shaoliner

Dưới đáy “Ngũ đại hồ” có dấu vết người cổ

1 bài viết trong chủ đề này

Các nhà nghiên cứu bang Michigan (Mỹ), phát hiện dưới đáy một trong năm hồ lớn của Mỹ - hồ Huron, có những dấu vết hoạt động của con người cách đây 7,5- 10 nghìn năm.

Posted Image

Vùng hồ Huron - Ảnh: Lenta

Thông tin trên vừa đăng ở Tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences. Đã từ lâu các nhà khoa học ngờ rằng, dưới đáy “Ngũ đại hồ” lưu giữ dấu vết người Indian cổ đại. Hiện nay chúng ta còn biết rất ít về đời sống của họ, do phần lớn di tích khảo cổ theo năm tháng đã bị tàn phá do con người và thiên nhiêṇ. Những nghiên cứu mới cho phép các nhà khoa học khẳng định được dự đoán của mình.

Các nhà khoa học chú ý tới dải đất nhô lên dưới đáy hồ Huron. Dải đất này rộng gần 15km, trải dài hơn 150km. Dường như 7,5 – 10 ngàn năm trước, dải đất này đã nổi cao hơn mặt hồ, nối hai bên bờ hồ, bởi khi đó mực nước hồ thấp hơn rất nhiều.

Posted Image

Ảnh: Lenta

Người ta dùng máy tính để dựng mô hình đường di chuyển của hươu nai, là những con vật nuôi thời đó của người Indian cổ đại. Kết quả các nhà khoa học đã xác định được 3 khu vực thuận lợi nhất cho việc săn bắn, nhờ vào máy đo độ sâu Blue Traveler, hệ thống định vị và camera.

Các nhà khoa học đã tính toán đúng: Tại một trong 3 khu vực trên đã tìm thấy những bãi chăn và những bức tường bằng đá. Thông thường, thợ săn ẩn mình sau những bức tường đá, trong khi bạn săn của họ dồn đuổi các con thú vào bãi chăn thả. Từ chỗ nấp kín để không làm con mồi hoảng sợ, họ giương cung lên và bắn con mồi. Thịt con mồi sau đó sẽ được chia làm thức ăn.

Các nhà khoa học cho biết: sẽ tiến hành lặn xuống nghiên cứu các dấu tích còn lại của nền văn hóa Indian cổ vào cuối hè năm nay, 2009.

Theo VNN

Share this post


Link to post
Share on other sites