Thiên Sứ

Trung Quốc quan ngại về Đập sông Kim Sa

3 bài viết trong chủ đề này

Thứ ba, 21-07-2009

Trung Quốc quan ngại về Đập sông Kim Sa

Posted Image

Một khúc sông Kim Sa (Nguồn: Travelblog)

VIT - Ngày hôm qua (20/7), những chủ xây dựng Đập sông Kim Sa vốn gây nhiều tranh cãi đã nói rằng các hoạt động của họ “theo đúng trình tự”, đáp trả lại một bản thông báo từ các kiểm toán viên hàng đầu của Trung Quốc cho rằng có những vấn đề trên điểm thi công dự án thủy điện lớn thứ 3 thế giới.

Văn phòng Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc nói trong một bản báo cáo ra ngày hôm qua (20/7) về dự án Khê Lạc Độ trị giá 67,5 tỷ NDT (9,88 tỷ USD) rằng các vấn đề an toàn nảy sinh sau khi công ty xây dựng thi công dự án Đập sông Kim Sa rút ngắn kế hoạch xây dựng ban đầu tới 27 tháng nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án. Tiến độ rút ngắn đã làm tăng những nguy cơ và các khó khăn và gia tăng thêm chi phí.

Bản báo cáo cũng tuyên bố rằng đội quản lý dự án đã không kiểm soát ngân quỹ hay các thủ tục đấu thầu và rằng các chủ xây dựng đã thu gần 10 triệu NDT được cho là bất hợp pháp thông qua các khoản phí.

Song, các chủ xây dựng Đập sông Kim Sa-con đập lớn thứ hai Trung Quốc chỉ sau Đập Tam Hiệp, nói rằng Văn phòng Kiểm toán “đã phóng đại vấn đề”.

Hong Wenhao, giám đốc xây dựng dự án đập Khê Lạc Độ nói với Nhật báo Trung Quốc từ điểm thi công, nơi tiếp giáp các tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên: “Văn phòng Kiểm toán nói chúng tôi đã rút ngắn việc xây dựng tới 27 tháng. Chà, họ đã đánh giá hiệu suất của chúng tôi quá cao. Sẽ không có những rủi ro an toàn nào dưới các hoạt động làm việc hiện tại của chúng tôi vì chúng tôi không cho phép bất cứ sự đi tắt nào khi chúng tôi xây những dự án lớn như con đập cao gần 300 mét này”.

Ông Hong cho hay đội xây dựng của ông đi trước lộ trình nhanh khoảng 1 năm. Theo ông, khoảng thời gian đó ở dự án Đập sông Kim Sa cũng giống như ở các dự án thủy điện lớn khác, trong đó có Đập Tam Hiệp.

Dự án Khê Lạc Độ trước kia là trung tâm tranh cãi. Vào năm 2005, người ta thấy con đập đã đe dọa các loài cá quý và không vượt qua được một cuộc đánh giá tác động môi trường. Tập đoàn Dự án Tam Hiệp Trung Quốc, hãng đảm nhận dự án Khê Lạc Độ cùng một vài dự án khác trong vùng đã trả một khoản phạt 200.000 NDT, mức phạt cao nhất có thể phạt, trước khi các quan chức bảo vệ môi trường cuối cùng cũng chấp thuận họ.

Posted Image

Nguồn tin

Mai Hải (Lược dịch theo Chinadaily)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giới khoa học Trung Quốc 'cảnh báo' dự án đập thuỷ điện

Nguồn Vietnamnet.vn

Cập nhật lúc 10:48, Thứ Ba, 21/07/2009 (GMT+7) ,

Các nhà hoạt động bảo vệ môi trường Trung Quốc đã cảnh báo, việc xây hệ thống đập thuỷ điện trên sông Dương Tử có thể khiến những loài cá quý hiếm bị tiêu diệt. Chương trình xây dựng các con đập thuỷ điện khổng lồ sẽ tạo ra nhiều hậu quả lớn về môi trường.

Posted Image

Chính các nhà khoa học Trung Quốc cũng phản đối việc xây dựng các đập thuỷ điện lớn trên sông Dương Tử (Ảnh Wordpress)

Dự án đập Xiaonanhai sẽ được xây dựng ở vị trí thượng nguồn sông, cách trung tâm Trùng Khánh chừng 30km. Trung Quốc hy vọng sử dụng điện tạo ra từ hệ thống đập trên các sông lớn để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày một gia tăng. Quan chức Trung Quốc hiện đang xem xét dự án này, và nhiều nhà phân tích tin rằng, việc thông qua sơ bộ dự án sẽ diễn ra vào cuối tháng.

Nhiều nhà khoa học Trung Quốc và nước ngoài lo lắng là, đập thuỷ điện sẽ xâm lấn khu bảo tồn cá quý hiếm trên Dương Tử - con sông dài nhất Trung Quốc. Khu bảo tồn là ngôi nhà của 180 loài cá quý hiếm khác nhau như cá tầm, cá heo không vây vốn đang gặp nguy hiểm ở Trung Quốc. Khu xây dựng đập thủy điện bao trùm gần 400km thượng nguồn Dương Tử - nơi mà tính đa dạng sinh thái lớn hơn những khu vực trung và hạ lưu.

Một nhóm gồm 8 nhà khoa học và bảo vệ môi trường của Trung Quốc tháng trước đã gửi thư ngỏ, đề nghị chính phủ huỷ bỏ kế hoạch xây dựng đập Xiaonanhai. "Tác động tiêu cực của việc phát triển quá nhiều đập thuỷ điện là phá huỷ tính đa dạng sinh thái dưới nước”, bức thư nhấn mạnh.

Nhiều nhóm môi trường quốc tế cũng khuyến cáo Trung Quốc nên cân nhắc kế hoạch này. "Những loài cá biểu tượng của Dương Tử đang dần biến mất", Brian Richter, giám đốc Chương trình nước sạch Toàn cầu – nhóm hoạt động bảo vệ tự nhiên có trụ sở tại Arlington, Va nói. Theo ông, đập Xiaonanhai có thể là dấu chấm hết cho “một kho tàng đa dạng sinh thái dưới nước” của Dương Tử.

Cơn sốt xây đập

Quan chức chính quyền trung ương và địa phương ở Trùng Khánh chưa có câu trả lời. Trong tháng 2, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp với các chuyên gia để thảo luận dự án đập Xiaonanhai. Báo cáo sau cuộc họp cho thấy, các chuyên gia đã kết luận rằng, dự án có thể tác động sâu sắc tới môi trường sống của cá trong khu vực bảo tồn, họ cũng đưa ra những biện pháp đảm bảo an toàn cho môi trường này.

Trung Quốc là một trong những nước xây dựng đập thuỷ điện lớn nhất thế giới. Chính phủ nước này khẳng định, các nhà máy thuỷ điện có thể giảm bớt sự phụ thuộc của đại lục vào những nguồn nhiên liệu đắt tiền như than đá - nguồn năng lượng chính của Trung Quốc - đồng thời giảm khí thải nhà kính và nhiều ô nhiễm khác.

Sông Dương Tử đã là ngôi nhà của chiếc đập lớn nhất thế giới - đập Tam Hiệp, và các nhà nghiên cứu cho rằng, còn rất nhiều đập được lên kế hoạch xây dựng trên sông cũng như nhiều sông nhánh khác.

Tác giả bức thư ngỏ lo lắng việc xây dựng đập Xiaonanhai sẽ chặn dòng di trú, ngăn nước đổ ra biển và gây nguy hiểm cho các bãi đẻ trứng.

Trong số 338 loài cá nước ngọt tìm thấy tại sông, có 162 loài chỉ có ở Dương Tử. Tuy nhiên, số lượng các loài cá quý hiếm đã sụt giảm mạnh kể từ thập niên 80 vì hệ thống đập thuỷ điện, ô nhiễm nước, đánh bắt quá mức…

"Quá nhiều đập được lên kế hoạch xây dựng ở vùng thượng nguồn Dương Tử”, Mã Quân, giám đốc Học viện nghiên cứu các vấn đề môi trường và công cộng tại Bắc Kinh, một trong những người ký vào bức thư, nói.

Một số người còn tỏ ra nghi ngờ về tính hữu ích của công trình Xiaonanhai với bốn đập thuỷ điện lớn khác đã được chấp thuận xây dựng trên sông Kim Sa (đoạn thượng lưu của Dương Tử).

Công trình đập Xiaonanhai là dự án có chi phí gần 24 tỉ nhân dân tệ (3,51 tỉ USD) và mất hơn bảy năm để hoàn thành.

Lệnh ngừng, đập vẫn mọc lên

Vào ngày 11/6, Bộ Môi trường Trung Quốc đã ra quyết định dừng xây dựng hai đập thuỷ điện tại khu vực thượng nguồn sông Dương Tử, với lý do những dự án này là bất hợp pháp do khi bắt đầu không có những đánh giá về môi trường cần thiết.

Các đập trên là một phần thuộc dự án trị giá 200 tỉ nhân dân tệ (30 tỉ USD) liên quan tới hệ thống trạm thuỷ điện dọc theo sông Kim Sa (nhánh sông Dương Tử) ở phía tây nam Trung Quốc – nơi nhiều nhà môi trường học cho rằng, việc xây dựng đập sẽ làm tổn hại đến tính đa dạng sinh học của khu vực.

Theo thông tin trên trang web của Bộ Môi trường Trung Quốc đăng cuối ngày qua, hai tập đoàn điện lớn là Hoa Điện và Hoa Năng đã bắt đầu chặn khúc giữa của sông từ tháng 1 mà không được bộ này cho phép.

Tuy nhiên, có vẻ như các công ty vẫn làm ngơ. Vào cuối tuần qua, chương trình Tin tức trong tuần của CCTV đã đưa tin, công việc xây dựng trên hai con đập vẫn tiếp tục sau ngày 11/6. Hoạt động xây đập chỉ tạm ngừng khi các nhà kiểm tra thuộc Bộ Môi trường viếng thăm nhưng sau đó đã sớm trở lại hoạt động.

Tại một trong hai công trường xây dựng đập, một công nhân được hỏi có thấy thay đổi gì trong vài ngày qua hay không? Anh trả lời, tất cả mọi người đều làm quá giờ khá muộn, và họ được lệnh nhanh chóng hoàn tất công việc.

  • Kỳ Thư (Tổng hợp từ Wsj)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đập Tam Hiệp - 'Vạn lý Trường thành' trên sông Dương Tử

Nguồn Vietnamnet.vn

Cập nhật lúc 18:25, Thứ Năm, 18/05/2006 (GMT+7) ,

Dự án thuỷ điện lớn nhất thế giới, niềm tự hào của người Trung Quốc-Đập Tam Hiệp sẽ hoàn tất phần xây dựng các bức tường bê tông khổng lồ vào 20/5.

Posted Image

Đập Tam Hiệp

''Thật vô cùng ấn tượng'' Yang Chenxi, một sinh viên đang đi tham quan chiếc đập, nằm gần thành phố Yichang, tỉnh Hồ Bắc cho biết. ''Hầu hết người Trung Quốc đều tự hào về công trình này, tự hào hơn cả chương trình đưa người vào vũ trụ. Đập Tam Hiệp được xây dựng sẽ làm thay đổi cuộc sống của người dân''.

Các kỹ sư cho biết, họ và nhiều công nhân - phần lớn là dân nhập cư ở tỉnh Vân Nam, sát biên giới với Việt Nam, sẽ tổ chức một lễ ăn mừng nhỏ vào ngày 20 tới khi đoạn bêtông cuối cùng được phủ lên phần đỉnh của chiếc đập.

Sự kiện sắp tới đánh dấu 13 năm lao động của hàng nghìn người đã tham gia việc xây dựng Vạn lý trường thành trên sông Dương Tử. Tới lúc này, vẫn còn hơn 2 năm nữa, dự án đập Tam Hiệp mới đi vào hoạt động thực sự vì một số thiết bị, gồm cả máy phát điện cuối cùng, cần phải lắp đặt.

Là một trong những công trình vĩ đại của thế giới, Đập Tam Hiệp sẽ đón rất nhiều du khách tới tham quan. Đó là những người muốn chiêm ngưỡng công trình xây dựng kỳ vĩ, được dựng lên từ bàn tay những người thợ lành nghề đầu thế kỷ 21. Tuy nhiên, đối với các nhà chỉ trích, dự án này thực sự là một thảm họa đối với thiên nhiên. Để xây dựng đập Tam Hiệp, Trung Quốc phải sơ tán hơn 1 triệu người và có thể phải phá huỷ nhiều kỳ quan thiên nhiên vô giá và công trình khảo cổ quan trọng.

Theo ông Cao Guangjing, phó chủ tịch dự án phát triển Đập Tam Hiệp - chương trình trị giá 180 tỷ NDT (22,5 tỷ USD) thì việc xây dựng là rất đáng tiền. ''Những điều có lợi lớn hơn so với những điều bất lợi. Tôi tin tưởng 100% vào dự án này''.

Với lòng tin và sự hăng hái như vậy, những lời phản đối việc xây dựng công trình thuỷ điện đều bị dẹp sang một bên. ''Trong lịch sử, chưa từng có trường hợp nào mà một hồ chứa nước lại gây ra động đất'', ông Cao khẳng định như vậy khi có nhận xét rằng, chiếc đập được xây ở khu vực động đất dễ xảy ra và một hồ chứa quá lớn có thể tự tạo ra những chấn động.

Những người ủng hộ xây dựng Đập Tam Hiệp nói, công trình này có thể giúp ngăn lụt, tạo ra điện và tạo thuận lợi cho đi lại trên sông Dương Tử.

''Hiện nay, cứ 10 năm một lần, Trung Quốc lại bị lụt nặng'', ông Wang Xiaomao, phó kỹ sư trưởng Uỷ ban Nguồn nước Dương Tử nói. ''Với con đập này, ngập lụt chỉ xảy ra 1 lần trong 100 năm''. Năm 1998, lũ sông Dương Tử làm hàng triệu gia đình mất nhà và khiến hơn 1.500 người thiệt mạng.

Hồi đầu thế kỷ 20, Tiên sinh Tôn Trung Sơn - người tạo ra nước Trung Quốc hiện đại, từng làm bài thơ về việc tạo ra điện năng có ý nghĩa tương đương với sức mạnh của hàng trăm triệu người. Điều này giờ đây không chỉ còn trên thơ ca. Ở bờ tả, 14 chiếc turbin 700 megawat và các máy phát điện đã được vận hành. Tại bờ hữu, 12 turbin 700 megawat cũng đang được xây dựng và lắp đặt.

Với công suất tương đương Itaipu - đập thuỷ điện lớn nhất thế giới hiện nay ở biên giới Brazil và Paraguay, đập Tam Hiệp có thể vượt mặt nhiều công trình khác.

  • Hoài Linh (Theo AFP, Ir)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay