shaoliner

Phát hiện thêm 3 hang động tuyệt mỹ tại Quảng Bình

40 bài viết trong chủ đề này

Anh Trần Phương và quí vị quan tâm thân mến.

Thành thật mà nói rằng, cho đến giờ này, tôi vẫn chưa xem kỹ hết bài viết của phó giáo sư tiến sĩ Đặng Ngọc Bích. Cần phân tích cái sai đến đâu, tôi xem đến đó. Với cái danh vị phó giáo sư tiến sĩ , thì cũng chỉ là một trong số "hầu hết" và "cộng đồng" đang nhân danh khoa học phủ nhận lịch sử văn hóa truyền thống Việt. Do đó, nếu chỉ một phần tử như phó giáo sư tiến sĩ Đặng Ngọc Bích mà tôi phải bận tâm, xem kỹ, chắc tôi không đủ khả năng chứng minh cái "hầu hết" và "cộng đồng " sai. Khiêm tốn mà nói:

Nếu tôi đúng! Thì cả thế giới phải thay đổi quan niệm từ hàng ngàn năm qua vốn cho rằng "Nguồn gốc Lý học Đông Phương có từ Trung Hoa" thành thuộc về văn hiến Việt. Cái "hầu hết" và "cộng đồng" còn là số ít so với cả thế giới sai lầm này. Bởi vậy, để đủ khả năng thể hiện điều này, tôi phân tích cái sai của phó guiáo sư Đặng Ngọc Bích chỉ là vì những cảm tình với cá nhân anh Trần Phương mà thôi - Ông ta không phải đối tượng tôi quan tâm. Nếu quí vị thấy tôi có phần ngạo mạn thì mong hãy bỏ qua. Vì tôi chỉ có một mình phải đối phó với một quan niệm thành cố hữu của số đông, nên cũng cần phải thể hiện một sự thật khách quan. Bản thân tôi trong cuộc sống không hề kiêu ngạo.

Tôi xin phép được tiếp tục chứng tỏ ông phó giáo sư tiến sĩ Đặng Ngọc Bích đã sai lầm trong việc thể hiện quan điểm phủ nhận giá trị văn hiến Việt truyền thống qua bài viết này. Đây là những đoan trích dẫn tiếp theo phần giới thiệu mở đầu mà tôi đã phân tích ở trên.

Lúc ấy Đông Nam Á cổ đại, về địa lý, chạy dài từ lưu vực Dương Tử phía bắc xuống đến Java phương Nam, từ Assam phía tây đến cửa sông Dương Tử phương Đông, có thể đến quần đảo Nhật Bản nữa. Một địa vực rộng lớn như thế tương ứng với sự hiện diện của các tộc người Nam Á, Đa đảo, Tạng - Miến, Miêu tộc…

Khi đó khái niệm Trung Hoa hay Trung Quốc mới chỉ giới hạn ở lưu vực Hoàng Hà. Trong thiên niên kỷ thứ nhất trước Thiên chúa, người Trung Hoa còn bận xung đột nội bộ do sự sụp đổ của nền thống trị của vương triều Chu. Lịch sử gọi đây là là thời Xuân Thu - Chiến Quốc.

Đông Nam Á với một quan niệm rộng có thể được coi như là hệ quả của những thác nước lớn - những dòng sông lớn - từ dãy Himalaya, mái nhà của thế giới, đổ xuống. Đó là Dương Tử, Mê Kông, Mê Nam, Irrawaddy, rồi sông Hồng, tuy không phát nguyên từ mái nhà thế giới nhưng cũng có thể kể vào danh sách ấy. Đây là nói về Đông Nam Á lục địa. Nó gợi lên một cái quạt giấy, bên cạnh những dẫy núi là những dòng sông, giữa núi một bên và sông một bên là những thung lũng, những cánh đồng. Ngoài ra còn Đông Nam Á hải đảo, trên đó, sinh sống chủ yếu là người Mã Lai – Đa đảo, những tộc người đánh cá, đi biển, buôn bán đường biển.

Trên lục địa, là các dân tộc thuộc các ngữ hệ Môn – Khơme, Thái tộc, Miêu, Tạng - Miến…có thể từ một cội nguồn chung nào đó từ thuở xa xưa mà dần hình thành ra nhiều nhóm khác nhau. Địa hình phân cắt giữa lục địa và hải đảo, và trên lục địa do các dòng sông lớn và dãy núi lớn gây ra đã góp phần hết sức quan trọng trong sự phân chia các bộ tộc người này.

Ở bài trên - Tôi đã phân tích tính phi thời gian trong bài viết của

phó giáo sư tiến sĩ Đặng Ngọc Bích thì trong đoạn này,ông ta lại cho thấy tính cơ sở không gian của bài viết rất mơ hồ, cho dù ông ta có giới hạn ở Bắc Dương Tử và kéo dài xuống Mã Lai. Phó giáo sư tiến sĩ Đặng Ngọc Bích không hề có tiêu chí nào để xác định không gian lịch sử mà ông xác định

Nó gợi lên một cái quạt giấy, bên cạnh những dẫy núi là những dòng sông, giữa núi một bên và sông một bên là những thung lũng, những cánh đồng.

. Nhưng tôi vốn không phải là loại người "tầm chương, trích cú. Dò từng câu, xét từng đoạn", nên bỏ qua yếu tố phân định không gian mơ hồ này, coi đó như một sơ xuất có thể hiệu chỉnh. Nếu đây là một bài tập của ông ta để tôi thẩm định, thì tôi sẽ ghi bằng mực đỏ bên lề trang giấy sau khí đóng khung đoạn này là:

Cần xác định tiêu chí phân vùng Đông Nam Á phù hợp với chủ đề và mục đích bài viết , không thể chung chung theo kiều

"Nó gợi lên một cái quạt giấy, bên cạnh những dẫy núi là những dòng sông, giữa núi một bên và sông một bên là những thung lũng, những cánh đồng".

. Nơi nào trên thế giới này mà không có đủ những thứ như anh viết?

Vâng! Tôi cũng sẽ chỉ phê như vậy và không trừ điểm bài tập. Tôi vốn là người dễ tính.

Một bài viết phân tích và thể hiện quan điểm gọi là lịch sử thì ít nhất nó phải có giới hạn thời gian, không gian và đối tượng. Lịch sử mà. Đằng này, đã qua một nửa bài viết không hề thấy ông Bích xác định điều này. Vậy sự kiện lịch sử mà ông ta nói tới diễn biến trong bối cảnh không thời gian nào?

Không ai có thể tránh sai lầm, dù trong bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống. Trong học thuật cũng vậy. Tuy nhiên đây là một sai lầm rất căn bản trong phương pháp nghiên cứu, nó không thuộc về lỗi chính tả được nữa.

Từ một không gian và thời gian mơ hồ này, ông Bích đã liên hệ thế nào về ngôn ngữ Việt hình thành trong điều kiện mờ ảo đó?

Chúng ta xem ông ta viết tiếp:

Nét chung dễ nhận thấy ở cư dân Đông Nam Á lục địa là: Trồng cấy lúa nước, chọi trâu, chọi gà, ăn trầu nhuộm răng, xăm mình, đi thuyền rồng, dùng cồng chiêng đồng, trống đồng, thờ rồng…Đây cũng là nét chung của các tộc người mà thư tịch Hán gọi là Bách Việt sống từ lưu vực Dương Tử đến vùng núi Hải Vân.

Như vậy, chúng ta thấy rằng: Từ một không thời gian mơ hồ và một ranh giới không có tiêu chí phân định rõ ràng, phó giáo sư tiến sĩ Đặng Ngọc Bích đưa vào một lô những tốc người mà ông ta gọi là ngữ hệ: l

à các dân tộc thuộc các ngữ hệ Môn – Khơme, Thái tộc, Miêu, Tạng - Miến…

, rồi tự nhiên giộng thẳng vào cái không gian mơ hồ ấy một danh xưng của một tộc người mới mà theo ồng qua thư tịch Hán gọi là Bách Việt. Xin trích lại cầu trên và lưu ý phần in đậm:

Nét chung dễ nhận thấy ở cư dân Đông Nam Á lục địa là: Trồng cấy lúa nước, chọi trâu, chọi gà, ăn trầu nhuộm răng, xăm mình, đi thuyền rồng, dùng cồng chiêng đồng, trống đồng, thờ rồng…Đây cũng là nét chung của các tộc người mà thư tịch Hán gọi là Bách Việt sống từ lưu vực Dương Tử đến vùng núi Hải Vân.

Đến đây thì chúng ta thấy rất rõ rằng: Phó giáo sư tiến sĩ Đặng Ngọc Bích đã gộp chung tất cả các tộc người với các ngữ hệ của ông gồm:

là các dân tộc thuộc các ngữ hệ Môn – Khơme, Thái tộc, Miêu, Tạng - Miến…có thể từ một cội nguồn chung nào đó từ thuở xa xưa mà dần hình thành ra nhiều nhóm khác nhau.

vào nhóm "Bách Việt" theo thư tịch Hán'.

Vậy thì phó giáo sư tiến sĩ Đặng Ngọc Bích sẽ căn cứ vào đâu để bàn về tiếng Việt, dân tộc Việt khi mà ông ta đã gộp chung tất cả các tộc người với ngữ hệ khác nhau? Đây là một sai lầm nghiêm trong về phương pháp, khi ông ta đã gộp chung sự tương quan giữa hai đối tượng cần phân tích vì sự ảnh hưởng và liên quan đến nhau - Ở đây là: Dân tộc Việt với các dân tộc

thuộc các ngữ hệ Môn – Khơme, Thái tộc, Miêu, Tạng - Miến…

. Để minh họa rõ hơn về điều này, tôi lấy hình ảnh một đề bài tập làm văn mà tôi cho thằng con tôi làm ở nhà khi nó học lớp bốn như sau:

- Bonbon hãy phân tích cho ba xem sự khác nhau giữa con sư tử và con hổ.

Thằng con tôi phát biểu:

- Thưa ba! Con sử tử và con hổ đều sống ở trong rừng. Đều là chúa sơn lâm. Đều là giống săn mồi và là loài ăn thịt. Vậy nó nó chẳng có gì khác nhau cả.

Thành thật mà nói, thằng con trai út tôi trước đây rất thông minh, cả nhà cứ tưởng sau này phải là thiên tài. Nhưng sau mải chơi game quá nên nó mụ cả người như vậy. Nhưng nay tôi thông cảm với nó và hối hận vì đã la mắng nó. Phó giáo sư tiến sĩ cũng mắc sai lầm như nó thì chẳng có gì mà trách móc nó cả. Bởi vậy, bây giờ tôi mua hẳn cho nó một cái laptop và cho nó chơi game thoải mải, tôi chỉ cần nó lên lớp. Nó cũng còn thông minh chán.

Nói rõ hơn là - nội dung bài viết của phó giáo sư Đặng Ngọc Bích muốn liên hệ ngữ hệ và các vấn đề liên quan giữa các tộc người ở vùng đất mà ông gọi là Đông Nam Á với người Việt - thì tối thiểu ông phái coi đây là hai đối tương để so sánh. Nhưng ở đây thì chỉ là một. Thật tình là tôi chán nản quá đi. Không thể tưởng tưởng nổi bài viết này lại được ký tên với danh vị "phó giáo sư tiến sĩ". Những đã lỡ viết nửa chừng không lẽ bỏ, thì người ta lại bảo Thiên Sứ chạy làng. Từ nay về sau, tất cả những bài viết đại loại như vậy, từ Đào Duy Anh trở xuống, nếu tôi có quan tâm thì xin chỉ ghi một chữ : "Híc! Chán quá". Chứ cả đống loại này thì tôi thời gian đâu mà phân tích từng bài.

Chính bởi vì sự sai lầm ngay từ cách đặt vấn đề - như tôi đã phân tích - sự sai lầm từ cách đặt vấn đề vẫn có thể khắc phục được, nếu từ đó những phương pháp phân tích chứng tỏ là sai thì có thể đặt lại vấn đề khác. Nhưng đây, sau sai lầm từ đầu thì phương pháp phân tích và nghiên cứu của phó giáo sư tiến sĩ Đặng Ngọc Bích cũng sai nốt. Khi đã mắc những sai lầm rất ấu trĩ như vậy với một danh vị tầm cỡ phó giáo sư tiến sĩ, thì điều này chẳng có gì khó hiểu khi mà các phương tiện thông tin đại chúng lên tiếng phàn nàn về sự khiếm khuyết của học sinh ngày này về môn lịch sử. Tôi đã không dưới một lần, công khai phát biểu trên mạng là:

Chừng nào, môn lịch sử còn dạy học sinh "Thời Hùng Vương chỉ là một liên minh 15 bộ lạc, một nhà nước sơ khai hình thành vào khoảng thế kỷ thứ VII BC" với những người dân "Ở trần đóng khố" thì ngành giáo dục Việt Nam không thể phát triển được, dù có cải cách thêm nhiều lần. Đây không phải là một vấn đề tâm linh, mà là một sự phân tích có cơ sở khoa học hẳn hoi. Nhưng tôi tin rằng: Chẳng ai trong số "hầu hết" và "cộng đồng" đủ tầm cỡ tư duy khoa học để phân tích mối tương quan giữa việc phủ nhận văn hóa truyền thống Việt trong giáo dục và sự suy thoái của nền giáo dục hiện nay. Họ không đủ tầm cỡ để hiểu được điều này từ phương diện khoa học.

Trở lại với bài viết của phó giáo sư tiến sĩ Đặng Ngọc Bích thì chúng ta thấy rằng: Ông ta đã phạm những sai lầm rất căn bản ngay từ cách đặt vần đề và phương pháp luận. Bởi vậy, ông ta chẳng thế có một kết luận hợp lý cho tiểu luận của ông. Chúng ta xem tiếp các đoạn sau:

[/color]

Địa hình chia cắt bởi những dòng sông, dãy núi lớn là đặc điểm vô cùng quan trọng để phân biệt Đông Nam Á cổ đại với Trung Nguyên – lưu vực sông Hoàng Hà và Ấn Độ. Chính vì thế mà nó không đạt tới một sự thống nhất chính trị, không hình thành ra được một trung tâm quyền lực nào đủ sức chi phối cả một khu vực rộng lớn như thế. Ở Đông Nam Á cổ đại không hình thành ra được một trung tâm quyền lực duy nhất của khu vực, các quốc gia và dân tộc ở đây sống trong trạng thái rời rạc, ai biết phận nấy, chỉ có trời chung. Dân chúng thì lo làm ăn, sinh sống, trồng cấy…lúc rỗi rãi thì bận hội hè, đình đám, thả chim, đua thuyền…Bởi thế, Tần – Hán mới có thể xóa sổ hẳn sự tồn tại của phần lớn các nhà nước Bách Việt.

Đến đây thì sự phân tích ấu trĩ và mâu thuẫn đến mức không thể chịu nổi. Nếu không vì cảm tình với anh Trần Phương thì chắc tôi chẳng thể phân tích tiếp bài viết này. Sau này, nếu "chẳng may" tôi đối thoái với cái "hầu hết" và "cộng đồng" để minh chứng những giá trị văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử thì xin loại ông này ra. Bởi vì tôi sẽ chẳng thấy vinh quang gì khi chứng minh ông phó giáo sư tiến sĩ Đặng Ngọc Bích sai.

Còn tiếp

-----------

PS:Anh Trần Phương thân mến.

Sở dĩ tôi phân tích bài này vì tôi thấy có chữ ký dưới bài viết. Và các bài sau mà anh đưa lên thì lại thấy tác giả khác viết. Bởi vậy tôi nghĩ tôi đang phân tích một bài viết đã hoàn chỉnh.

Nay anh lại nói là chưa đưa hết nội dung. Nhưng đối với tôi thì điều này không quan trọng. sau khi tôi phân tích xong sai lầm của phó giáo sư tiền sĩ Đặng Ngọc Bích, anh thấy còn phần nào muốn sáng tỏ thì anh cứ đưa lên. Tôi có cảm hứng và rảnh thì sẽ phân tích tiếp. Còn không thì anh cho phép tôi chỉ phê một cấu: "Híc! Chán quá!". Anh thông cảm, họ đông quá! Toàn là phó giáo sư tiến sĩ cả và viết liên tục từ những năm 70 đến nay là hơn 30 năm. Tôi thời gian đâu mà phân tích từng bài. Tôi khẳng định rằng họ đã sai và chờ một cuộc hội thảo dứt điểm. Nếu những cái "hầu hết" và "công đồng " đó tự trọng và tự tin vào chân lý thì họ sẽ tổ chức hội thảo và tranh biện với tôi. Còn nếu họ tự nhận là sai thì họ có quyền không tổ chức hội thảo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Trần Phương và quí vị quan tâm thân mến.

Chúng ta xem lại đoạn này:

Địa hình chia cắt bởi những dòng sông, dãy núi lớn là đặc điểm vô cùng quan trọng để phân biệt Đông Nam Á cổ đại với Trung Nguyên – lưu vực sông Hoàng Hà và Ấn Độ. Chính vì thế mà nó không đạt tới một sự thống nhất chính trị, không hình thành ra được một trung tâm quyền lực nào đủ sức chi phối cả một khu vực rộng lớn như thế. Ở Đông Nam Á cổ đại không hình thành ra được một trung tâm quyền lực duy nhất của khu vực, các quốc gia và dân tộc ở đây sống trong trạng thái rời rạc, ai biết phận nấy, chỉ có trời chung. Dân chúng thì lo làm ăn, sinh sống, trồng cấy…lúc rỗi rãi thì bận hội hè, đình đám, thả chim, đua thuyền…Bởi thế, Tần – Hán mới có thể xóa sổ hẳn sự tồn tại của phần lớn các nhà nước Bách Việt.

Như vậy, qua đoạn này mà tôi cho rằng: Phó giáo sư tiến sĩ Đặng Ngọc Bích qua ấu trĩ. Tất nhiên tôi phải minh chứng tính ấu trĩ của ông ta. Ông ta cho rằng: Địa hình chính là yếu tố để

nó không đạt tới một sự thống nhất chính trị, không hình thành ra được một trung tâm quyền lực nào đủ sức chi phối cả một khu vực rộng lớn như thế. Ở Đông Nam Á cổ đại không hình thành ra được một trung tâm quyền lực duy nhất của khu vực, các quốc gia và dân tộc ở đây sống trong trạng thái rời rạc, ai biết phận nấy, chỉ có trời chung.

Nhưng chúng ta cũng thấy trong thực tế lịch sử cổ đại, những đế quốc rộng lớn đã bao trùm cả một vùng địa lý rất phực tạp. Điều này chắc tôi không cần phải dẫn chứng với trình độ trung bình. Bởi vậy việc cho rằng địa hình là yếu tố cản trở việc định hình quyền lực tập trung là không có cơ sở. Chúng ta lại thấy một mâu thuẫn ngay trong bài viết của ông ta khi ông ta thừa nhận một sự thống nhất về văn hóa trong cái khu vực mà ông ta cho rằng: "không hình thành ra được một trung tâm quyền lực duy nhất của khu vực", khi chính ông ta viết:

"Dân chúng thì lo làm ăn, sinh sống, trồng cấy…lúc rỗi rãi thì bận hội hè, đình đám, thả chim, đua thuyền…"

, hoặc:

"Nét chung dễ nhận thấy ở cư dân Đông Nam Á lục địa là: Trồng cấy lúa nước, chọi trâu, chọi gà, ăn trầu nhuộm răng, xăm mình, đi thuyền rồng, dùng cồng chiêng đồng, trống đồng, thờ rồng…Đây cũng là nét chung của các tộc người mà thư tịch Hán gọi là Bách Việt sống từ lưu vực Dương Tử đến vùng núi Hải Vân".

Như vậy, chính ông phó giáo sư tiến sĩ Đặng Ngọc Bích xác nhận một sự thống nhất về văn hóa trên toàn cõi mà ông cho rằng không thể có tập trung quyền lực về chính trị. Vậy nguyên nhân nào để có một sự thống nhất về văn hóa như vậy? Nếu ông phó giáo sư tiến sĩ này cho rằng giao lưu văn hoa không phụ thuộc vào địa hình thì tại sao văn hóa Hán và Nam Dương Tử lại không giao lưu được? Hay là tại riêng dòng sông Dương Tử có cấu trức địa hình rất đặc biệt nên nó có tác dụng ngăn cản giao lưu văn hóa? Còn các địa hình khác thì không? Thật là ngớ ngẩn. Cho dù họ muốn định nghĩa khái niệm văn hóa theo kiểu gì. Cũng chẳng bao giờ biện minh được.

Sẽ chẳng bao giờ cái "hầu hết" và "cộng đồng" minh chứng được điều này.

Một giả thuyết hoặc một phương pháp khoa học bị coi là sai, khi chỉ cần một mắt xích trong chuỗi luận cứ của nó bị chứng minh là sai mà nó không tự biện minh được.

Luận điểm phủ nhận văn hóa truyền thống Việt không phải chỉ một mắt xích sai, mà là không hể thành lập được một chuỗi luận điểm có hệ thống. Mà chỉ là cách giải thích từng hiện tượng rời rạc xuất phát từ một quan điểm lịch sử không hề nhất quán.

Còn tiếp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đang ốm yếu nên đọc những bài viết kiểu này thiệt là khó thở anh TP thân mến ạ!?

Theo tôi, họ toàn tư duy ngược theo kiểu quả - nhân. Thật là tào lao, tào lao vì bài viết cũng như tào lao vì cái học hàm... lâu năm lên lão làng này !?

Thân mến

Kính Sư Phụ, Bác quangnx,

Đọc bài của GS gì đó, Thật là tào lao, tào lao vì bài viết cũng như tào lao vì cái học hàm... lâu năm lên lão làng này !?

Về vị Gs này Sư Phụ đã phân tích rất chi tiết ở link dưới đây, xin trân trọng gửi đến Bác Trần Phương tham khảo thêm để đỡ tổn hao sinh lực của Sư Phụ.

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...?showtopic=2767

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính Sư Phụ, Bác quangnx,

Đọc bài của GS gì đó, Thật là tào lao, tào lao vì bài viết cũng như tào lao vì cái học hàm... lâu năm lên lão làng này !?

Về vị Gs này Sư Phụ đã phân tích rất chi tiết ở link dưới đây, xin trân trọng gửi đến Bác Trần Phương tham khảo thêm để đỡ tổn hao sinh lực của Sư Phụ.

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...?showtopic=2767

Anh LeDien thân,

Về Topic "Tính bất hợp lý và phi khoa học ..." mà anh Thiên Sứ phản biện những luận điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt thì tôi đã biết và biết anh Thiên Sứ đã từng phản biện như vậy lâu rồi, qua các website vietlyso hay tuvilyso, hoặc thậm chí dưới một nick khác (mà tôi khẳng định chính là anh Thiên Sứ) :

http://www.khkt.net/chu-de/14434/THOI-DIEM...A-DAN-TOC-VIET/

Bởi vậy, tôi cũng cho rằng không cần thiết phải đi vào từng bài viết của họ làm gì nữa, cho nên tôi mới đi thẳng vào những mắt xích trong chuỗi lập luận của họ, những người không công nhận văn hiến Việt sử lập quốc cách nay gần 5000 năm, bằng cách post những bài viết liên quan mà trong topic này tôi nhấn mạnh đến vấn đề ngữ hệ của các dân tộc Việt cổ (trong khi các nhà nghiên cứu khác lại chỉ nhắm vào các di chỉ khảo cổ, như PGS Trịnh Sinh), mà điển hình như chuỗi lập luận của ông Đặng Việt Bích.

Nhân đây cũng xin đăng tiếp phần giải mã của ông Đặng Việt Bích mà bài "Quá trình hợp nhất và sự ra đời của người Việt cổ" (anh Thiên Sứ đã từng phản biện) cũng chỉ là một chuỗi bài liên quan, tôi chỉ muốn nhấn mạnh là do đâu họ lại có chuỗi lập luận chủ quan như vậy :blink:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện về nàng Mỵ Nương xinh đẹp

Bắt nguồn cho sự tranh chấp giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, như truyền thuyết kể lại, chính là nàng Mỵ nương xinh đẹp, khiến cho cả hai chàng đều khát khao muốn cưới nàng làm vợ. Nàng là nguyên nhân của cuộc chiến hàng nghìn năm giữa thần biển và thần núi, nàng khiến Thủy Tinh phải ôm mối hận tình muôn đời khôn nguôi. Sự thật nàng là ai?

Về chuyện Hùng Vương có mỗi một con gái rượu xinh đẹp tên là Mỵ Nương, sách Đại Việt sử ký của sử gia nổi tiếng Ngô Sĩ Liên chép khá kỹ, xin trích dẫn ở đây một đoạn biên chép đó.

Cuối đời Hùng Vương, vua có con gái gọi là Mỵ Nương, người xinh đẹp. Vua muốn tìm người xứng đáng để gả, bảo các bề tôi rằng: “Đứa con gái này là giống Tiên, người nào có đủ tài đức mới cho làm rể”. Bấy giờ có hai người từ ngoài đến, lạy dưới sàn để cầu hôn. Vua lấy làm lạ, hỏi thì họ thưa rằng: một người là Sơn Tinh, một người là Thủy Tinh, đều ở trong cõi cả, nghe nói vua có thánh nữ, đánh bạo đến xin hỏi cưới…Câu chuyện về sau còn dài, chắc hẳn nhiều người đã biết. Ở đây chúng tôi muốn khảo cứu riêng về Mỵ Nương ở một khía cạnh khác.

Posted Image

Tranh minh họa: Hùng Vương và Mỵ Nương

Như các bài trước đã nhắc đến, bộ Văn Lang phát triển một nền nông nghiệp lúa nước và trồng trọt. Dù có nguồn gốc Thái trắng cổ theo phụ hệ, thờ chim (gà trắng) nhưng vì là cư dân nông nghiệp nên ở họ đã phát triển tín ngưỡng thờ các vị nữ thần nghề nông, trồng dâu nuôi tằm cùng tín ngưỡng thờ trời, đất, nước, mây, mưa…

Trên thực tế có thể có một nàng công chúa của Hùng Vương tên là Mỵ Nương. Cũng có thể Mỵ Nương chỉ là một danh từ chung chỉ khái niệm ái nữ vua Hùng như thư tịch Hán cho biết Hùng Vương có con trai gọi là Quan lang, con gái gọi là Mỵ Nương. Truyền thuyết vùng Ba Vì kể Mỵ Nương có tên riêng là nàng Ngọc Hoa (Ngọc Hoa là một cái tên của thời Trung thế kỷ, dù sao điều này cũng nói lên rằng Mỵ Nương còn có một tên riêng).

Mỵ Nương theo ngôn ngữ cổ là Mễ Nàng, Mé Noọng, Mệ Nường. Từ Mệ hiện còn được người Mường sử dụng và còn bắt gặp ở phương ngôn Huế. Ở đây, ngoài nghĩa là danh từ chung chỉ con gái của vua, ta có thể hiểu Mỵ Nương là biểu tượng của cây lúa, là nữ thần lúa và suy rộng hơn là ruộng đất của Hùng Vương. Hình tượng công chúa Mỵ Nương trong thần thoại là một biểu tượng đa nghĩa. Cách nói và cách tư duy trong thần thoại là: mọi thứ, mọi vật trong lãnh thổ của Hùng Vương, từ đất đai, dân cư, tín ngưỡng…đều thuộc sở hữu của thủ lĩnh Hùng. Mà đã là thuộc quyền sở hữu của Hùng Vương, do ông ta cai quản thì tất cả những thứ đấy đều là con cái của Hùng Vương. Đây là sự so sánh dễ hình dung hơn cả với người Việt cổ. Có thể chưa hề tồn tại một nàng Mỵ Nương nào cả, cũng có thể Mỵ Nương là danh từ chung để chỉ con gái vua, cũng có thể là có một nàng Mỵ Nương xinh đẹp thật. Nhưng hình tượng Mỵ Nương ở đây chính là biểu tượng lãnh địa của Hùng Vương, một vùng đồng bằng màu mỡ, trù phú, với những ruộng nương mà trên đó tộc người Thái trắng – Tày cổ của thủ lĩnh Hùng đã thiết lập một nền văn hóa nông nghiệp lúa nước. Sự thu hút của mảnh đất này được thể hiện trong truyền thuyết qua vẻ đẹp và sự quyến rũ của Mỵ Nương. Một nhan sắc mà cả Sơn Tinh và Thủy Tinh đều mong muốn được sở hữu. Một miếng mồi ngon mà các tộc người khác rất thèm muốn, nhăm nhe xâm chiếm.

Chúng ta hãy cùng thỏa sức tưởng tượng xem sao, khi mà từ phía nam một đạo quân hung hãn, thiện chiến, từ biển đến, thờ thần biển, gửi tối hậu thư cho Hùng Vương: “Chúng tôi muốn chiếm lãnh thổ của ông, hãy đầu hàng hoặc là chết!”. Còn ngay bên cạnh cũng là một thế lực mạnh không kém, “một ông hàng xóm” lâu năm sống gần núi, thờ thần núi, dã tâm cũng không nhỏ.

Đứng trước nguy cơ bị xâm lăng, bị tiêu diệt lớn như vậy, thủ lĩnh Hùng sẽ phải làm gì để giải nguy? Xin hẹn các bạn bài sau sẽ rõ.

Phan Hòa (Biên soạn theo nghiên cứu của PGS.TS Đặng Việt Bích)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuộc tấn công của người Nam Đảo

Tộc người Nam đảo là một trong ba nhóm tộc người – ngôn ngữ lớn chủ yếu ở Đông Nam Á. Tộc người này đóng vai trò quan trọng ở Malaysia, Indonexia, Philippines.

Sống trên các hòn đảo, bốn bề xung quanh là biển mênh mông, người Nam đảo đã sớm phát triển nghành hàng hải và tiến hành chinh phục biển. Người Nam đảo không chỉ sinh tồn bằng canh tác nông nghiệp, trồng lúa mà còn rất thạo nghề đánh cá, buôn bán đường biển . Nhưng rõ ràng họ cũng từng đóng vai trò của những kẻ cướp biển. Các cuộc chiến tranh liên miên trong vùng Nam Dương quần đảo Indonesia và bán đảo Mã Lai suốt thời kỳ Trung cổ, phần đông là những cuộc chiến tranh có tính chất cướp biển giữa các quốc gia giàu có nhờ thương mại và hàng hải như Sriviayaya, Palembang (Tam Phật Thế), Java…tiến hành. Họ đánh nhau trên biển rồi tràn lên cướp bóc trên đất liền, tranh cướp đất đai, ruộng vườn, thành phố, hải cảng…lẫn nhau. Điều này D.G.E. Hall trong công trình khảo cứu Lịch sử Đông Nam Á cũng đã nói rõ. Lịch sử chứng kiến dòng máu cướp biển sục sôi trong huyết quản của cư dân Nam đảo từ thời cổ đại đến thời cận đại.

Người Nam đảo tiến công duyên hải miền Trung khi nào? Niên đại mở đầu của văn hóa Sa Huỳnh – Calanay là năm 1500 TCN. Theo các nhà khảo cổ thì chủ nhân của nền văn hóa này chính là người Nam đảo. Như vậy, ta chỉ có thể biết người Nam đảo đã hiện diện ở miền Trung nước ta vào trước thời điểm 1500 TCN.

Từ những chiến thuyền trên biển, người Nam đảo đổ bộ xuống đất liền, tiến hành xâm nhập vào miền Trung nước ta bây giờ, thời điểm 1500 TCN là địa bàn sinh sống của các nhóm Môn – Khơme. Ban đầu chỉ là những nhóm nhỏ, sống đan xem với các nhóm Môn – Khơme. Nhưng rồi qua nhiều năm người Nam đảo dần quần tụ lại, thành một thế lực lớn mạnh, bắt đầu phát động tấn công đánh đuổi người Môn – Khơme, chiếm cứ đất đai của họ. Trước sự tấn công dồn dập, mãnh liệt của người Nam đảo dũng mãnh, hiếu chiến, các bộ lạc người Môn – Khơme tồn tại một cách đơn lẻ do địa hình duyên hải miền Trung bị chia cắt thành những châu thổ nhỏ hẹp của nhiều con sông, không quy tụ được sức mạnh nên lần lượt bị đánh bại. Người Nam đảo chiếm lĩnh một vùng đất suốt từ vùng Nam đèo Ngang cho đến Bình Thuận, có thể lên đến cả Tây Nguyên, chia cắt nhóm Môn – Khơme vốn cư trú lâu đời tại đây thành hai nhóm Nam và Bắc như ta thấy ngày nay.

Trong vài trăm năm, người Nam đảo đã xây dựng được một thế lực hùng hậu ở miền Trung nước ta, họ cũng phát triển nhiều mặt về kinh tế và quân sự, có thể được coi là một liên minh bộ lạc hoặc một nhà nước riêng tại duyên hải miền Trung, có sức mạnh không thua kém gì bộ Văn Lang của Hùng Vương thời bấy giờ. Và khi đạt tới độ phát triển cực thịnh, ý đồ Bắc tiến tấn công vào vùng đồng bằng Bắc Bộ của người Nam đảo dần được hình thành.

Theo ý kiến của PGS. Đặng Việt Bích, cuộc tiến công của người Nam đảo vào miền Bắc có thể diễn ra vào thời kỳ văn hóa Gò Mun và Quỳ Chử (bắt đầu từ năm 1100 TCN), tức là sau hơn 400 năm xâm nhập và phát triển tại Miền Trung.

Phan Hòa (Biên soạn theo nghiên cứu của PGS.TS Đặng Việt Bích)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về bài viết này thì trên diễn đàn đã đăng và anh Thiên Sứ đã phản biện rồi nhưng tôi vẫn đăng lại để đảm bảo mạch lạc chuỗi lập luận trong các nghiên cứu của ông Đặng Việt Bích.

Quá trình hợp nhất và sự ra đời của người Việt cổ

Một điều mà cho đến nay người ta còn chưa biết rõ là người Nam Đảo tiến công vào Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ xuất phát từ đâu? Phải chăng họ từ quần đảo Philippin, Hải Nam đảo, Đài Loan hoặc duyên hải Quảng Đông…? Hay phải chăng họ xuất quân từ lãnh địa của văn hóa Sa Huỳnh, từ miền ven biển Trung Bộ từ nam sông Gianh tới Phan Rang mà họ Bắc tiến sau khi đã đóng vai kẻ chiến thắng tại đây?

Tổ Tiên ta đã gộp hai hiện tượng - một là hiện tượng tự nhiên, một là hiện tượng xã hội – vào trong một câu chuyện thần thoại nên thơ. Lực lượng người Nam Đảo từ biển tới, tổ tiên ta đồng nhất nó với lan sóng nước biển. Và chuyện Thủy Tinh đánh ghen Sơn Tinh, dâng nước làm ngập lụt, thực ra lụt lội đâu phải được gây ra từ biển tới mà ngược lại, từ hướng tây, hướng tây bắc – đông nam, theo chiều của các con sông ở miền Bắc nước ta.

Đa phần, trong các thần thoại, những sự kiện như một đám cưới giữa anh chàng này với cô gái kia, công chúa này theo hoàng tử kia về núi…đều ám chỉ hiện thực một tộc người hỗn huyết và pha trộn văn hóa với một tộc người khác.

Việc có hai chàng trai đều thuộc loại quyền quý, gõ cửa xin làm rể vua Hùng chẳng qua chỉ là hình tượng hóa, mỹ hóa một sự thật phũ phàng là tộc người của Thủy Tinh tràn đến xâm lăng lãnh thổ của Hùng Vương. Cái gọi là Thủy Tinh xin được làm rể Hùng Vương thực chất là cách nói che đậy theo tư duy thần thoại lời yêu cầu sắt đá và thẳng thừng của Thủy Tinh: “Này ông Hùng Vương! Ông có cho ta đến ở trên đất của ông không?”.

Còn lời xin làm rể của Sơn Tinh lại có ý nghĩa: “Này ông Hùng Vương! Thằng Thủy Tinh hung bạo nó muốn cướp đất của ông đấy. Ta hãy hợp nhất lại, đoàn kết lại để xem nó giở được trò gì?!”.

Rõ ràng, đứng trước nguy cơ bị tấn công bởi một tộc người hung hãn và thiện chiến từ xa đến, mang yếu tố ngoại lai và có nhiều điểm dị biệt, hai ông hàng xóm sống gần nhau, có nhiều điểm chung hơn, đều muốn bắt tay nhau, liên kết lại để tống khứ cái kẻ xâm lăng kia. Hùng Vương không muốn mất đất đai, còn Nhóm Sơn Tinh cũng hiểu rằng: nếu để người Nam Đảo thôn tính Hùng Vương, thì nạn nhân tiếp theo sẽ là họ.

Và sự liên kết ấy đã diễn ra, được phản ánh trong truyền thuyết qua đám cưới của Mỵ Nương với Sơn Tinh. Có thể trong thực tế cũng đã có một đám cưới thật, một đám cưới mang tính chính trị, để hai tộc người khác biệt trở thành người một nhà. Có thể đám cưới chỉ là một ký hiệu trong truyền thuyết, nhưng không thể phủ nhận một hiện thực rằng: đã có sự hợp nhất giữa hai liên minh bộ lạc lớn nhất thời bấy giờ tại đồng bằng Bắc Bộ.

Giai đoạn hợp nhất được cho là vào thời kỳ văn hóa Gò Mun (1100 TCN), trùng với thời điểm xuất hiện các cuộc tấn công của người Nam Đảo.

Hai tộc người lớn hòa nhập với nhau, không chỉ về mặt quân sự, mà dần dần cả về mặt văn hóa, huyết thống…Trong khoảng thời gian của văn hóa Gò Mun, Quỳ Chử (400 năm – từ năm 1100 đến năm 700 TCN), là quãng thời gian để hai bên hòa nhập và dần trở thành một tộc người mới. Trong 400 năm ấy, khi nắm trong tay đất đai rộng lớn do sự sáp nhập lãnh thổ của hai bên, có sự nhảy vọt về chất trong thể chất, trong đời sống văn hóa tâm linh, tinh thần, tiếp thu được cả những ưu điểm, tính trội của hai tộc người cũ, nên tộc người mới này năng động hơn, phát triển hơn.

Tộc người mới này được gọi là người Việt cổ, PGS. Đặng Việt Bích gọi họ là người Mường cổ, vì những điểm tương đồng của người Mường sau này với văn hóa đồng Đông Sơn (chúng ta sẽ khảo cứu ở những bài sau: Sự phát triển của người Việt cổ và người Kinh xuất hiện như thế nào?).

Và sau 400 năm chiến đấu chống giặc ngoại xâm và phát triển kinh tế, xã hội, người Việt cổ đã đạt được sự nhảy vọt thần kỳ: sáng tạo ra văn hóa đồng thau Đông Sơn.

PGS. Đặng Việt Bích

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào các bạn, anh Trần Phương thân mến.

Đầu tiên, tôi xin lên một tiếng nói cảnh báo với mọi người về thực học của cái học vị "tiến sĩ sử học" hiện tại. Theo chỗ tôi biết, nó có dấu hiệu của sự lạm phát bằng cấp và sặc mùi cơ hội chủ nghĩa. Nhiều vị thực học chỉ đạt mức "biết hơn người dốt" !?.

Về các bài viết mà anh TP đã post ở trên, tôi thấy nó giống với một loại tiểu thuyết dã sử mang tính báng bổ được viết bởi một nhà văn nghiệp dư hơn. Nói thật tình, về mặt lý luận tôi cảm thấy nó không thể ngửi được, nó không phải là thể loại cần các bài phản biện mà chỉ thích hợp với các lời phê bình hơn. Lịch sử tất yếu phải sửa lại các kết luận sai trái của đám người báng bổ này.

Thật đáng buồn khi họ lại là những người đang chiếm lĩnh diễn đàn lịch sử chính thống của đất nước...!!??

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đầu tiên, tôi xin lên một tiếng nói cảnh báo với mọi người về thực học của cái học vị "tiến sĩ sử học" hiện tại. Theo chỗ tôi biết, nó có dấu hiệu của sự lạm phát bằng cấp và sặc mùi cơ hội chủ nghĩa. Nhiều vị thực học chỉ đạt mức "biết hơn người dốt" !?.

đây cũng là thực tại của nhiều ngành hiện nay , mấy ông này mà viết sách để lưu truyền hạu thế thì con cháu chẳng biết đường nào mà lần :blink: .điều nguy hiểm họ lại chiếm số đông

kính chú

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân đây cũng xin đăng tiếp phần giải mã của ông Đặng Việt Bích mà bài "Quá trình hợp nhất và sự ra đời của người Việt cổ" (anh Thiên Sứ đã từng phản biện) cũng chỉ là một chuỗi bài liên quan, tôi chỉ muốn nhấn mạnh là do đâu họ lại có chuỗi lập luận chủ quan như vậy :blink:

Theo anh Trần Phương thì do đâu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đi tìm ... “bàn chân Giao Chỉ”

Họ có đôi bàn chân kỳ dị, to và cong, ngón cái chìa ra như càng cua. Cấu trúc đặc biệt của đôi bàn chân đó đã làm cho những người này gặp không ít khó khăn trong sinh hoạt thường ngày nhất là những lần muốn đi đâu mà phải... xỏ dép. Ở xã Thanh Hưng, huyện Thanh Chương (Nghệ An) mọi người vẫn gọi họ là những người... Việt cổ hay những người Giao Chỉ

Posted ImageBàn chân Giao Chỉ

Tập đi dép cả tháng để... cưới con

Người đầu tiên có “bàn chân Giao Chỉ” mà chúng tôi tìm gặp là ông Nguyễn Cảnh Thanh ở xóm 10, xã Thanh Hưng. Ông Thanh năm nay đã ở vào tuổi 75 nhưng trông ông vẫn còn khỏe lắm. Nhà ông Thanh có đông con nhưng các con đều đã lập gia đình và ở riêng, chỉ có hai ông bà già ở với nhau. Ở cái tuổi đáng ra phải được nghỉ ngơi từ lâu nhưng sức khỏe còn rất dồi dào nên mình ông Thanh vẫn làm ra cả tấn thóc mỗi mùa.

Posted Image Ông Thanh và bà Nhị với bàn chân Giao chỉ như nhau

Ông bảo, ông chỉ cần mỗi người vợ làm phụ tá, còn việc đồng ruộng ông ..."chấp" cả thanh niên. Hỏi về bí quyết để có sức khỏe dẻo dai như vậy ông Thanh chỉ ngay xuống đôi bàn chân “càng cua” của mình: “Tui (tôi) khỏe hơn người nhờ sự khác người đó. Không chỉ có tui mà cả ba anh em nhà này đều dư thừa sức khoẻ. Ở đây ai cũng nói người có bàn chân Giao Chỉ thì sức khỏe vô biên và tui thấy đúng như rứa (như thế)”.

Ông Thanh kể, bố ông là ông Nguyễn Cảnh Niên có đôi bàn chân còn kỳ dị hơn ông nhiều. Bàn chân ông Niên cong đến mức không đi được dép. Cũng vì thế ông Niên rất hiếm khi đi đâu bởi với đôi chân trần ông rất ngại gặp gỡ mọi người. Điều lạ là trong mấy anh em chỉ mỗi mình ông Niên có đôi bàn chân như vậy còn những người còn lại hoàn toàn bình thường. Bố ông sinh được bốn người con, ba trai một gái thì ba người con trai đều có đôi bàn chân Giao Chỉ, còn người con gái lại không.

Trong ba anh em thì ông Thanh là “tiêu biểu” nhất. Ngày bé do ở vùng quê miền núi nên trẻ nhỏ ít khi dùng đến dép. Và ông Thanh cho rằng cũng vì không được “uốn nắn” từ bé nên sau này khi đã đến tuổi trưởng thành thì ông không có cách nào để thay đổi được nữa. Chẳng có loại dép nào ông đi được, thuở thiếu thời ông chung tình với dép cao su to “khủng bố” do tự ông “sáng chế” nhưng cũng chỉ là những lúc thật cần thiết còn bình thường ông cũng hiếm khi sử dụng đến.

Kỷ niệm ông Thanh không bao giờ quên đó là lần người con trai trưởng lập gia đình ở tận thủ đô Hà Nội. Để chuẩn bị cho chuyến đi đó ông đã phải tập luyện đi dép cả tháng trời. Khỏi nói ông đã phải chịu đau đớn thế nào nhưng cũng chính từ lần “huấn luyện” quy củ đó ông đã dễ dàng hơn mỗi khi đi đâu cần phải đi dép. Nói vậy nhưng mỗi lần xỏ chân vào dép ngón cái vẫn không chịu nằm yên mà cứ “bò” ra đất. Cố đưa ngón cái lên thì ngón út lại rơi xuống. Ông Thanh nói đùa rằng “kẻ thù mà tui ghét nhất là dép”. Hôm chúng tôi đến ông Thanh đã lục lọi mãi mới tìm được đôi dép để đi vào tiếp khách. Ông đã bỏ rơi nó vì lâu nay ông không có dịp đi đâu nên cũng chẳng sử dụng đến. Thế nhưng, vừa xỏ vào một lúc ông đã gãi đầu gãi tai vì khó chịu và cuối cùng ông phải bỏ ra rồi phân bua: “Thông cảm cho tui đi đất nhé, nói là đi dép nhưng... mấy ngón vẫn ở dưới đất mà”.

Posted Image Ông Thanh rất tự hào với bàn chân đặc biệt của mình

Sẽ hết “chân Giao Chỉ”

Ở xã Thanh Hưng không chỉ có duy nhất gia đình ông Thanh có nhiều người có bàn chân Giao Chỉ. Ông Thanh đã dẫn chúng tôi đi thăm rất nhiều người cũng có đôi bàn chân tương tự như bà Nguyễn Thị Nhị ở xóm 9. Gia đình này chỉ có bà Nhị và một người chị cùng ông cụ thân sinh là có đôi bàn chân đặc biệt như vậy. Bà Nhị năm nay đã ở vào tuổi 87, vẫn rất khoẻ mạnh. Con cái đi thoát ly, bà ở một mình vẫn tự cơm nước. Chợ ở xa nhà đến 2km nhưng ngày nào bà vẫn cuốc bộ đi đều đặn.

Ở địa phương này, còn có thể kể tên những người có “bàn chân Giao Chỉ” như: ông Tợi, bà Hiếu, ông Tâm... Những người này có điểm chung nữa là đều có họ hàng gần xa với ông Thanh.

Một điều chúng tôi dễ nhận thấy ở những người có bàn chân “khác người” là họ rất lạc quan, ngoại trừ những lúc phải... xỏ dép. Họ cho rằng may mắn mới có được đôi bàn chân như vậy vì “chân Giao Chỉ” thì tuyệt nhiên ai cũng khỏe mạnh và sống rất thọ. Ông Nguyễn Cảnh Minh, em trai ông Thanh trước đây từng bị voi rừng tấn công, ông Minh cho rằng với một người có sức khoẻ bình thường thì không còn cơ hội sống sót. Con voi hung dữ đã “bốc” ông lên rồi ném từ trên đỉnh núi xuống thế mà ông vẫn thoát chết.

Ở xã Thanh Hưng, người họ Nguyễn Cảnh chiếm đa số và đã có thời dòng họ này đã trở lên nổi tiếng nhờ có nhiều “người Giao Chỉ”. Theo thống kê của chính ông Thanh thì những ai có bàn chân như ông đều vượt qua tuổi “bát tuần”. Hiện nay, lớp trẻ không còn thấy xuất hiện bàn chân “càng cua” này nữa. Ngay như ông Thanh, tất cả các người con sinh ra đều có bàn chân bình thường. Ông Thanh cho rằng con ông không có đôi bàn chân giống bố là do được đi dép từ tấm bé, lúc đó xương còn uốn nắn được nên bàn chân thẳng mà không bị cong. Ông Thanh nhận định rằng, lứa tuổi như ông mất đi thì ở đây cũng sẽ hết người có “chân Giao Chỉ”.

Theo Cảnh Dũng

-------------------------------------------------

PGS.TS Nguyễn Lân Cường :

Chân Giao Chỉ có hai ngón cái toạc ra hướng về nhau. Ở trong trường hợp này chỉ có ở một vùng và có tính chất họ hàng có bàn chân như vậy. Một phần có thể do những người này sống ở vùng miền núi thường xuyên đi đất. Khi đường trơn ngón chân phải choãi ra để chống trơn từ đó thành Chân Giao Chỉ. Điều này có thể thấy là các đời sau không có bàn chân như vậy nữa mà chỉ gặp ở những trường hợp người cao tuổi. Cũng có thể do gen di truyền nhưng gen đời sau lặn nên không còn bàn chân Giao Chỉ nữa.

-------------------------------------------------

Nguồn : http://www.xaluan.com/modules.php?name=New...e&sid=99777

(Còn tiếp) ...

Xin phép các anh chị được nói một chút về bàn chân Giao Chỉ.

Giao Chỉ nghĩa đen là ngón chân giao nhau. Đây là từ của giặc Tàu khi sang xâm lược nước ta mô tả bàn chân những người dân Việt - chủ nhân của nền văn minh lúa nước.

Giao Chỉ nói là một giống người thì cũng đúng. Đó là những người làm nông nghiệp. Ai đã từng làm nông nghiệp rồi thì đều biết người nông dân họ phải đi làm đồng. Những khi gặp đất sét sơn, bờ mương những ngón chân của họ phải tự căng lên, choãi ra để bám chắc vào đất nếu không họ sẽ không thể đứng vững hoặc đi tiếp. Lâu ngày ngón chân của họ choãi ra, ngón chân cái chỉ vào nhau như hình vẽ. Đây là nguyên nhân lý giải hiện tượng này.

Tôi có thể đưa ra ví dụ để các anh chị tham khảo. Ông nội tôi năm nay 84 tuổi. Ông nội tôi đi làm cán bộ từ trẻ. Bàn chân bình thường. Còn bà trên ông nội của tôi năm nay gần 90 tuổi có các ngón chân bị nghiêng hẳn một bên, chân cái giao nhau khi đặt cạnh nhau (y hệt hình chụp trong bài trước) mà người ta gọi là Giao Chỉ. Lý do là từ trẻ bà là một người nông dân đúng nghĩa. Cả đời sống quanh quẩn ở làng, ở xóm và đi làm đồng.

Ngay trong bài viết trên cũng đã chứng minh rõ ràng. Đó là những người con ông Thanh do không làm nông nghiệp nữa nên bàn chân không giao nhau khi đặt cạnh nhau. Bản thân ông Thanh từ trẻ nhỏ đã không đi dép sau này không thể đi được dép nữa vì chân hình thành thế giao nhau.

Ngay như giáo sư N.L.D cũng nói không chỉ ở Việt nam mà nhiều nước như Indo, Mã lai, Ấn độ, Thái Lan... cũng có bàn chân giao nhau.

Như vậy đã rõ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa chú TS, Trần Phương và các anh chị. Nhân mọi người nói về tình trạng lạm phát học vị. Cháu xin kể một câu chuyện thật.

Giáo sư sử học Lê Văn Lan hay lên TV tư vấn những chương trình liên quan tới lịch sử trong giới sử học không coi ra gì. Cháu có người quen là nhà báo hay tiếp xúc với các nhà sử học, giáo sư lịch sử. Có vị còn nói "thằng đấy thì biết gì toàn nói linh tinh".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Còn cái bài viết linh tinh ngớ ngẩn của mấy vị giáo sư phân tích về Sơn Tinh Thủy Tinh mà anh Trần Phương dẫn lên tôi chí cần trả lời thế này:

Cách nhìn của họ về những truyền thuyết liên quan đến thời Hùng Vương là cách nhìn của đám con nít. Nếu nội dung của nó đúng như họ phân tích, giải mã thì chẳng cần đến nội dung câu chuyện như đã được chuyển tài từ hàng ngàn năm nay. Trong luận cứ của họ không hề có một sự hợp lý tối thiểu nào về sự liên hệ giữa nội dung truyền thuyết - các loại, chứ không riêng truyền thuyết này - với những vấn đề xã hội, lịch sử mà họ nêu ra.

Rất tiếc! Thằng con nít lớn nói thì thằng con nít nhỏ nghe.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quý vị,

Tất cả các bài viết theo nghiên cứu của ông Đặng Việt Bích ở trên tôi lấy từ nguồn phongthuyankhang.com

Anh Thiên Sứ thân mến, anh viết :

Theo anh Trần Phương thì do đâu.

Thiết nghĩ qua những gì thể hiện ở những bài viết trên tự nó đã cho thấy do đâu rồi. Thú thật, nếu ngày nào đó một kẻ "vô danh tiểu tốt" như tôi có dịp diện kiến ông Đặng Việt Bích tôi chỉ cần đặt một câu hỏi rất đơn giản về sự khác biệt trong ngữ hệ của các đồng bào ở Tây Nguyên là ông ta sẽ đớ lưỡi ngay, nếu cần tôi có thể mời một số người bạn mà tôi có quen biết để cùng đối chất : một người Chăm hoặc Eđe (đại diện nhóm ngữ hệ Mã Lai đa đảo), một người Mnong (đại diện nhóm Môn Khmer), một người Mường hoặc Thái ở cao nguyên Mộc Châu chẳng hạn, ... (cũng xin nói thêm : đừng nghĩ rằng giờ này họ là những tộc người kém phát triển và mặc xà-rông trong sinh hoạt, sẽ rất sai lầm khi vẫn còn những cách hiểu như vậy, rất nhiều người hiện nay có trình độ ĐH hoặc trên ĐH và hiện đang đóng góp rất nhiều cho xã hội, tôi sẽ nói riêng về vấn đề này sau).

Tuy nhiên, gạt qua những ngô nghê của cái gọi là "giải mã" của ông Đặng Việt Bích, tôi cho rằng yếu tố ngôn ngữ trong quá trình phát triển của người Việt và văn hóa Việt là một yếu tố rất quan trọng trong việc minh chứng cổ sử Việt. Sẽ không ngoa khi cho rằng : mất đi hệ thống ngôn ngữ Việt sẽ là mất đi bản sắc văn hóa Việt. Thực tế trong chiều dài lịch sử đã cho thấy điều này : người Việt đã có những lúc bị trắng tay, các giá trị vật chất bị phá hủy đến tận diệt, chữ viết bị xóa bỏ, tín ngưỡng và các giá trị dân gian bị khoác lên tấm áo huyền hoặc đến mê muội, ... nhưng ngôn ngữ Việt thì vẫn còn và không có gì xóa bỏ đơợc :

Trăm năm bia đá thì mòn

Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ

Kính anh Thiên Sứ và tất cả các anh chị em vài lời tâm huyết. Anh Thiên Sứ cũng nên lưu ý đến yếu tố này khi có một hội nghị giữa anh và những người phủ nhận luận điểm gần 5000 năm văn hiến, vì họ sẽ dễ bắt bẻ rằng tại sao ngôn ngữ Việt cách nay 500 năm : phía nam không quá Đèo Ngang và phía bắc không quá phạm vi đồng bằng sông Hồng (!?)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quý vị,

Tất cả các bài viết theo nghiên cứu của ông Đặng Việt Bích ở trên tôi lấy từ nguồn phongthuyankhang.com

Anh Thiên Sứ thân mến, anh viết :

Theo anh Trần Phương thì do đâu.

Thiết nghĩ qua những gì thể hiện ở những bài viết trên tự nó đã cho thấy do đâu rồi. Thú thật, nếu ngày nào đó một kẻ "vô danh tiểu tốt" như tôi có dịp diện kiến ông Đặng Việt Bích tôi chỉ cần đặt một câu hỏi rất đơn giản về sự khác biệt trong ngữ hệ của các đồng bào ở Tây Nguyên là ông ta sẽ đớ lưỡi ngay, nếu cần tôi có thể mời một số người bạn mà tôi có quen biết để cùng đối chất : một người Chăm hoặc Eđe (đại diện nhóm ngữ hệ Mã Lai đa đảo), một người Mnong (đại diện nhóm Môn Khmer), một người Mường hoặc Thái ở cao nguyên Mộc Châu chẳng hạn, ... (cũng xin nói thêm : đừng nghĩ rằng giờ này họ là những tộc người kém phát triển và mặc xà-rông trong sinh hoạt, sẽ rất sai lầm khi vẫn còn những cách hiểu như vậy, rất nhiều người hiện nay có trình độ ĐH hoặc trên ĐH và hiện đang đóng góp rất nhiều cho xã hội, tôi sẽ nói riêng về vấn đề này sau).

Tuy nhiên, gạt qua những ngô nghê của cái gọi là "giải mã" của ông Đặng Việt Bích, tôi cho rằng yếu tố ngôn ngữ trong quá trình phát triển của người Việt và văn hóa Việt là một yếu tố rất quan trọng trong việc minh chứng cổ sử Việt. Sẽ không ngoa khi cho rằng : mất đi hệ thống ngôn ngữ Việt sẽ là mất đi bản sắc văn hóa Việt. Thực tế trong chiều dài lịch sử đã cho thấy điều này : người Việt đã có những lúc bị trắng tay, các giá trị vật chất bị phá hủy đến tận diệt, chữ viết bị xóa bỏ, tín ngưỡng và các giá trị dân gian bị khoác lên tấm áo huyền hoặc đến mê muội, ... nhưng ngôn ngữ Việt thì vẫn còn và không có gì xóa bỏ đơợc :

Trăm năm bia đá thì mòn

Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ

Kính anh Thiên Sứ và tất cả các anh chị em vài lời tâm huyết. Anh Thiên Sứ cũng nên lưu ý đến yếu tố này khi có một hội nghị giữa anh và những người phủ nhận luận điểm gần 5000 năm văn hiến, vì họ sẽ dễ bắt bẻ rằng tại sao ngôn ngữ Việt cách nay 500 năm : phía nam không quá Đèo Ngang và phía bắc không quá phạm vi đồng bằng sông Hồng (!?)

Anh Trần Phương thân mến.

Nếu như "chẳng may" có một cuộc hội thảo giữa một mình tôi với những nhà trí thức ưu tú đại diện cho "Hầu hết " và "cộng đồng" thì tôi sẽ chứng minh cho họ thấy rằng: Để thay thế họ chỉ cần đặt mua mấy người máy bác học ở Nhật Bản. Để tiết kiệm tiền thì có thể mua rẻ một chút vì những người máy cao cấp sẽ tốn kém và không cần thiết khi cần phải thay thế tri tuệ của họ.

Tôi rất tự tin điều này.

Share this post


Link to post
Share on other sites