Posted 21 Tháng 7, 2009 Chú Thiên Sứ kính mến! Từ vietlyso.com và lyhocdongphuong.org.vn cháu đã thấy được lối kiến giải mới trong Kinh dịch cũng như về ngũ hành. Trước đó, cháu cũng đã tìm hiểu về lý học đông phương theo kiến giải có từ lâu đời. Cháu là kẻ hậu học kiến thức còn hủ lậu nên không dám lạm bàn với những người có trình độ tầm như các chú. Tư tưởng mới của chú cũng như những dẫn chứng cụ thể chú đưa đều khó thể phủ định. Theo cháu nghĩ, đã tồn tại thì tất có đạo lý, và lâu dần đạo lý sẽ đần dần hé mở nếu ta kiên trì. Qua các bài chú viết cháu thấy chú là người thuộc cấp bậc cao nhân về lý học đông phương. Có một điều mà từ trước đến giờ cháu vẫn mãi băn khoăn mà không có ai để giúp cháu khai tâm. Nếu có thể mong chú bớt chút thời gian khai tâm giúp cháu. Cháu cũng cảm thấy 1 điều là giữa âm dương, bát quái và ngũ hành có quan hệ với nhau và có thể có chung nguồn gốc, nhưng cháu không hiểu là tại sao trung ương trong lạc thư cửu cung lại là hành thổ, tại sao Cấn và Chấn lại là hành Mộc, rồi Càn và Khảm thuộc hành Thủy... và cuối cùng khi chú nêu vấn đề chuyển Khôn thay Tốn. Nếu chỉ căn cứ theo ý phù hợp với ngũ hành sinh khắc thì tại sao Khôn với Ly ở cùng hỏa. Bát quái nếu bố trí trong cửu cung lạc thư thì bát quái tạo ra 4 hành, còn hành thổ là vì lý do gì mà sinh?? Về ý nghĩa các quái -Càn là trời, là tròn, là vua, là cha, là ngọc, là vàng, là lạnh, là băng, là màu đỏ sậm, là ngựa tốt, laqf ngựa già, là ngựa gầy, là ngựa hoang, là trái cây -Khôn là đất, là mẹ, là vải, là cái ấm, là đạm bạc, là thăng bằng. Là bò cái có con, là xe lớn, là số đông, là cái cán. Trong các loại đất là màu đen -Chấn là sấm, là rồng, màu vàng sậm, là trương ra, là đường lớn, là con trai cả, là quả quyết, là hăng hái, là tre non, là lau sậy, là loài ngựa hý to, có chân sau trắng phi nhanh, có ngôi sao trên chán, là loại cây có ích có vỏ, mạnh mẽ, rậm rạp, tươi tốt -Tốn là cây, là gió, là con gái cả, là chỉ đạo, là công việc, là màu trắng, là dài, là cao, là tiến thoái, là không giải quyết, là mùi. Là người có ít tóc, có trán rộng, mắt có nhiều tròng trắng, người thu lợi gấp 3 lần thị truờng, sau cùng, là dấu hiệu hăng hái -Cấn là núi, là đường tắt, là hòn đá nhỏ, là cửa khuyết, là trái cây và hạt, là hoạn quan và người gác cửa, là ngón tay. Là con chó, con chuột và loại chim mỏ đen. Là loại cây có u bướu -Đoài là cái đầm, là con gái út, đồng bóng, miệng, lưỡi. Có nghĩa đập, bẻ ra từng mảnh, rơi xuống và bể ra. Là loại đất cứng và mạnh. Là vợ bé, là con dê -Khảm là nước, là hào rãnh, là mai phục, là bánh xe. Ở người là buồn rầu, đau tim, đau tai, là máu, là màu đỏ. Ở ngựa là có lưng đẹp, là ngựa can trường, ngựa đầu thả xuống, có mónh chân mỏng, ngựa hụt chân. Ở xe là xe có nhiều phần thiếu, là thấm qua, là mặt trăng, là kẻ trộm. Ở cây là loại có lõi cứng và to -Ly là lửa là mặt trời, là con gái giữa, là áo giáp, mũ sắt, là giáo là binh khí. Là người có bụng to, có dấu hiệu khô khan, là con cua, là con ba ba, là con ốc, là con sò, là con rùa. Ở cây là cây khô phần trên, rỗng ruột Thú thật với chú cháu không tìm thấy mối liên hệ giữa các nghĩa của từng quái. Nếu chúng không có ý nghĩa liên hệ nhau mà chỉ là một số sự vật hiên tượng lấy để giải nghĩa các quái thì các sự vật hiện tượng khác quy chúng vào quái nào thì đúng, có chuẩn mực nào để ta có thể căn cứ xác định hay không. Căn cứ nào mà người xưa đưa ra những ví dụ về sự vật hiện tượng như vậy rồi quy kết cho nó là thuộc quái nào Đó là 1 chút thắc mắc của cháu về ngũ hành và bát quái. Cháu rất hy vọng chú bớt chút thời gian giúp kẻ hậu học như cháu khai tâm, mặc dù có thể đối với chú cho rằng nó rất đơn giản. Cháu xin cảm ơn chú. Chúc chú ngày càng có nhiều thành công trong con đường khôi phục lại nền văn minh đã thất truyền!! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 7, 2009 Cảm ơn À đã quan tâm. Nhưng mọi việc phải có đầu có đuôi. Mặt trời cũng phải chiếu từ Đông sang Tây. Không thể cùng một lúc tất cả được đưa ra ánh sáng. À có thể tham khảo theo thứ tự những gì tôi đã trình bày, như sau: 1 - Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại. 2 - Tìm về cội nguồn Kinh Dịch. 3 - Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt. 4 - Định mệnh có thật hay không. 5 - Đức Phật khai ngộ về tính thấy. Tất cả đều có ở trang chủ và diễn đàn và mới chỉ là 24 vần chữ cái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 7, 2009 Ài ơi , Để Ài đỡ mất công tìm kiếm, cứ nhìn chữ ký của HTH thì Ài sẽ lại Á ài..... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 7, 2009 Ài ơi , Để Ài đỡ mất công tìm kiếm, cứ nhìn chữ ký của HTH thì Ài sẽ lại Á ài..... 1 cách PR rất hay :P Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 7, 2009 Cám ơn các bạn đã quan tâm đến đề tài của Ài...!!! Nhưng có vẻ như các bạn không hiểu ý Ài.. lắm thì phải. Để Ài... lấy 1 thí dụ cụ thể như cái nồi cơm điện chẳng hạn. Nó có chứa đạo lý âm dương hay không, nó thuộc quái nào trong 8 quái, căn cứ nào nếu nói có hay nói không, và vì bát quai liên quan mật thiítt với ngũ hành nên ta nói ngũ hành như thế nào với cái nồi cơm điện. Rất mong các bạn có thể giúp Ài.. được khai tâm, để khi nhìn 1 sự vật hiện tượng nào bất kỳ Ài... có thể phân biệt được nó thuộc quái nào, ẩn chứa đạo lý âm dương ngũ hành ra sao Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 7, 2009 Cám ơn các bạn đã quan tâm đến đề tài của Ài...!!! Nhưng có vẻ như các bạn không hiểu ý Ài.. lắm thì phải. Để Ài... lấy 1 thí dụ cụ thể như cái nồi cơm điện chẳng hạn. Nó có chứa đạo lý âm dương hay không, nó thuộc quái nào trong 8 quái, căn cứ nào nếu nói có hay nói không, và vì bát quai liên quan mật thiítt với ngũ hành nên ta nói ngũ hành như thế nào với cái nồi cơm điện. Rất mong các bạn có thể giúp Ài.. được khai tâm, để khi nhìn 1 sự vật hiện tượng nào bất kỳ Ài... có thể phân biệt được nó thuộc quái nào, ẩn chứa đạo lý âm dương ngũ hành ra sao Anh có thể cho biết anh hiểu thế nào về thuyết Âm Dương và thuyết Ngũ hành; hay thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 7, 2009 Kính cụ Thiên Sứ nhân danh nền văn hiến Việt?Mỗi khi thấy cụ dùng cụm từ này thì thấy diễn đàn lại náo loạn cả lên, các nhà khoa học lý học hàng đầu của diễn đàn không còn thời gian thảo luận khoa học lý học nữa mà bước vào một cuộc tranh luận vô bổ.Liêm trinh nghĩ thế này nếu công trình của cụ nếu được xây dựng trên nền tảng khoa học lý học chắc chắn, nếu có ứng dụng thực tiễn to lớn thì tự nó sẽ phát sáng chứ chả cần phải có thêm cụm từ trên đâu -Hữu xạ tự nhiên hương-. Công trình của cụ nếu có hiệu quả to lớn không cần có cụm từ trên mà cụ đã phát hành ra rồi thì có muốn thu lại cũng không được người đời sẽ giấm dúi pho tô ,chép lại. Người của khoa học lý học thường đuợc dân gian xếp vào diện hâm vì công danh chẳng màng tiền bạc không phải là mục đích tìm kiếm lấy chữ nhân,lễ nghĩa trí,tín làm đầu nên liêm trinh nghĩ vì một cụm từ mà gây mất đi sự đoàn kết đáng quý trong nghiên cứu của các nhà khoa học lý học thì không dùng nữa cho đỡ phiền hà cụ ạ. Vài lời tâm huyết xuất phát từ nhận xét mọi sự công kích cụ- một người đáng trân trọng trong lĩnh vực chứng minh lực sử huy hoàng của dân tộc và phát triển lý luận lý học sao cho có bản sắc văn hóa Việt Nam (đúng sai còn phải chờ thực tiễn kiểm chứng)- đều xuất phát từ cụm từ này. Kiếp này đời này chúng ta là người dân dã của dân tộc Việt Nam tất cả mọi người trên diễn đàn đều dốc sức nghiên cứu lý học Việt một thứ khoa học huyền ảo nghiên cứu có thành công hay không là ở sự đoàn kết chân thành với nhau trong thảo luận. Kính cụ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 7, 2009 Bác Liêm Trinh kính mến. Thực sự ra nếu không vì mục đích minh chứng nền văn hiến Việt thì nhà em cũng chẳng tham gia nghiên cứu môn Lý học làm gì. Nó của Trung Quốc hay Việt Nam, hay Cao Ly, Nhật Bản thậm chí của ngay Hoa Kỳ thì với em cũng chỉ là chuyện hàng nước mà thôi. Đẳng cấp phó thường dân dự khuyết Nam Bộ như nhà em về lý thuyết không cần phải tham gia việc này. Bởi vậy khi đã tham gia vì việc này thì nó phải trọn vẹn. Một trong những tiêu chí để xác định sự hình thành lý thuyết - bất kể khoa học hay phi khoa học - là nó phải có lịch sử của nó. Nếu không có lịch sử hình thành và tồn tại của nó thì nó sẽ không được chấp nhận. Nói nôm na là: Không một lý thuyết nào từ trên trời rơi xuống. Bởi vậy, khi nhà em đã minh chứng rằng: Lịch sử hình thành những vấn đề liên quan đến Lý học Đông phương - cụ thể là thuyết Âm Dương Ngũ hành - không thuộc về văn minh Hán thì nó phải có một lịch sử hình thành nên nó. Và đó chính là nền văn hiến trải gần 5000 năm của người Việt - trước đó nữa chính là nến văn minh Atlantic, mà nhà em đã chứng minh. Trong nền văn minh Hán không tồn tại thuyết Âm Dương Ngũ hành như là một học thuyết nhất quán. Sự xác định cội nguồn lịch sử của thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là điều kiện cần của việc xác định sự tồn tại khách quan của một lý thuyết - dù đúng hay sai. Đó là lý do mà nhà em luôn phải nhắc đến lịch sử văn hiến Việt 5000 năm bác ạ. Nếu cắt bỏ điều này thì bản thân lý thuyết đó không có cội nguồn xuất xứ. Đây là điều không chấp nhận được của chính nguyên tắc khoa học. Bởi vậy, nếu những phó thường dân chính thức, hoặc dự khuyết như nhà em nói thì chẳng có gì để bàn. Nhưng nếu là nhà khoa học thật sự mà phản ứng với nhà em điều này thì nhà em sẽ nghi ngờ đây có phải là giáo sư tiến sĩ coi Ninh Thuận Bình Thuận ở miền Đông Nam bộ không? http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...?showtopic=6876 Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 7, 2009 Hehe, cũng là muốn giúp bạn Ài thôi chứ HTH có Pi- A , Pi-eo gì đâu. Thì cũng hiểu ý Ài đấy chứ, bạn cứ đọc hết sách của SP Thiên Sứ, rồi ta lại tiếp tục, hị ! 1 cách PR rất hay :P Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 7, 2009 Kính mong chú Thiên Sứ và các ACE xem xét Vấn đề hình như đã bị trở thành to ra và lại sai lệch hẳn ý ban đầu mà Ài... mong muốn đạt được. Ài... chỉ thấy bàn về mọi thứ nào là khoa học vũ trụ rồi hành tinh, việc đời, việc người; nó to tát quá. Lý học đông phương chủ yếu là nhìn sự vật hiện tượng rồi suy nghiệm ra đạo lý ẩn trong đó. Ài... khi xem xét âm dương ngũ hành, nói thật nếu là bây giờ thì chỉ là người xưa đưa ra thuyết thì mình vận dụng như kiểu mình không hiểu nguyên lý giải một vấn đề nhưng nếu áp dụng một phương pháp thì sẽ giải được vấn đề đó mà không cần phải quan tâm là tại sao thế?? Ài chính vì không muốn làm theo kiểu đó nên mới tìm cách để hiểu căn nguyên của vấn đề. Lại có câu"Mọi việc lớn đều bắt đầu từ việc nhỏ" Ài... cảm thấy đạo lý âm dương ngũ hành sẽ phải đúng cho mọi sự vật hiện tượng, nên Ài chọn một vật dụng bất kỳ như nồi cơm điện chẳng hạn để xem xét đạo lý âm dương ngũ hành trong đó, nhưng có thể khả năng có hạn Ài chỉ rút ra được một chút khá nhỏ. Chính vì vậy Ài mới lập chủ đề này mong chú Thiên Sứ, chú VuiVui ... và các ACE nếu đã hiểu rõ rồi thì phân tích đạo lý âm dương ngũ hành trong cái vật nho nhỏ bình thường như cái nồi cơm điện chẳng hạn để Ài có thể hiểu rõ hơn. Ài nghĩ nếu Ài hiểu được thì Ài sẽ có đột phá. Rất mong mọi người giúp Ài!!! Ài xin cảm ơn tận đáy lòng!!! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 7, 2009 Còn đây là Ài trả lời cho HTH Ài nghĩ những vấn đề chú Thiên Sứ viết chưa hẳn HTH đã đọc trước mình, nhưng thôi tranh luận không tác dụng gì cả. Vẫn ý định trên, nếu HTH giúp mình giải mã được thuyết âm dương ngũ hành trong cái nồi cơm điện mình sẽ rất cám ơn HTH, đồng thời tôn HTH làm sư phụ, cũng đồng thời ở bất kỳ chủ đề nào có HTH tham gia mình sẽ không tham dự. Như vậy không phải là thách đố xin HTH đừng bận lòng mà nó chỉ là sự tôn kính dành cho một người trình độ thuộc hàng bậc thầy của Ài... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 7, 2009 Ài thân mến. Tôi hiểu như sau về thuyết Âm Dương Ngũ hành: Hiện tượng lịch sử: Những di sản còn lại nói đến các v/d liên quan đến thuyết này từ văn bản chữ Hán và là văn tự duy nhất hiện nay nói đến các v/d liên quan đến học thuyết này. Nhưng trong các văn bản chữ Hán thì chính các nhà nghiên cứu hiện đại cũng không xác định được thuyết Âm Dương Ngũ hành có phải là một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán không. Họ cũng không xác định được niên đại và hoàn cảnh ra đời của thuyết này với tư cách là một học thuyết hoàn chỉnh. Nội dung của thuyết này qua các bản văn chữ Hán thì rất mơ hồ. Tôi đã minh chứng điều này và Ài cũng xác định điều này. Ài... khi xem xét âm dương ngũ hành, nói thật nếu là bây giờ thì chỉ là người xưa đưa ra thuyết thì mình vận dụng như kiểu mình không hiểu nguyên lý giải một vấn đề nhưng nếu áp dụng một phương pháp thì sẽ giải được vấn đề đó mà không cần phải quan tâm là tại sao thế?? Về lịch sử thuyết Âm Dương Ngũ hành tôi đã minh chứng rằng: Nó thuộc về nước Văn Lang, cội nguồn lịch sử Việt với nền văn hiến trải gần 5000 năm và tôi nhân danh lịch sử cội nguồn của nó. Nội dung: Trong thuyết Âm Dương Ngũ hành thì Âm Dương xác định bản chất khái quát của mọi hiện tượng trong vũ trụ và Ngũ hành phân loại tổng quát mọi hiện tượng trong vũ trụ. Thuyết Âm Dương Ngũ hành miêu tả sự tương tác và vận động của mọi hiện tượng trong vũ trụ theo phương pháp luận của nó. Bởi vậy Âm Dương và Ngũ hành phải là một lý thuyết có sự liên hệ nhất quán và hoàn chỉnh. Không thể tách rời hai khái niệm này và không thể là sự phát triển riêng rẽ từ nguồn gốc khác nhau. Bát quái Tiên Thiên và Hậu thiên là siêu công thức toán học theo hệ nhị phân là ký hiệu toán học khái quát nội dụng của học thuyết này. Trong văn hiến Lạc Việt nó được thể hiện bằng hình tượng độc đáo là chiếc bánh chưng bánh dầy. Kết luận: Trên cơ sở đã phân tích ở trên thì mọi hiện tượng từ những Thiên Hà khổng lồ trong không gian và sự vận động của thời gian ...vv.....đều được phân loại theo Âm Dương và Ngũ hành. Thí dụ: Từ 28 tinh tú trên bầu trời Hoàng Đạo cũng được phân loại theo ngũ hành, thời gian đến giờ - nhỏ nhất - cho đến một Đại vận hội trong Thái Ất cũng phân loại theo ADNH; Trời , cha, đàn ông, cửa khuyết, cây có lõi cứng và to, ba ba, hoạn quan....đều nằm trong bát quái và cửu cung ngũ hành. Cuộc sống ngày càng phát triển, những hiện tượng mới xuất hiện như nồi cơm điện, xăng dầu, tivi...vv...về nguyên tắc cũng phải được phân loại theo ADNH. Nhưng thuyết Âm Dương Ngũ hành đã thất truyền từ hàng ngàn năm nay, sự phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt không thể ngay một lúc hoàn chỉnh để giải thích một cách chi tiết như vậy. Mặt trời cũng phải chiếu từ Đông sang Tây, không thể ngay một lúc tỏa sáng khắp trái Đất. Tuy nhiên, việc chưa có thời gian để phân loại không có nghĩa là sự tồn tại của thuyết này không có giá trị - khi những hiệu quả ứng dụng của nó vượt không gian và thời gian trong lịch sử thăng trầm và phát triển của con người - từ thời đồ đồng đến tri thức hiện đại như ngày nay. Cảm ơn sự quan tâm của Ài và các bạn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 7, 2009 Kính mong chú Thiên Sứ và các ACE xem xét phân tích đạo lý âm dương ngũ hành trong cái vật nho nhỏ bình thường như cái nồi cơm điện chẳng hạn để Ài có thể hiểu rõ hơn. Ài nghĩ nếu Ài hiểu được thì Ài sẽ có đột phá. Rất mong mọi người giúp Ài!!! Ài xin cảm ơn tận đáy lòng!!! Chào cháu ài ...!. Cháu đã suy tư đúng rồi đó. Triết lý đông phương, vốn đi từ gốc, cái Có ở xung quanh ta !!!. Từ đó mới đi tới "tận cùng" của Thế giới. Hành trình đó đã lập nên Lý học đông phương . Bất kể nó là của VN hay TQ, hay một dân tộc nào đó. Vì như cái Học lý đông phương ta thấy ngày nay, không thể nào là chỉ của một thứ thuyết lý - âm dương ngũ hành, hay đạo học, ... - Nó là cái Lý tổng hợp, trên nền tảng âm dương ngũ hành và đạo lý. Nhưng nếu cháu chỉ dừng ở một nồi cơm điện, hay loanh quanh ở đó, mà không có được một hệ thống lý luận sẵn có của Lý học đông phương, tất cháu sẽ "lạc" vào con đường của "lịch sử". Nghĩa là cháu sẽ phải đi làm lại những cái mà lịch sử đã đi qua. Như thế thì dù cháu có sống 10 ngàn năm, với trí tuệ siêu việt, cháu sẽ không đạt tới dù chỉ là một cái nguyên lý nhỏ nhoi: Vạn vật đồng nhất Thể. (nghĩa là thấu triệt được nó). Thì làm sao cháu hiểu được âm dương ngũ hành, đạo lý, .... Trình bày một hệ thống lý luận để cháu có thể nắm được sơ khởi về cái Đạo lý âm dương ngũ hành trong cái "nồi cơm điện" là một khối lượng khổng lồ về Tri Kiến. Không thể hiểu được, nếu cháu không học hẳn một khóa đào tạo, ít nhất là 5 năm cái gọi là Minh triết đông phương, chưa nói đến khả năng Ngộ của cháu tới đâu. Nhưng xét ra, với câu hỏi trên của cháu, chú thấy cái ngộ tính của cháu cũng đáng kể rồi. Nên chú khuyên cháu: Muốn hiểu được đạo lý âm dương ngũ hành chỉ của cái "nồi cơm điện" thì: -Cháu hãy khái quát hóa cái nồi cơm điện đó thành Vật. Thành cái Thấy được. Nôm na đó là Kiến. -Tiếp tới là cháu phải tiến tới Cách Vật, để Trí Tri. Nghĩa là đi vào cái bản chất vô cùng của Vật, hay nói khác là tiến tới cái vô tận của Vật, để hiểu được Vật, nắm được bản chất của Vật - nôm na là Tri. -Tìm hiểu cái minh triết Tri và Kiến. Đó là bước đầu cháu đi tới việc tìm hiểu đạo lý và âm dương ngũ hành của Vật - thế giới, rồi trở ngược lại, cháu mới có thể hiểu được đạo lý âm dương ngũ hành của một vật cụ thể. Con đường trí Tri này cũng là Đạo Lý vậy !. Cháu hiểu nổi những điều chú viết đây, thì mới hy vọng Vỡ lòng khai phá con đường Lý học đông phương !!!. Tạm biệt cháu. Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 7, 2009 chào bạn ài như chú vui vui đã nói ở trên, bạn muốn phân tích cái nồi cơm điện nó ở thuộc tính nào thì phải có 1 nền tảng kiến thức lý học vững chắc . nói cái nồi cơm điện chỉ 3 từ thôi nhưng để phân tích nó là cả 1 vấn đề lớn vd bạn muốn phân tích khía cạnh nào của nó : cái nồi, gạo , nước, điện.... sau khi chia nhỏ nó ra làm các phần bạn sẽ thấy rõ hơn vd từ gạo chuyển thành cơm nó là cái gì ? cái nào là âm, cái nào là dương ,cái nào động , cái nào tĩnh.. gạo có thuộc tính gì, cơm có thuộc tính gì, gạo thành cơm là âm hay dương..v..v theo mình bạn nên đọc những cuốn sách mà anh hth đã nêu trên để hiểu rõ hơn âm dương ,5 hành .người mới học thường bị choáng ngợp trước lượng kiến thức khổng lồ này , mình cũng vậy nên hiện tại mình học 1 cách từ tốn chứ ko như lúc đầu ham quá nên dễ bội thực :rolleyes: ,dục tốc bất đạt bạn ah` thân :P Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 7, 2009 Nên chú khuyên cháu: Muốn hiểu được đạo lý âm dương ngũ hành chỉ của cái "nồi cơm điện" thì: -Cháu hãy khái quát hóa cái nồi cơm điện đó thành Vật. Thành cái Thấy được. Nôm na đó là Kiến. -Tiếp tới là cháu phải tiến tới Cách Vật, để Trí Tri. Nghĩa là đi vào cái bản chất vô cùng của Vật, hay nói khác là tiến tới cái vô tận của Vật, để hiểu được Vật, nắm được bản chất của Vật - nôm na là Tri. -Tìm hiểu cái minh triết Tri và Kiến. Đó là bước đầu cháu đi tới việc tìm hiểu đạo lý và âm dương ngũ hành của Vật - thế giới, rồi trở ngược lại, cháu mới có thể hiểu được đạo lý âm dương ngũ hành của một vật cụ thể. Con đường trí Tri này cũng là Đạo Lý vậy !. Cháu hiểu nổi những điều chú viết đây, thì mới hy vọng Vỡ lòng khai phá con đường Lý học đông phương !!!. Tạm biệt cháu. Thân ái. Cám ơn chú vuivui rất nhiều!!Hơn 10 năm rồi cháu mới lại được nghe những lời như thế này. Cháu nhớ có 1 buổi chiều cách đây 13 năm ông cháu dắt cháu ra đồng để cháu tự chiêm nghiệm. Lúc đó cháu mới bắt đầu tìm hiểu đạo lý âm dương được 2 năm. Tự nhiên cháu chợt nghĩ nếu đã là đạo lý cho vạn vật thì cũng đúng co những thứ tầm thường nhất. Thế là cháu hỏi ông cháu đạo lý ẩn trong cái liềm, ông cháu nghe xong thì bảo" Cháu chưa đủ tầm, hãy cứ xem xét vật nào dễ nắm bắt được đạo lý âm dương trước, dần dần tìm ra những vấn đề cốt lõi cho các sự vật hiện tượng. Nếu thật sự làm được điều đó tới chỗ rõ ràng mạch lạc thì đạo lý trong cái liềm hay bất kỳ thứ gì không cần xem xét nó cũng tự động lộ ra cho ta thấy. Chứ nếu mà vật nào ta cũng xem xét nhưng không khái quát được, cũng không rút ra đạo lý chung hàm ẩn trong đó thì chỉ sợ cháu có sống 1000 năm cũng vô dụng". Từ đó đến nay cháu không ngừng tìm hiểu, nhưng cuối cùng vẫn chỉ là vận dụng kiến thức của người xưa mà không hiểu tại sao lại như vậy, cháu chỉ sợ biết đâu trong quá trình lưu truyền thì có những vấn đề trở thành tam sao thất bản thành ra không đúng nguyên gốc, hay những thế hệ sau viết tiếp nguyên lý của người trước nhưng lại tiếp thu có chỗ hơi nhầm lẫn, cháu thực sự rất sợ đi lầm đường như vậy. Có một vấn đề cháu thắc mắc mãi nhưng tiếc là ông cháu qua đời cách đây 11 năm rồi cháu không hỏi được ai. Hiện giờ có chú, qua lời khuyên của chú cháu hiểu trình độ của chú có thể sẽ giải được thắc mắc của cháu Càn là trời, là tròn, là vua, là cha, là ngọc, là vàng, là lạnh, là băng, là màu đỏ sậm, là ngựa tốt, là ngựa già, là ngựa gầy, là ngựa hoang, là trái cây Rồi khôn, khảm... tại sao lại có như vậy. Nếu là quy ước để xem xét thì sẽ liệt kê bao nhiêu cho vừa vì đây là vạn vật. Nếu không phải là quy ước thì căn cứ vào đâu, có phải những thứ ở trên đều có cái gì đó chung để tượng trưng cho Càn chăng Trong một sự vật liệu tồn tại nhiều đạo lý hay một đạo lý, ẩn chứa cả ngũ hành hay một hành nào đó, hay khi đối với vật này thì là hành này, đối với vật kia gọi là vật kia hay gọi là sự tương đối. Trong cái gọi là âm hoặc có còn tồn tại cái gọi là bộ phận tiểu âm dương hàm chứa trong đó không, trong âm có âm dương, rồi trong âm của âm đó lại hàm chứa âm dương bởi vậy vạn vận sẽ sinh sinh hóa hóa không ngừng chăng Trong hỏa có ngũ hành, tức trong hỏa lại có các hành kim mộc thủy hỏa thổ, rồi trong từng hành trong đó lại chứa ngũ hành nữa hay không?? Hay cháu suy diễn ra quá nhiều chăng? Nếu thực sự có thể giúp được cháu mà chú không tổn hại gì thì cháu mong chú có thể điểm hóa cho cháu. Cháu rất cám ơn chú là người đầu tiên trong chủ đề này nói vào đúng vấn đề mà cháu cần xem xét, cũng như chú khuyên cháu đường đi đúng, mặc dù cháu cũng biết là khả năng minh triết của mình còn rất hạn hẹp Người đi tìm đạo lý trong trời đất là không còn cái gì gọi là danh, là lợi, là hơn là thua, bất kể là ở đâu, ở quốc gia nào nếu đã là cái hay cái chân lý thì họ sẽ đều đi tới đúng không chú?. Có phải vì cái họ truy cầu duy nhất đó là hiểu được thế giới phải không chú Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 7, 2009 Cám ơn chú vuivui rất nhiều!! Hơn 10 năm rồi cháu mới lại được nghe những lời như thế này. Cháu nhớ có 1 buổi chiều cách đây 13 năm ông cháu dắt cháu ra đồng để cháu tự chiêm nghiệm. Lúc đó cháu mới bắt đầu tìm hiểu đạo lý âm dương được 2 năm. Tự nhiên cháu chợt nghĩ nếu đã là đạo lý cho vạn vật thì cũng đúng co những thứ tầm thường nhất. Thế là cháu hỏi ông cháu đạo lý ẩn trong cái liềm, ông cháu nghe xong thì bảo" Cháu chưa đủ tầm, hãy cứ xem xét vật nào dễ nắm bắt được đạo lý âm dương trước, dần dần tìm ra những vấn đề cốt lõi cho các sự vật hiện tượng. Nếu thật sự làm được điều đó tới chỗ rõ ràng mạch lạc thì đạo lý trong cái liềm hay bất kỳ thứ gì không cần xem xét nó cũng tự động lộ ra cho ta thấy. Chứ nếu mà vật nào ta cũng xem xét nhưng không khái quát được, cũng không rút ra đạo lý chung hàm ẩn trong đó thì chỉ sợ cháu có sống 1000 năm cũng vô dụng". Từ đó đến nay cháu không ngừng tìm hiểu, nhưng cuối cùng vẫn chỉ là vận dụng kiến thức của người xưa mà không hiểu tại sao lại như vậy, cháu chỉ sợ biết đâu trong quá trình lưu truyền thì có những vấn đề trở thành tam sao thất bản thành ra không đúng nguyên gốc, hay những thế hệ sau viết tiếp nguyên lý của người trước nhưng lại tiếp thu có chỗ hơi nhầm lẫn, cháu thực sự rất sợ đi lầm đường như vậy. Có một vấn đề cháu thắc mắc mãi nhưng tiếc là ông cháu qua đời cách đây 11 năm rồi cháu không hỏi được ai. Hiện giờ có chú, qua lời khuyên của chú cháu hiểu trình độ của chú có thể sẽ giải được thắc mắc của cháu Càn là trời, là tròn, là vua, là cha, là ngọc, là vàng, là lạnh, là băng, là màu đỏ sậm, là ngựa tốt, là ngựa già, là ngựa gầy, là ngựa hoang, là trái cây Rồi khôn, khảm... tại sao lại có như vậy. Nếu là quy ước để xem xét thì sẽ liệt kê bao nhiêu cho vừa vì đây là vạn vật. Nếu không phải là quy ước thì căn cứ vào đâu, có phải những thứ ở trên đều có cái gì đó chung để tượng trưng cho Càn chăng Trong một sự vật liệu tồn tại nhiều đạo lý hay một đạo lý, ẩn chứa cả ngũ hành hay một hành nào đó, hay khi đối với vật này thì là hành này, đối với vật kia gọi là vật kia hay gọi là sự tương đối. Trong cái gọi là âm hoặc có còn tồn tại cái gọi là bộ phận tiểu âm dương hàm chứa trong đó không, trong âm có âm dương, rồi trong âm của âm đó lại hàm chứa âm dương bởi vậy vạn vận sẽ sinh sinh hóa hóa không ngừng chăng Trong hỏa có ngũ hành, tức trong hỏa lại có các hành kim mộc thủy hỏa thổ, rồi trong từng hành trong đó lại chứa ngũ hành nữa hay không?? Hay cháu suy diễn ra quá nhiều chăng? Nếu thực sự có thể giúp được cháu mà chú không tổn hại gì thì cháu mong chú có thể điểm hóa cho cháu. Cháu rất cám ơn chú là người đầu tiên trong chủ đề này nói vào đúng vấn đề mà cháu cần xem xét, cũng như chú khuyên cháu đường đi đúng, mặc dù cháu cũng biết là khả năng minh triết của mình còn rất hạn hẹp Người đi tìm đạo lý trong trời đất là không còn cái gì gọi là danh, là lợi, là hơn là thua, bất kể là ở đâu, ở quốc gia nào nếu đã là cái hay cái chân lý thì họ sẽ đều đi tới đúng không chú?. Có phải vì cái họ truy cầu duy nhất đó là hiểu được thế giới phải không chú Bạn quả là một người đặc biệt. Viết hay, hỏi càng hay hơn,.... và lấy nick chẳng giống ai. Mình cũng hy vọng sẽ được "học ké" nhiều điều nhờ câu hỏi của bạn. Thành thật chúc Bạn may mắn trong cuộc truy cầu chân lý. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 7, 2009 Chào bạn ài Cám ơn chú vuivui rất nhiều!! Hơn 10 năm rồi cháu mới lại được nghe những lời như thế này. ................................................................................ ........................................................... Người đi tìm đạo lý trong trời đất là không còn cái gì gọi là danh, là lợi, là hơn là thua Qua bài viết của bạn đặc biệt qua các dòng trên tôi tin chắc bạn rất giỏi về lý học đông phương.Thứ nhất bạn đã hiểu về ngôn ngữ bác học của cụ Vui Vui thì trí tuệ của bạn không nhỏ vì chỉ có những tâm hồn tương đồng mới hiểu được nhau. Thứ hai: Với mấy câu kết của bài viết tôi hiểu bạn đã đạt chữ "ngộ " của lý học. Đúng là khi đã đạt đến chữ "ngộ " của lý học rồi thì trạng thái con người đúng như các câu kết của bạn (phần tô để dười gạch cách câu). Vậy theo bạn cái nồi cơm điện xếp vào hành gì. Mong sự giảng giải của bạn. Kính bạn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 7, 2009 Từ đó đến nay cháu không ngừng tìm hiểu, nhưng cuối cùng vẫn chỉ là vận dụng kiến thức của người xưa mà không hiểu tại sao lại như vậy, cháu chỉ sợ biết đâu trong quá trình lưu truyền thì có những vấn đề trở thành tam sao thất bản thành ra không đúng nguyên gốc, hay những thế hệ sau viết tiếp nguyên lý của người trước nhưng lại tiếp thu có chỗ hơi nhầm lẫn, cháu thực sự rất sợ đi lầm đường như vậy. Có một vấn đề cháu thắc mắc mãi nhưng tiếc là ông cháu qua đời cách đây 11 năm rồi cháu không hỏi được ai. Hiện giờ có chú, qua lời khuyên của chú cháu hiểu trình độ của chú có thể sẽ giải được thắc mắc của cháu Càn là trời, là tròn, là vua, là cha, là ngọc, là vàng, là lạnh, là băng, là màu đỏ sậm, là ngựa tốt, là ngựa già, là ngựa gầy, là ngựa hoang, là trái cây Rồi khôn, khảm... tại sao lại có như vậy. Nếu là quy ước để xem xét thì sẽ liệt kê bao nhiêu cho vừa vì đây là vạn vật. Nếu không phải là quy ước thì căn cứ vào đâu, có phải những thứ ở trên đều có cái gì đó chung để tượng trưng cho Càn chăng Trong một sự vật liệu tồn tại nhiều đạo lý hay một đạo lý, ẩn chứa cả ngũ hành hay một hành nào đó, hay khi đối với vật này thì là hành này, đối với vật kia gọi là vật kia hay gọi là sự tương đối. Trong cái gọi là âm hoặc có còn tồn tại cái gọi là bộ phận tiểu âm dương hàm chứa trong đó không, trong âm có âm dương, rồi trong âm của âm đó lại hàm chứa âm dương bởi vậy vạn vận sẽ sinh sinh hóa hóa không ngừng chăng Trong hỏa có ngũ hành, tức trong hỏa lại có các hành kim mộc thủy hỏa thổ, rồi trong từng hành trong đó lại chứa ngũ hành nữa hay không?? Hay cháu suy diễn ra quá nhiều chăng? Nếu thực sự có thể giúp được cháu mà chú không tổn hại gì thì cháu mong chú có thể điểm hóa cho cháu. Cháu rất cám ơn chú là người đầu tiên trong chủ đề này nói vào đúng vấn đề mà cháu cần xem xét, cũng như chú khuyên cháu đường đi đúng, mặc dù cháu cũng biết là khả năng minh triết của mình còn rất hạn hẹp Người đi tìm đạo lý trong trời đất là không còn cái gì gọi là danh, là lợi, là hơn là thua, bất kể là ở đâu, ở quốc gia nào nếu đã là cái hay cái chân lý thì họ sẽ đều đi tới đúng không chú?. Có phải vì cái họ truy cầu duy nhất đó là hiểu được thế giới phải không chú Chào cháu Ài...@!. Cách đặt vấn đề về chuyện Càn, Khôn, ... của cháu, tuy chú tin rằng đó chưa phải là vấn đề mang tính "rốt ráo" đối với cháu. Nhưng thực ra, nó thuộc về những lớp vấn đề, mà chỉ "đụng" đến nó, với mục đích giải thích tương minh, thì đúng là đã đụng tới "trần" của lý học đông phương rồi đó. Nghe thì có vẻ thật quá tầm thường phải không ?. Vậy mà quả đúng như vậy. Nhưng vì nó quá gián tiếp, xa cách với nền tảng, nên khó có thể nhìn ra cái "khóa" của vấn đề. Để có thể dễ hiểu hơn, trước khi cháu đặt vấn đề đó, cháu hãy đặt thẳng vấn đề thế này: -Dịch có Thái cực, Thái cực chia Hai, Hai chia làm Bốn, Bốn chia làm Tám, có Tám thì có 64. Đó là 64 Quái dịch. Vạn vật biến diễn không ngừng. -Đạo sinh Một, Một sinh Hai, Hai sinh Ba, Ba sinh Bốn, ...sinh Vạn vật. Vạn vật sinh sinh hóa hóa không ngừng nghỉ. Cháu hãy so sánh hai mệnh đề trên, rồi đặt câu hỏi như sau : Vậy Mệnh đề Dịch có Thái cực, cần được hiểu thế nào ?. Mệnh đề Đạo sinh Một thì sao ?. Có cái gì giống nhau và khác nhau ở đây không ?. Bản chất của hai mệnh đề nằm ở chỗ nào ?. Tại sao Đạo thì sinh một, một rồi hai, hai đến ba ?. Mà Thái cực chia Hai, Hai lại có Bốn, chứ không có Ba ?. Hãy nhớ rằng, đừng có dại mà đi trả lời ngay các câu hỏi đó. Những câu hỏi đó, cháu hãy để nó làm hành trang "đi" suốt chiều dài quá trình Học lý đông phương, xem nó như là một "kim chỉ nam" hướng dẫn cháu chiêm nghiệm các kiến thức về lý học. Thực sự, các vấn đề đó có tính định hướng và biện chứng rất cao, nó tăng "ngộ" tính của bất cứ ai có tham vọng về tìm hiểu lý học đông phương. Cháu lưu ý rằng, vấn đề Càn Khôn mà cháu đặt ra, nếu chú điểm hóa cho cháu ngay bây giờ, thì chả khác gì Chú khai thông "sinh tử huyền quan" cho cháu. Nếu làm như thế mà "nội lực" chưa đủ, chả khác nào tự hủy "võ công". Cháu đã hiểu được lời nói của Chú, chắc cháu sẽ hiểu điều này. Để giúp cháu khai ngộ, chú trình bày cho cháu một vấn đề từ một góc độ khác. Trong đó ẩn một chứa một sự khai ngộ rất lớn mà cháu cần phải NGỘ mới được. Khi cháu đã được khai ngộ. Chú tin rằng cháu sẽ đi tiếp được một đoạn đường dài. (Chú khai ngộ cho cháu có vẻ kỳ bí quá phải không ?. Nhưng Học lý đông phương là vậy, không phải bỗng dưng mà từ bao đời nay, câu nói cửa miệng đối với sự truyền bá học thuật đông phương là Tâm Truyền. Một người thầy có thể có hàng chục đệ tử, nhưng vì Tâm Truyền (chứ không phải bí mật truyền riêng cho một cá nhân nào đó), nên chỉ có thể có một, hoặc rất ít, hoặc cũng có thể không có Đệ tử nào lĩnh hội được cả. Vì vậy, khi chú đã khai ngộ thế này, nếu chưa hiểu ngay, thì cũng cố gắng kiên tâm. Đừng trách chú vội !. Cháu hãy để ý Lý luận âm dương ngũ hành, có rất nhiều chứng cứ cho thấy sự có mặt của nó trước rất lâu so với Đạo học, mà khởi đầu, có lẽ là Lão tử. Để ý thêm, cùng thời, ở Ấn độ và Tây phương - Hy lạp cũng có những nhà hiền triết đồng tư tưởng với Lão tử. Bản chất của Đạo học chính là cái Thấy, cái mà mãi đến những năm của thế kỷ 20, ngành khoa học hiện đại mới đi được đến gần nó. Trong khi, gần 2500 năm trước, Lý của cái Thấy đã được thể hiện đầy đủ. Có thể nói rằng, âm dương ngũ hành có trước, đạo học có sau. Nhưng thật lạ lùng, đạo học được "thấy" gần như ở khắp nới trong hoàn vũ, trong khi âm dương ngũ hành lại chỉ "thấy" ở đông phương ?. Thế đấy cháu ạ. Hãy kiên nhẫn và cố gắng lên. Tạm biệt cháu Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 7, 2009 Gởi bác vuivui: Vấn đề bác đặt ra với ài (Dịch & Đạo), trước cháu cũng có thắc mắc, không biết có thể trình bày kiến giải của cháu để bác chỉ điểm thêm hay không? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 7, 2009 Chào chú Vuivui, Nghe chú đề cập tới Đạo và Dịch, VinhL củng có hứng thú bàn luận. VinhL hiểu như thế này: Dịch phân hai, mà Đạo phân 3, Cái 2 của Dịch là nhị phân, Âm Dưong, Thiên Địa, Sáng Tối, Nóng Lạnh. Cái 3 của Đạo là Âm, Trung Hòa, Dương, Thiên Địa Nhân, Sáng, Mờ, Tối, Nóng, Ấm, Lạnh. Dịch là nguyên lý chuyển biến trong vũ trụ, thì Đạo là nguyên lý để đắc trung để sinh tồn của vạn vật trong sự chuyển biến của Dịch. Trong Dịch có Đạo, trong Đạo có Dịch. Dùng Đạo để sống trong Dịch, lấy Dịch để biết Đạo, đó chính là Dịch và Đạo;-) Thấy bạn Ài có mấy câu hỏi lý thú, xin cố gắng giải thích với sự hiểu biết nông cạn của mình. Bạn hỏi Nồi Điện thuộc hành gì? Vậy chứ bạn có biết con người thuộc hành gì không? Vậy toàn cõi vũ trụ là hành gì? Chử Hành trong ngũ hành là vận chuyển, nói chính nghĩa là 5 sự vận chuyển của khí trong trời đất vũ trụ. Nếu hỏi Nồi cơm điện là hành gì, tức là bạn đã đặt một quy chế cho nó rồi, nhất quyết là nó chỉ có một hành thôi. Lý thuyết ADNH không cứng ngắt như vậy, nếu mà nó cứng ngắt như vậy thì nó củng không tồn tại mấy ngàn năm đến nay. Trong mồi vật đều có cả Ngũ Hành, tùy theo cái thời mà cái hành nào của nó nồi bật nhất để trở thành cái bản tính ngũ hành tạm thời của nó trong lúc đó. Thời tiết mùa Hạ là nóng nên cho nó là Hỏa, khi trời bắt đầu vào Thu lại cho nó là Kim, đến Đông cho là Thủy, và mùa Xuân thì cho là Mộc. Bạn thấy thời tiết có mấy hành??? Vậy mùa Đông có phải lúc nào củng lạnh không??? (dĩ nhiên là không, mùa đông ở Nam Bán Cầu lại nóng cơ!!) Cái nồi cơm điện bị thiêu thành tro thì là hành gì??? Cái hành của một vật là do cái dụng của nó trong cái thời nào đó, trong cái sự việc ứng dụng tới nó, mà ghép cho nó. Tự nó là một vũ trụ nhỏ, có cả ÂM Dương, có cả Năm Hành, có Dịch, có Đạo, vvv....., khi ta muốn phân biệt nó là hành gì, tức là ta đã áp dụng sự so sánh lên một bản tính nào của nó nổi bật trong sự ứng dụng tới nó. Như con Dao bằng sắt thì cho nó là Kim, tức cứng, nhưng khí đốt cho nó chảy ra thì nó còn là Kim không?? Hay nó là Thủy, Hay nó là Hỏa??? Cho nó là Kim là vì bạn lấy cái dụng của nó ở thể cứng mà ghép cái hành vào nó. Nếu cái dụng là ở độ nóng trong lúc nó bỉ nấu chảy ra, thì nó là Hỏa vậy. Nếu cái dụng là ở thể lỏng của nó, thì nó là Thủy. Như Càn cho là ngựa tức là căn cứ vào bản tính Kiện của Càn mà ghép cho con ngựa. Vậy con ngựa chết là hành gì đây??? Vài năm sau thịt xương rã rời thì có còn là Càn nửa không??? Không biết VinhL giải thích như vậy có đúng không hả chú Vuivui? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 7, 2009 Chào bạn ài Qua bài viết của bạn đặc biệt qua các dòng trên tôi tin chắc bạn rất giỏi về lý học đông phương. Thứ nhất bạn đã hiểu về ngôn ngữ bác học của cụ Vui Vui thì trí tuệ của bạn không nhỏ vì chỉ có những tâm hồn tương đồng mới hiểu được nhau. Thứ hai: Với mấy câu kết của bài viết tôi hiểu bạn đã đạt chữ "ngộ " của lý học. Đúng là khi đã đạt đến chữ "ngộ " của lý học rồi thì trạng thái con người đúng như các câu kết của bạn (phần tô để dười gạch cách câu). Vậy theo bạn cái nồi cơm điện xếp vào hành gì. Mong sự giảng giải của bạn. Kính bạn. Liêm Trinh thân mến! Đã là trao đổi về đạo lý thì sẽ trao đổi rất thẳng thắn, cũng không dám dùng lời lẽ hoa mỹ. Vì vậy, nói thật Ài không giỏi về lý học đông phương như Liêm Trinh nói đâu. Thứ hai, Liêm Trinh làm Ài thật hổ thẹn khi gán cho Ài cái chữ "ngộ", cũng nói thật Ài cũng chưa "ngộ" vậy. Thứ ba, câu kết sẽ không có nếu Ài đã "ngộ", Ài có thể nói thế này để Liêm Trinh thấy rõ điều đó. Có một người bạn nói với Ài thế này: kẻ ẩn sĩ lánh mình lánh đời nghiên cứu trời đất tinh tú chỉ là dạng tiểu thông minh(tiểu đạo), còn người hòa mình trong dòng đời mới là bậc đại trí tuệ( đại đạo) như như "nước". Thế đấy! Điều cuối cùng là về cái nồi cơm điện thì xin phép Liêm Trinh đợi Ài hỏi chú vuivui xem như vậy có rơi vào trạng thái lợi thì ít mà hại thì nhiều không nhé! Khi đó dù là Liêm Trinh hỏi với ý gì thì mình cũng xin phép được nói cái ý của vấn đề. Xin cảm ơn Liêm Trinh! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 7, 2009 Chú vuivui kính mến! Là cháu sai rồi chú ạ. Bắt đầu từ cửa Chấn, vậy mà bao năm qua cháu vẫn mãi ở cửa Chấn, cứ mãi xem xét ở cửa Chấn mà mê ảo không đi. Giá như bước đi thì đạo học không dừng ở bình cảnh này lâu vậy. Thật cháu không biết phải nói với chú như thế nào đây. Đa tạ chú thì không đủ, ài.....Âu cũng là cái ân tri ngộ chú dành cho cháu. Nói nhiều không băng không nói gì cả! Sự minh triết của VinhL (Chử Hành trong ngũ hành là vận chuyển, nói chính nghĩa là 5 sự vận chuyển của khí trong trời đất vũ trụ. Nếu hỏi Nồi cơm điện là hành gì, tức là bạn đã đặt một quy chế cho nó rồi, nhất quyết là nó chỉ có một hành thôi. Lý thuyết ADNH không cứng ngắt như vậy, nếu mà nó cứng ngắt như vậy thì nó củng không tồn tại mấy ngàn năm đến nay. Trong mồi vật đều có cả Ngũ Hành, tùy theo cái thời mà cái hành nào của nó nồi bật nhất để trở thành cái bản tính ngũ hành tạm thời của nó trong lúc đó. Cái hành của một vật là do cái dụng của nó trong cái thời nào đó, trong cái sự việc ứng dụng tới nó, mà ghép cho nó. Tự nó là một vũ trụ nhỏ, có cả ÂM Dương, có cả Năm Hành, có Dịch, có Đạo, vvv....., khi ta muốn phân biệt nó là hành gì, tức là ta đã áp dụng sự so sánh lên một bản tính nào của nó nổi bật trong sự ứng dụng tới nó) Cháu muốn hỏi chú là với người khác mà giải thích thế này có sợ lợi bất cập hại không chú??? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 7, 2009 Thấy bạn Ài có mấy câu hỏi lý thú, xin cố gắng giải thích với sự hiểu biết nông cạn của mình. Bạn hỏi Nồi Điện thuộc hành gì? Vậy chứ bạn có biết con người thuộc hành gì không? Vậy toàn cõi vũ trụ là hành gì? Chử Hành trong ngũ hành là vận chuyển, nói chính nghĩa là 5 sự vận chuyển của khí trong trời đất vũ trụ. Nếu hỏi Nồi cơm điện là hành gì, tức là bạn đã đặt một quy chế cho nó rồi, nhất quyết là nó chỉ có một hành thôi. Lý thuyết ADNH không cứng ngắt như vậy, nếu mà nó cứng ngắt như vậy thì nó củng không tồn tại mấy ngàn năm đến nay. Trong mồi vật đều có cả Ngũ Hành, tùy theo cái thời mà cái hành nào của nó nồi bật nhất để trở thành cái bản tính ngũ hành tạm thời của nó trong lúc đó. Thời tiết mùa Hạ là nóng nên cho nó là Hỏa, khi trời bắt đầu vào Thu lại cho nó là Kim, đến Đông cho là Thủy, và mùa Xuân thì cho là Mộc. Bạn thấy thời tiết có mấy hành??? Vậy mùa Đông có phải lúc nào củng lạnh không??? (dĩ nhiên là không, mùa đông ở Nam Bán Cầu lại nóng cơ!!) Cái nồi cơm điện bị thiêu thành tro thì là hành gì??? Cái hành của một vật là do cái dụng của nó trong cái thời nào đó, trong cái sự việc ứng dụng tới nó, mà ghép cho nó. Tự nó là một vũ trụ nhỏ, có cả ÂM Dương, có cả Năm Hành, có Dịch, có Đạo, vvv....., khi ta muốn phân biệt nó là hành gì, tức là ta đã áp dụng sự so sánh lên một bản tính nào của nó nổi bật trong sự ứng dụng tới nó. Như con Dao bằng sắt thì cho nó là Kim, tức cứng, nhưng khí đốt cho nó chảy ra thì nó còn là Kim không?? Hay nó là Thủy, Hay nó là Hỏa??? Cho nó là Kim là vì bạn lấy cái dụng của nó ở thể cứng mà ghép cái hành vào nó. Nếu cái dụng là ở độ nóng trong lúc nó bỉ nấu chảy ra, thì nó là Hỏa vậy. Nếu cái dụng là ở thể lỏng của nó, thì nó là Thủy. Như Càn cho là ngựa tức là căn cứ vào bản tính Kiện của Càn mà ghép cho con ngựa. Vậy con ngựa chết là hành gì đây??? Vài năm sau thịt xương rã rời thì có còn là Càn nửa không??? VinhL thân mến!Ài đã cẩn thận xem xét từng chữ quan điểm của VinhL, xin khất VinhL 1 thời gian ngắn Ài sẽ có lời cùng VinhL Xin cảm ơn về lời giải thích của VinhL! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 7, 2009 VinhL giỏi. Tôi bổ sung thêm rằng: Đồng ý hành là biến hóa, nhưng vào thời điểm nào đó vật thuộc hành nào đó. Câu hỏi của Ài là trong hoàn cảnh này "nồi cơm điện thuộc hành gì?". Còn cái này bàn chơi cho vui - để suy ngẫm - miễn tranh luận. Cái dụng của nồi thuộc Dương - bản chất cái nồi thuộc Âm . Dương tịnh nên cái dụng không đổi, Âm động nên hành của nồi thay đổi: Trong hội Ngọ này: Nồi đất thuộc thổ - sinh kim: Nồi đồng nồi sắt nồi gang; Kim sinh thủy: nồi thủy tinh. Thủy sinh Mộc - nồi bằng chất liệu hóa học - (Tráng này tráng nọ...vvv...) - mộc sinh hỏa, các loại nồi điện. Hỏa sinh thổ: Trong tương lai các loại nồi sẽ sử dụng chất liệu đặc biệt gọi là Gốm. Cái này chưa xảy ra. Ngay cả vũ khí chiến tranh cũng vậy: Vũ khí Lade và các loại vũ khí vô hình sẽ xuất hiện đại trà. Bàn chơi cho vui. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 7, 2009 Ài thân mến Thứ ba, câu kết sẽ không có nếu Ài đã "ngộ", Ài có thể nói thế này để Liêm Trinh thấy rõ điều đó. Có một người bạn nói với Ài thế này: kẻ ẩn sĩ lánh mình lánh đời nghiên cứu trời đất tinh tú chỉ là dạng tiểu thông minh(tiểu đạo), còn người hòa mình trong dòng đời mới là bậc đại trí tuệ( đại đạo) như như "nước". Thế đấy!Câu nói trên của Ài cực kỳ đúng đắn với những ẩn sỹ lánh mình nơi rừng núi nghiên cứu độc lập mà xa rời cuộc sống con người. Theo liêm trinh lý học dù được phát triển trên phương pháp nàp thì cũng phải gắn với thực tiễn để tổng kết hay kiểm chứng. Người ẩn sỹ của lý học thực thụ là người lăn lộn trong cuộc sống, trong đống sách vở bộn bề để tìm ra các quy luật.Đã nghiên cứu lý học đạt đến chữ "ngộ" tất phải nỗ lực tột cùng và phải có "duyên". Bạn cứ đi dạo trong diễn đàn xem có nhiều cái ních rất ngộ thậm chí mới đọc còn tường là lố bịch nhưng theo liêm trinh ngĩ đó chính là do chữ "ngộ" mà ra. Người Việt Nam chúng ta vốn có truyền thống "tôn sư trọng đạo" nên anh chị em nào "ngộ " ở người thầy nào thường hay dùng cái tên ních hay bài viết có bóng hình của chữ ngộ đó để báo ơn "ngộ " chỉ dẫn. Mọi thứ trên đất nước Việt Nam thân yêu hiện nay đều được xây dựng bằng con người Việt Nam có cội nguồn là dòng dõi Lạc Hồng. "Lá dụng Về cội" rồi tất cả sẽ "ngộ" dòng dõi Lạc Hồng bạn ạ. Các ẩn sỹ khi "ngộ" được vấn đề gì đó đố họ giữ dùng cho bản thân được vì họ cũng chẳng biết dùng làm gì và chính những người thầy trong chữ "ngộ" cũng yêu cầu họ phải trả kiến thức về nơi tổ. Bằng những con đường đặc biệt nhiều khi đến kỳ lạ họ vẫn cừ hòa mình trong dòng đời đấy bạn ạ. Kính bạn. Share this post Link to post Share on other sites