nhatnguyen52

sử thuyết họ HÙNG III

21 bài viết trong chủ đề này

4. Sự phân rã hậu ĐƯỜNG

Theo qui luật tự nhiên, không thể có triều đại nào thịnh mãi được. Cuối đời Đường do lãnh thổ đế quốc phình ra quá to lớn, các dân tộc Bắc và Tây Bắc Trung Hoa luôn phản kháng ách thống trị của triều Đường, chinh chiến tốn hao quá nhiều khiến cạn kiệt sức người sức của, khi dân không chịu nỗi nữa thì phải vùng lên. Cuối đời Đường có loạn Hoàng Sào do nông dân nổi lên chống triều Đường, loạn lạc khắp nơi, triều đình phải tăng thêm quyền hành cho các phiên trấn – đó là mầm mống của sự phân liệt ở thời sử Trung Hoa gọi là 5 đời 10 nước.

Trung Hoa có sự phân bố các sắc dân như sau:

a. Từ Hoàng Hà đổ lên phía Bắc (HN) là vùng đậm đặc dân Man, cạnh bờ Hoàng Hà về phía Đông là địa bàn của người Lu, sử Trung Hoa viết thành Liêu.

- Cực Đông Bắc là đất của người Kim, Mãn.

- Cực Tây Bắc là vùng của Hung Nô, như Mông Cổ, Đột Quyết V.v…

b. Nằm giữa Dương Tử và Hoàng Hà là vùng hỗn chủng, sự hỗn cư hỗn chủng ở đây có lịch sử rất lau dài, khởi đầu từ nhà Ân Thương đến gần 3.000 năm tranh chấp, giành giật 1 miền đất của 2 chủng: Hãn và Hoa hay giữa Mongoloit và Mongoloit phương Nam … Kết quả là sự hỗn hợp xãy ra, không thể phân biệt rạch ròi được nữa, đặc tính của vùng trái độn này là vua thuộc sắc tộc nào thì dân coi như thuộc sắc tộc đó … những dân thuần chủng hơn thường phải di cư mỗi khi có biến động, thay đổi triều đại.

c. Vùng bờ Nam sông Dương Tử gần như thuần Hoa: Đặc biệt vùng Tứ Xuyên có thêm dòng máu Khang Tạng khiến bức tranh sắc tộc càng thêm phức tạp.

Cuối đời Đường một tướng của cuộc nông dân nỗi dậy Hoàng Sào là Chu Ôn quay sang hàng nhà Đường đổi lấy chức Tiết Độ Sứ, một chức quyền rất lớn hầu như là vương một cõi. Các vua cuối đời Đường tưởng có được cứu tinh nên đặt tên chữ cho Chu Ôn là Chu Toàn Trung. Chu Ôn trung tới nỗi đành phế Đường Ai Tông để tự mình làm vua, sử Trung Hoa gọi là triều Hậu Lương. Không có một triều nào là Hậu Lương cả, Lương là từ của dân Thái – Mường gọi thủ lãnh của họ: Lang → Lương → Long. Lang đồng nghĩa với Vương. Khi mới lên ngôi, tình hình đã không sáng sủa gì, giờ lại thêm chiến tranh với nước Tề (Từ) ở Sơn Đông (nước Tề đông ) khiến triều đình trung ương nhà Hậu Lương không còn kiểm soát được các địa phương nữa. Trong vùng đậm đặc sắc tộc Hoa, từ Tứ Xuyên qua vùng Nam Dương Tử ra đời hàng loạt quốc gia đó là:

Posted Image

1. Tiền Thục ở Tứ Xuyên

2. Hậu Thục ở Tứ Xuyên

3. Ngô ở Giang Tây.

4. Ngô Việt ở Triết Giang.

5. Sở ở Hồ Nam.

6. Mân ở Phúc Kiến.

7. Đại Việt sau sử Trung quốc đổi thành Nam hải ở Quảng Đông – Quảng Tây.

8. Kinh Nam hay Nam Bình ở Hồ Bắc.

9. Nam Đường ở An Huy – Giang Tô.

10. Nước Đại Lý ở Vân Nam. Các sách sử Trung Hoa không chép vào Thập Quốc

Trên đất Việt thời cuối đời Đường là 1 vùng tự trị, không lập quốc nhưng cũng không phụ thuộc vào nước nào, dưới sự lãnh đạo của Khúc Thừa Dụ kế đến Khúc Hạo đã có qui củ của quốc gia nhưng không tuyên bố lập quốc, đặc biệt vẫn trung thành với Chu Ôn hay triều Lang. Nhưng vua nhà Hậu Lương là Chu Ôn lại phong cho Lý ẩn ( Lưu Ẩn )kiêm chức “Tĩnh Hải quân tiết độ, An Nam đô hộ” năm 909 tức là kiêm nhiệm quản lý Tĩnh Hải quân lúc đó đang trong tay họ Khúc người Việt cai quản. . Năm 930 ( có sách ghi là 923) Lý Ẩn tiến đánh Khúc thừa Mỹ sáp nhập đất An nam vào vào nước Đại Hưng .

5. Họ Hùng – Tam Quốc

Khi Chu Ôn lập triều Lang sử Trung Hoa gọi là Hậu Lương, thì tình hình miền Hoa trung đã đầy dẫy mầm mống phân lập do sự chia rẽ, phân biệt chủng tộc, người ‘Từ Lu’ do Lý Khắc Dụng cầm đầu lập nên nước Hậu Đường, Lý Khắc Dụng là họ tên vua nhà Đường ban cho 1 tướng người Man, với họ Lý ông ta cho là mình thừa kế chính thức ngôi nhà Đường Trung Hoa nên lấy lại quốc hiệu Đường, tộc Khiết Đan thống nhất vùng Bắc Hoàng Hà giúp nước Hậu Tấn của Thạch Kính Đường đáng bại Hậu Đường; Khiết Đan là tên Trung Hoa gọi các dân tộc Bắc Hoàng Hà thời ấy, Khiết Đan cũng chỉ có nghĩa là phía Nam, Khiết là thuần nhất, Đan biến âm của Đơn đồng nghĩa với số 1, mã tin Dịch Lý chỉ phương nước, phương màu đen.

Hậu Tấn phân rã đẻ ra nước Hậu Hán hay Hậu Hãn của Lưu Trí Viễn ở Hoa Trung. Thạch Kính Đường nhận là vua con đối với vua cha là người Khiết Đan ở Bắc Hoàng Hà; Khiết Đan sau đổi lại tên là Liêu, Lu .

Vua Khiết Đan Gia Luật Đức Quang vào Trung Nguyên tuyên bố lập nước Đại Liêu nhưng chỉ sau một thời gian chịu không nổi sự “nổi loạn” bất phục của dân chúng đành phải rút chạy về phương Bắc. Chớp thời cơ, Lưu Trí Viễn chiếm và lập quốc ở Hoa Trung tự xưng là Đại Hãn.

Sau cùng vùng Hoa Trung lại rơi vào tay một viên tướng người Trung Hoa đó là Quách Vu hay vua Quách (Vua → Vu). Quách Vu tuyên lập nhà Chu của Trung Hoa, sử gọi là Hậu Chu để phân biệt với các triều Chu khác. Chu Thái Tổ mất, con nuôi là Sài Vinh Chu Thế Tông lên ngôi đem quân Bắc phạt, chỉ vài trận là đã tràn qua bờ Bắc Hoàng Hà của “Đại Lu”. Đang lúc chiến trận thì vua thăng hà, con mới 7 tuổi lên ngôi là Chu Cung Đế, quyền hành nằm trong tay Triệu Khuông Dận và lần đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, có 1 vị vua do tướng sĩ bầu lên, đó chính là Thái Tổ nhà Tống.

Triệu Khuông Dận lên ngôi đặt quốc hiệu là Tống, và ông ta đảo ngược chiến lược của Sài Vinh Chu Thế Tông, để yên mặt Bắc, tổng tấn công xuống phương Nam để thống nhất cõi Trung Hoa , về cơ bản ông đã thu phục được hầu hết các nước miền Nam, chỉ còn lại Đại Lý và phần đất của Việt nam ngày nay

Vào cuối Thiên niên kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, họ Hùng chia thành 3 nước độc lập:

- Đại Việt

- Đại Lý

- Đại Tống.

Đại Tống chia làm 2 miền theo sông Dương Tử, miền Nam Dương Tử là miền thuần dòng Hoa, Bắc Dương Tử là vùng hỗn chủng.

Dưới thời vua Cao tông từ năm 1141 Tống quốc chỉ còn là 1 chư hầu của nước Kim , vua Tống chịu sự thụ phong và phải gọi vua Kim là ‘ chú ’ như thế về thực chất từ mốc thời gian này Tống triều đã không còn là 1 triều đại của Trung hoa .

Từ Thiên niên kỷ thứ 2 sau Công nguyên lịch sử họ Hùng đã tương đối chính xác, chúng ta không phải tìm hiểu thêm nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

6– nước Đại Việt +Đại Hưng .

Posted Image

Hoa sử : Lý ( Lưu ) Cung – Lý ( Lưụ )Yểm

. Quốc hiệu : Nước Đại Việt + Đại Hưng

Niên đại : 917- 971

Lương Vũ Đế Chu Ôn một mặt công nhận Khúc Thừa Dụ làm Tiết Độ Sứ Tĩnh Hải, mặt khác lại bổ nhiệm Lý Cung (Lưu Cung) làm Tiết Độ sứ Quảng Châu, sau gia phong là Nam Bình Vương kiêm luôn vùng Tĩnh Hải ý không công nhận họ Khúc nữa.

Năm 911 Lý Ẩn chết em là Lý Cung thay quyền Tiết độ sứ, Lý Cung còn có tên khác là Lý Nghiễm , Lý Nham .

Năm 917 Lý Cung thành lập nước Đại Việt thủ đô ở thành Quảng châu ngày nay .

Năm 918 ( VNSL- 947 )đổi quốc hiệu là Đại Hưng vì cho mình là người kế nghiệp của tổ phụ Lý Bôn Hùng Trịnh vương-Hưng đức lang , điều này được chứng thực bởi tên kinh đô nước Đại Việt rồi đổi là Đại Hưng mang tên Hưng vương phủ ; Hoa sử đã cố tình sửa chữ Hưng thành Hán y như trường hợp Hưng đế biến thành Hán đế tức Đại hãn ở thời Lý Bôn- Lưu Bang ,Triều đại Hiếu-Tây hán vậy .

. Năm 930 ( VNSL-923 ? ) Lý Thái Tổ tiến đánh Khúc Thừa Mỹ sáp nhập An nam vào nước Đại Hưng .từ đây Nước Đại Hưng có 3 vùng địa lý tự nhiên vẫn gọi là Việt Đông Việt tây và Việt Nam nghĩa là : đất Việt phía đông , phía tây và phía nam nay là đất Qủang Đông Qủang tây và phía Bắc nước Việt , Chữ ‘Việt nam’ mới tìm thấy trên văn bia và sách vở thế kỷ 14-15 có lẽ mang ý nghĩa này ( là vùng phía nam nước Đại Việt + Đại Hưng) chứ không phải là quốc hiệu Việt nam thời nhà Nguyễn sau này .

Lý Ẩn là Tiết độ phó sứ thời Việt Thường Hoa sử gọi là nhà Đường nên Lý ẩn và Lý Cung chắc chắn là người Bách Việt quốc hiệu Đại Việt cũng giúp khẳng định như thế .

Nước Đại Hưng được 4 đời vua : Lý Cung ( tên khác là Lý Nghiễm –Lý Nham ), Lý Phần , Lý Thịnh và Lý Sưởng tồn tại từ năm 917 đến 971 thì bị nước Tống chiếm mất kinh đô và phần lãnh thổ Việt Tây và Việt Đông . Hoa sử coi như nước Đại Hưng đã chấm dứt tại Đây nhưng Việt sử có cái nhìn khác hơn .

7 -Nước Đại Việt mới ra đời trên đất Việt nam .

Năm 968 Khi thấy nhà nước Đại Hưng đã gần suy vong thì trên vùng đất Việt nam của nước Đại Hưng nhà sư Vạn Hạnh và ông Đào Cam Mộc tôn Lý Công Uẩn lên làm vua không thống thuộc triều đình Hưng vương phủ nữa , Lý công Uẩn lấy lại tên nước cũ là Đại Việt tiếp nối truyền thống họ HÙNG từ qúa khứ ngàn năm .

Minh văn trên qủa chuông cổ còn giữ được ở Hà nội ghi rõ niên đại và nơi đúc là: Giao Chỉ huyện, Hạ Từ Liêm thôn, thời Càn Hòa lục niên Mậu Thân tuế, tứ nguyệt, nhị thập cửu nhật (thôn Hạ Từ Liêm, huyện Giao Chỉ, ngày 29/4 năm Mậu Thân, niên hiệu Càn Hòa thứ sáu). Tìm hiểu trong sử liệu các triều đại Việt Nam thì không có niên hiệu Càn Hòa mà niên hiệu Càn Hòa là thuộc về thời vua nước Nam Hán ( Nam Hưng )Lưu Thịnh ( Lý Thịnh ), đóng đô ở Quảng Châu , thông tin này chứng tỏ 2 điều ở thời điểm năm 948 :

- Không có triều Ngô của Ngô quyền vì niên đại vẫn dùng niên hiệu của vua nước Đại Hưng .

- Tên huyện Giao chỉ chứng tỏ thành Đại La không phải là Kinh đô vào thời ấy .

Với những viên gạch ‘Đại Việt quốc quân thành chuyên’ lẫn với gạch ‘Giang tây quân’ ở di tích kinh đô Thăng long đã chỉ ra không có nước Đại cồ Việt của Đinh bộ Lĩnh trên đất bắc Việt và Kinh thành Thăng Long đã được xây dựng trước năm 1010 rất lâu .

Sử Việt chép Thái Tổ thấy La Thành có nhiều ưu điểm theo phong thuỷ là đất đế vương nên đã quyết định chuyển đô từ Hoa Lư về La Thành, nhân chuyện thấy rồng bay lên đã đặt tên quốc đô mới của nước Đại Việt là Thăng Long thành ,. và Thái Tổ đã xây dựng Thăng Long thành 1 kinh đô bề thế hoành tráng. Thái Tổ chỉ ở ngôi 19 năm như thế việc dời đô chỉ có thể xảy ra trong khoảng thời gian từ năm 968 đến 987.

Trong thời nhà Lý cha con Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao làm phản chiếm đất Quảng Nguyên lập nước Nam thiên sau đổi thành Đại Lịch quốc. Thái Tông thân chinh đánh dẹp bắt được nhưng tha cho còn phong là Quảng Nguyên Mục ,Gia phong tước Thái Bảo, sử Việt Nam gọi là giặc Nùng. . Đất Nùng nghĩa là đất phía nam không phải chỉ có Cao Bằng mà là cả 1 phần vùng Quảng Tây – Quảng Đông, tức vùng cư trú của người Thái ở Hoa nam . Thực thế nếu chỉ vùng Cao Bằng thì Nùng Trí Cao làm sao đủ nhân lực, vật lực để đánh lấy 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng tây của Trung Hoa được.

Sử Trung hoa còn ghi Nùng trí cao đánh Ba thục ở Tứ Xuyên (…?) ngày nay làm triều đình Tống rung rinh phải điều đội quân tinh nhuệ nhất của Bình tây đại nguyên soái Địch Thanh về.....chống cự rồi ...lỡ đà nuốt luôn mảnh đất của họ Nùng...

Nước Đại Nam của Nùng Trí Cao chính là 1 phần của đất lưỡng Quảng Trung Hoa ngày nay , Như thế nước Đại Việt của Lý Công Uẩn 2 đến thời Nùng Trí Cao nổi dậy thì chia làm 2, nước Đại Việt của nhà Lý 2 và Đại Lịch rồi sau là Đại Nam của Nùng Trí Cao; sau Đại Nam bị Tống diệt như thế Đại Việt đã bị triều Tống chiếm mất phần đất Quảng chỉ còn lại Giao Chỉ mà thôi. Theo sử Việt Nam thì phần đất Đại Việt mất về tay Tống triều là 8 châu: Hoành, Quí, Cung, Tầm, Đằng, Ngô, Khang, Đoan, chính Nhân việc đàm phán trao đổi đất giữa nhà Lý Đại Việt và Tống triều, dân gian có 2 câu thơ:

“Nhân Tham Giao Chỉ Tượng

Khước Thất Quảng Nguyên Kim”

Ý nói nhà Tống mê cống phẩm là ngà voi Giao Chỉ, đã trả lại vùng đất có mỏ kim loại thuộc Quảng Nguyên cho Đại Việt, chữ Kim trên chưa chắc đã là vàng vì người Trung Hoa chia kim loại làm 2: quí kim như vàng bạc V.v…, còn lại là ác kim. Thông tin quan trọng trong 2 câu thơ trên là cặp đối : Giao Chỉ và Quảng Nguyên – Quảng Nguyên không thể nào là mảnh đất nhỏ như sử Việt Nam mô tả, mà chính là 1 phần đất Lưỡng Quảng hiện nay như thế mới tương xứng hoàn chỉnh vế đối .

Nùng Trí Cao sau khi thất quốc chạy đến nước Đại Lý bị người Đại Lý giết và trả đầu cho quân Tống .

Người ta đã tìm được 1 quả chuông ở văn chỉ thôn Nhật Tảo, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

. Bài minh văn ( đã trích ở phần trên )gây không ít Thắc mắc ...

Đại Việt sử ký toàn thư chép :

“Kỷ Hợi ( 939 )năm thứ nhất ( Tấn , Thiên Phúc năm thứ 4.). Mùa xuân vua ( Ngô Quyền) mới xưng vương , lập Dương thị làm hoàng hậu , đặt trăm quan , chế định triều nghi, phẩm phục “

Đã có hoàng hậu thì Ngô quyền phải là hoàng đế chứ sao chỉ xưng vương ?

Đã đặt trăm quan chế định triều nghi , phẩm phục ̣...mà lại không có niên hiệu ...thì ‘chiếu , chế , văn thư ‘ của vua và triều đình ghi mốc thời gian ra sao ?

với 1 vương quốc ‘Niên hiệu’ khẳng định sự tồn tại của triều đại trong lịch sử vì vậy kể từ những năm đầu công nguyên không thể có vương triều với đủ triều nghi mà lại không có niên hiệu .

Đại Việt sử ký toàn thư thì ghi niên đại triều Ngô theo niên hiệu của vua Tàu bắc triều (Tấn , Thiên Phúc năm thứ 4) còn dân thì phải ‘mượn ’ niên hiệu của vua ‘nước địch’ (Nam hán – 10 năm trước bị Ngô Quyền đánh cho tan tác trên sông Bạch đằng ) để xài đỡ ...thật là kỳ cục ngộ nghĩnh .

Những điều này phản ánh sự vô cùng lúng túng của sử gia khi xử lý những thông tin của thời kỳ lịch sử này ...thực ra :

Không có triều Ngô của Ngô quyền ở năm Kỷ hợi 939 chỉ có Ngô vương Quyền hay Ngô tôn Quyền vua nước Ngô hay đông Ngô ở thời sử Trung quốc gọi là Tam quốc , sử thuyết họ HÙNG gọi là thời giặc ‘GIẢ’ (Ngụy-Tào Tháo).

Không hề có nước NAM HÁN trong lịch sử , chỉ có nước ĐẠI VIỆT sau đổi là Đại Hưng do anh em LÝ (lưu) ẨN và LÝ (lưu) CUNG hay YỂM lập ở Quảng Đông- Quảng Tây và đất Việt ngày nay,

Cha con Nùng tồn Phúc - Nùng trí cao nổi loạn chiếm 1 phần đất lưỡng Quảng của Đại Việt dựng lên nước Đại Lịch rồi ...Thiên nam...Đại nam... đã bị sáp nhập vào nước Tàu , dân ở đấy bị Hán hoá và cũng như những người Bách việt khác ở Hoa nam đã quên mất cội nguồn .

Bài minh văn trên qủa chuông cổ này cho thấy còn nhiều điều trong lịch sử Việt phải xem lại ; chỉ có các sử gia đôi khi mắt kèm nhèm có thể sai chứ nhân dân không bao giờ sai lầm .Phải đặc biệt lưu ý đến yếu tố thời gian , thời điểm lịch sử ...

thí dụ như diễn biến cuộc biến loạn Nùng trí Cao ....năm 1052 xưng Là Nhân Huệ hoàng đế tổ chức triều chính đặt quốc hiệu là Đại nam sau thất bại trong nỗ lực ngoại giao ..., tiến công chiếm Quảng đông- Quảng tây Trung quốc , bình định vùng chiếm đóng và chuẩn bị nhân tài vật lực và tiến công Ba Thục ....chống trả đánh bại các cuộc phản công của quân binh nhà Tống....sau cùng thất trận trước danh tướng Địch Thanh phải trốn chạy vào tháng 10 năm 1053...tức là tất cả những việc long trời lở đất như thế chỉ xảy ra chóng vanh trong thời gian chỉ có 1 năm ...?

không cần đầu óc thông thái gì ta cũng biết trong thực tế diễn biến sự việc không thể nào xảy ra như thế được trừ khi Nùng trí Cao là thánh là thần .

Các vua triều Lý của Đại Việt vẫn coi vùng Lưỡng Quảng là đất phía Nam (xưa) của nước mình và đã nỗ lực tái chiếm gây nên cuộc chiến Việt – Tống kéo dài mấy mươi năm. Lần phản công lớn nhất do Lý Thường Kiệt chỉ huy đã chiếm lại được 3 châu: châu Ung (Nam Ninh), châu Khâm và châu Liêm thuộc Quảng Đông năm 1075. Cuộc chiến kéo dài tới năm 1078, hai bên nghị hòa Đại Việt đành chịu mất Quảng Nguyên về tay Tống quốc – Từ đấy biên giới ổn định không còn cuộc chiến Việt – Tống nào nữa về sau, triều Tống công hận người cầm đầu Đại Việt là ‘An Nam Quốc Vương’, có nghĩa là công nhận Đại Việt là 1 nước độc lập với Tống Quốc.

Lịch sử Việt nam từ năm 923 đến 1225 là thời kỳ còn rất nhiều điều chưa sáng tỏ , với lịch sử Trung quốc thì chỉ có 1 triều Lý ( nước Đường tức Việt thường )của Lý Uyên còn sử Việt nam ngoài triều Lý 1 có thêm triều Lý 2 của Lý công Uẩn , diễn biến và các sự kiện lịch sử của 2 triều Lý đã bị chép lồng vào nhau khiến rắm rối vô cùng , Chắc phải còn rất lâu và tốn nhiều công sức lắm mới có thể có 1 lịch sử Lý triều đầy đủ và rõ ràng trong sử Việt .

Từ mốc năm 1225 đến ngày nay lịch sử Việt đã sáng tỏ nên nằm ngoài ‘Sử thuyết’ mọi việc được bàn giao cho ‘chính sử’.

Sau thời thịnh trị Đại Đường là chuỗi ngày đen tối bi thảm của dòng giống Hùng , Đaị lý và Đại Tống bị Mông cổ diệt quốc nên Đại Việt là mảnh đất duy nhất của dòng giống không bị đồng hoá bởi 2 dòng văn hóa Hán-Ấn , trên phần đất ấy mạch sống của dòng Hùng vẫn liên tục từ thuở Hùng Vũ vương dựng nước đến hôm nay, tinh lực 5000-6000 năm của họ Hùng tích tụ ở nơi này nên ở đấy đất không còn là đất....mà hóa thành cõi linh thiêng ... .

Share this post


Link to post
Share on other sites

D . Phụ chương

Lịch sử.

*****

a .Thuỷ kinh lịch sử chú và lời kết.

Nước là vật chất tối cần cho sự sống, khi chưa đạt đến trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến như ngày nay thì việc sinh sống ven sống là tất yếu.

Sông cung cấp nước làm nên cuộc sống, sông là đường lưu chuyển tự nhiên như mạch máu đến khắp cơ thể. Tiến trình lịch sử của dân tộc họ Hùng gắn liền với những dòng sông là điều hợp lẽ.

Với chúng ta sông núi đã trở thành linh thiêng chứ không thuần vật chất nữa , dòng sông là dấu ấn tiền nhân đóng lên trời đất .

Người Hoa lấy 5 ngọn núi làm biểu tượng cho quốc thổ.

Chúng ta kết thúc thiên khảo luận về tổ quốc và dân tộc họ HÙNG này bằng một khám phá được đặt tên : Thuỷ kinh lịch sử chú . vừa sâu sắc vừa vui vui thể hiện sự lạc quan yêu đời...

1 . Núi Đọ nơi thờ Tiên nhân :

Họ HÙNG lập quốc thời Hùng triều thứ 5 –Hùng Vũ.

Số 5 là trung tâm của Hà thư và Lạc đồ , nơi điều hoà và điều khiển cả 6 cõi .;đó chính là ý nghĩa chữ Vua hay Vũ vương.

Từ mốc thời gian này trở về trước con người mới chỉ mang chữ Nhân chưa có chữ Dân . Tiền nhân trong cả chiều dài thời gian từ Bản cả-Tựu nhân, đế họ Sào- Vũ võng đến 4 tổ phụ của 4 phương trời hội tụ nơi THÁI SƠN , tên chữ của núi ĐỌ để hàng năm vua thay mặt cho cả dòng giống làm lễ ...’ân tiến chi Thượng đế dĩ phối tổ khảo...’ như lời đại tượng quẻ Lôi –Địa Dự .

2 . Sông Cả ; dòng sông ghi bóng Hùng Vũ, là khởi điểm của lịch sử quốc gia họ Hùng

Chính là dấu Ấn của Hùng Vũ đóng vào trời đất làm mốc chuẩn cho cả không gian và thời gian : nơi chốn và thời khắc linh thiêng muôn đời của dòng họ Hùng.

3 . Sông Chu hay sông cha ; sông của đế Nghi.

Dòng sông ở về hướng mặt trời đi là hình bóng của đế Nghi sử Hoa gọi là Đường Nghiêu đế.

4 . Sông Mã hay sông mẹ ; sông của vua phương Nam.

Dòng sông của phương Nam mở nước , nơi tượng trưng cho Kinh dương vương cũng là Thuấn đế . Câu thơ Nam phục nhất Đường Ngu thật trọn ý.

ba dòng sông là biểu tượng của thời dựng nước và mở mang bờ cõi chốn ấy là cõi thiêng muôn đời của con cháu nhà Hùng .

Cha (Chu), Mẹ (Mã) sinh ra, nuôi nấng đàn con ; núi Đọ- Thái Sơn là biểu tượng của ý thức tâm linh là địa điểm mà vua Hùng thay mặt toàn dân tộc Tế Giao hàng năm, ngọn núi già cỗi thấp bé gần bờ biển, từ đó có thể nhìn thấy mặt trời nhô dần lên nơi chân trời , lẫn trong ánh ban mai thấy thấp thoáng bóng Hùng dương tổ phụ phương đông.

5 .. Sông Đà hay Đan thủy con sông mang dấu tích của Hùng Việt .

Là nơi sinh ra dòng Lộc Tục – con cháu của Hiên Viên và con gái của Vũ Tiên, nơi mà ông Đại Vũ đã đổ mồ hôi và vắt nát óc cho việc trị thủy, tạo nên quê hương cho con cháu ngàn đời, đấy cũng là đất trung tâm của triều Hùng Việt Vương – Tuấn Lang .

6 . Sông Hồng hay Hồng Hà ; dòng sông biểu tượng thời Hoa Hạ.

Đất tổ vương triều Hạ, sử Việt gọi là : nước Thao, nước Đào, lưu tồn vật chất trong lòng đất con cháu mới khám phá gọi là nền văn hóa Phùng Nguyên. Đặc tính kỹ thuật chế tác các công cụ tìm thấy chỉ rõ địa bàn phân bố hết sức rộng của dân tôc phía Bắc lan tới tận sông Tứ ngày nay.

7 . Dương Tử hay sông Thương con sông của Việt Thường Thị .

Sông Thương hay Đường, Đằng là nơi sinh tụ của con cháu họ Hùng thời Long Tiên Lang – Thành Thang, Hồ Nam trở thành Ngũ Lĩnh hay Trung Nguyên, nơi đó cũng là ấn tích của thời vượt sông mở cõi hào hùng triều Ân Thương , thời văn hóa Qui Tàng Dịch hay chữ khắc trên mai rùa, đây là thời “chất biến” trong sinh hoạt tinh thần hay hoạt động trí tuệ nâng dân tôc lên tầm cao mới trong nấc thang văn minh.

8 . Hoàng Hà – Sông Vỹ là Đế thủy của Tần thủy hoàng

Vỹ là cái đuôi chỉ cực Nam (phương Dịch Lý) Trung Hoa, thời Ân Thương trong thế tương đối, lưỡng lập với đất Đào biến âm của đầu, Hoàng Hà là nơi có Biệt Đô Triều Ca của Trụ Vương,

Tần Thủy Hoàng cải tên nó là Đức Thủy, đúng thực là Đế Thủy tức sông Vua, sông chúa dịch qua Hán ngữ là Hoàng Hà chứ nào phải sông vàng, sông bạc hay sông có màu nước màu vàng như sử Trung Hoa thường giải thích. Ý khác: Vỹ Thủy là con sông lớn, vỹ là to lớn, địa lý Trung Hoa viết sai thành Vị Thủy, tức sông Vị; Vỹ Thủy – con sông to, Việt Nam ghi thành sông “Tô Lịch”, chữ sông là thừa vì Tô; to; Lịch: lạch, con lạch to … dịch sang thành Vỹ Thủy, … rồi Vị Thủy.

Trang sử mở nước của Trụ Vương chắc chắn đẫm máu đào vì miền đất ven bờ Hoàng Hà là trung tâm của dân Lu hay Liêu, cuộc chiến bất tận Hoa – Man bắt đầu từ đấy kéo dài hơn 3.000 năm mới kết thúc trong thế giới hiện đại

9 . Chu Giang – Sông Tứ : nơi khai cơ sáng nghiệp cuả Văn vương .

Nước Văn Lang, đất tổ triều Đại Chu chiếm trọn trung lưu và thượng lưu con sông này; Tây Âu Lạc cũng là đây, 2 dòng con Lửa và Lạc (nước) của Hiền Vương – Hiên Viên lại hợp nhất trên mảnh đất này. Khi Chu Vũ Vương lên ngôi Thiên tử Trung Hoa thì miền này là đất đế vương cốt lõi của thiên hạ nhà Chu Ngũ Kinh – linh hồn của văn minh Trung Hoa đã được Khổng Tử tổng kết và viết ở đây. Trống đồng là khí thiêng của họ Hùng cũng ra đời ở miền đất này.

Với bề dày lịch sử từ thời Hùng Vương dựng nước “câu ngàn năm văn hiến” vẫn chưa xứng tầm nếu kể từ thời Thần Nông Viêm Đế phải nói là “vạn năm văn hiến” mới đúng.

10 . Hán Thủy : tên đúng phải là Hưng thủy tượng trưng cho cơ nghiệp của Lý Bôn – Lưu Bang .

*****

Triều nhà Hiếu và triều Đường thời trung đại được coi là tiêu biểu cho 2 từ Trung Hoa.

Kế sau triều Hiếu là chuỗi thời gian sóng gió và tủi hờn cho con cháu họ Hùng .

Thời Vương Mãng, hoàng đế cuối cùng khi vận nước đã đến cơn bĩ cực thì chỉ 1 bọn lục lâm thảo khấu cũng đủ xô đổ tòa lâu đài Trung Hoa nguy nga đồ sộ mấy ngàn năm.

18 Hùng triều chấm dứt đồng thời với sự khốn khó cho muôn dân .

Trừ 60 năm khôi phục độc lập thời Lưỡng triều, dân Trung Hoa phải làm thân trâu ngựa cho các Đại Hãn gần 500 năm. Bắt đầu từ Lưu Manh Canh Thủy Đế tuyên lập Hãn Quốc ở vùng thượng lưu Hán Thủy năm 23 cho mãi đến năm 557 là năm Đinh Hoàng – Vũ văn Giác khôi phục quốc hiệu Chu.

Chắt lọc trong ngôn ngữ Việt ta có hẳn 1 bộ sử tủi nhục và đau đớn dưới vó ngựa các Khả Hãn.

- Thời giặc cỏ – Lục Lâm Thảo Khấu:

+ Tây Hãn của hãn Lưu manh (Lưu Huyền).

+ Đông Hãn của hãn Lu tối (Lưu Tú).

- Thời giặc giả –

+ Ngụy quốc của Tào Lao (Tào Tháo).

- Thời ‘Đầu Trâu Mặt ngựa’

+Tấn quốc của bọn Tây Mã

Tộc Kim – Mãn đã gây cho người Trung Hoa nỗi tủi nhục cùng cực, ấn tượng trong ngôn ngữ Việt bởi các từ ghép với chữ Căm (biến âm của Kim) như: Căm thù, Căm giận, Căm hận, Căm tức, Căm hờn , oán Căm V.v… Cũng như với tộc Tác Ta 1 chi của Hung Nô được tặng các từ Tức bực, Tức giận, Tức tối nhưng không dân nào “được” khắc sâu trong lòng dân Việt – Hoa như người Hung vua Hãn với hàng loạt từ : Hung Hãn , Hung ác, Hung dữ, Hung tàn, Hung tợn, Hung hiểm V.v…

Lịch sử tàng chứa trong ngôn ngữ dân gian chắc chắn là chính xác tuyệt đối, 1 chứng lý không thể bài bác được trong tiềm thức người Việt chưa bao giờ ‘dị ứng’ với từ “Trung Hoa” bằng chứng là không có 1 từ nào thể hiện ác cảm được tạo ra từ ‘Hoa’, không những không dị ứng mà còn ngược lại nữa như: các vua quan thời quân chủ Việt Nam luôn lấy điển tích của các bậc minh quân, chúa hiền Trung Hoa làm gương soi mình, dân chúng Việt thì say mê với các tuồng cổ Trung Hoa, chữ Nho được gọi là chữ thánh hiền V.v…

Đọc những câu thơ lịch sử của Tiến sĩ Phạm Sư Mạnh ta biết sự “vặn cổ” lịch sử chắc chắn diễn ra sau thế kỷ 14 – không còn nghi ngờ gì nữa đó là thành tích của liên tục 3 đời vua Mãn Thanh là Khang Hy – Ung Chính – Càn long, trong đó bàn tay Càn Long là nhơ nhớp nhất ...... nhưng rồi vải thưa làm sao che được mắt thánh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

b . Thay lời kết .

Nhận diện dòng giống HÙNG .

Posted Image

Việt nam là nước duy nhất kế thừa chính thống cả dòng máu và văn hóa - văn minh họ Hùng . Lạc Việt hay Việt ‘ Nước’ ở bắc và bắc trung Việt ngày nay là đất Phong của Văn vương , cũng là Lạc ấp kinh đô của Đông Chu . Nước là tên riêng sau người Việt biến thành danh từ chung đồng nghĩa với quốc của Hoa ngữ .

Ngoài ra Con cháu nhà Hùng hiện chìm khuất trong hai cái bóng gọi là văn hoá Trung hoa và Ấn độ .

Trong thiên khảo luận này chúng ta đã phác họa nét cơ bản của một lịch sử bao quát và xuyên suốt về dân tộc có bề dày lịch sử lâu dài nhất trên địa cầu.

Thay lời kết cho thiên Hùng sử bằng sự nhận diện những cộng đoàn con cháu nhà Hùng ngày nay hay gọi là Bách Việt.

A . Khối lẩn khuất dưới bóng văn hoá Hán hoa :

1 . Quý Việt hay Cửu Việt ở tứ xuyên Trung quốc ngày nay , cổ thư Trung hoa thường thể hiện dưới tên Qùy Việt , cả qúy và cửu đều là số 9 chỉ phương tây trong dịch học.

2 . Tủy Việt ở vùng lưỡng Hồ (Hồ bắc và Hồ nam); đây là danh xưng tam sao thất bản của Sở Việt , Hồ bắc và Hồ nam là đất Kinh Sở thời nhà Chu . Hồ bắc còn đất Tùy trung tâm Trung hoa thời nhà Tùy .

3 . Dương Việt ở vùng Giang tây Trung quốc .Người Dương Việt là thành phần nòng cốt tạo nên những nước Ngô trong lich sử

4 . Mân Việt ở Phúc kiến –Chiết giang tên cổ xưa từ thời nhà Hạ là Việt , đây là mảnh đất dành riêng thờ Hạ vũ tổ chung của dòng Việt.

5 . Đông Việt ở Quảng đông là nước Tống Xưa , đất mà Chu vũ vương ban cho ông Vi tử làm đất riêng để thờ cúng các vua nhà Thương và Ân Thương. (Đa số sách sử gọi đất này là Nam Việt lấy tên nước của Triệu Đà để chi định ).

6 . Nam Việt ở Quảng tây là đất Nam giao trong Kinh Thư sách lịch sử cổ xưa nhất của Trung hoa ,còn được gọi là đất Lâm biến âm của Lam , nam . Lâm ấp là thủ đô của vùng này thường bị hiểu sai là một địa danh ( tương tự Lạc ấp, Thương ấp .v.v.)

7 . Di Việt ở Qúy châu Trung quốc là Kỳ sơn địa bàn cư trú của người Di lão hay Hữu Hộ thị sau khi bị Hạ Khải đánh đuổi vì bất phục ,đấy cũng là đất Thục của lịch sử thời Xuân thu – chiến quốc .

8 . Điền Việt ở Vân nam là đất Mật tu xưa nơi đất trấn nhậm của Ninh vương thời Văn lang-Âu lạc , khi Ninh vương trở thành Chu vũ vương thì Hạo kinh đặt ở đất ấy ; còn dược gọi là đất Kiểu hay Cảo .

B . Khối theo văn hóa Ấn độ.

1 . Trên lãnh thổ nước Lỗ xưa .

Thái là tộc người nòng cốt xây dựng nên nước Nam Việt của Triệu Đà sau khi mất kinh đô và vùng đất phía đông là Quảng đông thì người Thái di tản sang phía tây , lấy đất Điện biên phủ Việt nam ngày nay làm trung tâm , trong khoảng 100 năm trước và 100 năm sau công nguyên thông qua hành lang điện biên họ đã tây tiến và làm chủ lãnh thổ rộng lớn của nước Lỗ xưa và ở đấy người Thái đã cùng cư dân bản địa là người Lỗ cũ đã dựng nên vương quốc Đốn Tốn .

Theo sử Tấn và Lưu Tống thì nước Đốn tốn phía tây giáp Thiên trúc , phía đông giáp Giao châu lại còn có bờ biển dài ngàn lý .

Nước Đốn Tốn rất có thể là tiền thân của Thái lan và nước Lào hiện nay .

Thái lan là ký âm la tinh của Táy lương hay táy Long . chữ Long cho ta 1 chỉ dẫn quan trọng là ngườiThái lan hiện nay xưa gốc tổ là tộc My sinh trú ở ven động đình hồ hay biển Đông , là 1 trong 2 tộc người con cháu của Lạc Long quân đã lập nên triều Hùng Hoa –Hải lang .

2 . Trên đất Yên xưa .

Khoảng thế kỷ thứ 2 sau công nguyên người nước Yên cũ đã phục quốc ,sử sách trung hoa gọi là nước Lâm ấp .

Khi Giao châu chưa rơi vào vòng nô lệ của Đông hãn quốc thì so với đất Giữa vùng đất nằm về hướng xích đạo goị là đất Ôn hay nóng bức , nước ở đó gọi là nước Yên , Yên chỉ là biến âm cuả Ôn .

Khi giao châu mất,lịch sử sang trang thì trời đất cũng đảo lộn bắc biến thành nam và ngược lại vì thế đất Yên cũ lộn ngược thành ra đất phía Nam , Lâm ấp hay Việt Thường nghĩa là ấp quốc ở hướng Nam .

Lãnh thổ Lâm ấp ngày nay là Miền trung Việt và nam Lào . Người gốc Lâm ấp trở thành người Việt mang họ Phạm và họ Phan , Phạm và Phan là ký âm bằng chữ Nho từ Chăm là danh xưng thời cận đại của Lâm ấp xưa .

3 . Trên đất Tề xưa .

Khỏang vào đầu công nguyên người nước Tề xưa phục quốc dưới tên mới là

. Phù nam hay Bồ nam( bồ- bố), nghĩa là nước của vua phương nam , Phù nam là tên do người Tàu đặt xuất hiện sau khi Mã viện chiếm Giao chỉ , người Phù nam là hậu duệ người nước Tề thời nhà Chu .

Chỉ 1 thời gian sau khi phục quốc Phù nam đã thống nhất với 1 quốc gia hùng mạnh khác của người Môn có lẽ là tiền thân của Miến điện ngày nay hình thành cường quốc của dòng Cửu lê , sự việc này được sách sử Tàu hư cấu thành việc đánh nhau và sau đó kết thành vợ chồng của nữ chúa Phù nam Liễu Diệp và người từ phương xa đến là Hỗn Điền , chi tiết Hỗn Điền chiến thắng nhờ cây cung thần cho ta thông tin tộc người của Hỗn điền không nằm ngoài Đông nam á , sử dụng cung nỏ thành thục thời cổ đại là nét đặc trưng của con chắu dòng Hùng , cổ sứ Tàu đã cho biết như thế .

Phù nam là nước của người Môn tiền thân của 2 nước tên Việt ngữ là Miên và Miến ngày nay ., Môn là biến âm của Mun nghĩa là màu Đen , đa Đen là đặc điểm nhân thể của người Cửu lê , Mun biến âm thành Môn, Miên , Miến .v.v.

Thời hùng mạnh nhất Phù nam là bá chủ gần trọn đông nam á lục địa ngày nay sau đổi quốc hiệu là Xiêm la , âm la tinh là Chen la.

Xiêm la nghĩa là nước Xiêm phía tây , La là tên quẻ Ly trong bát quái , từ thời nhà Chu thì Trung hoa dùng hậu thiên bát quái để định đất , Ly là quẻ trấn phía tây.

Xiêm la và Chiêm thành ở phía đông hợp thành chỉnh thể lịch sử đông nam á trung đại .

Xiêm la âm latinh là Chen la rất có thể cũng là nước mà hoa ngữ ký âm là Chân lạp ; như vậy Xiêm la là tiền thân của cả Campuchia và vùng nam Thái lan ngày nay .

Chúng ta Không thể chấp nhận được sự việc vớ vẩn đã chép trong sử Tàu : khỏang giữa thế kỷ thứ 3 và thứ 4 sau công nguyên dân Phù nam đã ‘thỉnh’ một ông Ấn độ đến làm vua cai trị nước mình và những ông vua người Thiên trúc này trong khoảng 200 năm đã cải cách triệt để biến Phù nam thành nước ‘Thiên trúc... con’ , từ tôn giáo tới văn tự và cả đến cách ăn cái mặc nhất nhất đều y hệt ‘mẫu quốc’, sự thống trị và đồng hoá của người Thiên trúc hết sức nghiệt ngã còn hơn cả các đại hãn phương bắc nhiều lần đến độ sau khi phục quốc khoảng giữa những năm 400 người Phù nam không còn biết gì về dòng giống gốc gác mình .

Cũng vì những ghi chép này của sử Tàu dân gian Việt đã lưu truyền câu tục ngữ : “rước voi về dày mả tổ”.

Con voi hay con tịnh là con thú tượng trưng cho phương tây theo dịch học ,tịnh là đứng yên không thay đổi là đối lập của phương đông hay động tượng trưng bởi con rồng.

Rước voi tức là rước người ở phía tây tới ở đây rõ ràng chỉ người xứ Thiên trúc ở phía tây địa bàn của dòng Hùng .

Dày mả tổ nghĩa là nền văn hoá truyền từ đời ông đời cha đã bị chà đạp vùi lấp để thay bằng văn hóa văn minh Ấn độ.

Thực đau sót vô cùng cho ngườihọ Hùng câu tục ngữ này dường như sát muối vào tim chúng ta.

Phù nam đã có thời làm bá chủ trên phần đất Đông nam Á lục địa ngày nay chính vì điều này văn minh Thiên trúc đã phủ lấp khắp Đông nam Á như hiện thấy . .

4 . Dòng Hùng biển đông .

Trong cổ tích nhà Hùng có chuyện Mai an Tiêm và vùng đất ở biển Đông .. Truyền thuyết Việt thực không sót điều gì (xin đọc lại sự tích qủa dưa hấu).

Tiêm cũng là Chiêm hay xiêm chỉ dòng tộc , Mai hay Mi là chỉ phương đông sớm mai , an là biến âm của ôn chỉ tính ôn nhiệt của vùng nhiệt đới xích đạo.

Chiêm mai an là người Chiêm ở vùng Đông –bắc xưa tức đông nam ngày nay.; truyền tích cũng chỉ rõ Mai an Tiêm sống ở đảo vùng biển đông.

Chắc chắn đây là truyền tích nhắn gửi cho người đời sau biết cư dân đông nam Á hải đảo cũng là con cháu dòng Hùng.

Phân tích sắc màu quả dưa hấu theo ngũ sắc của dịch học : dưa hấu Xanh vỏ Đỏ lòng ;dù bên ngòai có vỏ xanh chỉ nơi sinh sống là hải đảo ngoài biển đông nhưng ruột đỏ nghĩa là dòng máu chảy trong người vẫn là máu Hồng của dòng tộc Lửa con vua Hùng.

Một khi Biết rõ mình là ai , con cháu dòng Hùng sẽ vươn lên thoát khỏi cái bóng đang che phủ mình . Một ngày mới của nhân loại đang bắt đầu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

c . TÓM TẮT LỊCH SỬ QUỐC GIA HỌ HÙNG

Sử thuyết họ HÙNG là thiên khảo luận về sự ra đời và phát triển của 1 thực thể chính trị goị là : nước hay quốc gia họ HÙNG

Lịch sử quốc gia này hoàn toàn khác với lịch sử hình thành những tộc người , lịch sử của quốc gia thường đi sau lịch sử tộc người rất xa thậm chí có đến cả vạn năm .

Lịch sử họ HÙNG chính là lịch sử của dân tộc VIỆT NAM hiện tại và những trang sử này cũng là một phần của lịch sử Hợp chủng quốc HÁN HOA tức TRUNG HOA ngày nay và các quốc gia Đông nam Á khác .

*Cách nay............... Thời Bản Cả còn gọi là Bành Tổ và Bàn Cổ

500.000 năm............ Thời Toại Nhân hay Tựu Nhân

*100.000 đến ........... Thời Vua Võng hay Dũ Võng

20.000 .................... Thời họ Sào hay Hữu Sào

*20.000.................... * HV1 ____ Tổ phụ Hùng Dương

................... Động Đình Quân – Bào Hy, Thái Cao Thị

........................... * đời HV2 Tổ phụ Hùng Hiển

.................. Thần Nông Viêm Đế – Cao Tân Thị

............................ * đời HV3 Tổ phụ Hùng Nghị – Bảo Lang

................... Thái Khang – Thiếu Hạo – Kim Thiên Thị

*7.000...................... ........ * đời HV4 Tổ phụ Hùng Diệp hay Hùng Việp –Quan lang

Bà Vũ tiên – Xuyên Húc

*6.000...................... *đời HV5 Thời lập quốc họ Hùng hay Hữu Hùng Quốc

Hùng Vũ Vương tức vua Hùng

Đế Minh – Hiền Đức Lang, Hiên Viên – Hiên Viên Thị

*Trước 5.000 ....................... * đời HV6 Hùng Hy - Viêm Lang, đất Đường do Kinh dương Vương

Cai quản .

Đế Nghi – Nghiêu đế . Quốc hiệu Hồng bang 1 , kinh đô : An Ấp

Ở đất Đào .

*5000 .................... * đời HV 7 Hùng Thuấn hay Hùng Lạc – Lâm lang .

Thuấn đế . quốc hiệu Nam bang hay quốc gia ‘Nước’

*4.200 .................... * đời HV8 Hùng Việt – Tuấn Lang

Tản Viên - Sơn Tinh – Hạ Vũ

*4.000 .................... * đời HV9 Hùng Hoa – Hải Lang

Lạc Long Quân – nhà Hạ

Quốc hiệu: Thao – Hồng Bang 2

*3.700 .................... * đời HV10 Hùng Huy – Long Tiên Lang

Kinh Dương Vương 2 – nhà Thương,

đất Đường Quốc hiệu: Việt Thường Thị.

*3.400..................... * đời HV11 Hùng Uy hay Hùng Vỹ

Hoàng Hà Lang – nhà Ân Thương

Quốc hiệu: Việt Thường Thị.

*3.100 ...................... * đời HV12 Hùng Chiêu – Quốc Tiên Lang

An Dương Vương – Chu Văn Vương

Cổ Thục, Lang Liêu. Quốc hiệu: Văn Lang – Âu Lạc

*3.000..................... * đời HV13 Hùng Ninh – Thừa Văn Lang

Thục Phán – Chu Vũ Vương- Cơ Phát –Lang Liêu

nhà Tây Chu, hay Tông Chu

*2.770 .................... * đời HV14 Hùng Tạo – Đức Quân Lang hay Đức Tân Lang

nhà Đông Chu – Chu Bình Vương – Thành Chu

*2.256 ..................... * đời HV15 Hùng Định – Chân Lang

Đinh Tiên Hoàng, Tần Thủy Hoàng – Sài Lang

Quốc hiệu: Chân Đăng, nhà Tần

Thời Hưng Suy tranh hùng (Hán – Sở)

*2.206 ...................... * đời HV16 Hùng Trịnh – Đức Hưng Lang

Lý Bôn – Lưu Bang – nhà Hiếu – Lý Nam Đế. Quốc hiệu: Vạn Xuân

(Hán sử biến Hưng Đế thành Hán Đế)

*2.179 cách nay ...................... * đời HV17 Hùng Triệu – Cảnh Thiều Lang

Triệu Việt Vương-Triệu Đào. Quốc hiệu: Nam Việt

Tể tướng Lữ Gia

..........................................................................

*Năm 8 – 23....................... * đời HV18 Hùng Duệ – Duệ Lang

Sau công nguyên................. Vương Mãng – Châu Hoàng Đế – nhà Tân

cũng là thời giặc cỏ – Tây Hãn, nhàn

*Năm 23 – 44 ...................... * kỷ Sỹ Nhiếp – Sĩ Vương

*Năm 44............................. * Mã Viện diệt quốc họ Hùng – Nô lệ Đông Hán

*Năm 184 ........................... * Khởi nghĩa 2 Bà Trưng

Quân Khăn vàng (6-2-giáp tý -184)

*Năm 220 – 280 ................. * Thời Lưỡng Triều: Thục-Ngô chống Ngụy

Lý Bí – Lưu Bị; Tôn Quyền – Ngô Quyền chống giặc “giả” – Ngụy

*Năm 280........................... * Tây mã hãn quốc diệt Ngô

thời nô lệ Tây Mã Hãn – nhà Tấn

*Năm 557 – 581 .................... * phục quốc – triều Bắc Chu – vua Văn Giác

Đinh Hoàn – nước Đại Cồ Việt

*Năm 581 – 618 ..................... * triều Lê Hoàn – nhà Tùy – Tiền Lê

*Năm 618 – 684..................... *triều Lý 1 – Lý Công Uẩn 1 – Lý Uyên

Và Năm 705 – 907 .................. *nhà Đường

*Năm684 – 704 ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,, * Vũ hậu – hay Vua Bà – nhà Chu

*Năm 907 – 915........................ * Nhà lang – Chu Ôn – Hậu Lương

*Năm 917 ....................... * Khai sinh nước Đại Việt – nhà Lý 2 – Lý Công Uẩn 2

Lý Cung – Lý Ẩn (Hán sử chép thành Lưu)

* Năm 947 * Đại Việt đổi quốc hiệu thành Đại Hưng

*Năm 968 * Dời đô về Thăng Long –Đại Việt phục sinh ở Việt nam

*Năm 971 * Đại Tống chiếm Đại Hưng ( Tàu gọi là Đại Hán)

Đất Quảng đông-Quảng tây

*Năm 1048-1053 * Đại Việt chia thành 2 nước: Đại Việt và Đại Nam (họ

Nùng) Hoa sử gọi là Nam Hải rồi sau biến ra Nam hán

* họ Hùng 4 nước: _ Đại Việt – Đại Nam của Nùng Trí Cao

_ Đại Lý –Đại Tống

*Năm 1279 ........................ * Mông Cổ diệt Đại lý và Đại Tống

*Năm 1257 – 1287 ........................ * Đại Việt đại phá quân Mông Cổ 3 lần.

*Năm 1225 – 1400...................... . * Nhà Trần thay nhà Lý

*Năm 1400 -1407........................ *Nhà Hồ: Hồ Quí Ly nước Đại Ngu

*Năm 1407 – 1427........................ *Đại Việt nô lệ Man Quốc (nhà Minh)

*Năm 1418 – 1427 ........................ * 10 năm khởi nghĩa Lê Lợi

*Năm1427 – 1527 ........................ * Nhà Lê

*Năm 1527 – 1592........................ * Lưỡng triều Lê – Mạc

*Năm 1627 ......................... *Trịnh – Nguyễn phân tranh

*Năm 1771 ....................... * Tây Sơn khởi nghĩa

*Năm 1789....................... * Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế

Đại phá quân Mãn Thanh của Khả Hãn Càn Long

*Năm 1847 ....................... * Người da trắng bắt đầu chiến tranh xâm lược Việt Nam.

*Năm 1945 ....................... * Nước Việt Nam tuyên bố độc lập

Trên vùng đất sau là lãnh thổ Đại Tống và Đại Lý liên tiếp bị các Hãn quốc thay nhau đánh phá và chiếm đóng:

*- Hãn quốc Tây Hạ – giữa thế kỷ 11

*- Hãn quốc Lu Liêu 907 – 1125

*- Hãn quốc Căm – Kim 1115 – 1234

*- Hãn quốc Mông – Nguyên 1206 – 1386

*- Hãn quốc Man – Thanh 1616 – 1911

*Năm 1911 *-Nước Trung Hoa Dân Quốc ra đời .

Trừ thời gian độc lập của nước Ngô do Chu Nguyên Chương gây dựng từ 1368 đến 1403, còn lại là chuỗi ngày Vong quốc đen tối, đại bộ phận lãnh thổ Trung Hoa bị chiếm đóng, dân Trung Hoa làm nô lệ.

Trung Hoa vong quốc thực sự đã chấm dứt vào năm 1911, nhưng Trung Hoa vong quốc trong tâm thức vẫn đang tiếp diễn không biết đến bao giờ ?

d .PHẦN CHÚ DẪN

1. Địa danh:

1*1. Đầm Hoa My: Châu thổ sông Hồng Việt Nam thời còn ngập nước.

1*2. Động Đình Hồ: Động là phương Đông; Đình là to lớn , trong cổ sử Trung hoa là Lôi trạch hoặc Chấn trạch nghĩa là cái hồ ở hướng Đông , nay là vịnh Bắc Bộ.

1*3. Hồ Tôn: Vùng ven biển – miền Trung Việt Nam hiện nay. Xưa còn gọi là Tĩnh Hải – nghĩa là đất phía Tây của biển chạy dài tới hồ Tônglesap tức biển hồ thuộc Camboge .

1*4. sông Khang: còn gọi là sông Cang, Cương hay Công; là sông Cửu Long hay Mekong hiện nay, sông Khang nghĩa là con sông bên Tây theo dịch lý.

1*5. sông Hắc: Còn gọi là Hắc Thủy hay Đan Thủy nghĩa đen là: con sông màu đen – thực nghĩa là sông ở phương Nam theo Dịch Lý là sông Đà Việt nam ngày nay .

1*6. sông Cơ: nghĩa là sông Vua, hay nơi khởi phát nay là sông Cả ở Nghệ An Việt Nam.

1*7. sông Chu: sông Cha, cha → Chu , là sông Chu Thanh hóa Việt nam .

1*8. sông Mã: sông Mẹ, Mẹ → mạ → Mã., là sông Mã Thanh hoá Việt nam .

1*9. núi Đọ: tên chữ là Thái Sơn –Thanh hoá Việt nam ,tên núi liên quan tới tín ngưỡng dân gian người Việt, đạo thờ Trời và Tổ Tiên, Thái Sơn là nơi Hùng Vũ thay mặt quốc dân tế tự tổ tiên và thượng đế tượng trưng bởi mặt trời.

Sông Cả, sông Chu, sông Mã và núi Đọ xác định nơi nguồn cội của dân tộc, nay là vùng đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh và núi rừng thượng nguồn tây Việt Nam.

1*10. đất Giao chỉ: là vùng đất tổ Trung Hoa nay là bắc và bắc trungViệt , và vùng tiếp giáp phía tây thuộc nước Lào.

1*11. đất Nam Giao: Tên gọi chính xác là Nam giao chỉ , khởi nguồn chỉ là đất tây Qủang tây gọi là đất Lâm hay Nam , sau mở rộng thành đất Lĩnh nam .

1*12. Giao Châu: là Giao Chỉ cộng với đất Lâm nay là Quảng Tây và đất Lương hay Long là Quảng Đông; Giao Châu cũng là Giao chỉ bộ là lãnh thổ của Đào Quốc hay nước Thao hay Hồng bang 2 , là quốc thổ Trung hoa thời Vương triều Hạ, tư liệu cổ Việt Nam gọi là đất của 3 chúa: Nghi Nhân; Minh Khiết; và Long Cảnh.

1*13. An Ấp: Tên đúng là Đô ấp An , là quốc đô thứ 2 của vương triều Hạ . An hay Yên là biến âm của chữ Ôn nghĩa là nóng .An ấp chính là cố đô Hoa lư của triều Hùng Hoa nay thuộc Ninh bình Việt nam .

1*14. Lạc Ấp: Đô Ấp Lạc là quốc đô nước Văn lang hay Âu lạc, Phong kinh của nhà Chu cũng là đô thành của nhà Đông Chu , là Hà nội và vùng phụ cận ngày nay .

1*15. Lâm Ấp: còn gọi là đất Âu, nay là phần lớn tỉnh Quảng Tây, Trung Hoa.

1*16. Lâm Giang: tên cổ đại thời Nam giao của con sông chính chảy qua Lâm Ấp (đất Âu) nay gọi là Châu Giang –con sông tiêu biểu cho nhà Chu , hay tránh né cổ sử... thì gọi là sông Tứ hay tây giang .

1*17. đất Lương hay Long : tên vùng đất ven vịnh Bắc bộ ngày nay , xưa là quê hương của Long Nữ hay Long Mẫu con gái Động Đình Quân – còn gọi là Đồ Sơn Thị tức dòng mẹ của vua Khải nhà Hạ, vua Khải được dân Việt Nam thờ kính dưới tên Linh Lang là biến âm cuả Long lang .

1*18. Việt Thường : còn gọi là Đường , chỉ có nghĩa là đất phương Nam , đất Đường 1 là miền bắc Việt nam , Đất Đường 2 là đất gốc của nhà Thương; nay là Hồ Nam – Giang Tây bên bờ Trường Giang hay Đằng Giang.

1*19. Đường Giang : còn gọi là Đằng Giang là Trường Giang ngày nay, đây là con sông chính chảy qua lãnh thổ nhà Thương hay Đường (Việt Thường) – những từ này đều có nghĩa là phương Nam theo Dịch Lý.

1*20. Đất Thục : nghĩa là Đất phía tây nay là tỉnh Quí Châu, Trung Hoa.

1*21. Xuyên Thục: nghĩa là phía Tây Nam (theo Dịch Lý), ngày nay là tỉnh Tứ Xuyên, tên khác là Chân Định, Chân Đăng ; đất vua Chu phong cho họ Đinh tổ dòng nhà Tần về sau .

1*22. đất Bá: vùng đất nằm trong tỉnh Quảng Tây ngày nay – là đất vua Trụ nhà Ân Thương ban cho ông Tây Bá - Cơ Xương tổ nhà Chu , đất Bá ghép với Qúy châu thành đất Bá thục sử Trung hoa gọi là Ba thục .

1*23. đất Kiểu hay Cảo: nơi có Hạo Kinh của nhà Tây Chu, nay là Đông Vân Nam Trung Hoa , trước đây là đất Mật Tu, các từ kiểu, cảo là biến âm của Cửu, còn Hạo, Tu hay tư … đều có nghĩa là phía Tây. Hạo Kinh rất có thể là Côn Minh ngày nay.

1*24. đất Mân:– đất của Việt Vương Câu Tiễn, nay là Phúc Kiến, Chiết Giang, đất dành riêng thờ Hùng Việt Vương – Tuấn Lang nên có tên là đất Việt.

1*25 .Mân ấp hay Minh ấp : đô Ấp Minh là đế đô của Đế Minh tên Việt gọi Hùng Vũ hay hoàng đế Hiên Viên của sử Trung hoa nay là Đất Thanh Nghệ Việt nam .

1*26. đất Ngô : là đất ở phương Nước hay phương Nam theo Dịch Lý, nay là đất Giang Tây. Đây là lãnh thổ của : Việt Thường thị, nước Ngô-Chiến quốc, Ngô-Tam quốc, Ngô của Chu Nguyên Chương. Cũng là nước Nam Đường thời Thập Quốc.

1*27. đất Tùy: Tùy là từ biến âm của Sủy, Thủy; đây cũng là đất của nước Sở nay là Hồ Bắc, Trung Hoa. Hồ Bắc và Hồ Nam là đất kinh Sở xưa, cũng là đất của Tùy Vương – Dương Kiên, sử Việt gọi là Lê Hoàn,dân ở đây gọi là TỦY VIỆT.

1*28. đất Quan: chỉ đất phương Nam thời Ân Thương ; nay là tỉnh Hà Bắc, Sơn Tây Trung Hoa, là nơi sinh tụ của người Liêu ; Liêu là biến âm tiếng từ Lu Việt ngữ đồng nghĩa với Mờ tối tức huyền thiên trong cửu thiên .

1*29. đất Từ: chỉ phương Đông theo Dịch Lý, là từ dịch chữ Thương (yêu) Việt ngữ sang hoa văn nay là tỉnh Sơn Đông – viết sai thành nước Tề, dân là người Liêu – Lu còn gọi là Từ Lu, dân gian biến thành Tào Lao.

1*30. đất Mã: đất tây Sơn Tây ngày nay, phía Tây đất Mã là quê hương của Hung Nô, là gốc của nhà Tư Mã nước Tấn, là đất tổ của Mã Diện (Mã Viện) kẻ đã diệt quốc Giao Chỉ, Mã Diện nghĩa là Mặt Ngựa.

1*31. sông Vị: chính xác là sông Vỹ, Vỹ là cái đuôi, chỉ vùng cực Nam (theo Dịch Lý) – đó chính là tên xưa của Hoàng Hà, nghĩa khác: Vỹ là to lớn, sông Vị Thủy hay Vỵ Thủy chính là “Tô Lịch” con lạch to trong sử địa Việt Nam.

2 . Những từ cần chú ý:

2.*Đặc biệt .

- Bách Việt thường được hiểu là Trăm giống Việt ...tương tự 'bách tính' là trăm họ .

- từ 'tính ' là danh từ chung nên 'bách tính ' là trăm họ thì không có vấn đề còn từ 'Việt' là danh từ riêng thì không thể ghép với chữ 'bách' hiểu nghĩa là 100 được ; đã là danh từ riêng thì không thể có tới 100...hoặc ngay cả khi hiểu theo nghĩa là nhiều lắm ...cũng không ổn về mặt cấu trúc ngôn ngữ .

như vậy ta hiểu như thế nào về từ 'bách Việt' trong lịch sử ?

Từ 'Bách' ở đây là từ "thậm xưng' tương tự như chữ 'đại' (vì không biết trình bày ra sao nên tôi gọi như thế)

Tổ quốc hay dân tộc với mỗi người đã trở thành những gì linh thiêng -cao qúy nên khi nói về tổ quốc của mình thì người Việt và Hoa thường ghép thêm vào tên riêng một từ 'thậm xưng' như : Đại Việt ,Đại Đường, Đại Tống, Đại Thanh .v.v., từ đại ở đây chỉ sự to lớn về tầm vóc ,hình thể .

-còn khi nói đến 'dân tộc' thì người ta dùng chữ 'bách' thay chữ 'đại'và hiểu là 'đông đúc' nghĩa là sự to lớn về lượng số .

Như vậy bách Việt không thể hiểu là trăm giống Việt được ;

- chỉ có MỘT giống Việt mà thôi nhưng có thể có nhiều nước của cùng 1 giống Việt .

tóm lại : từ 'bách Việt' trong lịch sử có nghĩa là 'dòng Việt đông đúc' hay to lớn về lượng số., tuyệt nhiên không thể có nhiều ...giống ‘Việt’ trong lịch sử như ta vẫn lầm lẫn.

-Ngoài ra vì Tư liệu cổ sử Trung Hoa và Việt Nam có lối viết rút gọn, thường chỉ còn 1 chữ nên rất dễ lầm lẫn, gây mất phương hướng.

2* 1. Từ “Giao”:

*- đất Giao hay Giữa : vùng Bắc Trung và BắcViệt ngày nay.

*- đất Nam Giao : Tây bắc Quảng tây .

*- Quận Giao Chỉ : là đất Giao và Nam Giao.

*- Giao Châu hay Giao chỉ bộ : Bắc trung và Bắc Việt cộng Quảng Đông, và Quảng Tây.

2* 2. Từ “Việt .

*- Hùng Việt : tên triều đại do Sơn tinh quốc chúa khai sáng .

*- Nam Việt: quốc gia do Triệu Đào– Nam Việt Vũ lập nên.

*- Đại Việt: quốc gia thời Trung Đại gồm: Việt Nam + Quảng Đông + Quảng tây (nhà Lý Việt Nam)

*- Đại Cồ Việt: tên của Trung Hoa thời Đinh Hoàn – Vũ Văn Giác tức nước Bắc Chu.

*- đất Việt Thường 1: thời cổ là phần lớn Bắc Việt Nam hiện nay.

*- đất Việt Thường 2 : Hồ nam- giang tây Trung quốc nay .

*- đất Việt Thường 3: thời Trung Đại và Cận Đại chỉ miền Trung Việt Nam hiện nay (chữ Thường chỉ có nghĩa là miền Nam).

*- Việt Thường Thị: cách gọi khác của nhà Thương , tiếp nối Hồng Bàng Thị thời Đào Quốc – hay nhà Hạ.

*- Nước Việt: quốc gia của Việt Vương Câu Tiễn, đấy là vùng đất dành riêng thờ phụng Đại Vũ tổ nhà Hạ, đế hiệu trong Việt sử là Hùng Việt Vương – Tuấn Lang; “Nước Việt” xuất phát từ đế hiệu này.

*- dòng Bách Việt: Tên chung gọi người Việt ở Việt nam và tất cả dânTrung Hoa (hiện nay) không phải là người Hán hay Hãn dân, còn gọi là người Nam hay người “gọi vua là Lang”, phân biệt với người gọi vua là “Hãn”. Lang→Nam .

2* 3. Từ “Thục”:

*- Tây Thục: quốc gia thời tam Quốc, lãnh thổ là miền Tây Trung Hoa, trung tâm là Tứ Xuyên, tức quốc gia của Lưu Bị- Lý Bí.

*- đất Ba Thục : đúng là Bá thục nghĩa là đất của ông Tây bá và đất Thục , ngày nay là Quý châu và Bắc Quảng tây .

*- đất Xuyên Thục: nghĩa là vùng Tây -Nam (theo Dịch Lý), nay là Tứ Xuyên còn gọi là Chân Định hay Chân Đăng, đất gốc của đế quốc Tần; Tây Thục thời Tam Quốc.

*- nước Thục: ở đất Qúy châu là đất của Vương Qúy , cha Văn vương , đất Thục là đất gốc tổ của nhà Chu . Khi nhà Tây Chu chuyển về Lạc Ấp , phong người đứng đầu đất ấy là Thục Hầu , nước Thục bị Tần chiếm năm 306 trước CN..

2* 4. Từ “Tề”:

*- Tề: viết sai của chữ ‘Từ’ dịch chữ 'Thương' Việt ngữ , chỉ vùng Sơn Đông là quốc gia đánh nhau với nước Ngụy thời Chiến Quốc.

*- Tề: xuất phát từ chữ ‘Tư’ chỉ hướng Tây, nay là Nam Thái Lan và Cambodia – đất của tộc Khương hay Môn Khmer – đất phong cho Khương Thái Công – là nước đánh nhau với nước Yên thời Chiến Quốc.

2* 5. Từ “Triệu”:

*- nước Triệu 1 : nước tách ra từ nước Tấn, ở cực Tây tỉnh Thiểm Tây / đông Cam Túc ngày nay, thời Chiến Quốc là nước đưa dân sang giúp mở mang văn minh cho Tần.

*- nước Triệu 2 : là nước ở Vân nam tách ra khi Tây Chu chuyển về Lạc Ấp, đấy cũng là nước đã chiếm “Tế điền” của nhà Đông Chu (sử Trung Hoa không nói đến).

2* 6. Từ “Lâm”:

*- Lâm Ấp 1: Lâm Ấp thời cổ chỉ vùng đông- bắc Quảng tây, còn gọi là Âu – Lâm Ấp nghĩa là quốc đô phương Nam (theo phương Dịch Lý xưa) Nam→ Lam→ Lâm.

*- Lâm Ấp 2: thời nô lệ Đông hãn quốc, bắc nam đã bị đảo ngược nên Lâm ấp là miền Trung của Việt Nam, lãnh thổ của nước Chiêm Thành hay An – Chiêm – là phương Nam theo phương hướng hiện nay.

*- Lâm Giang: là tên xưa của Châu Giang hay sông Tứ, con sông chính chảy qua Lâm Ấp – Quảng Tây.

3 . Định vị các nước thời Chiến Quốc:

3*1. Tây Chu: Vân Nam – Quí Châu – Quảng Tây – Bắc Việt Nam , đô là Hạo kinh ở đất Cảo-Vân nam nay.

3*2. Đông Chu: Quảng Tây và Bắc Việt Nam đô :Lạc ấp-Cổ loa thành Việt nam nay .

- Quí Châu tách ra thành nước Thục do Thục hầu cai qủan ..

- Vân Nam thành nước Triệu 2 ..(cổ sử không ghi ).

3*3. Lỗ: Lào và Bắc Thái nay.

3*4. Yên: Trung Việt Nam, tiền thân của Champa.

3*5. Tề: Nam Thái Lan và Cambodia, dân chủ yếu là người Môn-Khmer.

3*6. Tống: đất Quảng Đông Trung Hoa ngày nay.

3*7. Kinh Sở: Hồ Bắc và Hồ Nam, Trung Hoa.

3*8. Việt : Phúc Kiến – Chiết Giang Trung Hoa ngày nay.

3*9. Ngô: Giang tây, An Huy ngày nay.

3*10. Tần: Tứ Xuyên và nam Thiểm tây , tên Việt: Chân Đăng.

3*11. Triệu: Tây của vùng thiểm Tây, đông Cam Túc Trung Hoa.

3*12. Hàn: Tây Bắc Hà nam.

3*13. Ngụy: Đông Hà nam + Tây Sơn Đông.

Ghi nhận :Nước Tấn = Triệu + Hàn + Ngụy – đất chính là Thiểm Tây và Hà Nam cộng với đông Cam Túc; đây là vùng hỗn cư từ đời Thương của 3 đại tộc: H’Mông (Trung Hoa); Lu (Liêu – Khiết Đan) và Hung (Mông Cổ). Từ thời Đông Hãn Quốc của đại hãn Lưu Tú vùng này trở thành Trung Nguyên, vì lý do này mà các “rợ” thời Trung Cổ trở về trước luôn lấy quốc hiệu là Hán – Tề – Ngụy – Tấn vì coi vùng này là của họ.

Ngày 07 tháng 07 năm 2007.

Người viết Nguyễn-quang-Nhật

SÁCH THAM KHẢO

*1. Chu Dịch, Sào Nam Phan Bội Châu, NXB Khai Trí 1969

*2. Lạc Thư Minh Triết, Kim Định, NXB Nguồn Sáng Saigon 1971

*3. Tâm Tư, Kim Định, NXB Khai Trí Saigon 1970

*4. Nguồn gốc Văn hóa Việt Nam, Kim Định, NXB Nguồn Sáng Saigon 1971

*5. Từ điển Chu Dịch, Trương Thiện Văn – 1 nhóm dịch giả, NXB Khoa học Xã hội TP. HCM 1997

*6. Văn hóa các dân tộc Thiểu số Việt Nam, Nhóm tác giả, NXB Giáo Dục TP.HCM 1998

*7. Lịch sử Văn Minh Thế Giới, Vũ Văn Minh chủ biên, NXB Giáo Dục TP.HCM 2005

*8. Người Việt Nam với Đạo giáo, Nguyễn Duy Hinh NXB Khoa học Xã hội Hà Nội 2003

*9. Đối thoại với các nền Văn hóa – Trung Hoa; các tập Thái Lan; Myanmar; Lào; Thái; Philippines; Indonesia, Biên dịch Trịnh Huy Hòa, Huế 1996

*10. Đất nước Việt Nam qua các đời, Đào Duy Anh, NXB Thuận Hóa Huế 1996

*11. Nghiên cứu Chu Dịch, TT. Quốc học ĐHSP Hà nội, NXB Văn hóa Thông Tin, TP.HCM 2002

*12. Non nước Việt Nam, Tổng cục Du Lịch, NXB Hà Nội 2003

*13. Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước, Lê Văn Hảo, NXB Thanh Niên, Hòa Bình 2000

*14. Thành Cát Tư Hãn – Vó ngựa trường chinh, Nguyễn Trọng Khanh, Phan Thành Tài, NXB Văn Học 1999

*15. Kinh Dịch với Vũ trụ Quan Đông phương, Nguyễn Hữu Lương, Saigon 1971

*16. Thế thứ các triều vua Việt Nam, Nguyễn Khắc Thuần, NXB Giáo Dục, Đồng Tháp 2003

*17. Việt Sử giai thoại, 8 tập, Nguyễn Khắc Thuần, NXB Giáo Dục TP.HCM 2000

*18. Cộng đồng Quốc gia dân tộc Việt Nam, Đặng Nghiêm Vạn, NXB ĐHQG TP.HCM 2003

*19. Việt Nam Quốc hiệu – Cương vực qua các thời đại, Nguyễn Đình Đầu, NXB Trẻ, TP.HCM 2000

*20. Những nền văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam, Phạm Văn Đấu, Phạm Võ Thanh Nga, NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội 2006

*21. Chu Dịch chính kinh, Hoàng Thư biên soạn, NXB VHTT TP.HCM 2001

*22. Văn hóa Đông Sơn – Văn minh Việt cổ, Chử Văn Dần, NXB KHXH Hà Nội 2002

*23. Việt Nam Sử lược, Trần Trọng Kim, NXB VHTT Hà Nội 2002

*24. LỊCH SỬ Trung Quốc 5000 năm, Lâm Hán Đạt, Tào Dư Chương; Y dịch: Trần Ngọc Thuận, NXB Trẻ TP.HCM 2001

*25. Việt Nam những sự kiện lịch sử, Viện Sử học Việt Nam, NXB Giáo Dục Hà Nội 2002

*26. Việt Nam Văn minh Sử, Lê Văn Siêu, NXB Lao Động Hà Nội 2003

*27. Tiến trình Lịch sử Việt Nam, Nguyễn Quang Ngọc chủ biên, NXB Giáo Dục Hà Nội 2002

*28. Kinh Dịch Phục Hy Huyền diệu và Ứng nghiệm, Nguyễn Hồng Sinh, NXB TP.HCM 2003

*29. Các triều đại Trung Hoa, Lê Giảng biên soạn, NXB Thanh Niên Bến Tre 2002

*30. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB VHTT TP.HCM 2002

*31. Đạo giáo và các tôn giáo Trung Quốc, Henri Maspero, Lê Diễn dịch, NXB KHXH TP.HCM 1999

*32. Tìm hiểu quá trình tiến hóa vũ trụ và sinh giới, Vũ Gia Hiền, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 2003

*33. Sử ký Tư Mã Thiên, Phan Ngọc dịch, NXB Văn Học hà Nội 2003

*34. Sử Trung Quốc, Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn Hóa TP.HCM 1997

*35. Bách Thần Hà Nội, Nguyễn Minh Ngọc biên soạn, NXB Mũi Cà Mau TP.HCM 2001.

*36. Kinh Thư – bản dịch của Trần Lê Sáng, Phạm Kỳ Nam.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phụ đính .

Truyền thuyết lịch sử VIỆT

Tiền nhân người Việt Nam đã truyền lại cho đời sau nhiều chuyện cổ tích, đặc biệt là những truyện trước công nguyên. Trong những câu chuyện trên có phần hư cấu, mới đọc tưởng là chuyện tà ma, yêu thuật nhưng khi dùng chìa khoá Dịch Lý để mở mới nhận ra chính là tâm huyết của người xưa, khi đưa các mã tin của Dịch Lý vào các câu chuyện cổ tích – kết hợp với cổ sử Trung Hoa và Việt Nam đối chiếu với những khám phá của một số ngành khoa học hiện đại ta có thể phục dựng lại nguyên bản của lịch sử, đúng như những gì đã xảy ra, rửa sạch các lớp sơn ô uế mà ai đó đã phủ lên lịch sử của con dân Việt Nam – con dân Họ Hùng trong số đó quan trọng nhất là Hùng triều ngọc phả.

e- Hùng triều ngọc phả :

Dựa theo phả hệ Hùng Vương 18 đời được lưu truyền từ xa xưa và con dân Việt coi như chính sử:

1 Hùng Dương Vương

2 Hùng Hiển Vương

3 Hùng Quốc Vương hay Thuấn Vương – Lâm Lang

4 Hùng Nghi Vương – Bảo Lang ( dị bản: Tân Lang)

5 Hùng Hy Vương – Viêm Lang ( dị bản: Hùng Anh Vương)

6 Hùng Hoa Vương – Hải Lang̣

7 Hùng Huy Vương – Long Tiên Lang

8 Hùng Chiêu Vương – Quốc Tiên Lang

9. Hùng Ninh Vương – Thừa Văn Lang

10. Hùng Uy Vương – Hoàng Hải Lang ( dị bản: Hùng Vĩ Vương)

11. Hùng Trịnh Vương – Đức Hưng Lang

12. Hùng Vũ Vương – Hiền Đức Lang

13. Hùng Việt Vương – Tuấn Lang

14. Hùng Định Vương – Chân Lang

15. Hùng Triệu Vương – Cảnh Triệu Lang (dị bản: Cảnh Thiều)

16. Hùng Tạo Vương – Đức Quân Lang (dị bản: Đức tân)

17. Hùng Nghị Vương – Quang Lang

18. Hùng Duệ Vương – Huệ lang (dị bản: Duệ Đức)

Riêng tư liệu do Nguyễn Hồng Sinh sưu tầm có thêm Hùng Vương thứ 19: Hùng Kính Vương?

g-Tóm tắt một số truyện cổ tích Việt .

Để giúp bạn đọc đặc biệt là các bạn trẻ dễ dàng nắm bắt ý trong bài viết xin tóm tắt một số truyện cổ tích Việt được dùng làm tư liệu dẫn chứng cho cả loạt bài viết về lịch sử họ HÙNG .

g .1. Sự tích họ Hồng Bàng

Đế Minh là dòng dõi 3 đời của Viêm Đế Thần Nông, đi dạo chơi phương nam đến núi Ngũ Lĩnh gặp và kết duyên cùng nàng Vụ Tiên (có dị bản chép là con gái bà Vụ Tiên), sinh ra con trai đặt tên là Lộc Tục. Đế Minh rất thương yêu và có ý định truyền ngôi “đế” cho Lộc Tục, nhưng Lộc Tục quyết không dám nhận vì còn anh trai lớn cùng cha khác mẹ là Đế Nghi. Sau Đế Minh truyền ngôi cho Đế Nghi và phong là vua phương bắc, Lộc Tục là vua phương nam. Lộc Tục lên ngôi lấy hiệu là Kinh Dương Vương – đặt tên nước là Xích Quỉ. Kinh Dương Vương kết duyên cùng Long Nữ (dị bản chép là Long Mẫu, là nàng Áng Mây) con gái của Động Đình Quân, vua vùng hồ Động Đình, hạ sinh một con trai đặt tên là Sùng Lãm. Sùng Lãm nối ngôi cha xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ con gái của Đế Lại và là cháu của Đế Nghi. Âu Cơ sinh ra một cái bọc trong có 100 quả trứng, sau nở ra 100 người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ, “Ta là dòng dõi rồng vốn sống ở dưới nước, nàng là dòng dõi tiên sống trên cạn nên không thể sống mãi cùng nhau được” rồi Lạc Long Quân đưa 50 con xuống biển, Âu Cơ dẫn 50 con lên núi Phong Châu, các con theo Âu Cơ tôn người con trưởng lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương – đặt tên nước là Văn Lang nước Văn lang bắc giáp hồ Động đình, Đông giáp Nam hải, tây giáp Ba thục và nam giáp nước Hồ tôn. Dòng giống Việt được hình thành từ đấy.

g.2. Truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh

Sơn Tinh tên là Nguyễn Tuấn, sau còn các tên: Nguyễn Huệ, Nguyễn Chiêu Dung, con của Nguyễn Cao Hạnh và bà Đinh thị Dung, sau khi cha chết, mẹ con dẫn nhau lên ở núi Ngọc Tãn. Ở đây Sơn Tinh được Ma Thị là chủ núi nhận làm con nuôi, Nguyễn Tuấn được thần núi cho cây gậy thần có đầu sinh đầu tử, do cứu được một con rắn (dùng gậy đầu sinh) vốn là con vua thủy tề, được trao “sách ước” đễ tạ ân, sách ước có 3 trang (không rõ 3 trang gì).

Vua Hùng Vương thứ 18 mở hội kén chồng cho Mỵ Nương Ngọc Hoa là con gái yêu của vua. Cả Sơn Tinh và Thủy Tinh đều đến cầu hôn, vua Hùng phân vân không biết chọn ai, vua quyết định ai đem sính lễ đến trước sẽ gả công chúa cho. Sơn Tinh nhờ có sách ước (?) nên chuẩn bị nhanh chóng lễ vật và đến trước, vua Hùng ưng ý và gả công chúa Ngọc Hoa cho Sơn Tinh. Thủy Tinh đến sau nên không lấy được vợ, nổi giận dâng nước lên đánh Sơn Tinh, nhưng Sơn Tinh nhờ có sách ước, gậy thần làm phép hể nước dâng lên thì núi cao lên thêm mãi, và nhờ gậy thần “đầu sinh đầu tử” nên binh tôm tướng cá tan tành phúc chốc, đất nước hưởng thanh bình, Thủy Tinh đành chịu thua và rút lui. Sau Hùng Vương truyền ngôi cho con rể là Sơn Tinh vẫn lấy hiệu là Hùng Vương.

g.3. Chuyện bánh dày bánh chưng

Vua Hùng đã già bèn nghỉ ra cách để tìm người kế vị. Vua bèn ra lệnh cho các hoàng tử (các Lang) ai dâng lên cho vua được món ăn ngon nhất và ý nghĩa nhất sẽ được vua truyền ngôi. Trong khi các anh em đổ đi khắp nơi để tìm của ngon vật lạ thì hoàng tử Lang Liêu vốn cảnh sống rất thanh bạch và không muốn dành ngôi vua nhưng bản tính hiếu thảo nên vẫn băn khoăn không biết lấy gì dâng cho vua cha, chợt tối ngủ Lang Liêu được một vị thần hiện ra chỉ dẫn: Lấy gạo nếp tinh tuyền đã nấu chín giã ra làm bánh màu trắng hình tròn, đặt tên là bánh dày. Lấy gạo nếp đổ trên lá, giữa cho nhân đậu xanh và thịt heo gói lại thành hình vuông đem luộc chín gọi là bánh chưng. Khi dâng vua, vua cha cho các món ngon vật lạ của các hoàng tử khác đều là tầm thường. Riêng bánh dày và bánh chưng của Lang Liêu được vua khen ngon và hỏi ý nghĩa thì Lang Liêu tâu: Bánh dày hình tròn tượng trưng cho trời. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất. Vua khen trời tròn đất vuông là trọn ý nghĩa của đạo trời đất, và vua quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.

g.4- Truyện Thánh GIÓNG.

Giặc Ân sang xâm chiếm nước ta, thế giặc mạnh mẽ lắm nhà vua cho truyền rao khắp nơi kêu gọi người tài ra chống giặc cứu nước.

Ở làng Phù đổng tổng Võ ninh có 1 cậu bé đã 3 tuổi mà chưa biết nói vậy mà khi thiên xứ của vua đến bỗng đứa trẻ ấy lên tiếng xin nhà vua ban 1 con ngựa sắt và 1 cây gậy sắt để đi chống giặc, rồi cậu dục cha mẹ thổi cơm cho mình ăn để lên đường cho kịp lệnh vua, ăn hết nồi này cậu lại đòi thêm nồi khác đến khi nhà hết gạo thì cả dân làng tật trung nồi và gạo để thổi cơm cho cậu ăn... khi đã no đứa bé đứng dậy vươn vai 3 lần biến thành chàng thanh niên cao lớn khoẻ mạnh phi thường, vừa kịp khi nhà vua cho mang ngựa sắt và roi sắt đến chàng liền phóng lên ngựa cầm roi sắt phi ra trận tiền ,ngựa đi đến đâu giặc tan tác đến đó hết lớp này đến lớp khác đến nỗi gãy cả gậy sắt chàng liền nhổ tre vung lên đánh giặc hết bụi này đến bụi khác. xác giặc và tre vươn vãi khắp nơi nên về sau khắp nước ta đâu đâu cũng có tre mọc.

Phá xong giặc ngài cưỡi ngựa sắt bay về trời ở vùng núi Sóc sơn,từ đó nước ta mãi mãi vua cho lập đền thờ và phong là Phù Đổng Thiên Vương , dân gian gọi ngài là thánh GIÓNG.

g.5. Chuyện nỏ thần

Thục An Dương Vương xây thành ở đất Việt Thường, nhưng thành xây mãi không xong, cứ xây rồi lại đổ. Nhà vua lập đài cầu khấn thì thần Kim Qui hiện lên xưng là Thanh Giang Sứ Giả chỉ cho vua cách trừ yêu quái nên thành xây không đổ nữa. Thành xây 9 lớp và xoáy như hình con ốc, vua đặt tên là Thành Cổ Loa. Trước khi giả từ thần Kim Qui còn tặng vua một cái vuốt để làm vật báu trấn quốc. An Dương Vương sai tướng quân Cao Lỗ dùng vuốt rùa chế thành nỏ thần gọi là “Thần nỏ rùa vàng”, khi giặc xâm lăng vua mang nỏ thần ra bắn thì quân giặc tan tác ngay. Thấy vậy, Triệu Đà vua nước kế bên vẫn có dã tâm thôn tính nước ta, lập kế cầu hòa, xin cho con là Trọng Thủy lấy con gái An Dương Vương là Mỵ Châu, ở rể tại Âu Lạc. Vốn sẵn âm mưu Trọng Thủy hỏi dò vợ về nỏ thần; Mỵ Châu mất cảnh giác đem nỏ thần cho xem, Trọng Thủy bèn tráo và trả lại cái nỏ giả, rồi về nước báo tin cho cha. Được tin Triệu Đà cất quân đánh An Dương Vương; vì đã mất nỏ thần nên An Dương Vương thua chạy – cha con đến cửa biển Nghệ An khấn thần Kim Qui, thần hiện lên bảo “Giặc đang ngồi sau lưng nhà vua đấy”, nhà vua biết muôn sự do Mỵ Châu gây ra, nên tuốt gươm chém con rồi cầm sừng Văn Tê 7 tấc đi vào biển.

g.6. Sự tích trầu cau

Hai anh em trai tên là Tân và Lang giống nhau như 2 giọt nước, cha mẹ mất sớm nên 2 anh em vô cùng thương yêu và đùm bọc lẫn nhau. Rồi người anh là Tân lấy vợ, anh em vẫn ở chung nhà; vì 2 người giống nhau như 2 giọt nước nên người chị dâu không thể phân biệt được chồng và em, khiến Tân nhiều khi hiểu lầm nghi oan cho em. người em bỏ nhà ra đi, đi mãi tới bên bờ suối kiệt sức ngồi nghỉ rồi chết biến thành tảng đá. Người anh thấy mất em, vô cùng ân hận và ra đi, quyết tìm cho được em, nhưng đi mãi đi mãi vẫn không tìm được, thấy có tảng đá thì ngồi đấy khóc mãi cho tới chết, và cạnh tảng đá mọc lên một cây cau. Người vợ cũng ra đi tìm chồng và em. Khi đến bờ suối thấy có tảng đá và cây cau liền ngồi nghỉ và chết tại đấy, hồn biến thành dây trầu không mọc leo từ tảng đá quấn lấy cây cau.

Vua Hùng tuần du đến đấy nghe kể chuyện thì rất xót xa cho tình nghĩa anh em và vợ chồng bèn sai nung đá thành vôi, ăn vôi với trầu và cau thì thấy có hương vị đặc biệt và tạo nên chất nước đỏ thắm, mọi người đi theo đều bắt chước vua. Từ đó có tục ăn trầu ở nước ta, cũng do tích này trầu và cau trở thành của sính lễ cầu hôn bắt buộc trong phong tục người nước mình.

g.7. Sự tích tục xâm mình

Thời vua Hùng, dân ở núi xuống nước đánh bắt cá thường bị loài thuồng luồng làm hại, bèn cùng nhau tâu lên vua, vua phán: “Các giống ở trên núi khác với giống loài ở dưới nước. Các loài ở nước chỉ ưa những gì giống với mình và ghét những gì khác mình vì vậy dân ta mới bị gây hại.” Nói rồi vua ra lệnh cho những ai xuống nước phải lấy màu xâm lên mình hình giống thủy quái. Từ đó không bị thuồng luồng làm hại nữa. Tục vẽ mình của dân Việt có từ đó.

h. Thơ sử

Bài thơ sử số 1

tác giả : vua Minh Mạng .

Văn hiến thiên niên quốc

Xa thư vạn lý đồ

Hồng bàng khai tịch hậu

Nam phục nhất Đường Ngu

Bài thơ sử số 2

là 4 câu đầu trong bài thơ ‘Hành quận’ của Phạm sư Mạnh thế kỷ 14.

Nghĩ thuyền hà thạch tố thanh ba

Lũng lại tranh nghênh xứ Bái qua

Lô thủy phân ( phiên ) ly Thao tục ( tụ )Lạc

Văn lang nhật nguyệt Thục sơn hà

Bài thơ sử số 3

Là 4 câu đầu của bài ‘Tuần thị Chân đăng châu ‘ của Phạm sư Mạnh .

Thiên khai địa tịch lộ Tam giang

Kỳ tuyệt tư du ngũ vị tằng

Kiểu ngoài Bách Man hoàn Cổ lũy

Quốc Tây cự chấn ( trấn ) tráng Chân Đăng .

Những vần thơ này đã được người viết hiệu chỉnh dựa trên ý nghĩa lịch sử mới được phát hiện , phần trong ( ...) là những chữ trong các bản đang lưu hành .

Chỉ mấy vần thơ ngắn ngủi đã cô đọng cả lịch sử họ HÙNG thời trước công nguyên , chúng ta sẽ tuần tự ‘giải’ từng câu từng chữ trong phần sử thuyết .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào tác giả |Nguyễn Quang Nhật,

Tôi đã đọc kỹ những bài viết của anh về lịch sử và Dịch học. Càng đọc, càng nghĩ càng thấy sử thuyết này thật hợp lý. Văn hóa cổ của Việt và Hoa hòa quện vào nhau rất chặt chẽ. Như nhà Mãn (Thanh) chỉ trong mấy chục năm khi chiếm được Trung Hoa, cho dù rất có ý thức giữ gìn bản sắc, cuối cùng bị văn hóa Trung Hoa nuốt mất. Thật khó hiểu nếu sau 1000 năm Bắc thuộc Việt có thể giữ được văn hóa riêng, không bị đồng hóa. Điều này chỉ có thể giải thích được là Hoa và Việt đã có cùng chung nguồn gốc lịch sử.

Xin tặng tác giả bài thơ về sử thuyết họ Hùng. Hy vọng là tôi diễn tả đúng ý trong sử thuyết này.

Sử thuyết họ Hùng

Chong đèn xem sử nước nhà

Đường về nguồn cội thật là xa xăm

Họ Hùng khai quốc vạn năm

Núi Đọ, sông Mã, Quỳnh Văn thủa nào

Phải đời Nghiêu đế xứ Đào

Ruộng đồng xanh dải sông Thao bốn mùa?

Nam bang triệu tổ xa xưa

Ân đức vua Thuấn như mưa ruộng cày

Sơn Tinh – Hạ Vũ đâu đây?

Sông Đà trị thủy, núi này Tản Viên

Lạc Long chiến thắng thiên nhiên

Mở rộng bờ cõi khắp miền biển Đông

Việt Thường lắm trĩ nhiều công

Phải nhà Thương cũ bên dòng Trường Giang?

Lang Liêu lập nước Văn Lang

Kinh đô Cổ Thục n Nam một vùng?

Nhà Chu với chín đỉnh đồng

Phải thời Thục Phán trống đồng ớc ta?

Đông Chu đô đóng Cổ Loa?

Xuân Thu, Chiến Quốc ng sử Nam?

Tiên Hoàng trùng nghĩa Thủy Hoàng

Đinh - Tần thống nhất con đàn ng Vương?

Lý Bôn người gốc xứ Mường

Tranh hùng Hạng Vũ, Trương Lương cùng thời?

Nam Việt riêng một cõi trời

Triệu Đà chính lẽ vua người nước Nam

Hiểm sâu Lưu Tú mưu gian

Nhập nhèm Hoa – Hán, Bắc – Nam đánh quàng

Bà Trưng khởi nghĩa Khăn Vàng?

Thân dù tử tiết, tiếng vang muôn đời

Thục Ngô liên kết răng môi

Ngô Quyền, Lý Bí hai nơi chống Tào?

Tùy, Đường triều đại thế nào

Tiền Lê, Tiền Lý so vào khớp chăng?

Đại Việt từ thủa Thăng Long

Ngàn năm độc lập, núi sông vẫn còn

Ngẫm suy thấu đạo vuông tròn

Dân Hoa, dân Việt cháu con vua Hùng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào tác giả Nguyễn Quang Nhật!

Tôi được anh Minh Xuân giới thiệu nên mới biết đến trang web này và các bài viết của bác. Trong mấy ngày vừa rồi, tôi chủ yếu đọc một số bài của bác và 1 số bài nữa liên quan đến sử nước nhà. Phải nói là cực kỳ ấn tượng!

Ấn tượng đầu tiên của tôi là sốc! Bác đã dựa trên các huyền tích, truyền thuyết, dã sử cũng như chính sử của hai nước, đối chiếu và so sánh, chỉ ra điểm bất hợp lý cũng như hướng suy luận khả dĩ có thể chấp nhận là hợp lý. Từ cách làm này, một sử thuyết được đưa ra khiến cho toàn bộ nền sử học thế giới phải viết lại chương về Đông phương học. Riêng 2 nước Việt Nam và Trung Quốc phải sửa đổi lại toàn bộ sách giáo khoa cũng như các công trình nghiên cứu sử học từ trước đến nay chỉ còn giá trị tham khảo. Cùng với đó là môn khảo cổ học cũng có một số thay đổi trong tên gọi các nền văn hóa, di chỉ khảo cổ trước đây!

Trước các bài viết của bác, tôi đã đọc khá kỹ cuốn Nguyên Lý Chọn Ngày Theo Lịch Can Chi của tác giả Hoàng Tuấn. Trong cuốn này, tác giả cũng đưa ra một số nhận định gần giống của bác. Tuy nhiên, do cuốn sách hướng tới mục tiêu truyền đạt cho mọi người phương pháp tính, không chủ trương đi vào lý giải và chứng minh nên các luận cứ đưa ra chưa đủ thuyết phục. Đọc Sử thuyết của bác, tôi gần như bị thuyết phục hoàn toàn, tuy nhiên có một số điểm tôi còn thắc mắc, tôi sẽ tập hợp lại và đưa ra trong một bài viết sau. Về sử thuyết, tôi có vài suy nghĩ:

+ Sử thuyết của bác gần giống Mật mã Da Vinci (Da Vinci Code) khiến cho lịch sử 2 nước Việt Nam và Trung Quốc có số phận gần như Kinh Thánh của Phương Tây được phân tích trong này. Một cuốn sách Tiếng Việt khác là Tây Dương Gia Tô Bí Lục cũng bị coi là báng bổ gần như Mật mã Da Vinci, qua đó bóc trần bộ mặt thật của những sự kiện được chép trong "chính sử". Tôi rất tâm đắc về ý tưởng, nhưng tôi chờ đợi thêm những luận cứ thuyết phục hơn, đặc biệt là các bằng chứng khảo cổ;

+ Trong xã hội học hiện đại, người ta có nói đến một thứ gọi là "Học thuyết âm mưu" (CONSPIRACY THEORY). Nếu nhìn nhận theo quan điểm này thì Sử thuyết của bác cũng thuộc về nhóm này. Tuy nhiên theo tôi, Sử thuyết có nhiều điểm đáng tin cậy, và tầm quan trọng của nó quá lớn nên đòi hỏi phải bổ sung các luận cứ đáng tin cậy khác một cách có hệ thống. Có như vậy mới đủ sức thuyết phục và trở thành 1 bước ngoặt đối với nền sử học 2 nước;

+ Một số chi tiết ban đầu tôi thắc mắc như sau:

- Hai Bà Trưng thì rõ ràng là nữ, còn trong khởi nghĩa khăn vàng thì chỉ có 1 lãnh đạo là nữ;

- Truyền thuyết xây thành Cổ Loa có đề cập đến Thần Kim Quy nói mình là sứ giả Thanh Giang, vậy Thanh Giang là sông nào? Ở đâu?

- Các chi tiết thời Hùng Vương không rõ lắm, nhưng từ thời An Dương Vương đều có gắn với 1 địa điểm nào đó ở Việt Nam. Sự kiện thống tướng Đồ Thư nhà Tần sang đánh nước ta và chết ở Luy Lâu là có thật. Địa danh này được ghi là ở Thuận Thành, Bắc Ninh, gần khu vực chùa Dâu;

- Mọi sự kiện được chốt là đến nhà Lý thì trở lại như chính sử. Ỷ Lan nguyên phi họ Lê, võ hậu họ Võ hay Vũ. Các sự kiện kèm theo: Nơi sinh Ỷ Lan nguyên phi tại thôn Ngọc Quỳnh, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, Hưng Yên (quê tôi) đã được thừa nhận từ lâu! Nơi phát tích của nhà Lý ở thôn Cổ Pháp, Tiên Du, Bắc Ninh cũng như đền thờ Lý triều bát đế ở Đình Bảng cũng còn đó! Ngay cả sự kiện dời đô về Đại La, lấy tên là Thăng Long cũng được thừa nhận rộng rãi từ xưa là năm 1010 thì giải thích thế nào?

- Nói họ Nguyễn xuất phát từ chữ Nguyên là không đúng. Tản Viên Sơn Nguyễn Tuấn có từ trong huyền tích, không phải mãi sau này mới có họ Nguyễn do đọc trại của từ Nguyên mà ra.

- Việt Nam có truyền thống đặt tên con trai có đệm là chữ Văn, con gái có chữ Thị. Điều này không thấy tác giả đề cập đến. Không biết truyền thống này có từ xưa hay mới gần đây? Liệu có liên quan gì đến Văn Lang và Hồng Bàng thị của tổ tiên?

Còn một số điểm nữa, do thời gian đọc gấp, chưa thống kê lại được, tôi sẽ bổ sung sau. Dù sao cũng phải cảm ơn tác giả Nguyễn Quang Nhật đã khơi dậy nỗi niềm tôi ấp ủ bấy lâu mà chưa có điều kiện nghiên cứu. Hy vọng rằng, tôi sẽ sắp xếp được thời gian để làm được 1 chút gì đó cho Sử thuyết thêm hoàn thiện, góp phần vào công sức con cháu tri ân tổ tiên Hồng Bàng của đất Văn Lang.

Cảm ơn anh Minh Xuân đã giới thiệu cho tôi biết đến Diễn đàn này! Thời gian tới, tôi sẽ đọc lại Sử thuyết, đọc thêm Dịch học họ Hùng và sẽ tổng hợp ý kiến của tôi về hai chủ đề này!

Share this post


Link to post
Share on other sites

bạn Thích đủ Thứ ơi,

1 cây làm chẳng nên non

3 cây chụm lại nên hòn núi cao .

nqn

Share this post


Link to post
Share on other sites

trích nhatnguyen52: bằng chứng là không có 1 từ nào thể hiện ác cảm được tạo ra từ ‘Hoa’, không những không dị ứng mà còn ngược lại nữa như: các vua quan thời quân chủ Việt Nam luôn lấy điển tích của các bậc minh quân, chúa hiền Trung Hoa làm gương soi mình, dân chúng Việt thì say mê với các tuồng cổ Trung Hoa, chữ Nho được gọi là chữ thánh hiền V.v…

Ăn mày thấy tiếng việt mình có những từ như hoa hoè hoa sói, hoa lá cành, hoa hoét (ngoa ngoét), hoa liễu vân vân ... nhưng tui cũng đồng ý là những từ này không phải thể hiện ác cảm (có vẻ là châm biếm và hài hước nhiều hơn) :unsure:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng ra phần bàn luận nên đưa sang mục "Hành lang thảo luận các bài viết của nhatnguyen52" cho khỏi loãng ý tác giả. Nhân tiện xin góp vài suy nghĩ về một số điều bạn Thích Đủ Thứ nêu ra.

- Truyền thuyết xây thành Cổ Loa có đề cập đến Thần Kim Quy nói mình là sứ giả Thanh Giang, vậy Thanh Giang là sông nào? Ở đâu?

Thanh Giang rõ ràng là chỉ biển Đông. Theo truyền thuyết An Dương Vương ra cửa Đông đón sứ giả. Rồi khi chạy giặc đến biển vua gọi sứ giả Thanh Giang đến. Thanh là màu của phương Đông. Nhưng có thể còn có ẩn ý Thanh là nhà Thương. Nếu lẫy nỏ thần Rùa vàng là Qui Tàng Dịch thì hiển nhiên người trao nó cho An Dương Vương phải là sứ giả của nhà Thương. An Dương Vương cầm sừng tê đi ra biển Đông có lẽ gần giống như Bác Hồ nói là đi gặp Các Mác và Lê Nin vậy :o , tức là đi gặp những người tiền nhân của mình.

- Mọi sự kiện được chốt là đến nhà Lý thì trở lại như chính sử. Ỷ Lan nguyên phi họ Lê, võ hậu họ Võ hay Vũ. Các sự kiện kèm theo: Nơi sinh Ỷ Lan nguyên phi tại thôn Ngọc Quỳnh, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, Hưng Yên (quê tôi) đã được thừa nhận từ lâu! Nơi phát tích của nhà Lý ở thôn Cổ Pháp, Tiên Du, Bắc Ninh cũng như đền thờ Lý triều bát đế ở Đình Bảng cũng còn đó! Ngay cả sự kiện dời đô về Đại La, lấy tên là Thăng Long cũng được thừa nhận rộng rãi từ xưa là năm 1010 thì giải thích thế nào?

Ở Bắc Ninh còn lại nền chùa Dạm rất lớn, tương truyền là nơi Nguyên Phi Ỷ Lan tu hành. Chùa này xem về qui mô nền với 4 tầng giật cấp có lẽ không kém gì Bái Đính đại tự hiện đang xây ở Ninh Bình. Thật khó tưởng tượng là một nhà Lý vừa mới dành được độc lập và dời đô ra từ Hoa Lư lại xây một cái chùa lớn như vậy. Tiềm lực của nhà Lý không thể nhỏ như chính sử vẫn ghi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Minh Xuân viết:

Thật khó hiểu nếu sau 1000 năm Bắc thuộc Việt có thể giữ được văn hóa riêng, không bị đồng hóa. Điều này chỉ có thể giải thích được là Hoa và Việt đã có cùng chung nguồn gốc lịch sử.

Bài số 7 - Sử thuyết họ Hùng III.

Theo tôi thì còn một cách giải thích khác và Việt Hoa không thể có một nguồn gốc lịch sử. Cách giải thích đó là:

Vì một bề dày về khối lượng văn hóa tri thức và thời gian trải gần 3000 năm lịch sử (2622 năm dưới thời Hùng Vương - cội nguồn dân tộc Việt), nên dân tộc Việt đã không bị đồng hóa bởi sức mạnh của kẻ đô hộ. Mà ngược lại, chính bề dày về không thời gian văn hiến sử đó, đã đồng hóa lại chính kẻ đô hộ về văn hóa, tri thức.

Cùng một hiện tượng có nhiều cách giải thích. Nhưng cách giải thích được coi là đúng nhất khi nó phù hợp với tiêu chí khoa học.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Thiên Sứ

Theo tôi thì còn một cách giải thích khác và Việt Hoa không thể có một nguồn gốc lịch sử. Cách giải thích đó là:

Vì một bề dày về khối lượng văn hóa tri thức và thời gian trải gần 3000 năm lịch sử (2622 năm dưới thời Hùng Vương - cội nguồn dân tộc Việt), nên dân tộc Việt đã không bị đồng hóa bởi sức mạnh của kẻ đô hộ. Mà ngược lại, chính bề dày về không thời gian văn hiến sử đó, đã đồng hóa lại chính kẻ đô hộ về văn hóa, tri thức.

Liêm trinh nghĩ điều cụ nói rất đúng. Lịch sử Trung Quốc cũng có những trang tương tự của người mông cổ và Mãn Thanh là hai dân tộc đã chinh phục được Trung quốc nhưng nền văn hóa của họ bị nền văn hóa trung quốc đồng hóa luôn.

Kính cụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Thiên Sứ

Liêm trinh nghĩ điều cụ nói rất đúng. Lịch sử Trung Quốc cũng có những trang tương tự của người mông cổ và Mãn Thanh là hai dân tộc đã chinh phục được Trung quốc nhưng nền văn hóa của họ bị nền văn hóa trung quốc đồng hóa luôn.

Kính cụ

Mông và Mãn đã bị văn hóa Trung Hoa đồng hóa nhưng sử Trung Quốc bây giờ vẫn coi nhà Nguyên và nhà Thanh là trang chính sử của mình. Còn trường hợp văn hóa Bách Việt đồng hóa Hán thì tại sao lại không thể có chuyện sử Việt là sử Trung Quốc được?

Tôi nghĩ là mọi người đều đúng khi nói văn hóa Bách Việt với bề dày của nó đã đồng hóa văn hóa Hán. Nhưng một nền văn hóa lớn như vậy, trên một diện rộng như vậy, không thể sang tên một cách đơn giản như vào nhà người khác lấy một đồ vật được, mà chắc chắn phải có dấu ấn sâu sắc trong lịch sử. Văn hóa đi liền với xã hội, thay đổi văn hóa gắn với thay đổi xã hội, tức là gắn với lịch sử.

Trân trọng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mông và Mãn đã bị văn hóa Trung Hoa đồng hóa nhưng sử Trung Quốc bây giờ vẫn coi nhà Nguyên và nhà Thanh là trang chính sử của mình. Còn trường hợp văn hóa Bách Việt đồng hóa Hán thì tại sao lại không thể có chuyện sử Việt là sử Trung Quốc được?

Tôi nghĩ là mọi người đều đúng khi nói văn hóa Bách Việt với bề dày của nó đã đồng hóa văn hóa Hán. Nhưng một nền văn hóa lớn như vậy, trên một diện rộng như vậy, không thể sang tên một cách đơn giản như vào nhà người khác lấy một đồ vật được, mà chắc chắn phải có dấu ấn sâu sắc trong lịch sử. Văn hóa đi liền với xã hội, thay đổi văn hóa gắn với thay đổi xã hội, tức là gắn với lịch sử.

Trân trọng.

Theo tôi việc Văn hóa Việt đồng hóa văn hóa Hán , cũng như văn hóa Hán - vốn chỉ là những mảnh còn lại của văn hóa Việt - đồng hóa văn hóa Nguyên - Thanh. Nhưng không có nghĩa sử Việt và Hán là một. Điều này cũng như sử Nguyên Thanh không có nghĩa là sử Hán.

Kề từ dân tộc Việt lập quốc 2879 trước CN - biên giới ngay bên cạnh Ân Hạ - Thưông Chu trải hốn 2000 năm. Tất phải có giao lưu văn hóa. Văn hóa Việt cũng đã ảnh hưởng đến văn hóa Hán phần nào.

Trong luận ngữ , Khổng Tử viết:

"Nếu không có Quản trọng thì dân Hán mặc áo cài vạt bên trái như dân man". Điều này cho thấy văn Hóa Việt ảnh hưởng rất mạnh tới văn hóa Hán ngay từ 700 năm BC (Thời Quản trọng). Hoặc như Việt sử lược viết:

Việt Vương Câu Tiễn sai sứ sang đề nghị liên minh với Hùng Vương chống lại Trung Nguyên". Điều này cho thấy vào thế kỷ V BC, Văn Lang vẫn là một nước hùng mạnh ở nam Dương Tử.

Bởi vậy, việc Hán hóa văn hóa Việt trải hàng ngàn năm ở bờ nam Dương tử hợp lý hơn nhiều việc Hán hóa Nguyên Thanh. Nhưng không có nghĩa sử Hán là sử Nguyên Thanh, cũng như sử Việt không có nghĩa là Sử Hán và ngược lại.

Sự đồng hóa về văn hóa và lịch sử mỗi dân tộc là hai phạm trù khác nhau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn

Mông và Mãn đã bị văn hóa Trung Hoa đồng hóa nhưng sử Trung Quốc bây giờ vẫn coi nhà Nguyên và nhà Thanh là trang chính sử của mình. Còn trường hợp văn hóa Bách Việt đồng hóa Hán thì tại sao lại không thể có chuyện sử Việt là sử Trung Quốc được?

Theo liêm trinh có khác biệt đấy chứ Mông và Mãn là những dân tộc chiến thắng và thống trị dân tộc Hoa còn Bách Việt thì theo giả thiết của chuyên mục bộ phận ưu tú nhất đã phải rút lui, những người còn ở lại đã bị đồng hóa.

kính bạn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các ACE thân mến!

Vấn đề Tàu chiếm dụng, biến sử Ta thành sử Tàu hoàn toàn có thể sảy ra. Ít nhất là về các đời xa xưa như nhà Hạ, Nghiêu, Thuấn... đã có những lý luận tương đối thuyết phục cho luận điểm này. Cả anh Thiên Sứ cũng nói là có bằng chứng cho thấy vua Nghiêu là người Việt. Vậy hà cớ gì vấn đề này không thể sảy ra trong thời gian gần hơn ?

Chỉ có những đời gần hơn, sau thời Tần thống nhất Trung Quốc là nhiều người cảm thấy lúng túng. Sự lúng túng này cũng có thể là do quá mới lạ so với cái hiểu biết cũ của ta và những logic bạn nhatnguyen52 đưa ra chưa đủ thuyết phục, nhưng hoàn toàn có thể. Vấn đề là chúng ta cùng góp sức làm sáng tỏ khả năng này đối với cả thời gian lịch sử gần hơn (Tử Tần tới Đường). Ngoài tìm những khía cạnh phủ nhận cũng nên tìm những khía cạnh ủng hộ quan điểm này. Như vậy, sau một thời gian, chân lý sẽ sáng tỏ.

Trân trọng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các ACE thân mến!

Vấn đề Tàu chiếm dụng, biến sử Ta thành sử Tàu hoàn toàn có thể sảy ra. Ít nhất là về các đời xa xưa như nhà Hạ, Nghiêu, Thuấn... đã có những lý luận tương đối thuyết phục cho luận điểm này. Cả anh Thiên Sứ cũng nói là có bằng chứng cho thấy vua Nghiêu là người Việt. Vậy hà cớ gì vấn đề này không thể sảy ra trong thời gian gần hơn ?

Chỉ có những đời gần hơn, sau thời Tần thống nhất Trung Quốc là nhiều người cảm thấy lúng túng. Sự lúng túng này cũng có thể là do quá mới lạ so với cái hiểu biết cũ của ta và những logic bạn nhatnguyen52 đưa ra chưa đủ thuyết phục, nhưng hoàn toàn có thể. Vấn đề là chúng ta cùng góp sức làm sáng tỏ khả năng này đối với cả thời gian lịch sử gần hơn (Tử Tần tới Đường). Ngoài tìm những khía cạnh phủ nhận cũng nên tìm những khía cạnh ủng hộ quan điểm này. Như vậy, sau một thời gian, chân lý sẽ sáng tỏ.

Trân trọng

Việc người Tàu có sử của họ và sử Việt của người Việt cần rất tách bạch. Theo các nhà nghiên cứu sử thì sử Tàu chỉ tương đối rõ ràng từ 800 BC. nên những v/d huyền sử như Nghiêu Thuấn, nếu có bằng chứng đều có thể chứng minh...Mọi giả thuyết đều có thể đặt ra. Nhưng việc minh chứng cho giả thuyết đó cần tuân thủ chặt chẽ tiêu chí khoa học. nếu đặt v/d sử Tàu là sử ta thì bản thân sử Tàu sẽ là gì? Không có luôn chăng? Đây là điều vô lý. Bởi vậy cần xác định vấn đề này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo các nhà nghiên cứu sử thì sử Tàu chỉ tương đối rõ ràng từ 800 BC.

Cái này anh Nhatnguyen52 còn có nhiều lý do nghi nghờ. Trong chuyên mục anh ấy có viết về không ít những lý do đó. Tuy nhiên, bị nghi nghờ thì chưa chắc đã sai. Cần phải chứng minh.

Nhưng việc minh chứng cho giả thuyết đó cần tuân thủ chặt chẽ tiêu chí khoa học.

Cái này đúng thôi, nhưng có lẽ chưa đến giai đoạn đó nên anh Nhatnguyen mới tạm gọi là Sử Thuyết, chứ chưa khẳng định chắc chắn như anh về văn hóa Việt. Tôi nghĩ có lẽ mới tới giai đoạn ý tưởng, giả thuyết. Nhưng không thể coi nhẹ. Mọi lý thuyết vĩ đại nhất cũng phải qua những giai đoạn như vậy. Tư tưởng thiên tài thường xuất hiện trong giai đoạn ý tưởng. Sự chứng minh thiên lao động cụ thể. Nhưng cái gì cũng có giai đoạn của nó. Có thể giai đoạn sau anh ấy đủ luận cứ chứng minh theo tiêu chí khoa học Sử thuyết của mình, cũng có thể anh ấy đủ luận chứng cho đó là sai lầm. Chúng ta hãy chờ xem và nếu ai có năng lực và điều kiện cũng nên góp phần làm sáng tỏ vì thực chất đây cũng là việc chung.

nếu đặt v/d sử Tàu là sử ta thì bản thân sử Tàu sẽ là gì? Không có luôn chăng?

Trong trường hợp anh Nhatnguyen đúng thì sử Tàu vẫn có, chỉ có điều không phải như bây giờ và viết lại nó là trách nhiệm của họ.

Trân trọng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việc người Tàu có sử của họ và sử Việt của người Việt cần rất tách bạch. Theo các nhà nghiên cứu sử thì sử Tàu chỉ tương đối rõ ràng từ 800 BC. nên những v/d huyền sử như Nghiêu Thuấn, nếu có bằng chứng đều có thể chứng minh...Mọi giả thuyết đều có thể đặt ra. Nhưng việc minh chứng cho giả thuyết đó cần tuân thủ chặt chẽ tiêu chí khoa học. nếu đặt v/d sử Tàu là sử ta thì bản thân sử Tàu sẽ là gì? Không có luôn chăng? Đây là điều vô lý. Bởi vậy cần xác định vấn đề này.

Sử Tàu theo lý sẽ phải ngắn hơn sử Việt vài ngàn năm vì văn hiến Việt có trước (điều này có lẽ ai trong diễn đàn này đều công nhận). Sử Tàu có vẻ tương đối rõ ràng từ 800 BC bời vì đó là lúc người Hán bắt đầu có vai trò trong các nước chư hầu của nhà Chu. Đó là lúc mà "nhờ Quản Trọng người Hán mới thoát khỏi man di". Như vậy trước đó người Hán chưa có sử (chưa có văn minh hoặc chưa lập quốc để có thể chép thành sử). Còn sau đó người Hán dùng sử của chính quốc (nhà Chu) làm sử của mình, do vậy lúc này sử Hán và sử Việt trùng nhau.

Tất nhiên văn hóa và lịch sử là hai phạm trù khác nhau. Nhưng nếu Bách Việt trên cả một vùng Nam Dương Tử rộng lớn bị Tần và Sở diệt trong khoảng thời gian rất ngắn (vài chục năm), thì không có cớ gì mà không phục hồi lại sau đó khi chính quyền trung ương suy yếu. Vì thế đặt vấn đề khởi nghĩa kháng Tần của Lưu Bang, Nam Việt của Triệu Đà, Lĩnh Nam của Hai Bà, nước Ngô của Tôn Quyền, ... là của Việt hoàn toàn là có khả năng. Rồi những khi phân rã như thời hậu Tấn, hậu Đường, các nước mọc lên như nấm, trên vùng Nam Dương Tử chẳng nhẽ người Bách Việt với văn hiến mấy ngàn năm mà không lập được quốc gia nào hay sao? Văn hóa Việt không để lại dấu ấn nào vào chính sử nào trong suốt một thời gian dài trên một vùng rộng lớn như vậy thì thật vô lý.

Theo ý kiến tôi thì Sử thuyết của anh nhatnguyen đưa ra có tính hợp lý về tổng thể cao cho dù về chi tiết có thể cần có thêm nhiều tư liệu để chứng minh và bổ sung, giống như việc anh nhatnguyen mới chỉnh lại bài về nước Đại Việt + Đại Hưng vậy. Cách làm như vậy cũng rất hợp lý, hy vọng dần dần theo thời gian và công sức của mọi người sự thật sẽ được sáng tỏ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sử Tàu theo lý sẽ phải ngắn hơn sử Việt vài ngàn năm vì văn hiến Việt có trước (điều này có lẽ ai trong diễn đàn này đều công nhận). Sử Tàu có vẻ tương đối rõ ràng từ 800 BC bời vì đó là lúc người Hán bắt đầu có vai trò trong các nước chư hầu của nhà Chu. Đó là lúc mà "nhờ Quản Trọng người Hán mới thoát khỏi man di". Như vậy trước đó người Hán chưa có sử (chưa có văn minh hoặc chưa lập quốc để có thể chép thành sử). Còn sau đó người Hán dùng sử của chính quốc (nhà Chu) làm sử của mình, do vậy lúc này sử Hán và sử Việt trùng nhau.

Tất nhiên văn hóa và lịch sử là hai phạm trù khác nhau. Nhưng nếu Bách Việt trên cả một vùng Nam Dương Tử rộng lớn bị Tần và Sở diệt trong khoảng thời gian rất ngắn (vài chục năm), thì không có cớ gì mà không phục hồi lại sau đó khi chính quyền trung ương suy yếu. Vì thế đặt vấn đề khởi nghĩa kháng Tần của Lưu Bang, Nam Việt của Triệu Đà, Lĩnh Nam của Hai Bà, nước Ngô của Tôn Quyền, ... là của Việt hoàn toàn là có khả năng. Rồi những khi phân rã như thời hậu Tấn, hậu Đường, các nước mọc lên như nấm, trên vùng Nam Dương Tử chẳng nhẽ người Bách Việt với văn hiến mấy ngàn năm mà không lập được quốc gia nào hay sao? Văn hóa Việt không để lại dấu ấn nào vào chính sử nào trong suốt một thời gian dài trên một vùng rộng lớn như vậy thì thật vô lý.

Theo ý kiến tôi thì Sử thuyết của anh nhatnguyen đưa ra có tính hợp lý về tổng thể cao cho dù về chi tiết có thể cần có thêm nhiều tư liệu để chứng minh và bổ sung, giống như việc anh nhatnguyen mới chỉnh lại bài về nước Đại Việt + Đại Hưng vậy. Cách làm như vậy cũng rất hợp lý, hy vọng dần dần theo thời gian và công sức của mọi người sự thật sẽ được sáng tỏ.

Về những hiện tượng có tính chi tiết thì anh Nhatnguyen lý giải rất xuất sắc. Nhưng về quan điểm tổng quát thì có nhiều điểm chưa thật rõ ràng. Tất nhiên đấy cũng là cái nhìn của riêng tôi. Với những người có cùng quan điểm minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến thì tôi không có ý kiến phản biện, ít nhất là trong lúc này. Cũng như việc ông Lê Mạnh Thát đặt v/d về Việt sử liên quan đến Phật giáo, tôi tuy không ủng hộ vài luận điểm của ông. Nhưng tôi sẽ đứng cạnh ông nếu xảy ra cuộc tranh biện.

Share this post


Link to post
Share on other sites