VinhL

Bắc Đẩu Thất Tinh

37 bài viết trong chủ đề này

Mấy cái vụ Phi tinh với Thiên văn thì bé Linh nhi xí xọn hồi xưa là trùm sò. Giờ ko biết cô ẻm ở nơi nao mà tìm. Hic.

Anh Đào hoa cũng có vẻ rành ba cái vụ này mà không thấy anh bật mí tí nhỉ? :lol: Mong được nghe cao kiến của anh.

Thân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

PhamCuong,

Bạn có thắc mắc chi. Tự nhiên hỏi ! Mọi người sẽ thảo luận và cùng nhau trao đổi học thuật

Đào Hoa

tb: Trong chùm sao Bắc Đẩu Cửu Phi Tinh, sao Alkaid là sao Phá Quân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị em nào rành thiên văn cho hỏi: Góc tuế sai thời điểm hiện tại là bao nhiêu? Nếu có thể vẽ sơ đồ giải thích cách xác định góc đó thì hay quá!

Vô Trước xin cảm ơn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh VoTruoc,

Góc độ tuế sai của quỷ đạo trái đất dao động trong khoảng 21,5 đến 24,5°. Theo văn hóa đông phương, các nhà thiên văn cổ xưa đã dùng hình lưỡng nghi để đo lường tuế sai của quỷ đạo trái đất. Họ đã thấy nó thấy nằm trong cung Tý, giữa chùm sao Nhân Mã và Ma Kiết. Theo độ thiên văn ngày nay là khoảng 23°26'

Đào Hoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn Đào Hoa! Góc này thì tôi biết. Ý tôi muốn hỏi là góc khác kia. Nhưng diễn đạt chưa đúng đó thôi. Tôi xin hỏi lại.

Như ta biết, trục trái đất tự quay quanh 1 trục qua tâm Trái đất vuông góc với mặt phẳng quĩ đạo, vẽ nên 1 hình nón. Chu kỳ quay chừng 26000 năm. Ý tôi muốn hỏi là trục Trái đất hiện nay có vị trí như thế nào trên hình nón đó so tương quan với vị trí Mặt trời. Điều này, theo tôi, rất quan trọng khi tính toán trong lịch pháp.

Tôi xin vẽ hình chiếu quĩ đạo Trái đất trong hệ mặt trời để diễn đạt ý mình như sau:

(Góc  biến thiên chu kỳ khoảng 26000 năm, vậy, ở thời điểm hiện tại  bằng bao nhiêu?)

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh VoTruoc,

Câu trả lời nầy tùy theo nơi cư ngụ của anh (góc vĩ độ) và 4 muà trong năm.

Anh vào trang web sau đây:

http://people.cas.sc.edu/carbone/modules/m...n/earthsun.html

Trong đó có một program có thể giúp anh trả lời những thắc mắc qua thiên văn Tây Phương. Nếu anh tìm câu trả lời qua thiên văn đông phương thì coi tấm hình sau đâỵ

Posted Image

Đào Hoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa anh Dao Hoa cùng quí vị quan tâm!

Tôi xin trình bày ý tưởng của mình như sau:

Xét quĩ đạo của Trái đất quay quanh Mặt trời. Do hiện tượng Tuế sai, trục Trái đất bị lệch đi một góc khoảng 23.5 độ so với phương pháp tuyến mặt phẳng quĩ đạo của nó. Đồng thời trục Trái đất cũng từ từ quay quanh trục qua tâm Trái đất vuông góc với mặt phẳng quĩ đạo, chu kỳ khoảng 26000 năm, tạo thành một mặt nón có đỉnh là tâm Trái đất còn đáy là đường tròn quĩ đạo điểm thiên cực Bắc. Điểm thiên cực Bắc A di chuyển 26000 năm mới hết một vòng tròn này (Xem hình vẽ).

Posted Image

Ở thời kỳ đầu chu kỳ, Â = 0, dùng lịch kiến Tý

Ở thời kỳ sau, khi  khác 0, con người dùng lịch kiến Sửu, Dần, Mão, ... tuỳ theo giá trị của góc Â.

Đó là giả thuyết của tôi. Do đó, tôi muốn biết góc  hiện nay bằng bao nhiêu để kiểm tra giả thuyết này vì hiện tại ta đang dùng lịch kiến Dần.

Khảo sát vấn đề này, tôi hy vọng lý giải được nhiều vấn đề khúc mắc về lịch pháp, văn hoá phương Đông, Việt Nam.

Rất mong anh chị em có kiến thức sâu rộng về thiên văn chia sẻ kiến thức.

Xin cảm ơn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh VoTruoc,

Trước tiên, diểm thiên cực Bắc A di chuyển 25920 năm mới hết một vòng tròn. Lấy 25920 / 360 độ = 72 năm.

Nếu Ở thời kỳ đầu chu kỳ, Â = 0, với góc độ tuế sai = 23*26' . Thì khi xưa các nhà Thiên Văn dùng lịch kiến Tý thì lúc đó là khoảng chừng 45 + 23.5 = 68.5 độ . Lấy 68.5 độ * 72 năm = 4932 năm về trước

Luật âm dương cũng cho ta biết rằng cứ 720 năm sau thì muà xuân không còn là tháng dần mà là tháng mão, hay lịch tây phương sẽ càng ngày càng thay đổi

Đào Hoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ đề này nói riêng là về chòm Bắc Đẩu, nói chung thì về Thiên Văn. Vì vậy, Rubi xin góp ý riêng với anh Vo Truoc, nếu Rubi có nhầm lẫn thì cũng xin lỗi anh trước nhé.

Tức là vấn đề liên quan đến Trái Đất, Mặt Trời và Thời Tiết 4 mùa. Rubi thấy có một yếu tố khác nhau như sau:

-Anh Vo Truoc cũng đã có nói (trong một chủ đề gần đây) về tọa độ thời tiết 4 mùa của Trái Đất so với Mặt Trời: Mùa Đông thì vị trí Trái Đất xa Mặt Trời nhất, mùa Hạ thì vị trí Trái Đất gần mặt trời nhất.

Nhưng trước đây Rubi lại thấy có chỗ nói,

-Thời tiết 4 mùa trên Trái Đất diễn ra là do độ nghiêng của Trục Bắc Nam. Và tại thời điểm này, vị trí của Trục Bắc Nam (trong khoảng gần 26000 năm) và quỹ đạo của Trái Đất tạo ra thời tiết 4 mùa như sau: Mùa Đông thì vị trí Trái Đất "gần" mặt trời nhất, Mùa Hạ thì vị trí Trái lại "xa" Mặt Trời nhất .

Tức là hiện nay, khi Trái Đất có vị trí gần mặt trời nhất thì Vùng Bắc Cực (của Trái Đất) có hướng "ly tâm" ra ngoài Mặt Trời. Khi Trái Đất có vị trí xa mặt trời nhất thì Vùng Bắc Cực (của Trái Đất) có hướng "hướng tâm" vào phía Mặt Trời.

Nói một cách tổng quát thì:

Khi Vùng Bắc Cực của Trái Đất hướng tâm Mặt Trời, Cực Bắc ấm lên cho nên thời tiết là Mùa Hạ.

Khi Vùng Bắc Cực của Trái Đất ly tâm Mặt Trời, Cực Bắc lạnh hơn cho nên thời tiết là Mùa Đông.

Do Trục Trái Đất nghiêng 23.5 độ, lại do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời và do Trục Trái Đất đảo quanh Tâm Trái Đất với 1 chu kỳ gần 26000 năm do đó các trạng thái thời tiết của Mùa Hạ trên Trái Đất trong vòng gần 26000 năm cũng sẽ khác nhau, và Mùa Đông cũng thế. Như vậy có thể suy ra tiếp:

-Khi Vùng Bắc Cực của Trái Đất hướng tâm Mặt Trời, đồng thời với lúc Trái Đất gần Mặt Trời nhất thì sẽ có một hiện tượng thời tiết mùa hạ nóng nhất (trong vòng gần 26000 năm). Sự kiện Mùa Hạ nóng nhất cũng đồng thời vơi sự kiện mùa Đông lạnh nhất (trong vòng gần 26000 năm). Có thể nhận xét chung về tình hình thời tiết của thời kỳ này là độ chênh lệch về nhiệt độ giữa mùa Hạ và mùa Đông là lớn nhất (trong vòng gần 26000 năm)

-Khi Vùng Bắc Cực của Trái Đất ly tâm Mặt Trời, đồng thời với lúc Trái Đất gần Mặt Trời nhất (như hiện nay) thì sẽ có một hiện tượng thời tiết Mùa Hạ dịu nhất (trong vòng gần 26000 năm). Thời tiết Mùa Đông của thời kỳ này cũng ít lạnh nhất (trong vòng gần 26000 năm). Và nhận xét chung về tình hình thời tiết của thời kỳ này là độ chệnh lệch nhiệt độ giữa Mùa Hạ và Mùa Đông là nhỏ nhất (trong vòng gần 26000 năm).

Ở mức quy mô hơn thì có thể gọi khoảng thơi gian gần 26000 năm (chu kỳ Trục Trái Đất đảo quanh Tâm Trái Đất) là một Năm (1 Năm = 26000 năm ). Như vậy thì có thể thấy thời tiết chung của 26000 năm cũng chia ra 4 mùa, mỗi mùa kéo dài 26000/4=6500 năm (số theo Độn Giáp thì là 25920/4= 6480 năm).

Trên đây, nếu Rubi không nhầm thì những yếu tố như:

-Chu kỳ Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

-Sự nghiêng của Trục Trái Đất.

-Sự Trái Đất quay quanh Trục Bắc Nam

-Sự đảo của Trục Trái Đất quanh Tâm Trái Đất

Sẽ tạo ra tình hình diễn biến thời tiết trong vòng 25920 năm (Độn Giáp) như trên (tất nhiên đây là yếu tố khái quát chung về thiên văn, còn yếu tố địa lý và con người tác động đến sự diễn biến của thời tiết nữa).

Nói thêm về con số 26000 năm:

Dương Độn là thời gian 2160 năm

Âm Độn là thời gian 2160 năm

Dương Độn + Âm Độn =4320 năm

4320 x 6 =25920 năm (tương đương khoảng thời gian Trục Trái Đất đảo quanh Tâm Trái Đất 1 chu kỳ)

Kính

Rubi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn Dao Hoa và các bạn thân mến!

Cám ơn các bạn. Nhưng điều tôi muốn biết là hiện nay, theo thiên văn học hiện đại, góc  bằng bao nhiêu để có dữ liệu tin cậy xây dựng một lý luận chặt chẽ. Rất mong các bạn chia sẻ kiến thức.

Theo tôi, nếu chia 1 vòng di chuyển của thiên cực Bắc 25920 năm thành 12 yếu tố Địa chi, thì mỗi Địa chi chiếm 30 độ (góc  quay 30 độ), 25920/12= 2160 năm. Nếu hiện nay, ta đang ở cung Dần (Lịch kiến Dần) thì cách đây 2x2160=5320 năm, ta phải dùng Lịch kiến Tý, cách đây 2160 năm ta phải dùng lịch kiến Sửu.

Nhưng chắc gì hiện nay dùng lịch kiến Dần đã là đúng! Người ta đã dùng lịch này từ thời nhà Chu (Trung Quốc) cách đây đã khoảng 3000 năm rồi. Nếu ngày ấy dùng đúng thì bây giờ phãi là "kiến Mão" rồi! Do có những mâu thuẫn đó, tôi muốn biết chính xác góc  ở thời điểm hiện nay. Chưa nói đến những phức tạp khác như tốc độ quay của góc  có đều không hay lúc nhanh, lúc chậm. Khí âm, dương, khí hậu ảnh hưởng thế nào đến Trái đất khi góc  thay đổi, các ứng dụng của ADNH có bị thay đổ không...

Để giải quyết các vấn đề đó, cần có nhiều dữ liệu mà cái đầu tiên quan trọng nhất là giá trị hiện tại của Â. Vì vậy, tôi rất mong quí vị quan tâm, hiểu biết chia sẻ kiến thức.

Cám ơn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn Rubi thân mến!

Quả là tôi có nhầm lẫn ở chỗ 4 mùa đó, điều bạn nói là chính xác. Tôi đã lỡ post lên và không thể sửa. Đáng lẽ phải đính chính lại trước khi bạn phát hiện.

Nhưng nội dung về nạp Ngũ hành cho 4 mùa trong bài viết cũng không vì thế mà thay đổi vì ở đó ta khảo sát về thứ tự Thu-Đông-Xuân-Hạ tương ứng Kim-Thuỷ-Mộc-Hoả trong không gian.

Tôi vốn không có nhiều kiến thức về thiên văn, địa lý nên rất mong được các bạn chỉ bảo. Tôi cũng không tự lượng sức mà cố gắng xây dựng "cơ sở học thuyết ADNH" trong chuyên mục cùng tên chỉ mong có một tiếng nói kêu gọi anh chị em phục hồi di sản đó của tổ tiên trên cơ sở logic chứ không phải trên "tương", "số" và những hợp lý bề ngoài mà theo tôi không có tính thuyết phục cao trong thời đại ngày nay. Tôi rất mong sự trao đổi kiến thức với mọi người.

Cám ơn Rubi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh VoTruoc,

Hình như anh đang lầm lẫn giữa Dương Lịch và Âm Lịch. Theo âm lịch thì Lập Xuân lúc nào cũng bắt đầu trong tuần Tết Nguyên Đán. Khi xưa là vậy, ngày nay cũng như vậy. Mong rằng tương lai vẫn như vậy. Trong khi Dương Lịch thì hơi khác với Âm Lịch.

Mùa ................. năm 4500 AD ............. Năm 2008 .................. 150 BC ................ 2500 BC

Lập Xuân .......... Bạch Dương Mão) ......Song Ngư (Dần) .......... Bảo Bình (Sửu) ..... Ma Kiết (Tý)

Vì vậy, Lập Xuân của Dương lịch đã bị ảnh hưởng theo tuế sai của trái đất. Lập Xuân (DL) của tương lai sẽ là tháng 3 tháng 4

Cho nên tại hạ đã thường nhắc tới các bạn của tại hạ là tháng giêng (AL) ngày nay an tại cung Dần, chứ không phải là tháng Dần Âm Lịch. Nếu ai nói tháng Dần là nói tháng Dần Dương Lịch.

Đào Hoa

tb. Nếu VoTruoc tìm kiếm góc độ Â, thì bạn hãy nhìn lại tấm hình lưỡng nghi trên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin lỗi, tôi viế lộn ở bài trên:

Nếu hiện nay, ta đang ở cung Dần (Lịch kiến Dần) thì cách đây 2x2160=5320 năm, ta phải dùng Lịch kiến Tý, cách đây 2160 năm ta phải dùng lịch kiến Sửu.

Ở đây, phép nhân phải là: 2x2160 = 4320

Xin lỗi, dạo này lẩm cẩm quá!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn Dao Hoa nhiều!

Theo tấm hình Lưỡng nghi trên thì góc  hiện nay là 45+23 độ 26' 19" = 68 độ 26' 19"

chính xác tới cung Dần. Nhưng liệu có đúng chính xác với thực tế hiện nay của thiên văn học hiện đại không? Gọi là trong một cung thì dao động của góc cũng tới +- 15 độ cơ mà. Tóm lại, muốn lý luận của mình thuyết phục thì cần phải biết góc  hiện nay trên thực tế thiên văn là bao nhiêu.

Nói thật với Dao Hoa, tôi không biết bói toán gì và cũng không có ý định này. Tôi chỉ muốn nghiên cứu, tìm cách phục hồi cơ sở lý luận của học thuyết ADNH mà thôi. Muốn vậy, tôi phải nghiên cứu, tìm hiểu những gì liên quan.

Xin cám ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rubi thân mến!

Tôi muốn biết giá trị thực tế hiện nay của góc  cũng vì cái mà Rubi nói về 4 mùa trong năm Thái Ất bằng 6480 năm mặt trời đó đấy. Như vậy, ta có thể biế hiện tại ta đang ở trong mùa nào, trước kia thì sao, sau này thì sao, cơ sở nào cho môn Thái ất, Độn giáp, ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thấy anh Đào hoa tham gia mục này thật vui!

Gần đây tôi có mấy người bạn nghiên cứu về Huyền không Phi tinh cửu vận. Họ cho rằng vận 8 được tính từ năm 2000 vì họ thấy nhiều nhà xây từ những năm này thì ko ăn vào vận 7( dùng Phương pháp thống kê nghiệm lý). Tôi thì ko rành về Thiên văn lắm, nhưng theo tôi lý luận này dựa trên kinh nghiệm nhưng lại thiếu cơ sở, vì nếu đặt vấn đề vận 8 đến sớm thì chẳng lẽ Âm lịch lại sai khác quá nhiều sau hàng ngàn năm? Điều này sẽ kéo theo lý thuyết về Tử vi, tử Bình và nhiều môn nữa sai.

Đọc mấy bài trên của anh tôi dám chắc anh sẽ có cao kiến trong vấn đề này. Nếu anh có thể phân tích các trường hợp này thì hay quá!

Chân thành cám ơn anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

PhamCuong,

Huyền Không Cửu Phi Tinh là một trong những môn Phong Thủy lấy Dịch Học làm cơ sở. Tại hạ tuy hiểu biết nhưng lại không mấy thích hay hợp tính lắm (hôm khác sẽ nói lý do).

Nguyên lý của Huyền Không Học là vạn vật biến dịch không ngừng theo nguyên lý "Cùng tắc biến, biến tắc thông". Huyền Không Học lấy Hậu Thiên Bát Quái, tức sự phân bố bát quái do vua Văn Vương phát minh làm cơ sở, kết hợp với Lạc Thư. Cùng với thời gian, Huyền Không cửu phi tinh không đứng yên mà vận động theo những quỹ đạo khác nhau. Có 2 dạng bay là bay thuận và bay nghịch tuỳ theo bối cảnh, sự vật là dương thì bay thuận và bối cảnh, sự vật là âm thì bay nghịch. Mỗi vì sao có một quy tắc bay riêng là 9 bước xác định thuận hay nghịch, vậy 9 vì sao có 9x9 = 81 bước gọi là Lường Thiên Xích.

60 năm hay Lục Thập Hoa Giáp chia ra 3 Nguyên Vận: Thượng Nguyên, Trung Nguyên và Hạ Nguyên. Mỗi nguyên vận gồm có 20 năm

Thượng Nguyên Vận 1 : Nhất nhập giữa năm 1864 (Giáp Tý) - 1883 (Quý Mùi)

Vận 2 : Nhị nhập giữa năm 1884 (Giáp Thân) - 1903 (Quý Mão)

Vận 3 : Tam nhập giữa năm 1904 (Giáp Thìn) - 1923 (Quý Hợi)

Trung Nguyên Vận 4 : Tứ nhập giữa năm 1924 (Giáp Tý) - 1943 (Quý Mùi)

Vận 5 : Ngũ nhập giữa năm 1944 (Giáp Thân) - 1963 (Quý Mão)

Vận 6 : Lục nhập giữa năm 1964 (Giáp Thìn) - 1983 (Quý Hợi)

Hạ Nguyên Vận 7 : Thất nhập giữa năm 1984 (Giáp Tý) - 2003 (Quý Mùi)

Vận 8 : Bát nhập giữa năm 2004 (Giáp Thân) - 2023 (Quý Mão)

Vận 9 : Cửu nhập giữa năm 2024 (Giáp Thìn) - 2043 (Quý Hợi)

Trả lời câu hỏi của bạn, năm 2000 (Canh Thìn) vẫn còn nằm trong Hạ Nguyên thất nhập, cho nên vẫn còn trong vận "7"

Đào Hoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rubi thân mến!

Tôi muốn biết giá trị thực tế hiện nay của góc  cũng vì cái mà Rubi nói về 4 mùa trong năm Thái Ất bằng 6480 năm mặt trời đó đấy. Như vậy, ta có thể biế hiện tại ta đang ở trong mùa nào, trước kia thì sao, sau này thì sao, cơ sở nào cho môn Thái ất, Độn giáp, ...

Anh Vo Truoc, sẽ chi tiết và thực tế hơn một chút để tìm hiểu về thông số Â hiện tại, anh có thể dùng phần mềm thiên văn. Rubi có đang dùng phần mềm Stellarium, nếu anh chưa có thì có thể download trong trang

http://www.stellarium.org/

Trong trang này, anh kích vào mục "for Windows"

Một cửa sổ download sẽ hiện ra và anh xem thấy dòng chữ:

"Your download should begin shortly. If you are experiencing problems with the download please use this direct link."

Kích vào câu "this direct link." thì anh có thể download được.

Nếu các link trực tiếp trong bài viết này còn sống thì anh có thể kích hoạt download trực tiếp ở đây. Trong phần mềm này, có các vỹ tuyền và kinh tuyến của Trái Đất so với hai chòm sao là Tiểu Hùng Tinh và Đại Hùng Tinh. Quan sát có thông số trong phần mềm, có thể giúp người xem khảo sát về thông số Â hiện tại (Rubi nghĩ vậy, không biết có đúng không).

Kính

Rubi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

PhamCuong,

Huyền Không Cửu Phi Tinh là một trong những môn Phong Thủy lấy Dịch Học làm cơ sở. Tại hạ tuy hiểu biết nhưng lại không mấy thích hay hợp tính lắm (hôm khác sẽ nói lý do).

Nguyên lý của Huyền Không Học là vạn vật biến dịch không ngừng theo nguyên lý "Cùng tắc biến, biến tắc thông". Huyền Không Học lấy Hậu Thiên Bát Quái, tức sự phân bố bát quái do vua Văn Vương phát minh làm cơ sở, kết hợp với Lạc Thư. Cùng với thời gian, Huyền Không cửu phi tinh không đứng yên mà vận động theo những quỹ đạo khác nhau. Có 2 dạng bay là bay thuận và bay nghịch tuỳ theo bối cảnh, sự vật là dương thì bay thuận và bối cảnh, sự vật là âm thì bay nghịch. Mỗi vì sao có một quy tắc bay riêng là 9 bước xác định thuận hay nghịch, vậy 9 vì sao có 9x9 = 81 bước gọi là Lường Thiên Xích.

60 năm hay Lục Thập Hoa Giáp chia ra 3 Nguyên Vận: Thượng Nguyên, Trung Nguyên và Hạ Nguyên. Mỗi nguyên vận gồm có 20 năm

Thượng Nguyên Vận 1 : Nhất nhập giữa năm 1864 (Giáp Tý) - 1883 (Quý Mùi)

Vận 2 : Nhị nhập giữa năm 1884 (Giáp Thân) - 1903 (Quý Mão)

Vận 3 : Tam nhập giữa năm 1904 (Giáp Thìn) - 1923 (Quý Hợi)

Trung Nguyên Vận 4 : Tứ nhập giữa năm 1924 (Giáp Tý) - 1943 (Quý Mùi)

Vận 5 : Ngũ nhập giữa năm 1944 (Giáp Thân) - 1963 (Quý Mão)

Vận 6 : Lục nhập giữa năm 1964 (Giáp Thìn) - 1983 (Quý Hợi)

Hạ Nguyên Vận 7 : Thất nhập giữa năm 1984 (Giáp Tý) - 2003 (Quý Mùi)

Vận 8 : Bát nhập giữa năm 2004 (Giáp Thân) - 2023 (Quý Mão)

Vận 9 : Cửu nhập giữa năm 2024 (Giáp Thìn) - 2043 (Quý Hợi)

Trả lời câu hỏi của bạn, năm 2000 (Canh Thìn) vẫn còn nằm trong Hạ Nguyên thất nhập, cho nên vẫn còn trong vận "7"

Đào Hoa

Cám ơn anh Đào Hoa đã trả lời,

Về Lý thuyết Huyền không thì quả là vậy! nhưng ý tôi là liệu cách tính thời gian theo Âm lịch có giữ đúng như vậy không? hay theo thời gian thì nó có những thay đổi nhỏ vì có góc Xích ma nào đấy (Độ lệch dung sai- cái này tôi tự giả thiết). Và trải qua 5000 năm kể từ khi lập lịch, Vận 7 thay vì kết thúc vào năm 2004 thì lại kết thúc sớm 4 năm tức là vào năm 2000!!!

Có khi nào vậy không anh? Chả nhẽ sau 5000 năm AL lại không có bất cứ sự điều chỉnh lại nào?

Cám ơn anh trước nhé!

Thân chào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vận 7 thay vì kết thúc vào năm 2004 thì lại kết thúc sớm 4 năm tức là vào năm 2000!!!

Điều này hình như tôi có đọc ở 1 trang web, họ bàn luận rằng vì "cửu tinh liên châu" nên Giáp Tí thay đổi, mà giáp tí thay đổi tức là vận 20 năm thay đổi. Nhưng không rõ 9 tinh cầu nằm trên 1 đường thẳng vào năm 2000 hay không, tôi không rõ...

Sự việc này nếu đúng kể ra thì "vĩ đại" thật , vì nó làm thay đổi tất cả các hệ thống bói toán.

Bác nào rành về thiên văn học xin cho biết ý kiến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi, nếu chúng ta không sáng tỏ được bản chất, cơ sở học thuyết ADNH thì chẳng bao giờ tìm được câu trả lời cho vấn này và rất nhiều những vấn đề tương tự. Nếu ta cứ căn cứ vào cổ thư, "tượng", "số" thì có gò ép ra câu trả lời cũng chẳng mấy thuyết phục, chắc chắn kiểu này có hàng chục phương án và phương án nào cũng có cái lý (chủ quan) của nó. (Anh Thiên Sứ đã từng nói không coi những giải mã là bằng chứng để chứng minh). Khi không thuyết phục được người khác thì rất dễ chê bai, bẻ hoẹ nhau, rồi mỗi người lại theo cái ý của mình với một thái độ cao ngạo dễ chạm tự ái nhau. Rốt cuộc mọi thứ lại đâu vào đó, chẳng làm sáng tỏ thêm học thuyết ADNH, chẳng phát triển được gì mới, chỉ tổ để cho những người phủ nhận học thuyết ADNH, qua đó, phủ nhận văn hoá tổ tiên, chê cười. Hàng ngàn năm nay điều đó cứ diễn ra hoài ...

Chi bằng chúng ta hợp sức cùng nhau xây dựng cơ sở học thuyết ADNH theo logic khoa học, theo bản chất của sự vật. Ban đầu có lẽ còn vụng về, sai lầm. Nhưng tôi tin chắc tương lai sẽ tốt đẹp hơn nhều so với kiểu cổ thư và "tương", "số" hiện nay.

Một vài suy nghĩ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vo Truoc, sẽ chi tiết và thực tế hơn một chút để tìm hiểu về thông số Â hiện tại, anh có thể dùng phần mềm thiên văn. Rubi có đang dùng phần mềm Stellarium, nếu anh chưa có thì có thể download trong trang

http://www.stellarium.org/

Trong trang này, anh kích vào mục "for Windows"

Một cửa sổ download sẽ hiện ra và anh xem thấy dòng chữ:

"Your download should begin shortly. If you are experiencing problems with the download please use this direct link."

Kích vào câu "this direct link." thì anh có thể download được.

Nếu các link trực tiếp trong bài viết này còn sống thì anh có thể kích hoạt download trực tiếp ở đây. Trong phần mềm này, có các vỹ tuyền và kinh tuyến của Trái Đất so với hai chòm sao là Tiểu Hùng Tinh và Đại Hùng Tinh. Quan sát có thông số trong phần mềm, có thể giúp người xem khảo sát về thông số Â hiện tại (Rubi nghĩ vậy, không biết có đúng không).

Kính

Rubi.

Cám ơn Rubi rất nhiều. Tôi sẽ thử xem.

Share this post


Link to post
Share on other sites

DaoHoa còn nhớ rõ những ngày tuổi thơ. Lần đầu tiên ĐàoHoa bắt chước vẽ tấm hình Luỡng Nghi trên giấy (sau khi coi qua một tấm hình trong một sách cũ) và đi khoe khang với mọi người. ĐàoHoa gặp một ông thầy và ông thầy khen ĐàoHoa một câu :"Vòng cong đẹp quá. Nếu em xếp đôi hình lưỡng nghi thì ra hình gì vậy. "

ĐàoHoa xếp đôi hình lưỡng nghi, đưa ánh nắng để xem, và trả lời : "Hình tròn thầy". Thầy cười và nói: "Nếu hình tròn thì hình lưỡng nghi của em đã vẽ sai rồi. ĐaoHoa nhìn thầy với đầy thắc mắc. Thầy cười và đứng lên bước vào nhà trong. Một lác sau, thầy trở ra và tặng ĐaoHoa một cây tre dài 1 meter, và 12 cục bi đá sỏi. Thầy dẫn em ra sau nhà thầy. Thầy nói: "Cắm cây tre nầy ngay giữa vườn cho thầy ". Sau khi ĐaoHoa cắm cây tre, thầy nói :"Bây giờ là giờ Ngọ, em hãy đặt viên đá đầu tiên ở cuối ngọn bóng cây tre".

Mỗi tháng em ghé thăm thầy và tiếp tục đặt 11 viên đá còn lại. Sau khi bài học đầy thú vị nầy, ĐaoHoa đã hiểu được ý nghĩa của hình lưỡng nghi.

Đào Hoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn DaoHoa,

Vì không biết tuổi tác, xin phép được gọi bằng bạn.

Cám ơn bạn đã cho biết sự nhầm lẩn của sao alkaid. Sau đây xin đính chính:

Tên...................Dist(LY)...RA(h).........Dec(deg)

Messier 51........210...........13:47:32.4...49:18:48

Messier 101......27x10^6...14:03:12......54:21:00

Alkaid...............31x10^6...13:29:54......47:12:00

Mizar................88............13:23:55.5....54:55:32

Alioth................70...........12:54:01.7....55:57:35

Megrez..............65...........12:15:25.6....57:01:57

Phad..................90...........11:53:49.8....53:41:41

Merak................80...........11:01:50.5....56:22:57

Dubhe...............105.........11:03:43.7.....61:45:03

.....................Tên...............CửuCung.....CửuTinh........TửVi

Messier 51....HũuBật.........Cửu Tử ......ThiênAnh......HửuBật

Messier 101..TảBộ.............BátBạch.......ThiênNhậm..TảPhụ

Alkaid..........DaoQuang.....ThấtXích......ThiênTrụ.......PháQuân

Mizar............KhaiDương....LụcBạch......ThiênTâm.....VũKhúc

Alioth...........NgọcHoàng....NgủHoàng...ThiênCầm.....LiêmTrinh

Megrez.........ThiênQuyền...TứLục..........ThiênPhụ......VănKhúc

Phad.............ThiênCơ.........TamBích......ThiênXung....LộcTồn

Merak..........ThiênToàn......NhịHắc........ThiênNhuế....CựMôn

Dubhe..........ThiênKhu.......NhấtBạch.....ThiênBồng...ThamLang

Xin được phát biếu ý kiến về sự tương quan giữa 12 địa chi và vòng Zodiac của thiên văn tây phương,

Theo quyển Kỳ môn độn giáp bí kíp toàn thư thì sự tương giữa 2 vòng này như sau:

Tý, Aquarius (Bảo Bình)

Sửu, Capricornus (Ma Kiết)

Dần, Sagittarius (Nhân Mã), Winter Solstice (Đông Chí)

Mão, Scorpius (Hổ Cáp)

Thìn, Libra (Thiên Xứng)

Tỵ, Virgo (Xử Nữ), Autumn Equinox (Thu Phân)

Ngọ, Leo (Hải Sư)

Mùi, Cancer (Bắc Giải)

Thân, Gemini (Song Nam), Summer Solstice (Hạ Chí)

Dậu, Taurus (Kim Ngưu)

Tuất, Aries (Miên Dương)

Hợi, Pisces (Song Ngư), Vernal Equinox (Xuân Phân)

Nhưng theo bạn thì sự tương ứng như sau

Sửu, Aquarius (Bảo Bình)

Tý, Capricornus (Ma Kiết)

Hợi, Sagittarius (Nhân Mã), Winter Solstice (Đông Chí)

Tuất, Scorpius (Hổ Cáp)

Dậu, Libra (Thiên Xứng)

Thân, Virgo (Xử Nữ), Autumn Equinox (Thu Phân)

Mùi, Leo (Hải Sư)

Ngọ, Cancer (Bắc Giải)

Tỵ, Gemini (Song Nam), Summer Solstice (Hạ Chí)

Thìn, Taurus (Kim Ngưu)

Mão, Aries (Miên Dương)

Dần, Pisces (Song Ngư), Vernal Equinox (Xuân Phân)

Theo thiên văn học tây thì, vận tốc xoay quanh của trục địa cầu (precession) là 50.29” mỗi năm, và độ nghiên là 23º26’21”.448 (theo quyển Explanatory Supplement to the Astronomical Almanac). Hiện giờ điểm Vernal Equinox (Thu Phân) đang ở cung Song Ngư, và sẻ đi vào cung Bảo Bình, tức là đi nghịch lại vòng 12 địa chi. Tức là khi chúng ta bước vào “The age of Aquarius” thì Xuân Phân sẻ ở cung Sửu. Như vậy thì không được hợp lý nhỉ?

Theo sự tương quan giữa vòng 12 địa chi và vòng Zodiac trong quyển Độn Giáp Bí Kíp Toàn Thư, thì Đông Chí sẻ vào cung Mão. Hiện nay thì Đông chí đang ở cung Dần, theo VinhL nghỉ thì Kỳ Môn Độn Giáp được lập ra trong lúc dùng lịch Kiến Tý, và lúc đó tiết Đông Chí ở cung Tý.

Share this post


Link to post
Share on other sites