Posted 18 Tháng 7, 2009 A) Xin thầy Thiên sứ và các bậc cao minh chỉ giáo cho Làng xưa một số khúc mắc sau : 1) theo tài liệu này thì người ta chỉ tính chia ngăn theo chiều ngang trục từ trước tới sau - với nhà có mặt tiền rộng chiều sâu nhỏ buộc phải chia ngăn theo chiều dọc thì có được coi là nhà nhiều ngăn ( động,biến & hóa trạch ) ? 2) Một nhà có thể chia ngăn , một ngăn có thể chia nhiều buồng vậy bức tường như thế nào thì được coi là tường tạo ngăn ( cho việc tính an sao an du niên ) và bức tường như thế nào thì được coi là tường tạo buồng ( tạo công năng sử dụng thực ) ? 3) cách tính ngăn cho việc an sao , du niên cho nhà nhiều tầng ? :) Làng xưa xin chia sẻ một nhận xét nhỏ sau Thầy Thiên sứ đã tùng phân tích trong bài "Nhà ba gian và phong thủy Lạc Việt" "Như vậy, bạn đọc cũng thấy chỉ có người mạng cung thuộc Đông Tứ trạch mới có cơ hội được cặp sơn hướng tốt nhất là Bắc – Nam (Phúc Đức). Còn cặp sơn hướng tốt nhất của người Tây Tứ trạch là Tây Nam và Đông Bắc chỉ thuộc loại trung bình (Sinh khí). Không lẽ thuật Phong Thuỷ Đông phương lại chỉ ưu ái cho người thuộc Đông tứ trạch? Nhưng với đồ hình Hậu thiên bát quái đã hiệu chỉnh của Nguyễn Vũ Tuấn Anh (Tìm về cội nguồn Kinh Dịch. Nxb VHTT 2002) thì có sự cân bằng giữa Đông và Tây trạch vì cặp sơn hướng Tây Bắc – Đông Nam (Càn & Khôn) cho người Tây tứ trạch (Phúc Đức) tương ứng với cặp Bắc – Nam (Khảm & Ly) của Đông tứ trạch ." Áp dụng dương tạch tam yếu cho hậu thiên Văn vương ta sẽ thấy có hai hướng nhà dù bố trí kiểu gì cũng không thể đạt nhà ba tốt đó là Đông nam và chính Tây vì Với Đông nam , hướng nhà ôm trọn 3 đông cung Chấn tốn Ly ,tựa Sơn tây cung Càn Với chính Tây , hướng nhà ôm trọn 3 tây cung Khôn Đoài Càn , tựa Sơn đông cung Chấn Như vậy Dông nam không phải là hướng nhà tốt như dân gian đã chiêm nghiệm ??? Nếu áp dụng vào bát quái hậu thiên Lạc Việt thì không xảy ra trường hợp trên . Quê tôi làng cổ Đường lâm (như lời nhận xét của nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc đại ý là vì nghèo nên vẫn còn giữ được bản sắc...) , những ngôi nhà cổ là một phần của cái bản sắc ấy. Cả những ngôi nhà có hướng "xấu" trong số nhà cổ ở đây cũng vẫn sẵn lòng mỏ cửa chào đón các bạn ghé thăm , nghiên cứu rồi chiêm nghiệm. Chào trân trọng Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 7, 2009 Làng Xưa thân mến. Rất cảm ơn Làng Xưa đã đưa thắc mắc của mình thành một bài riêng. Tôi xin lần lượt trả lời Làng Xưa như sau: A) Xin thầy Thiên sứ và các bậc cao minh chỉ giáo cho Làng xưa một số khúc mắc sau : Quote 1) theo tài liệu này thì người ta chỉ tính chia ngăn theo chiều ngang trục từ trước tới sau - với nhà có mặt tiền rộng chiều sâu nhỏ buộc phải chia ngăn theo chiều dọc thì có được coi là nhà nhiều ngăn ( động,biến & hóa trạch ) ? Theo tôi định nghĩa khái niệm từ trước ra sau là chiều dọc và từ trái sang phải nhà là chiều ngang. Căn cứ theo định nghĩa này thì việc nhà chia nhiều ngăn phòng là Động trạch, dù ngang hay dọc. Tôi cũng lưu ý với Làng Xưa là các khái niệm Động, tịnh, biến, hóa trạch theo Phong Thủy Lạc Việt có hơi khác một chút so với định nghĩa của tác giả Triệu Cửu Phong trong Dương trạch tam yếu. Đây là nhu cầu để phù hợp với kiến trúc hiện đại. Chúng tôi sẽ cân nhắc công bố quy ước này của Phong Thủy Lạc Việt. Quote 2) Một nhà có thể chia ngăn , một ngăn có thể chia nhiều buồng vậy bức tường như thế nào thì được coi là tường tạo ngăn ( cho việc tính an sao an du niên ) và bức tường như thế nào thì được coi là tường tạo buồng ( tạo công năng sử dụng thực) ? Buồng/ phòng theo định nghĩa là một diện tích trong nhà được quây kín trong nhà bởi tường, vách và có cửa ra vào, Ngăn là một không gian mở trong nhà được phân cách bởi một vật thể có tính năng sử dụng qui ước như vách, bình phong, tủ,....và phân chia không gian trong nhà thành những chức năng sử dụng khác nhau. Quote 3) cách tính ngăn cho việc an sao , du niên cho nhà nhiều tầng ? Chúng tôi sẽ cân nhắc và công bố điều này, nhân danh Phong Thủy Lạc Việt. :) Làng xưa xin chia sẻ một nhận xét nhỏ sau Quote Quote Thầy Thiên sứ đã tùng phân tích trong bài "Nhà ba gian và phong thủy Lạc Việt". "Như vậy, bạn đọc cũng thấy chỉ có người mạng cung thuộc Đông Tứ trạch mới có cơ hội được cặp sơn hướng tốt nhất là Bắc – Nam (Phúc Đức). Còn cặp sơn hướng tốt nhất của người Tây Tứ trạch là Tây Nam và Đông Bắc chỉ thuộc loại trung bình (Sinh khí). Không lẽ thuật Phong Thuỷ Đông phương lại chỉ ưu ái cho người thuộc Đông tứ trạch? Nhưng với đồ hình Hậu thiên bát quái đã hiệu chỉnh của Nguyễn Vũ Tuấn Anh (Tìm về cội nguồn Kinh Dịch. Nxb VHTT 2002) thì có sự cân bằng giữa Đông và Tây trạch vì cặp sơn hướng Tây Bắc – Đông Nam (Càn & Khôn) cho người Tây tứ trạch (Phúc Đức) tương ứng với cặp Bắc – Nam (Khảm & Ly) của Đông tứ trạch ." Áp dụng dương tạch tam yếu cho hậu thiên Văn vương ta sẽ thấy có hai hướng nhà dù bố trí kiểu gì cũng không thể đạt nhà ba tốt đó là Đông nam và chính Tây vì Với Đông nam , hướng nhà ôm trọn 3 đông cung Chấn tốn Ly ,tựa Sơn tây cung Càn Với chính Tây , hướng nhà ôm trọn 3 tây cung Khôn Đoài Càn , tựa Sơn đông cung Chấn Như vậy Dông nam không phải là hướng nhà tốt như dân gian đã chiêm nghiệm ??? Quote Nếu áp dụng vào bát quái hậu thiên Lạc Việt thì không xảy ra trường hợp trên . Quê tôi làng cổ Đường lâm (như lời nhận xét của nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc đại ý là vì nghèo nên vẫn còn giữ được bản sắc...) , những ngôi nhà cổ là một phần của cái bản sắc ấy. Cả những ngôi nhà có hướng "xấu" trong số nhà cổ ở đây cũng vẫn sẵn lòng mỏ cửa chào đón các bạn ghé thăm , nghiên cứu rồi chiêm nghiệm. Chào trân trọng Tôi hiểu bạn cho rằng: Nhưng ngôi nhà gọi là xấu đó thực chất vẫn đang tốt. Nếu cái hiểu của tôi đúng ý bạn, xin bạn xác nhận tôi sẽ phân tích tiếp. Cảm ơn sự quan tâm của Làng Xưa và các bạn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 7, 2009 Làng Xưa Thân mến Làng xưa said: Như vậy Dông nam không phải là hướng nhà tốt như dân gian đã chiêm nghiệm ??? Cái hướng nhà thì tuỳ từng vùng theo đặc trưng khí hậu khu vực mà người dân đã tổng kết ra hướng tốt nhất rồi.Ở quê tôi tuyệt đại đa số nhà đếu làm theo hướng đông nam. Theo tôi một lý thuyết phong thủy về dương trạch hoàn chỉnh phải bao gồm được tinh đồ thiên bàn, địa bàn, nhân thể chính sác lại phải kết hợp với các lý thuyết địa chất, thủy văn,quy hoạch, vi khí hậu, chiếu sáng,thông gió.v.v.v...của khoa học hiện đại. Thân. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 7, 2009 Cản ơn thầy Thiên sứ đã quan tâm giải đáp, trước tiên em xin có đôi điều tự bạch là về kiến thức phong thủy thì em chỉ vừa mới được trang bị 3 thiên đầu của bộ DTTY đăng trên LHĐP. Nghe lơi thầy khuyến cáo về tài liệu này nên em đang cố găng xem đến đâu hiểu đến đó, nên khi gặp một số khúc mắc trên em mạn phép hỏi ngay. Những điều em thấy còn khúc mắc chỉ tạm lấy cơ sở lý thuyết của DTTY làm tham chiếu.Mục tiêu của em là tạm hiểu nó theo tinh thần của nó . Về PTLV em cũng đã xin ghi danh vào lớp sớm nhât sắp tới , em hy vọng là sẽ lãnh hội tinh thần của PTLV. Về hướng nhà của các ngôi nhà cổ còn lại ở quê em nói riêng và ở vùng đồi gò trung du / bán sơn địa nói chung em thấy là hướng nhà thuận theo thế đất, em chưa khảo sát kỹ nhưng về trực quan có thể thấy gồm đủ 4 phương tám hương. Các làng cũ thường lập trên những quả đồi có độ cao ít, độ dốc nhỏ, bình diện rộng. Việc luận tốt xấu của những ngôi nhà thì có lẽ sẽ là cả một chủ đề khoáng hậu, em chỉ xin bày tỏ một suy nghĩ sau: Mỗi căn nhà cổ mang trong nó cả một lịch sử của bản thân nó và những ngưới đã sống trong đó. Nếu ta có được những dữ liệu này để đem áp vào sự ứng nghiệm của phong thủy thì hẳn sẽ rất có giá trị. Đã có ai làm việc này chưa ? Nếu chưa thì Trung tâm NCLHPĐ có thể tổ chức việc này không ? Cảm ơn sự quan tâm của thầy Thiên sứ và tât cả các bạn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 7, 2009 Thân chào bạn Liêm trinh. Mình bảo ĐN 0 phải h'g tốt ? ấy là mình lấy phép an du niên trong DTTY nó ra như vậy và đặt cho nó dấu (?) Thân Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 7, 2009 Làng Xưa thân mến. Với sách Tàu thì Đông Nam Tây Bắc là một hướng Xấu - Theo Dương Trạch Tam yếu của Triệu Cửu Phong. Bởi vì - Theo sách Tàu - Đông Nam thuộc Tốn Đông trạch - dù là sơn hay hướng, nhưng khi phối Càn Tây trạch cũng ra Họa Hại. Nhưng theo Phong Thủy Lạc Việt - Do đổi chỗ Tốn Khôn phối Hà Đồ - thì Đông Nam thuộc Khôn Tây trạch. Cho nên Khôn phối Càn luôn là Phúc Đức Vũ Khúc Kim tinh. Bởi vậy, xét theo phương pháp phối sơn hướng của "Dương trạch yếu chỉ Lạc Việt" thì hướng Đông Nam là hướng tốt, điều này chỉ ở Phong Thủy Lạc Việt. Về việc khảo sát làng cổ Đường Lâm thì tôi hoàn toàn nhất trí với Làng Xưa, Chúng tôi sẽ tổ chức khảo sát với anh chị em lớp Phong Thủy cả PTLVII và PTLV Căn bản. Nhưng chúng tôi cần một hướng dẫn viên, nếu được anh hướng dẫn thì rất tốt. Anh chị em VPHN xem xét tổ chức một ngày du lịch về Đường Lâm. Tôi sẽ nói chuyện về cả Âm Dương trạch ở đây vào lúc đi tham quan. Quay phim và đưa vào làm tài liệu trong cả hai lớp. Cảm ơn anh và các bạn quan tâm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 7, 2009 "Chúng tôi sẽ tổ chức khảo sát với anh chị em lớp Phong Thủy cả PTLVII và PTLV Căn bản. Nhưng chúng tôi cần một hướng dẫn viên, nếu được anh hướng dẫn thì rất tốt." Xin Thầy Thiên Sứ cho em biết thời gian , em đang sống và lv ở Vũng tàu, nếu em thu xếp được để tháp tùng đoàn thì đó cũng là hạnh ngộ với em, bằng không thì em xin giới thiệu bác trưởng thôn đi với đoàn . Em thiển nghĩ việc khảo sát các ngôi làng-nhà cổ để thu dữ liệu cho luận đoán và ứng nghiệm lý thuyết phong thủy là cả một công việc công phu. Theo em việc này cần ít nhất 1 chuyên gia (biết Hán Nôm để có thẻ xem gia phả, đọc các văn tự cổ đồng thời cần có kỹ năng điều tra xã hội học nhất định ) phối hợp với một cộng tác viên bản địa. Cảm ơn sự quan tâm của thầy Thiên sứ và tât cả các bạn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 7, 2009 Làng xưa said: "Chúng tôi sẽ tổ chức khảo sát với anh chị em lớp Phong Thủy cả PTLVII và PTLV Căn bản. Nhưng chúng tôi cần một hướng dẫn viên, nếu được anh hướng dẫn thì rất tốt." Xin Thầy Thiên Sứ cho em biết thời gian , em đang sống và lv ở Vũng tàu, nếu em thu xếp được để tháp tùng đoàn thì đó cũng là hạnh ngộ với em, bằng không thì em xin giới thiệu bác trưởng thôn đi với đoàn . Em thiển nghĩ việc khảo sát các ngôi làng-nhà cổ để thu dữ liệu cho luận đoán và ứng nghiệm lý thuyết phong thủy là cả một công việc công phu. Theo em việc này cần ít nhất 1 chuyên gia (biết Hán Nôm để có thẻ xem gia phả, đọc các văn tự cổ đồng thời cần có kỹ năng điều tra xã hội học nhất định ) phối hợp với một cộng tác viên bản địa. Cảm ơn sự quan tâm của thầy Thiên sứ và tât cả các bạn Cảm ơn anh Làng Xưa quan tâm giúp đỡ. Chúng tôi sẽ có chuyên gia Hán Nôm có văn bằng cao đi cùng. Chúng tôi sẽ sắp xếp và thông báo lên đây. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 8, 2009 Chào thầy Thiên Sứ. Vừa qua em có theo dõi các bài viết về Dương Trạch Tam Yếu tuy nhiên có một thắc mắc nhờ thầy Thiên Sứ giải đáp giúp: - Theo DTTY Sơn chủ và Hướng nhà là hai chỗ đương đối nhau, tuy nhiên 1 căn nhà mà mặt hậu phía sau bị xéo thì có xem: Sơn chủ và Hướng nhà là hai chỗ đương đối nhau không? - Đối với nhà chữ L (mặt tiền 5m, hậu 8m), thì khi phân cung cho sơn chủ thì tâm để la bàn là tâm của chu vi 5mx5m hay chu vi 8mx8m. Rất mong sự giải đáp của thầy Thiên Sứ. Cảm ơn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 8, 2009 nambinhdien said: Chào thầy Thiên Sứ. Vừa qua em có theo dõi các bài viết về Dương Trạch Tam Yếu tuy nhiên có một thắc mắc nhờ thầy Thiên Sứ giải đáp giúp: - Theo DTTY Sơn chủ và Hướng nhà là hai chỗ đương đối nhau, tuy nhiên 1 căn nhà mà mặt hậu phía sau bị xéo thì có xem: Sơn chủ và Hướng nhà là hai chỗ đương đối nhau không? - Đối với nhà chữ L (mặt tiền 5m, hậu 8m), thì khi phân cung cho sơn chủ thì tâm để la bàn là tâm của chu vi 5mx5m hay chu vi 8mx8m. Rất mong sự giải đáp của thầy Thiên Sứ. Cảm ơn. Với một cái nhà có hình thể cân đối thì khái niệm sơn chủ và hướng nhà hướng nhà là điều dễ hiểu. Cách tìm tâm nhà của các hình thể đặc biết - mà hình chữ L của nambinhdien đưa ra chỉ là một trường hợp tương đối phổ biến. Phong Thủy Lạc Việt giải quyết những trường hợp có hình thể phức tạp hơn nhiều. Có thể nói về lý thuyết rằng: Phong Thủy Lạc Việt giải quyết vấn đề khái niệm tâm nhà với bất kỳ hình thể nào và hoàn toàn không giống như các sách đã bày bán ở ngoài chợ về phong thủy. Chúng tôi cũng giải quyết khái niệm về sơn, trạch hướng rất cụ thể, hoàn toàn đáp ứng được tất cả mọi vấn đề liên quan trong phong thủy của các yếu tố tương tác mà sách Tàu gọi là "trường phái". Điều này cũng mới chỉ là kiến thức cơ bản của Phong Thủy Lạc Việt.Tuy nhiên, mong anh nambinhdien hãy thông cảm. Hiện nay kỷ luật của lớp Phong Thủy Lạc Việt các cấp là các học viên không được phổ biến kiến thức ra ngoài. Do đó, nếu anh quan tâm, có thể đăng ký tham gia lớp Phong Thủy Lạc Việt căn bản do Phạm Cương - Trưởng đại diện VPHN cùa Trung tâm và anh chị em đồng môn khóa 1 của Phong Thủy Lạc Việt sắp tổ chức nay mai. Lúc ấy tôi sẽ tham gia trả lời trực tiếp, nếu anh thắc mắc gì trong lớp này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 8, 2009 Thiên Sứ said: Với một cái nhà có hình thể cân đối thì khái niệm sơn chủ và hướng nhà hướng nhà là điều dễ hiểu. Cách tìm tâm nhà của các hình thể đặc biết - mà hình chữ L của nambinhdien đưa ra chỉ là một trường hợp tương đối phổ biến. Phong Thủy Lạc Việt giải quyết những trường hợp có hình thể phức tạp hơn nhiều. Có thể nói về lý thuyết rằng: Phong Thủy Lạc Việt giải quyết vấn đề khái niệm tâm nhà với bất kỳ hình thể nào và hoàn toàn không giống như các sách đã bày bán ở ngoài chợ về phong thủy. Chúng tôi cũng giải quyết khái niệm về sơn, trạch hướng rất cụ thể, hoàn toàn đáp ứng được tất cả mọi vấn đề liên quan trong phong thủy của các yếu tố tương tác mà sách Tàu gọi là "trường phái". Điều này cũng mới chỉ là kiến thức cơ bản của Phong Thủy Lạc Việt. Tuy nhiên, mong anh nambinhdien hãy thông cảm. Hiện nay kỷ luật của lớp Phong Thủy Lạc Việt các cấp là các học viên không được phổ biến kiến thức ra ngoài. Do đó, nếu anh quan tâm, có thể đăng ký tham gia lớp Phong Thủy Lạc Việt căn bản do Phạm Cương - Trưởng đại diện VPHN cùa Trung tâm và anh chị em đồng môn khóa 1 của Phong Thủy Lạc Việt sắp tổ chức nay mai. Lúc ấy tôi sẽ tham gia trả lời trực tiếp, nếu anh thắc mắc gì trong lớp này. Cảm ơn thầy Thiên Sứ. Rất mong lớp học PTLV tổ chức sớm để em tham gia. Chúc thầy Thiên Sứ và các bạn yêu phong thủy sức khỏe, thành công. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2009 Xin các bậc cao nhân chỉ giáo cho nhà em khúc mắc này : Liệu có thể tồn tại ( về lí thuyết , theo DTTY ) một kiểu nhà mà Sơn chủ và cửa chính nằm ở cùng một cung để tạo nên một phục vị trạch không ? như trong thiên VII có nêu " NHÀ Số 1: Cửa KIỀN với Chủ KIỀN (Phục vị trạch) (Cửa cái tại Kiền, Chủ phòng hay Sơn chủ cũng tại Kiền) .......... Nhà số 57: CỬA TỐN VỚI CHỦ TỐN (Phục vị trạch)(Cửa cái tại Tốn, Chủ phòng hay Sơn chủ cũng tại Tốn)" Nếu có thì cho một sơ đồ minh họa , Em xin cảm ơn Share this post Link to post Share on other sites