Kim Cương

Sự kiện và Bình luận

5 bài viết trong chủ đề này

Để ý thì thấy rằng, ở một góc độ nào đó, có rất nhiều điểm về lịch sử văn hóa Việt bị Trung "hoá". Ở góc độ này, thì sẽ thấy ngay cả nội dung giới thiệu nguồn gốc văn hóa của một môn nào đó, chẳng hạn như Kinh Thư lồ lộ cái nguồn gốc của nó không phải của người Trung. Và nếu không phải của người Trung thì là của ai đây ?

Câu hỏi này tạm khoan trả lời.

Mà hãy nhìn tới vấn đề, khi Trung Hoa muốn phổ biến Kinh Dịch rộng trong xã hội của họ và các nước lân cận, tất nhiên một yếu tố bắt buộc là anh Trung Hoa phải nói đến nguồn gốc của Kinh Dịch, ít nhất là nhắc đến yếu tố cá nhân, ai là tác giả của nó.

Lại giả định răng, nếu không có tác giả thì mục đích phổ biến tác phẩm sẽ không thực hiện được. Nhưng vấn đề đằng sau đó, là người Trung có ý xem thường (vì không thắng nổi) người Việt nên không thể vô tình tôn vinh người Việt bằng việc giữ nguyên lịch sử bản quyền tác giả. Ai lại làm cái việc tôn vinh người mà họ coi là bọn man rợ.

Cho nên, giải quyết vấn đề tác giả của tác phẩm (trước khi thực hiện mục đích truyền bá nội dung) thì có hai cách giải quyết, một là nếu tác giả là người Việt Lai, ví dụ là Việt Ấn thì người Trung sẽ nói tác giả là người Ấn và giữ nguyên chính xác mọi thông tin lý lịch khác, đây là cách thứ nhất. Cách thứ hai, nếu tác giả là người thuần Việt thì có một phương án mạnh tay, phải thay đổi lý lích của tác giả từ người thuần Việt lột xác thành người thuần Trung.

Trải qua thời gian, giả định nếu đúng như trên, thì việc tìm lại bằng chứng tác giả thực sự là rất khó khăn và rất ít bằng chứng. Nhưng mà thực tế, nhìn từ góc độ của vấn đề thì lại có không ít bằng chứng trên nhiều mặt (chứng minh cho vấn đề) : người Việt mạnh mẽ hơn người Trung vẫn tưởng, người Trung luôn có ý coi thường người Việt, ngang nhiên bắt người Việt cống nạp nhân tài vật linh, ví dụ cụ thể như hai nhân vật của Phật Giáo là Lục Tổ Huệ Năng và Thiền Sư Khương Tăng Hội, đã bị người Trung thay đổi lý lịch gốc tích để phủ nhận tài năng của người Việt.

Nếu xem sách, các sách về lý học, có yếu tố từ góc độ vấn đề này làm lăng kính, thì đọc giả sẽ thấy những yếu tố trực tiếp trong nội dung của sách, chứng minh việc văn hóa Việt bị Trung "hoá".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quote babothanlong:

Nhưng vấn đề đằng sau đó, là người Trung có ý xem thường (vì không thắng nổi) người Việt nên không thể vô tình tôn vinh người Việt bằng việc giữ nguyên lịch sử bản quyền tác giả. Ai lại làm cái việc tôn vinh người mà họ coi là bọn man rợ.

Trung Quốc xem thường VN là vì Trung Quốc bự con bô trai hơn VN, và đã từng xâm lược thống trị tại Việt Nam trong 1 thời gian rất dài, ngay cả sau khi dành được độc lập từ thời Đinh (???) ... Trung Quốc vẫn tiếp tục đô hộ Việt Nam xen kẽ qua các thời kỳ khi các đời vua Việt Nam suy yếu:

Nhìn nhận lich sử thì cần phải KHÁCH QUAN.

Anmay tui chôm đại ở trang tuvilyso đoạn tranh luận tương tự để khỏi mắc công ný nuận dài dòng ...

http://www.tuvilyso.net/forum/forum_posts....=22564&PN=1

ông Johnmiths đã viết:

người Tàu luôn luôn cho rằng họ chiến thắng trong tất cả những cuộc xâm lăng VN. Nhưng người VN chúng ta, ngay 1 đứa con nít cũng biết rằng người Tàu đánh lớn thua lớn, đánh nhỏ thua nhỏ, do đó chúng ta mới còn tồn tại tới ngày nay. Tôi mượn câu chuyện lịch sử chính trị, để nói điều này: không thể tin người Tàu được.

Ông thienkhoitimvui thỏ thẻ:

Tôi đồng tình. Nhưng phải nói rõ là thế này: Người VN thắng TQ thì cũng như VN thắng Pháp, thắng Mỹ. Như quân đội (và cả du kích) VN không thể mạnh hơn quân đội Pháp, quân đội Mỹ được (kể cả khi được sự giúp đỡ của LX trước đây và TQ, vì họ giúp dù rất nhiều cũng có chừng). Nên thực chất cái thắng ở đây là “đuổi thắng”. TQ đã có những trận đánh thảm bại với Việt Nam (rất nhục nhã). Nhưng cũng như đánh Pháp, Mỹ sau này, một bên là “lấy hết sức ra giữ, chết hết, mất hết không tiếc” (đến nhà cửa, cầu cống… cũng sẵn sàng phá sách để “tiêu thổ” mà lại). Một bên thì cũng cố lấy, nhưng lấy không được, hoặc mất mát lớn thảm hại quá, thì họ chạy, hoặc không dám quay lại lần nữa. Người xa đến chiếm không thể “dù hi sinh tất cả cũng nhất định đánh đến cùng” được. Những trận thắng của Trần Hưng Đạo rất oanh liệt, rất đáng ngợi ca, khi thắng cả quân Mông Cổ khét tiếng thời đó. Nhưng người Việt Nam cần xem lại để không tự hào một cách quá đáng. Cái oanh liệt của chống ngoại xâm là cái oanh liệt đau khổ vô chừng, đầy máu và nước mắt. Bao nhiêu sinh linh, bao nhiêu tài sản… đã bị vắt kiệt. Như trước đây đã có cái tự hào hãnh tiến “Đến Pháp, đến Mỹ ta còn thắng thì còn sợ ai?” là một sự sai lầm. Làm gì có “Đường ra trận mùa này đẹp lắm!”. Sẽ như thế nào nếu quân đội và nhân dân Việt Nam cùng tranh sa mạc Saharara với quân đội Mỹ? Sẽ như thế nào nếu Trần Hưng Đạo và nhà Nguyên đánh nhau một mất một còn (hoặc VN thôn tính TQ, hoặc TQ thôn tính VN, không còn con đường thứ 3)? Câu trả lời còn chưa biết được. Đây là một điều mà chúng ta nhìn lịch sử Việt Nam cổ hay kim cũng cần lưu ý. Đánh nhau một mất một còn, hoặc anh tồn tại, hoặc tôi tồn tại là một chuyện. Còn đánh nhau giữa một người đến chiếm và một người đánh đuổi là khác. Hiểu như thế sẽ thấy sự khôn ngoan của cha ông ta, Trần Hưng Đạo thắng quân Nguyên mà không kiêu căng, ta đây, còn dặn vua “giữ kế sâu rễ bền gốc”. Lê Lợi thắng Minh cấp cho phương tiện để giặc về. Quang Trung thắng Thanh cũng “đi sứ” sang Thanh (dù là cho người đóng thế, trên phương diện thể diện quốc gia, đóng thế hay không cũng vậy). Nếu Quang Trung ngạo mạn, thì ông ta đã thư cho nhà Thanh “Ta không việc gì thân chinh đến nước ông. Muốn thì cả 2 cùng gặp nhau ở trại giữa biên giới bàn bạc” (nên nhớ, chuyện vua nước này sang nước khác không mang tính bình đẳng như giao tiếp quốc tế hiện nay, việc Quang Trung phải đích thân sang Thanh về mặt hình thức cũng là ở ngôi vị nhỏ hơn, khác với Bill Clinton sang Hà Nội, xưa và nay có khác.) Để đơn giản, có thể ví dụ thế này: Võ sỹ Ho li fiu có thể thắng võ sỹ Thai xơn trên sàn đấu, nhưng khi Ho li fiu đến cướp nhà Thai xơn thì có khi là Thai xơn đánh đuổi Ho li fiu chạy dài. Kẻ cố giữ nhà minh sẵn sàng "mất tất cả để giữ bằng được", tính mạng, sách vở, tài sản... cũng vậy. Người đến cướp như Trung Quốc thì không thể chịu như vậy. Đấy là chưa kể những bất lợi khác nữa của kẻ đi chiếm. Tôi cũng rất tự hào về chiến thắng của quân dân nhà Trần, nhưng quân - dân ta có mạnh nhất thời đó hay không thì cần xem lại. Trung Quốc thời xưa không hơn gì VN về mặt phương thức sản xuất, đều là dân nông nghiệp "làm cật lực mới có miếng ăn" cả, nhưng họ đất rộng, dân đông, nên tiềm lực hơn ta. Họ thua là vì lẽ đã nói ở trên. Về mặt này, sự khôn ngoan của cha ông ta là điều chúng ta ngày nay rất đáng học tập.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Coi thường người khác là 1 sự ngu xuẩn (cái này không phải tui nói mà rất nhiều vị hiền triết kim cổ đông tây đã nói nên cho phép tui miễn chứng minh) ... coi thường 1 dân tộc khác lại càng ngu xuẩn hơn ... Việt coi thường Trung hay Trung coi thường Việt thì cũng rứa ... hay là ta thử làm 1 phép so sánh coi cái ngu xuẩn nào ngu xuẩn hơn cái ngu xuẩn nào?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Amay viết:

Coi thường người khác là 1 sự ngu xuẩn (cái này không phải tui nói mà rất nhiều vị hiền triết kim cổ đông tây đã nói nên cho phép tui miễn chứng minh) ... coi thường 1 dân tộc khác lại càng ngu xuẩn hơn ... Việt coi thường Trung hay Trung coi thường Việt thì cũng rứa ... hay là ta thử làm 1 phép so sánh coi cái ngu xuẩn nào ngu xuẩn hơn cái ngu xuẩn nào?

Điều này rất đúng!

Nhưng ở đây tôi xin nói thêm một số vấn đề:

Diễn đàn của chúng ta là diễn đàn Lý học Đông phương và đương nhiên khi nghiên cứu nó phải nghiên cứu một số vấn đề cổ văn hóa sử. Có thể do nhiều lý do, chỗ này chỗ kia một số bài viết có chỗ làm người đọc hiểu lầm quá khích, cho là coi thường những nền văn hóa khác, cực đoan, chỉ cho văn hóa Việt là tốt … Nhưng chắc chắn tinh thần đó là sai trái, không nhiều và trái với tôn chỉ của diễn đàn. Cái đó, mong mọi người thông cảm vì tính chất của một diễn đàn mở.

Một mặt, chúng ta tôn vinh văn hóa Việt nhưng cũng cần nhận thức đúng đắn văn hóa Trung, một nền văn hóa vĩ đại có nhiều quan hệ với văn hóa Việt. Theo tinh thần của những bài viết quan trọng trên diễn đàn, tổng hợp lại tôi thấy như sau:

- Nền tảng của văn hóa Trung chính là văn hóa Việt (cổ) đại chúng dựa trên nền nông nghiệp lúa nước, được phát triển sau quá nhiều năm sống chung, hòa đồng đến mức không còn phân biệt với quân chiếm đóng, được bổ xung thên một số những giá trị mới, gốc du mục trở thành một kiểu “lai”, nên có một số ưu điểm so với trước kia, đặc biệt, có sức sống rất mạnh mẽ. Chính sức sống đó đã tạo nên nước Trung Hoa hùng mạnh, lần lượt thôn tính những vùng lãnh thổ khác, đồng hóa nhiều dân tộc khác. Sự phát triển mạnh mẽ đó tạo ra thái độ tự hào dân tộc quá trớn, làm cho đại bộ phận người dân, lại được những thế lực cầm quyền hỗ trợ bằng nhiều thủ đoạn, quên dần đi cội nguồn văn hóa gốc của mình, quay ra khinh thường chính nguồn gốc văn hóa đó. Sự quên dần, khinh thường nguồn gốc, tự tạo ra nguồn gốc mới bằng cách xuyên tạc và chiếm đoạt lịch sử do lực lượng cầm quyền đạo diễn, một mặt tăng cường sức mạnh chinh phục của quốc gia, tạo ra nhiều công trình văn hóa kỳ vĩ, mặt khác cũng tạo nên vô vàn đau khổ cho dân chúng khi sức mạnh, sự chinh phục, tàn bạo… được hệ thống hóa thành lý thuyết trong tay kẻ cầm quyền. Liệu ai đang trầm trồ thán phục khi dạo chơi trên Vạn lý Trường thành có ý thức tới núi xương, sông máu và vô số kể bất hạnh của những thân phận con người đã tạo nên nó không?

- Trong khi người dân thường với những ứng xử mang đậm văn hóa Việt (cổ) đại chúng không còn cách nào khác, sống chung với quân chiếm đóng, và họ hòa tan vào nhau để tạo nên nền văn hóa Trung như ta đã thấy, thì bộ phận trí thức và hoàng tộc, những tầng lớp thủ đắc được những phần tinh yếu nhất, hệ thống lý luận của học thuyết nền tảng cho nền văn hóa đó (Học thuyết ADNH), lại thể hiện thái độ bất hợp tác. Họ rút vào ở ẩn (lịch sử ghi nhận rất nhiều những bậc cao nhân ở ẩn), hoặc di tản đến nơi ở mới mang theo tri thức đó (Hoàng tộc Văn Lang rút vể Việt nam). Để tránh cho hệ thống lý thuyết kỳ vĩ này rơi vào tay quân chiếm đóng, những tri thức đó được bí truyền cho những người thân cận nhất, tin tưởng nhất và dần dần trở thành thất truyền, lâu lâu mới phát lộ một phần nào đó do hoàn cảnh cụ thể hoặc ngẫu nhiên. Chính vì thế, khi nhận ra những giá trị kỳ vĩ trong các ứng dụng của người dân trong quá trình lâu dài chung sống, nhà cầm quyền cùng giới trí thức mới bắt đầu nghiên cứu, tìm hiểu lý thuyết. Nhưng đã quá muộn! Học thuyết đã thất truyền! Những mảnh còn sót lại, những phát lộ ngẫu nhiên không còn đủ để họ phục hồi học thuyết này, chỉ để họ tạo ra vô vàn sản phẩm, làm hoa mắt bao người, nhưng thực ra thì chắp vá, mâu thuẫn, chủ quan, ngụy biện, mông lung … vì không nắm được nguyên lý căn đế. Để tránh mâu thuẫn này cùng hợp thức hóa bản quyền, họ xuyên tạc lịch sử và khoác cho nó cái màn mơ hồ, kỳ bí với các ông thánh nhân mà họ tự nhận là của họ, đồng thời họ thẳng tay tiêu diệt những di sản văn hóa khác có nguy cơ chỉ rõ sự thật này (Những cuộc tiêu diệt văn hóa Việt thời Sĩ Nhiếp, Mã Viện, Trương Phụ …).

Với những nhận xét như trên thì nền văn hóa Trung cũng thật thật là vĩ đại vì nó vốn có nguồn gốc từ văn hóa Việt cổ (phần đại chúng), được bổ sung thêm một số nét mới có nguồn gốc du mục, tạo thành một nền văn hóa phát triển có sức sống rất mạnh mẽ, thậm chí có nhiều điểm ưu việt hơn bản gốc Việt cổ (Đại chúng). Chính nó là yếu tố quan trọng tạo nên một nước Trung Hoa hùng mạnh xưa kia và đang phát triển vũ bão ngày nay.

Nhưng đồng thời với những ưu việt đó, nó cũng có không ít những điểm cần xem xét lại nếu muốn sự hùng mạnh mang lại hạnh phúc cho mình và cho người. Đó là những nét gốc du mục được bổ xung thái quá vào cái nền văn hóa Việt gốc: như sự cứng mạnh khắc kỷ dẫn đến tàn bạo, nhẫn tâm. Tư tưởng chinh phục dẫn đến bành trướng, nước lớn… Những tư tưởng này không sớm thì muộn cũng di họa không vừa cho cả người Trung Quốc cũng như các dân tộc khác. Vì thế, việc nghiên cứu Lý học, cổ văn hóa sử của diễn đàn có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với chúng ta mà ngay cả đối với ngay người Trung Quốc.

Văn hóa Việt cổ phát triển đến ngày nay cũng có nhiều điều đáng bàn chứ không phải chỉ toàn màu hồng. Rõ ràng chúng ta thấy, do nhiều lý do, chúng ta đã không thể thực hiện tốt những truyền thống của nền văn hóa đó. Học thuyết nền tảng là học thuyết ADNH vẫn thất truyền tuy ta có thể mong muốn phục hồi chúng từ những di sản mà Tổ tiên để lại…. Sự thờ ơ của xã hội, những mưu đồ chính trị, … Chính vì thế, phục hồi học thuyết ADNh cùng các nghiên cứu của Diễn đàn chúng ta thật vô cùng quan trọng nhất là trong thời kỳ khởi đầu này.

Giả sử rằng Văn hóa Việt cùng học thuyết ADNH được phục hồi thì mọi sự có là tốt đẹp?

Điều đó thì chưa chắc! Bằng chứng là nhà Nước Văn Lang đã sụp đổ. Bạn có thể biện hộ bằng tính nhân văn của học thuyết đó làm sao chống được sức mạnh bạo tàn. Nhưng như vậy cũng là khiếm khuyết, cần phải bổ xung thêm sự cứng mạnh hơn để có thể tự bảo vệ (như người TQ đã làm như vậy, nhưng mức độ nào thì lại là vấn đề khác).

Tóm lại, nghiên cứu của diễn đàn là nhằm vào thực tế lịch sử, học thuật, để nhận thức đúng, và khi đó có thái độ, hành xử đúng, đóng góp vào tiến bộ cho mình, cho xã hội chứ không phải là khinh thường kẻ khác, tự tôn bản thân mình, phạm vào cái mà Amay cho là ngu xuẩn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

...

Giả sử rằng Văn hóa Việt cùng học thuyết ADNH được phục hồi thì mọi sự có là tốt đẹp?

Điều đó thì chưa chắc! Bằng chứng là nhà Nước Văn Lang đã sụp đổ. Bạn có thể biện hộ bằng tính nhân văn của học thuyết đó làm sao chống được sức mạnh bạo tàn. Nhưng như vậy cũng là khiếm khuyết, cần phải bổ xung thêm sự cứng mạnh hơn để có thể tự bảo vệ (như người TQ đã làm như vậy, nhưng mức độ nào thì lại là vấn đề khác).

...

Thiên Long có thêm ý kiến thế này.

Đã là văn hóa có lý thuyết, có chiêu số thì đều có thể bị cướp và bị phá. Nhưng cái văn hóa không lý thuyết, không chiêu số thì chẳng ai có thể cướp phá, và cái văn hóa ấy có phải là nó đã hóa thân vào ca dao tục ngữ ?.

Lý thuyết và chiêu số có cao thâm đến đâu cũng không thắng nổi cơ quan, quỉ kế. Vì vậy, không thể cho rằng: lý thuyết cao siêu thế tại sao nhà nước vẫn bị sụp đổ....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay