Thiên Sứ

TRÌNH TỬ VI LẠC VIỆT

73 bài viết trong chủ đề này

Anh Thiên Sứ,

Thường thường thì em dùng Tử Vi Lạc Việt dạng Java tại trang web của sư đệ Vô Tri. Hôm nay em thử Tử Vi Lạc Việt dạng PHP và Visual Basic thì thấy có phần sai như anh đã viết.

Em chưa có đọc qua phần "Code" của PHP, cho nên không biết làm sao để giúp anh. Ngoại trừ anh kêu các anh chẹ em trong ban soạn Tử Vi Lạc Việt dạng PHP đưa lên "code" cho phần Dương Lịch qua Âm Lịch thì em mới giúp anh được.

Đào Hoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ,

Thường thường thì em dùng Tử Vi Lạc Việt dạng Java tại trang web của sư đệ Vô Tri. Hôm nay em thử Tử Vi Lạc Việt dạng PHP và Visual Basic thì thấy có phần sai như anh đã viết.

Em chưa có đọc qua phần "Code" của PHP, cho nên không biết làm sao để giúp anh. Ngoại trừ anh kêu các anh chẹ em trong ban soạn Tử Vi Lạc Việt dạng PHP đưa lên "code" cho phần Dương Lịch qua Âm Lịch thì em mới giúp anh được.

Đào Hoa

Nhở anh chị em trong ban quản trị kỹ thuật giúp cho việc này. Để anh Đào Hoa trợ giúp.

Ah! Hiện trang web đã mở phần tiếng Anh, nhưng chưa chính thức đưa baì - Chờ ngày tốt - Hi! Nhờ Đào Hoa và Vô Tri hỗ trợ. Sẽ có những qui định riêng cho phần này.

Cảm ơn rất nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ,

Em thấy anh đưa ra 3 đề tài. Có thể đề tài đầu tiên em sẽ viết về nhạc học trong luật âm dương ngũ hành và 12 cung Tử Vi.

Đào Hoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ,

Em thấy anh đưa ra 3 đề tài. Có thể đề tài đầu tiên em sẽ viết về nhạc học trong luật âm dương ngũ hành và 12 cung Tử Vi.

Đào Hoa

Ok. Vậy nó sẽ nằm trong Nghiên cứu văn hóa cổ Đông phương hoặc Nghiên cứu nguyên lý học thuật cổ Đông Phương tùy Đào Hoa xác định nội dung. Nếu Đào Hoa có bản dịch tiếng Việt thì hay quá. Không thì anh nhờ người dịch cũng được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ,

Thường thường thì em dùng Tử Vi Lạc Việt dạng Java tại trang web của sư đệ Vô Tri. Hôm nay em thử Tử Vi Lạc Việt dạng PHP và Visual Basic thì thấy có phần sai như anh đã viết.

Em chưa có đọc qua phần "Code" của PHP, cho nên không biết làm sao để giúp anh. Ngoại trừ anh kêu các anh chẹ em trong ban soạn Tử Vi Lạc Việt dạng PHP đưa lên "code" cho phần Dương Lịch qua Âm Lịch thì em mới giúp anh được.

Đào Hoa

Anh PM cho em địa chỉ email của anh, em sẽ gửi cho anh toàn bộ source code.

Share this post


Link to post
Share on other sites

HMH mến,

DaoHoa đã gởi phương pháp sửa "code" cho em qua email

Chúc em một năm mới vui vẻ và vạn sự như ý

DaoHoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong phần chuyển đổi ngày Dương lịch sang Âm lịch có một lỗi nhỏ phần lịch tháng âm của tháng 11 chỉ hiện một chữ "Một" mà không hiện đủ " Mười Một " ban quản trị có thể xem xét sửa lại dùm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

ACE,

Hôm nay tại hạ chạy thử một lá số qua chương trình .NET . Tại hạ thấy trong đó có những sao Thiên Sát Nguyệt Sát, Âm Sát và Kiếp Sát . Đây là Tứ sát trong môn Tử Vi thời xưa

Theo tại hạ phương pháp hồi phục tứ sát thì cũng tốt, nhưng phải an vị các sao cho đúng. Trong program thì viết như sau:

$thien_sat = array ( 6, 3, 0, 9 );

$this->Add(120, $thien_sat[($this->nam - 1) % 4]);

$nguyet_sat = array ( 7, 4, 1, 10 );

$this->Add(121, $nguyet_sat[($this->nam - 1) % 4]);

Các ACE nên thay đổi lại như sau:

$thien_sat = array ( 7, 4, 1, 10 );

$this->Add(120, $thien_sat[($this->nam - 1) % 4]);

$nguyet_sat = array ( 10, 7, 4, 1 );

$this->Add(121, $nguyet_sat[($this->nam - 1) % 4]);

Lý do là Thiên Sát và Nguyệt Sát an theo vòng Tướng tinh - Phan Án - Tuế Dịch(thiên mã) - Tức Thân - Hoa Cái - Kiếp Sát - Tai Sát - Thiên Sát - Chỉ Bối - Hàm Trì ( Đào Hoa ) - Nguyệt Sát - Vong Thần.

DaoHoa

ps: Nếu chương trình .NET có lỗi thì chắc chương trình của PhamThaiHoa cũng bị theo. Tại hạ không có "code" của chương trình VB của phamthaihoa, chắc phamthaihoa tự biết sửa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đào Hoa thân mến.

Chúng ta cần tìm hiểu quy luật an sao của chòm sao Tử Sát này đã trước khi chỉnh sửa. Cũng như việc sửa chòm sao Khôi - Việt, tôi phải so sánh các sách liên quan và vẽ đồ hình so sánh mới kết luận. Vậy mà thiên hạ vẫn chưa chịu, cứ phải sách Tàu mới là đúng , trong khi có vài quyền khác nhau , chẳng biết quyền nào đúng nhất. Hic!

Bởi vậy, để v/d danh chính ngôn ...phản đối cũng kệ, Đào Hoa có thể minh họa cho bàn dân thiên hạ biết quy luật an Tứ Sát không? Tôi hoàn toàn ủng hộ Đào Hoa vì những phát kiến này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn anh Đào Hoa đã nêu lại cách an sao của 4 sát này, quả thực em cũng không tìm được tài liệu cách an của 4 sao đó. Trình tử vi lạc việt hiện hành pth sẽ không sửa nữa, tất cả sẽ được sửa chữa ở phiên bản 2.

Trân trọng và cảm ơn mọi sự đóng góp của anh Đào Hoa.

/Nếu được, em có thể xin email của anh Đào Hoa, em có vài thắc mắc muốn hỏi. Cảm ơn anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ mến,

Muốn danh chính ngôn thuận chắc cũng không khó, nhưng phải tốn thời gian cho mọi người hiểu biết quy luật an sao qua Thiên Văn và ý nghiã của các sao đó. Như anh đã hiểu biết, em là người du ngoại tứ phương. Danh vọng đối với em là chuyện ngoài thân, cho nên danh chính ngôn thuận đối với em cũng là không. Khi em vui thì em chia sẽ học thức. Ai muốn học thì học, ai có chê thì cũng mặt kệ. ;)

Thôi, em đã sử dụng Tử Vi Lạc Việt thì em cũng nên cám ơn những người có công. Nếu quy luật an sao có lỗi thì em cũng nên phụ giúp sửa đổi. Sau đây là quy luật an sao Thiên Sát và Nguyệt Sát.

==================

Thiên Sát và Nguyệt Sát là 2 sao an theo hành chi của năm. Quy luật an 2 sao: Thiên Sát và Nguyệt Sát an theo vòng Tướng tinh - Phan Án - Tuế Dịch(thiên mã) - Tức Thân - Hoa Cái - Kiếp Sát - Tai Sát - Thiên Sát - Chỉ Bối - Hàm Trì (Đào Hoa) - Nguyệt Sát - Vong Thần.

An vị chùm sao nầy đi theo chiều thuận, bắt đầu cách an vòng Tướng Tinh theo tam hợp tuổi

Năm Sinh ........... Tướng Tinh

Dần Ngọ Tuất ........... Ngọ

Thân Tý Thìn ............ Tý

Tỵ Dậu Sửu ............. Dậu

Hợi Mão Mùi ............. Mão

Hiện nay các sách Tử Vi đã bỏ đi nhiều ngôi sao và chỉ ghi lại 4 sao như Hoa Cái, Kiếp Sát, Thiên Mã, Đào Hoa. Thiên Sát và Nguyệt sát là 2 sao có thiệt trong trên trời, cũng là những sao trong nhị thập bát tú.

Trong 28 chùm sao, Thiên sát và Nguyệt Sát chỉ an vị trong những cung Tứ Mộ (Sửu Thìn Mùi Tuất). Thiên Sát và Nguyệt Sát có nhiều tên trong Thiên Văn tùy theo nơi an vị.

Năm Sinh ..... Thiên Sát .... Tên Thiên Văn ........ Nguyệt Sát .... Tên Thiên Văn

Sửu .............. Thìn .......... Mão Nhật Kê ............... Mùi .......... Trương Nguyệt Lộc

Thìn .............. Mùi ........... Tinh Nhật Mã ............. Tuất ......... Tâm Nguyệt Hồ

Mùi ............... Tuất ........ Phòng Nhật Thổ ........... Sửu .......... Nguy Nguyệt Yến

Tuất ............. Sửu .......... Hư Nhật Thử .............. Thìn .......... Tất Nguyệt Ô

Sau đây là hình của 2 ngôi sao Thiên Sát và Nguyệt Sát an theo tên Thiên Văn trong Nhị Thập Bát Tú

Posted Image

Mong rằng những chi tiết trên sẽ giúp ACE hiểu biết thêm về sự liên hệ giữa Tử Vi và Thiên Văn

Đào Hoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Đào Hoa đã tường minh điều này.

Thực ra tôi rất hiểu Đào Hoa . Nên chỉ cần Đào Hoa nói cần đổi là tôi đồng ý ngay. Nhưng người đời thì cần rõ ràng và cũng phải cảm thông với họ, đôi khi do không chuyên môn. Bởi vậy, nên nhờ Đào Hoa tường minh rõ mà thôi. Vì những kiến thức này không phải chúng ta dùng riêng, mà là phổ biến, nên cần chính danh với họ.

Trên cơ sở anh Đào Hoa đã chứng minh tính quy luật của hai sao này. Anh em kỹ thuật hãy giúp chỉnh sửa lại vị trí an sao mà anh Đào Hoa đề nghị.

Xin cảm ơn.

Đào Hoa thân mến.

Một trong những hệ quả cuối cùng của những tương tác trong vũ trụ chính là khoa Tử Vi - ứng dụng để dự báo cho từng số phận con người. Nhưng thực tại vũ trụ làm nên khoa tử vi thì ở trong những kiến thức đã thất truyền. Bởi vậy, qua khoa Tử Vi chúng ta có thể phục hồi lại. Với kiến thức Thiên Văn hiện đại và khoa Tử Vi Lạc Việt chính là tiền đề để phục hồi lại những kiến thức của cổ nhân.

- Phương hướng nghiên cứu: Tìm bản chất hiệu ứng tương tác của các sao lên địa cầu qua khoa Tử Vi Lạc Việt.

Đào Hoa còn trẻ, hy vọng Đào Hoa sẽ chú ý việc này.Tôi chắc không còn nhiều thời gian.

--------------

PS: Khái niệm "chính danh" tôi hiểu là: Gọi tên đúng sự vật sự việc trong sự tương quan hợp lý với các khái niệm. Nêu rõ bản chất tên gọi và định nghĩa khái niệm, thực tại mà khái niệm đó bao hàm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Huynh DaoHoa quý mến,

Muội tưởng huynh không có sinh hoạt trên các diễn đàn. Bé đâu có ngờ huynh sinh hoạt tại đây. hihihi !

Huynh có bé hỏi một chúc về Thiên Văn nhe. Nếu muội cho đường xa cách từ mặt trời tới Thủy Tinh là 1, vậy đường xa cách từ mặt trời tới Diêm Vương Tinh (Pluto) là 101. Huynh coi bé suy nghĩ như vậy có đúng hay không ?

Trên nước Mỹ nầy ngoại trừ huynh ra chắc không có người thứ 2 nào có thể giúp bé trả lời câu hỏi trên. Đây là câu hỏi quan trọng đối với việc suy tầm cửu hành tinh. Mong huynh bỏ chúc thì giờ giúp bé.

Bé LinhNhi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Linh Nhi

Huynh DaoHoa quý mến,

Muội tưởng huynh không có sinh hoạt trên các diễn đàn. Bé đâu có ngờ huynh sinh hoạt tại đây. hihihi !

Huynh có bé hỏi một chúc về Thiên Văn nhe. Nếu muội cho đường xa cách từ mặt trời tới Thủy Tinh là 1, vậy đường xa cách từ mặt trời tới Diêm Vương Tinh (Pluto) là 101. Huynh coi bé suy nghĩ như vậy có đúng hay không ?

Trên nước Mỹ nầy ngoại trừ huynh ra chắc không có người thứ 2 nào có thể giúp bé trả lời câu hỏi trên. Đây là câu hỏi quan trọng đối với việc suy tầm cửu hành tinh. Mong huynh bỏ chúc thì giờ giúp bé.

Bé Linh Nhi

Lâu lắm rồi mới lại thấy Linh nhi xuất hiện. Liêm trinh đã học thiên văn ở các bài viết của Linh Nhi rất nhiều.

Dạo này rỗi rãi đang ngồi gặm nhấm kiến thức thiên văn, đọc được mục này của Linh Nhi về PLuTo mà dật mình về một cách so sánh đơn giản hóa kích thước thiên văn rắc rối. Liêm trinh ngó lên tấm tranh "Hệ mặt trời" do công ty văn hóa sáng tạo Trí Việt phát hành đã được dán cách đây 5 năm trước bàn làm việc ở nhà của liêm trinh. Trong bức tranh này đề khoảng cách mặt trời sao thủy là 58 triệu km. Khoảng các mặt trời tới Diêm Vương là 5.914 triệu km. Như vậy tỷ lệ là 1 và xấp xỉ 102 bạn ạ.

Khoảng cách đấy ăn thua gì đâu khi lý học đông phuơng nói chung, tử vi nói riêng dùng sao trong dải ngân hà xung quanh hệ mặt trời để dự báo. Càng nghiên cứu lý học càng lý thú. Những ánh sao trời xa xôi hàng đêm ngắm nhìn như ngắm nhìn đôi mắt đẹp vậy mà mỗi khi nhấp nháy lại ảnh hưởng tới vận số chúng ta quả là thật thú vị.

Kính bạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đâu phải vậy bạn Liêm Trinh,

Ý của LinhNhi là việc tỷ lệ khoảng cách giữa các hành tinh trong hệ mặt thời. Trước đây pth đã ngồi xem xét khoảng cách giữa trái đất và mặt trời hoặc thủy tinh tới mắt trời là 1 thì khoảng cách của các hành tinh đến hệ mặt trời so sánh với đơn vị là 1 ấy tạo thành một dãy số tỉ lệ, có quy luật, biết được hành tinh này thì suy ra được khoảng cách hành tinh sau. Quy luật đó, nếu pth nhớ không nhầm là theo dãy fibonanci.

Còn khi gán vào lý học đông phương thì Sao mộc (jupiter) có độ số là 5, mercury, venus, trái đất, mars tạo thành một nhóm (the terrestrial planets), saturn, uranus, nepturn, pluto thành thành một nhóm (the jovian planets). Đủ độ số từ 1 đến 9, chắc bạn LinhNhi đang tìm hiểu quy luật này :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào LinhNhi, và các bạn,

Nói đến Pluto thì VinhL nhớ lại quyển “Astrology Really Work!” của Magi Society, chuyên nghiên cứu cách cục và ảnh hưởng của hành tinh này trong Tử Vi Tây Phương (Astrology).

Hai nhà Tỷ Phú nhất nhì thế giới Bill Gates và Warrant Buffet đều có cách Tuế Tinh (Jupiter) kết hợp với Diêm Vương (Pluto). Một trong những cách cục quyền quý nhất của Diêm Vương Tinh.

Thân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào vinhL

Chào LinhNhi, và các bạn,

Nói đến Pluto thì VinhL nhớ lại quyển “Astrology Really Work!” của Magi Society, chuyên nghiên cứu cách cục và ảnh hưởng của hành tinh này trong Tử Vi Tây Phương (Astrology).

Hai nhà Tỷ Phú nhất nhì thế giới Bill Gates và Warrant Buffet đều có cách Tuế Tinh (Jupiter) kết hợp với Diêm Vương (Pluto). Một trong những cách cục quyền quý nhất của Diêm Vương Tinh.

Thân

Bạn quả là nhiều sách quý, nói làm liêm trinh thèm nhỏ rớt rãi, loại tử vi châu Âu liêm trinh cũng chỉ có mỗi cuốn "khám phá những điều bí ẩn" của nhà văn hóa thông tin. Chả dấu gì bạn liêm trinh cũng có lần bị động lực là lùng thúc đẩy mò tới tận hiệu sách tự chọn Tràng Tiền gần hồ Hoàn Kiếm để mua sách . Cái thời năm 2003-2004 hiệu sách tự chọn hơi hiếm và cái loại sách này do hơi ít người mua nên cũng chỉ có các thành phố lớn mới bán. Đi cả ngàn cây số cũng mua được ba thứ là cuốn "khám phá những điều bí ẩn", cuốn "vật lý thiên văn" của Nguyễn Quang Riệu và bức tranh "hệ mặt trời", lúc đầu đọc qua tưởng chẳng để làm gì, cuối cùng hóa ra cũng lắm cái hay. Cái hay nhất của "vật lý thiên văn" là mục phòng thí nghiệm tự nhiên vĩ đại. Cái hay nhất của tử vi châu âu là biết có khả năng sáng tạo hay không, cũng xếp sằng ấy mà vì cuốn "khám phá những điều bí ẩn" phần tử vi châu Âu viết rất sơ lược nhưng dẫu sao cũng mang lại cảm hứng nghiên cứu. Lấy tử vi châu âu để bổ xung cho tử vi đông phuơng thì lời giải sẽ đầy đủ hơn, sao hệ mặt trời, sao trên thiên hà đủ cả.

Giá lý học đông phương có mục thư viện để bạn nào muốn tặng sách cứ tự nhiên cho vào thì hay quá.

Kính bạn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh LiêmTrinh mến,

Cám ơn anh đã góp ý kiến. Sự liên hệ vòng quay giữa Diêm Vương Tinh và Hải Dương Tinh là 3:2

Cho nên nếu đường xa cách từ mặt trời tới Thủy Tinh là 1, vậy đường xa cách từ mặt trời tới Diêm Vương Tinh (Pluto) không thể nào là 102

Bé LinhNhi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn Linh Nhi thân mến

Anh LiêmTrinh mến,

Cám ơn anh đã góp ý kiến. Sự liên hệ vòng quay giữa Diêm Vương Tinh và Hải Dương Tinh là 3:2

Cho nên nếu đường xa cách từ mặt trời tới Thủy Tinh là 1, vậy đường xa cách từ mặt trời tới Diêm Vương Tinh (Pluto) không thể nào là 102

Bé LinhNhi

Đã lâu lắm rồi liêm trinh đọc một bài viết trên mạng của một viện sỹ hàn lâm Nga nói về năng lượng của vũ trụ hình như là do chính năng lượng góc quay thì phải. Giờ tìm không thấy đâu nữa.

Kính bạn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Huynh DaoHoa quý mến,

Muội tưởng huynh không có sinh hoạt trên các diễn đàn. Bé đâu có ngờ huynh sinh hoạt tại đây. hihihi !

Huynh có bé hỏi một chúc về Thiên Văn nhe. Nếu muội cho đường xa cách từ mặt trời tới Thủy Tinh là 1, vậy đường xa cách từ mặt trời tới Diêm Vương Tinh (Pluto) là 101. Huynh coi bé suy nghĩ như vậy có đúng hay không ?

Trên nước Mỹ nầy ngoại trừ huynh ra chắc không có người thứ 2 nào có thể giúp bé trả lời câu hỏi trên. Đây là câu hỏi quan trọng đối với việc suy tầm cửu hành tinh. Mong huynh bỏ chúc thì giờ giúp bé.

Bé LinhNhi

NhiNhi,

Cách đo lường của huynh là lấy vòng quay của hành tinh làm gốc. Theo câu hỏi của nhinhi thì nhinhi lấy đường xa cách là gốc. Dùng cách nào cũng được miễn sao phải tuân theo luật thứ 3 của Kepler:

(Vòng quay)^2 = (Đường dài)^3

"Đường xa cách từ mặt trời tới Diêm Vương Tinh (Pluto) là 101" thì

Vòng quay của Diêm Vương Tinh (Pluto) = 101^3^0.5 = 1015.04

Diêm Vương Tinh (Pluto) quay quanh mặt trời trong vòng = 365.25 * 1015.04 / 4.152 = 89293.63 ngày

Diêm Vương Tinh (Pluto) quay quanh mặt trời trong vòng = 89293.63 ngày / 365.25 = 244.466 năm

==> 244.466 năm <==

Theo NASA thì Diêm Vương Tinh (Pluto) quay quanh mặt trời trong vòng 247.68 -> 248.02 năm.

Sự phân biệt giữa 2 cách đo là 3 tới 4 năm.

Hôm nay huynh hơi bận, cuối tuần nầy huynh sẽ bỏ ra 3 tiếng để giúp nhinhi.

DaoHoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị và anh chị em.

Trình Tử Vi Lạc Việt đã được ban kỹ thuật Trung Tâm hiệu chỉnh đúng với Lịch Vạn Niên Dịch học phổ thông. Quí vị và anh chị em có thể sử dụng và so sánh với các phương pháp của các trình Tử Vi khác trong luận đoán.

Sự quan tâm của quí vị và anh chị em với trình Tử Vi Lạc Việt sẽ mang lại niềm vui cho chung tôi là những người lập ra trình này.

Hiện nay, có dư luận là Trình Tử Vi Lạc Việt sai về nguyên lý so với Tử Vi theo cổ thư chữ Hán vì điểm căn bản của nó là đổi chỗ Thủy Hỏa. Chúng tôi xin được giải trình như sau:

I - Sai biệt Thủy Hỏa.

Tạm thời chúng tôi không tranh luận về tính đúng sai của việc đổi Thủy Hỏa trong chu kỳ hành khí 60 năm của lý học Đông Phương; mà chỉ xin đặt vấn đề rằng:

Những phương pháp lập thành lá số Tử Vi theo cổ thư chữ Hán cũng có nhiều điểm khác biệt về cách an sao và cả số lượng sao và có nhiều phương pháp luận giải khác nhau. Vậy vấn đề đặt ra là:

Trong các phương pháp khác nhau của Tử Vi có nguồn gốc Hán thì phương pháp nào đúng nhất? Tôi nghĩ rằng đây không phải vấn đề dễ trả lời vì tính thất truyền của một nguyên lý lý thuyết và một thực tại được nhận thức để hình thành lý thuyết đó là cơ sở để lập thành môn dự báo Đông Phương xuất sắc này. Bởi vậy, việc đi tìm và phục hồi lại nguyên lý lý thuyết đã thất truyền và chỉ ra một thực tại là cở sở của nguyên lý đó - từ đó ứng dụng một cách nhất quán vào việc hiệu chỉnh khoa Tử Vi nhân danh văn hiến Việt là một việc phù hợp với tiêu chí khoa học.

II - Về Lịch dùng trong Tử Vi.

Chúng ta đều biết rằng - thời gian là một dữ kiện rất quan trọng trong việc lập thành lá số. Sự sai lệch về thời gian sẽ dẫn đến sai lệch về lá số. Bởi vậy, việc nghiên cứu Lý học Đông phương đòi hỏi phải có một bộ Âm lịch chuẩn. Bộ lịch chuẩn này sẽ căn cứ vào những dữ kiện khách quan là thiên văn và sự vận động của không gian vũ trụ quanh địa cầu với một phương pháp nhất quán. Phương pháp nhất quán này chính là phương pháp làm lịch cổ Đông Phương - khi chưa có phương pháp làm lịch Tây phương du nhập. Bởi vậy - theo tôi - tất cả những phương pháp làm Lịch Đông phương nào căn cứ vào múi giờ Tây để tính lịch Đông phương là sai lầm vì tính không nhất quán về phương pháp. Tính nhất quán là một yếu tố cần theo tiêu chí khoa học.

Việc ứng dụng lịch Vạn Niên Dịch học phổ thông trong mọi phương diện ứng dụng của Lý học Đông phương là hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học và giờ Pháp Lệnh của chính phủ. Bởi vì múi giờ Thứ 7 - giờ Hanoi theo Pháp lệnh của chính phủ Việt Nam và múi giờ thứ 8 - giờ Bắc Kinh của Trung Quốc vẫn coi là một múi giờ trong một giờ Âm Lịch chỉ gồm 12 canh giờ so với giờ Tây phương 24 canh giờ.

Chính vì vậy mà việc quan tâm đến Trình Tử Vi Lạc Việt của quí vị là sự hân hạnh của chúng tôi.

Một lần nữa cảm ơn sự quan tâm của quí vị và anh chị em.

Kính gửi bác Thiên Sứ, cháu muốn tìm hiểu về phần đổi Thuỷ thành Hỏa, Hỏa thành Thủy trong Tử Vi Lạc Việt. Bác có thể chỉ giúp cháu hoặc chỉ chỗ cháu tìm cũng được ah [về cơ sở, bằng chứng...]

Cháu cảm ơn bác.

PS: Bác đừng ignore nhé. Vì cháu cũng đang...nghiên cứu :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi bác Thiên Sứ, cháu muốn tìm hiểu về phần đổi Thuỷ thành Hỏa, Hỏa thành Thủy trong Tử Vi Lạc Việt. Bác có thể chỉ giúp cháu hoặc chỉ chỗ cháu tìm cũng được ah [về cơ sở, bằng chứng...]

Cháu cảm ơn bác.

PS: Bác đừng ignore nhé. Vì cháu cũng đang...nghiên cứu http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif

Bác Thiên Sứ, bác làm cháu vất vả tìm kiếm, dù sao cháu cũng đã thu được 1 chút kết quả và hỉu ruì.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites