+Achau+

Google chào giá 400 triệu USD/năm bản quyền tác phẩm VN

8 bài viết trong chủ đề này

Google chào giá 400 triệu USD/năm bản quyền tác phẩm VN

Một thỏa thuận bản quyền với Google sẽ là cơ hội lớn cho các tác giả Việt Nam, nhưng cũng đặt ra một tình thế với nhiều hệ lụy mà giới xuất bản trong nước chưa thể hình dung sẽ xử lý ra sao.

Posted Image

Tác phẩm Việt Nam tìm kiếm trên Google

Mất trắng nếu không đạt thỏa thuận

Tất cả các xuất bản phẩm Việt Nam sẽ không tồn tại trên bất kỳ cơ sở dữ liệu tìm kiếm nào của Google - trang công cụ tìm kiếm có lượng truy cập lớn nhất thế giới. Đó là một trong số những điều sẽ xảy ra nếu Việt Nam không đạt được thỏa thuận bản quyền với Google sau ngày 4-9-2009.

Posted Image

"Nếu không có trong tay Giấy phép mở, trung tâm có thể sẽ bị người sử dụng (Google) từ chối đàm phán, ký kết, và cũng không thúc đẩy việc trả tiền cho chủ sở hữu quyền".

Bà Đoàn Thị Lam Luyến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam

Google đã gửi Thông báo pháp lý đến Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam - tổ chức đại diện quản lý tập thể quyền tác giả, để thương thảo. Theo đó, ngày 7.10.2009, Google sẽ trở thành bị đơn trong một vụ kiện tập thể liên quan đến quyền quét và sử dụng sách và phụ trang. Để đối phó, Google dàn xếp bằng lời hứa sẽ thanh toán 60 USD khi thực hiện mỗi lần số hóa cho người nắm giữ bản quyền (bao gồm nhà xuất bản và tác giả). Tiếp đó, Google sẽ thanh toán 63% doanh thu từ mỗi lần sử dụng cho những người nắm giữ bản quyền.

Thời hạn cuối cùng để các tác giả và nhà xuất bản bên ngoài nước Mỹ không tham gia hoặc phản đối thỏa thuận nêu trên là 4-9-2009. Ngược lại, nếu đồng ý dàn xếp, Google sẽ được quyền hợp pháp khi quét và duy trì cơ sở dữ liệu điện tử về các cuốn sách và phụ trang xuất bản bên ngoài nước Mỹ. Thậm chí, đối với những ấn phẩm không còn xuất bản nữa, nếu được phép của những người nắm giữ bản quyền, Google có thể bán quyền truy cập cơ sở dữ liệu và tổ chức đăng ký mua, đặt quảng cáo trên bất kỳ trang nào của cuốn sách đó cũng như tận dụng các tính năng thương mại khác của sách.

Tác phẩm nào được trả bản quyền?

Tuy nhiên, rắc rối ở đây là Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam chỉ đại diện quản lý quyền sử dụng các tác phẩm hư cấu cho hơn 1.000 nhà văn, trong khi đó, số lượng tác phẩm phi hư cấu được sử dụng trong môi trường số lại không nhỏ. Trên thực tế, theo thống kê của Google, có tới 3/4 lượng tác phẩm trong tổng số 4.400 đầu sách được Google số hóa là ấn phẩm phi hư cấu. Thế nhưng, đến thời điểm tháng 7 này, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam mới chỉ đạt được thỏa thuận với Hội Xuất bản và một số nhà xuất bản trong nước. Số còn lại, gần 3.000 tác giả thì trung tâm chưa nhận được ủy thác.

Do vậy, để có đủ tư cách đại diện cho các tác giả, bà Đoàn Thị Lam Luyến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam, đã tính tới phương án xin Chính phủ cho Giấy phép mở. Đây là loại giấy phép cho phép tổ chức quản lý tập thể được quyền sử dụng toàn bộ kho tác phẩm ở quốc gia đó (hoặc của toàn thế giới) có liên quan đến quyền do tổ chức quản lý tập thể này quản lý, không phụ thuộc vào việc chủ sở hữu quyền đã ủy thác cho tổ chức đó quyền quản lý hay không.

Mặt khác, theo nhận định của bà Luyến, thực tế hiện nay, các sách hư cấu (văn học) và các sách phi hư cấu (giáo trình, từ điển, sách khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, tác phẩm báo chí, bài báo khoa học...) đều có lượng độc giả nhất định; thậm chí lượng độc giả của các tác phẩm phi hư cấu còn lớn hơn rất nhiều. Bởi vậy, nếu chỉ có các tác giả thuộc Hội Nhà văn được bảo vệ mà các tác giả phi hư cấu bị bỏ rơi thì khó có thể đảm bảo tính công bằng và hiệu quả của pháp luật về quyền tác giả, trong khi về lý thuyết lẫn thực tiễn, quyền lợi của cả hai nhóm đều như nhau. Do đó, ngày 9-7, Ban vận động thành lập Hiệp hội Quyền tác giả phi hư cấu đã có cuộc họp để xúc tiến quá trình thành lập.

Ngoài ra, bà Luyến cũng đã gửi Bộ Nội vụ kiến nghị đề xuất mở rộng phạm vi quản lý quyền của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam. Theo đó trung tâm được phép quản lý các tác giả không chỉ là thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam mà là tất cả chủ sở hữu quyền của các tác phẩm viết được thể hiện dưới dạng chữ in (trừ cơ sở dữ liệu).

Khái niệm "sách" được Google giải thích trong Thông báo pháp lý là những ấn phẩm có bản quyền, ví dụ như tiểu thuyết, sách giáo khoa, các bài phê bình, và các văn bản khác đã được xuất bản hoặc phân phối theo dạng bản cứng trước hoặc vào ngày 5.1.2009. "Các phụ trang" bao gồm bất kỳ văn bản hay tài liệu khác, ví dụ: lời tựa, bài luận văn, bài thơ, lời trích dẫn, các lá thư, lời bài hát, tranh minh họa, tờ nhạc, biểu đồ và đồ thị có trong một cuốn sách được xuất bản trước hoặc vào ngày 5-1-2009.

Nguy cơ bị... kiện lại

Nếu Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam đồng ý thương lượng với Google thì sau ngày 4-9-2009, các trang web trong nước có thể sẽ bị "làm khó" nếu không trả mức tương đương như "ông lớn" Google (60 USD cho một lần số hóa và 63% doanh thu cho mỗi lần sử dụng). Thế nhưng, nếu trung tâm nhượng bộ hoặc ưu đãi các trang web này thì sẽ phá vỡ cam kết cạnh tranh lành mạnh và có thể phải đối mặt với nguy cơ bị Google kiện lại.

Ngược lại, nếu các trang web trong nước không dàn xếp được về bản quyền và không "phá giá" của Google, thì từ sau ngày thỏa thuận với Google có hiệu lực, chủ website sẽ không được phép đăng tải bất kỳ tác phẩm nào của hơn 4.000 tác giả đã bán cho Google (bản danh sách tác giả - tác phẩm này sẽ được đăng công khai trên website của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam) nếu không muốn bị đưa ra tòa.

Tuy nhiên, ngoài những bất lợi nói trên, nếu đồng ý với đề nghị của Google, và nếu Google nghiêm túc thực hiện thỏa thuận thì hằng năm các nhà xuất bản và các tác giả Việt Nam sẽ có một số tiền không nhỏ. "Trong tương lai, 3 "nhà": nhà văn, nhà giáo, nhà báo sẽ hưởng lợi từ việc này, vì tính sơ sơ, hằng năm trung tâm sẽ thu khoảng 300 - 400 triệu USD tiền bồi thường bản quyền từ Google", bà Luyến nhẩm tính. Đấy là chưa kể khi số hóa trên internet, các xuất bản phẩm sẽ được Google đo "nhiệt" bằng lượng độc giả truy cập...

Theo Lan Ngọc (Thanh Niên)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hội nhập WTO có nhiều mặt rất tốt đối với sự phát triển Kinh tế, Văn hóa,.. cho bất kỳ một quốc gia nào. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều mặt trái của vấn đề.

Nếu cá nhân, doanh nghiệp của nước ta không chuẩn bị đầy đủ về kiến thức, về tài chính, về pháp lý, về ngôn ngữ... thì rất dễ bị thua thiệt với các đối tác nước ngoài khi có vấn đề tranh tụng pháp lý xảy ra.

Mà để tự cho cá nhân & doanh nghiệp bất kỳ nào đấy tự trang bị mọi thứ, e rằng không thể...

Vấn đề này, đọc báo ta mà còn không hiểu nó tới đâu rồi....ngay cả khái niệm về "sách" mà Ta vẫn phải nhờ Bạn giải nghĩa hộ. E rằng, đợt tới lại có nhiều chuyện để mà tranh tụng với người nước ngoài ngay tại sân nhà quá.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện này đơn giản như đang giỡn vậy. Xin phép được góp chuyện vào ngày mai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lấy đâu ra 400 triệu USD/năm mà trả cho VN? Làm như Google đi ăn cướp ăn giựt mà ra tiền vậy đó, nó cũng phải kinh doanh, có lời rồi mới chia 1 phần lợi nhuận cho mình chứ. Có ai đọc bài này xong mà nghĩ được rằng con số đó quá vô lý hay không? (nghĩa là các tác phẩm văn học VN có thể giúp cho Google kiếm được hơn 400 triệu USD (chứ không phải là VND) / năm ý)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lấy đâu ra 400 triệu USD/năm mà trả cho VN? Làm như Google đi ăn cướp ăn giựt mà ra tiền vậy đó, nó cũng phải kinh doanh, có lời rồi mới chia 1 phần lợi nhuận cho mình chứ. Có ai đọc bài này xong mà nghĩ được rằng con số đó quá vô lý hay không? (nghĩa là các tác phẩm văn học VN có thể giúp cho Google kiếm được hơn 400 triệu USD (chứ không phải là VND) / năm ý)

Đây là một ý làm tôi nhớ lại: Ngay gần nhà tôi ở - cách 20 m - có một Cty từ trên trời rơi xuống lấy tên là Biển Đen, có tên tiếng Anh hẳn hoi - nghe oai như cóc. Cty này tuyên bố có gốc hẳn ở Hoa Kỳ và là một CTy tầm cỡ, huy động vốn mần ăn . Tiếp thị của Cty nói hay hơn cả Grinh - Bô trưởng thông tin Đức Quốc xã - rằng:

Mạng lưới hoạt động của Cty rất lớn, kinh doanh trong mọi lĩnh vực từ bảo hiểm, dầu khí và cả .......máy bay và cả các lĩnh vực khoa học công nghệ vũ trụ. Bởi vậy lãi ròng lên đến 50%. Kinh quá! Lời thấy mà "hâm". Bà con cô bác cứ gọi là trố mắt ra nghe.Giấy tờ pháp nhân cứ hàng xấp đưa ra đỏ lòe. Hãy gửi tiền ngay vào Cty Biển Đen lãi ròng hàng tháng là - nói ra thấy Kinh Lưu Niên liền - 21%. Bà con cô bác thấy "Hâm" ào ào gửi tiền. Sáu tháng sau, Cty Biển Đen ....biến mất. Hòa cả làng. Nội loanh quanh hàng xóm - từ các bà chủ hãng ve chai gánh hai cái thúng đến từng nhà mua giấy vụn, cho đến những vị phu nhân cao quý chuyên giắt cho đi WC vào mỗi buổi sáng của Thiên Sứ tôi đóng góp cho Cty này ngót cả tỷ. Hi.

Ngay trong cuộc chiến Irak, quân đội Hoa Kỳ đi đến đâu, các tướng Irak rút lui chiến lược đến đấy, cho đến khi ra khỏi ...Batda luôn, nghe đâu chi mất có 200. triệu dol. Lạy Chúa! 400 T dol, đủ để mua đứt một quốc gia hạng trung. Chuyện nghe cứ như đùa. Nghe hao hao giống 30 tỷ dol đầu tư vào nhà máy quái gì đó ở miền Trung thì phải. Hi.

Gần đây, một CTy VN nào đó mua bản quyền tác phẩm "Mầu tím hoa sim" vang bóng một thời của Hữu Loan giá 100 triệu VND - khoảng 6000 dol theo thời giá hiện nay. Từ đó đến nay, thi phẩm này không thấy xuất hiện trên sách báo và như chết luôn vì chẳng ai dám đăng do sợ vi phạm bản quyền thì phải. Hữu Loan lùi vào quá khứ với 100 triệu VND. Híc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gần đây, một CTy VN nào đó mua bản quyền tác phẩm "Mầu tím hoa sim" vang bóng một thời của Hữu Loan giá 100 triệu VND - khoảng 6000 dol theo thời giá hiện nay. Từ đó đến nay, thi phẩm này không thấy xuất hiện trên sách báo và như chết luôn vì chẳng ai dám đăng do sợ vi phạm bản quyền thì phải. Hữu Loan lùi vào quá khứ với 100 triệu VND. Híc.

Đọc tới đoạn này của Thầy em thấy buồn cười quá, hihi

Theo em: google là 1 website có khả năng tìm kiếm thông tin trên net rất tốt. Nhưng nếu không có các tác phẩm hay & có giá trị cao được đăng tải trên môi trường net, thì em nghĩ google cũng không nổi tiếng như ngày hôm nay.

Trong đó có "Lý học Đông phương!" hihi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu đọc kỹ thì sẽ thấy con số 400 triệu USD/ năm là con số Mrs Luyến "tính nhẩm" chứ không phải do bên Google đưa ra.

Google chỉ thoả thuận trả 62% lợi nhuận cho đại diên tác giả, vậy thì nhiều người đọc VÀ TRẢ TIỀN thì họ sẽ trả mình nhiều, ít người mua thì họ trả ít.

Bản thân tôi không thích đọc sách bằng máy vi tính, nhất là sách có tính chất giáo khoa (non-fiction), cho dù thường thì ebook giá rẻ hơn sách in, nhưng tiết kiệm tiền sách chả bõ công mù mắt, còn sách truyện thì trên mạng thiếu gì sách miễn phí. Khả năng Google thâu được $$$ từ các tác phẩm VN là rất thấp, vì tâm lý người Việt phần đông cũng giống như tôi, thích xài đồ có mùi nhang hơn là xuất tiền túi ra mua, nhưng cho dù có nhiều hơn mong đợi thì cũng làm gì được con số 400 triệu, trừ khi Mrs Luyến nhầm USD sang VND.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Riêng cá nhân tôi Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh - xác định trước bàn dân thiên hạ rằng:

Mặc dù những sách của tôi viết ế ẩm nằm dưới gầm cầu thang thật. Nhưng không vì thế mà tham gia vào vụ bản quyền của Google thông qua Trung Tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam.

Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh - nhân danh tác giả xác nhận rằng:

Tất cả các sách đã được in thuộc quyền sở hữu tác giả của tôi, đều được tự do đăng tải trên các website điện tử mà không cần hỏi ý kiến tác giả, không phải trả tiền tác quyền cho tác giả. Nhưng tôi không bán bản quyền cho bất cứ một tổ chức hoặc tư nhân nào trong và ngoài nước. Tôi cũng không ủy quyền cho bất cứ một tổ chức hoặc cá nhân nào trong và ngoài nước đại diện thương lượng về bản quyền tác giả của tôi.

Nhưng Thiên Sứ sẵn sàng:

Dành cho Google quyền lấy tác phẩm của Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã được in đăng trên mạng Google mà không phải trả tiền tác quyền cho tác giả và họ có quyền thu phí hay không thu phí cho những ai truy cập tìm nội dung sách của tôi qua mạng của họ. Tuy nhiên họ cần xác định rằng:

Việc đăng tải trên Google sách của Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh là do sự đồng thuận của tác giả và bản quyền vẫn thuộc về tác giả.

Thiên Sứ rất cần tiền. Nhưng sẽ kiếm tiền bằng cách khác. Thí dụ: Tư Vấn phong thủy cho một quí nhân bị xác định ung thư sẽ chết - một ông Hoàng Ả rập chẳng hạn - để cứu ông ta với giả hữu nghị 400. 000 .000 Dol; đúng bằng giá bán bản quyền của các tác gia Việt (*). Sau đó Thiên Sứ tôi hứa sẽ mua lại bản quyền bài thơ "Màu tím hoa sim" - mà Thiên Sứ rất yêu thích - từ Cty nào đó và quăng lên mạng cho thiên hạ dùng thoải mái. Hi.

Đây là một ý tưởng gọi là : Lãng mạn tiêu cực tiểu tư sản :) :lol: :lol: .

------------------

* Chú thích:

Nổ cho oai vậy chứ để kiếm một phoeng xui trên đất Hoa Kỳ - giàu nhất hành tinh - kiếm 1000 dol còn muốn hộc nước tương, đa phần là vài trăm dol. Còn ở VN thì cũng tùy. lâu lâu cũng kiếm chác được. Vậy mới yên tâm mà ngâm cứu chứ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay