wildlavender

TỪ BỎ ThÓi Quen Ác !

24 bài viết trong chủ đề này

Từ bỏ thói quen ác

[16.07.2009 07:53]

Vì thiếu lòng hiếu sinh mà con người phải chịu nhiều quả khổ. Cho nên vấn đề ăn uống chỉ là thói quen, chứ không phải nhất định bắt buộc loại vật nào phải ăn uống theo thực phẩm của loài vật nấy. Nếu ăn thịt chúng sinh thì thành thói quen ăn với thịt chúng sinh. Nếu ăn với rau cải thì thành thói quen với rau cải. Nếu ăn với trái cây thì thành thói quen ăn trái cây. Cho nên bản chất của loài vật và loài người do huân tập mà thành thói quen.

Vì thế, người ăn thịt, cá thì thành thói quen ăn với thịt cá, không có thịt cá thì không ăn được, không có thịt cá thì sinh ra thèm thịt cá. Cơ thể quen với thịt cá, không có thịt cá thì sinh ra bệnh tật. Do bệnh tật mà bảo rằng thiếu chất bổ thịt cá là không đúng. Nếu cho rằng trong thịt cá (thịt động vật) có chất bổ đầy đủ, cũng không đúng. Con bò ăn cỏ cũng có chất bổ, bằng chứng trong sữa bò có rất nhiều chất bổ. Sữa bò từ cỏ mà có. Vì con bò không ăn thịt cá. Do suy luận như vậy thì chúng ta biết, đâu phải từ thịt cá mà có chất bổ.

Posted Image

Nếu bảo rằng không ăn thịt cá thì cơ thể dễ sinh ra bệnh tật, thì điều này cũng không đúng. Bệnh tật là do sự vô thường của cơ thể, do ác tâm, do tâm hồn không thanh thản, an ổn, do cơ thể làm việc quá sức, do đói khát, do giận dữ rầu lo, phiền não, do đời sống thiếu đạo đức vệ sinh, do vệ sinh về cơ thể, vệ sinh về tâm hồn, vệ sinh về môi trường, nhất là do thiếu lòng thương yêu sự sống của muôn loài vạn vật.

Bệnh tật không phải vì có thịt cá hay không có thịt cá, mà bệnh tật là do cơ thể có sự thay đổi sinh diệt vô thường, do môi trường sống ô nhiễm, do ăn uống không điều độ, do ít vận động hay do vận động quá nhiều, do tâm hồn không được thanh thản, an lạc, v.v... như tôi đã nói ở trên. Cho nên ăn thịt cá chỉ do cách ăn uống mà thành thói quen, giống như người không uống rượu thì không nghiện rượu; người không hút thuốc lá thì không nghiện thuốc lá; người không hút thuốc phiện thì không nghiện thuốc phiện; người không ăn thịt chúng sinh thì không nghiện thịt chúng sinh.

Nghiện tức là huân tập thành thói quen. Khi nghiện một thứ gì thì bỏ rất khó, chẳng hạn khi người ta đã nghiện thịt chúng sinh thì khi ăn không có thịt chúng sinh, người sinh thèm thuồng. Vì thế người ta phải nuôi chúng sinh để ăn thịt. Người ta đã quá ác độc, tàn nhẫn đối với những loài thú vật hoang dã, săn lùng bắt sạch những loài vật thiên nhiên, cho nên trên hành tinh này có nhiều loài đã bị tuyệt chủng. Có những con vật mà gần đây tôi không còn gặp chúng nữa. Quê tôi hiện giờ không còn tìm thấy chim cưỡng, chim hoạch trắng, hoạch mồng, hoạch vàng, chim sáo sậu, sáo sành, sáo đen, v.v... . . mà cách đây 40, 50 năm hằng ngày chúng rộn rịp ca hót líu lo, líu lít; bây giờ thì không còn nữa; chúng đã bị diệt mất rồi. Tiếng ca hót của chúng ngày xưa, nay đã im bặt. Còn đâu những buổi trưa hè với những tiếng chim kêu thân thương ấy...

Lúc còn bé tôi đã từng thưởng thức bản hòa tấu thiên nhiên của những loài chim, mà ngày nay không còn được nghe tiếng hót, tiếng ca đó nữa. Vậy những bóng chim thân thương ấy đi về đâu? Lòng tôi cảm thấy bùi ngùi thương nhớ những loài chim, những người bạn nhỏ bé, chỉ còn vang bóng một thời xa.

Posted Image

Nếu xét cho cùng tận thì loài người là một loài động vật ác độc nhất trong các loài động vật. Ai đã làm mất đi sự sống hồn nhiên của thiên nhiên? Ai đã cướp đi sự sống của muôn loài vạn vật? Bây giờ ở quê tôi, tiếng máy cày, tiếng động cơ xe gắn máy chạy rộn rã ồn náo, không còn như những ngày xưa, tiếng chim kêu thánh thót gọi sáng, trưa, chiều trong bầu không gian yên tịnh. Con người đã dùng mọi cách săn bắn, lưới rập chúng để ăn thịt, khiến cho chúng vắng bóng, mất đi.

Đó là nói về những loài chim, còn những loài cá thì sao? Quê tôi cá cũng không còn nữa, thỉnh thoảng mới thấy từ nơi đâu trôi dạt về một hai con cá, một con cá mè, cá lòng tong bơi lội vội vàng như e dè, sợ hãi. Chúng đã nhiều lần thoát chết một cách bất ngờ. Bởi vì con người hiện giờ tâm quá ác độc, dùng dòng điện chích vào trong nước khiến cho loài thủy tộc không còn tránh nơi đâu thoát khỏi chết. Nếu không có lệnh nhà nước cấm thì hôm nay xuống sông không còn có một con cá, một con tôm.

Ngày xưa, lúc tôi còn bé, cá bơi lội xanh nước. Đàn cá thảnh thơi vui đùa bơi lội tung tăng trong nước; khiến cho lòng tôi hân hoan sung sướng giống như tôi đang an nhàn bơi lội vui đùa. Lúc bấy giờ, tôi như đang hòa mình vào sự sống chung nhau trong một môi trường hồn nhiên, thanh thản, an lạc của vũ trụ, thiên nhiên. Không có một con vật nào ăn hiếp con vật nào, không có một con vật lớn nào ăn thịt con vật bé nhỏ nào. Một hành tinh có sự sống vô vàn đẹp đẽ, có một màu xanh tươi mát rượi như lòng đại dương, có muôn ngàn vạn loài vật khác nhau cùng sống chung nhau. Nếu tất cả muôn loài vật đều biết thương nhau, đừng ăn thịt lẫn nhau thì sự sống trên hành tinh này đẹp đẽ vô cùng. Phải không các bạn?

Có một lần tôi cùng mười người bạn và ba vị Giáo Sư: một ông dạy Anh văn, một ông dạy Pháp văn và một ông dạy Việt văn rủ nhau đi săn. Chúng tôi đi săn bằng giàn thun (súng cao su), cung, tên, ná, không có súng, vì lúc bấy giờ, đất nước chúng tôi đang có chiến tranh, nên người dân không quyền có súng, chỉ có quân đội mới có súng. Một người bạn của tôi bắn được một con chim, con chim chết máu đỏ ướt cả lông, đôi mắt nó mở tròn lóng lánh, nhìn chúng tôi như oán hờn, trách móc chúng tôi sao quá ác độc, đã cướp đi sự sống của một con chim nhỏ bé. Và nếu còn tiếp tục trò chơi săn bắn này thì chúng tôi sẽ còn cướp mạng sống của nhiều con vật khác nữa.

Nhìn con chim chết trên bàn tay của người bạn học, tôi không cầm được nước mắt của mình, cả tâm hồn tôi tê tái, một niềm thương xót tận đáy lòng, dâng lên cổ họng, khiến cho chúng tôi nghẹn ngào, nước mắt lại rơi nhiều hơn nữa. Nhìn con chim đã chết, mà tôi cảm thấy như một người thân của mình chết. Tôi thương con chim lắm! Thương như một người mẹ thương con. Thương như thương thân mình. Thương như ai đang cắt ruột gan tôi.

Ngay liền lúc bấy giờ tôi ném chiếc súng cao su vào bụi cây trong rừng. Tôi đâu còn vui thú gì đi săn nữa? Lòng dạ tôi tê tái. Trò vui ấy đã chết đi trong lòng tôi và chết đi vĩnh viễn. Suốt cuộc đời của tôi, đấy là lần đi săn cuối cùng. Tôi mãi mãi xa lìa những hành động thiếu đạo đức hiếu sinh này. Rồi cáo từ trở về nhà, lấy cớ là bị nhức đầu, không thể tiếp tục trò chơi ác độc này nữa. Từ đó tâm hồn của tôi không còn hứng thú trong trò chơi giải trí ác độc này nữa.

Nhìn cái chết của con chim tôi ưu tư và suy nghĩ về sự sống của con người. Tại sao con người lại quá ác độc như vậy? Lấy sự giết hại sanh linh mà làm trò giải trí của mình. Lấy thịt chúng sanh làm món ăn mà không thương xót chút nào? Tại sao con người biết sợ chết, biết sợ đau, sợ khổ, mà lại nhẫn tâm giết hại và ăn thịt chúng sanh? Con người có trí tuệ thông minh biết đau khổ, biết ham sống, sợ chết, biết không muốn ai làm khổ mình, biết ác, biết thiện, biết xấu, biết tốt, biết thương ghét, biết thù hận, biết xấu hổ, mà sao lại nhẫn tâm giết hại chúng sanh, ăn thịt chúng sanh cho đành? Ăn thịt chúng sanh lại còn khen ngon, khen ngọt, lại còn cho thịt chúng sanh là béo, là bổ, v.v...

