Thiên Sứ

Dân tộc và văn hóa

15 bài viết trong chủ đề này

DÂN TỘC VÀ VĂN HÓA

Khi ra Hà Nội chơi, lang thang ở Hồ Tây, một cảnh quan đẹp và thơ mộng ở Hanoi với một cô gái trẻ - tiến sĩ ngôn ngữ học làm việc ở một Bộ quan trọng - bất chợt nàng hỏi tôi:

- Tại sao dân tộc Việt Nam trong lịch sử bị nhiều kẻ đô hộ, nhưng họ lại nhạy cảm với sự đô hộ của dân tộc này hơn so với các kẻ xâm lược khác của dân tộc khác như Nhật, Pháp...?

Tôi trả lời:

- Vấn đề là sự xâm lược đó có kèm theo sự hủy diệt văn hóa của dân tộc bị đô hộ hay không? Nếu một dân tộc bị xâm lược và đồng thời bị xóa sổ về văn hóa thì sự căm thù sẽ mãnh liệt hơn nhiều.

Từ sau câu chuyện đó, tôi đã giành thời gian của minh suy nghĩ về khái niệm dân tộc và văn hóa. Đó cũng chính là tựa của bài viết này.

Sự hình thành một dân tộc luôn luôn kèm theo sự hình thành những giá trị văn hóa truyền thống với dân tộc đó. Và đó là một trong những yếu tố quan yếu để làm nên bản sắc của một dân tộc phân biệt với dân tộc khác. Bởi vậy, việc bảo vệ những giá trị văn hóa của một dân tộc và sự phá hủy những giá trị văn hóa chính là sự quyết định cho tính tồn vong của một dân tộc.

Nhưng thế nào là nội dung của khái niệm "văn hóa" và "dân tộc". Về nội dung của khái niệm văn hóa, hiện nay trên thế giới có gần 400 định nghĩa khác nhau. Chúng ta sẽ bàn sau trong bài viết này. Nhưng định nghĩa thế nào là một dân tộc là một vấn đề đã được đặt ra.

Trước đây - hay nói chính xác hơn là từ lâu, những nhà nghiên cứu dân tộc học Việt Nam đã đưa ra một định nghĩa về khái niệm "dân tộc" như sau:

Các nhà khoa học từ lâu đã đi đến thống nhất dựa vào 3 tiêu chí để xác định thành phần dân tộc ở nước ta:

1- Sự cộng đồng về mặt ngôn ngữ (đã là một dân tộc phải hiểu được tiếng nói của nhau).

2- những nét tương đồng về văn hoá (đây là một cái khó-vì cũng có khi cùng một dân tộc nhưng khi tách ra khỏi cộng đồng mấy chục năm sẽ khác đi).

3- ý thức tự giác tộc người (thể hiện qua tộc danh tự gọi)- (TS Lưu Hùng- Phó GĐ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam)

Hao Kim Anh - (Theo Nhân Dân)

Bài viết: Hội thảo về người Nguồn: Có nên xác định lại thành phần dân tộc?

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...amp;#entry40305

Bài số 8 do Trần Phương đăng.

Có thể định nghĩa trên đã có từ lâu, từ lâu lắm. Có thể từ hàng 30 - 40 năm trước, khi mà khái niệm về thuyết di truyền bắt đầu được giảng dạy chính thức ở Việt Nam thay cho học thuyết Mit su rin do Lư Sen cô đề xướng. Bởi vậy, nó không hoàn chỉnh. Nhưng sự định nghĩa một khái niệm đã cho thấy những nhà nghiên cứu dân tộc học ngày xưa ấy rất chính danh. Tức là họ đã đưa ra một tiêu chí để xem xét vấn đề mà họ đặt ra. Sự phát triển của tri thức có thể sẽ đặt lại vấn đề những tiêu chí của họ. Nhưng tính chính danh đã chứng tỏ tinh thần nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, những tiêu chí đó phải giải thích được những vấn đề liên quan thì mới chứng tỏ được tính khách quan của nó. Sự phát triển của cuộc sống và những mối quan hệ xã hội , khiến cho các tiêu chí đó phải xem xét lại. Chúng ta lần lượt xem xét từng tiêu chí và so sánh với các hiện tượng liên quan trong cuộc sống hiện đại.

Tiêu chí thứ nhất:

1- Sự cộng đồng về mặt ngôn ngữ (đã là một dân tộc phải hiểu được tiếng nói của nhau).

Tiêu chí này không giải thích và phân biệt được tính đa sắc tộc trong một quốc gia , có ngôn ngữ thống nhất.

Thí dụ: Tại một số quốc gia Châu Phi hiện nay, trước đây là thuộc địa Pháp, họ chỉ nói tiếng Pháp. Tất nhiên họ không thuộc chủng tộc Gaulois. Hoặc như ở Hoa Kỳ, Tiếng Anh được dùng phổ biến cho tất cả các sắc tộc trên Hợp Chủng Quốc thì điều đó không hình thành dân tộc Mỹ.

Do đó, tiêu chí thứ nhất là không hợp lý.

Tiêu chí thứ hai:

2- những nét tương đồng về văn hoá (đây là một cái khó-vì cũng có khi cùng một dân tộc nhưng khi tách ra khỏi cộng đồng mấy chục năm sẽ khác đi).

Tạm thời chung ta chưa bàn về tiêu chí này vì liên quan đến khái niệm văn hóa chính là một vấn đề được đặt ra cho bài viết này. Bởi vì, chỉ khi xác định được khái niệm văn hóa thì chúng ta mới bàn được về "những nét tương đồng về văn hoá" để xác định tính dân tộc.

Tiêu chí thứ ba:

3- ý thức tự giác tộc người

Ý thức tự giác tộc người được hình thành và xác định khi con người của dân tộc đó và sống trong một cộng đồng dân tộc nào đó, thì mới hình thành ý thức tự giác tộc người. Chúng ta giả thiết rằng: Nếu một con người thuộc một chủng tộc khác về mặt di truyền sinh học, sinh ra và lớn lên trong một tộc người khác và không biết cội nguồn thì có thể được coi là chính chủng tộc đó không?

Thí dụ: Những đứa trẻ làm con nuôi người nước ngoài, lớn lên trong cộng đồng dân tộc khác, văn hóa và tiếng nói khác. Chúng cũng không được biết xuất xứ dân tộc, hoặc mơ hồ về xuất xứ dân tộc thì liệu chúng có thể có ý thức tự giác dân tộc không - cho dù sau này chúng lớn lên và biết mình là dân Á Đông, không phải dân Tây.

Tôi đã gặp một cô bé người da trắng, ngoại hình đặc chủng da trắng, nhưng mặc bộ quần áo dân tộc và cùng với những người phụ nữ dân tộc đi làm mương. Cháu cười đùa vô tư và vui vẻ. Cô bé đó là sản phẩm của chợ tình Sapa. Lớn lên, cô gái đó sẽ ý thức tộc người vì ngoại hình (gen di truyền sinh học) của mình không phải người dân tộc Tày Mường, nhưng cội nguồn sẽ ở đâu? Normandi, Xason hay Gaulois?

Do đó, có thể nói rằng tiêu chí thứ ba không chặt chẽ và nó lại liên quan đến văn hóa là vấn đề sẽ trình bày sau đây.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

DÂN TỘC VÀ VĂN HÓA

Tiếp theo

Như vậy, trong ba tiêu chí trên thì tiêu chí "1- Sự cộng đồng về mặt ngôn ngữ (đã là một dân tộc phải hiểu được tiếng nói của nhau)" bị loại trừ. Bởi vì nó mâu thuẫn với tiêu chí 2 & 3 sau:

2- những nét tương đồng về văn hoá (đây là một cái khó-vì cũng có khi cùng một dân tộc nhưng khi tách ra khỏi cộng đồng mấy chục năm sẽ khác đi).

3- ý thức tự giác tộc người (thể hiện qua tộc danh tự gọi) - với dẫn chứng các dân tộc Phi Châu nói tiếng Pháp, hoặc các dân tộc ở Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ nói tiếng Anh, tức là họ thỏa mãn tiêu chí 1, nhưng lại có ý thức tự giác tộc người khác nhau.

Riêng tiêu chí 2, chúng ta thấy rằng nó liên quan đến "văn hóa". Điều này lại nẩy sinh mâu thuẫn ngay chính trong nội hàm của tiêu chí này. Vì, văn hóa và dân tộc là hai phạm trù khác nhau. Sư tương đồng về văn hóa, không có nghĩa là sự tương đồng về chủng tộc. Sự giao lưu văn hóa sẽ xóa nhòa ranh giới văn hóa giữa các dân tộc. Thí dụ chúng ta có thể nói: Văn hóa Âu Mỹ, văn hóa Ả rập hoặc - mang tính bao trùm hơn - văn hóa thế giới. Nhưng một vấn nạn khác lại đặt ra trong tiểu luận này:

Văn hóa là gì?

Có ngót 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa và chưa một định nghĩa nào được thừa nhận. Bởi vậy, người viết bài này đưa ra một khái niệm văn hóa riêng của mình để ứng dụng cụ thể giải quyết nội dung vấn đề được đặt ra. Có thể khái niệm này được coi là đúng và được ứng dụng phổ biến, hoặc bị coi là sai và bị loại trừ. Người viết cho rằng:

Văn hóa là một từ ghép thuần Việt gồm "văn" và "Hóa". Từ "Văn" là một từ trong một tập hợp những từ gần đồng nghĩa và cùng một - tôi tạm gọi là âm tổ là V - trong tiếng Việt, nhằm thể hiện hậu quả được tạo ra do một chuyển động, là: vằn, vết, viết, vệt và "văn". Văn là một khái niệm thể hiện hệ quả của một tư duy trừu tương và được diễn đạt bằng chữ viết. Còn "Hóa" là một từ trong tập hợp từ gần đồng nghĩa và cùng âm tổ trong tiếng Việt, là: Hiển, hiện và "Hóa". Hóa trong tiếng Việt có nghĩa là chuyển đổi. Hai từ ghép "Văn hóa" có nghĩa là đen là chuyển đổi từ tư duy sang thực tế. Nghĩa rộng là từ một ý tưởng được thể hiện từ một hay của một tập hợp những tư duy trừu tượng trở thành phổ biến và chấp nhận trong một cộng đồng người, hoặc trong một quốc gia. Trên cơ sở định nghĩa này, người viết ứng dụng, lý giải trong luận đề "Dân tộc và Văn hóa".

Trên cơ sở này, thì "văn" sẽ không thể "hóa", nếu nó không mang tính phổ biến và được chấp nhận trong cộng đồng. Và cũng sẽ chẳng có gì để "hóa" nếu nó không có "văn". Như vậy, xét theo định nghĩa trên thì khái niệm "văn hóa" chính là sự thể hiện tinh hoa của một cộng đồng , hay một quốc gia được thể hiện và được chấp nhận như một giá trị tinh thần của cộng đồng, hay quốc gia đó. Bởi vậy - cũng căn cứ vào khái niệm này với nghĩa rộng thì sự tôn trọng những gia trị văn hóa của một dân tộc, hay một quốc gia chính là tôn trọng những giá trị tinh thần của quốc gia hoặc dân tộc đó. Như vậy, với khái niệm văn hóa như trên thì - mọi phong tục tập quán, ngôn ngữ, y phục truyền thống, di sản vật thể , phi vật thể, văn học, nghệ thuật...vv..đều là những giá trị văn hóa, hoặc là tiềm năng của văn hóa. Với khái niệm văn hóa này, sẽ giải thích khái niệm văn hóa đặc thù của một dân tộc - gọi tắt là văn hóa dân tộc - và văn hóa phổ biến trong cộng đồng nhiều dân tộc, hoặc quốc gia. Từ đó chúng ta sẽ thấy rằng: Khái niệm "văn hóa ẩm thực" (Trần Quốc Vượng) , "văn hóa chửi"(Trần Ngọc Thêm)...không thể được coi là một giá trị văn hóa, nếu như người ta không xác định được tính hệ thống và phổ biến được thừa nhận của một loại hình ăn uống, hoặc....chửi, khi bản chất của ăn uống và chửi chỉ là sự thể hiện tính sinh hoạt phổ biến (Nếu theo định nghĩa của Đào Duy Anh - văn hóa là sinh hoạt - thì cái gì cũng có thể gọi là văn hóa và khái niệm "văn hóa" trở thành không có nội dung). Nhưng ẩm thực và chửi vẫn có thể coi là văn hóa, nếu như nó thể hiện một loại hình xuất phát từ một tư duy trừu tượng, sáng tạo và phổ biến trong cộng đồng. Thí dụ: Ăn cơm bằng bát và đữa là hình thức văn hóa ẩm thực của dân tộc châu Á; ăn bằng dao và muỗng, đĩa là nét văn hóa ẩm thực của các dân tộc châu Âu. Tính văn hóa ẩm thực cao cấp hơn chính là v/d mời trước khi ăn, niệm Chúa hay Phật. Đức Ala....đều là những hiện tượng văn hóa ẩm thực. Một người đầu bếp nấu ăn giỏi vì khả năng tư duy sáng tạo, không thể coi là "văn hóa" nếu khả năng ấy không trở thành một phương pháp nấu ăn phổ biến trong cộng đồng người liên quan.

Từ định nghĩa này, cho thấy tính văn hóa cao cấp của nền văn hiến Việt chỉ trong lĩnh vực ẩm thực qua chiếc bánh chưng bánh dầy. Dân tộc Việt là dân tộc đầu tiên trên thế giới từ thời Hùng Vương thứ VII - 1500 năm BC - đã ứng dụng một tri thức vũ trụ quan - "văn" - trong thực phẩm và trở thành một giá trị văn hóa của dân tộc. Đến bây giờ - thời hiện đại - chưa có một dân tộc gọi là văn minh nào có một giá trị văn hóa ẩm thực cao cấp như vậy.

Như vậy, cho thấy rằng văn hóa và dân tộc là khái niệm thuộc hai phạm trù khác nhau. Và vấn đề tồn tại trong bài viết này tiếp theo là: Khái niệm "dân tộc" khi mà những tiêu chí về khái niệm này của những nhà dân tộc học tiền bối đã chứng tỏ là những tiêu chí không hợp lý.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Văn hóa là một từ ghép thuần Việt gồm "văn" và "Hóa". Từ "Văn" là một từ trong một tập hợp những từ gần đồng nghĩa và cùng một - tôi tạm gọi là âm tổ là V - trong tiếng Việt, nhằm thể hiện hậu quả được tạo ra do một chuyển động, là: vằn, vết, viết, vệt và "văn". Văn là một khái niệm thể hiện hệ quả của một tư duy trừu tương và được diễn đạt bằng chữ viết. Còn "Hóa" là một từ trong tập hợp từ gần đồng nghĩa và cùng âm tổ trong tiếng Việt, là: Hiển, hiện và "Hóa". Hóa trong tiếng Việt có nghĩa là chuyển đổi. Hai từ ghép "Văn hóa" có nghĩa là đen là chuyển đổi từ tư duy sang thực tế. Nghĩa rộng là từ một ý tưởng được thể hiện từ một hay của một tập hợp những tư duy trừu tượng trở thành phổ biến và chấp nhận trong một cộng đồng người, hoặc trong một quốc gia.

Liệu định nghĩa này có mang tính cục bộ trong phạm vi dân tộc và quốc gia không ? Vì định nghĩa một phạm trù có tầm vĩ mô như "văn hóa" thì tất phải có tính quốc tế, nhưng với định nghĩa trên thì không thể dịch nghĩa một cách chính xác để hiểu đúng ý của tác giả . Điển hình là tôi đã thử dịch sang tiếng Anh nhưng không được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liệu định nghĩa này có mang tính cục bộ trong phạm vi dân tộc và quốc gia không ? Vì định nghĩa một phạm trù có tầm vĩ mô như "văn hóa" thì tất phải có tính quốc tế, nhưng với định nghĩa trên thì không thể dịch nghĩa một cách chính xác để hiểu đúng ý của tác giả . Điển hình là tôi đã thử dịch sang tiếng Anh nhưng không được.

Là Sư Phụ định nghĩa theo "Văn Hóa Dân Tộc" đấy Bác Trần Phương ạ.

PHƯƠNG NAM (Đức)

Hiểu đơn giản và sát nghĩa nhất, nó có nghĩa là ”màu sắc riêng của dân tộc”. Màu sắc của một giống dân có nghĩa là tất cả những gì thuộc về sinh hoạt hằng ngày của dân tộc đó. Nó bao gồm kiến trúc nhà cửa, y phục, phong tục, tập quán, lối sống, lối nghĩ…

Từ khoảng 4, 5 năm nay ở Việt Nam, người ta thường thấy trên báo chí 4 từ ”văn hóa dân tộc”. Nó xuất phát từ phong trào của chính phủ, kêu gọi người dân VN nên giữ gìn nền văn hóa cổ truyền, tránh để bị làn sóng văn minh, vật chất Tây – Phương lấn át. Trước cuồng phong toàn-cầu-hóa hiện nay trên mọi phương diện, mà ảnh hưởng văn minh Tây phương chế ngự hoàn toàn, lời kêu gọi này đã được đưa ra môt cách sáng suốt và kịp thời. Nhưng nếu nó chỉ được hô hào suông qua phương tiện thông tin như báo chí truyền thanh, truyền hình và được thể hiện bằng một số lễ hội cổ truyền, được tổ chức hoành tráng tại các địa phương, thì sự kêu gọi này có mang lại kết quả gì nhiều trên thực tế hay không?

Vậy nên Bác không dịch sang Tiếng Anh được!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liệu định nghĩa này có mang tính cục bộ trong phạm vi dân tộc và quốc gia không ? Vì định nghĩa một phạm trù có tầm vĩ mô như "văn hóa" thì tất phải có tính quốc tế, nhưng với định nghĩa trên thì không thể dịch nghĩa một cách chính xác để hiểu đúng ý của tác giả . Điển hình là tôi đã thử dịch sang tiếng Anh nhưng không được.

Anh Trần Phương thân mến.

Khi dịch sang tiếng Anh thì có thể dịch như thế này:

Định nghĩa về khái niệm - Văn Hóa của Nguyễn Vũ Tuấn Anh:

Những sản phẩm của tư duy trừu tượng xuất phát từ một hay nhiều người được chuyền tải bằng chữ viết, văn bản và phổ biến trong cộng đồng, hoặc một dân tộc, được chấp thuận trở thành một giá trị phổ biến hoặc thành truyền thống trong cuộc sống của cộng đồng người, hay dân tộc đó thì gọi là văn hóa của cộng đồng hoặc dân tộc đó.

Với định nghĩa này thì xác định:

- Văn hóa chỉ xuất hiện khi có chữ viết. Những dân tộc không có chữ viết vẫn có thể có văn hóa nhưng phải có sư giao lưu văn hóa với dân tộc khác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

DÂN TỘC VÀ VĂN HÓA

Tiếp theo

Những tiêu chí để định nghĩa khái niệm dân tộc bên trên đã chứng tỏ tính không khách quan. Văn hóa và dân tộc cũng là hai khái niệm khác nhau. Bởi vậy, những tiêu chí văn hóa cũng không thể trở thành những tiêu chí liên quan đến dân tộc. Vậy xác định một dân tộc cần có những tiếu chí gì?

Trước khi xét đến vấn đề này chúng ta xét một định nghĩa về lịch sử của một dân tộc:

Định nghĩa này xác định rằng:

Lịch sử của một dân tộc chỉ được coi là bắt đầu từ khi dân tộc đó thành lập một quốc gia.

Trên cơ sở này thì chúng ta xác định rằng: Dân tộc phải có trước quốc gia là tiến đề cho sự hình thành một quốc gia. Và một dân tộc có thể tồn tại trong một quốc gia có nhiều dân tộc.

Một vấn đề nữa cần quán xét để suy nghiệm khái niệm "dân tộc" là:

Khái niệm "tộc" trong tiếng Việt được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực:

Chủng tộc, tộc loài, dân tộc, tộc họ...vv...Bởi vậy khái niệm "tộc" trong "dân tộc" phải bảo đàm tính hợp lý trong mối tương quan của khái niệm này trong mọi lĩnh vực ứng dụng đã được chấp nhận.

Tiêu chí khoa học - "Một giả thuyết khoa học được coi là đúng....." - phải được ứng dụng triết để trong ngay cả việc định nghĩa một khái niệm. Từ đó, tổng hợp tất cả những vấn đề nêu trên thì khái niệm "Dân tộc" chỉ có thể là:

Định nghĩa về dân tộc:

- Một con người được coi là thành phần của một dân tộc nào đó, hoặc một cộng đồng người chứa đựng một con người được coi là dân tộc của người đó thì những người trong cộng đồng này phải có cùng một hệ thống gen di truyền căn bản như nhau.

Nếu theo cách nói phổ biến hơn thì họ phải có cấu trúc hình thức đặc chủng như nhau.

Với định nghĩa này thì chúng ta loại trừ yếu tố văn hóa, ngôn ngữ - dù định nghĩa thế nào ra khỏi khái niệm dân tộc.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Định nghĩa về khái niệm - Văn Hóa của Nguyễn Vũ Tuấn Anh:

Những sản phẩm của tư duy trừu tượng xuất phát từ một hay nhiều người được chuyền tải bằng chữ viết, văn bản và phổ biến trong cộng đồng, hoặc một dân tộc, được chấp thuận trở thành một giá trị phổ biến hoặc thành truyền thống trong cuộc sống của cộng đồng người, hay dân tộc đó thì gọi là văn hóa của cộng đồng hoặc dân tộc đó.

Với định nghĩa này thì xác định:

- Văn hóa chỉ xuất hiện khi có chữ viết. Những dân tộc không có chữ viết vẫn có thể có văn hóa nhưng phải có sư giao lưu văn hóa với dân tộc khác.

Chú Thiên sứ ơi, nếu theo định nghĩa này của chú thì văn hóa chỉ mang ý nghĩa về tinh thần, tư duy thôi, vậy còn về vật chất thì thế nào ah? Những giá trị vật thể cũng được coi là văn hóa chứ chú? Cháu kiến thức nông cạn mong chú giảng giải thêm cho cháu ah

Share this post


Link to post
Share on other sites

Định nghĩa về khái niệm - Văn Hóa của Nguyễn Vũ Tuấn Anh:

Những sản phẩm của tư duy trừu tượng xuất phát từ một hay nhiều người được chuyền tải bằng chữ viết, văn bản và phổ biến trong cộng đồng, hoặc một dân tộc, được chấp thuận trở thành một giá trị phổ biến hoặc thành truyền thống trong cuộc sống của cộng đồng người, hay dân tộc đó thì gọi là văn hóa của cộng đồng hoặc dân tộc đó.

Với định nghĩa này thì xác định:

- Văn hóa chỉ xuất hiện khi có chữ viết. Những dân tộc không có chữ viết vẫn có thể có văn hóa nhưng phải có sư giao lưu văn hóa với dân tộc khác.

Chú Thiên sứ ơi, nếu theo định nghĩa này của chú thì văn hóa chỉ mang ý nghĩa về tinh thần, tư duy thôi, vậy còn về vật chất thì thế nào ah? Những giá trị vật thể cũng được coi là văn hóa chứ chú? Cháu kiến thức nông cạn mong chú giảng giải thêm cho cháu ah

"Giá trị phổ biến" có thể hiểu theo nghĩa sản phẩm vật chất được lưu truyền hoặc theo nghĩa phi vật chất.

Có thể cách diễn giải này chưa rõ, để tôi suy nghĩ xem có cần bổ xung thêm không.

Thí dụ : Tục ăn trầu - một di sản văn hóa phi vật thể lưu truyền đến thế kỷ X ở Nam Dương Tử và cả ở Đài Loan hiện nay - có vĩ tuyến ngang Động Đình Hồ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

** Định nghĩa về khái niệm - Văn Hóa của Nguyễn Vũ Tuấn Anh :


Những sản phẩm của tư duy trừu tượng xuất phát từ một hay nhiều người được chuyền tải bằng chữ viết, văn bản và phổ biến trong cộng đồng, hoặc một dân tộc, được chấp thuận trở thành một giá trị phổ biến hoặc thành truyền thống trong cuộc sống của cộng đồng người, hay dân tộc đó thì gọi là văn hóa của cộng đồng hoặc dân tộc đó.


** Định nghĩa về dân tộc :

Một con người được coi là thành phần của một dân tộc nào đó, hoặc một cộng đồng người chứa đựng một con người được coi là dân tộc của người đó thì những người trong cộng đồng này phải có cùng một hệ thống gen di truyền căn bản như nhau.


******************************************************************

Cả 2 định nghĩa này đều bỏ qua yếu tố ngôn ngữ, một yếu tố rất quan trọng trong việc gắn kết các mối quan hệ cộng đồng và dân tộc, cả sự tương tác của từng con người trong cộng đồng hay của cả cộng đồng người đối với môi trường tự nhiên và xã hội, là cơ sở của việc tạo ra bản sắc riêng cho từng cộng đồng theo những giá trị chuẩn mực mà được cộng đồng đó chấp nhận và lưu truyền từ đời này sang đời khác (kể cả khi không có chữ viết hay chữ viết của dân tộc đó bị hủy diệt và xóa sổ bởi những thế lực xâm lược), chính những chuỗi diễn biến và sáng tạo này gọi là : văn hóa dân tộc.

Hay nói cách khác : "tiếng nói" là tài sản quý nhất cho sự tồn vong của 1 cộng đồng người hay 1 dân tộc. Chính các nhà khoa học trên thế giới hiện nay cũng ghi nhận : cứ hàng năm lại có nhiều ngôn ngữ trên thế giới biến mất, và vấn đề gìn giữ - bảo tồn các ngôn ngữ cổ hiện nay không phải chuyện của bất cứ cá nhân hay quốc gia nào mà nó là một vấn nạn của toàn xã hội.

Một vấn đề nữa trong định nghĩa "Dân tộc" của anh Thiên Sứ :

Một con người được coi là thành phần của một dân tộc nào đó, hoặc một cộng đồng người chứa đựng một con người được coi là dân tộc của người đó thì những người trong cộng đồng này phải có cùng một hệ thống gen di truyền căn bản như nhau.

Liệu như vậy có chung chung quá không ? Vì trước khi có sự phát triển của công nghệ sinh học "gen di truyền" thì việc hình thành ý thức tự giác dân tộc và quốc gia trong cộng đồng người đã tồn tại từ lâu. Chính ý thức này đã gắn kết con người với nhau, như dân tộc Việt, để đoàn kết đấu tranh giành độc lập cho dân đất Việt qua hơn 1000 năm Bắc thuộc. Ngoài ra, nếu chỉ xét "gen di truyền" thì hơi chung chung quá vì sẽ không giải thích được sự đa sắc tộc trong một quốc gia hay nhiều quốc gia, chẳng hạn, xét gen di truyền của các dân tộc Việt thì sẽ thấy sự tương đồng cả bán đảo Đông Dương hiện nay và đến tận Nam Đảo.


Share this post


Link to post
Share on other sites

** Định nghĩa về khái niệm - Văn Hóa của Nguyễn Vũ Tuấn Anh :

Những sản phẩm của tư duy trừu tượng xuất phát từ một hay nhiều người được chuyền tải bằng chữ viết, văn bản và phổ biến trong cộng đồng, hoặc một dân tộc, được chấp thuận trở thành một giá trị phổ biến hoặc thành truyền thống trong cuộc sống của cộng đồng người, hay dân tộc đó thì gọi là văn hóa của cộng đồng hoặc dân tộc đó.

** Định nghĩa về dân tộc :

Một con người được coi là thành phần của một dân tộc nào đó, hoặc một cộng đồng người chứa đựng một con người được coi là dân tộc của người đó thì những người trong cộng đồng này phải có cùng một hệ thống gen di truyền căn bản như nhau.

******************************************************************

Cả 2 định nghĩa này đều bỏ qua yếu tố ngôn ngữ, một yếu tố rất quan trọng trong việc gắn kết các mối quan hệ cộng đồng và dân tộc, cả sự tương tác của từng con người trong cộng đồng hay của cả cộng đồng người đối với môi trường tự nhiên và xã hội, là cơ sở của việc tạo ra bản sắc riêng cho từng cộng đồng theo những giá trị chuẩn mực mà được cộng đồng đó chấp nhận và lưu truyền từ đời này sang đời khác (kể cả khi không có chữ viết hay chữ viết của dân tộc đó bị hủy diệt và xóa sổ bởi những thế lực xâm lược), chính những chuỗi diễn biến và sáng tạo này gọi là : văn hóa dân tộc.

Hay nói cách khác : "tiếng nói" là tài sản quý nhất cho sự tồn vong của 1 cộng đồng người hay 1 dân tộc. Chính các nhà khoa học trên thế giới hiện nay cũng ghi nhận : cứ hàng năm lại có nhiều ngôn ngữ trên thế giới biến mất, và vấn đề gìn giữ - bảo tồn các ngôn ngữ cổ hiện nay không phải chuyện của bất cứ cá nhân hay quốc gia nào mà nó là một vấn nạn của toàn xã hội.

Một vấn đề nữa trong định nghĩa "Dân tộc" của anh Thiên Sứ :

Một con người được coi là thành phần của một dân tộc nào đó, hoặc một cộng đồng người chứa đựng một con người được coi là dân tộc của người đó thì những người trong cộng đồng này phải có cùng một hệ thống gen di truyền căn bản như nhau.

Liệu như vậy có chung chung quá không ? Vì trước khi có sự phát triển của công nghệ sinh học "gen di truyền" thì việc hình thành ý thức tự giác dân tộc và quốc gia trong cộng đồng người đã tồn tại từ lâu. Chính ý thức này đã gắn kết con người với nhau, như dân tộc Việt, để đoàn kết đấu tranh giành độc lập cho dân đất Việt qua hơn 1000 năm Bắc thuộc. Ngoài ra, nếu chỉ xét "gen di truyền" thì hơi chung chung quá vì sẽ không giải thích được sự đa sắc tộc trong một quốc gia hay nhiều quốc gia, chẳng hạn, xét gen di truyền của các dân tộc Việt thì sẽ thấy sự tương đồng cả bán đảo Đông Dương hiện nay và đến tận Nam Đảo.

Anh Trần Phương thân mến.

Về yếu tố ngôn ngữ trong định nghĩa về văn hóa:

Yếu tố chữ viết, ký tự tự nó đã xác định rằng: Ngôn ngữ phải có trước đó.

Về yếu tố ngôn ngữ trong định nghĩa về dân tộc:

Tôi đã chứng minh yếu tố ngôn ngữ không phải là yếu tố để xác định tính dân tộc. Thí dụ:

Một số dân tộc ở vài nước Phi Châu thuộc Anh họ nói tiếng Anh (Do thuộc địa Anh cũ). Thí dụ, ở Hoa Kỳ tất cả mọi sắc tộc đều nói tiếng Anh, nhưng thật không thể gọi là dân tộc Hoa Kỳ.

Hoặc như anh viết:

Chính các nhà khoa học trên thế giới hiện nay cũng ghi nhận : cứ hàng năm lại có nhiều ngôn ngữ trên thế giới biến mất

Thì rõ ràng không có nghĩa dân tộc liên quan đến ngôn ngữ đó cũng biến mất theo, mà họ có thể chuyển sang ngôn ngữ khác.

Bởi vậy tôi không đưa yếu tố này vào khái niệm dân tộc. Đồng ý với anh là ý niệm về cộng đồng dân tộc, ý thức tự giác dân tộc có trước. Nhưng ý thức này hình thành vì nhiều yếu tố tổng hợp như: quê hương, tình yêu con người gần gũi, tính trách nhiệm....vv...bởi vậy hình thành một khái niệm về dân tộc, nhưng là một khái niệm chưa cụ thể. Tôi đã chứng minh những tiêu chí định nghĩa về dân tộc của các nhà nghiên cứu trên không rõ ràng. Bởi vậy cần một định nghĩa phù hợp với hiểu biết của thời đại. Tính di truyền là một khoa học rất cụ thể. Còn nếu như vì nó chưa trở thành phổ biến để xác định thì có thể xác định bằng tính đặc chủng từ hình thức bên ngoài của cá thể để xác định dân tộc nào.

Trong Sử Ký Tư Mã Thiên viết: "Nam Dương Tử là nơi Bách Việt ở - cùng một chủng tính". Từ "chủng tính" đã xác định Bách Việt là một dân tộc duy nhất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin giới thiệu với anh Thiên Sứ và quý anh chị em quan tâm bài nói chuyện dưới đây về cách nhìn văn hóa các dân tộc (thiểu số - nhưng tôi cũng ít khi thêm chữ "thiểu số" khi gọi người các dân tộc) của chính những người trong cuộc, hi vọng có thể mang tính tham khảo cho anh Thiên Sứ trong tiểu luận của mình.

---------------

Đừng ngộ nhận Văn hoá Dân tộc

Rất nhiều phong tục tập quán, lối sống của các dân tộc thiểu số được biết đến như những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, nhiều người trong chúng ta đã và đang hiểu sai lệch về những giá trị này, thậm chí còn quy kết là lạc hậu, ấu trĩ, mê tín dị đoan. Chính tư duy theo kiểu nông cạn, một cực, giáo điều đã dẫn tới nhiều hậu quả nặng nề.

*** Ông Cư Hòa Vần (dân tộc Mông), nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội :

- Ông nghĩ sao trước những hiểu lầm đáng tiếc về một số giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số?

Người ta rất hay nói về chợ tình nhưng thực sự không có chợ tình. Những chợ Sapa, Khâu Vai... là chỗ diễn ra giao lưu văn hóa - thông tin - tình cảm. Người già đến đó để tâm tình, người trẻ chưa có vợ, có chồng thì coi đó là nơi, là dịp để tìm hiểu nhau. Còn một điểm rất nhân văn, như ở Khâu Vai: những người thời trẻ yêu nhau nhưng không lấy được nhau, đến chợ gặp lại nhau để tâm sự, hỏi thăm giờ sống ra sao, có hạnh phúc không, nếu hạnh phúc thì chúc mừng, nếu éo le thì an ủi nhau. Người chồng, người vợ của mình cũng thông cảm mà không ghen tị. Nhưng một số người lại cường điệu thêm, thêu dệt là ở chợ tình Sapa, đến đêm trai gái tự do yêu nhau, để du khách tò mò kéo tới xem. Hay ở Khâu Vai người ta đồn: đến đó người yêu cũ gặp nhau tha hồ kéo nhau đi, muốn làm gì thì làm... Điều đó hoàn toàn là bịa đặt. Giá trị văn hóa độc đáo của những phiên chợ như thế đã bị hiểu sai lệch hoàn toàn.

- Tác hại của những hiểu lầm này ra sao, thưa ông ?

Nó tác động sai vào suy nghĩ, nhận thức của chúng ta. Thực ra người dân tộc thiểu số có nhiều tập quán, phong tục rất tốt đẹp. Như người Mông có lễ hội mùa xuân rất hay, mà chúng ta vẫn đọc là lễ hội Gầu tào. Nhưng có thời ta không hiểu, cho là lãng phí, mất trật tự và cấm, bây giờ đã khôi phục lại. Trong lao động sản xuất, mình cứ nghĩ đồng bào là lạc hậu, phải cầm tay chỉ việc. Nhưng thực ra phải nói đồng bào có rất nhiều kinh nghiệm quý. Vì ở hoàn cảnh, điều kiện hiểm trở như thế mà người ta vẫn làm ăn được, như trên núi đá Mèo Vạc, bảo người ta lạc hậu, nếu ta vào đó có khi chết đói trước. Bởi thế khi đến bất kể dân tộc nào cũng phải xem những cái hay là gì, những việc làm của họ có gì sáng tạo rồi kết hợp kiến thức của họ với khoa học để hướng dẫn họ trong sản xuất cũng như đời sống. Các nhà khoa học phương Tây hay dùng từ "kiến thức bản địa" chính là để trân trọng văn hóa tri thức của các dân tộc thiểu số.

- Và chúng ta cần sửa sai như thế nào ?

Làm sao để mình hiểu được ý tốt, ý hay trong phong tục tập quán tốt đẹp của họ. Cũng đơn giản thôi, nhưng lại hơi khó vì đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải biết tiếng dân tộc, rồi hệ thống lại văn học dân gian của từng dân tộc. Tập hợp những phong tục tập quán của mỗi dân tộc, thấy cái gì không có lợi cho nòi giống dân tộc, cho sức khỏe, đoàn kết dân tộc thì loại bỏ. Còn cái tốt cần phát huy. Và loại bỏ, phát huy thế nào cũng phải bàn bạc để người ta phát huy chứ không phải để mình phát huy hộ người ta.

*** Nhà thơ Dương Thuấn (dân tộc Tày), Phó Trưởng Ban văn học Dân tộc Miền núi - Hội nhà văn Việt Nam

- Theo ông, vì sao lại xảy ra tình trạng hiểu sai lệch hẳn về văn hóa dân tộc thiểu số đến như vậy ?

Tôi không dám trách nhà trường vì các thầy cô chỉ dạy theo sách giáo khoa, giảng theo giáo trình, nhưng thực tế lắm khi chỉ là nhầm lẫn ngay từ những điều hết sức sơ đẳng, rất giản đơn. Chẳng hạn nhiều học sinh, sinh viên không phân biệt được đâu là Việt Bắc, đâu là Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, dân tộc nào cư trú trên từng vùng núi đó. Thậm chí khá nhiều lần tôi nghe ở trên Đài truyền hình Việt Nam, phát thanh viên cứ nói địa danh các tỉnh Việt Bắc thành ở Tây Bắc. Như vậy là cả phát thanh viên và biên tập viên đều "chưa sạch nước cản". Hoặc khi nói về Lễ hội xuống đồng của người Tày ai cũng nghĩ rằng đó là một buổi sáng người ta xuống đồng mở hội cày. Đâu phải như vậy, tại sao người ta không nghĩ rằng nhà người Tày bao giờ cũng ở cao hơn ruộng và lễ hội mừng xuân năm mới thì mở ở dưới đồng, nên người ta phải xuống đồng đi hội, đi xem... Văn hóa là những giá trị tinh thần của một dân tộc, đã thuộc về các giá trị tinh thần thì cần phải có phương pháp tiếp cận để hiểu sâu sắc, tuyệt đối không nên ứng xử thô bạo hoặc hiểu văn hóa một cách thô thiển, nông cạn.

- Ông đánh giá thế nào về trình độ văn hóa của người dân tộc thiểu số hiện nay ?

Tại sao người dân Thủ đô được coi là có văn hóa nhất mà đi xem triển lãm hoa lại bẻ nát hết hoa, một hành vi cực kỳ vô văn hóa. Điều đó nói lên rằng người dân thành thị chưa hẳn đã có trình độ, ý thức về văn hóa cao hơn người dân ở nông thôn và miền núi. Trong khi đó hàng ngày, chúng ta vẫn tuyên truyền "đem ánh sáng văn hóa miền xuôi lên khai hóa cho miền núi". Tôi không đồng tình với cách mà các nhà quản lý văn hóa đang làm hiện nay. Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đang trên đường dẫn đến chỗ chết, nhưng nó sẽ không chết mà nó đi theo con đường của nó, các nhà quản lý sẽ không thể hiểu nổi.

Chính tư duy theo kiểu một cực, giáo điều, ăn xổi, cạn nghĩ đã dẫn tới nhiều hậu quả nặng nề. Đâu phải chỉ trùng tu làm hỏng các công trình văn hóa mà còn nhiều vấn đề khác cũng làm hỏng văn hóa. Tôi thấy các chính sách về văn hóa, giáo dục ở ta còn nhiều bất cập. Đặc biệt là các chính sách về miền núi, vì sao con em dân tộc thiểu số nhiều nơi không biết tiếng Kinh mà lại bắt họ phải phổ cập một bộ sách giáo khoa, phải có những bộ sách riêng học về lịch sử, văn hóa, tư tưởng của dân tộc họ chứ...

- Là một người dân tộc, chắc hẳn anh rất bức xúc ?

Điều đó không có gì là ngạc nhiên cả. Lắm lúc nghe trên truyền hình, đọc trên sách báo người ta nói và viết sai về văn hóa của dân tộc mình thì cũng đành ngậm ngùi vậy thôi. Tâm lý của người dân tộc khi đã bị xúc phạm thường quay lưng đi hơn là nói lại... Tôi cũng giống như nhiều người dân tộc thiểu số khác là thấy trong nhiều trường hợp các nhà nghiên cứu phương Tây họ hiểu đúng và trân trọng văn hóa dân tộc thiểu số hơn ta.

- Vậy muốn sửa sai, chúng ta phải bắt đầu từ đâu ?

Tại sao những lời chào, câu nói "cảm ơn" hay "tôi có thể giúp gì bạn không"... rất xa lạ với người Việt Nam mỗi khi gặp nhau ở những nơi công cộng, trong khi đó ở nhiều nước phương Tây, những từ đó luôn thường trực trên môi. Tôi cho rằng chúng ta cần phải biết tự phê phán những cái xấu và cái yếu kém của mình. Trong một cộng đồng quốc gia gồm nhiều dân tộc thì không nên lấy một dân tộc nào cụ thể để làm chuẩn, mà phải các dân tộc cùng song song phát triển. Đối với văn hóa là như vậy, phải xây dựng từ nội tại bên trong.

Theo Tạp chí Tuyên giáo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn anh Trần Phương giới thiệu bài báo.

Quan điểm của tôi cho rằng: Văn hóa là tinh hoa của một dân tộc. Bởi vậy việc tôn trong những gia trị văn hóa của một dân tộc nào đó chính là sự tôn trọng chính dân tộc đó.

Tôi có dịp du lịch Hoa Kỳ, đến tiểu bang Kansat, tôi thấy trên đường cao tốc có một phần đường dành riêng cho.......xe ngựa. Tôi hơi ngạc nhiên nên hỏi rất kỹ:

- Tại sao ở một đất nước hiện đại như vậy mà người dân ở đây lại còn đi xe ngựa lạc hậu vậy?

Trả lời: Một số khu dân cư ở đây họ quan niệm rằng phải gìn giữ những phong tục tập quán của cha ông để lại, nên họ vẫn giữ tập quán đi xe ngựa, để di chuyển trong vùng. Những người này sống bằng nông nghiệp và chăn nuối. Thậm chí y phục của họ vẫn ăn mặc theo lối cổ Châu Âu.

- Thế họ đi làm ruộng bằng gì? Vẫn dùng trâu bò sao?

Trả lời: Không! Họ dùng máy móc hiện đại (Rất hiện đại).

- Cuộc sống của họ thế nào?

Trả lời: Đầy đủ tiện nghi.

- Thế sao họ không đi xe hơi cho rồi?

Trả lời: Họ cũng có xe hơi và cả xe tải để vận chuyển sản phẩm. Nhưng khi đi lại trong địa phương và những nghi lễ quan trọng họ vẫn dùng đèn dầu, nến và xe ngựa. Bởi vậy, chính quyền đại phương của tiểu bang phải sắp xếp những đường xe ngựa cho riêng họ.

Tôi rất tiếc là không chụp được hình bảng ký hiệu đường dành riêng cho xe ngựa lên đây. Nhưng tôi cho rằng:

Chính sự tôn trọng những gia trị văn hóa của từng khu cư dân nhỏ nhất ấy, khiến Hoa Kỳ là tuy là một quốc gia đa chủng tộc và đa văn hóa, nhưng họ vẫn thống nhất được tất cả những cộng đồng đa văn hóa và trở thành một quốc gia hùng mạnh.

Trong một cuộc tiếp xúc ngắn với một tiến sĩ làm việc ở một bộ quan trọng trong chính phủ. Người này hỏi tôi:

- Tại sao một dân tộc bị nhiều dân tộc khác đô hô, nhưng họ lại chỉ ghét một dân tộc đô hộ này , hơn một dân tộc đô hộ khác?

Tôi trả lời:

- Vấn đề là kẻ xâm lược đó hủy diệt văn hóa của dân tộc bị đô hộ như thế nào.

Tôi cho rằng: Tất cả những kẻ xâm lược đều đáng ghét. Nhưng đây là v/đ ghét hơn thì nó liên quan đến yếu tố văn hóa.

Trong một trò chơi gamme. Tôi rất khâm phục những người có ý tưởng thành lập trò chơi này. Khi họ cho các quốc gia trong trò chơi - phát triển từ "ở trần đóng khố" đến những vũ khí hiện đại, thì họ chỉ thực sự hùng mạnh và vượt trội các quốc gia khác trong trò chơi, khi quốc gia đó xây dựng được biểu tượng văn hóa của họ. Nếu tôi nhớ không nhầm thì đây là trò Warcraft.

Điều này cho thấy rằng:

Văn hóa chính là sự sống còn của một dân tộc và chính là giá trị tồn tại của dân tộc đó.

Truyền thống văn hóa sử chính là sức mạnh tiềm ẩn của một dân tộc.

Tôi không thể tưởng tượng nổi một dân tộc nào đó - dân tộc da xanh lá cây chẳng hạn lại nói tiếng của dân tộc da xanh lam và sinh hoạt văn hóa giống y dân tộc da xanh lam đó.

Cảm ơn sự quan tâm của anh .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính anh Thiên Sứ !

Anh viết :

Quan điểm của tôi cho rằng: Văn hóa là tinh hoa của một dân tộc. Bởi vậy việc tôn trong những gia trị văn hóa của một dân tộc nào đó chính là sự tôn trọng chính dân tộc đó.

Cho nên những giá trị nhân văn của các dân tộc trên đất nước Việt ngày nay chính là sự kế thừa từ những tinh hoa đó. Các giá trị văn hóa sẽ không mất đi mà vẫn hiển hiện ngay trong đời sống xã hội của chúng ta, nhưng hiện đang mang một màu sắc mới bên cạnh việc tiếp thu các giá trị mới trong từng điều kiện của đời sống văn minh hiện đại.

Anh viết :

Chính sự tôn trọng những gia trị văn hóa của từng khu cư dân nhỏ nhất ấy, khiến Hoa Kỳ là tuy là một quốc gia đa chủng tộc và đa văn hóa, nhưng họ vẫn thống nhất được tất cả những cộng đồng đa văn hóa và trở thành một quốc gia hùng mạnh.

Anh viết rất đúng. Thậm chí theo tôi biết, gần đây chính phủ Úc đã dành một khoản ngân sách hàng tỉ USD để bảo tồn và gìn giữ những ngôn ngữ của các thổ dân đang có nguy cơ biến mất. Nhìn xa rồi lại nhìn gần, chính nước Việt ta mới là quốc gia đa dân tộc - đa văn hóa nhất, bởi nếu chiếu theo tỉ lệ dân số trên diện tích lãnh thổ thì nước ta còn đa dân tộc hơn cả Trung Quốc hay Ấn Độ, những quốc gia được xem là như cái nôi lâu đời của văn minh nhân loại.

Anh viết :

Điều này cho thấy rằng:

Văn hóa chính là sự sống còn của một dân tộc và chính là giá trị tồn tại của dân tộc đó.

Truyền thống văn hóa sử chính là sức mạnh tiềm ẩn của một dân tộc.

Và suy rộng hơn, đó là sức mạnh tiềm ẩn của một đất nước, một dân tộc : dân tộc Việt Nam. Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để khẳng định niềm tự hào "Dân tộc Việt Nam", bởi chính anh cũng từng nói rằng : sự đa dân tộc và đa văn hóa ở Hoa Kỳ dù thế nào đi nữa vẫn không thể gọi là "Dân tộc Mỹ" được đó sao ?

Cuối cùng, kính chúc anh sức khỏe và tiếp tục thành công trong việc minh chứng nền văn hiến Việt - tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải gần 5000 năm lịch sử.

Cá nhân tôi (cũng như rất nhiều thành viên trên diễn đàn) luôn ở bên và ủng hộ công việc của anh.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính các Cụ

Kính anh Thiên Sứ !

Anh viết :

Quan điểm của tôi cho rằng: Văn hóa là tinh hoa của một dân tộc. Bởi vậy việc tôn trong những gia trị văn hóa của một dân tộc nào đó chính là sự tôn trọng chính dân tộc đó.

Cho nên những giá trị nhân văn của các dân tộc trên đất nước Việt ngày nay chính là sự kế thừa từ những tinh hoa đó. Các giá trị văn hóa sẽ không mất đi mà vẫn hiển hiện ngay trong đời sống xã hội của chúng ta, nhưng hiện đang mang một màu sắc mới bên cạnh việc tiếp thu các giá trị mới trong từng điều kiện của đời sống văn minh hiện đại.

Anh viết :

Chính sự tôn trọng những gia trị văn hóa của từng khu cư dân nhỏ nhất ấy, khiến Hoa Kỳ là tuy là một quốc gia đa chủng tộc và đa văn hóa, nhưng họ vẫn thống nhất được tất cả những cộng đồng đa văn hóa và trở thành một quốc gia hùng mạnh.

Anh viết rất đúng. Thậm chí theo tôi biết, gần đây chính phủ Úc đã dành một khoản ngân sách hàng tỉ USD để bảo tồn và gìn giữ những ngôn ngữ của các thổ dân đang có nguy cơ biến mất. Nhìn xa rồi lại nhìn gần, chính nước Việt ta mới là quốc gia đa dân tộc - đa văn hóa nhất, bởi nếu chiếu theo tỉ lệ dân số trên diện tích lãnh thổ thì nước ta còn đa dân tộc hơn cả Trung Quốc hay Ấn Độ, những quốc gia được xem là như cái nôi lâu đời của văn minh nhân loại.

Anh viết :

Điều này cho thấy rằng:

Văn hóa chính là sự sống còn của một dân tộc và chính là giá trị tồn tại của dân tộc đó.

Truyền thống văn hóa sử chính là sức mạnh tiềm ẩn của một dân tộc.

Và suy rộng hơn, đó là sức mạnh tiềm ẩn của một đất nước, một dân tộc : dân tộc Việt Nam. Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để khẳng định niềm tự hào "Dân tộc Việt Nam".

Cuối cùng, kính chúc anh sức khỏe và tiếp tục thành công trong việc minh chứng nền văn hiến Việt - tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải gần 5000 năm lịch sử.

Cá nhân tôi (cũng như rất nhiều thành viên trên diễn đàn) luôn ở bên và ủng hộ công việc của anh.

Bài viết hay tuyệt vời.

Kính các cụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay