Trần Phương

Bàn về truyện Tấm Cám

16 bài viết trong chủ đề này

CÔ TẤM, NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM ĐỘC ÁC NHẤT ?

Monday, 23rd February 2009

Posted Image

Vài hôm trước, tôi nhận được điện thoại của một học sinh cũ, bàn việc họp lớp. Cách đây hơn ¼ thế kỷ, em là lớp trưởng do tôi làm chủ nhiệm, trong lúc trò chuyện, em có nhắc lại một truyện cổ tích mà trong giờ sinh hoạt lớp, tôi mang ra để các em phân tích. Đó là truyện Tấm Cám, một chuyện quá quen thuộc với hầu hết người Việt Nam.

Cái cảm nhận đầu tiên của nhiều người khi đọc (học, nghe kể...) truyện Tấm Cám là thương cho số phận cô Tấm, căm ghét người dì ghẻ và cô Cám. Đó cũng là điều bình thường vì trong truyện, cô Tấm bị mẹ con cô Cám đối xử quá tàn nhẫn, luôn bị mẹ con cô Cám tìm cách hãm hại. Thậm chí, sau này được làm hoàng hậu cũng chưa yên thân với mẹ con cô Cám.

Cái thiện bản năng của con người thường vẫn dễ rơi nước mắt trước những cảnh ngộ thương tâm. Tôi cũng tin rằng, những người mau nước mắt thường có tâm lành, tâm tốt. Tôi cũng từng như học trò của mình, rất thương cô Tấm. Nhưng, có một điều, tôi băn khoăn là không hiểu vì sao, tác giả của truyện cổ tích này đặt tên cho hai nhân vật chính của mình như vậy. Lẽ thường, cám là phụ phẩm của gạo, thường vẫn dùng làm thức ăn cho lợn, gà; còn tấm, một thứ gạo vẫn được làm thức ăn cho người. Chỉ việc đặt tên cho hai nhân vật chính đã thấy được thái độ "nhất bên trọng nhất bên khinh" của tác giả rồi. Mà thông thường, cái tên bao giờ cũng có trước nhân cách, bản chất con người nên nhiều khi mới có chuyện tréo ngoe là người mang tên Hùng, tên Dũng lại nhát như thỏ đế; người có nước da chocolate lại mang tên Bạch Tuyết... Như vậy, ngay từ lúc mới sinh, cô Cám đã "mang nghiệp" không ra gì, một thứ phẩm bèo bọt chứ không được trọng vọng như người chị cùng cha khác mẹ của cô. Có phải vì thế mà cô phẫn uất, ganh tị với chị, dẫn đến một loạt hành động sai lầm, mất nhân tính sau này?

Tôi nhớ, khi đưa ra gợi ý này, các học trò của tôi cũng hào hứng "phản biện". Có em cho rằng, việc đặt tên con cái ngày xưa thường "dây mơ rễ má" với nhau. Ví dụ như con đầu lòng đặt tên Hồng thì những đứa con sau, nếu không mang tên một loài hoa nào đó thì cũng là tên các màu sắc. Tương tự, nhiều cha mẹ đặt tên con toàn tên các loại trái cây. Tấm, Cám có thể là một điển hình cho trường hợp này. Có em lại "chính trị" hơn khi cho rằng, tác giả xây dựng nhân vật phản diện độc ác, xấu xa nên đặt tên người cũng muốn nói lên bản chất đó... Có em lại cho rằng, đặt tên của hai nhân vật chính là sự ngẫu nhiên, chẳng có ẩn ý gì hết...

Thực ra khi đưa cái tên ra cho các em suy nghĩ, tôi chỉ muốn tạo cho các em thói quen nhìn vấn đề một cách toàn diện hơn, tránh rập khuôn, sáo mòn, nói theo cái nhiều người nói, không dám nói lên ý mình, dù biết mình đúng.

Sau đó, tôi hỏi các em có suy nghĩ gì về cách hành xử của cô Tấm không? Từ lâu, cô Tấm vẫn được coi là "cô gái Việt Nam" tiêu biểu cho tính nhân hậu, đảm đang (trong câu hát "em là cô Tấm dịu hiền...", tôi không nhớ tên bài hát và tên tác giả). Một người dịu hiền, cam chịu và vị tha như vậy sao lại có những hành vi hết sức tàn nhẫn, ác độc, đi ngược lại bản chất cao quý của người Việt: giết người em khác mẹ với mình, đem làm mắm rồi gửi hủ mắm tặng cho người mẹ kế. Hầu hết, các em chỉ nói theo sách giáo khoa, theo gợi ý học tập. Chỉ có một em ngập ngừng: "Em thấy cô Tấm trước sau bất nhất. Ở phần đầu truyện, Tấm là người chị hết sức thương em, người con hiếu thảo, người cam chịu mọi nỗi đau mà không một lời oán thán. Nhưng ở phần cuối truyện Tấm lại là người phụ nữ Việt Nam... độc ác nhất" (!?). Quả thật, tôi chưa từng biết, nghe một phụ nữ Việt Nam nào khác nhẫn tâm trả thù một cách man rợ như cô Tấm trong truyện cố tích Tấm Cám. Bao nhiêu đức hạnh của cô Tấm đã bị hành vi cuối cùng: giết em, làm mắm, gửi tặng mẹ kế sổ toẹt đi.

Giải thích thế nào đây? Gọi là phản ứng cuối cùng của quá trình bị đè nén? Cho là như vậy đi nhưng ai có thể chấp nhận một hành động mất hết tính người như vậy? Ngay với kẻ thù, chúng ta còn "cấp lương thực, tàu thuyền" để giặc về nước kia mà, huống chi đây là máu mủ của mình. Bảo, Tấm là con người nên cũng có những phút giây không tự chủ. Một người hiền lành, chăm chỉ siêng năng, yêu thương mọi người có thể có những phút mất tự chủ, dẫn đến hành động man rợ như vậy ư? Tôi không tin!

Tôi nhớ chắc chắn rằng, thuở còn đi học, tôi được đọc truyện Tấm Cám có kết thúc khác hẳn. Truyện hồi đó kết thúc như sau: Tấm tha tội chết cho mẹ con Cám và cho mẹ con Cám về quê. Trên đường về quê, mẹ con Cám bị trời đánh chết. Một kết thúc đúng với lô-gic: "Ở hiền gặp lành, ở ác trời phạt", đúng với đạo lý người Việt ta. Và, tôi cũng tin rằng, kết thúc đó là tiền đề cho các bài hát ca ngợi "cô Tấm dịu hiền" và những ví von sau này.

Và tôi cũng ngờ rằng, kết cục Tấm giết Cám sau này là do ai đó mới viết thêm. Viết nhưng do cái tâm khắc nghiệt, cái tầm hạn hẹp dẫn đến... bôi nhọ một hình tượng đẹp.

Tiếc thay!

LƯU VỸ BỬU

http://vybuuluu.vnweblogs.com/print/10289/134342

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Trần Phương thân mến.

Tôi có một bài viết giải mã chuyện Tấm Cám, viết cũng lâu rồi. Nhưng tôi tìm mãi không biết ở đâu.

Tôi sẽ cố gắng tìm lại trên blog - nếu mất rồi thì ...đành thôi. Nếu may tìm được, tôi sẽ góp bài ấy vào đây

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Trần Phương thân mến.

Tôi có một bài viết giải mã chuyện Tấm Cám, viết cũng lâu rồi. Nhưng tôi tìm mãi không biết ở đâu.

Tôi sẽ cố gắng tìm lại trên blog - nếu mất rồi thì ...đành thôi. Nếu may tìm được, tôi sẽ góp bài ấy vào đây

Có phái chú muốn nói tới bài viết "Tính minh triết trong truyện Tấm Cám" của chú không ạ?

Nếu đúng, TH ghi ra đây đường dẫn tới bài của chú đã đăng trên vietlyso:

http://www.vietlyso.com/forums/showthread.php?t=1961

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Thiên Huy.

Thì ra câu chuyện này tôi viết lâu rồi. Nhưng tôi lại nhớ là viết chuyện này vì một bài báo nào đó.

Tôi xin chép vào đây để tham khảo.

***

Tính minh triết trong truyện Tấm Cám

01-10-2005

VÀI LỜI TƯỜNG SỞ NGỘ.

Nhân đọc chuyện Tấm Cám vui - Xã Nhậu - do Tịnh Ngọc giới thiệu.

Kính thưa quí vị!

Trước hết cho tôi thực sự cảm ơn cô Tịnh Ngọc, đã sưu tầm một câu chuyện vui phóng tác từ tác phẩm lưu truyền trong văn hóa dân gian Việt Nam "Con Tấm con Cám" và đưa lên Chanthuyen.org. Điều này đã cho tôi một cơ hội để viết bài dưới đây.

Chuyện Tấm Cám là một câu chuyện nổi tiếng trong văn hoá dân gian Việt Nam, vốn được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Chuyện Tấm Cám có kết cấu rất hoàn chỉnh và mang một nội dung sâu sắc với nhiều tình tiết phức tạp. Những dị bản của loại chuyện như thế này có nhiều ở những nền văn hoá lâu đời của nhân loại. Thí dụ như truyện Lọ Lem. Riêng truyện Tấm Cám có nhiều tình huống và chi tiết mang hình tượng văn hoá đặc thù của người Lạc Việt, như: Trầu cau, chiếu rìu, nằm võng....Điều này chứng tỏ nó thuộc loại văn chương bác học và bị khuyết danh vì những thăng trầm lịch sử, chứ không phải là loại văn học bình dân và được sáng tạo và phát triển bời quần chúng. Sự tồn tại của truyện Tấm Cảm trải qua bao thăng trầm của lịch sử Việt, đã chứng tỏ một sức sống mãnh liệt từ ngay trong nội dung câu truyện. Sức sống ấy nằm ngoài tầm mơ ước của những nhà văn gạo cội của thế giới, ước mơ cho đứa con tinh thần của mình.

Nhưng ngày nay, xuất hiện một xu hướng khá mạnh mẽ nhằm phủ nhận những giá trị văn hoá truyền thống Việt, kể cả trong và ngoài nước. Ngoài cái xương sống của truyền thống văn hoá sử - Từ gần 5000 năm văn hiến, bị chứng minh xuống còn 2500 năm lịch sử và sự khởi nguồn của dân tộc Việt - Thời Hùng Vương - chỉ là một liên minh 15 bộ lạc với những người dân ở trần đóng khố - thì những câu chuyện văn hoá dân gian cũng được hiểu với một nội dung khác. Thạch Sanh, được coi là có nguồn gốc Khơ Me, Trương Chi, bị coi là cuộc tình giả tạo thương vay khóc mướn của Mỵ Nương. Tất nhiên, Tấm Cám cũng trong tầm ngắm của xu hướng phủ nhận giá trị văn hoá Việt.

Họ phân tích và chứng minh rằng: Chuyện Tấm Cám là câu chuyện man rợ. Sự tàn ác và vô nhân của mẹ con nhà Cám, sự bạc nhược, thụ động của cô Tấm. Đến khi thành đạt do may mắn, lại có hành động trả thù dã man: Luộc chín người em làm mắm, gửi cho mẹ kế.

Tôi nghe một người kể về một sinh viên ngoại quốc học về văn hoá Việt, đã chất vấn giáo sư Việt Nam về nội dung truyện Tấm Cám như trên. Vị thầy đã không trả lời được, khiến Thiên Sứ tôi muốn lên “tăng xông”.(Theo câu chuyện kể thì là một sinh viên một nước Đông Á).

Nếu cứ chẻ hoe từng sự kiện như cách phân tích và chứng minh ở trên, thì dễ làm cho người có kiến thức trung bình tưởng rằng: Đây là một phát hiện sâu sắc và ủng hộ cách nhìn méo mó trên cho một tác phẩm văn hoá dân gian lâu đời của dân tộc Việt.

Nhưng không lẽ– qua bao thăng trầm của lịch sử - cả một dân tộc trân trọng lưu truyền một câu chuyện dân gian lại không có nổi một cảm quan nhậy bén về nội dung câu truyện đó sao?

Tất cả chúng ta đều đã qua thời thơ ấu và đều được biết đến truyện Tấm Cám. Khi ấy, chúng ta không hề bị cái phân tích, chứng minh có tính hàn lâm cho câu chuyện. Với tâm hồn trong sạch của tuổi thơ, chúng ta cảm nhận được cái gì ở chuyện Tấm Cám? Chúng ta chỉ cảm nhận ở đây một cái thiện đã thắng cái ác và kẻ ác phải trả giá cho việc làm của họ. Khi chúng ta lớn lên, những câu chuyện thời thơ ấu đó tiếp tục lưu truyền trong con cái chúng ta. Cùng với bao những di sản văn hoá khác: Bánh chưng, bánh dầy, tranh dân gian, các trò chơi trẻ em, văn học truyền miệng: "Thạch Sanh", "Con Tấm con Cám", hoặc những bài đồng dao như "chi chi chành chành"..v.v..Tất cả hầu như đều mang một ý nghĩa minh triết Việt. Tất nhiên, chuyện Tấm Cám cũng là một câu chuyện như vậy. Câu chuyện này không chỉ mang một triết lý nhân sinh về tính nhân quả gần gũi với giáo lý Phật giáo, mà còn chưa đựng trong đó cả một giá trị minh triết Đông phương.

Điều mà tôi tin rằng: Tôi chỉ có thể bắt đầu trình bày nội dung câu truyên Tấm Cám ở đây. Nơi mà con người khi vào trang web này đều có một ý niệm về những khái niệm cơ bản về thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

(Còn tiếp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị!

Có thể khẳng định rằng: Hầu hết những di sản văn hoá phi vật thể Việt để lại cho hậu thế đều mang tính minh triết rất sâu sắc. Mỗi câu ca dao tục ngữ đều là một châm ngôn về con người và cuộc sống, về cách xử thế hàng ngày; hoặc đó là những lời khuyên khôn ngoan về các tri thức thiên nhiên xã hội và con người. Trong những di sản văn hoá độc đáo ấy, chúng ta nếu chịu suy nghĩ và tìm tòi, còn thấy cả những chìa khoá giải mã những bí ẩn của giá trị Đông phương. Đây là điều mà Thiên Sứ tôi đã nhiều lần trình bày trên các diễn đàn liên quan đến Lý học Đông phương. Thí dụ như một cặp câu đối sau:

Chồng phương Đông, vợ phương Tây. Hoà hợp cùng nhau . Đừng lòng Nam Bắc.

Trai phương Cấn, gái phương Tốn. Chớ nên cãi lộn. Trái đạo Càn Khôn.

Với cặp câu đối này, nếu chúng ta không đổi chỗ Tốn Khôn trong Hậu Thiên Bát quái của Văn Vương thì câu đối không chỉnh. Còn nếu đổi chỗ thì cặp câu đối chỉnh một cách kỳ lạ. Còn có thể có nhiều ví dụ tương tự, quí vị có thể tham khảo ở những bài viết mà tôi đã hân hạnh tường trên diễn đàn. Những nội dung của các câu chuyện này đều có một mục đích thống nhất và trùng khớp về những giá trị bí ẩn của văn minh Đông phương, chứ không phải là những hiện tượng riêng lẻ, ngẫu nhiên trùng lặp. Câu chuyện “Con Tấm. Con Cám” của dân tộc Việt, cũng mang một nội dung minh triết rất sâu sắc. Nhưng trong câu truyện này, ngoài những giá trị về tính minh triết và nhân văn Đông phương, còn có những giá trị khám phá sự bí ẩn của nó. Chính vì nội dung rất sâu sắc của câu truyện này , đã khiến cho tác phẩm có một sức sống vượt thời gian và không gian vì tính phổ biến của nó. Một thời gian mà tất cả các tác giả của nhân loại hiện đại, không một ai dám mơ ước: Trải hàng ngàn năm thăng trầm của lịch sử và những phương tiện thông tin của những thiên niên kỷ trước. Mở đầu câu truyện, chúng ta thấy cảnh ngộ của Tấm thật là bi đát: Cha mẹ mất sớm và ở với dì ghẻ. Đây là những mâu thuẫn đầu tiên của con người, trong mối quan hệ xã hội. Mâu thuẫn này không mang nặng tính ý thức hệ, như sau này khi xã hội loài người phát triển. Đối tượng chính trong cấu truyện này là bà mẹ Cám và Tấm, cô Cám chỉ là một cái cớ để câu truyện diễn tiến. Sự bị đát của cô Tấm trong cuộc sống cho thấy cô sống trong một hoàn cảnh thuần Âm, được biểu tượng bằng ba người đàn bà trong gia đình và bà mẹ , nhân vật chính trong truyện. Đó chính là tượng của quẻ Thuần Khôn và địa vị của cô Tấm, trưởng nữ, tượng của quẻ Tốn.