Posted Image

Giết hại và ăn thịt chúng sanh cũng chỉ là một thói quen ác đức, một thói quen mê lầm, một thói quen làm tan nát sự sống chung trên hành tinh này. Một thói quen đã tạo ra bao nhiêu tội lỗi, để rồi phải tự gánh chịu bao nhiêu tai nạn, bao nhiêu bịnh tật khổ đau..Vì thế, hôm nay muôn loài vật lần lượt đã vắng bóng. Vắng bóng một cách đau buồn và thương nhớ. Tôi ao ước có một ngày nào đó, nơi đây người và loài vật sống bên nhau thương yêu như anh em ruột trong một nhà. Nhưng làm sao có được hỡi các bạn? Hạnh phúc của ngày xưa trong tuổi thời thơ ấu đâu còn nữa, những loài chim rừng và tôi sống bên nhau dưới những tàn cây trong khu rừng râm mát. Chúng líu lo tiếng hót, ngày nay đâu còn nữa?

Tại sao con người không tập sống thành một thói quen biết thương yêu sự sống trên hành tinh này? Một thói quen biết thương yêu sự sống trên hành tinh này là thói quen tốt đẹp nhất, cao thượng nhất. Một thói quen mang đến cho muôn loài vạn vật có một cuộc sống bình an và nhiều hạnh phúc. Còn ngược lại giết hại và ăn thịt lẫn nhau thì sự sống trên hành tinh này sẽ là một sự tàn phá. Một sự phá hoại, một sự hủy diệt hành tinh sống thân yêu của chúng ta, mà chính con người rồi đây phải nhận lấy những hậu quả do chính con người đã gây ra.

Tóm lại đạo đức hiếu sinh là những hành động sống hằng ngày của con người mà mọi người ai cũng cần phải học tập và trau dồi để xứng đáng làm người. Làm người mà không còn mang bản chất hung ác của loài cầm thú thì mới thật sự làm người; biết thương yêu sự sống của muôn loài, thì mới đem lại sự an lạc và hạnh phúc cho mình, cho muôn loài sống trên hành tinh này. Làm người biết thương yêu và bảo vệ hành tinh sống của chúng ta mới thật sự làm người, mới xứng đáng làm người. Có làm người như vậy mới xứng đáng là người có đạo đức hiếu sinh. Còn ngược lại là phá hoại sự sống của nhau, làm đau khổ cho nhau.

Đạo đức hiếu sinh, có bốn chữ rất đơn giản, nhưng hành động của nó cao thượng và đẹp đẽ tuyệt vời. Ai là người yêu thích đạo đức hiếu sinh này? Ai là người quyết tâm sống một đời sống với đạo đức này? Nếu ai sống được với nó thì hạnh phúc trọn vẹn biết bao, đời sống như ở cõi Thiên Đàng. Tâm hồn trong sạch, thanh thản, an vui, không còn có một ác pháp nào tác động được vào tâm họ, không còn một chướng ngại nào làm vẩn đục tâm họ được. Các bạn có tin điều này chăng? Riêng tôi thầm mong ước ngày nào đó mọi người trên hành tinh này sẽ sống với lòng thương yêu ấy, với đạo đức ấy, để đem lại sự thanh bình, yên ổn cho muôn loài.

Và tôi cũng còn thầm mơ ước có ngày nào đó, nhà nước và Bộ Giáo Dục đưa đạo đức nhân bản vào chương trình học tập để sau này thế hệ các em, cháu của chúng ta biết sống thương yêu sự sống trên hành tinh, biết sống giữ gìn và bảo vệ môi sinh, biết sống có đạo đức, biết chan hòa tình thương mà không bao giờ làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Nguồn: Phật Giáo Việt Nam Net (phatgiaovnn.com) TL Thích Thông Lạc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày xưa, lúc tôi còn bé, khi mẹ tôi cắt tiết gà vịt thường không cho tôi lại gần. Mặc dù tôi tò mò đứng lớ xớ để rình xem cũng không được. Mỗi lần như thế, tôi lập tức bị nhốt vào buồng. Sau này lớn lên khoảng 14 - 15 tuổi, mới được phép xem và phụ cầm chân gà. Bởi vậy, cho đến ngày nay, gần đất xa trời, tôi thành thật vẫn chưa hề cắt tiết một con gà, vịt nào.

Nhưng đồng ý với hòa thượng Thích Thông Lạc:

Và tôi cũng còn thầm mơ ước có ngày nào đó, nhà nước và Bộ Giáo Dục đưa đạo đức nhân bản vào chương trình học tập để sau này thế hệ các em, cháu của chúng ta biết sống thương yêu sự sống trên hành tinh, biết sống giữ gìn và bảo vệ môi sinh, biết sống có đạo đức, biết chan hòa tình thương mà không bao giờ làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Cần có những điều luật chặt chẽ để bảo vệ sự sống của muôn sinh vật trên thế gian này. Đây chính là những hành vi pháp luật có từ thời Hùng Vương dựng nước. Thí dụ như bắt cá thì mắt lưới phải cỡ từ bao nhiêu để tránh tận diệt cá con, cấm săn bắn, đặt bẫy. Con người muốn yêu thương nhau thì phải huân tập chủng tử thiện - nói theo ngôn ngữ hiện đại - thì phải yêu thương thiên nhiên và muôn loài từ ngày còn nhỏ. Tôi không biết ở các quốc gia khác thì thế nào. Nhưng ở Hoa Kỳ, luật bảo vệ thiên nhiên khá chặt chẽ.

Những câu chuyện cổ tích trong đó các con vật được nhân cách hóa, chính là tìm một sự cảm thông giữa con người và thiên nhiên từ hồi còn thơ ấu; những câu chuyện về ở hiến gặp lành trong chuyện cổ dân gian Việt chính là sự giáo dục con người xa lánh cái ác và hướng thiện.

Cảm ơn Wildlavender và tác giả vì bài viết này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Căn nguyên của tội ác là đây ! Càng lúc con người càng thờ ơ với việc hủy diệt sự sống của muôn vật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có hai người phụ nữ cùng làm thịt con vật. Một trong hai người đó chính là em bà xã tôi.

Người kia xin phép không nêu tên. Một lần bà xã tôi nhìn thấy cô em làm thịt cò. Cô ấy vặt sống lông cò, cả chục con cò trụi lủi, chân bị trói nằm đau đớn, chờ thiêu sống để đốt lông con còn lại, rồi mới mổ bụng. Một vài con cò bị kẹp cổ vào thanh tre chuẩn bị nướng. Chúng há mỏ đau đớn. Bà xã tôi than: Trời ơi! Sao mày ác thế! Vặt lông sống thì nó đau biết chừng nào, rồi con kẹp cổ thiêu sống nữa. Cô em như chợt tỉnh ngộ. Đem cả chỗ cò đi cho. Từ đó cô ấy không bao giờ làm thịt các con vật nữa. Nghe được câu chuyện, tôi nói: Cô này sau sẽ khá giả và đứa con sẽ sinh trước Tết (Năm đó là 1991). Sau này và đến nay đúng như vậy.

Còn một người phụ nữ nữa làm thịt một con gà, nàng lạnh lùng, cắt lưỡi dao sâu vào mỏ con gà, cho mỏ toác ra, móc họng, giật mạnh cho cuống họng con gà lòi ra ngoài, xong dùng dao chặt chỉ một nhát làm đầu con gà lìa khỏi cổ...Nhìn thấy cảnh đó tôi thốt lên: "Sao em giết con gà dã man quá!". Nàng ngẩng nhìn tôi ngơ ngác: "Giết gà thì làm sao mà dã man. Ông này dở hơi rồi!". Thời gian trôi đi, đến nay nàng vẫn sống vất vả trong sự cô liêu.

Đôi khi và có lẽ không phải là đôi khi, con người không nhận thức được hành vi của mình. Tư duy tự cân đối với khả năng nhận thức nội tại, nên nó luôn luôn đúng với logic của nó.

Tôi nghĩ người vặt lông bày chim này cũng không thấy mình ác. Nếu họ nhận thấy mình ác , có thể họ không làm.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gà ăn bọ, người ăn gà, bọ ăn người..! cháu nghĩ đó là quy luật sinh tồn tự nhiên thôi ạh. Mình không giết gà, mình lại thích ăn thịt gà (do người khác giết) có khi còn ác hơn ấy ạh. Cháu thích sống tự nhiên thuận theo đạo và lòng không hối hận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gà ăn bọ, người ăn gà, bọ ăn người..! cháu nghĩ đó là quy luật sinh tồn tự nhiên thôi ạh. Mình không giết gà, mình lại thích ăn thịt gà (do người khác giết) có khi còn ác hơn ấy ạh. Cháu thích sống tự nhiên thuận theo đạo và lòng không hối hận.

Đúng vậy! Nhưng đây chúng ta nói về cách giết có tính tàn sát với ý thức tận diệt phi nhân. Đến lúc nào đó, con người sẽ chỉ ăn thit vật nuôi và bảo tồn thiên nhiên. Ý thức bảo tồn thiên nhiên phải bắt đầu từ những giá trị nhân đạo.

Share this post


Link to post
Share on other sites
XH càng phát triển càng tàn bạo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gà ăn bọ, người ăn gà, bọ ăn người..! cháu nghĩ đó là quy luật sinh tồn tự nhiên thôi ạh. Mình không giết gà, mình lại thích ăn thịt gà (do người khác giết) có khi còn ác hơn ấy ạh. Cháu thích sống tự nhiên thuận theo đạo và lòng không hối hận.

Khi con người chỉ là một loài trong muôn loài của tự nhiên thì "gà ăn bọ, người ăn gà, bọ ăn người" hoàn toàn thuện theo quy luật thiên nhiên. Nhưng khi con người đã làm chủ thiên nhiên và chi phối thiên nhiên thì cần có ý thức về môi trường tồn tại. Không thể tàn sát thiên nhiên một cách vô thức mang tính sinh tồn như thời hoang sơ. Quan niệm "sống tự nhiên thuận theo đạo và lòng không hối hận" có tính cá nhân, không thể thành một hình thái ý thức chính thống như luật pháp, đạo đức được giáo dục chính thống liên quan đến những giá trị bảo tồn thiên nhiên. Ngay cả Phật giáo - một tổ chức tôn giáo có cộng đồng người ủng hộ đông đảo - cũng không thể đem giáo lý đó phổ biến trong con người cho việc bảo tồn thiên nhiên. Làm được điều này chỉ có luật pháp và giáo dục chính thống trong nhà trường.

Luật cấm bắt tổ chim và săn bắt vào mùa Xuân - có từ thời Hùng Vương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mnn thân mến

XH càng phát triển càng tàn bạo

Vậy theo ý mnn thì trong tự nhiên hoang sơ tổ chức của loài ác thú như hổ... báotheo mnnn là phát triển nhất. nhưng mnn thử nghĩ xem khi con người còn phát triển thấp phải sống bằng săn bắt hái lượm toàn thể đều là thợ săn thì điều mnn nói còn đúng hay không. Với các thợ săn thì hổ báo hay sư tử thì cũng chỉ là chuyện nhỏ, hổ báo gầm rống to để thị uy muông thú nhưng lại là cách để thợ săn tìm đến để bắt nó.

Thân

Share this post


Link to post
Share on other sites

XH càng phát triển càng tàn bạo

2.

XH càng phát triển càng tàn bạo....

XH phát triển đến đỉnh điểm sẽ đi đến sụp đổ...

Chính vì vậy Chúng ta, mỗi chúng ta trong XH này phải có trách nhiệm với môi trường, với thiên nhiên.

Càng phát triển phải càng bền vững, phải càng thân thiện với môi trường.

Phát triển bền vững: Chiến lược bảo tồn trái đất, bảo tồn con người.

Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chẳng bao giờ xã hội càng phát triển càng tàn bạo cả. Đây là sự hiểu sai vấn đề. Con người càng phát triển, càng nhìn thấy sai lầm của mình, nên tưởng vậy thôi. Nếu những phương tiện hiện đại như ngày nay mà ở trong thời hoang sơ thì cái gì xảy ra?

Vấn đề là sự phổ biến những tư tưởng văn minh đến những tư tưởng hoang sơ còn tồn tại bằng giáo dục và pháp luật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau đây là bài trả lời phỏng vấn của GS. Nguyễn Lân Dũng:

(Dân trí) - “Phải bỏ khái niệm ăn thịt thú rừng là vinh dự mà phải thấy ăn

cái đó là nhục nhã, là phá hoại. Chẳng có lý do gì mà chúng ta không đóng cửa

tất cả các cửa hàng bán thịt này lại”, GS Nguyễn Lân Dũng nhấn mạnh.

Trao đổi với báo chí về dự án luật Đa dạng sinh học mà Quốc hội thảo luận hôm

nay, 2/6, GS Nguyễn Lân Dũng nhấn mạnh, luật rất cần thiết và ra đời càng

sớm càng tốt. Trong luật phải có chế tài đi kèm bởi chúng ta hiện đang mất đi

đa dạng sinh học từng ngày từng giờ.

Dự án luật đa dạng sinh học lần này có bật lên được những điều GS mong muốn?

Tôi thấy luật rất đầy đủ, nhưng chưa nghiêm lắm vì nó không cụ thể phạt như

thế nào, cấm như thế nào, nhất là về thực phẩm chuyển gen. Tôi nói thí dụ, quy

định, cơ sở nhập sinh vật chuyển gen về phải xác định tác hại lâu dài, nhưng

trình độ của mình làm sao xác định được. Mình chỉ nên ghi trên sản phẩm, chẳng

hạn thức ăn gia súc có dùng ngô của Mỹ chuyển gen, ai muốn dùng thì dùng,

không muốn dùng thì thôi.

Tôi cũng muốn nói thêm về cây chuyển gen. Như cây bông của chúng ta chẳng

hạn, sâu bệnh rất nhiều, nhưng nếu chuyển gen BT là một con vi khuẩn, có tinh

thể độc, không hại cho người, gia súc, gia cầm, nhưng sâu cắn vào lá bông đó

coi như tự tử. Cho nên bông có ghép thêm BT rất tuyệt vời! Chúng ta nên mạnh

dạn học tập những nước có trình độ cao như Mỹ hay nước lân cận chúng ta là

Trung Quốc về lĩnh vực chuyển gen này.

Lâu nay các nhà khoa học còn có những vướng mắc khi thực hiện các ý tưởng,

vậy luật có giúp được các nhà khoa học tận dụng chất xám, khả năng của mình?

Chúng ta không chỉ bảo vệ nguồn gen mà phải tìm, phát hiện nguồn gen mới và

tôi thấy luật thiếu hẳn chương về phát hiện nguồn gen mới của vi sinh vật bởi

nguồn gen mới của động vật, thực vật khó lắm. Đối với thực vật chúng ta nên

tận dụng những nghiên cứu của nước ngoài. Ví dụ vừa qua Trung Quốc đã làm điều

tra cực kỳ lớn về những cây chống ung thư. Trong danh sách đó, tôi tìm được

50 cây Việt Nam có, tôi đã công bố. Lẽ ra sau khi có công bố đó, nhà nước phải

có chính sách đưa những cây đó trồng lại và tìm cách mà sử dụng, nhưng chúng

ta đã không làm điều đó.

Cụ thể, theo ông không làm được là do đang vướng ở đâu?

Tức là không ai quan tâm. Tôi công bố nhiều lần trên các phương tiện thông

tin đại chúng danh sách và hình ảnh 50 cây chống ung thư đó. Ví dụ, cây “bảy

lá một hoa”, Trung Quốc thu mua rất nhiều, dân Hoàng Liên Sơn thi nhau nhặt,

bây giờ không thể tìm thấy ở đó được nữa. May quá, tôi chỉ thấy ở Viện Dược

liệu một vài cây. Nếu như tôi là người nắm trách nhiệm, tôi sẽ huy động nhân,

cấy mô cây đó để không chỉ dùng mà xuất khẩu. Chúng ta phải nghiên cứu rất

nhiều mà chúng ta không có thuốc chống ung thư.

Nhưng liệu những cây đó có thực sự chống được ung thư?

Trung Quốc họ đủ khả năng nghiên cứu và họ đã có nhiều thuốc lắm rồi. Tôi

nghĩ những cây đó nên được bảo vệ, nên được trồng trọt, khai thác.

Gần đây, cứ ít ngày báo chí lại có tin kiểm lâm bị tấn công và kiểm lâm đang

là nghề nguy hiểm. Ông nói gì về điều này và theo ông phải có chế tài thế nào

để bảo vệ được rừng?

Đã quá muộn, nhưng muộn còn hơn không - còn một ít rừng, ta nên bảo vệ đi.

Tôi đã nói từ lâu là phải bộ đội bảo vệ rừng và nếu không phải bộ đội thì kiểm

lâm phải được vũ trang như bộ đội mới bảo vệ được. Kiểm lâm hiện nay súng

không có đạn mà cũng không được bắn. Tôi ở Tây Nguyên, tôi hỏi kiểm lâm thì anh

em bảo họ chỉ đứng đường chặn xe ô tô thôi chứ không vào trong rừng, lâm tặc

đông lắm, dữ tợn lắm.

Kiểm lâm không giữ được rừng, chỉ có đứng trên đường chặn gỗ mà nếu móc ngoặc

nhận tiền thì chẳng giữ được gỗ nữa. Đáng nói hơn, người ta đã cưa gỗ rồi

thì nói làm gì nữa… Kiểm lâm không hoàn thành nhiệm vụ vì lực lượng của họ

không đủ sức làm…

Theo ông, có những kinh nghiệm gì cần phải học tập các nước?

Tôi mới đi Nêpan về. Đây là nước cực nghèo nhưng rừng thì họ bảo vệ cực kỳ

tốt. Mỗi đoàn đã vào rừng Nêpan thể nào cũng thấy một con vật quý. Cứ 2 người

lên một con voi, một đàn voi đi vào rừng, tôi thì gặp 2 con tê giác, đoàn

khác gặp hổ, đoàn khác nữa gặp báo. Họ ngăn rừng quốc gia chỉ bằng một sợi dây

thép nhưng không có một người dân nào vào lấy một que củi, không có người dân

nào săn bắn. Họ chia lợi nhuận du lịch đó cho người dân địa phương, cho nên

người dân quý rừng, coi rừng như ruộng lúa nhà họ. Rừng quốc gia của mình

cũng phải chia lợi ích cho những người xung quanh để họ giúp mình bảo vệ rừng.

Dân địa phương sẽ giúp mình chống lâm tặc khai thác gỗ trái phép, săn bắt

động vật quý hiếm.

Chúng ta cũng nên cấm tuyệt đối các món ăn thú rừng đặc sản. Không ít người

quan niệm, ăn cái đó mới chứng tỏ mình sang trọng. Phải bỏ khái niệm ăn cái

đó là vinh dự mà phải thấy ăn thịt thú rừng là nhục nhã, là phá hoại. Chẳng

có lý do gì mà chúng ta không đóng cửa tất cả các cửa hàng bán thịt này lại.

Xin cảm ơn ông!

Mạnh Cường (Dân trí).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chẳng bao giờ xã hội càng phát triển càng tàn bạo cả. Đây là sự hiểu sai vấn đề. Con người càng phát triển, càng nhìn thấy sai lầm của mình, nên tưởng vậy thôi. Nếu những phương tiện hiện đại như ngày nay mà ở trong thời hoang sơ thì cái gì xảy ra?

Vấn đề là sự phổ biến những tư tưởng văn minh đến những tư tưởng hoang sơ còn tồn tại bằng giáo dục và pháp luật.

Cảm ơn bác để ý. Bản thân bài viết này là 1 chứng minh cho điều đấy. Các bác có thể thấy rất nhiều điều xung quanh về vấn đề này, tùy theo cách nhìn và góc nhìn thôi.

Ngày xưa, con người chỉ khai thác để đủ ăn. Ngày nay con người cần khai thác để tích lũy, giải trí, thư giãn,... đó là nguyên nhân gây ra sự tàn bạo. Sự tàn bạo không có nghĩa là phải trực tiếp giết hay hủy hoại mà là gián tiếp gây ra hậu quả tương tự. Nếu không thế thì làm gì có xe hơi, TV, điện thoại di động, ... :P Sự tàn bạo cũng có mặt tốt của nó, tiêu diệt cái kém phát triển, cái không phù hợp. Có điều con người ngày càng lạm dụng nó thế nên mới có khái niệm mới là phát triển bền vững, bảo tồn thiên nhiên, khí hậu,...

Share this post


Link to post
Share on other sites

mnn thân mến.

vào diễn đàn lý học đông phương mà dùng đến từ "tàn bạo" thì chắc chắn là bị phản ứng rồi vì diễn đàn lý học đông phương là diễn đàn nhân bản mà.

Theo mình mọi sự tàn bạo dẫu vô tình hay cố ý dù dưới mọi hình thức đều phải trả giá.

Xã hội thì có chính quyền, cảnh sát, tòa án, nhà tù.

Nhân gian thì có câu "lưới trời lòng lộng thưa mà không lọt" và những tâm hồn nhân ái sẵn sàng chở che cho người yếu mà diệt trừ sự tàn bạo.

Trong lý học ở lá số tử vi thì có chí ít là 2 sao thiên la, địa võng chăng lười tù tội sẵn, tứ trụ hay bát tự đều vậy cả.

Các cõi giới khác ngoài cuộc sống hiện hữu thì theo Phật giáo cũng đều có vua , thần cai quản mỗi cõi cả và khi sự tàn bạo có thể lẩn tránh được tạm thời ở trên thế gian thì các vị ở cõi này ra tay đơn giản nhất là bằng cách chuyển một luồng thông tin vào đầu nhà chức trách để mách bảo thế là hết đường chốn tránh. Không có cách nào che được cõi giới khác và không có cõi nào can dự vào luật nhân quả đâu mnn ạ.

Thân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

mnn thân mến.

vào diễn đàn lý học đông phương mà dùng đến từ "tàn bạo" thì chắc chắn là bị phản ứng rồi vì diễn đàn lý học đông phương là diễn đàn nhân bản mà.

Theo mình mọi sự tàn bạo dẫu vô tình hay cố ý dù dưới mọi hình thức đều phải trả giá.

Xã hội thì có chính quyền, cảnh sát, tòa án, nhà tù.

Nhân gian thì có câu "lưới trời lòng lộng thưa mà không lọt" và những tâm hồn nhân ái sẵn sàng chở che cho người yếu mà diệt trừ sự tàn bạo.

Trong lý học ở lá số tử vi thì có chí ít là 2 sao thiên la, địa võng chăng lười tù tội sẵn, tứ trụ hay bát tự đều vậy cả.

Các cõi giới khác ngoài cuộc sống hiện hữu thì theo Phật giáo cũng đều có vua , thần cai quản mỗi cõi cả và khi sự tàn bạo có thể lẩn tránh được tạm thời ở trên thế gian thì các vị ở cõi này ra tay đơn giản nhất là bằng cách chuyển một luồng thông tin vào đầu nhà chức trách để mách bảo thế là hết đường chốn tránh. Không có cách nào che được cõi giới khác và không có cõi nào can dự vào luật nhân quả đâu mnn ạ.

Thân.

Dạ vâng, cảm ơn bác nhắc nhở. Thực ra "tàn bạo" mà cháu nói đến ở đây không phải là sự giết chóc, đàn áp,... mà là các hành động gián tiếp gây tai họa, bất lợi cho cộng đồng, XH và cũng khó tìm từ khác để thể hiện. Nếu hành động có thể đưa ra tòa án hay cảnh sát giải quyết thì là chuyện khác, còn đây là những hành động, ý thức gây tai họa cho con cháu, đất nước, XH thậm chí nhiều đời sau mới thấy (phá hoại thiên nhiên, môi trường, đầu cơ, độc quyền... vì lợi ích kinh tế). Ví dụ như săn bắt thú rừng để giải trí chứ không phải vì thiếu ăn, làm sân golf tràn lan như sân tennis, chạy đua vũ trang,... Rất khó diễn đạt hết trong 1 bài thế này mong các bác thông cảm, cái này gần giống như lúc đói khổ thì mọi người rất gần gũi nhau, đến khi có của ăn của để thì nhà nào biết nhà đấy, ngoảnh mặt đi... chữ tình ít đi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

So với các quốc gia đồng thời thì Thời Hùng Vương rất nhân bản. Những tài liệu cổ còn ghi rõ những qui định săn bắn và làm rừng, bắt cá. Tài liệu có gốc tiếng Hán, nhưng lại rất mơ hồ về triều đại có đạo luật đó - từ thời vua Đại Vũ. Đó là cơ sở - cùng với một số dữ kiện khác - để tôi xác định thuộc về thời Hùng Vương.

Tôi đề nghị tất cả những cái gì được coi là xấu về thời Hùng Vương nói trên diễn đàn này phải có chứng minh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hành quyết rùa: Từ A đến Z</H1>Rất vô tình tôi được chứng kiến bữa tiệc… rùa trên đất Quảng Trị. Chủ quán nói: Đây là rùa từ Lào đưa về, chỉ vùng Quảng Trị, Quảng Bình mới có. Phóng viên đã ghi lại một số hình ảnh cuộc hành quyết loài động vật hoang dã này.

Posted Image

Các chú rùa mai cứng như đá được lôi ra từ bao tải cho khách chọn. Khách chỉ con nào, con đó được vật ngửa ra đặt lên bàn cân. Tổng cân nặng 6,5 kg. Giá b

Posted ImageCân xong, các chú rùa được "tắm rửa" sạch sẽ bằng bàn chải cỡ lớn.Posted ImageMột "sát thủ" đã chuẩn bị sẵn đồ nghề: móc, dao nhọn, khăn lau... để thực hiện ngay "lệnh hành quyết".Posted ImageMấy chú rùa dường như đã biết nguy hiểm nên rụt sâu đầu vào vỏ. Nhưng đâu có được! Một chiếc dùi sắt dưới bàn tay khéo léo được chọc sâu vào mai lôi đầu rùa ra.Posted ImageĐầu rùa được móc ra, bàn tay của chú thanh niên chộp lấy kéo mạnh... Rồi khăn lau, rồi hứng bát, rồi chọc dao...Posted ImageViệc phanh thây không phải là tứ mã mà được giao cho hai thanh niên. Dao thép lách vào các khía, búa giáng liên tục, tấm mai chắc chắn bị phá vỡ.Posted ImageVà sau khi mai đã bị bóc thì lòng được mócPosted Image

Thịt được pha thành từng miếng theo tính chất của các món ăn sẽ được làm.Rồi các món ăn được lần lượt đưa lên, Dzô... dzô liên tục, rượu tràn ly, gắp - rót liên tục, nói năng ồn ã, tiếu lâm tuôn ra, tiếng cười giòn giã, phủ phê... Dường như người ta quên mất mình đang góp phần làm tuyệt diệt một loài động vật hoang dã.

Ạc! vụ này thì em bó tay, rựng tóc gáy! :mellow:

Share this post


Link to post
Share on other sites

A Di Đà Phật !

Lần sau quý vị làm ơn không cần thiết phải post lên những cảnh chúng sanh bị giết chóc thế này, nhìn thê thảm quá ! Nhân quả luân hồi, tương sanh tương báo...biết khi nào mới hết !

Share this post


Link to post
Share on other sites

A Di Đà Phật !

Lần sau quý vị làm ơn không cần thiết phải post lên những cảnh chúng sanh bị giết chóc thế này, nhìn thê thảm quá ! Nhân quả luân hồi, tương sanh tương báo...biết khi nào mới hết !

A Di Đà Phật! Ngư Hóa Long xin lĩnh ý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn mnn nói cũng có lý đấy chứ, ai mà cảm thấy việc giết chóc là tàn ác, thì nên chăng trong mỗi bữa cơm giảm đi 1 ít thịt, nên chăng mỗi lần đi nhậu gọi ít đi 1 dĩa thịt rùa, chim, thỏ gì đấy ... cầu giảm thì cung cũng sẽ theo đó mà giảm theo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hạn chế thức ăn mặn được chăng ?

Tốt nhứt quý vị ăn chay tháng 2 ngày (rằm, mùng 1 al): vừa có lợi cho sức khỏe vừa giảm cái tội gián tiếp sát sinh.

Càng tốt nếu quý vị thực hành hạnh Thập trai của đạo Phật hay Cao Đài.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có ai đã một lần xem ăn óc khỉ chưa? Hình như trong topic nghiệp chướng tôi đã nói điều này. Một đại gia chỉ là người em trong số những người được mời ăn óc khỉ đã kể lại cho tôi. Anh ấy nói rằng: Hậu quả nghiệp báo của tất cả những người ăn óc khỉ hôm ấy xứng đáng với hành vi tàn bạo đó. Riêng người kể - theo anh ta nói là không ăn nổi trước cái chết sống của con khỉ và tiếng gào thét man rợ của nó - thì phá sản trắng tay.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem hình ảnh hành quyết rùa, Crescent lạnh hết cả người.

Tuy nhiên, ngẫm nghĩ thì nên post những bài như vậy, như một lời nhắc nhở khá hiệu quả.

Vì đúng như chủ đề topic, con người hay làm theo thói quen, mà đã làm thói quen thì thường quên mặt trái của sự việc.

Tương tự, khi vào bệnh viện, khi xem các hình ảnh về tai nạn thảm khốc, các hình ảnh bệnh nhân giai đoạn cuối của HIV...Hình ảnh làm người ta ấn tượng hơn, nhớ lâu hơn, "pha học" đã chứng minh.Theo Crescent thì rất hiệu quả, nhưng không biết nó hiệu quả vì lâu lâu mới thấy một lần hay nhìn riết rồi cũng..........quen...HIc.... ;)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn mnn nói cũng có lý đấy chứ, ai mà cảm thấy việc giết chóc là tàn ác, thì nên chăng trong mỗi bữa cơm giảm đi 1 ít thịt, nên chăng mỗi lần đi nhậu gọi ít đi 1 dĩa thịt rùa, chim, thỏ gì đấy ... cầu giảm thì cung cũng sẽ theo đó mà giảm theo.

Dân mình đi nhậu thì cứ gọi tràn lan ra đấy ăn ko hết vứt bỏ phí càng mang tội ;)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay