Rin86

nền văn minh Ai Cập, Maya, Aztec, Inca và Lạc Việt

80 bài viết trong chủ đề này

Qua trao đổi với anh Doremon360, Rin86 đã lập topic này để mọi người có thể tham khảo về những nền văn minh cổ có nhiều nét tương đồng với văn minh Lạc Việt. Dưới đây là một số hình ảnh về nghệ thuật của văn minh cổ Nam Mỹ và Ai Cập:

_ Nền văn minh Maya là nền văn minh cổ đặc sắc bên cạnh nền văn minh Andes, được xây dựng bởi người Maya, một bộ tộc thổ dân châu Mỹ mà từ 2000 năm trước đây đã từng sinh sống ở bán đảo thuộc đông nam Mexico, Bắc GuatemalaHonduras ngày nay.

Nghệ thuật Maya:

Posted Image

Posted Image

Posted Image

đây là một số đồ vật dùng trong tang lễ của người Maya

_Người Inca là một dân tộc người da đỏ tại miền nam châu Mỹ. Từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 16, người Inca đã làm chủ một vương quốc rộng lớn có một mức độ tổ chức cao. Trong thời điểm mở rộng nhất ảnh hưởng của vương quốc này trải dài từ Ecuador ngày nay cho đến ChileArgentina. Trung tâm văn hóa, kinh tế và tế lễ là thủ đô Cuzco trong nước Peru ngày nay.

Inca cũng là danh hiệu của người thống trị Vương quốc Inca cũng như là danh hiệu của một trong số nhiều bộ tộc xuất thân từ thần mặt trời Inca.

Người Inca nói tiếng Quechua, sử dụng chữ viết dùng gút thắt Quipu chỉ thể hiện được số và mẫu Tocapu được dệt vào trong vải, loại mẫu mà người ta chưa chắc chắn có phải là chữ viết hay không. Vì người Inca không biết đến tiền nên họ không phát triển thuế theo khái niệm ngày nay của châu Âu. Thay vào đó họ phát triển một quốc gia thông qua việc ghi chép rất chính xác và bao quát số liệu thống kê để điều hòa tất cả các năng lực và nhu cầu, tất cả tài nguyên, cống lễ cũng như việc phân chia chúng. Vì thế những việc sản xuất cần thiết cho quốc gia đã được thực hiện thông qua lao động được tổ chức tập thể một cách chặt chẽ.

Về điểm "gút thắt" này thì rất giống Lạc Việt

Posted Image đây là hình gút thắt Quipu

Thần thoại dưới đây của người Inca có một nét tương đồng với truyện Chử Đồng Tử, Tiên Dung, đó chính là cây gậy. Liệu đây có phải là một thuật phong thủy địa lý cổ không nhỉ?

"Trong thần thoại Inca có rất nhiều truyền thuyết khác nhau về cội nguồn của người Inca. Truyền thuyết được biết đến nhiều nhất là từ nhà biên niên sử Garcilaso Inca de la Vega. Theo truyền thuyết này người Inca đầu tiên Manco Cápac, con trai của Mặt Trời, và em gái là Oqllo được thần mặt trời Inti sai phái xuống Trái Đất để cải thiện thế giới. Họ đến Trái Đất trên hòn đảo Mặt trời trên hồ Titicaca. Thần Mặt Trời cho 2 anh em một cây gậy vàng và 2 người phải dựng nhà ở nơi có thể đánh một lần mà cắm được cây gậy này xuống đất. Sau khi lưu lạc nhiều nơi họ tìm được chốn để thành lập thành phố Cuzco vào khoảng năm 1200, là cái rốn của thế giới theo quan niệm của người Inca."

Nghệ thuật Inca:

Posted Image

Posted Image Mặt trời Inca

Posted Image

Posted Image

_Aztecs là một nền văn minh, một đế chế trong khu vực của Mexico. Nền văn minh này bắt đầu từ những năm 1248 và kéo dài đến năm 1521 khi bị người Tây Ban Nha đánh bại.

Posted Image Mặt trời Aztec

Posted Image

Tổng hợp từ Wiki và trang Mesowed.com

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nền văn minh tiền Inca

Cổng đền thờ mặt trời Tiwanaku

Tượng người ở Tiwanaku

Di tích đền thờ ở KalasasayaBằng chứng về một nền văn minh xưa nhất ở đây vẫn còn được giữ lại. Đó là di tích thành phố cổ Tiahuanaco (hay Tiwanaku), nằm gần hồ Titicaca. Tuy bị đổ nát hoang tàn, nhưng những di tích còn lại chứng minh đã từng tồn tại những công trình kiến trúc đồ sộ và tuyệt đẹp như: các đài tế lễ và các kim tự tháp. Đáng chú ý là di tích đền thờ Mặt Trời Kalasasaya bằng đá khối rất lớn và kim tự tháp Acapana.

Theo học giả người Mỹ Actua Pôzơnanski (Arthur Broznansky?) thì niên đại của thành phố Tiahuanaco ở vào khoảng 14.000 đến 10.000 năm cách ngày nay. Sau thời kỳ cách nay 10.000 năm do một thảm họa chưa được xác định và nghiên cứu đầy đủ, thành phố Tiahuanaco bị tán phá. Có một vài học giả cho rằng, sự xuất hiện và phát triển của thành phố Tiahuanaco còn sớm hơn rất nhiều so với giả thuyết của Pôzơnanski (Broznansky?).

Ở cùng núi Andes, cụ thể là cao nguyên Nazca (Peru) hiện nay còn bảo tồn gần như nguyên vẹn những đường rãnh kỳ lạ trên mặt đất. Nhưng đường rãnh này rộng chừng 20 cm, sâu chừng 35 cm và có chiều dài hàng kilômét. Có giả thuyết cho rằng những đường rãnh này là một hệ thống thủy nông nhân tạo. Nhưng sau này người ta đã xác định bằng không ảnh là các hình vẽ khổng lồ trải dài trên nhiều kilômét là các hình chim, thú và các hình kỷ học hà khác nhau. Thật là kỳ diệu, một khu triển lãm khổng lồ có một không hai này trên thế giới này cho thế hệ ngày nay biết được một trình độ cao của những cư dân đầu tiên ở Andes cách đây cả trên 14.000 năm.

Hiện nay các nhà khảo cổ học chưa xác định chính xác được niên đại của các hình vẽ vĩ đại trên, nhưng một thực tế không thể phủ nhận rằng chúng xuất hiện sớm hơn các nền văn minh khác còn lại đã được liệt kê đến trên 10.000 năm. Có điều gì bí ẩn ở đây chăng? Hiện tại vùng núi Andes vẫn còn chứa nhiều thông tin bí ẩn cần được khám phá và biết đâu đó, những di sản văn minh trên lại không thuộc về con người ngày nay.

Việc khám phá và tìm hiểu kỹ văn hóa Tiahuanaco và văn hóa Nazca là công việc phức tạp và lâu dài. Mới đây nhất, các nhà khảo cổ đã có những phát hiện gây kinh ngạc về thành tựu của nền văn minh cổ xưa này. Người ta còn gọi nền văn minh này với tên: nền văn minh tiền Inca. Kế thừa di sản và sự phát triển nền văn minh tiền Inca là nền văn minh được nhắc dưới đây, nền văn minh Inca.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quí vị và anh chị em thân mến.

Hai hình bên trái được coi là di vật đời Ân Thương và đó chính là chiến lợiv phẩm thu được khi quân nhà Thương ồ ạt tấn công Văn Lang, vua Hùng cuối thồi Hùng Vương thứ VI phải bỏ kinh đô chạy sang đất Mân (Kinh Dịch - Hệ từ truyện). Nguồn: Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại - trang 138 -

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/News/03/...-III---3/8/503/.

và hình bên phải do Rin86 đưa lên của nền văn minh Maya. Chúng ta nhận thấy sự tương đồng như sau:

- Vật đựng 4 chân.

- Mặt người là biểu tương chủ yếu trang trí.

Posted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rin86 viết:

cháu có đọc qua loạt bài về thời Hùng Vương của bác Thiên Sứ. Theo cháu thì có thể thời Hùng Vương không sử dụng tiền tệ giống như đế chế Inca. Đế chế Inca vĩ đại cũng sử dụng lối chính sự "gút thắt" như Lạc Việt và họ không sử dụng tiền. Có thể đó là một bước tiến xa hơn cả tiền tệ trong một xã hội phân công lao động chặt chẽ, giống như chủ nghĩa xã hội vậy.

Rin86 thân mến.

Việc thời Hùng Vương có sử dụng tiền là một giả thuyết có mối liên hệ hợp lý với các điều kiện liên quan. Chú cũng chưa chắc chắn. Nhưng nếu không dùng tiền thì phải thay thế bằng một cái gì đó tương tự như tiền trong trao đổi vật phẩm sản xuất trong xã hội.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta tiếp tục so sánh hình ảnh có cách đây hơn 2000 năm chụp trong một hang động tại Hồ Nam - tức là vùng đất Nam Dương tử vào thời gian vẫn thuộc về quốc gia Văn Lang. Chúng ta chú ý thấy rằng: Những chiếc mũ (Nón theo cách gọi miến Nam) của các nhân vật này hoàn toàn giống nhau.

Posted ImagePosted Image

Posted Image

Điều này cho thấy những dấu ấn văn hóa chung giữa nền văn minh cổ Việt và Inca không những ở hình tượng, nghi lễ mà còn cả trong sinh hoạt xã hội - dùng lối thắt nút.

Cùng với những dấu ấn văn hóa phi vật thể khác mà tôi đã trình bày trong các sách và tiểu luận, Đây là những dấu ấn bổ sung cho sự tồn tại một nền văn minh toàn cầu huyền vĩ đã có mặt trên Địa cầu.

Bây giờ chúng ta lại so sánh hình chiếc nón (Mũ) trong hình tượng ở Hồ Nam và chiếc nón của vị hòa thượng đội ngày nay:

Posted Image

Phải chăng: Những vị vua Hùng đầu tiên của giống nòi Bách Việt đã đội chiếc nón này, cho đến đời Nghiêu Thuấn (Thuộc văn minh Việt) mới cải cách thành mũ mà ngày nay quen gọi là : "Mũ Ông Công, ông Táo"?

Cảm ơn Rin86

Chú cảm ơn Rin86 rất nhiều

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Inca nói tiếng Quechua, sử dụng chữ viết dùng gút thắt Quipu chỉ thể hiện được số và mẫu Tocapu được dệt vào trong vải, loại mẫu mà người ta chưa chắc chắn có phải là chữ viết hay không. Vì người Inca không biết đến tiền nên họ không phát triển thuế theo khái niệm ngày nay của châu Âu. Thay vào đó họ phát triển một quốc gia thông qua việc ghi chép rất chính xác và bao quát số liệu thống kê để điều hòa tất cả các năng lực và nhu cầu, tất cả tài nguyên, cống lễ cũng như việc phân chia chúng. Vì thế những việc sản xuất cần thiết cho quốc gia đã được thực hiện thông qua lao động được tổ chức tập thể một cách chặt chẽ.

Họ phải làm việc 1/3 thời gian lao động cho Inti, thần mặt trời, được đặt ngang hàng với những người thống trị vương quốc, 1/3 thời gian lao động khác cho những người già, đau ốm, góa bụa, trẻ mồ côi và những người cần giúp đỡ, 1/3 thời gian lao động cuối cùng được phép dùng để mưu sinh cho gia đình. Quý tộc và "nhân viên nhà nước" được nhiều ưu đãi, họ không phải làm công việc đồng áng và không phải phục vụ trong quân đội, được phép có nhiều vợ và đeo trang sức. Người thống trị vương quốc được tôn sùng như thần thánh bên cạnh thần mặt trời Inti, thần sáng tạo ra nền văn minh Inca Viracocha và nữ thần đất và thần của sự sinh sản Pachamama.(Wiki)

Sự phân công lao động của người Inca rất chặt chẽ nhưng hơi giống kiểu "bát sắt chia cơm". Tuy vậy họ lại thành công và phát triển thành đế chế hùng mạnh. Họ không dùng tiền nhưng dùng hạt cacao làm vật trao đổi, vì với họ hạt cacao rất quý.

Còn đây là một phát hiện mới về lối thắt nút của người Inca, rất có thể nó tương đồng với cách thắt nút của Lạc Việt.

Ngôn ngữ viết của người Inca được giấu trong mật mã?

Người Inca đã phát minh ra một loại mật mã nhị phân 7 bit để dự trữ thông tin cách đây hơn 500 năm. Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất về dân tộc cổ xưa, bí hiểm này.

Bắt đầu ở vùng cao nguyên Andean vào khoảng năm 1.200, người Inca thống trị đế chế lớn nhất trên trái đất trước khi Hoàng đế cuối cùng của họ, Atahualpa, bị người Tây Ban Nha treo cổ vào năm 1533. Tuy nhiên, từ lâu Inca được coi là nền văn minh đồ đồng lớn duy nhất không có ngôn ngữ viết.

Gary Urton, Giáo sư nghiên cứu lịch sử tiền Columbia thuộc ĐH Harvard, Mỹ, hiện đang thách thức giả thuyết trên trong một cuốn sách mới ''Ký hiệu của Khipu* Inca''. Theo ông, dân tộc cổ xưa này có ngôn ngữ viết được che giấu dưới dạng các dây mấu tinh vi tên là khipu. Những vật trang trí trên gồm một dây chính và nhiều dây lủng lẳng gắn vào nó (xem ảnh). Các dây lủng lẳng, có thể mang một số dây phụ, có các mấu trên đó.

Vào năm 1923, nhà sử học L. Leland Locke đã chứng minh khipu không chỉ là vật trang trí. Chúng là một loại bàn tính dệt, các mấu của chúng được sử dụng để lưu trữ kết quả tính toán. Tuy nhiên, các quy luật của Loke chỉ giải mã được một phần nhỏ trong số khoảng 600 khipu còn sót lại sau sự tàn phá của người Tây Ban Nha và không thể giải thích được 1/2 tổng số thông tin được mã hoá trong đó.

Urton cho biết: ''Bằng chứng thuyết phục nhất về hệ chữ viết 3 chiều này là khipu. Sự phức tạp của chúng hẳn là không cần thiết nếu chúng chỉ là vật ghi nhớ và chỉ những người tạo ra mới hiểu''. Trong cuốn sách của mình, lần đầu tiên Urton phân tích một cách hệ thống các yếu tố quan trọng của khiphu. Có 7 điểm trong việc tạo một khipu và người làm chọn lựa 2 khả năng.

Hai cơ hội lựa chọn bao gồm loại vật liệu (bông hoặc len), hướng quay và sợi của dây, hướng của mấu, v.v... Một mật mã 7 bit chặt chẽ sẽ tạo ra 128 phép hoán vị (27). Tuy nhiên, Urton tính toán có 24 màu sắc được sử dụng để làm khiphu. Do đó, mật mã khipu có thể chứa 1.536 đơn vị thông tin (26*24), so với 1.000-1.500 biểu tượng hình nêm của người Sumeria và gấp hơn 2 lần ký hiệu tượng hình của người Ai Cập và Maya.

Phương pháp giải mật mã khó hiệu này được dựa trên khám phá về cái mà Urton gọi là khipu Rosetta, tương tự như việc giải mã chữ tượng hình Ai Cập dựa trên hòn đá Rosetta. Trong khi tìm kiếm, Urton đã sử dụng công nghệ hiện đại, tạo ra một cơ sở dữ liệu về các khipu: chiều dài của dây chính, số dây treo lơ lửng, chi tiết về các mấu,v.v... để tìm những hình mẫu chung. Cách đây 10 ngày, ông phát hiện 3 khipu có chung một phần thông tin. Đây là bằng chứng thuyết phục cho thấy chúng không được tạo ra bởi những người đơn lẻ. Trái lại, có một mật mã chung.

Nguồn Viet nam net.

Lối chính sự thắt nút này của người Inca chắc đã được phát minh cách đây hàng ngàn năm từ thời của văn minh Andes tức là nền văn minh tiền Inca, người Lạc Việt cũng sử dụng lối thắt nút cách đây cả ngàn năm. Rất may người Hán không hiểu ý nghĩa của nó nên đã ghi vào sử sách, nếu không đến nay chúng ta không thể biết tổ tiên đã biết sử dụng nút thắt. Và có thể loại thắt nút này ở Lạc VIệtchuyên dùng cho việc chính sự: phân công công việc, thu thuế, công điền...... Chữ tượng hình cổ dùng để viết sử, triết học (vì tính thống nhất của nó ở nhiều vùng ngôn ngữ và trải qua thời gian không thay đổi) còn chữ Khoa Đẩu thì dùng hàng ngày để viết thư từ, sách báo.....

*Khipu và Quipu là một, cách viết khác nhau nhưng phát âm thì na ná nhau

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước nền văn minh Inca, có những nền văn minh cổ hơn là Chavin, Moche, và Chimu. Đây là một số tác phẩm của những nền văn minh này, khá tương đồng với nền văn minh Lạc VIệt:

Posted Image

Tượng cóc của người Moche

Posted Image

Tượng mèo của người Moche

Posted Image

Lọ đầu người của người Moche (nguồn tampere.fi)

Posted Image

bình chim diệc (cò sếu, bồ nông...??) của người Mochica

Posted Image

Posted Image

bình con cua của người Mochica

Posted Image

bình đầu người Mochica

Còn đây là tác phẩm thuộc nền văn minh Chimu

Posted Image

Posted Image

(nguồn pomalaza.com)

Khi tìm thấy trang wed này Rin86 rất kinh ngạc khi nhìn thấy tượng bằng vàng của môt con vật rất giống con rồng nhưng không coppy được, ngoài ra trong trang wed này còn ảnh của rất nhiều hiện vật bằng kim loại, Rin cũng rất ngạc nhiên khi nhìn thấy một chiếc bình bằng đồng hình quả bầu:

http://www.precolumbiangold.com/collection.htm

Còn đây là trang wed của viện bảo tàng Larco ở Peru, Rin cũng không coppy được bức ảnh trên nền trang wed của viện bảo tàng, hình ảnh con hươu sao rất quen thuộc trên trống đồng Ngọc Lũ:

http://catalogomuseolarco.perucultural.org.pe/

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chavin là thành phố cổ nhất ở Peru, ước tính những thành phố nguyên thủy của người Chavin được hình thành cách đây 10.000 năm đến 14.000 năm. Văn minh Chavin là nên tảng cho sự hình thành những nền văn minh muộn hơn ở Peru:

Posted Image

tượng chiến binh Chavin (nguồn mnsu.edu)

Posted Image

điện thờ cổ nhất của người Chavin, thời gian khoảng C850 BC(dkimages.com)

Posted Image

Tượng con chuột của người Chavin

Posted Image

Posted Image

nguồn trên trang: infinity.cos.edu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong nền văn minh lịch sử cổ đại, nền văn minh Maya xuất hiện giống như rớt từ trên trời, trải qua thời kỳ choí lọi, rực rỡ, sau đó biến mất một cách thần bí. Người Maya hiểu biết thâm thúy về thiên văn học, một hệ thống hoàn hảo về lịch pháp, toán học phức tạp và ý niệm trừu tượng. Độ chính xác và hoàn hảo của lịch pháp khiến chúng ta kinh ngạc.

Lời tiên đoán của Maya dựa vào cơ bản lịch pháp của họ, giống như người cổ Trung Quốc dùng Chu Dịch (người Trung Quốc tiền sử dùng biểu đồ để tính đoán ra diễn biến của thiên nhiên). Chủ yếu là nghiên cứu sự đối ứng giữa quy luật vận hành của thiên thể và sự thay đổi trong xã hôị nhân loại. Một lịch sử học gia ở Mỹ, Bác Sĩ Jose Arguelles dùng cả đời ông đi nghiên cưú nền văn minh của Maya. Trong sách “Nhân Tố Maya” ông đã xuất bản, đã chi tiết tường thuật lịch pháp của Maya. Căn cứ lịch Maya gọi là “Cholqij” đã có ghi chép rằng, hệ mặt trời đang đi suốt một đại chu kỳ hơi 5100 năm, từ 3113 B.C. cho đến 2012 A.C. Trong chu kỳ này, sự di động của hệ mặt trời và điạ cầu đang thông qua một chùm ánh sáng đến từ tâm hạch hệ Ngân hà. Đường kinh cắt chéo của Tia sáng này là 5125 cái điạ cầu niên (năm trái đất), tức là địa cầu dùng 5125 năm mới hoàn toàn thông qua tia sáng này.

Người Maya tin rằng, sau khi hệ mặt trời và các tinh cầu đã hoàn toàn trải qua đại chu kỳ dưới ảnh hưởng của tia sáng này sẽ có một biến hoá rất to lớn và đồng bộ với hệ ngân hà. Đại chu kỳ này tổng cộng phân ra 13 giai đoạn. Diễn hoá của mỗi giai đoạn này đều biên bản rất tỉ mỉ.

Tiến sĩ Jose Arguelles dùng nhiều góc độc suy xét và những phương pháp phức tạp để tham thảo và giải thích ẩn ý thiên tượng muốn gơị ý cho nhân loại. Trong sách sách “Nhân Tố Maya” ông dùng nhiều đồ biểu để giải rõ tình trạng diễn hoá của mỗi giai đoạn. Còn phân mỗi giai đoạn thành 20 thời kỳ diễn hoá. Mỗi thời kỳ là 20 năm.

Dưạ vào lịch pháp Maya, năm 1992 là giai đoạn cuối cùng (giai đoạn 13) trong đại chu kỳ, nhưng là năm đầu của 20 năm trong thời kỳ diễn hoá cuối cùng này. Trong thời gian 20 năm này gọi là tinh chế (tịnh hoá) điạ cầu. Trong thời kỳ này, điạ cầu sẽ hoàn toàn được tinh chế, cũng như nhân tâm cũng sẽ được lọc trong (tương tự với lời tiên đoán hiện nay của người Ân Độ nơi Bắc Mỹ). Những thứ hư xấu sẽbị diệt trừ, những thứ tốt sẽ giữ lại. Sau khi tinh chế, điạ cầu sẽ đi ra ngoài phạm vi tia sáng của hệ ngân hà và bắt đầu giai đoạn “đồng bộ với hệ ngân hà”. Theo lịch pháp của Maya, ngày 31 tháng 12 năm 2012 nền văn minh nhân loại của thời kỳ này sẽ kết thúc. Sau đó, nhân loại sẽ bắt đầu một nền văn minh mới hoàn toàn không có dính líu đến nền văn minh trước đó. Trong ngày đông chí, khi nơi điểm chéo của mặt trời, đường hoàng đạo và xích đạo sẽ liên kết với nhau. Lúc đó, mặt trời vưà hạ xuống nơi kẽ hở của hệ ngân hà, tạo thành một cảnh tượng như mở “cửa trời” cho điạ cầu.(lời tiên đoán “Thơ Hoa Mai” ở triều đại Tống: Thiên Môn Vạn Cổ Khai)

Năm 755 B.C., một thầy tăng của Maya dự đoán: sau 1991, nhân loại sẽ có hai sự việc quan trọng xảy ra:

Tỉnh giác của nhân loại về ý thức vũ trụ

Địa cầu tịnh hóa và tái sanh

Lịch pháp ẩn bí của Maya đã bày tỏ quy luật vận động của hệ ngân hà. Nó giống như bốn muà trong năm vậy, không thể thay đổi.

minhhue.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

đây là bảng chữ cái cổ xưa nhất của người Maya, có một số nét khá giống chữ Khoa Đẩu:

Posted Image

Những ký tự tượng hình mới được phát hiện chứng tỏ người Maya đã biết sử dụng một hệ thống chữ viết phức tạp sớm hơn 150 năm so với các suy đoán trước đây.

Những nét chạm khắc, có từ khoảng năm 250 trước Công nguyên, được tìm thấy nguyên vẹn trên các bức tường và những mảnh vỡ thạch cao trong cấu trúc hình kim tự tháp nổi tiếng tại Las Pinturas, ở San Bartolo, Guatemala.

Chữ viết xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà, Ai Cập và Ấn Độ khoảng 3.000 năm trước công nguyên. Tuy nhiên những ký tự hoàn chỉnh đầu tiên - một chuỗi các dấu hiệu rõ ràng kể lại một câu chuyện - vẫn chưa có mặt ở Tân Thế giới cho đến tận năm 400-300 trước Công nguyên. Những văn bản phôi thai này là con đẻ của người Zapotecs ở thung lũng Oaxaca, phía nam miền trung Mexico. Hầu hết chữ viết sớm của người Maya chỉ xuất hiện từ năm 150-250 sau Công nguyên.

Vì hệ chữ Zapotec nổi lên sớm hơn nhiều nên các nhà nghiên cứu tin rằng người Maya đã bị ảnh hưởng của nó.

Những nét chạm khắc đơn sớm nhất của người Maya - có thể biểu thị tên người hoặc là một ký hiệu trên lịch - có niên đại khoảng năm 600 trước Công nguyên. Tuy nhiên, chúng không được coi là chữ viết. Những chữ tượng hình mới được tìm thấy phức tạp hơn nhiều, trưởng dự án William Saturno từ Đại học New Hampshire cho biết.

"Đây là chữ viết phát triển hoàn chỉnh nhất và rõ ràng nhất", Saturno nhận định. "Nó không nói rằng người Maya đã phát minh chữ viết và không phải là người Zapotec, nhưng nó dẫn chúng tôi tới câu hỏi về nguồn gốc và tính phức tạp về những nguồn gốc này".

Một điều dường như chắc chắn: Hệ chữ Maya không bị ảnh hưởng bởi người Zapotec.

Mặc dù chữ viết rất rõ ràng, song các nhà khoa học vẫn không thể "dịch" được gì ở phát hiện mới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Zapotec là nền văn minh ra đời trước và tồn tại song song với văn minh Maya. Tuy văn minh Maya đã bí ẩn biến mất nhưng những người Zapotec thì vẫn tồn tại và hình thức xã hội mẫu hệ của họ vẫn không thay đổi. Phụ nữ nắm quyền về kinh tế, chính trị và quan sự, nam giới đóng vai trò khá mờ nhạt. Thật là trung hợp với thời đại của hai Bà Trưng.

J.Z là một thành phố nhỏ phía Nam Mexico tiếp giáp với biên giới Guatamala. Ai đến đây điều ngạc nhiên khi thấy phụ nữ uống bia và hút thuốc lá, một số đàn ông lại mặc váy hoa. Trong cộng đồng người da đỏ Zapotec, rất nhiều người đàn ông giả trang làm phụ nữ điều được sống thoải mái, dễ chịu hơn trong xã hội mẫu hệ. Mọi người ở đây vẫn duy trì lối sống của của nền văn minh trước kỷ nguyên Christophe Colomb là sống tự do, chống lại mọi qui định ràng buộc và tâm hồn luôn nổi loạn...

Thành phố Juchitan với 120.000 cư dân nằm trên eo đất Tehuantepec đầy nắng gió khắc nghiệt. Ở Juchitan, mặt trời như một vệt son đỏ in trên nền trời xanh và thời gian trôi thật êm đềm, chậm rãi chứng kiến cuộc sống bình yên nơi mảnh đất đặc biệt này. Lối sống mẫu hệ đã kéo mọi người xích lại gần nhau hơn và cũng tạo nên nét riêng biệt của một xã hội tồn tại nhiều người đồng tính. Giới đồng tính được chấp nhận và có phần ưu đãi hơn, và những người này được gọi là muxe hay manpo. Những người đồng tính được liệt kê vào giới tính thứ ba. Người dân điều cho rằng sinh ra một cậu bé đồng tính là điềm lành cho cả nhà, tốt hơn sinh con con gái nhiều vì lớn lên con gái thế nào cũng phải về sống ở nhà chồng. Nếu một cậu con trai sinh ra có xu hướng đồng tính thì gia đình đó sẽ rất vui sướng và làm lễ tạ ơn Chúa đã ban phước cho họ. Những người muxe sẽ được dạy thêu thùa, may vá, công việc nội trợ như phụ nữ.

Ở Juchitan, một người đàn ông muốn trở thành phụ nữ cực kỳ đơn giản. Chỉ cần mặc quần áo phụ nữ vào, họ sẽ được ộng đồng thừa nhận và cư xử như phụ nữ. Người dân da đỏ Zapotec chấp nhận xu hướng đồng giới ảnh hưởng từ việc toàn cầu hoá. Juchitan vẫn giữ nguyên những truyền thống cổ, gốm sứ đen và nghệ thuật nấu ănkhác lạ của mảnh đất này. Trong khi tiếng thổ dân da đỏ trên thế giới đang dần bị mai một thì ở Juchitan, ngôn ngữ Zapotec vẫn được sử dụng một cách đáng tự hào ở nhà, trong các cuộc họp, trong thơ ca, sân khấu... Và các lễ hội đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống hằng ngày, chẳng hạn như lễ hội thắp nến được tổ chức thường xuyên và mỗi lần kéo dài suốt cả tuần.

Ở Juchitan duy trì chế độ mẫu hệ nên mọi quyền lực điều rơi vào tay phụ nữ. Phụ nữ có ảnh hưởng rất lớn và giữ những vị trí cao trong xã hội thu nhỏ này. Phụ nữ ở Juchitan tổ chức mọi sinh hoạt trong gia đình và làng xã. Họ uống bia, khiêu vũ cuồng nhiệt trong khi đàn ông chỉ ngồi một bên uống rượu và nói chuyện. Khi một đứa con chào đời, cả mọi người đều chúc tụng nếu gia đình nào đó sinh được con gái. Gia sản thừa kế của gia đình, dòng họ đều dành cho phụ nữ, và đàn ông chịu lắm thiệt thòi vì không có quyền hành gì cả. Phụ nữ ở thành phố "váy hoa" Juchitan còn nắm toàn bộ hệ thống kinh tế. Trong khi đàn ông hùng hục làm việc trên đồng ruộng hay đánh bắt cá thì phụ nữ Juchitan chạy chợ . Họ nhanh nhẹn điều hoà được mọi việc từ mua bán, trao đổi hàng hoá với các nhà buôn nước ngoài, những người di cư bằng nhiều ngôn ngữ, nhiều loại tiền khác nhau. Phụ nữ nhanh nhẹn, tháo vát, tự tin và góp phần rất lớn trong việc xây dựng xã hội Juchitan vững mạnh. Họ còn nắm giữ đất đai, tài sản và khi có chiến tranh, họ là những người xung trận đầu tiên.

Đến 15 tuổi, tất cả các thiếu nữ Juchitan và muxe được tôn xưng như "nữ hoàng". Các gia đình tổ chức chuẩn bị "lễ đăng quang" rất chu đáo để mừng con trưởng thành. Người ta đặt làm các đồ trang sức có gắn nhiều loại đá quý. Các thiếu nữ được đặt bánh thánh chúc phúc khi bước ra làm lễ trong không khí hoan ca và long trọng, còn đàn ông ngồi xem rất thụ động. Vào thàng 11 hàng năm, những bữa tiệc sẽ kéo dài hai đêm dành cho người muxe khi họ bước vào tuổi 15 cũng giống như các thiếu nữ. Họ ăn mặc rất đẹp với những đội tất dài, mặc váy ngắn, áo cánh... da được bôi các chất dầu màu nâu bóng. Họ được khiêu vũ suốt đêm theo những vũ điệu cuồng nhiệt. Các chú bé 15 tuổi cũng được làm lễ trưởng thành nhưng được tổ chức đơn giản. Các thiếu nữ được đến các trường học tốt và tất cả các con đường phía trước rộng mở chào đón họ. Và cứ thế, vòng quây phát triển của xã hội mẫu hệ này cứ nối tiếp nhau không ngừng.

Những người muxe cũng tham gia vào các lễ hội và có ảnh hưởng lớn chẳng khác gì phụ nữ vì chính những người này sẽ thiết kế quần áo lễ hội, âm nhạc và cách tổ chức lễ. Thậm chí họ có một buổi lễ riêng cho mình. Muxe là những con người khéo léo và có uy tín. Họ nấu cổ, trang trí mọi nơi, dạy khiêu vũ. Các cô gái Juchitan muốn làm đẹp đều đến các cửa hiệu làm đầu, tiệm may của muxe để tư vấn.

Cộng đồng dân cư sống ở Juchitan rất cởi mở và vui vẻ. Họ đón nhận tất cả mọi người từ nơi khác đến. Vì thế, rất nhiều người từ Kenya hay nhiều nơi khác bỏ quê bỏ chốn lặn lội đến đây để lập nghiệp, sinh sống. Juchitan dẫu khí hậu khắc nghiệt, gió thổi mạnh 160km/h nhưng lại là vùng đất tự do, mọi người đều có thể giả trang làm phụ nữ hoà nhập xã hội mà không sợ bị xâm hại.

TGPN-5/12/2005

Share this post


Link to post
Share on other sites

còn đây là bảng chữ của người Olmec ở Mexico và một chữ cổ khác, ta dễ dàng nhận thấy những nét của chữ Khoa Đẩu và thậm chí là một chữ trong bảng chữ cái Nhật Bản (về giả thuyết chữ Nhật Bản bắt nguồn từ chữ Khoa Đẩu của bác Thiên Sứ nay lại có thêm một bằng chứng dù mối liên hệ khá xa cách, và cách nhìn nhận về nguồn gốc chữ Nhật Bản cũng cần xem xét lại, sự giống nhau này không lẽ là ngẫu nhiên?). Người Olmec đã có những ký tự được xem là chữ viết cách đây 2000 năm:

Posted Image

Posted Image

đây là những bản của Kinderhook (72lenguages.com)

còn trang 72lenguages.com là một trang wed về chữ viết cổ, ở đó có bảng so sánh những ngôn ngữ cổ đại của thế giới, ta có thể dễ dàng nhìn thấy những ký hiệu giống như chữ Khoa Đẩu (đến 90%) tiếc là họ không cho copy nên Rin86 không đăng lên đây được, những bài viết bằng tiếng Anh ở trang này rất chi tiết, khi nào có thời gian Rin86 sẽ dịch sang tiếng Viêt một số bài (chắc mất cả tuần mới xong một bài!!!!). Mời mọi người tham khảo http://www.72languages.com/kinderhookplates.php

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinderhook là một địa danh ở Illinois, Mỹ. Sáu tấm khánh đá được tìm thấy ở một ngọn núi của người da đỏ nơi đây năm 1843. Đây rất có thể là một trò lừa đảo của Bridge Whitten, Robert Wiley, và Wilburn Fugate, sáu tấm khánh được dàn dựng để xuất hiện một cách bất ngờ và làm đau đầu các nhà sử học:

Posted Image

Tuy thế Rin86 mong đó không phải trò lừa đảo vì nếu vậy, 3 nhân vật trên đã biết đến chữ Khoa Đẩu trước cả chúng ta và các nhà khoa học hiện đại có lẽ cũng đặt nghi vấn đó không phải trò lừa đảo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

post bài này ở đây thì hơi lạc đề nhưng nó chứng minh cho giả thuyết về một nền văn minh cổ bị lãng quên, và rất có thể văn minh Lạc Việt kế thừa nền văn minh này cùng với những nền văn minh khác như Ai Cập và Nam Mỹ

Từng có một nền văn minh ở Nam cực?

Một tấm bản đồ ra đời từ thế kỷ 16 đã vẽ lại chính xác bờ biển phía Bắc Nam cực, nhưng là khi nó chưa hề bị băng bao phủ. Làm sao con người có thể biết rõ lục địa này ở thời điểm họ chưa hề có dụng cụ đo đạc hiện đại như ngày nay? Phải chăng một nền văn minh xa xưa đã làm điều đó.

Sự tồn tại của nền văn minh thời tiền sử ở Nam cực bắt đầu được các nhà sử học quan tâm từ sau Thế chiến II. Giả thuyết này có thể được chứng minh bởi các bản đồ thời trung cổ cùng nhiều cuộc nghiên cứu của các chuyên gia địa chất và địa lý.

Tháng 1/1820, đại úy Mikhail Lazarev thuộc Hạm đội hoàng gia Nga đã khám phá lục địa mới này. Vào đầu thế kỷ 20, bộ Từ điển bách khoa nổi tiếng của Nga Brockhaus and Efron có ghi một đề mục về Nam cực, theo đó lục địa này chưa được khảo sát đầy đủ và không có hệ động thực vật.

Posted ImageTấm bản đồ của Piri Reis, chỉ rõ Nam Mỹ, bắc châu Phi và bờ biển phía bắc của Nam cực. (world-mysteries)Năm 1929, người đứng đầu bảo tàng quốc gia Istanbul, Halil Edhem, tìm thấy một bản đồ cổ vẽ trên da linh dương trong khi xem xét lại thư viện của các hoàng đế Byzantine... Tác giả bản đồ mô tả rất kỹ bờ biển phía Bắc châu Phi, phía Nam của Nam Mỹ và bờ biển phía Bắc của Nam cực. Halil rất ngạc nhiên với khám phá này. Ông thấy trên bản đồ rìa băng Queen Maud Land ở vĩ tuyến 70 không có băng, mà thay vào đó là một dải núi... Tên của tác giả bản đồ này không xa lạ gì với Edhem. Đó là đô đốc Piri Reis, thuộc hạm đội của đế quốc Ottoman, sống vào nửa đầu thế kỷ 16.

Điều kỳ lạ không chỉ ở chỗ làm sao đô đốc Piri Reis có thể lập bản đồ chính xác về khu vực Nam cực từ 300 năm trước khi nó được phát hiện, mà câu hỏi tập trung vào việc tại sao tấm bản đồ thể hiện được vùng Nam cực từ khi vùng này chưa bị băng che phủ. Piri giải thích bên lề của bản đồ rằng ông đã dựa theo nhiều nguồn tài liệu cũ trước đây, một số thuộc về thời đại của ông, số khác có niên đại xa hơn, khoảng thế kỷ 4 trước Công nguyên. Một trong những tài liệu này có từ thời Alexander Đại đế. Theo bản đồ của Reis, phần ven biển của lục địa không phủ băng.

Năm 1949, một toán thám hiểm hỗn hợp Anh - Thuỵ Điển đã tiến hành thăm dò vùng cực Nam của lục địa qua lớp băng dày 1,6 km. Kết quả đã khẳng định phần bản đồ thể hiện vùng đất Queen Maud Land có độ chính xác tuyệt đối so với số liệu đo đạc bằng phương pháp địa chấn. Điều đó chứng tỏ vùng bờ biển này đã được vẽ lên bản đồ trước khi bị băng che phủ.

Điều trùng hợp là tấm bản đồ Piri Reis cũng được vẽ theo phương pháp phân định địa cầu theo kinh tuyến và vĩ tuyến. Nhưng theo lịch sử thì tấm bản đồ về trái đất đầu tiên theo phương pháp này do John Harrison, người Anh, vẽ từ năm 1761. Như vậy có phải từ hơn 6.000 năm trước người ta đã biết trái đất hình cầu?

Khoa học chính thống luôn cho rằng băng bao phủ bề mặt Nam cực có độ tuổi 1 triệu năm. Với toàn bộ phần phía Bắc của châu lục này được thể hiện như vậy trước khi băng bao phủ thì có thể suy ra là bản đồ được vẽ từ 1 triệu năm trước, nhưng điều này thật khó giải thích, bởi lúc đó con người còn chưa có mặt. Vậy liệu tấm bản đồ Piri Reis có được ghép từ sản phẩm của một nền văn minh mà ta chưa từng biết?

Trong cuốn sách Bản đồ về những đại dương cổ xuất bản năm 1979, giáo sư Charles Hapgood nhận định tấm bản đồ Piri Reis lấy nguồn tư liệu từ những tấm bản đồ của người Minoans và Phoenicians, những tộc người có nhiều nhà hàng hải giỏi. Những tấm bản đồ họ vẽ ra được lưu giữ trong thư viện Alexandria và Constantinople. Trong cuộc Thập tự chinh lần thứ 4 vào năm 1204, những tấm bản đồ đó được chuyển về châu Âu. Theo Hapgood thì trong số đó có cả những tấm bản đồ về châu Mỹ, Nam cực và biển Nam cực. Thật là kỳ diệu khi người xưa có thể vẽ ra Nam cực lúc nó chưa hề bị đóng băng. Và chuyện trở nên hấp dẫn bởi làm sao họ có thể đo đạc chính xác trên bản đồ đến vậy.

Từ câu chuyện về tấm bản đồ Piri Reis, người ta nêu lên giả thuyết rằng đã có những nền văn minh bị biến mất cùng với trình độ công nghệ phát triển khá cao. Năm 1953, một sĩ quan hải quân gửi tấm bản đồ này đến Trung tâm nghiên cứu bản đồ lục quân Mỹ. Kỹ sư trưởng của trung tâm cùng nhà nghiên cứu bản đồ cổ Arlington H. Mallery đo đạc và so sánh Piri Reis với những bản đồ hiện đại. Họ đi đến kết luận tấm bản đồ này có độ chính xác tuyệt đối mà chỉ có thể dùng phương pháp định vị qua vệ tinh để đo đạc mà thôi. Vậy ai là người đã vẽ bản đồ 6.000 năm trước để ông Piri Reis sử dụng làm cơ sở vẽ cho bản đồ của mình?

Có một giả thuyết cho rằng giữa thiên niên kỷ thứ 5 và thứ 10 trước Công nguyên, một nền văn minh của loài người từng tồn tại trên hành tinh. Con người thời đó sở hữu kiến thức to lớn về hàng hải, nghiên cứu bản đồ, thiên văn... với trình độ không kém hơn so với nền văn minh thuộc thế kỷ 18. Người ta cho rằng đây là nền văn minh do loài người tạo dựng chứ không phải của người ngoài hành tinh. Nó có thể khởi phát trên bờ biển phía Bắc của Nam cực hoặc ở các quần đảo của lục địa này, vốn có khí hậu ôn hoà vào thời điểm đó. Sau đó, nền văn minh này có thể lấn chiếm sang vùng Đông Bắc lục địa Phi châu.

Nền văn minh chưa được biết này có thể đã biến mất do sự xâm lấn của băng, bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ 10 trước Công nguyên. Một lý do khác của sự biến mất này có thể là cơn đại hồng thuỷ đưa đến ngập lụt kéo dài. Các thảm họa thiên nhiên như vậy có thể tàn phá toàn bộ nền văn minh sơ khai.

(Theo Tài Hoa Trẻ, Pravda)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hic hic! Rin86 xin đính chính, sáu tấm khánh đá trên có lẽ đúng là trò lừa đảo. Người ta cho rằng Bridge Whitten, Robert Wiley, và Wilburn Fugate đã sao chép lại nội dung của cuốn kinh bằng vàng tìm thấy ở NewYork năm 1823 ngày 22 tháng 9 bởi Joseph Smith.Jr. Smith kể rằng ông ta tìm thấy những tấm vàng này ở trong một chiếc hộp bị chôn vùi dưới đất và được bảo vệ bởi một thiên thần tên là Morini. Smith kể rằng thiên thần đã định hướng cho ông ta tìm thấy những tấm vàng đó nhưng ngăn cản ông ta sở hữu chúng tới đúng 4 năm sau, lúc Smith đã chứng minh được rằng ông ta xứng đáng sở hữu nó.Posted Image

Ảnh chụp tại viện bảo tàng Church History and Art, thành phố Salt Lake

(wiki) còn nội dung của nó thì giống như sáu tấm khánh kia thôi. Mà biết đâu ba người bị xem là lừa đảo kia lại bị oan nhỉ, đằng nào thì nội dung của chúng cũng giống nhau và đều ở Mỹ, tức là thuộc về người da đỏ cổ xưa.

Theo như Smith và một số người khác thì cuốn kinh vàng này có chứa đựng một phần bí mật ("sealed" có thể là yểm? nhưng Rin86 nghĩ là bí mật, nội dung bị giấu kín) của chúa, trong đó có "sự tiết lộ của Chúa về sự khởi đầu của thế giới đến sự kết thúc của nó".

Mọi người có thể tham khảo ở đây (Rin86 ngại dịch, nhìn dài quá :lol:)

http://en.wikipedia.org/wiki/Golden_Plates

Nếu vậy thì việc này ứng với lời tiên đoán của người Maya, sau năm 1991 nhân loại sẽ tỉnh giác về ý thức vũ trụ và sau đó.....

Tóm lại là dài dòng và rất phức tạp, Smith còn tiết lộ về pha-ra-ông Ai cập. Ở diễn đàn có cao nhân nào giỏi tiếng Anh không? nhìn dài thế này... hic hic

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Rin86.

Thêm những bằng chứng rất sắc sảo cho giả thiết từ lâu của tôi về một nền văn minh toàn cầu đã tồn tại trên trái đất trước nền văn minh hiện tại. Tôi có thể thêm chắc chắn rằng:

Chính nền văn minh Lạc Việt mà hậu duệ là người Việt Nam hiện nay đã gìn giữ những thành tựu căn bản nhất của nền văn minh toàn cầu đã bị hủy diệt. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành và ký hiệu siêu công thức của nó là Bát quái. Bởi vậy, sự phục hồi nền văn minh Việt không đơn giản chỉ thuần túy là một sự phục hồi lịch sử của một dân tộc, mà còn là phục hồi lại một nền văn minh đầy nhân bản và một học thuyết thống nhất vũ trụ huyền vĩ của nhân loại.

Ngày càng nhiều bằng chứng, chứng minh cho luận điểm của tôi.

Một lần nữa cảm ơn Rin86.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cho dù là lừa thì những chữ viết kia cũng có nguồn gốc của nó. Với một chiếc bình giả cổ lừa bán cho người mua đồ cổ và hình tượng chiếc bình cổ được làm giống thật với giá trị của nó giống nhau với một người phân tích lịch sử.

Tôi không quan tâm đến chiếc khánh kia là giả hay thật, nhưng nếu những ký tự trên đó phản ánh một thực tế thì nó vẫn giá trị với tôi.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Máy chú copi được theo đường link mà Rin86 hướng dẫn:

Con rồng của nền văn minh cổ lục địa Mỹ.

Posted Image

Còn hình dưới đây rất giống cái đỉnh của nền văn minh Việt cổ.

Posted Image

Con chim cách điệu có phong cách giống chim trên trống đồng Lạc Việt

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cho dù là lừa thì những chữ viết kia cũng có nguồn gốc của nó. Với một chiếc bình giả cổ lừa bán cho người mua đồ cổ và hình tượng chiếc bình cổ được làm giống thật với giá trị của nó giống nhau với một người phân tích lịch sử.

Tôi không quan tâm đến chiếc khánh kia là giả hay thật, nhưng nếu những ký tự trên đó phản ánh một thực tế thì nó vẫn giá trị với tôi.

Thiên Sứ

Bác nói rất đúng, xét về nội dung thì sáu tấm khánh và quyển kinh vàng đều chứa loại chữ gần giống chữ Khoa Đẩu nên tóm lại là không quan trọng.

Tuy đọc được trên wiki là vậy (lời lẽ khá mỉa mai) cháu cũng không chắc 3 nhân vật kia có ý lừa đảo nên viết "có lẽ", tuy thế mọi người lại cho là họ lừa đảo để mua danh tiếng, trong từ điển Wiki thì viết là sự giả mạo. Smith cũng nhắc tới sáu tấm khánh: "In 1843, Smith acquired a set of six small bell-shaped plates, known as the Kinderhook Plates, found in Kinderhook, Pike County, Illinois. Although Smith did not translate the plates, William Clayton, his secretary, wrote that Smith said they contained "the history of the person with whom they were found and he was a descendant of Ham through the loins of Pharaoh king of Egypt". Năm 1843, Smith mô tả về sáu tấm khánh nhỏ, được biết đến dưới cái tên Kinderhook Plates, tìm thấy ở Kinderhook, Pike County, Illinois. Mặc dù Smith đã không dịch những tấm đó, William Clayton, thư ký của ông, đã viết rằng Smith nói chúng chứa đựng nội dung về "lịch sử của một người họ đã tìm thấy và anh ta là hậu duệ của dòng dõi Pharaoh Ai Cập". Như vậy sáu tấm khánh kia là sản phẩm giả tạo trong mắt mọi người nhưng Smith, người duy nhất dịch được nó thì không. Hơn nữa trên trang 72 lenguage.com (cháu đã dẫn link ở trên) người ta cũng nghiên cứu sáu tấm khánh đó nên Rin86 viết là "các nhà khoa học hiện đại đặt giả thuyết đó không phải trò lừa đảo". Làm sao ba nhân vật vô danh lại có thể viết được ký tự cổ có nội dung được, dù là sao chép thì họ sao chép rất đúng chỗ. Trừ phi Smith thông đồng với họ :lol:

Đến nay ngoài Smith, người thiên thần chọn, có thể đọc được những văn tự đó ra thì không ai giải nghĩa được nên người ta bán tín bán nghi, tuy thế sự nhạy cảm của những nhà khoa học hiện đại (trong đó có bác Thiên Sứ :P) sẽ giúp ta tìm về cội nguồn cổ xưa của văn minh nhân loại :unsure:

Share this post


Link to post
Share on other sites

lần đầu tiên Rin biết về sáu tấm khánh Kinderhook qua trang 72lenguage.com, một trang nghiên cứu về ngôn ngữ, sau đó tìm thêm trên Wiki thì mới biết đó là một phát hiện gây tranh cãi, và khi biết về cuốn kinh bằng vàng Rin86 mới biết sáu tấm khánh có thứ chữ giống như vậy. Sau sự việc lần này Rin86 rút kinh nghiệm, đó là cần phải tham khảo nhiều nguồn trước khi đưa ra kết luận. Nếu vướng vào một vấn đề gây tranh cãi sẽ rất phiền hà, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân và những người liên quan. Việc ảnh hưởng uy tín này với những người rộng lượng thì họ sẽ cảm thông nhưng với những người thích bắt bẻ câu chữ thì rất mệt với họ. Ngoài ra không nên làm việc theo cảm tính, sáu tấm khánh trên trang 72lenguage.com không nói rõ chất liệu, Rin86 đinh ninh là đá, sau mới biết là kim loại. Và chính vì thành phần kim loại của tấm khánh "hiện đại" và không ai rõ nghĩa của nó trừ Joseph Smith nên người ta kết luận là đó chỉ là trò "chơi khăm" của Bridge Whitten, Robert Wiley, và Wilburn Fugate nhằm vào Smith, tức là họ viết những ký tự lăng nhăng để Smith đọc. Ngay chính nhân vật Joseph Smith cũng là một nhân vật gây tranh cãi đến tận bây giờ vì ngoài ông ta ra không ai đọc được văn tự cổ trên tấm khánh và cuốn kinh vàng. Tuy nhiên Rin86 tin Joseph Smith vì ông ta là người đọc được thứ chữ giống chữ Khoa Đẩu, và ông ta không giàu có gì, làm sao bỏ tiền ra đúc một cuốn sách bằng vàng như vậy được:

Posted Image

Chân dung Joseph Smith (1805-1844)

Có lẽ sau này khi các nhà khoa học giải mã được nguồn gốc chữ Khoa Đẩu và các loại chữ cổ liên quan, Joseph Smith sẽ không bị nghi ngờ nữa, ông ta đúng là người được thiên thần chọn.

Cháu xin lỗi bác Thiên Sứ về thông tin còn đang gây tranh cãi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thì ra Rin86 là một nữ nhi, điều này giải tỏa những nghi ngờ bữa giờ của tôi về những "bênh vực" rất dễ ... "ghét" như : "Phụ nữ nắm quyền về kinh tế, chính trị và quân sự, nam giới đóng vai trò khá mờ nhạt. Thật là trùng hợp với thời đại của hai Bà Trưng ", ... hi ... :lol:

Hi vọng không làm gián đoạn những nghiên cứu của quý vị, tôi vẫn rất quan tâm và theo dõi sâu sát các bài nghiên cứu tuyệt vời này !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

từ đầu đến giờ Lactuong thấy những con vật biểu trưng cho các nền văn hóa này đều ăn khớp với các con vật biểu trưng trong văn hóa Việt là con Chuột, Mèo, Cá Sấu (Rồng), Chim đầu rìu, con cua...

Share this post


Link to post
Share on other sites