Posted Image

Quẻ Thuần Khôn

Còn tiếp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị.

Mâu thuẫn xã hội là một thực tại và nó phát triển trong quá trính phát triển của lịch sử nhân loại. Mâu thuẫn đầu tiên và sơ khai nhất chính là mối quan hệ gia đình. Hoàn cảnh của cô Tấm trong câu chuyện là một ví dụ. Nếu câu chuyện giải quyết theo hướng người mẹ kế của cô Tấm có ý thức nhân đạo, nuôi cô Tấm như con đẻ của mình. Như vậy, sẽ có Dương (Ý thức thuộc Dương) trong Âm (Ba người đàn bà) thì Âm Dương đã cân bằng và câu chuyện bi thương này diễn biến theo chiều hướng khác. Nhưng bà mẹ của Cám lại sống theo bản năng của người đàn bà trong mối quan hệ giữa con mình và con không do mình đẻ ra. Tính Thuần Âm chỉ đạo toàn bộ sự diễn tiến và phát triển của câu truyện. Âm càng phát thì mâu thuẫn ngày càng tăng. Chuyện bắt đầu chỉ là con tép, rồi lên con cá. Sau đó, khi mối quan hệ xã hội ngày càng phát triển trong lịch sử tiến hoá của loài người thì nhu cầu về ăn mặc cũng phát triển. Phần Dương trong một hoàn cảnh thuần Âm này chỉ là mơ ước của Tấm với hình tượng ông Bụt hiện lên mỗi khi hoạn nạn.

Là những người nghiên cứu về Kinh Dịch, chúng ta đều biết rằng:

Trong một quẻ 6 hào thì Quái Thượng, phía trên là Dương; quái Hạ, phía dưới là Âm. Qua ba giai đoạn gian truân trong gia đình và phát triển từ thấp đến cao, chính là ba hào Âm của quái Hạ:

Giỏ tép, cá bống và sự đau khổ của Tấm khi phải nhặt thóc một cách vô vọng cho ước mơ của mình. Đây chính là hình tượng ba hào Âm cuối của quẻ thuần Khôn.

Trong giai đoạn này, đến Hào hai – Hào Lục nhị - hình tượng của con cá bống mỗi khi Tấm cho ăn, có một câu ca kỳ lạ:

Bống bống bang bang

Bống ăn cơm vàng, cơm bạc nhà ta.

Chớ ăn cơm hẩm, cháo hoa nhà người.

Câu ca nổi tiếng này được các bà mẹ Việt truyền từ đời này sang đời khác – qua bao thăng trầm của giống nòi – khi kể lại câu truyện cho đứa con thơ dại. Mỗi khi đọc bài ca này, mắt mẹ lại ánh lên nhìn vào mặt con, như muốn truyền cảm tình yêu mái ấm gia đình mà mẹ là người chở che, bao bọc.

Cũng như chuyện thằng Bờm, sự quay cuồng bão tố của không. thời gian lịch sử không làm thay đổi một chữ. Ở đây, trong bài ca này của cô Tấm, cũng không hề bị sửa chữa bởi một ý thức hàn lâm ngớ ngẩn. Tại sao thể nhỉ? Ông cha ta dùng ngoa ngữ chăng? Cơm của Tấm cũng là cơm, lại là cơm của con nhà nghèo, làm sao gọi là cơm vàng cơm bạc được?

Phải chăng đây chính là hình tượng, nhắc nhở hậu thế đừng vội quay lưng với những di sản của ông cha. Mà trong đó, ẩn chứa những giá trị vô giá không thể so sánh với những giá trị vật chất tầm thường.

Khi Tấm cưỡi ngựa hồng, mặc áo đẹp, đội nón quai thao, mang hài đi dự lễ hội, thoả mãn ước mơ của mình thì câu chuyện bước sang một cấu trúc khác. Mâu thuẫn của mối quan hệ giữa con người với con người trong gia đình, đã chuyển sang mâu thuẫn trong quan hệ xã hội: Mâu thuẫn về danh vọng và quyền lực.

Tấm đang ở trong hào Lục tứ của quẻ Thuần Khôn thuộc Âm. Nhưng là Dương trong Âm.

Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị!

Xã hội loài người liên tục phát triển thì mâu thuẫn xã hội tiếp tục phát triển với những hình thái mới của nó. Qua giai đoạn thuần Âm của ba hào của quái Khôn hạ, mâu thuẫn xã hội chuyển sang một hình thái mới là Dương trong Âm của 3 hào trong quái Khôn thượng của quẻ Thuần khôn. Trong hào lục tứ chính vị, Tấm được tấn phong hoàng hậu chỉ dưới hào Cửu Ngũ là hào của vua. Nếu như lúc Tấm trở về làng, mẹ con nhà Cám phục tùng hoàng hậu, giữ đạo quần thần. Tức là có ý thức trong mối quan hệ xã hội (Thuộc Dương) thì câu truyện có thể chấm dứt ở đây. Và đây cũng là kết thúc của một câu chuyện dị bản tương tự của văn hoá cổ Châu Âu trong câu chuyện Lọ Lem. Nhưng nền văn minh cổ của người Việt đã tiếp tục câu chuyện sâu sắc hơn nhiều, theo đúng tinh thần của Dịch học: Quẻ thuần Khôn chưa đi hết 6 hào của nó và mâu thuẫn xã hội tiếp tục phát triển. Tấm bị mẹ con nhà Cám lừa giết chết, khi đang trèo lên cây cau và biến thành con chim vàng anh. Đây là lần biến hoá thứ nhất của hào Lục Tứ. Sự tranh chấp quyền lực - mâu thuẫn trong quan hệ xã hội - vẫn tiếp tục xảy ra và Âm vẫn thắng Dương: Con chim vàng anh hoá thân của Tấm bị giết và biến thành cây xoan. Sự kiện chuyển sang hào lục ngũ: Linh hồn của Tấm biến thành cây xoan tiếp tục oán than. Cám tiếp tục truy sát, chặt cây làm khung cửi . Sự kiện tột cùng của hào Thượng lục trong quẻ thuần Khôn và cũng là lúc Âm đạt đến đỉnh cao nhất: Tấm trở thành một công cụ của Cám.

Kính thưa quí vị.

Chúng ta cũng nhận thấy rằng: Trong giai đoạn sau được diễn tả thông qua 3 hào thượng của quẻ Thuần Khôn - từ lục tứ đến thượng lục - không có hình ảnh của Bụt trong câu chuyện. Linh hồn của Tấm - thuộc Dương trong Âm (Hồn người chết) - trực tiếp tham gia diễn biến câu truyện.

Nhiềư nhà phê bình văn học đã cho rằng: Đây là hình ảnh chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo. Nhưng theo thiển ý của Thiên Sứ tôi thì đây chính là sự minh hoạ đặc sắc cho tính vi diệu của Dịch học, có sự tương đồng với Phật Pháp. Chúng ta có thể xem lại bản văn sau đây trong Kinh Dịch:

Hệ Từ thượng truyện. Chương V. Tiết 2 viết:

Ngẩng lên xem thiên văn, cúi xuống xét địa lý, cho nên biết cái cớ của sáng tối. Quay về nguyên thuỷ của vạn vật, theo dõi đến cuối cùng, nên biết được bài học về sống chết . Tinh khí hợp lại sinh ra vạn vật . Hồn thoát ra tạo nên biến hoá, nên biết được tình trạng của quỉ thần.

Như vậy, qua đoạn trích dẫn trên “Hồn thoát ra ngoài tạo nên biến hoá”, cho thấy tinh thần của Dịch rất gần gũi với giáo pháp của Phật về sự luân hồi. Bởi vậy nên có sự ngộ nhận chuyện Tấm Cám có ảnh hưởng của Phật giáo. Điều này cũng giống như sự tích Chử Đồng Tử hoặc sự tích Cây Nêu, đều có hình ảnh của Đức Phật. Nhưng hình tượng cây Nêu là một giá trị văn hoá phi vật thể thuần Việt: Chỉ có ở văn hoá Việt Nam mới có Cây Nêu. Còn những quốc gia ảnh hưởng Phật Pháp khác, không có hình tượng này. Điều này cho thấy hình tượng cây nêu là một sản phẩm văn hoá thuần Việt và không có nguồn gốc từ Phật giáo. Nhưng chính tính gần gũi của tư tưởng Dịch học và Phật pháp, nên sự tích cây Nêu đã dùng hình ảnh chiếc áo cà sa của Đức Phật phủ lên cây nên. Đây là một biểu tượng sự che chở của Phật Pháp cho những giá trị văn hoá Việt trong sự bi tráng của lịch sử giống nòi, vì tình gần gũi của những giá trị văn hoá Việt với Phật pháp.

Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị.

Mâu thuẫn đã lên đến tột đỉnh trong quan hệ xã hội của con người. Đó là mâu thuẫn ở đỉnh cao của quyền lực: Tấm và Cám trong sự tranh giành địa vị Hoàng Hậu. Âm tính đã phát triển đến hào Thượng Lục trong quẻ thuần Khôn. Vì tính thuần Âm nên mâu thuẫn không được giải quyết. Linh hồn của Tấm vẫn khắc khoải với sự đau khổ, oan trái của mình. Nhưng về Lý Dịch thì sự việc phải chuyển hoá. Chiếc khung cửi bị Cám đốt hoá thành tro đã chuyển hoá câu chuyển sang một hoàn cảnh mới: Nhất Dương sinh, theo nguyên lý cực Âm sinh Dương của Dịch. Quả Thị là một biểu tượng tuyệt vời trong trường hợp này. Đây là một loại quả (Trái cây) chỉ dùng trong việc thờ cúng của văn hoá truyền thống Việt. Quả thị chỉ có mùi hương (Mùi Thuộc Dương – hình thể thuộc Âm) và không ăn được. Thị ơi! Thị à! Thị rụng bị bà. Bà để bà ngửi, chứ bà không ăn! Các bà mẹ Việt Nam kể lại câu chuyện này, cũng có bà bảo rằng: Chính vì vậy mà quả thị từ đó về sau không ăn được. Linh hồn của Tấm nấp trong quả thị và phục sinh từ quả thị. Đây là hình tượng của quẻ Phục. Nhất Dương sinh. Chúng ta cũng sẽ tìm thấy hình tượng của quẻ này trên bãi đá cổ Sapa (Xin xem bài: LẠC THU CHU DỊCH TRÊN BÃI ĐÁ CỔ SAPA. Văn hiến Lạc Việt. )

Tấm đã sống lại và ở với bà lão. Câu truyện đến đây nằm trong hào Sơ cửu của quẻ Phục.

Posted Image

Quẻ Phục

Nhất Dương sinh

Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị!

Như vậy, khi linh hồn cô Tấm nằm trong quả thị và hàng ngày bước ra giúp dọn việc nhà thì câu chuyện đã đang ở trong hào Nhất Dương của quẻ Phục.

Khi bà lão rình phát hiện được Tấm và xé bỏ quả thị đi thì cô Tấm hoàn Dương. Cô Tấm sống với bà lão, chính là hào 2 Cửu nhị của quẻ Lâm và câu chuyện đang diễn biến trong nội hàm của nó. Ngôi Dương của hào cửu nhị không đắc chính. Tấm còn đang chịu cảnh đất khách quê người.

Câu chuyện tiếp diễn khi nhà vua tình cờ vi hành qua hàng nước của bà lão. Một tình tiết rất độc đáo ở giai đoạn này và có lẽ cũng là lời giáo huấn của tiền nhân, chính là hình ành của miếng trầu têm cánh phượng.

Kính thưa quí vị!

Trầu cau là một giá trị đặc thù của văn hoá Việt. Trầu têm cánh phượng chính là hình tượng của một giá trị cao nhất của nền văn hoá đó. Và chỉ có cô Tấm mới thực hiện được điều này. Toàn bộ đoạn này, cha ông ta đã gửi gấm lại cho đời sau một thông điệp:

Chính những giá trị văn hoá Việt là tiền đề cho sức sống và sự phát triển của dân tộc Việt.

Nhờ miếng trầu têm cánh phượng, nhà vua đã đưa cô Tấm trở về hoàng cung và là chính cung hoàng hậu. Câu chuyện đang ở hào Cửu Tam. Dương đắc ngôi dương. Nhưng đến đây nếu chúng ta vội cho rằng: 3 hào Âm của quẻ Thuần khôn đã biến thành ba hào Dương là tượng của quẻ Địa thiên Thái thì thật sai lầm.

Sự phủ nhận một giá trị văn hiến Việt trong câu truyện Tấm Cám và là nguyên nhân để Thiên Sứ tôi viết tiểu luận này, chính là ở đoạn cuối của câu chuyện. Đây chưa phải là quẻ Địa Thiên Thái.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị.

Về tượng quái thì quẻ Khôn trong Địa thiên thái và trong Địa lôi phục đều giống nhau. Nhưng là những người đã tìm hiểu về Dịch thì chúng ta sẽ thấy rằng: Ý nghĩa của cùng một quái nhưng ở hai quẻ khác nhau sẽ khác nhau. Quái Khôn trong quẻ Thuần Khôn và quái Khôn trong quẻ Địa thiên thái không thể là một nội dung. Sự tuần hoàn của tạo hoá khiến mỗi quẻ ở vị trí khác nhau trong vòng tuần hoàn vô tận, sẽ không giống nhau dù giống tượng. Điều này giải thích là số Tử Vi trùng dữ kiện 60 năm trước và 60 năm sau, dù giống hệt nhau nhưng không thể giống nhau . Sao Thiên Mã 100 năm trước là con ngựa, nhưng 100 năm sau là xe hơi. Người sinh cùng ngày giờ tháng năm , nhưng ở hai hoa giáp khác nhau sẽ có độ số khác nhau….Bởi vậy, quái Khôn trong quẻ Thuần Khôn tượng là bà mẹ của Cám; nhưng quái khôn trong quẻ Địa thiên Thái thì lại khác hẳn về tính chất. Đó chính là sự chuyển hoá tính chất khi những sự kiện diễn biến liên tục ở đoạn cuối. Cám chết vì tham vọng vô độ. Cô ta không từ một cách nào dể đạt mục đích. Lòng tham đã dẫn đến sự ngu xuẩn, thể hiện bằng hành động tự dội nước sôi vào mình. Bà mẹ Cám ăn thịt con mà không biết. Đây là một hình tượng rất ấn tượng vì tính khủng khiếp của nó. Nhưng nó cho thấy: Chính bà mẹ Cám đã giết dần con mình khi xui con lao vào tội ác. Bà mẹ Cám đã ăn thịt chính con bà từ lâu. Đến khi thấy hậu quả của tội ác chính bà thì bà ta cũng chết. Khi bà mẹ Cám chết và Tấm - trưởng nữ, tượng quái Tốn – chính thức thay thế trong vị trí hoàng hậu làm Mẫu nghi thiên hạ - Một nội dung khác của quái Khôn để cuộc đời mở ra với quẻ Địa Thiên thái.

Posted Image

Quẻ Địa Thiên Thái

Kính thưa quí vị.

Theo cái nhìn chủ quan của tôi thì đây chính là nội dung sâu sắc đầy tình minh triết của chuyện Tấm Cám thuộc về văn hiến Lạc Việt. Nếu trong quí vị và anh em quan tâm đến tiểu luận này, có người cũng thích xem các loại truyện cổ tích của các dân tộc trên thế giới, hẳn cũng biết có nhiều chuyên mang nhiều tình tiết giống chuyện Tấm Cám của Việt Nam. Thí dụ như: Tình tiết phục sinh từ quả thị trong Tấm Cám thì trong “Già Thu gặp tiên”, “Tú Uyên Giáng Kiều”….hoặc một số truyện trong 1001 đêm lẻ. Chuyện “Nàng Bạch Tuyết và bẩy chú lùn” cũng có nhiều nét tương đồng với chuyện Tấm Cám. Nhưng có thể nói, chỉ có truyện Tấm Cám của Việt Nam mới có nhiều tình tiết trong một mạch truyện xuyên suốt, mang tính minh triết thông qua những hình tượng của nó, hơn hẳn những chuyện dị bản của những nền văn hoá khác. Do đó, nếu chỉ với cái nhìn thông thường thì cũng thật là bất công khi những kẻ ác như mẹ con nhà Cám không bị trừng trị. Trong truyện Thạch Sanh, chàng Thạch Sanh cũng tha chết cho mẹ con Lý Thông đấy chứ! Nhưng cũng sẽ không thể gợi lên một ước mơ công lý, nếu những nhân vật này không bị sét đánh chết. Kính thưa quí vị. Câu truyện Tấm Cám đã sống với nền văn hoá dân tộc Việt trải hàng thiên niên kỷ. Tất nhiên, nó phải chứa đựng một nội dung rất sâu sắc, mà Thiên Sứ tôi không quản tài hèn, trình bày như trên để quí vị minh giám. Theo tôi, trong câu truyện này, còn hàm chứa nhiều giá trị khác, mà khả năng có hạn nên không phân tích được hết ý. Hy vọng các bậc cao nhân sẽ tiếp tục khám phá và tìm ra những gía trị đích thực của nó. Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rất cảm ơn anh Thiên Sứ cùng tất cả các bạn !!!

Thật khâm phục bởi thì ra từ lâu mọi người đã cùng sinh hoạt không biết mệt mỏi nhằm giải mã những giá trị tinh hoa của văn hiến Việt gởi gắm qua những câu chuyện truyền thuyết và cổ tích. Về câu hát "em là cô Tấm dịu hiền" thì thực sự tôi không lạ lẫm gì vì ngày trước tôi thuộc lòng bài hát này (thậm chí cả bây giờ, hì ...), đó chính là nhạc phẩm : "Tình yêu trên dòng sông quan họ" :

Tình yêu có từ nơi đâu ?

Êm êm một khúc sông Cầu, sao trời lọt qua mắt lưới, rơi đầy xuống dòng sông sâu.

Tình đã trao nhau êm đềm, em là cô Tấm thảo hiền, mà mắt vẫn nhìn bối rối.

Gặp nhau lần nào cũng vội, chẳng đủ gần mà giận dỗi.

Nhà xa mặt trận càng xa, tình yêu có từ đôi ta.

Tình yêu có từ nơi em, đi qua năm tháng đợi chờ.

Tình yêu có từ nơi anh, lửa rừng bập bùng vách núi.

Anh đi ra miền biên giới, làng quê em đợi em chờ.

Con sông của người quan họ, suốt đời nước chảy lơ thơ.

Tiếng anh ấm như hơi thở, em nghe để nhớ suốt đời.

Đừng quên, đừng giận, đừng nguôi...

Đừng quên, đừng giận, người ơi...

Tiếng anh ấm như hơi thở

Em nghe để nhớ suốt đời

--------------------------------------------------

Để thư giãn, mời quý vị cùng thưởng thức nhé :

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=QbZ-5EfhOP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tặng anh Trần Phương.

Anh hãy xem bài viết này và sau đó là lời bản của tôi.

Ngành du lịch toàn cầu suy thoái nghiêm trọng

Thứ bảy, 04-07-2009

Posted Image

Ảnh minh họa

VIT - Tân Hoa xã tại Bắc Kinh hôm 4/7 đưa tin, mấy ngày gần đây, Tổ chức du lịch thế giới của Liên hợp Quốc đã hạ dự đoán về tốc độ tăng trưởng ngành du kịch toàn cầu năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do viễn cảnh của nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục xấu đi và sự bất xác định do bùng phát dịch cúm A/H1N1 mang lại.

Báo cáo trong “Phong vũ biểu thị trường ngành du lịch thế giới” đưa ra hồi tháng sáu cho biết, ngành du lịch toàn cầu trong năm 2009 sẽ trượt giảm từ 4% - 6%. Còn trong dự đoán hồi tháng 1/2009, mức trượt giảm chỉ nằm trong khoảng 2%.

Theo nội dung trong báo cáo của Tổ chức du lịch thế giới, chiều hướng suy giảm của ngành du lịch toàn cầu đã bắt đầu xuất hiện vào nửa cuối năm ngoái, bước sang năm 2009 đã từng bước xấu hơn. Báo cáo này cũng cho biết thêm, “khả năng chưa xác định trong tương lai của dịch cúm A/H1N1 sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch quốc tế ngắn hạn và trung hạn”.

Khi Tổ chức du lịch thế giới công bố dự đoán về ngành du kịch toàn cầu hồi tháng 1/2009, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã dự đoán rằng, trong năm nay kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 0,5%. Còn theo dự đoán mới nhất của IMF, kinh tế toàn cầu trong năm nay sẽ co hẹp 1,3%.

Theo tuyên bố của Tổ chức du lịch thế giới, bốn tháng trước, ngành du lịch toàn cầu đã giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó khu vực Trung Âu giảm 10%, khu vực châu Á Thái Bình Dương giảm 6%, chỉ có châu Phi và châu Mỹ là có chiều hướng chống lại sự suy giảm, lần lượt tăng trưởng 3% và 0,2%.

Nguồn tin

Thu Hà (THX)

Anh Trần Phương thân mến.

Việt Nam sau này sẽ là một cường quốc du lịch. Nếu tất cả những di sản văn hóa được tôn trọng, gìn giữ và sự xác nhận 5000 năm văn hiến.

Nếu anh thấy đúng thì hãy chuẩn bị cho một chiến lược du lịch của Cty trong tương lai. Còn nếu không thì thôi.

Sẽ chẳng có gì cần khám phá ở một dân tộc có cội nguồn lịch sử gồm "liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam sau này sẽ là một cường quốc du lịch. Nếu tất cả những di sản văn hóa được tôn trọng, gìn giữ và sự xác nhận 5000 năm văn hiến.

Nếu anh thấy đúng thì hãy chuẩn bị cho một chiến lược du lịch của Cty trong tương lai. Còn nếu không thì thôi.

Sẽ chẳng có gì cần khám phá ở một dân tộc có cội nguồn lịch sử gồm "liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố".

Cảm ơn anh Thiên Sứ !

Về điều này thì từ lâu các nhà làm du lịch đã nhận ra rồi. Với một tiềm năng vô cùng to lớn như : nằm ở một vị trí địa chính trị rất lợi thế với giao thông hàng không và đường biển thuận lợi mà nhiều quốc gia thèm muốn; là ngã tư đường của sự giao thoa văn hóa đông tây, vị trí lại cận xích đạo nên có những bờ biển dài và đẹp nhất thế giới (thật đấy !), nhất là những bãi biển ở miền trung với màu xanh nước biển được đánh giá là chuẩn nhất cùng với những bãi cát trắng mịn (hội đủ cả 3 yếu tố : nắng vàng - biển xanh - cát trắng, trong khi không phải bãi biển nào trên thế giới cũng hội đủ như vậy, và không phải bãi nào cũng tắm được do khí hậu, nhất là ở những vùng biển lạnh); các món ăn rất ngon; người dân hiếu khách; sinh hoạt văn hóa lễ hội hằng năm thuộc loại nhiều nhất thế giới ở khắp các vùng miền, ...

À và đặc biệt nhất là : khi kênh đào Kra ở Vịnh Thái Lan được khởi công thì sẽ trở thành một trong 3 kênh đào nhộn nhịp nhất trên thế giới, và Việt Nam sẽ trở thành một vị trí chiến lược quan trọng, vì lúc đó các tàu bè trên thế giới sẽ không qua Singapore nữa bởi sẽ tiết kiệm nhiều thời gian. Được biết, cho dù chính các nhà thầu Singapore được mời khảo sát - thi công và khai thác nhưng xem ra họ không mặn mà gì lắm (dĩ nhiên rồi), cho nên từ bao lâu nay dự án này vẫn án binh bất động, nói gì thì nói, đây cũng là một lý do để ngành du lịch VN tự tin hướng tới tương lai và nơi được xem là "đảo ngọc" cho chiến lược đó là đảo Phú Quốc.

Tuy nhiên, một thực tại phải nhìn nhận thẳng thắn rằng : sự bùng phát nhiều dịch vụ cùng với sự cạnh tranh của hàng ngàn hàng vạn công ty du lịch như hiện nay sẽ dễ khiến việc kinh doanh có nhiều manh mún và thiếu sự kết hợp. Chính tôi cũng đang loay hoay mệt mỏi trong vòng xoáy đó, ít nhất cũng bởi áp lực lợi nhuận kinh doanh. Dù biết rằng cái gì cũng phải có thời gian để sắp xếp và ổn định lại nhưng sẽ thực sự khó có hướng đi chung nếu các bên liên ngành không ngồi lại với nhau. Nhưng cũng như anh Thiên Sứ, tôi vẫn rất tin vào triển vọng của du lịch VN - cùng với sự tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống của cư dân bản địa - trong tương lai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin "mạn đàm" cùng các anh một chút cho vui vẻ.

Về chuyện du lịch Việt Nam đúng là hiện tại có nhiều khó khăn và bất cập. Nhưng Minh Xuân tin là người Việt biết phải làm gì vào thời điểm cần thiết. Văn hiến 5000 năm cho chúng ta niềm tin như vậy. Những ai cho là người Việt non gan hay bất tài thì xin xem và nghĩ lại về lịch sử này.

Về chuyện cô Tấm, anh Thiên Sứ đã phân tích tính minh triết trong đó rất kỹ. Về khía cạnh văn học thì Minh Xuân thấy kết cục "mẹ ăn thịt con" không phải là kết cục về sau thêm vào. Lý do là trong chuyện có khá nhiều chi tiết "rùng rợn" trước đó như khi cá bống chết có một cục máu nổi lên trong giếng. Rồi khi Cám dệt vải thì phát ra tiếng:

"Kẽo ca, kẽo kẹt. Lấy tranh chông chị, chị khoét mắt ra"

Như vậy kết cục cuối cùng hoàn toàn nhất quán với những gì trước đó.

Vấn đề là chúng ta đem câu chuyện này để dạy cho trẻ con nên mới thành chuyện. Câu chuyện mang tính minh triết sâu sắc và có thể có ý nghĩa lịch sử ở trong đó nữa. Chuyện Tấm Cám thường được coi là chuyện kể về Nguyên Phi Ỷ Lan, một người phụ nữ có công, nhưng cũng khá tàn ác trong vụ thảm sát Hoàng hậu Lý và các cung nữ. Như vậy chúng ta mang một câu chuyện lịch sử và triết học để dạy trẻ con, nhưng lại bắt câu chuyện phải phù hợp với lũ trẻ thì thật vô lý.

Nếu thay kết thúc "mẹ ăn thịt con" bằng sét đánh chết như tác giả trên đề nghị thì cũng không ổn. Người muốn làm ác nhưng lại muốn đổ tiếng ác cho trời. Làm như vậy còn gây ra hiểu lầm cho học sinh là ai bị sét đánh cũng là đại gian đại ác như mẹ con Cám hay Lý Thông. Như thế thì oan ức cho nhiều người bình thường chẳng may bị sét đánh quá:mellow:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Minh Xuân nhận xét chính xác về phong cách nhất quán của câu chuyện. Tôi tin những nhà phâ bình văn hoạc sẽ xác nhận tính nhất quán trong phong cách này. Bởi vậy v/d là tại sao ông cha ta lại kể câu chuyện này cho trẻ em Việt lưu truyền trong bao năm qua? Theo tôi chính vì bối cảnh dân Việt bị đô hộ hàng ngàn năm. Chỉ có những câu chuyện truyền miệng trong dân gian và ngay từ thời thơ ấu của dân Việt mới có thể lưu truyền vượt thời gian được như vậy. Kỷ niệm thời ấu thơ và niên thiếu chính l kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời và chính đó là thời gian tạo ra con người khái niệm quê hương. Những truyền thuyết về Việt sử cũng được lưu truyền trong dân gian trải hàng ngàn năm cũng từ thời thơ ấu của con người. Và kết quả là chúng ta bây giờ vẫn được biết đến những giá trị văn hóa sử cổ Việt từ hàng ngàn năm trước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay