm mắt nói càn” và “thật khốn nạn hết chỗ nói”… Tôi hết sức kinh ngạc những điều lời lẽ đó.

Tôi không tin rằng đây là lời và thái độ của Thiền sư Lê Mạnh Thát. Nhưng dù sao, qua ngòi bút của tác giả Hoàng Hải Vân, thì tất cả người đọc đều cho rằng đó là phát biểu của Thiền sư. Ông là một nhà tu hành và là một học giả, nên tôi vẫn băn khoăn và trong lòng vẫn nghĩ rằng, dù bực bội đến đâu, cũng không thể thốt ra những lời “bất kính” như vậy đối với các bậc học giả tiền bối của dân tộc.

* Từ băn khoăn đó, Giáo sư đã tìm hiểu vấn đề này như thế nào?

* Cái tôi quan tâm là những nội dung vấn đề được đề cập đến. Tôi không muốn nghiên cứu qua những bài báo nói trên, mà muốn xem xét từ trong các công trình mà Thiền sư đã công bố. Tôi đã đọc những công trình nghiên cứu của Thiền sư Lê Mạnh Thát và trong tay tôi trước đó có 2 công trình liên quan đến những vấn đề nói trên từ khi mới phát hành.

Đó là “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” – tập 1 (từ khởi thủy đến thời Lý Nam Đế); “Tổng tập Văn học Phật giáo Việt Nam” - tập 1. Riêng cuốn “Lục độ Tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta” (cuốn được xem là cơ sở trích dẫn nhiều nhất trên Báo Thanh niên), vì không có trong tay, mà theo tôi biết thì chỉ in với số lượng nhỏ, phát hành ở TPHCM, nên tôi đã cấp tốc nhờ bạn bè tìm hộ.

Hiện tôi có đủ 2 bản: bản xuất bản năm 1972 ở Sài Gòn của Tu thư Đại học Vạn Hạnh và bản thứ hai mới tái bản năm 2005 của NXB Tổng hợp TPHCM. Nội dung 2 bản này hoàn toàn giống nhau.

Không có An Dương Vương thì giải thích như thế nào về thành Cổ Loa?

* Khi đã có những cuốn sách này trong tay và nghiên cứu những vấn đề liên quan, Giáo sư có ý kiến như thế nào về những cái gọi là “phát hiện lịch sự chấn động” ở trên Báo Thanh niên?

* Tôi thấy loạt bài của nhà báo Hoàng Hải Vân chỉ mới đưa ra một phần nhỏ trong các công trình nghiên cứu của Thiền sư Lê Mạnh Thát. Nói chung thì báo đã phản ánh đúng nội dung sách, nhưng các tư liệu và lập luận đưa ra chưa đầy đủ. Điều đó dễ hiểu, vì đây là một tờ báo ra hàng ngày, chứ không phải là một tạp chí chuyên ngành.

Thiền sư Lê Mạnh Thát là người mà đã gần như dành toàn bộ thời gian và công sức để đi sâu vào việc nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam và theo tôi đó là một việc làm rất có ý nghĩa. Với những công trình nghiên cứu về các bộ kinh Phật, về lịch sử và văn học Phật giáo Việt Nam, Thiền sư là một người chuyên sâu nhất về lĩnh vực này và rất đáng trân trọng.

Tuy nhiên từ nghiên cứu Phật giáo chuyển sang nghiên cứu lịch sử dân tộc, thì có nhiều vấn đề cần phải bàn thêm. Đây là hai đối tượng nghiên cứu quan hệ rất mật thiết với nhau, nhưng không phải là một. Phật giáo đã sớm gắn bó với dân tộc và đồng hành cùng dân tộc suốt chiều dài lịch sử gần hai ngàn năm, và Phật giáo đã có những cống hiến rất lớn cho lịch sử dân tộc.

Tuy nhiên văn hóa Phật giáo là một dòng, một bộ phận của văn hóa dân tộc, chứ không thể coi là toàn bộ văn hóa dân tộc. Từ lĩnh vực nghiên cứu Phật giáo chuyển sang lĩnh vực nghiên cứu lịch sử dân tộc, Thiền sư Lê Mạnh Thát đã đặt ra những vấn đề rất lớn về lịch sử cổ đại Việt Nam, mà điều quan trọng là về mặt khoa học đã giải quyết như thế nào?

Tôi xin nói về mấy vấn đề lớn mà Báo Thanh niên đã nêu ra: khẳng định thời kỳ An Dương Vương là không có, không có cuộc xâm lược của Triệu Đà cũng như không có thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất kể từ cuộc xâm lược của Triệu Đà cho đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và vì thế cuộc khởi nghĩa này được coi là một cuộc kháng chiến… Như thế nước Văn Lang của các vua Hùng kéo dài cho đến năm 43 sau Công nguyên!?

Theo nghiên cứu của Thiền sư Lê Mạnh Thát, thời An Dương Vương và nước Âu Lạc hoàn toàn là “một phiên bản”, “một hư cấu” dựa theo sử thi Mahabharata của Ấn Độ, và các sử gia Việt Nam đã sai lầm trong quá trình chép sử, từ “Đại Việt sử lược” cho đến các công trình sau này.

Khẳng định không có Thục Phán, không có thời kỳ An Dương Vương, thì Thiền sư giải thích như thế nào về sự ghi chép tương đối thống nhất về sự tồn tại của An Dương Vương trong thư tịch Trung Quốc và Việt Nam? Tất nhiên, xung quanh vấn đề An Dương Vương và nước Âu Lạc có những vấn đề cần nghiên cứu và xác minh thêm như nguồn gốc của Thục Phán, niên đại của nước Âu Lạc...

Thiền sư phủ nhận tất cả những tư liệu trên mà không chứng minh được những bộ sử đó chép sai như thế nào. Đặc biệt luận điểm đó khó đứng vững trước một nguồn tư liệu mà theo tôi giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong nghiên cứu cổ sử, đó là khảo cổ học. Tôi có cảm giác, Thiền sư đã bỏ qua, không khai thác và không cập nhật nguồn tư liệu khảo cổ học, nhất là những kết quả khai quật và nghiên cứu gần đây.

* Xin Giáo sư nói rõ hơn về những vấn đề khảo cổ học liên quan đến triều đại An Dương Vương?

* Trong mấy chục năm vừa qua, khảo cổ học Việt Nam đã có những kết quả rất quý giá, nhất là những di tích trong lòng đất, góp phần làm sáng rõ thêm tiến trình lịch sử dân tộc, nhất là thời tiền sử, sơ sử và cổ đại. Những di tích, những hiện vật khảo cổ học được xem là những bộ phận, là những mảnh của lịch sử còn lưu giữ được cho đến ngày hôm nay. Nó rất khách quan và rất trung thực.

Bằng những phương pháp khoa học, từ kết quả khai quật, các nhà khảo cổ học có thể xác định được niên đại tương đối và tuyệt đối của các di tích với những sai số chấp nhận được, có thể góp phần phục dựng trên một số phương diện nào đó diện mạo của nền văn hóa, cuộc sống của cư dân và một số công trình xây dựng đã sụp đổ...

Phủ nhận nước Âu Lạc và An Dương Vương thì tác giả giải thích như thế nào về thành Cổ Loa? Thiền sư cho rằng đó chỉ là tòa “Kiển thành” do Mã Viện xây mà trước đây đã từng có người đề xuất, nhưng những kết quả khảo cổ học gần đây đã cho phép xác định tòa thành này được xây dựng trước hết từ thời An Dương Vương rồi sau đó, được tiếp tục sử dụng và có thể có những bồi trúc nhất định.

Hơn nữa chúng ta còn tìm ra được ở Cổ Loa hàng vạn mũi tên đồng ba ngạnh được coi là “mũi tên đồng Cổ Loa”, rồi tìm thấy trống đồng, gần 100 lưỡi cày đồng cùng hàng loạt di vật của nền văn hóa Đông Sơn.

Các nhà khảo cổ học còn cắt một đoạn thành để nghiên cứu và khai quật một số hố trong khu Thành Nội gần đền thờ An Dương Vương. Tại đây đã phát hiện một hệ thống những lò nung và khuôn đúc mũi tên đồng gồm ba mang bằng đá rất khớp với “mũi tên đồng Cổ Loa”, khuôn đúc mũi giáo...

Đáng lưu ý nhất là An Dương Vương đã dùng một phần Thành Nội để sản xuất vũ khí, chứng tỏ đây là loại vũ khí cực kỳ quan trọng cần được bảo vệ chặt chẽ. Phát hiện khảo cổ học này hoàn toàn phù hợp với truyền thuyết dân gian coi là “nỏ thần” mà thư tịch cổ Trung Quốc cũng ghi chép là loại vũ khí lợi hại, một lần bắn diệt được hàng trăm, hàng vạn người mà chính Thiền sư cũng đã dẫn trong công trình nghiên cứu của mình.

Thiền sư giải thích như thế nào về một thành lũy đang tồn tại trên mặt đất và cả những di tích, di vật như vậy trong lòng đất. Rồi giải thích như thế nào về những đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa, ở Nghệ An... gắn liền với những truyền thuyết, những lễ hội dân gian nhằm tôn vinh người có công với dân, với nước.

Dĩ nhiên những kiến trúc đó xây dựng về sau nhưng không thể chỉ là sự bịa đặt, hư cấu mà phải xuất phát từ một cốt lõi lịch sử có thật của cuộc sống, của lịch sử dân tộc, có thể từ rất xa xưa!

Quá vội vàng khi đòi viết lại lịch sử dân tộc

* Một vấn đề được rất nhiều người quan tâm là có cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng không? Với quan điểm của mình thì Thiền sư Lê Mạnh Thát không cho rằng đó là một cuộc khởi nghĩa. Cần phải giải thích như thế nào về vấn đề này, thưa Giáo sư?

* Về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, theo Thiền sư là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của một nước độc lập, chứ không phải là cuộc khởi nghĩa của một nước bị đô hộ. Trong khi đó, cả sử nước ta và sử Trung Quốc đều chép đó là cuộc “nổi dậy”, là cuộc “làm phản” chống chính quyền cai trị của nhà Hán. Chính Thiền sư Lê Mạnh Thát đã dẫn ra khá đủ những tư liệu này nhưng rồi phủ nhận tất cả và đi đến kết luận như trên.

Đứng về phương diện khoa học, các nhà khoa học có quyền đưa ra những giả thuyết trong nghiên cứu khoa học. Những giả thuyết đó có những cấp độ khác nhau: có thể chỉ là mới các ý tưởng đặt ra để nghiên cứu và cũng có thể là những giả thuyết đã có một số cứ liệu nhất định, nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận. Tuy nhiên, những vấn đề mà Thiền sư Lê Mạnh Thát đưa ra, không còn là giả thuyết nữa mà những kết luận đã khẳng định.

Từ đó đưa ra những yêu cầu phải loại bỏ thời kỳ này ra khỏi lịch sử dân tộc, thậm chí là phải viết lại lịch sử dân tộc thì thật quá vội vàng. Trong khoa học, mọi phát hiện có cơ sở khoa học đều phải được chấp nhận nếu những phát hiện đó là đúng, được chứng minh một cách vững chắc và bảo vệ được quan điểm đó trước các chất vấn, phản biện khoa học.

Trên tinh thần khoa học, dù phát hiện đó có đảo lộn quá trình lịch sử dân tộc như thế nào đi nữa, thì về mặt khách quan, chúng ta vẫn phải chấp nhận. Tuy nhiên, rất tiếc cái gọi là “những phát hiện lịch sử chấn động” mà Báo Thanh niên nêu ra, trên thực tế chỉ mới dừng lại ở mức giả thuyết và đề xuất mà thôi. Không có đủ cơ sở khoa học để chứng minh được những vấn đề đó.

Từ vài dẫn chứng trên, tôi nghĩ rằng, một số kết luận của Thiền sư Lê Mạnh Thát là chưa đủ chứng cứ khoa học, chưa đủ sức thuyết phục. Ở đây, có vấn đề khai thác và sử dụng tư liệu, có vấn đề phương pháp luận sử học chưa được sử dụng một cách nghiêm túc.

* Trong loạt bài trên Báo Thanh niên, Thiền sư Lê Mạnh Thát đã nói nhiều về nền văn minh Hùng Vương với tư cách là một thể chế nhà nước đầy đủ có chữ viết, một bộ luật… Đó là một sự đề cao tinh thần dân tộc rất lớn, thưa Giáo sư.

* Đọc các công trình nghiên cứu của Thiền sư Lê Mạnh Thát và qua những bài báo đó, chúng ta thấy Thiền sư có một tinh thần dân tộc rất cao. Thiền sư muốn đề cao tính dân tộc và văn hóa Việt Nam, nhất là thời kỳ Hùng Vương. Đó là thiện chí của Thiền sư mà chúng ta cần trân trọng. Nhưng đối với khoa học không thể dừng lại ở thiện chí, mà mọi kết luận cần phải chứng minh một cách khách quan trên cơ sở những nguồn sử liệu được khai thác toàn diện và so sánh, đối chiếu nghiêm túc.

Thiền sư khẳng định là từ thời Hùng Vương ta đã có chữ viết phát triển đến trình độ cao, khá hoàn chỉnh, có thể biên soạn luật thành văn, có thể viết bộ “Lục độ Tập kinh”... Rất tiếc là những khẳng định đó lại dựa trên những căn cứ chưa đủ sức thuyết phục.

Ví dụ lời tâu của Mã Viện nói luật Việt có 10 điều khác luật Hán, nhưng chưa có gì chắc chắn để coi đó là luật thành văn hay chỉ là luật tục. Bản chữ Hán “Lục độ tập kinh” do Khương Tăng Hội dịch trong thời gian ở Kiến Nghiệp còn đó và một số từ mang cấu trúc ngữ pháp Việt, không phải Hán là một phát hiện lý thú của Thiền sư nhưng từ đó khẳng định là phải dịch trên một văn bản chữ Việt thì còn quá vội.

Vấn đề chữ viết của người Việt thời Hùng Vương là một đề tài đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và có người đã dành nhiều công sức tìm kiếm nhưng cho đến hôm nay vẫn còn là vấn đề chưa có đủ cơ sở để kết luận. Có người dựa theo một gợi ý của tác giả sách “Thanh Hóa quan phong” chép rằng chữ Việt cổ gần như chữ Thái ở miền núi xứ Thanh, đi tìm những hình khắc tương tự trên một số đồ đồng Đông Sơn.

Có người sưu tầm những hình khắc trên đồ đồng Đông Sơn ở nước ta và cả vùng Nam Trung Quốc trên địa bàn Bách Việt xưa, đã phát hiện một số hình khắc có thể là ký hiệu chữ viết...Nhưng chỉ mới là những tìm tòi ban đầu, chưa tập hợp đủ những chứng cứ để đưa ra hệ thống ký tự của chữ viết, chưa nói đến việc giải mã hệ thống đó.

Những phát hiện của Thiền sư có thể đóng góp phần nào vào quá trình nghiên cứu chữ viết của người Việt cổ, chưa thể coi là kết luận khoa học, tuy rằng trong thâm tâm ai cũng mong đợi điều đó sớm trở thành hiện thực.

* Xin cảm ơn Giáo sư.

TRẦN LƯU (thực hiện)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ, ở bài trước đúng là tôi chỉ đưa lên 1 bài bình luận mang ý kiến cá nhân chứ tuyệt nhiên ý kiến này không hề mang tính nghiêm túc khi đánh giá 1 con người và hoàn toàn không có giá trị gì đối với nghiên cứu cổ sử cả. Nhưng lý do tại sao tôi lại đưa lên như vậy, thì hôm nay tôi được nói lên chính kiến của cá nhân tôi.

Không hiểu rằng các nhà Sử học, nhà khảo cổ, nhà nghiên cứu ... có học vị cao cấp đâu cả rồi ? Sao các vị ấy lại nhanh chóng phản bác (tôi gọi là phản bác chứ không phải phản biện) một nghiên cứu quan trọng như vậy của một Thiền Sư chứ ? Và hệ quả từ những phản bác này là xuất hiện hàng loạt ý kiến cho rằng GS Lê Mạnh Thát chỉ muốn "chơi nổi", tạo "scandal", ... Những ý kiến mang tính cá nhân này xem ra rất khẳng kháiung dung để vung tay thảy tất cả những tài liệu của GS Lê Mạnh Thát vào sọt rác và thậm chí rất sẵn sàng đưa "cái ông này" lên đoạn đầu đài nếu "cái ông này" dám đứng ra đối chất. Vậy ra nếu thật sự có "trao đổi khoa học công khai" giữa GS Lê Mạnh Thát và các nhà Sử học thì đây cũng chỉ là một sự kiện chẳng có gì đáng quan tâm của công luận bởi vì GS Lê Mạnh Thát đã thua từ trong trứng nước rồi. Phải chi ngay từ đầu các vị có chức năng này thận trọng hơn một chút, ... thì đâu đến nỗi.

Nhìn lại một chút những trang sử của nước nhà để suy ngẫm, có thể nhận định rằng, chưa bao giờ đất nước ta lại đứng trước một thời kỳ vận hội lớn đến như vậy, thời kỳ của thương mại toàn cầu. Người ta đã nói nhiều về "toàn cầu hóa", về "gia nhập WTO", ... về những thành tựu quan trọng của đất nước thời hội nhập nhưng người ta lại nói quá ít về sự "tìm lại chính mình", động lực quan trọng nhất để chúng ta có thể ngẩng đầu đi lên cùng nền văn minh nhân loại.

Trong thế kỷ XX, nước ta đã trải qua những biến động lớn, nhưng cũng chính trong thời kỳ này, bạn bè thế giới đã biết nhiều đến 2 chữ : "Việt Nam", biết đến với sự trân trọng sâu sắc. Vâng, cái tên "Việt Nam" rất đỗi quen thuộc đối với mỗi người dân Việt nhưng trong khoảnh lặng nào đó rất đỗi thiêng liêng, sâu lắng. Thậm chí các nhà nghiên cứu nổi tiếng trên khắp thế giới phải tốn bao nhiêu giấy mực về cái dân tộc "nhỏ bé" mà "kỳ lạ" này, người ta cũng đặt nhiều dấu hỏi về : "Huyền thoại sức mạnh Việt Nam" . Và bạn bè đã đến VN để tìm hiểu, họ len lỏi trong mọi ngóc ngách cuộc sống của người dân và đã phần nào đã có lời giải đáp : lối sống cộng đồng, trọng tình cảm, sự tinh tế trong giao tiếp, ứng xử, .... nhưng tất cả hình như chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, và người ta vẫn phải tiếp tục tìm kiếm, đơn giản bởi vì phần trả lời chính xác nhất phải ở chính dân tộc đó, ...

"Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ ?". Đó là một chuyên đề lớn mà Báo Thanh Niên năm nào đã đặt ra. Đồng ý một điều trước giờ chúng ta luôn khiêm tốn đến mức tự ti rằng "Dân tộc ta là một dân tộc nhỏ bé" nhưng "kiên cường", điều này hoàn toàn đúng để chúng ta có thể tự hào như đã từng tự hào như vậy. Nhưng hình như chính chúng ta cũng chưa tìm ra được câu trả lời cho chính mình : cái gì làm nên "Huyền thoại sức mạnh Việt Nam" ?

Nhớ lại khi xưa, khi đức Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long, lý do được đưa ra là : Đất nước đã độc lập, chúng ta phải tiến hành xây dựng kinh đô mới trên vùng đất lớn hơn, nơi có thế "rồng cuộn, hổ ngồi" vì kinh đô cũ (Hoa Lư) chỉ thích hợp cho phòng thủ, khó để phát triển kinh tế ... Đó là một cái nhìn đầy sáng suốt của một vị minh quân. Ngày nay, những năm đầu của thế kỷ XXI này, chúng ta đang đứng trước một cơ hội rất lớn để khôi phục những giá trị văn hiến ngàn năm của dân tộc Việt, và chỉ có ở đó chúng ta mới tìm ra đầy đủ lời giải đáp cho câu hỏi : Huyền thọai sức mạnh Việt Nam ?".

Sự khiêm tốn, ý nhị trong ứng xử là một nét văn hóa đẹp của dân tộc. Nhưng cái gì cũng có 2 mặt của nó. Hình như chúng ta đang làm khó chính mình khi tự đặt ra những câu hỏi chủ quan làm cản trở hành trình của chúng ta như : "Không thể tin được vì ngày xưa nước ta chưa có chữ viết, chưa có phương tiện di chuyển, làm sao vươn tay cai trị ở một vùng đất lớn như vậy (Bắc giáp Động Đình Hồ, ...)" hoặc như : "Dân tộc Hán là một dân tộc lớn mà còn chưa có mặt hết ở vùng Hoa Bắc, vậy làm sao tin được ... ". Những câu hỏi này chắn chắn tới giờ này vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng, và chúng ta cứ lẩn quẩn với những bất hợp lý không thể lý giải. Tất cả nằm ở chỗ : "Dân tộc ta là dân tộc nhỏ bé, nhược tiểu", vâng, khiêm tốn, nhưng đôi khi khiến chúng ta quá tự ti về chính mình. Vậy, chúng ta sẽ trả lời như thế nào về "cương vực lãnh thổ" các quốc gia, các nền văn minh cổ đại (văn minh Ấn Độ, văn minh Lưỡng Hà, văn minh Ai Cập, ...) thậm chí còn rộng lớn hơn nhiều lần so với "biên giới lãnh thổ" hiện tại ? Nhưng có ai tự đặt câu hỏi làm khó mình như chúng ta đâu. Và đó không phải là việc của chúng ta à, đúng, vậy thì việc đó xin dành cho các nhà nghiên cứu trên thế giới (!)

Qua những dòng nhỏ bé này, Trần Phương tôi xin viết lên tất cả những suy nghĩ bằng những hiểu biết nông cạn của tôi, để rồi ngày mai đây, sau những ngày nghỉ cuối tuần tôi lại quay cuồng với cuộc sống mưu sinh của một tên nhân viên kinh doanh quèn. Nhưng đằng sau những lời trần tình này, tôi xin kính cẩn thắp một nén nhang tới những vị tổ tiên, anh hùng tiên liệt của dân tộc, đồng thời xin trân trọng ngả mũ trước những nghiên cứu của những con người đang ngày đêm làm việc không biết mệt mỏi như : GS Lê Mạnh Thát, Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, ...

Hẹn anh Thiên Sứ lần sau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Trần Phương thân mến.

Thực ra những cái gọi là vấn nạn được đặt ra, đại loại như:

"Không thể tin được vì ngày xưa nước ta chưa có chữ viết, chưa có phương tiện di chuyển, làm sao vươn tay cai trị ở một vùng đất lớn như vậy (Bắc giáp Động Đình Hồ, ...)" hoặc như : "Dân tộc Hán là một dân tộc lớn mà còn chưa có mặt hết ở vùng Hoa Bắc, vậy làm sao tin được ... ". Những câu hỏi này chắn chắn tới giờ này vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng,

Và còn hơn thế nữa...nhưng đó không phải là những điều khó lý giải. Bởi vì những tư duy đặt vấn đề đó thuộc về một kiến thức không mấy sâu sắc, một cách cố tình hay vô ý. Qua cách đặt vấn đề như vậy, chúng ta lại càng nhận thấy một cách rất rõ rằng:

Sự phủ nhận những giá trị văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt chỉ căn cứ vào tính mơ hồ của những văn bản lịch sử và mang tính hoài nghi, chứ chưa bao giờ là khoa học như họ tự nhận.

Trong qua trình tìm hiểu những lập luận phủ nhận văn hóa sử truyền thống của họ, tôi đã lục lọi các bản văn từ hàng trăm năm về trước - từ sự nghi hoặc của Ngô Sĩ Liên cho đến những bài báo viết trên Tạp chí Tao Đàn vào những năm 30 của thế kỷ trước... cho đến ngày nay.

Tôi nhận thấy rằng:

Không hề có cơ sở khoa học nào cho những lập luận của họ.

Sự phủ nhận truyền thống văn hóa sử của dân tộc Việt là một sai lầm, xét ở mọi góc nhìn.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay