Posted 28 Tháng 6, 2009 Gạch Đại Việt... Theo Việt sử thì vua Đinh tiên hoàng lên ngôi năm 968 đặt tên nước là Đại cồ Việt , quốc hiệu này tồn tại đến năm 1054 thì vua Trần thánh Tôn đổi thành ĐẠI VIỆT nhưng ... Trong cuộc khai quật Hoa Lư 1997, các nhà khảo cổ đã tìm được nhiều viên gạch có chữ "Đại Việt Quốc Quân Thành Chuyên". Điều này khiến chúng ta lý giải sao đây về Quốc hiệu thời nhà Đinh ? Đây là thời kỳ lịch sử đầy tính kỳ bí...,trong bài cái chuông cổ thì năṃ 948 tức10 năm sau chiến thắng sông Bạch đằng dân ta đã phải mượn ...niên đại nhà Nam Hán ( thực ra là Đại Việt) bên tàu xài đỡ... nay tới sau năm 968 thời vua Đinh lại vẫn ...Đại Việt ...chứ không phải ‘Đại cồ Việt’ như sử sách đã chép...thực không hiểu nổi ? Nước Đại cồ Việt không có tức nhà Đinh không tồn tại ở thời điểm lịch sử này , đây là 1 bằng chứng nữa để kiện chứng Sử thuyết họ Hùng : Triều vua Đinh Hoàn được sử Trung hoa ghi là Triều Bắc Chu tồn tại từ năm 557 tới năm 581.tức gần 500 năm trước theo niên đại của sử Việt Nam , đây là trang sử rực rỡ khởi ̣đầu nền độc lập tự chủ chấm dứt thời kỳ u ám nhục nhã làm thân nô lệ của người họ HÙNG . Một điều kỳ lạ ... không phải chỉ ở Hoa lư mà gạch ‘Đạị Việt quốc quân thành chuyên’ còn dùng để xây kinh thành Thăng long bên cạnh những viên gạch có dấu ‘Giang tây quân’và nhiều loại gạch khác ...có nhà nghiên cứu cho là gạch Giang tây quân là số gạch ‘tồn kho’ từ thời nhà Đường rất có thể số gạch này đã được dùng rồi sau được tái xử dụng ...? Sự suy đoán này không hợp lý vì theo sử Việt mãi tới năm 1010 Lý thái tổ mới dời đô và xây thành Thăng long tức 100 năm sau khi nhà Đường chấm dứt ( 907 ) , luận điểm ‘tái xử dụng’ càng khó chấp nhận hơn . Sự việc chỉ có thể coi là hữu lý khi số gạch ‘Giang tây quân’ này từ ngày sản xuất tới ngày xử dụng xây kinh thành Thăng long có thời gian ngắn khỏang trên dưới chục năm mà thôi . Rất có thể Giang tây quân ở đây là quân nhà Lương chứ không phải nhà Đường , nhà Lương chấm dứt năm 917, nước đại Việt của anh em Lưu ẩn-Lưu Cung ( Lý ?) đánh Khúc thừa Mỹ năm 923 rồi chỉ sau đó vài năm đã thiên đô và xây dựng kinh thành Thăng long (theo sử thuyết họ HÙNG) chỉ như vậy việc dùng số gạch tồn kho của ‘Giang tây’ quân bên cạnh gạch ‘Đại Việt quốc quân thành chuyên’ mới trở nên hữu lý có thể chấp nhận được . Lịch sử Việt nam giai đoạn từ khi chấm dứt nội thuộc nhà Đường năm 907 đến năm nhà Lý khởi nghiệp 1010 còn đầy tính kỳ bí …cứ mỗi hiện vật khảo cổ được tìm thấy lại có thêm những thông tin kỳ lạ không đúng với những gì ghi chép trong chính sử .... phải chăng đã đến lúc .... phải xem xét lại toàn diện lịch sử nước nhà ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 6, 2009 Tôi nghĩ trước khi triều Lý lấy Thăng Long làm Kinh đô thì tại đây đã có thành được xây dựng từ lâu. Thí dụ như thành Đại La của Cao Biền. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 6, 2009 Thì chuyện này cũng giống như hai chữ "Việt Nam" đã xuất hiện từ thời ông Trạng Trình, nhưng mà đến mấy trăm năm sau chúng ta mới chính thức có quốc hiệu "Việt Nam" đấy thôi, có chi mà lạ. Mà sao cái ông này cứ ưa lấy niên đại của sử Tàu mà gán cho sử Việt thế nhỉ ? Sử Tàu là sử Tàu, mà sử Việt là sử Việt chứ. Sử Tàu thì có được mấy phần là thật. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 6, 2009 Anh Thiên sứ và các bạn thân mến , khi khai quật Hoàng thành thăng long nếu tìm thấy 2 loại gạch 'Giang tây quân' và "đại Việt quốc...' ở 2 nơi khác nhau với thứ tự lớp lang thời gian khác nhau thì không có gì đáng nói , nhưng chúng lại tìm thấy ở cùng 1 di tích thế mới không hiểu nổi ...và cũng chính vì vậy những nhà nghiên cứu được 'mắt thấy tay sờ' mới đưa ra 2 ước đoán , hoặc gạch 'Giang tây quân' là gạch tồn kho hoặc là đã dùng xây dựng rồi nay người nhà Lý tái chế để xử dụng lại ... Theo tôi cả 2 hướng trên đều khó có thể xảy ra trong thực tế , tồn kho trên 100 năm là điều không thể có , ngồi gè đẽo cả núi gạch để dùng lại càng vô lý hơn.... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 6, 2009 Theo tôi vấn đề còn là niên đại được kiểm tra của hai loại gạch này. Không loại trừ lúc xây thành có từ lâu dùng loại Giang Tây quân, sau đó nhiều năm hư hỏng trùng tu lại, hoặc nâng cấp thì dùng gạch Đại Việt quốc. Nếu có điều kiện xác minh niên đại bằng kỹ thuật tiên tiến sẽ giúp giải quyết v/d. Nhưng tôi nghĩ kỹ thuật xac 1minh ngày nay sai số cũng rất lớn. Thí dụ như tượng nhân sư. Chênh nhau là 5000 năm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 6, 2009 Thì chuyện này cũng giống như hai chữ "Việt Nam" đã xuất hiện từ thời ông Trạng Trình, nhưng mà đến mấy trăm năm sau chúng ta mới chính thức có quốc hiệu "Việt Nam" đấy thôi, có chi mà lạ. Mà sao cái ông này cứ ưa lấy niên đại của sử Tàu mà gán cho sử Việt thế nhỉ ? Sử Tàu là sử Tàu, mà sử Việt là sử Việt chứ. Sử Tàu thì có được mấy phần là thật.Bạn Kadest ơi, khoa học lịch sử đòi hỏi sự chính xác nên xin bạn tiếp cận vấn đề bằng cách khác để có thể trao đổi , luận bàn ...còn nói kiểu 'có chi mà lạ' thì ...đành thôi ...chứ nghiên cứu để tìm cái gì bây giờ ?. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 7, 2009 Chuyện Lưu Ẩn, Lưu Cung lập nước Đại Việt (917) thì đúng rồi... Nhưng sang năm 918 Lưu Cung mới sực nhớ ra rằng: Ông ta họ Lưu, mà họ Lưu là họ của vua Đại Hán ngày xưa... Cho nên Đại Việt bị đổi thành Đại Hán, cũng chỉ là trên giấy tờ... Trong dân gian vẫn coi là Đại Việt, còn sử Tàu thì ghi thành Nam Hán để phân biệt với Bắc Hán, cũng tồn tại trong khoảng thời gian đó... Vua Đinh thì gọi là Đại Cồ Việt, để phân biệt với Đại Việt - Nam Hán, Vua Lý ngày sau lại trả về Đại Việt... Cũng vì trong lòng người Việt đã in đậm hai chữ Đại Việt... Như là hai chữ Việt Nam của ngày nay... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 7, 2009 Thưa bạn Kadest . 'Nhưng sang năm 918 Lưu Cung mới sực nhớ ra rằng: Ông ta họ Lưu, mà họ Lưu là họ của vua Đại Hán ngày xưa... Cho nên Đại Việt bị đổi thành Đại Hán, cũng chỉ là trên giấy tờ...' Chuyện quốc gia đại sự mà như trò trẻ con . Đây là 1 trong những trò hề thô vụng của Hán sử ...bạn biết là mãi đến thế kỷ 13 vua Mông cổ còn chia phía bắc sông Dương tử là người Hán , nam Dương tử là người Nam ...như thế vào năm 918 ở Quảng Đông lấy đâu ra ông vua dòng giống nhà Hán và người Hán để dựng nước đại Hán ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 7, 2009 Thưa Ông Nhatnguyen Tại thời điểm 918, Giao Chỉ là vùng tự trị của họ Khúc người Việt, còn Quảng Đông là vùng cai trị của quan nhà Đường, do vua Đường cho phép... Mà dù Lưu Cung là người Việt thật thì đã sao, nếu là người Việt kiểu "con cháu Triệu Đà" thì cũng chẳng khác người Hán là mấy. Dù sao thì lúc này lãnh thổ Đại Đường của người Hán đã bao trùm cả nước Việt ta, cho nên cái chuyện người Hán làm quan trên đầu dân Việt, trên đất của người Việt cũng bình thường thôi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 7, 2009 Thưa Ông Nhatnguyen Tại thời điểm 918, Giao Chỉ là vùng tự trị của họ Khúc người Việt, còn Quảng Đông là vùng cai trị của quan nhà Đường, do vua Đường cho phép... Mà dù Lưu Cung là người Việt thật thì đã sao, nếu là người Việt kiểu "con cháu Triệu Đà" thì cũng chẳng khác người Hán là mấy. Dù sao thì lúc này lãnh thổ Đại Đường của người Hán đã bao trùm cả nước Việt ta, cho nên cái chuyện người Hán làm quan trên đầu dân Việt, trên đất của người Việt cũng bình thường thôi. Vấn đề không phải là kết luận một hiện tượng như vậy. Mà là cội nguồn người dân tộc Việt không phải Hán. Còn trong thời Bắc thuộc thì có thể đúng như anh nói. Triệu Đà là người Hán, nhưng lập nghiệp trên đất Việt, nhờ cơ hội làm vua Việt và bảo tồn văn hóa Việt. Nên Nam Việt của Triệu Đà vẫn là sự kế thừa lịch sử của Việt tộc. Cũng như ngài Obama là tổng thống THống Hoa Kỳ không có nghĩa là nước Hoa Kỳ bị Kenya cai trị. Nội chi tiết sau, do chính anh viết: Nhưng sang năm 918 Lưu Cung mới sực nhớ ra rằng: Ông ta họ Lưu, mà họ Lưu là họ của vua Đại Hán ngày xưa... Cho nên Đại Việt bị đổi thành Đại Hán, cũng chỉ là trên giấy tờ... Cũng đủ thấy sự phân biệt Việt tộc ở Nam Dương Tử và một quan cai trị gốc Hán, họ Lưu. Nếu không có sự phân biệt này thì ông ta không cần phải chợt nhớ ra và đổi quốc hiệu thành Đại Hán làm gì. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 7, 2009 Thưa Ông Nhatnguyen Tại thời điểm 918, Giao Chỉ là vùng tự trị của họ Khúc người Việt, còn Quảng Đông là vùng cai trị của quan nhà Đường, do vua Đường cho phép... Mà dù Lưu Cung là người Việt thật thì đã sao, nếu là người Việt kiểu "con cháu Triệu Đà" thì cũng chẳng khác người Hán là mấy. Dù sao thì lúc này lãnh thổ Đại Đường của người Hán đã bao trùm cả nước Việt ta, cho nên cái chuyện người Hán làm quan trên đầu dân Việt, trên đất của người Việt cũng bình thường thôi. bạn Kadest thân ,điều tôi muốn nhấn mạnh là 'dân' chứ không phải 'vua' , trên vùng Bách Việt thì không thể có nước Hán , như Triệu Đà xưa cũng xưng là nước 'Nam Việt' chứ không xưng là 'Nam Hán' . xin bạn phân biệt rõ ràng 2 trường hợp : xâm lăng cướp nước với binh hùng tướng mạnh khuất phục biến đám dân đen thành nô lệ hoàn toàn khác với việc dựng nước , dựng nước phải dựa vào dân , dân là người Bách Việt không bao giờ đi ...dựng nước đại Hán ? bạn có chút lầm lẫn ...thời điểm 918 là thời Mạt đế nhà hậu Lương chứ không phải nhà Đường , Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 7, 2009 Nhân có chuyện Triệu Đà, xin nêu một thắc mắc, nhờ mọi người giải thích hộ. Theo Đại Việt Sử ký toàn thư Triệu Vũ Vương "ở ngôi 71 năm [207 - 136 TCN], thọ 121 tuổi [256 - 136 TCN]". Tức là Triệu Đà lên ngôi lúc 50 tuổi và thọ ở mức không tưởng tượng nổi, nhất là vào thời TCN. Triệu Đà sống từ đời Chiến Quốc, qua đời Tần, rồi Hán Sở tranh hùng, rồi Lưu Bang lên ngôi mới lập quốc Nam Việt. Tuổi thọ và niên đại của Triệu Đà như vậy quả là bất thường. Liệu có sự lập lờ nào trong sử ở đây không? Và tại sao cần phải lập lờ như vậy? Nếu niên đại của Triệu Đà không đúng thì niên đại kết thúc nước Văn Lang của Hùng Vương cũng không phải như được xác định. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 7, 2009 Vài dòng về nước Nam Việt trong sử Tàu . Sách Sử Trung quốc đang lưu hành là sự trộn lẫn sử ‘thật’ và sử ‘đểu’, dấu chỉ giúp nhận biết cũng đơn giản thôi , ở đâu có sự miệt thị khinh khi dân Bách Việt nhất là Lạc Việt thì đấy chắc chắn là đoạn sử ‘đểu’, nắm rõ tánh khí của người tạo ra nó thì rất dể dàng tìm ra những phần này . Chương Nước Nam Việt của Triệu Đà là chương đểu cáng nhất trong Hán sử . chỉ cần lướt qua vài dòng là thấy ngay sự bịa đặt kinh tởm của đám ‘sử nô’ viết theo đơn đặt hàng , dù viết về kẻ thù những sử gia chân chính cũng không bao giờ có giọng điệu như thế . Sử ký của Tư Mã Thiên ( đã cạo sửa ? ), quyển 113, mục Nam Việt Liệt Truyện và Hán Thư của Ban Cố, quyển 95, mục Liệt truyện. Sử Ký, phần Bản Kỷ, quyển 6 chép : “Năm [Tần Thủy Hoàng] thứ 33 [-214] dùng dân bỏ trốn, dân ở rể, dân buôn cho làm lính ; đánh chiếm đất Lục Lương đặt ra Quế Lâm , Nam Hải, Tượng Quận .” Đánh chiếm đất nước của người ta mà không phải dùng ...đội quân cho ra quân , chỉ cần đám bất lương ô hợp cũng xong ...., (đám bất lương này sau đó cho ở lại ‘sống chung’ với người Việt ) ; Những dòng này ngoài ý miệt thị đời cha còn hàm ý khinh bỉ mãi mãi ....đám con cháu Nam Việt ....chúng mày chỉ là kết qủa của sự ‘giao phối’ giữa mọi rợ và lưu manh . .. Những nhà ... viết sử gốc chăn ngựa viết tiếp : “ Man di Ðại trưởng lão thần [Triệu] Ðà liều chết tái bái, dâng thư Hoàng đế Bệ hạ : Từ khi Cao Hậu lâm triều dụng sự, gần kẻ sĩ nhỏ nhen, tín lời sàm tấu, phân biệt đối xử với man di, ra lệnh rằng : “Không [bán] cho dân Việt man di bên ngoài khí dụng kim loại làm ruộng ; ngựa, trâu, dê thì [bán] cho con đực, không bán con cái. Lão phu ở nơi hoang tịch, ngựa, trâu, dê răng dài đã già, nên không có để dùng vào việc tế tự, thật đáng tội chết” ; Đoạn này cụ thể hoá trình độ văn minh dân Nam hải : - mới chỉ biết dùng gia súc chứ chưa biết chăn nuôi .?.?. ‘nhập khẩu’ được con nào thì ‘xài’ con ấy ....tương tự như người ‘tiền sử’ đang trong tình trạng săn bắt hái lượm vậy . .., bắt được con nào thì chỉ biết con đó chưa biết chăn nuôi nhân giống là gì .... - trong lãnh vực trồng trọt ...thì ...đã bước qua thời công cụ đá đang tiến sang... thời ...‘kim khí.... nhập khẩu’ ..???.. Trên con đường từ man dã đến văn minh con người không hề trải qua giai đoạn ‘nửa người nửa ngợm’ như thế . Thật chỉ những bộ óc ‘cám lợn’ mới có thể nghĩ ra được những điều kỳ quái này . . Nam hải đã là vậy Dân chung quanh còn khủng khiếp hơn bội phần : “.....Vả lại phương Nam đất thấp, ẩm, dân man di ở vào giữa. Ở phía Đông đất Mân Việt chỉ vẻn vẹn nghìn người, cũng xưng hiệu là “vương”; ở phía Tây, nước Âu Lạc là nước trần truồng, cũng xưng là “vương”. Lão thần trộm dùng bậy danh hiệu “đế” chỉ để tự vui , chứ đâu dám để nói đến tai bệ hạ ?” ... “Phía Đông đất Mân Việt chỉ vẻn vẹn nghìn người”...như thế Mân Việt cũng chỉ trong giai đoạn bộ lạc là cùng... Đặc biệt...Kinh khủng nhất là dân Âu Lạc...còn trong tình trạng trần truồng ,có bản dịch là bán khai...; chưa biết đến áo quần thì chẳng hơn loài thú bao nhiêu ? Lướt qua vài hàng Sử sách chính thống Tàu ; Không cần nói nhiều chỉ với những di vật đồng –sắt và xương trâu tìm được trong lòng đất Việt có tuổi đáng cố tổ của Nhâm ngao đã là cái tát trời giáng vào mặt những kẻ vô sỉ ...; cả với những ai đọc mà cho những dòng sử này là thật , đáng tin .... thì cũng xứng đáng nhận cái tát như thế . 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 7, 2009 Nhà Tần và nước Nam Việt ... Sách cổ Trung Hoa những đoạn nói về cuộc tiến quân của nhà Tần xuống phía nam và hình thành nước Nam Việt là trang sử ‘lộn sộn’ nhất , tiền hậu bất nhất năm tháng lung tung ...., Sử ký –Tư mã thiên , Hán thư- Ban cố và tư liệu lịch sử Việt Nam chẳng ai giống ai . Lãnh thổ đế quốc Tần lúc Thủy hoàng lên ngôi năm -221 được Sử ký xác định : Đất đai chạy dài phía đông đến biển và đất Triều Tiên,phía tây đến Lâm Thao,Khương Trung,phía nam đến miền cửa nhà quay mặt quay mặt về hướng bắc(4),phía bắc lấy Hoàng Hà làm biên giới và men theo Âm Sơn đến tận Liêu Đông.Sai dời các nhà hào khí trong thiên hạ đến Hàm Dương tất cả mười hai vạn nhà. Chú thích (4).Tức là Nhật Nam(miền Quảng Nam). Ý nói miền phía Nam mặt trời cố nhiên phải mở cửa về phía bắc mới có mặt trời. Như vậy rõ ràng ranh giới phía nam đế quốc Tần đã gói gọn đất Lạc Việt , phía bắc ranh giới là Hoàng hà . Nhưng lại Cũng sử ký đã chép : Năm thứ 33 ( -214), Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn bán đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải; cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ. Ở phía tây bắc, đánh đuổi Hung Nô từ Du Trung dọc theo sông Hoàng Hà đi về đông đến Âm Sơn tất cả 34 huyện, xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giã, xây đình và thành lũy ở đấy để đuổi người Nhung và đưa những người bị đày đến đấy để ở và lần đầu những nơi này trở thành huyện. Cấm không được thờ ( ...) Chỉ đoạn trên - đọan dưới Sử ký đã tự mâu thuẫn . Xin lưu ý đoạn ‘xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giã....’ ; đất Cao khuyết , Đào sơn , Bắc giã ...là chỗ nào thì các sử gia Tàu toàn quyền ấn định , còn ý nghĩa câu : xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà...thì qúa rõ không thể hiểu khác được . Năm Thủy hoàng cho tiến quân xuống phương nam cũng không sách nào giống sách nào , Sử ký viết là -214 , sách khác chép là -217 , -219....tư liệu lịch sử Việt ghi là -218. Về Địa danh cũng lung tung không kém...chỗ thì ghi là quân nhà Tần đánh lấy Lục Lương , sách khác ghi Dương Việt , khác nữa là Lục dương..., Việt nam sử lược của Trần trọng Kim thì chỉ rõ là miền Lĩnh nam..., gọi là chỉ rõ vì Địa danh Lĩnh nam đã được xác định không cần bàn cãi còn : Lục Lương – Lục Dương – Dương Việt thì đã ai dám chắc là chỗ nào trên bản đồ ...? Có thể nào Lục Lương là từ ký âm của Lạc Long trong tiếng Việt tức đất Giao chỉ ? Lục Dương là biến âm của Lạc Dương ? Lạc là Lạc ấp ,dương chỉ phương đông ( theo dịch học ) là nơi Chu công xây kinh đô phía đông của nhà Chu ? Còn đất Dương Việt có lẽ là đất của cộng đồng người Dương Việt ở Giang tây ngày nay , thời Chiến quốc là đất của nước Ngô . Như vậy thầy trò Triệu Chính – Đồ Thư đánh chiếm nơi nào ? Trong 3 địa danh này khả dĩ nhất là Dương Việt vì trong danh sách Lục quốc đã bị Tần thôn tính trước khi Thủy hoàng kên ngôi không có nước Ngô và Việt , Lục Lương- Lạc Long là vùng Bắc hộ đã nằm trong biên giới Tần rồi ( Sử ký đã dẫn trên) còn Lạc Dương đông đô nhà Chu thì càng vô lý hơn . Tiếp theo xin dẫn 1 đoạn trong sách sử Việt : “Năm 218 trước công nguyên, Tần Thuỷ Hoàng huy động 50 vạn quân chia làm 5 đạo đi chinh phục Bách Việt. Để tiến xuống miền Nam, đi sâu vào đất Việt, đạo quân thứ nhất phải đào con kênh nối sông Lương (vùng An Hưng, Trung Quốc ngày nay) để chở lương thực. Nhờ vậy, Đồ Thư thống lĩnh đã vào được đất Tây Âu, giết tù trưởng, chiếm đất rồi tiến vào Lạc Việt. Thục Phán được các Lạc tướng suy tôn làm lãnh tụ chung chỉ huy cuộc kháng chiến này. Khi Đồ Thư đem quân tiến sâu vào đất Lạc Việt, Thục Phán lãnh đạo nhân dân chống giặc . Quân Tần đi đến đâu, Nhân dân Việt làm vườn không nhà trống đến đó. Quân Tần dần lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Khi quân Tần đã kiệt sức,vì thiếu lương , thì Quân dân Việt, do Thục Phán chỉ huy, mới bắt đầu xuất trận. Đồ Thư đã phải bỏ mạng trong trận này. Mất chủ tướng, quân Tần hoang mang mở đường tháo chạy về nước. Sau gần 10 năm kháng chiến, nhân dân Âu Việt – Lạc Việt giành được độc lập. Thục Phán củng cố và xây dựng lại đất nước.” Năm -257 Thục Phán đã là An dương vương vua nước Âu Lạc vậy mà sao sau năm -218 Tây âu còn tù trưởng ? đọc đoạn sử trên ta có cảm giác Tây Âu và Lạc Việt là 2 phần rời chẳng dính gì tới nhau cả , kinh dị hơn khi quân của Đồ thư tiến vào đất Lạc Việt thì đương kim hoàng thượng An Dương vương được các Lạc tướng bầu làm thủ lãnh để lãnh đạo cuốc kháng chiến chống quân xâm lược ? các tướng lãnh suy tôn vua làm thủ lãnh ....không biết ….viết sử kiểu gì kỳ khôi vậy nữa . Cứ theo tư liệu của viện nghiên cứu sử học Việt nam này thì năm -207 ( 10 năm kháng chiến .đã dẫn ở trên ) Đồ thư chết và quân Tần vắt giò lên cổ chạy về ....Tần như vậy làm sao Triệu Đà có thể đánh chiếm sáp nhập nước của An Dương vương để lập nước Nam Việt năm -206 hay -207 ( theo sử Tàu) năm -208 (theo Trần trọng Kim) được ? Sách Tàu viết nhà Tần bình định xong miền lĩnh nam vào năm -214 tức 7 năm trước khi tướng Đồ thư chết Nhâm ngao lên thay ...? Về danh hiệu của nhân vật tên Đà cũng lắm điều phải bàn : Trước khi lên ngôi Sử ký gọi ông ta là Úy Đà ; trong quan chế nhà Tần quan úy là quan trông coi 1 quận cả về quân sự lẫn hành chánh , đã gọi là úy Đà mà lại.... là huyện lệnh huyện Long xuyên....cũng như bây giờ ta nói ông tỉnh trưởng Nguyễn văn Đà là quận trưởng quận Long xuyên ...thực chẳng ra đầu ra đuôi gì cả ; còn nói ông ta là quan úy quận Nam hải ....cũng không có lý vì chiếu bổ nhiệm Triệu Đà làm quan úy quận Nam hải là chiếu giả do Nhâm Ngao tự làm ., đã biết chắc như thế thì với quan niệm ‘chính danh’ không bao giờ Tư mã thiên cho tên ‘úy’ Đà vào sách sử Trung Hoa . Thêm 1 điều vô lý nữa : Triệu Đà vốn là danh tướng của Tần thân làm phó Soái cho cuộc viễn chinh cả nửa triệu quân vậy mà sau khi thắng lợi toàn diện ....lại ‘bị’ bổ nhiệm làm 1 huyện lệnh nho nhỏ ? hay là ông ta bị kỷ luật giáng cấp mà sử không ghi lại ? Dã sử Việt lồng cuộc xâm chiếm Âu - Lạc của Triệu Đà năm -208 vào câu truyện tình lâm ly bi đát Trọng thủy- Mỵ châu .... kết cuộc của truyện là An Dương vương mất nước .... cầm sừng văn tê 7 tấc theo thần Kim quy đi vào biển ...còn Sử ký Tư mã thiên thì chỉ viết mỗi dòng gọn lỏn (Triệu Đà...)“đem đồ đạc của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc để bắt họ lệ thuộc theo mình....”...như vậy là đâu có đánh đấm gì... ? Trước đó cũng Sử ký viết ... “dần dần ông dùng hình pháp giết các trưởng lại do nhà Tần đặt ra, dùng những người đồng đảng để thay thế. Khi nhà Tần đã bị tiêu diệt, Đà lập tức đánh chiếm lấy cả Quế Lâm, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vũ Vương”. 2 đoạn trích trên đã chỉ rõ đất Âu-lạc và Tượng quận là 2 nơi khác nhau , điều này bác bỏ hoàn toàn thuyết cho Đất Việt ngày nay là Tượng quận. Xưa . Mới đây thời điểm Triệu Đà chiếm Âu Lạc được các nhà Sử học Việt Nam điều chỉnh lại là -178 chứ không phải -208 như sử Trước đây đã ghi .; còn chiếu theo Sử ký Tư mã thiên thì ít nhất là từ năm -221 ( Sử ký đã trích dẫn ở trên ) đất Tần đã đến miền Bắc hộ thì làm gì còn Âu –Lạc cho Triệu Đà đánh chiếm ..? Sách vở đã thế đến khi tìm được mộ Văn đế nước Nam Việt còn rối tinh mù hơn... ‘Văn đế hành tỉ’ đã khẳng định câu ‘Man di đại trưởng lão....’ trong sử Tàu là hoàn toàn láo khoét , Và ...thật ngộ nghĩnh tên của Văn đế là Triệu Muội hay Triệu Mạt ...là ‘vua lậu’ không hề có trong ‘danh sách’ vua Nam Việt , thật nực cười khi ....những nhà ‘khoa học’ trung quốc sau cả năm tranh cãi mới ‘phát hiện’ ra chữ ‘Muội’ bính âm đọc gần giống chữ ‘Hồ’ và...như vậy là....coi như xong...đã tìm thấy mộ Triệu Hồ vua thứ 2 của Nam Việt .... không phải vua lậu .. như đã tưởng . Ông trưởng đoàn khai quật và nghiên cứu đã ‘phát biểu’:.... trong trường hợp này ....nhà nghiên cứu chuyên nghiệp cũng giống như người nghiệp dư ....vì tất cả chỉ là ...suy đoán ( chính xác phải nói là đoán mò...). Chính sự ‘rối loạn’ thông tin đã chỉ ra : đây là thời kỳ bất thường của lịch sử . Sự dối trá dù tinh vi đến đâu sớm muộn gì cũng bị vạch mặt ...nhưng tìm ra cái sai đã khó , tìm được cái đúng để lấp vào còn khó hơn nhiều .....lắm khi cơ hồ như trở thành bất khả ... Nhà nghiên cứu Nguyễn cung Thông cho là trong Triệu Mạt thì Mạt là chữ Nôm viết chữ ‘một’ trong Việt ngữ , đây là ý kiến rất hay là hướng nghiên cứu rất sáng tạo và nhiều triển vọng , Triệu là từ ‘Chậu’ trong tiếng Thái –Lào , là từ ‘chủ-chúa’ trong tiếng Việt , Triệu Mạt nghĩa là vua hay chúa thứ nhất ., rất có thể Văn đế chính là vua khai sáng nước Nam Việt ; Đà không phải là tên người mà là tên đất , chính xác là đất Đào hay Thao là biến âm của Thiêu đồng nghĩa với Đốt –cháy chỉ hướng quẻ ly –lửa tức hướng nóng , Đào=hồng , hồng cũng là lửa , Triệu Đà hay Tha chính xác là Triệu Đào hay Triệu Thiêu ; nghĩa chúa đất Đào hay đất Thiêu mà thôi . Triệu Đà xưng là Nam Việt vũ vương hay Nam Việt vũ đế ; Nam Việt Vũ chỉ nghĩa là vua Nam Việt , vương và đế là thừa như lỗi núi Thái sơn , sông Hồng hà... thường gặp . Rất có thể : Nam Việt vũ , Triệu Đà và Văn vương Triệu Mạt chỉ là 1 nhân vật , chính là vua khai sáng cũng là vua đầu tiên của nước nam Việt mà lãnh thổ là đất Đào hay Thiêu . Có những việc rất dễ nhưng vô cùng quan trọng mà ‘người ta’ không chịu làm như xét nghiệm ADN bộ hài cốt của Văn đế xem lai lịch dòng giống ông ta ra sao ? là người Mongoloit hay Nam mongoloit tức gốc Đại Hán hay Bách Việt ( hay đã làm rồi nhưng thấy ...kẹt nên ...?) , Văn minh Nam Việt đích thị là văn minh Việt rồi vật chứng rành rành không thể cãi được nữa nhưng còn vua Nam Việt chiếu theo sử là người Hán , quê Chân Định ở Hà Bắc ngày nay tức chính dòng Mongoloit....nhưng cũng có người nói ‘bừa’ trong Sử thuyết họ HÙNG :Chân định còn gọi là Chân đăng là vùng Tứ xuyên ngày nay , người ở đấy thuộc dòng Quỳ Việt hay Cửu Việt nghĩa là Việt phía tây như thế xét theo nhân chủng học là thuộc dòng Nam mongoloit tức Nam á hoặc Nam đảo cùng là con rồng cháu tiên cả ....; mong mỏi chơi vậy thôi chứ với những nhà nghiên cứu Trung quốc thì luôn luôn ....sự thật ...rất xa tầm tay với . Phần số của Nam Việt vũ vương triệu Đà cũng hẩm hiu lắm . Sử Tàu thì xếp ông ta vào diện ‘nghịch tặc’ ly khai mẫu quốc , sử Việt thì chưa rõ ràng ...còn đang bàn ; một phái thì coi ông ta là vì vua khai quốc của người Việt ; là người làm rạng rỡ khiến phương nam trở nên hùng tráng sánh ngang với phương bắc , nhưng phái khác lại cho ông ta là tên xâm lược đầu tiên mở màn cho ngàn năm nô lệ khổ đau của dòng giống Việt .... Nhờ cái nhìn xuyên suốt từ cội nguồn chỉ duy có Sử thuyết họ Hùng đặt Nam Việt vũ vương Triệu Đà vào đúng vị trí xác thực trong dòng lịch sử : Đời Hùng vương thứ 17 ; Hùng Triệu vương – Cảnh Triệu lang hay Cảnh Thiều lang ...; bước đầu là vậy song những thông tin về thời kỳ lịch sử này còn rất nghèo nàn ; vẫn đang trong ....công đoạn đi tìm và xác minh ; công việc này chỉ với sức lực của 1 người thì không thể nào làm nổi ...biết đến ngày nào mới song suôi để mọi người có thể biết 1 cách chính xác và rõ ràng về ông vua và triều đại rất đỗi gian truân trong dòng lịch sử này . 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 11, 2010 Đại Hưng bình bảo Bài này muốn bàn về cách đọc một đồng tiền cổ rất nổi tiếng ở Việt Nam vì được cho là đồng tiền đầu tiên của nước ta sau khi dành được độc lập vào thời Đinh. Trước hết xin dẫn nguồn tư liệu tham khảo: http://www.khamphahue.com.vn/ehue/?catid=v...hoa&nid=342 và hình ảnh đồng tiền này ở nguồn trên. Vấn đề ở chỗ cách đọc của đồng tiền này. "Mặc dù theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, niên hiệu của Đinh Tiên Hoàng có chữ Hán viết là “Thái Bình”, nhưng Bernard J. Perma (Catalogue of Annam coins 968- 1955, Vietnam, 1963), thật có lý khi đọc hiệu của đồng tiền là “Đại Bình Hưng Bảo”. Bởi sự thật, các đồng tiền do vua Đinh đúc, cả hiện vật lẫn ảnh chụp, chữ Hán viết là “Đại Bình” chứ không phải là “Thái Bình”. Trong sách Tiền Cổ Việt Nam, GS Đỗ Văn Ninh đưa ra hai cách giải thích hiện tượng trên như sau: -Đồng tiền bị gỉ làm mất nết chấm dưới chữ “thái”. Cách giải thích này khó được chấp nhận, vì chưa thấy đồng tiền nào của vua Đinh viết chữ Hán là “thái bình”; nếu có, chắc nhầm lẫn với một loại tiền khác.. -Cách giải thích thứ hai, dễ hiểu và có sức thuyết phục hơn là: chữ “đại” còn có một âm đọc là “thái”." Cả hai cách giải thích đều không ổn. Ngay cùng với thời đó ở Hoa Lư và Hoàng thành Thăng Long có loại gạch "Đại Việt quốc quân thành chuyên", cho thấy chữ đầu tiên trong tên đồng tiền đọc là "Đại" chứ không phải "Thái". Tên của đồng tiền này đã đánh đố rất nhiều nhà nghiên cứu tới nay chưa có lời giải. "Một số nhà nghiên cứu khác đưa ra ý kiến đọc hiệu đồng tiền là “Đại Hưng Bình Bảo". Tuy rằng thời Đông Tấn - Nguyên Đế (Tư Mã Duệ) có niên hiệu Đại Hưng (318-321), song thời ấy ở Trung Quốc đang còn sử dụng hệ thống tiền Ngũ Thù, chưa dùng chữ “bảo” để chỉ khái niệm tiền tệ, do đó tiền này không thể do triều Tấn đúc". Những người chơi tiền cổ đều biết tên tiền cổ có 2 cách đọc chéo và đọc xuôi. Nếu đọc xuôi theo chiều kim đồng hồ thì tên đồng tiên trên phải là "Đại Hưng bình bảo". Vấn đề là trong lịch sử không biết chữ "Đại Hưng" này ở vào giai đoạn sau nhà Đường (sau đồng tiền đầu tiên dùng từ "bảo" là "Khai Nguyên thông bảo") thuộc về ai? "...ngày nay tiền “Đại Bình Hưng Bảo” - theo ông XiongBaoKang (Tổng Giám đốc Viện nghiên cứu tiền tệ và Bảo tàng Tiền tệ Quảng Tây - Trung Quốc) - được tìm thấy ở Hoa Nam (Trung Quốc) là đất của Bách Việt rất nhiều..." Thật khó hiểu nếu đồng tiền trên là của nhà Đinh vì nhà Đinh rất ngắn ngủi chỉ có 12 năm, vào lúc phía Bắc nhà Tống đã thống nhất Hoa Nam. Làm thế nào mà đồng tiền của nhà Đinh lại được tìm thấy rộng rãi ở Hoa Nam được? Xin đưa ra một cách nhìn nhận khác về đồng tiền trên. Tên đồng tiền này phải đọc là "Đại Hưng bình bảo" chứ không phải "Thái Bình hưng bảo". Đồng tiền này không phải của nhà Đinh mà là của Lưu Cung - Lưu Ẩn ở Lưỡng Quảng (Lưỡng Việt). Tên "Đại Hưng" là một bằng cớ rõ ràng về tên nước của Lưu Cung thời đó. Không phải Đại Hán mà là Đại Hưng, như tên Hưng Vương phủ của Quảng Châu. Việc đồng tiền này được tìm thấy rộng rãi ở Hoa Nam xác nhận điều này vì đây là vùng ảnh hưởng của nước Đại Việt/Đại Hưng thời đó. Việc lấy tên nước đặt tên cho đồng tiền tuy ít gặp nhưng không phải không có. Người ta còn tìm thấy đồng tiền "Đại Việt thông bảo". Đồng tiền này có cách viết chữ tương đồng với thời của đồng "Đại Hưng bình bảo", nhưng lại bị nghị ngờ là tiền giả cho dù được phát hiện trong di tích Hoa Lư. Lý do được dẫn là thời đó chưa có quốc hiệu Đại Việt ở nước ta. Nhưng nếu nhìn rộng ra thì thấy ngay Đại Việt này là quốc hiệu của Lưu Cung. Gạch "Đại Việt quốc quân thành chuyên" ở Hoa Lư cũng khẳng định danh xưng Đại Việt đã có từ trước. Không như đồng "Đại Hưng bình bảo", đồng "Đại Việt thông bảo" khá hiếm thấy. Điều này cũng dễ hiểu vì Lưu Cung chỉ sau 1 năm lập quốc đã đổi quốc hiệu từ Đại Việt sang Đại Hưng. Chữ "bình" trong "bình bảo" có thể hiểu là bình dân, bình thường, "bình bảo" có nghĩa tương tự như "thông bảo" vậy. Trong bộ tiền cổ Việt Nam cũng có một vài đồng tiền mang tên "bình bảo" như đồng "Thiệu Phong bình bảo" đời Trần. Còn vấn đề chữ "Đinh" ở mặt sau đồng tiền nghĩa là gì thì cần suy xét thêm. "Đinh" ở đây chưa chắc là họ của vua, mà có thể là một số đếm vì Đinh là số thuộc thập can. Có thể là chỉ năm đúc tiền, hoặc một loại số thứ tự nào đó. Nhiều đồng tiền cổ chữ ở mặt sau cũng không dễ hiểu, ví dụ có đồng tiền "Thuận Thiên đại bảo" được cho là đồng tiền của Lý Thái Tổ, với mặt sau có chữ "Nguyệt". Tới nay chưa ai giải thích được chữ Nguyệt này nghĩa là gì. Đồng tiền được cho là đồng tiền đầu tiên của Việt Nam lại là một bằng chứng về nước Đại Hưng của Lưu Cung. Tên nước Đại Hưng cũng có gặp trong sử sách nước ta. Thiên Nam ngữ lục (thế kỷ XVII) đoạn về sự lên ngôi của Lý Công Uẩn có câu: Thùy y củng thủ cửu trùng Cải nguyên Hưng Quốc đề phong trong ngoài Hoa Lư hiểm địa hẹp hòi Xa giá bèn dời về ở Thăng Long. Có thể thấy Lý Công Uẩn đã từng đặt tên nước của mình là Hưng Quốc (Đại Hưng). Điều này khẳng định cả trên hiện vật khảo cổ và sử sách. Đây là những bằng chứng cho Sử thuyết của anh nhatnguyen52 về giai đoạn này. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites