Rin86

nền văn minh Ai Cập, Maya, Aztec, Inca và Lạc Việt

80 bài viết trong chủ đề này

Để ý kỹ màu da và giới tính của những người trong hình dưới đây ta thây người bôi da màu đen là phụ nữ còn những người cầm lao có làn da màu đỏ là nam giới, như vậy ta có thể thấy rằng người cổ xưa quan niệm nữ thuộc âm, màu đen, nam thuộc dương, màu đỏ và quan niệm đó thống nhất từ châu Mỹ cho đến Việt Nam:

Phát hiện bộ tộc nguyên thủy còn sót lại trên trái đất

Một cộng đồng những người da đỏ chưa từng tiếp xúc với thế giới bên ngoài mới được phát hiện tại khu vực sông Envira của Brazil vào tháng 5 vừa qua.

Posted Image

Theo tổ chức Funai, Hiệp hội những người da đỏ quốc gia, bộ lạc này đã rất kinh ngạc khi nhìn thấy máy bay lượn trên nóc lều của họ.

Posted Image

Các thổ dân đã bắn tên và ném lao vào máy bay. Họ là một trong những bộ lạc còn sót lại trên trái đất mà chưa từng biết đến thế giới văn minh hiện đại. Tổ chức Funai ngăn chặn việc xâm nhập vùng đất của họ để bảo tồn quyền tự chủ của bộ lạc.

Posted Image

Các bức ảnh chụp được cho thấy đó là những chiến binh mạnh mẽ và vạm vỡ, sống trong 6 ngôi lều và một khu vực trồng trọt rộng lớn.

Posted Image

"Chúng tôi bay sát gần nơi ở của họ để cho mọi người thấy rằng họ thực sự tồn tại ở đó", chuyên gia Jos Carlos dos Reis Meirelles Jr. cho biết.

Posted Image

Theo các chuyên gia, cuộc sống của những bộ lạc như thế này đang bị đe dọa do nạn chặt phá rừng bất hợp pháp.

Posted Image

Hơn một nửa những bộ lạc hoang dại trên thế giới sống ở Brazil hoặc Peru. "Thế giới cần phải thức tỉnh trước điều này và cần bảo vệ lãnh thổ của họ theo luật quốc tế. Nếu không họ sẽ nhanh chóng biến mất", tổ chức Sống còn quốc tế phát biểu.

Posted Image

Có hơn 100 bộ lạc sống cô lập trên trái đất. Những bức ảnh này càng chứng tỏ họ thực sự tồn tại.

M.T. (theo ABC News)

theo VnExpress

ShowArticlebanner();

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sao người cổ lại chọn 12 con vật làm biểu tượng cho chu kỳ thời gian 12 năm (12 tháng). Người xưa đã sống gần gũi với những con vật và tổng kết ra rất nhiều những đặc điểm của chúng. Có lẽ những mối liên quan của hành vi các loài động vật như chuột, trâu, hổ... đối với sự vận động của trái đất, sự tương tác giữa trái đất và vũ trụ, sự thay đổi những hành vi của những loài động vật theo chu kỳ thời gian 12 năm, giống như một công cụ để người xưa tìm hiểu quy luật vũ trụ. Ta có thể thấy loài chuột tìm đường rất tốt trong mê cung, loài trâu luôn đứng theo trục Bắc Nam (đầu hướng về phương Bắc), loài chim có thể đi cư hàng ngàn cây số nhờ định vị được phương hướng..... theo thời gian và sự đốt phá của quân giặc (do thiếu hiểu biết) những kiến thức đó đã không còn nữa. Những nhà khoa học nghiên cứu hành vi của động vật hiện nay chỉ đang lần lại những manh mối đó thôi. Không hiểu trong từng năm nhất định, hành vi của những loài động vật này có thay đổi nhiều không? ví dụ như trong năm Sửu thì loài trâu có thể thực hiện một số công việc đặc biệt hoặc định hướng tốt hơn? trong tháng Sửu của từng năm và giờ sửu của từng ngày? Đó chỉ là phỏng đoán. Có lẽ những nghiên cứu về động vật trong tương lai sẽ tiết lộ nhiều điều thú vị hơn. Bài viết dưới đây trên báo Tuổi Trẻ một lần nữa khẳng định khả năng đặc biệt của loài trâu trong việc xác định từ trường trái đất:

Nhờ Trâu chỉ hướng

AT - Nếu chẳng may bị lạc ở vùng nông thôn mà không có la bàn, bạn chớ vội hoảng hốt nhé! Bởi theo các nhà khoa học Đức, bạn có thể xác định phương hướng bằng cách quan sát các đàn gia súc, đặc biệt là loài trâu, để tìm ra lối đi dễ dàng.

Bạn có bao giờ để ý rằng những đàn gia súc luôn quay đầu về một hướng? Những hình ảnh từ Google Earth cho thấy trâu, bò có xu hướng đứng theo trục bắc - nam, trong đó đầu của chúng hướng về phía bắc.

Nhiều nhà khoa học nhận định rằng từ trường của Trái đất có thể tác động tới hành vi của những con vật.

Trên thực tế, Trái đất là một cục nam châm khổng lồ, với cực bắc và cực nam nằm sát hai địa cực. Nhiều động vật - trong đó có chim và cá hồi - sử dụng từ trường Trái đất để định hướng trong quá trình di cư. Một số nghiên cứu cũng chứng minh dơi, một động vật có vú, cũng có khả năng định hướng nhờ từ trường.

Tiến sĩ Sabine Begall và cộng sự thuộc Đại học Duisburg-Essen (Đức) tiến hành thu thập ảnh của 8.510 trâu, bò tại 308 đồng cỏ khắp hành tinh thông qua Google Earth. Các con vật được chụp ở nhiều tư thế: gặm cỏ, nằm nghỉ, đứng trong đàn, cho con bú. Do toàn bộ ảnh được chụp từ vệ tinh nên độ phân giải thấp. Các chuyên gia không phân biệt được đầu và đuôi các con vật, nhưng họ nhận thấy chúng có xu hướng đứng theo trục bắc-nam.

Nhóm nghiên cứu ghi lại tư thế của 2.974 con hươu hoang dã tại 277 địa điểm thuộc nước Cộng hòa Czech. Họ nhận thấy khoảng hai phần ba số chúng luôn quay đầu về hướng bắc khi ăn và ngủ, số còn lại quay đầu về phía nam.

Và các nhà khoa học đã kết luận rằng từ trường của Trái đất là tác nhân chính khiến gia súc có xu hướng quay mặt về phía bắc. Điều đó giải thích tại sao tổ tiên của chúng có thể thực hiện những chuyến di cư dài hàng nghìn kilômet từ châu Phi tới châu Á và châu Âu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Loài mèo cũng là một con vật có khả năng dự báo động đất và khả năng tìm đường dựa vào từ trường trái đất. Chính vì vậy Rin86 nghĩ rằng nó hoàn toàn xứng đáng là con vật đứng trong hàng ngũ 12 con giáp:

Theo Desmomd Morris, một chuyên gia về mèo, thì:

làm thế nào mèo có thể tìm được đường về dù ở rất xa ?Đó là nhờ trí nhớ thị giác và khứu giác , nhưng chúng cũng có khà năng tìm đường dựa vào từ trường trái đất . Nguồn: http://tuvi.tretoday.net/c6,nammeophan1.html

Khả năng kỳ lạ của mèo

Posted ImageLoài mèo có thể không cần quan sát kỹ và ghi nhận con đường vào trí nhớ khi rời khỏi nhà mà sau đó chúng vẫn trở về "mái nhà xưa" một cách bình thường! Người ta vẫn thường biết rằng loài mèo có năng lực bí ẩn và khác thường - đây chính là loại thế giới ngoại cảm mà thú vật hay sử dụng để phục vụ cho sự sống còn của chúng.

Theo nhà khoa học Konrad Lorenz, loài mèo tuy sống chung với con người song chúng vẫn giữ được bản sắc hoang dã. Do đó, mèo thuần hóa vẫn duy trì được khả năng khác thường để nhận thức thế giới như là đồng loại chưa được thuần hóa.

Mèo nhìn thấy được bề mặt bao phủ bởi một mạng năng lượng do các trường địa từ phát ra từ mặt đất. Trường địa - từ này giống như tấm thảm với các hoa văn rắc rối. Một số nhân vật ngoại cảm nói rằng, đây là một mạng được sắp đặt rất ngăn nắp tựa như tổ ong.

Số người khác cho rằng bề mặt trái đất được kẻ thành các ô vuông; và cũng không loại trừ trường hợp cũng có những đường song song đôi khi cắt ngang các khu vực lân cận. Các nhà động vật học tin rằng, loài ếch, thằn lằn, cá heo mỏ và chắc chắn cả loài mèo đều có năng lực tự định hướng rất tốt với sự hỗ trợ của mạng nói trên.

Ngày xưa, con người thường hoài nghi trước những phóng sự báo chí kể rằng, mèo có thể trở về nhà cho dù trước đó bị bắt đi khỏi nhà đến hàng trăm kílômét! Ví dụ, con mèo mang tên Sugar ở California đã phóng khỏi xe chủ nhân trong một chuyến du lịch rồi mất tích; nhưng sau đó 1 năm Sugar đã tìm được đường trở về “mái nhà xưa” qua một khoảng cách lên đến... 2.400 km!

Trường hợp khác, con mèo mun tên gọi Suti đã cùng với nữ chủ nhân dọn đến một căn nhà mới, song có lẽ do không khoái chỗ ở mới nên Suti đã quyết định phải quay về căn nhà cũ. Điều kỳ diệu là sau 5 tháng vượt quãng đường bộ dài trên 150 km, con Suti đã đặt chân đến “cố hương” của nó!

Ngày nay, các nhà khoa học đã đạt được các tiến bộ rất lớn trong nghiên cứu và khám phá bí ẩn của thế giới loài mèo. Ký ức thị giác của mèo là rất tuyệt vời song chúng chỉ sử dụng khả năng này để tìm đường về nhà trong các khoảng cách ngắn, tại khu vực chúng sinh sống.

Một khi ký ức thị giác tỏ ra bất lực, mèo ta sẽ được dẫn đường bởi mạng địa - từ trên bề mặt trái đất. Điều lý thú là loài mèo không cần phải nhìn con đường để ghi nhận vào ký ức khi chúng rời khỏi căn nhà. Một con mèo có khả năng nhớ con đường một cách dễ dàng ngay cả khi nó bị nhốt trong một cái túi trong lúc di chuyển đến một nơi nào đó cách nhà rất xa.

Vậy thì, làm thế nào mà mèo nhà ta có thể cảm nhận được mạng các trường từ và điện từ của trái đất?

Các nhà nghiên cứu khám phá hạt phân tử từ cực nhỏ trên các phần “cổ” của vuốt chân trước và sau của mèo nhà ta. Phân tử từ này chỉ nhìn thấy được qua kính hiển vi điện tử. Các nhà nghiên cứu ở Nhà bảo tàng tự nhiên ở Stockholm cũng phát hiện “vòng” từ tính trên hai chân mèo và các con thú khác cũng có khả năng tìm đường về nhà dễ dàng (ví dụ: con chó). Điều ngạc nhiên là chính nơi con người có lẽ cũng có vài cơ quan nhạy cảm từ: các phân tử từ cực nhỏ dạng vòng trong xương! Ngoài ra, loài mèo dễ thương còn có khả năng cảm nhận nguy hiểm rất tuyệt vời mà mọi người đều biết nhưng vẫn chưa giải thích được; do đó đôi khi mèo có thể cứu mạng con người.

Đơn cử một trường hợp: Li Shuhua sống ở thành phố Fulin (Trung Quốc) giật mình thức giấc lúc 4 giờ sáng vì những âm thanh gừ gừ của con mèo: nó phóng từ cửa cái lên cửa sổ nhà, vừa cào mạnh cửa và rèm cửa.

Không mấy chốc sau cả nhà phải chồm dậy vì những tiếng kêu la của con mèo nhà. Con mèo bất ngờ nhảy xổ đến cào vào người đứa cháu trai của chủ nhà. Sau đó, nó quay sang tấn công vợ chủ nhà và buộc người đàn bà sợ hãi phải lùi ra cửa cái. Ngay lúc đó, Li Shuhua nghe thấy tiếng răng rắc trên trần và tường nhà - căn nhà 2 tầng sụp đổ chỉ vài giây sau khi con mèo và cả gia đình đã bỏ chạy ra ngoài đường!

Loài mèo nhận thức được áp lực phát sinh trong nhiều kết cấu xây dựng khác nhau cũng như con người có thể thấy được một miếng vải đầu tiên bị kéo căng ra hết mức đến mỏng đi trước khi rách toạc. Có một điều chắc chắn rằng, loài mèo có thể có “linh cảm” trước các cơn địa chấn cũng như các thiên tai khác. Nhiều người nuôi mèo chú ý thấy con vật cưng của họ bắt đầu tỏ vẻ bồn chồn khi động đất sắp xảy ra.

Không chỉ có mèo, mà các con vật khác - ví dụ, chó, ngựa và dê - cũng “dự đoán” được động đất. Do đó, con người có thể chú ý đến một vài hành vi của thú vật để biết trước tai họa sắp ập đến. Loài mèo cảm giác được động đất nhờ mạng địa - từ bao phủ trên bề mặt trái đất; và mạng này sẽ mỏng dần đi bởi vì lớp vỏ cứng của trái đất căng ra trước khi có động đất. Trong những trường hợp như thế mèo nhà ta sẽ mang các con của chúng đến nơi an toàn hơn.

Không loại trừ khả năng có sự thay đổi trong các trường từ dẫn đến sự thay đổi về tĩnh điện. Nhiều quốc gia tin rằng, những con mèo phải được đưa vào các tòa nhà mới xây dựng để kiểm tra xem chúng có an toàn để con người sinh sống hay không. Thực tế, mèo “thấy” được phân tử địa - từ của sàn nhà và cũng cảm nhận được độ căng của trần và tường nhà. Nhiều chuyên gia ghi nhận rằng, mèo không bao giờ tự chuốc nguy hiểm cho bản thân và chỉ ngủ tại nơi an toàn mà thôi. Do đó, con vật nuôi này có thể giúp con người kiểm tra xem góc nhà nào an toàn và góc nhà nào có vấn đề.

Một số nhà nghiên cứu cho biết mèo không chỉ dự đoán được động đất, mà còn cảm giác được các thiên tai khác như bão tố, hay thậm chí lửa và bom. Do khả năng ngoại cảm ngoại hạng này của mèo mà trong Thế chiến II quân đội Anh đã dành huy chương đặc biệt thưởng cho những con mèo cứu mạng người...

Di An (Theo Công an Nhân dân)

nguồn: http://camxahoc.vn/modules.php?name=News&a...cle&sid=646

khả năng dự báo động đất của loài mèo:

Từ lâu, những người sống ở những vùng hay xảy ra động đất đã để ý đến việc những con mèo yêu quí của họ có cách cư xử đặc biệt trước khi xảy ra những trận động đất lớn.

Các nhà khoa học đã điều tra được rằng có gần 70 loài động vật có khả năng dự báo động đất, nhưng loài mèo nhà đứng ở vị trí hàng đầu. Khả năng này của mèo lại càng quý vì chúng lại luôn ở bên con người. Trong lịch sử đã xảy ra không ít trường hợp mèo bỏ chủ chạy khỏi thành phố trước khi xảy ra động đất hay núi lửa phun và chỉ trở về nhà sau thảm họa.

Qua rất nhiều quan sát, trước khi xảy ra thiên tai, mèo thường bị kích động, lông chúng xù lên, tai bị ép sát đầu. Chúng gào thét, cào cấu, run rẩy tìm nơi ẩn nấp mà người chủ không nhận thấy rõ một nguyên nhân đe dọa cụ thể nào, chúng đòi ra khỏi nhà và đôi khi đờ người ra. Có thể chúng cảm thấy đất rung chuyển mà các thiết bị không ghi nhận được.

Có giả thiết khác cho rằng sở dĩ mèo nhà có thái độ khác thường như vậy là do chúng phản ứng với việc tăng trường điện tĩnh xảy ra trước khi có động đất. Cơ thể con người cũng cảm nhận được những thay đổi đó: mạch đập nhanh hơn, hệ thần kinh bị kích thích, nhưng con người không biết cách suy luận từ những tín hiệu đó để đoán biết sẽ xảy ra động đất. Ngoài ra, so với các ông bà chủ của mình thì mèo có phản ứng nhạy hơn đối với những thay đổi của từ trường trái đất và hạ âm.

Hiện khoa học vẫn chưa xác định được chính xác trong những nhân tố trên thì nhân tố nào cho phép mèo có khả năng dự báo động đất. Nhưng chắc chắn là cả 4 nhân tố: đất rung nhẹ, tác động điện tĩnh, những dao động hạ âm và từ trường đều ảnh hưởng đến khả năng dự báo.

Dù sao thì các nhà khoa học ở những nước thường xảy ra động đất đang nghiên cứu nghiêm túc vấn đề này. Họ cũng coi trọng việc điều tra dư luận dân địa phương về thái độ của mèo nuôi trong nhà trong những tình huống xảy ra thiên tai.

(Theo KH&CN)

Khả năng dự báo động đất của chó:showarticletop("http://vietbao.vn","10834922")http://vietbao.vn/index2.php?option=com_co...amp;id=10834922http://vietbao.vn/index2.php?option=com_co...op=1&page=0

Posted ImageMột nhà nghiên cứu Nhật Bản tuyên bố người bạn thân thiết của con người có thể cảm nhận được những trận động đất sắp xảy ra, và theo dõi hành vi của chúng có thể giúp con người đưa ra những dự đoán chính xác.

Bác sĩ Kiyoshi Shimamura cho biết trong nhiều năm hành nghề, ông đã nhận thấy sự gia tăng đáng kể số nạn nhân bị chó cắn và các lời phàn nàn về loài vật nuôi này, vào thời điểm các trận động đất xảy ra. Sự chú ý đó đã khiến ông làm một cuộc điều tra hồ sơ bệnh nhân tại 12 trung tâm y tế ở miền tây Nhật Bản, nơi chịu thiệt hại nặng nề bởi trận động đất Kobe vào năm 1995, với hơn 6.000 người bị chết.

Kết quả cho thấy những hành vi bất thường của chó như sủa dữ dội hơn, cắn bừa bãi... tăng 18% vào 2 tháng trước và sau cơn động đất có cường độ 7,2 richter. Hồ sơ tại 3 trung tâm ở đảo Awaji, ngay trên tâm chấn, thì cho thấy sự gia tăng là 60% vào một tháng trước khi có động đất.

"Phát hiện này có thể cho thấy sự liên quan giữa hành vi của chó với khả năng nhận biết trước động đất", Shimamura nói. Kết quả của ông sẽ được công bố tại Hiệp hội địa chấn học Nhật Bản tháng tới.

Tuy nhiên, một chuyên gia tại Cơ quan khí hậu Nhật Bản nhận xét: "Có rất nhiều ghi nhận về hành vi bất thường của động vật trong thời kỳ xảy ra động đất, nhưng việc liên hệ nói với khả năng dự đoán thì chưa có một cơ sở khoa học nào cả".

Tokyo cũng đã dành nhiều năm trong thập kỷ trước để nghiên cứu liệu cá trê có thể dự báo được động đất, nhưng đã phải từ bỏ vì không có đủ kết luận. Nhật Bản là một trong những nước hứng chịu nhiều cơn động đất nhất.

Minh Thi (theo AP)

http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Cho-co-the-du-b...t/10834922/188/

Động vật có thể giúp dự đoán động đất?

16:27:12 16/05/2008

Đầu tiên là mực nước ở hồ bỗng sụt giảm nghiêm trọng. Kế đó, hàng nghìn con cóc nhảy lên trên đường phố. Cuối cùng, chỉ vài giờ trước khi trận động đất kinh hoàng xảy ra ở Trung Quốc, nhiều loại động vật trong vườn thú có những hành vi kỳ lạ.

Trên các blog và chatroom của Trung Quốc vài ngày nay tràn ngập câu hỏi: tại sao những dấu hiệu khác thường của thiên nhiên không được các cơ quan chức năng để ý để có thể cảnh báo về thảm họa động đất cho người dân.

"Nếu cơ quan địa chấn có đủ chuyên môn, họ đã có thể dự đoán trước động đất khoảng 10 ngày, khi hàng nghìn mét khối nước trong một cái hồ ở Hồ Bắc (Hubei) biến mất chỉ trong một giờ, nhưng cơ quan này đã không nhận thấy điều đó", một blogger viết.

Trên thực tế, các nhà địa chấn học khẳng định rằng không thể dự báo về địa điểm và thời điểm sẽ diễn ra động đất.

Một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc, đã tìm cách sử dụng những thay đổi của tự nhiên - thường là hành vi của động vật - làm dấu hiệu cảnh báo sớm. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có cách chắc chắn nào để dự báo động đất dựa trên sự thay đổi hành vi của động vật.

Tuy nhiên điều đó không chặn được cơn bão những lời bàn tán trên mạng. Ngay cả báo chí chính thống cũng không đứng ngoài. Tờ China Daily số ra hôm thứ ba cũng đặt câu hỏi tại sao chính phủ không dự đoán động đất.

Các thành viên cộng động mạng cho hay dấu hiệu đầu tiên xuất hiện từ ba tuần trớc, khi mực nước hồ Enshi ở tỉnh Hồ Bắc - cách tâm chấn chừng 500 km, sụt sâu.

Sau đó, chỉ ba ngày trước khi cơn địa chấn kinh hoàng ập đến, hàng nghìn con cóc đã nhảy trên đường phố Miên Châu (Mianzhu), nơi bị ảnh hưởng nặn của động đất và có đến 2.000 người thiệt mạng. Người dân Miên Châu lo ngại rằng cóc nhảy là dấu hiệu cho thấy thiên tai sắp đến, nhưng văn phòng khí tượng địa phương khẳng định điều đó là bình thường, tờ Huaxi Metropolitan đưa tin hôm 10/5, hai ngày trước động đất.

Vào hôm diễn ra động đất, những con ngựa vằn ở vườn thú thành phố Vũ Hán (Wuhan) đập đầu vào cửa sắt. Thành phố này cách tâm chấn 900 km. Cũng tại đây, nhiều con voi quay cái vòi của chúng một cách điên cuồng, suýt nữa đập phải nhân viên vườn thú. Khoảng 20 con sư tử và hổ - vốn thường ngủ trưa - cứ đi đi lại lại trong chuồng. 5 phút trước khi động đất bắt đầu, hàng chục con công cùng rít lên.

Nhà địa chấn học Roger Musson thuộc Cơ quan nghiên cứu địa lý Anh quốc cho rằng có một số nguyên nhân khiến động vật thay đổi hành vi. Khả năng lớn nhất là do trước động đất, những khối đá lớn dưới lòng đất phát ra sóng điện từ mà động vật có thể tiếp nhận. Một giả thuyết khác là các con vật có khả năng cảm nhận các chấn động yếu xuất hiện trước động đất, điều mà con người không có được.

Mùa đông năm 1975, giới chức Trung Quốc đã cho sơ tán một thành phố ở tỉnh đông bắc Liêu Ninh (Liaoning) một ngày trước khi trận động đất mạnh 7,3 độ richter, nhờ quan sát sự thay đổi hành vi của động vật và mực nước trong các ao hồ.

Một số sự biến đổi đột ngột các hiện tượng tự nhiên như mực nước cũng được ghi nhận trước cơn địa chấn đẫm máu ở Đường Sơn (Tangshan) năm 1976 làm chết hơn 200.000 người. Khi đó, một nhóm các nhà địa chấn học Trung Quốc đã được điều tới khu vực nhưng không tìm thấy bằng chứng cho thấy khả năng xảy ra động đất. Trên đường trở về, họ dừng nghỉ qua đêm ở Đường Sơn và thiệt mạng trong thảm họa thiên nhiên đóPosted Image

Theo T. Huyền (VnExpress/ AP)

Rin86 cũng tìm những bài báo nói về loài thỏ nhưng không có một tài liệu nào Rin86 biết nói về việc thỏ có những khả năng đặc biệt về cảm nhận từ trường hay dự báo động đất mà nó có thính giác phát triển, điều này cũng rất phổ biến trong thế giới động vật. Những con vật như chó, ngựa, dê cũng có khả năng dự báo động đất, con trâu có khả năng định hướng nhờ cảm nhận được từ trường. Vậy nếu sự hình thành nên 12 con giáp Việt Nam là do khả năng dự báo thời tiết của chúng thì con mèo mới là con vật đứng trong hàng ngũ 12 con giáp. Nhưng việc sắp xếp chúng theo thứ tự và sự tương ứng với từng năm và tháng trong năm có ý nghĩa gì? có mối liên quan gì đến sự vận động của trái đất? Điều này có lẽ phải chờ đợi sự nghiên cứu của các nhà sinh vật học, nhưng sẽ tốt hơn nếu họ có định hướng, ví dụ như năm con mèo thì loài mèo có điểm gì khác biệt không? Hầu hết những nhà sinh vật học đều cho rằng 12 con giáp chỉ mang tính biểu tượng văn hóa hoặc dùng trong tử vi mà thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một vấn đề được đặt ra rất tuyệt vời. Rin86 thông minh quá. Cứ từ từ thì nền văn hiến Lạc Việt phải được phục hồi thôi. Người Trung Quốc thay con mèo trong 12 con giáp bằng con thỏ đấy. Vấn đề này còn phải giải quyết với con Rồng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa bác Thiên Sứ!

Cháu cảm thấy bác rất bực mình về các 'nghiên cứu" của nhiều vị "trí ngủ" nước nhà! :rolleyes: Theo cháu, nếu loại trừ yếu tố trình độ thì vấn đề còn lại là: CHÍNH TRỊ!

- Việc khảo cứu của người Việt chúng ta liên quan mật thiết với cương vực lãnh thổ, dân tộc, văn hóa mà nếu ta chính xác thì anh bạn Tàu có nguy cơ mất hết nhà cửa, đất đai, tài sản, vợ con...

- Giống như các sách sử phổ biến hiện nay chỉ "dám" khoanh nước Văn Lang trong vùng Tây Bắc, thể chế hiện nay của nước ta làm cho chính quyền không thể và không dám công khai ủng hộ những nghiên cứu như vậy. Trong khi hiện nay Đài Loan đang đẩy mạnh nghiên cứu cổ học cho mục đích độc lập của họ. Họ dám làm là do họ ở vị trí và thể chế khác.

- Lấy chuyện Trường Sa để thấy rằng anh hàng xóm của ta không cần luật lệ hay chứng cứ gì cả, cũng như chuyện Trống Đồng rành rành ra thế mà anh ta vẫn cứ đòi là của mình, thì: khi bác Thiên Sứ và các bác chứng minh hoàn tất triết lý Lạc Việt về Âm Dương Ngũ Hành thì cháu e là chiến tranh Việt - Tàu sẽ lại nổ ra. và sử sách 500 năm nữa sẽ ghi lại: năm 20xx, quân Tàu sang xâm lược nước ta hòng thiêu hủy hết công trình của bác Thiên Sứ về triết lý Lạc Việt! :D

Vài lời góp vui của cháu để bác bớt đi bực dọc, dành sức khỏe cho công trình đáng quý của người Việt ta. Cháu kính chào bác!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điều chúng ta băn khoăn bây giờ là con rồng có phải là con cá sấu không? Rin86 đã tìm hiểu thông tin trên mạng nhưng không thấy có tài liệu nói về việc loài này có thể cảm nhận từ trường trừ việc cá sấu con (và cả rùa con) có thể tự tìm đường ra sông, biển sau khi nở, nhưng không rõ bằng cách cảm nhận từ trường hay theo bản năng nào đó? Tuy vậy cổ nhân có lẽ đã sắp xếp nhưng loài có nhiều đặc tính giống nhau thành một cặp mà rõ ràng nhất là cặp HỔ MÈO. Loài rồng dù được xem là loài vật do con người tưởng tượng ra nhưng nó mang nhiều đặc điểm của một loài máu lạnh, với lại trong cách nói của dân gian người ta vẫn hay xếp "rồng rắn" vào một cặp, chúng đều là loài máu lạnh. Vậy có lẽ tiền thân của loài rồng là loài máu lạnh, có thể nó có nhiều đặc điểm giống loài rắn chăng?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn những hộp sọ người kỳ lạ

(Dân trí) - Bí ẩn tiếp tục bao trùm quanh những hộp sọ người có hình dáng kì lạ mới được tìm thấy tại Serbia. Các nhà khoa học đang đau đầu với câu hỏi chúng được hình thành như thế nào và thuộc về ai?Những hộp sọ người mới được các nhà khảo cổ phát hiện trong các nấm mồ tại một khu rừng gần thành phố Omsk, phía tây nam Siberia. Tuy xác định được nguồn gốc của chúng, các học giả thuộc Bảo tàng văn hóa lịch sử Omsk khẳng định chúng ít nhất 1.600 tuổi.

Theo ông Igor Skandakov, giám đốc của Bảo tàng cách lý giải phù hợp nhất là các cộng đồng thời xưa đã cố ý dùng lực để ép dài đầu các thành viên trong bộ tộc mình từ lúc còn nhỏ. Nhưng mụch đích của tập tục này để làm gì thì vẫn còn là một bài toán hóc búa đối với các nhà khoa học.

Từ lâu có nhiều người tin rằng chúng thuộc về những người hành tinh ghé thăm trái đất từ hàng nghìn năm trước và ảnh hưởng lên các nền văn minh cổ. “Có nhiều truyền thuyết kể rằng các vị chúa đã giáng trần, họ có đầu dài và được người dân rất kính trọng”, ông Skandakov nói.

Những chiếc sọ dài tương tự như vậy cũng đã được các nhà khảo cổ tìm thấy trên khắp thế giới, phần lớn là ở Trung và Nam Mỹ, trong các ngôi mộ của các bộ tộc cổ xưa.

Vào năm 1995, nhà nghiên cứu Robert Connolly đã tình cờ chụp được hình ảnh một chiếc sọ dài trong một chuyến đi thu thập dữ liệu về các nền văn minh cổ. Nó được ước tính 10.000 tuổi. Ngoài hình dáng kỳ lạ, nó mang những đặc điểm của sọ người hiện đại và người nguyên thủy Neanderthal - mà theo các nhà nhân chủng học đây là điều không thể bởi người Neanderthal chưa bao giờ có mặt tại Nam Mỹ.

Posted Image

Hộp sọ 10.000 năm tuổi được nhà nghiên cứu Robert Connolly chụp trong một chuyến thu thập dữ liệu về các nền văn minh cổ.

Một số người tin rằng những chiếc đầu dài khác thường này có thể là kết quả của tục lệ “bó đầu” của người xưa. Mỗi đứa trẻ sẽ phải bó đầu bằng vải hay dây da từ khi được sinh ra cho đến hết cuộc đời nên đầu sẽ dài ra và phát triển không bình thường.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều bí ẩn xoay quanh những hộp sọ này bởi chúng được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới nhưng lại không có liên hệ gì với nhau.

Tại Mexico, người Maya có các vị thần rắn đội mũ dài, nhiều màu. Liệu có thể hiểu rằng tầng lớp thượng lưu Maya coi đầu dài là một biểu tượng thời trang? Nhưng tại sao các vị thần lại đội những chiếc mũ khá chau chuốt như vậy phải chăng vì đầu họ cũng dài? Các vị thần Ai Cập cũng đội mũ dài, liệu có mối liên hệ nào ở đây?

Posted Image

Các vị thần Ai Cập cũng đội mũ dài, liệu có mối liên hệ nào ở đây?

Chúng không chỉ được tìm thấy ở Ai Cập, Mexico mà còn xuất hiện tại Malta, Iraq và Syria. Dường như chúng thuộc về những người có quan hệ mật thiết với vua chúa hay các thầy tế.

Trừ Peru và Mexico, các địa điểm khác có vị trí địa lý gần nhau do đó nhiều khả năng những chiếc sọ này bắt nguồn từ cùng một nơi. Gen của người Mexico và Peru cũng có thể giống nhau vì 2 nước này là nơi khởi nguồn của nền văn minh châu Mỹ.

Đàm Loan

Theo Thirdeyeconcept (nguồn báo Dân Trí)

Liệu điều này có liên quan đến những chiếc mũ kỳ lạ của những hình vẽ trên mặt trống đồng không?

java script:void(0);

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điều chúng ta băn khoăn bây giờ là con rồng có phải là con cá sấu không? Rin86 đã tìm hiểu thông tin trên mạng nhưng không thấy có tài liệu nói về việc loài này có thể cảm nhận từ trường trừ việc cá sấu con (và cả rùa con) có thể tự tìm đường ra sông, biển sau khi nở, nhưng không rõ bằng cách cảm nhận từ trường hay theo bản năng nào đó? Tuy vậy cổ nhân có lẽ đã sắp xếp nhưng loài có nhiều đặc tính giống nhau thành một cặp mà rõ ràng nhất là cặp HỔ MÈO. Loài rồng dù được xem là loài vật do con người tưởng tượng ra nhưng nó mang nhiều đặc điểm của một loài máu lạnh, với lại trong cách nói của dân gian người ta vẫn hay xếp "rồng rắn" vào một cặp, chúng đều là loài máu lạnh. Vậy có lẽ tiền thân của loài rồng là loài máu lạnh, có thể nó có nhiều đặc điểm giống loài rắn chăng?

Chào chị Rin86 .Em có đọc 1 số bài viết có hiện tượng "Cù Dậy" đó là hiện tượng Cá Sấu hoá Rồng sau 1 thời gian tu luyện nhất định.

Chị đọc bài viết này thử xem.

* Cá sấu cũng di cư (Akinuskin - Động vật di cư) Điều đáng ngạc nhiên là cá sấu cũng có thể di cư. Sau đây là những nhân chứng của sự kiện loại này xảy ra ở ấn Độ kể lại: Cá sấu bắt đầu hành trình về đêm. Người ta không biết là có những con đầu đàn hay không, nhưng hình như chúng chưa có kinh nghiệm và không biết đường vì đã tiến thẳng qua những cánh đồng và rừng rậm để rồi lạc lối vào các đường ngang ngõ tắt của một thôn nhỏ ở đây. Vào lúc rạng đông, khi người dân thức dậy, "điều bất ngờ lý thú" chờ đón họ. Các con bò sát ở khắp nơi: ngoài phố, trong sân, bên giếng nước. Rất nhiều con rúc vào bụi rậm, một số khác đột nhập vào các chuồng gà, há mồm dọa nạt khi người ta đến gần, hình như muốn gán trách nhiệm về tai họa của chúng cho những người dân đã ngủ yên lành trong cái đêm bi thảm này đối với cá sấu... Cá sấu đã buộc rời khỏi nơi ở vì lẽ tương tự đã xua đuổi cá rô ra khỏi môi trường của chúng: vũng đầm quen thuộc bị khô cạn. (Chuyện ngược lại về con cá sấu ở vườn Bách thảo Hà Nội biết tìm đường ra Hồ Tây).

* Cá sấu Tiền Giang, Hậu Giang Các tỉnh phía Nam nói chung, sông rạch nào ngày xưa cũng có cá sấu, không ít thì nhiều. Ngày nay còn nhiều sông rạch, ngã ba sông thuộc miền Tây Nam Bộ mang tên Đầu ạấu, Lung ạấu, Bầu ạấu, Đuôi ạấu... Rạch Cà-bơ-he, xưa là chỗ cá sấu lội nhiều, người Miên sợ không dám đi qua nên mới đặt tên như vậy. Lúc tôi còn bé, chiều nào tắm sông trời sắp chạng vạng, bà tôi cũng gọi tôi phải lên ngay. Đó là lúc cá sấu thường đi bắt mồi. Một cặp sấu hoa cà - sấu bé chưa dám tấn công người - tối nào cũng nổi lên mé sông cạnh nhà rình bắt vịt, đôi khi tôi trông thấy toan xách chĩa đâm thì chúng liền lặn mất. Thịt cá sấu trắng, giòn thơm, có vị tổng hợp của cá và gà. ở mạn Hậu Giang, trước kia nhà có đám cưới, đám giỗ người ta thường mua nguyên con làm thịt, nấu ca-ri, ra-gu, khoai đậu ve, xé phay rất ngon. ở ạài Gòn ngày xưa - năm 1860 - giữa khoảng ạở Thương Chánh (Port de Com- merce) có một con rạch tục danh "Rạch Cầu ạấu" vì nơi đây có một hầm nuôi cá sấu để xẻ thịt bán như ta thấy ạài Gòn bán thịt heo rừng, thịt nai hiện giờ. Loài cá sấu khỏe và sống rất dai. ở Cần Thơ, xưa cũng có "Rạch Cầu ạấu" chuyên bán thịt sấu như ở ạài Gòn. Chợ tỉnh Mỹ Tho, trước 1945, thường có bè cá sấu chở hàng trăm con từ Nam Vang đem xuống bán, mổ cân từng khúc như cân thịt lợn. Cá sấu bị trói khuỷu hai chân trước, xâu luồn qua một cây tre dài, con này nối đuôi con kia, ngâm cả xâu hai bên thuyền, để cá sấu dưới nước làm bè thả từ sông Cái Nam Vang về Cần Thơ, về Mỹ Tho, bán lần hồi cho đến hết sạch mà không chết con nào. Trong sách "Thối thực kỷ văn" ông Trương Quốc Dụng thuật rằng làm thịt sấu, cứ để vậy, trước cắt đuôi ăn dần lên, miễn đừng chạm đến tạng ruột thì dù để cả tuần lễ cá sấu vẫn không chết. Hồi kháng chiến chống Pháp, ở ngọn Cái Chanh (xóm nhà thưa) tỉnh Rạch Giá cũ, cán bộ chèo xuồng đi công tác ban đêm, đều ớn. Có lần chúng tôi qua đó giữa trưa, thấy trên cây bần dựa bờ có đóng tấm bảng đề: "ở đây có sấu". Nước sông xanh lè, lâu lâu nghe ục ục thấy bọt nổi, rồi sịn (rong rêu và bùn đáy) từng bựng quợn quợn dâng lên, trông rất dễ sợ. Tại ngã ba Cây Trung còn gọi là (ngã ba Bà Lớn) xưa có một con sấu đỏ mũi to và dài bằng một chiếc ghe lườn (thuyền độc mộc cỡ lớn), hồi kháng chiến 9 năm, nghe thỉnh thoảng nó vẫn nổi lên, ai qua lại trên sông đó ban đêm cũng đều lo ngại. Chuyện về cá sấu rất nhiều, dưới đây chỉ xin cung cấp mẫu nhỏ để các bạn tham khảo.

* Tóc và bông cẩm thạch trong bụng cá sấu Cà Mau - Sông Bó Đuốc, xã Tam Giang, quận Đầm Dơi gần đây có xuất hiện một con cá sấu to, đón rượt ghe xuồng khiến bà con rất khiếp sợ. sng Trương Thế Hùng 72 tuổi nghe tin, tới câu. Lúc mắc câu, sấu kéo xuồng ông chạy gần 300 thước rồi mới chịu phép. Phải dùng mác phân thây mới trục con sấu lên nổi. Mổ bao tử ra (theo lệ, bao tử thuộc về phần người câu) người ta thấy có nuồi tóc vừa đen, vừa bạc và một đôi bông cẩm thạch). Con sấu cân nặng 327 kí-lô. (Báo Trung Lập ngày 4-2-1964). sng Cụt - Tại Vàm Kênh xáng Thọ Mai đổ ra đầm 3 Thị Tường (Đầm Bà Tường) nay thuộc tỉnh Minh Hải, trước cách mạng tháng 8 có một con sấu dữ, người qua lại rất sợ, cho là "binh gia của bà". Một ông già nọ và người con trai đi ghe qua đó. sng lão tên Trần Văn Thìn 75 tuổi

(người con trai không rõ tên). Ghe đậu lại nghỉ. Bà con khuyên ông nên đi đi và nói rõ đặc tính lợi hại của con sấu tại đấy: Nó chuyên thò đuôi lên cao khỏi mặt nước, cong lại và dùng đuôi quét người trên thuyền rơi xuống nước. sng lão cám ơn, hứa đi nhưng không đi. Bèn lấy dây buộc chân mình vào cọc chèo - cả con trai cũng vậy, đề phòng bị nó quét khỏi rơi xuống sông. Hai cha con mỗi người thủ một cái mác ngồi chờ. Lại nhấp nhỏm bò tới bò lui trên sạp thuyền. Chạng vạng, cá sấu mò đi bắt mồi. Con sấu dữ thấy mồi ngon, khoái quá, trừng lên sát thuyền rồi bất thình lình ngụp xuống, chống đuôi lên quét ngang sạp thuyền. Cha con ông lão vung mác chặt chém lia lịa, rụng một khúc đuôi. Con sấu đau quá, quẫy nước ầm ầm, chạy mất. Từ đó, nó mang tên sng Cụt. Vì khi nổi lên, thiên hạ đều thấy cái đuôi cụt. Nó càng trở nên hung dữ hơn, nhưng ngặt cái đuôi cụt - xem như vũ khí bị tước mất - không quét được ai. Một thời gian nó bỏ đi. Không biết đi đâu.

* Sấu nổi: Những vùng rừng cao thường có chuyện ma cọp, thần hổ... Những vùng rừng ngập cận biển và các vùng sông lớn thường có chuyện cá sấu thần, ma cá sấu, chuyện cù dậy... óc mê tín thời xưa và sự bất lực của con người trước thiên nhiên chưa chinh phục nổi đã tạo ra không hiếm chuyện hoang đường quái đản... Cũng có khi nó là những hiện tượng nửa thực nửa hư, nó kích thích óc tìm tòi khám phá cho ra nhẽ thì ít, mà gieo cho con người sự hoang mang sợ hãi thì nhiều. Xin kể vài thí dụ: Mùa khô năm 1937, ba con sấu to nổi lên ở vùng s Môn, xã Thới An, Cần Thơ - nay là tỉnh Hậu Giang - đập đuôi đùng đùng rồi bơi sâu vào sông s Môn. ạau đó ít lâu, Hương cả đương niên và một cựu Hương cả làng Thới An không đau bệnh gì, bỗng nhiên lăn đùng ra chết. Và mái đình làng Thới An cũng bỗng nhiên tụt cả ngói xuống. Cho là điềm bất thường báo trước nhiều tai họa sẽ diễn ra, làng phải lập đàn cúng bái, rước hát bội về hát thí ba ngày đêm.

* "Cù dậy" "Cù dậy" là danh từ phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long để chỉ một con cá sấu tu lâu năm hóa rồng bay lên (!) Đêm nằm nghe mưa to gió lớn, sấm sét dữ dội bất thường, người các vùng sông lớn thường nói: "Không khéo cù dậy!" Như ở Cù Lao Rồng Mỹ Tho - nay là tỉnh Tiền Giang - thời Pháp thuộc Tây bắt những người cùi (hủi) tập trung thành làng ở đầu Cù Lao, những người mê tín cho rằng Tây cũng sợ cù dậy, thành phố tỉnh lỵ sẽ sụp lở, nên đem "nhơ uế" đặt đấy trấn cho cá sấu nằm dưới đó khỏi bay lên! Thấy tạp chí Bách Khoa (ạài Gòn tạm chiếm số 331 ngày 15 tháng 10 năm 1970) có bài Hiện tượng kỳ lạ "Cù dậy" ở miền Nam của Lê Văn Hương (trang 45 đến trang 48) có nói về chuyện này. Chắc chắn là các bạn cũng như tôi đều chẳng ai tin. Nhưng cũng xin tóm lược dưới đây, xem như tài liệu tham khảo về những huyền thoại có dính dáng đến cá sấu. a) Cây mọc trên lưng sấu. Vùng Cống Cây Dương (Rạch Giá). Cá sấu nằm. Đất bồi, rồi cây mọc um tùm ở trên. Năm 1920, cù lao lở, sụp ngay chỗ cá sấu nằm. ạấu chưa hóa thành cù, ngoi ra, bơi lặn, cây vẫn mọc trên lưng. :D Đào đất gặp sấu. Năm 1922, đào kênh từ Núi ạập qua Rạch Giá. Đào sâu xuống hơn 1 mét 50 thấy một con sấu dài 5 tấc (50cm), mình to bằng cái bát, màu trắng đục, vẫn thở phì phì. Toàn thân mềm như bún, thẳng như tấm ván. Người đào được đem ăn thịt (xào với nước dừa, tương ớt) thân sấu toàn là mỡ thịt, mềm như sụn, không xương. n xong cả 6 người ăn đều chết. c) Đào cát được thịt sấu. Năm 1950. Một nghiệp chủ ở huyện Kế ạách (ạóc Trăng) sai bạn chèo ghe qua cồn Quốc Gia, ngang sông Kế ạách (Trà Vinh) để lấy cát xây nhà. sng Tư ốm - người đi lấy cát - đào cát, xắn phải thịt sấu, có lẽ một con sấu to lắm nằm dưới đó, ông không biết là thịt gì, không máu, màu trắng, rất mềm. Tư ốm mang về ăn. Chết. c) Cù dậy ở Rạch Cẩm Sơn và Rạch Sấu. Cuối năm 1945, quân Pháp đánh lan ra ạóc Trăng. Dân ở Kế ạách bỏ chạy qua sông Bát-xắc, vào xã Ninh Thới quận Tiểu Cần (Trà Vinh) ở bên bờ Rạch Cẩm ạơn, trong đất của ông Trương Hoàng Lâu, tục gọi ông Hàm Lâu. Qua năm 1946. Đến năm 1947, một hôm tháng 6 trời mưa dầm, vào khoảng 4 giờ sáng bỗng nghe tiếng nổ ầm ầm. Mọi người cứ tưởng Tây ném bom. ạau mới biết là tiếng động ở dưới đất, kéo dài hàng giờ. sng Hàm Lâu bảo dân chúng hãy hãy rình xem chỗ có tiếng nổ, ở bãi ven sông. Đến 5 giờ, thình lình đất chuyển mạnh, dừa, ổi, xoài trốc gốc đổ nhào. Mặt đất mở ra, một vật đen to bằng chiếc ghe dài 30 mét bay vụt lên cao, biến trong mây. Ra đo chỗ đất: lỗ sâu hơn 3 mét, ngang 2 mét, dài khoảng 30 mét. Đó là Cù dậy.

Rạch sấu xã Nhơn Mỹ, quận Kế Sách (Sóc Trăng) cách tỉnh lỵ 25 km. Tháng 7 năm 1969, 3 giờ sáng, trời mưa. Nhiều người nghe có tiếng nổ, cứ tưởng bom Mỹ. Nhưng lại nghe động ở dưới đất. 5 giờ 30 sáng, đất chuyển mạnh rồi thấy một vật đen thui từ dưới đất bay lên, hướng về Bãi Giá Rạch Gòi mà bay ra biển. Xem đất: thấy hố sâu ở sau khu vườn dài 80 công đất. ở Mương ạìn hai căn nhà bay tung, tại Rạch Giá một căn nhà sập, một căn nhà lợp tôn bị tróc mái vì gió mà "cù" gây ra. Từ Rạch ạấu đến Phụng Tường, nhà cửa xiêu vẹo, ở ạông Hậu, sông cuốn một ghe chìm, 2 người chết đuối. Tổng cộng thiệt hại trên một vệt dài 8km vườn tược cây cối gãy đổ, nhà cửa hư sập do "cù dậy" rất lớn. Xem lại cái hố thì sâu 3 mét, rộng hơn 2 mét, dài khoảng 30 mét. Dân địa phương khẳng định vệt đen từ đất vùng lên, bay đi ấy là "Cù dậy" sau khi đã tu thành công. Năm 1970 khi tác giả ấy viết bài này, cái hố đó vẫn chưa lấp (!).

* Ma cá sấu. Ma không ai thấy bao giờ, cho nên chuyện về ma cũng biến ảo khôn lường. Chỉ xin kể vài nét chính của hai mẩu chuyện xem như tiêu biểu về ma cá sấu của hai vùng sông lớn Nam Bộ. Tiền Giang (khu 8). Đêm tối trời, mặt sông yên tĩnh, không một hơi gió thoảng, không một làn sóng gợn. Mấy chiếc ghe thương hồ đang chèo dọc bờ thấy từ xa lừ lừ tiến đến vào khoảng giữa sông, một chiếc thuyền to đèn thắp sáng trưng. Lại nghe vang tiếng đàn ca nhã nhạc... Ai cũng đoán là ghe hát bội. Bèn chèo lại gần xem. Đến gần thấy trong ghe cũng đào, cũng kép, đội mão mang hia đang nói cười vui vẻ. Bất thình lình chiếc ghe ấy chìm xuống, hiện nguyên hình con cá sấu lớn, đập đuôi nhận chìm chiếc ghe đến gần nhất, và ăn thịt tất cả những người trên đó. Những chiếc ghe kia chèo chạy tán loạn. Đó là con sấu đã từng "nuốt" cả một ghe hát bội. Hồn oan hiện lên bắt người khác nộp mạng thay mình để đi đầu thai. Hậu Giang (khu 9). Nhà nọ sắp làm đám cưới. Ngày nhóm họ, cô dâu cổ và tay chân đeo đầy vàng (Xưa còn đeo kiềng cẵng) đang ngồi trên cầu nước nhổ lông vịt. Cá sấu trừng lên, quật cô rơi xuống nước và tha chạy ra sông lớn. Người nhà chỉ còn kịp nghe tiếng cô dâu kêu: "Cha mẹ hãy báo thù cho con". Thông gia bên trai bên gái đau lòng vì mất người, mất của. Bèn họp lại quyết bắt cho được con sấu. Rước thầy chùa lập trai đàn trong ngọn rạch cùng, hát cúng ba ngày

ba đêm có đủ các trò chơi múa lân, đá gà, cờ bạc... vui như hội. Và tất cả chờ con cá sấu vào. Ngày thứ nhất, tới vàm rạch nó lui ra. Ngày thứ hai vào đến nửa rạch, nó ngần ngừ rồi nó lui ra. Ngày thứ hai vào đến nửa rạch, nó ngần ngừ rồi lặn xuống, bơi trở ra. Đêm thứ ba, là đêm xô giàn, đốt vàng mã, thí gạo muối... Bỗng nghe tiếng nhiều người nói: "Chèo ghe vô coi hát, kiếm ít tiền bạc gạo muối về xài. Chúng ta sợ cái gì?" Thế là con cá sấu bơi vào tận cùng ngọn rạch. Khuya, cúng và xô giàn thí tế xong. Nghe tiếng nói: "Đẩy ghe ra mau, nước ròng rồi. Không khéo mắc cạn thì chết". Nhưng phía ngoài, người ta đã hạ bần ngã xuống, dùng đăng, song hồng, chặt tre làm một hàng rào chắn ngang. Cá sấu càng vùng vẫy, lao trên bờ càng tới tấp phóng xuống. Thế là hai gia đình kia đã giết được con sấu dữ, báo thù cho cô gái và lấy lại được nguyên vẹn số vàng đã mất.

* Cá sấu thần. Đây là chuyện nước ngoài. ở Gô-na-vơ thuộc quần đảo Hai-ti, có kho vàng chôn trong lòng núi, gần một ngọn thác vùng Za-bờ-ri-cô. Đó là kho vàng của nữ vương Anh-điêng A-na-cao-na đã bị người Tây Ban Nha treo cổ khi đất này bị họ xâm chiếm trước tiên. Năm 1932, những tay săn vàng ở Mỹ đã thành lập một nghiệp đoàn ở Port au Prinen, tìm kiếm kho vàng này nhưng cho đến nay kho vàng ấy vẫn chưa ai khám phá ra được. Một con sấu thần đã trấn giữ kho vàng này, không biết từ bao giờ. Viên thiếu úy cảnh sát trưởng người Mỹ Uyết-cớt gốc Pen-zy-va-ni-a cai quản đảo này trong thời gian 1920-1932 đã có lần rình theo hai người Anh-điêng cỡi lừa mò tới hồ thiêng chở những bao tải nặng, xem họ làm gì? Thì ra họ mang những xúc thịt tươi, những mẩu thịt lợn và một con chó đã bị cắt tiết đến dâng cho cá sấu thần để làm dịu sự phá phách của "ngài". Vì cá sấu thần đói, mấy hôm trước đó đã lên bờ xơi mất một con bê và mấy chú lợn của người Anh-điêng thả rông.

* Đánh bắt Cá ạấu thế nào ? Bất cứ con vật gì ở dưới nước thì việc đánh bắt cũng dùng câu kéo, lưới chài là chính. Cá sấu cũng vậy. Chủ yếu là câu, bởi không lưới, không chài nào bắt được nó. Đôi khi người ta dùng súng bắn. Nhưng bắn thì nó chìm, khó vớt, vớt được thì tấm da bị thủng nát không còn giá trị kinh tế. Cũng có nơi chỉ chuyên dùng lao nhọn phóng bắt như ở Châu Phi (khoảng 50 năm về trước).

Các tỉnh phía Nam nước ta, từ xưa vẫn câu là chính. Có vài cách câu. Như móc mồi vịt sống, buộc một chùm bốn lưỡi câu vào chân vịt, người câu ngồi trên xuồng, thả cho vịt bơi giữa sông. Cá sấu táp mồi, mắc câu, lôi xuồng chạy. Bao giờ nó đuối sức, người ta mới lôi lần vào bờ. Đó là loại cá sấu dưới trung bình, không nguy hiểm lắm. Gặp cá sấu dữ, lâu năm thì phải làm bè. Trên bè tre dựng hai cây thang buộc gác vào nhau phòng khi cá sấu lôi chìm bè thì người câu trèo lên thang. Lại đặt chuồng nhốt chó và heo. Theo tục mê tín xưa, người ta làm lễ tế cô hồn chọc tiết con heo, và càng nguyên con heo ấy móc vào chùm câu nhiều lưỡi thả xuống nước. Bè cứ thả trôi theo nước triều lên xuống, vùng có cá sấu hoạt động. Có khi đôi ba ngày nó mới chịu đớp mồi. Những khi ấy thời phải chọc cho heo và chó trong chuồng kêu lên, gợi sự thèm khát để nó mau đến. Mắc câu rồi, bao giờ cá sấu cũng lôi bè chạy, và bè thường bị chìm. Người câu ngồi trên thang đánh mõ lên, để trên bờ khua mâm thau, nồi đồng, đánh trống, đánh mõ hỗ trợ. Cá sấu mệt nổi lên, dùng lao sắt phóng. Cho đến khi nó đuối sức, chịu phép mới cho thuyền từ bờ ra kéo bè vào. Điều nguy hiểm nhất là sợ sấu cặp. Thường một con mắc câu, bao giờ con còn lại cũng đến tấn công người trên bè để giải cứu cho con kia. Nhà văn ạơn Nam có miêu tả rõ cách săn bắt cá sấu này trong bài "ạông Gành Hào" (quyển Hương rừng Cà Mau) rất sinh động, hồi hộp và nhiều ý nghĩa. Các bạn có thể tìm đọc tham khảo. Xưa, vùng sông Tiền Giang còn có lối câu đèn ban đêm. Người săn đeo phao, trầm mình xuống nước, thả trôi trước mặt chiếc bè nhỏ, được giữ cỡ vừa tầm tay phóng bằng một sợi dây. Trên bè thắp cháy một đĩa đèn bằng mỡ người, do thói tục mê tín. Và một khoanh dây ước lượng gấp đôi chiều sâu đáy sông buộc chắc vào bè, một đầu dây buộc vào cán lao bằng gỗ mun. Cá sấu đánh hơi mùi mỡ cháy, trừng lên, há họng liếm mỡ trong đĩa đèn. Người săn lập tức phóng lao vào giữa họng nó và để mặc cho nó lôi phao chạy đi. Cá sấu lặn trầm xuống vịnh, sáng hôm sau người ta tìm chiếc phao lặn xuống cắt gân đuôi, trói hai chân sau lại và buộc dõi kéo lên. Con vật hoàn toàn tê liệt sau khi bị mũi mun đâm vào họng, không dám cựa quậy, vì mỗi khi nhúc nhích cây lao gỗ mun càng hít sâu vào thịt. Nghe nói gỗ mun kỵ thịt cá sấu, không biết có đúng vậy không? Lối săn này rất nguy hiểm, đòi hỏi người săn phải gan dạ, trầm tĩnh dày dạn kinh nghiệm. Tôi có viết qua cho các em thiếu niên trong quyển "Đất rừng Phương Nam" về cách săn bắt này. đoàn giỏi Các con vật trên rừng dưới biển

Còn nhiều cách đánh bắt khác, tùy tập quán. Như ở vùng U Minh hạ cá sấu thường sống tập trung trong những vùng nước nông giữa rừng. Đồng bào gọi là Ao sấu. Dùng thuổng đào một đường nhỏ từ mé ao lên rừng càng xa bờ càng cạn dần, chừng mươi thước. Thả bổi (sậy, đế, cành lá khô) kín mặt ao, châm lửa đốt. Cá sấu bị ngột thở, nước nóng, cay mắt theo đường đào sẵn bò lên rừng... Thấy người, chúng há họng ra toan đớp. Người săn đút vô họng cá sấu một khúc gỗ mớp dài chừng 3 tấc. Cá sấu táp, hai hàm răng dính chặt lại như ngậm cục kẹo mạch nha, không há ra được. Dùng mác xắn trên sống lưng chỗ giáp chân sau, để cắt gân đuôi. Cái đuôi, vũ khí lợi hại nhất của nó chỉ còn có thể đập qua đập lại nhè nhẹ. Trói thúc ké hai chân sau lên lưng, để hai chân trước cho nó tự do bơi, người săn có thể dòng dây đưa theo sông một bè cá sấu năm mười con về đến nhà, không khó khăn gì. Như ở Cam-pu-chia, vùng biển hồ đến mùa nước xuống, người săn đốt đèn đốt đuốc, lấy tre đập mặt nước ao hồ khiến cho cá sấu sợ bò lên. Họ theo sau, lừa dịp nắm hai chân trước lật khuỷu trói lại bắt rất dễ dàng. Đến khi bắt được nhiều, xâu vào một cây tre rồi lấy dùi sắt chích thịt con sau cùng. Con này đau trườn tới trước, đẩy lần nhau, muốn đưa đi đâu tùy mình. (Lưu ý: Cam-pu-chia trói cá sấu hai chân trước - Nam Bộ trói cá sấu hai chân sau). Như ở Nam Mỹ, cá sấu đặc biệt thích ăn thịt chó. Nó mê thịt chó đến nỗi những người thợ săn nhử mồi dụ nó đến bằng cách buộc con chó vào một cái cọc gần các hồ, hoặc giả làm tiếng chó sủa, để nó bò lên.

* Nguồn lợi kinh tế được chăng ? Các bạn biết đấy, xứ ta xưa rất nhiều cá sấu. Nay cũng còn, nhưng hiếm. Bởi săn bắt thì nhiều, mà chẳng mấy ai nghĩ đến việc chăn nuôi làm nguồn lợi kinh doanh, khai thác lâu dài. ở Lào và Cam-pu-chia dọc dài theo sông lớn từ Kra-chi-ê, ạtung-treng, Bắc- tam-băng, người ta hay nuôi cá sấu. Họ lượm trứng trong rừng (trứng lòng đỏ to, lòng trắng mỏng, luộc chín trong như trứng cò). Trứng vỏ mềm: dẻo như hòn tẩy, voi đạp trượt lăn đi chứ không bể. Rang cát ấm trên 30 độ, mỗi ngày đổ vào giỏ đựng trứng. Khi cá sấu con nở ra, cho ăn cá hoặc xác thú chết. Mỗi nhà thường nuôi khoảng bốn năm chục con. ở Phờ-lo-rít (Bắc Mỹ) ngày xưa cũng đầy rẫy cá sấu. Năm 1890 khi một nhà kỹ nghệ phát minh cách thuộc da cá sấu lừng danh dùng làm ví đầm, hộp đựng thuốc lá, đóng bìa sách v.v... thì "mốt" dùng da cá sấu được tung ra, và phong trào săn bắt cá sấu lan rộng kinh khủng chưa từng thấy

Tríchh: http://www.nxbkimdong.com.vn/docsach/cacco.../cacconvat3.htm

Hiep si.

Share this post


Link to post
Share on other sites

cám ơn hiepsimathi rất nhiều. Mỗi người cùng chung tay góp kiến thức rồi sẽ có ngày chúng ta tìm lại được cách sử dụng 12 con giáp. Rất có thể đó là cách tổ tiên chúng ta dùng để dự báo thiên tai, thời tiết cũng giống như nghe tiếng cóc nghiến răng là biết trời sắp mưa vậy. Mà có thể dùng 12 con giáp để dự báo còn chính xác hơn cả dùng máy móc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hay lắm, nếu diễn đàn này có nút "cám ơn" thì Rin86 chắc là mỏi cổ vì phải trả lời lại "không có chi" :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hay lắm, nếu diễn đàn này có nút "cám ơn" thì Rin86 chắc là mỏi cổ vì phải trả lời lại "không có chi" :D

hic hic không có chi! cám ơn fujisu.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Ai Cập đã từng vẽ bản đồ Việt Nam, không rõ là từ thời cổ đại hay là cách đây chỉ một vài thế kỷ hay thời hiện đại nhỉ? Dù sao thì đây cũng là một điều lý thú.

Dân Trí:

Niềm an ủi cuối đời người dành cả đời nghiên cứu lãnh thổ quốc gia

(Dân trí) - Ngày 27/3, tại Hà Nội, Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh đã tiến hành trao giải thưởng nghiên cứu đầu tiên của Quỹ cho nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, người đã dành trọn cả đời nghiên cứu lãnh thổ quốc gia.

Posted Image

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đẩu và những tấm bản đồ treo đầy nhà ông.

Cả đời nghiên cứu lãnh thổ quốc gia

Chúng tôi đến phỏng vấn ông vào ngày 24/3, ngày hôm sau là ông bay ra Hà Nội nhận giải thưởng nghiên cứu. Ở cái tuổi 90, ông vẫn còn đủ mạnh khỏe tiếp chuyện chúng tôi hàng tiếng đồng hồ.

Ông khoe với chúng tôi tác phẩm mới nhất của mình, đó là bài báo “Phát hiện một bản đồ cổ Việt Nam” đăng trên tạp chí Xưa & Nay số 32 (tháng 3/2009). Ông cho biết: “Ngày 28 Tết (23/1/2009), tôi nhận được tập san The Portolan, cơ quan của Hội Bản đồ Washington, trong đó có bài giới thiệu về bản đồ cổ khá độc đáo của Việt Nam. Kèm theo đó là bức thư của tác giả Harold E.Meinheit và Chủ tịch hội Howard Lange đề nghị cho ý kiến về tấm bản đồ này”.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu sinh năm 1920, đã tốt nghiệp trường Bách nghệ Hà Nội (1939-1941); Cử nhân Khoa học (Licence ès Sciences Sociales – 1953). Ông từng là Bí thư Bộ Kinh tế trong Chính phủ Hồ Chí Minh năm 1945; Ủy viên Ban Chấp hành Hội Sử học Việt Nam; Ủy viên UBMTTQVN Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông là tác giả của hàng trăm công trình (sách đã xuất bản và bài báo bằng các thứ tiếng Việt, Pháp, Anh), trong đó nổi bật là các công trình nghiên cứu về địa bạ và bản đồ. Ông được giới nghiên cứu đánh giá là một nhà khoa học nghiêm túc, tận tụy và có nhiều cống hiến quan trọng cho khoa học nước nhà.

Tấm bản đồ này có tên là Việt Nam toàn tỉnh dư đồ. Năm 1982, Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ mua được tấm bản đồ này từ một nhà buôn đồ cổ, nhưng chẳng ai biết thêm tin tức gì liên quan và xuất xứ của tấm bản đồ này.

Theo ông, đó là một bản đồ rất đặc sắc vì nó được vẽ bằng bút lông, mực tàu nhưng có khổ rất lớn (152cm x 98cm). Đây là khổ giấy mà vào những năm trước thế kỷ 20, chỉ có người Âu, Mỹ mới dùng. Truyền thống Việt Nam và Trung Hoa chưa vẽ bản đồ nào lớn vậy.

Sau một tháng dài nghiên cứu, tra tầm sử liệu và hàng trăm tấm bản đồ Việt Nam cổ mà mình có được, ông đã tìm ra lai lịch tấm bản đồ lạ này. Đó là tấm Đại tổng đồ đính kèm cùng tác phẩm Đại nam cương giới vựng biên gồm 7 quyển do Thị lang Bộ Lại Hoàng Hữu Xứng chủ trì biên soạn theo đề nghị của Toàn quyền Paul Bert, hoàn thành vào năm 1887.

Dựa vào tấm bản đồ này có thể thấy cương vực nước ta thời ấy rất rộng lớn. Nước Chân Lạp cũ (Campuchia) là trấn Tây Thành thuộc Việt Nam và chưa có nước Ai Lao. Do vậy, trước kia người Pháp còn gọi lãnh thổ nước ta là Đông Dương thuộc An Nam (Indochine Annamite); sau khi chiếm toàn bộ nước ta, họ mới đổi thành Đông Dương thuộc Pháp (Indochine Francaise) và tự phân định thành 3 nước như hiện nay.

Đó là tác phẩm mới nhất, tấm bản đồ cổ gần nhất mà ông nghiên cứu. Không phải là tấm cuối cùng, càng không phải là tấm đầu tiên. Cả cuộc đời ông tính ra đã nghiền ngẫm cũng phải hàng vạn tấm bản đồ. Hiện riêng lượng bản đồ cổ mà ông sưu tập cũng đã đến 3.000 chiếc. Ngoài ra ông còn cả một tập 16.000 bản đồ địa chính của 16.000 thôn xã từ thời nhà Nguyễn.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu tâm sự: “Có nghiên cứu bản đồ, địa bạ mới biết được lãnh thổ nước mình rộng lớn thế nào, con người Việt Nam ta phát triển ra sao”.

Nhiều điều nuối tiếc…

Để có được bộ sưu tập 3.000 tấm bản đồ cổ về Việt Nam, ông đã dành dụm tất cả thời gian rãnh rỗi đi truy tầm. Những khi có công tác ở nước ngoài, ông cũng dành thời gian lang thang ở các hiệu sách cổ, các thư viện để tìm kiếm. Khi thấy có bản đồ hay, ông đều xin phép photo lại hoặc mua về để nghiên cứu.

Nhờ vậy, ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, ông đã có bộ sưu tập đầy đủ về những tấm bản đồ Việt Nam do người Việt, người Trung Quốc, người Châu Âu, Châu Mỹ và cả Ai Cập… vẽ. Trong số đó, rất nhiều bản đồ chứng minh quyền sở hữu của nước ta đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.

Tại thời điểm đó, ông đã xin phép công bố những nghiên cứu trên để chứng tỏ chủ quyền nước ta đối với hai quần đảo trên nhưng gặp nhiều trở ngại. Ông nuối tiếc: “Đến nay, khi đất nước đã mở cửa, nhà nước ta mở rộng cho các giới bày tỏ, chứng minh hoàng Sa, Trường Sa là của chúng ta thì tôi đã già, không còn đủ sức để nghiên cứu thêm và công bố rộng rãi những nghiên cứu ấy được nữa”.

Do vậy, khi nghe các nhà chuyên môn than thở về lượng tài liệu, sách nghiên cứu về Trường Sa, Hoàng Sa của chúng ta quá ít so với Trung Quốc, không đủ để giành lấy dư luận ủng hộ của quốc tế thì ông hết sức đau lòng.

Tính ra, công trình lớn nhất của ông chính là bộ sách nghiên cứu địa bạ các tỉnh triều Nguyễn. Ông kể, kho tài liệu gồm 16.000 quyển địa bạ triều Nguyễn được chuyển từ Đà Lạt về Dinh Độc Lập (Hội trường Thống Nhất ngày nay) vào tháng 3/1975, sang tháng 4/1975 thì giải phóng. Sau đó, ông có liên hệ với ông Trần Văn Giàu và Trần Bạch Đằng xin được nghiên cứu nguồn sử liệu quý giá này.

Posted Image

Nghiên cứu bản đồ, địa bạ là công việc mà ông đeo đuổi cả đời.

Được chấp thuận, ông đã bỏ ra gần 20 năm dài để nghiên cứu kho tài liệu đồ sộ này. Ông phải vừa dịch từ chữ Hán Nôm sang chữ quốc ngữ, vừa phải chuyển đổi tất cả các giá trị đo lường cũ sang hệ mét. Và từ đó, ông thống kê chi li theo từng tỉnh, từng vùng; theo giới, theo độ tuổi người sở hữu ruộng đất; theo từng loại đất… để hiểu hơn bối cảnh xã hội nước ta thời Nguyễn và cho ra đời hàng chục quyển sách.

Để hiểu hết công sức nghiên cứu của ông, chúng ta có thể tưởng tượng: 16.000 quyển địa bạ ấy đặt sát nhau trên kệ thì chiếc kệ ấy dài 100m, nếu trải dài từng tờ sát nhau thì nó dài 300 km. Ông đã phải mày mò nghiên cứu hết chừng ấy dữ liệu, trong khi bắt đầu nghiên cứu công trình này thì ông cũng đã qua tuổi 55.

Tuy nhiên, ông cũng nuối tiếc nhiều vì chưa hoàn tất được công trình này. Ông cho biết: “Tôi chỉ mới hoàn tất được khu vực phía Nam. Còn phía Bắc thì chỉ mới nghiên cứu xong Hà Nội và vài phủ lân cận. Nhưng đến năm 1993 thì kho tài liệu địa bạ triều Nguyễn này đã bị chuyển ra Hà Nội và xếp xó từ đó đến nay”.

Dù tất cả tài liệu đã được ông dịch và sao chép lại. Nhưng với một nhà khoa học nghiêm túc như ông, ông không thể cho ra những tác phẩm mà sau khi hoàn tất, không có bản chính để điều tra, đối chứng lại. Vì tính ông rất tỉ mỉ và sợ sai sót. Do vậy, đây là công trình lớn nhất mà cũng là niềm nuối tiếc lớn nhất đời ông.

Chậm rãi, ông tâm sự: “Quỹ văn hóa Phan Chu Trinh là một Quỹ văn hóa ủng hộ sự tiến bộ, do bà Nguyễn Thị Bình (nguyên Phó chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam), cháu gái cụ Phan thành lập nên. Đến cái tuổi 90 như tôi mà được Quỹ trao cho Giải thưởng Nghiên cứu như một sự công nhận về thành tựu suốt đời thì tôi thấy rất vinh dự. Đó là niềm an ủi cuối đời dành cho tôi”.

Tùng Nguyên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tục lệ bỏ ốc hoặc đá vào hốc mắt người chết không hiểu có ý nghĩa tâm linh như thế nào, và nó xuất hiện ở Ai Cập cũng như Việt Nam. Ngoài ra theo như bài báo này ta cũng biết thêm một điều: nữ tư tế ở Ai Cập cổ đại cũng giống như đồn cô bóng cậu ở Việt Nam, vừa là người thông linh lại phải biết hát (chầu văn), dùng những điệu hát của mình để kết nối với thế giới của thần thánh:

Tiết lộ khuôn mặt nữ thầy tế Ai Cập 3000 năm tuổi

(Dân trí) - Lần đầu tiên thế giới được chiêm ngưỡng khuôn mặt của Meresamun, một nữ thầy tế từng hát trong các ngôi đền của Ai Cập cổ đại hàng trăm năm trước khi Chúa giáng thế.Bà nằm đó yên nghỉ suốt 3.000 năm qua, bên trong một quách quan tài bít kín trong hành trình đi về cõi vĩnh hằng.

Bằng máy quét, các nhà khoa học đã nhìn được bên trong quan tài và nhìn thấu các lớp vải lanh quấn quanh xác ướp của bà. Những hình ảnh không gian 3 chiều cho thấy bộ xương, khuôn mặt của Meresamun và có 2 viên đá được đặt trong hốc mắt.

Posted ImageCác nhà khoa học đưa quan tài nữ thầy tế vào máy scan.

st1\:*{behavior:url(#ieooui) }Theo các nhà khoa học, Meresamun làm việc và sống trong một ngôi đền tại thành phố Thebes vào khoảng năm 800 trước Công nguyên. Tên của bà, được khắc trên quan tài, có nghĩa là: “Bà sống vì Amun” (Amun là một vị thần Ai Cập). Theo bản khắc đó, thì Meresamun là một nữ thầy tế kiêm nghệ sĩ, giữ vai trò là một “ca sĩ trong ngôi đền thờ Amun”. Meresamun cao khoảng 1m65 và qua đời ở cuối tuổi 20 hoặc đầu 30.

Posted ImagePosted Image

Lần scan đầu tiên, các nhà khoa học chỉ nhìn thấy mặt ngoài của quan tài

và đến lần scan sâu thứ 2 họ mới có thể quan sát những chi tiết trên cơ

thể nữ thầy tế.

Nguyên nhân cái chết của Meresamun vẫn còn là một bài toán khó giải bởi bà qua đời trong tình trạng sức khỏe rất tốt. Phân tích mẫu xương cho thấy bà có chế độ dinh dưỡng và lối sống khỏe mạnh. Dù không bị sâu răng nhưng răng Meresamun đã bị mòn do thường xuyên ăn bánh mì có sạn - thời đó bột mì được nghiền bằng cối đá. Posted Image

Hình ảnh không gian 3 chiều cho thấy có

2 viên đá được đặt trong hốc mắt.

Chiếc quan tài này được James Henry Breasted, người sáng lập ra Viện phương Đông (Anh), mua ở Ai Cập hồi năm 1920.

Đàm Loan

Theo Religion

Phát hiện hai con ốc tiền trong hốc mắt di cốt cổ

Posted Image TS Lân Cường trực tiếp bóc gỡ thạch cao ngôi mộ kỳ lạ này và phát hiện trong hốc mắt hai con ốc được đặt ngay ngắn. TS Lân Cường gọi thêm đồng nghiệp khác đến chứng kiến và chụp lại hình ảnh đó kẻo “người khác nghĩ mình tự đặt hai con ốc này vào”. Ôg Cường cho biết thêm, có thể lý giải người xưa đặt ốc vào hai hốc mắt là để mong muốn người chết có được cuộc sống mới khi sang thế giới bên kia. Dùng ốc để thay mắt, coi như người này vẫn còn sống. Quan niệm của người xưa là có cuộc sống sau khi chết. Nên một mặt, con cháu người quá cố cũng mong người thân của họ có được đôi mắt đẹp hơn và nhìn rõ hơn trong cuộc sống mới. TS Cường khẳng định đây là ngôi mộ cổ nhất tại tỉnh Tuyên Quang, có niên đại khoảng một vạn năm.

Hai con ốc trong hốc mắt mộ táng chính là việc trao đổi hàng hóa của người cổ đại trong giai đoạn này, vì ở khu vực khai quật này cách biển tới 500km. Ngôi mộ không còn nguyên vẹn nhưng, qua xác định xương cánh tay, ước tính mộ này là một phụ nữ, cao khoảng 1,56m, khoảng 45 tuổi (căn cứ vào răng) và căn cứ vào một góc xương hông có hình tam giác cân (đàn ông chỗ này hình tam giác lệch).

Một điều thú vị khác là mộ táng thiếu mất hai cái răng cửa (một ở hàm trên và một ở hàm dưới). TS Cường suy đoán, thời kỳ này có thể có tục nhổ răng khi còn sống. Đây cũng là lần đầu tiên phát hiện ra tục này ở Việt Nam.

Theo Báo Gia đình & Xã hội

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú luôn phải cảm ơn Rin86.

Hôm nay, chú chờ đến 6g 30 hơn, không thấy Rin86 đến và cũng không thấy gọi điện. Để Rin86 lỡ cuộc đi viếng đền Hùng chú rất ân hận.

Bài viết này cho chú thêm một dấu chứng khảo cổ dù chưa chắc chắn, nhưng nó là hình ảnh minh họa cho luận điểm của chú về một nền văn minh toàn cầu liên quan đến văn hóa Việt cổ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lỗi là tại cháu đến muộn đấy ạ, lại còn nhớ nhầm địa chỉ nữa hic hic!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhìn sơ đồ thành Cổ Loa và thành Atlantis có lẽ ai cũng nhận thấy sự giống nhau. Cổ Loa có lẽ là tòa thành duy nhất còn sót lại trên thế giới được xây theo kiến trúc thời Atlantis:

Posted ImageThành Cổ LoaPosted ImageAtlantis

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rin86 chợt nhớ đến một bộ phim về tượng nhân sư ở Ai Cập đã được xem cách đây khá lâu rồi. Người ta nói đến một kho tàng tri thức được chôn giấu dưới chân phải của tượng nhân sư. Các nhà khoa học đã đào được một đường hầm bí mật dưới chân phải của tượng nhân sư nhưng sau đó đã lấp lại và không tiết lộ những gì đã tìm thấy. Rất có thể nó liên quan đến một lý thuyết thông nhất mà bác Thiên Sứ thường nói đến.

Và nhìn vào sơ đồ thành cổ loa và Atlantic ta có thể nhận thấy những điểm chung như:

_Thành hình tròn bao gồm những vòng tròn đồng tâm

_thành có một hào nước bao quanh một vòng thành cứ như vậy tiến vào trong tâm.

có thể nói thành cổ loa là kiến trúc duy nhất trên thế giới còn sót lại theo kiến trúc Atlantic.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rin86 chợt nhớ đến một bộ phim về tượng nhân sư ở Ai Cập đã được xem cách đây khá lâu rồi. Người ta nói đến một kho tàng tri thức được chôn giấu dưới chân phải của tượng nhân sư. Các nhà khoa học đã đào được một đường hầm bí mật dưới chân phải của tượng nhân sư nhưng sau đó đã lấp lại và không tiết lộ những gì đã tìm thấy. Rất có thể nó liên quan đến một lý thuyết thông nhất mà bác Thiên Sứ thường nói đến.

Và nhìn vào sơ đồ thành cổ loa và Atlantic ta có thể nhận thấy những điểm chung như:

_Thành hình tròn bao gồm những vòng tròn đồng tâm

_thành có một hào nước bao quanh một vòng thành

có thể nói thành cổ loa là kiến trúc duy nhất trên thế giới còn sót lại theo kiến trúc Atlantic.

Kho tàng trí thức ấy hoặc là rất đồ sộ. Nhưng theo tính hợp lý của những vấn đề liên quan, nó phải chính là nội dung của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Bát quái. Không thể có hai lý thuyết thống nhất. Mặc dù nó có thể viết bằng hai, hoặc nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài báo dưới đây cho thấy khả năng dự báo tại họa của loài vật trong đó có loài lợn:

Khả năng dự báo tai họa của loài vật

Hậu quả từ những trận động đất gần đây ở Đại Tây Dương, đợt sóng thần hồi tháng 12 năm ngoái và mới đây là cơn bão Katrina cho thấy con người quá nhỏ bé trước các cơn thịnh nộ của thiên nhiên. Tuy nhiên, việc để ý đến các phản ứng về hành vi bản năng ở một số loài động vật có thể giúp chúng ta dự báo được những tai hoạ tự nhiên sắp xảy ra...

Hậu quả từ những trận động đất gần đây ở Đại Tây Dương, đợt sóng thần hồi tháng 12 năm ngoái và mới đây là cơn bão Katrina cho thấy con người quá nhỏ bé trước các cơn thịnh nộ của thiên nhiên. Tuy nhiên, việc để ý đến các phản ứng về hành vi bản năng ở một số loài động vật có thể giúp chúng ta dự báo được những tai hoạ tự nhiên sắp xảy ra...

Thảm họa sóng thần hồi tháng 12 năm 2004 đã cướp đi sinh mạng của khoảng 300.000 người tại các quốc gia có bờ biển tiếp giáp với Thái Bình Dương, trong khi rất nhiều động vật lại không hề hấn gì. Có rất nhiều giả thuyết giải thích cho hiện tượng tự nhiên bí ẩn này, và người ta để ý thấy rằng một số loài động vật có khả năng phản ứng nhanh trước các nguy cơ từ tự nhiên.

Linh cảm bản năng

Thảm họa thiên nhiên đầu tiên được ghi nhận là vào năm 2000 trước Công nguyên. Các tài liệu khảo cổ thu thập được cho thấy rằng con người ngày xưa đã biết khai thác khả năng dự báo ở nhiều loài động vật. Loài chồn biến mất khỏi nơi sinh sống trên đảo Crete ngay trước khi một trận động đất cực mạnh xảy ra. Và, một hiện tượng tương tự cũng xảy ra tại Trung Quốc vào năm 1975, đó là loài rắn bỗng nhiên biến mất trong những ngày mùa đông. Là động vật máu lạnh, nhưng chúng lại không di chuyển kiếm ăn như thường thấy mà đã trốn kỹ trong các hang như hiện tượng ngủ đông ở một số loài động vật máu nóng. May mắn là giới chức địa phương đã nhận ra được sự khác thường này và nhanh chóng sơ tán cư dân trong khu vực. Quả nhiên ngay sau đó, một trận động đất khủng khiếp với cường độ lên đến 7,3 độ Richter đã làm rung chuyển cả vùng, hủy hoại phần lớn các công trình xây dựng.

Trong suốt thế kỷ XX, giới chuyên môn đã ghi nhận những sự kiện lịch sử về thảm họa tự nhiên, và họ cũng đã chứng minh được rằng nhiều loài động vật có khả năng dự báo hết sức ấn tượng về các tai họa thiên nhiên như động đất, sóng thần, đất trượt, tuyết lở... Thế nhưng, không chỉ có nhạy cảm sâu sắc về thảm họa tự nhiên, một số loài vật còn biết trước các thảm họa do con người gây ra. Cư dân London từng chứng kiến những hành vi khác thường ở mèo và chó như điềm báo trước các trận không kích trong suốt những năm Thế chiến thứ II...

Nhiều loài động vật đã biết trước sóng thần?

Một nhân viên trạm hải đăng thuộc miền Nam Ấn cho biết, vào tháng 12 năm ngoái anh ta thấy một đàn linh dương bỗng nhiên di chuyển qua khu vực bãi biển hướng về những khu đồi gần đấy chỉ vài giờ trước khi những cơn sóng thần từ tâm chấn ngoài khơi tấn công vào đất liền. Nhiều nhân chứng cho biết tại khu nghỉ mát Phuket Thái Lan, những chú voi phục vụ du lịch gần bãi biển đã rống lên và lồng lộn phá xích, chạy vào đất liền trước khi những cơn sóng dữ ập vào. Từ linh cảm về một tai họa tự nhiên sắp xảy ra, loài hồng hạc ở khu vực này cũng đã rời bỏ những vùng đất trũng để bay đến những vùng núi cao. Các công nhân tại một sở thú ở Malaysia lấy làm ngạc nhiên khi thấy hầu hết các loài động vật bỗng nhiên có những biểu hiện lạ như tìm chỗ ẩn nấp và từ chối ra ngoài mặc dù đã đến bữa ăn.

Riêng tại Sri Lanka, thảm họa sóng thần năm ngoái đã giết chết hơn 30.000 người, nhưng hầu hết các loài động vật lớn như voi, dê và nhiều loài động vật hoang dã khác ở khu vực này vẫn bình an vô sự. Trận sóng thần này cũng đã giết chết khoảng 2.000 động vật khác nhau tại một khu bảo tồn ở miền Nam Ấn, trong khi loài lợn lòi thì vô sự, bình an.

Tại khu triển lãm hải dương học ở Florida, 14 con cá mập bỗng nhiên rời bỏ nơi sống khoảng 12 giờ trước khi cơn bão Charlie đổ bộ vào khu vực này hồi năm ngoái, trong khi nhiều năm qua chúng không hề đi xa hơn 1 km. Theo các nhà sinh vật học, loài cá mập đã di cư đến những vùng nước sâu ở đại dương để lánh nạn và chỉ quay lại 2 tuần sau mặc dù trước đó chúng chưa bao giờ có thói quen di cư tự nhiên này.

Con người học được gì từ động vật?

Rõ ràng là nhiều loài động vật đã biết được những mối nguy bí ẩn từ thiên nhiên mà con người có thể không bao giờ hiểu và học được. Thảm họa sóng thần tháng 12 năm 2004 đã giúp các nhà khoa học hiểu được phần nào bí ẩn này. Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng các loài khác nhau sống trên trái đất đều sở hữu những khả năng thiên bẩm đáng ngạc nhiên, có thể biết trước những tai họa tự nhiên. Không như con người, các loài động vật hoang dã có thể nhận biết và lĩnh hội được nhiều thông tin hơn về thế giới chung quanh. Linh cảm của chúng thực sự siêu đẳng, có thể đánh thức cảm giác bản năng từ một khoảng cách rất xa, thậm chí một sự thay đổi nhỏ về áp suất khí quyển cũng sẽ tác động đến khả năng này. Lợi thế lớn nhất của chúng là khả năng “đọc" và "thấy" được những dấu hiệu nguy cơ từ tự nhiên, giúp chúng lánh nạn an toàn: Các nhà sinh vật học tin rằng con người không thể bắt chước hay học hỏi được khả năng này, mặc dù kinh nghiệm và bản năng của một số loài động vật có thể rất hữu ích cho chúng ta trong việc dự báo các hiện tượng tự nhiên nguy hiểm.

Các nhà khoa học còn cho biết rằng động vật hoang dã có khả năng phản ứng tốt hơn trước những biến đổi có tính nguy cơ từ tự nhiên so với những vật nuôi trong nhà. Gia súc, gia cầm thường sống và chịu sự tác động mạnh mẽ bởi văn-hóa-con người. Dần dà theo thời gian, chúng sẽ tự tạo ra một hệ thống các quy luật, điều cấm kỵ và trở nên yếu ớt hơn về thể chất, không phòng thủ hiệu quả trước các tác động từ thiên nhiên.

Nhiều nhà khoa học tin rằng con người cũng đã từng là một sinh vật hết sức nhạy cảm với những thay đổi tự nhiên, tương tự như các loài động vật hoang dã hiện nay.

Tuy nhiên, trong suốt quá trình tiến hóa, con người đã mất đi khả năng nhận thức sinh học này. Do đó, chúng ta dường như không thể có sự phản ứng tương thích đối với những gì mà cơ thể sinh học nhận thức được, bất chấp các ý định cá nhân của mình. Chẳng hạn như một số người thường nhức mình nhức mẩy, sưng đau các khớp trước những trận đất lở, trong khi số khác lại có biểu hiện xuất huyết nội hay gia tăng thân nhiệt trước một thảm hoạ tự nhiên nào đó mà không rõ nguyên nhân. Trẻ em và một số đối tượng cực kỳ mẫn cảm là những “chuyên gia dự báo” tài tình, họ có thể biết trước những tai họa thiên nhiên sắp xảy ra...

Theo Kiến Thức Ngày Nay http://www.khoahoc.com.vn/khampha/the-gioi...a-loai-vat.aspx

Vấn đề bây giờ là phải tìm được những khả năng của hai loài còn lại là rắn và khỉ, liệu mọi người trong diễn đàn có thông tin gì về hai loài này không ạ? Rin86 chỉ tìm thấy một tài liệu nói rằng loài khỉ có khả năng phân biệt các vị thuốc thôi. Trong khi những loài vật trong 12 con giáp như chó, ngựa, dê, mèo, gà... đều có khả năng cảm ứng những thiên tai thảm họa, cảm ứng với mạng địa từ trái đất hoặc có khả năng báo thời gian chính xác (loài gà) thì hai loài rắn và khỉ lại không có tài liệu gì nhắc đến, đây là một mắt xích còn thiếu trong hệ thống 12 con giáp nếu đặt vấn đề theo quan điểm của Rin86:

Loài khỉ là kho thuốc Nam

Các nhà khoa học đã ghi nhận khỉ ăn khoảng 198 loài cây, trái khác nhau. Trong đó đáng chú ý là loài cây Aspilia. Đó là cây mọc trên đồng cỏ thuộc loại hoa tán. Thái độ của những con khỉ đối với loài cây này khá lạ. Trên các đồng cỏ ở Tandania, khỉ không bao giờ phá phách loại cây này…

Trong vòng 30 năm trở lại đây, các nhà khoa học đã quan sát các con khỉ từ một vài tuổi đến những con khỉ già tìm đến cây Aspilia và ăn những lá non, mặc dù có khi những cây này ở rất xa những nơi chúng thường đi kiếm ăn quen thuộc. Các con khỉ ở vườn quốc gia Gombi ăn lá cây Aspilia vào buổi sáng sớm và chọn loài cây màu đỏ có nhiều lông tơ. Còn những con khỉ ở Mekhâyle thì ăn ở bất cứ giờ nào trong ngày và ăn loài Aspilia Môdămbic. Các con khỉ hoàn toàn không đụng tới hai loài Aspilia khác.

Một nhà nhân chủng học Mỹ nhận xét: Thông thường khi gặp lá cây ăn được thì con khỉ liền tống đầy vào mồm và nhai nuốt ngay. Nhưng ở cả hai vườn quốc gia, các con khỉ lựa chọn lá Aspilia rất cẩn trọng. Chúng dùng môi lướt trên lá vài giây và có khi bỏ lại không ăn lá đó. Khi gặp lá thích hợp, chúng vo tròn lá cho vào miệng và nuốt chửng xong mới đi tìm lá khác. Thông thường khỉ ăn rất nhanh, cứ một phút chúng có thể ăn được 44 lá đối với những cây non, nhưng đối với Aspilia chúng chỉ ăn được tối đa 5 lá.

Các nhà động vật học chưa rõ khỉ ăn lá Aspilia để làm gì? Có thể đó là một món gia vị để tăng sự ngon miệng. Nhưng cũng không phải. Có thể nó là một loại ma túy. Ông Rangheen đã thử dùng lá này nhưng không thấy tác dụng gì cả.

Hóa ra, nhân dân ở vùng nầy đã quen sử dụng rộng rãi lá Aspilia để chữa bệnh. Họ chỉ dùng những loài mà khỉ đã dùng và không đụng đến hai loài mà khỉ chừa ra. Người ta hái lá, sau đó vắt lấy nước để chữa lành các vết thương, vết bỏng, các bệnh ngoài da, hoặc đau bụng giun.

Những nghiên cứu tiếp theo cho thấy trong lá Aspilia có chứa chất kháng sinh Tiarubrin-A với nồng độ cao. Đó là chất có màu đỏ rực rỡ. Trước đó chất này được tìm thấy trong rễ cây Henactica Duglaca thuộc họ hoa Tán. Thổ dân Canada dùng rễ Henactica để chữa các vết thương. Điều đáng chú ý là các con khỉ và cư dân châu Phi chỉ dùng các lá còn non, vì chúng có nhiều chất kháng sinh hơn. Mặt khác các con khỉ chỉ ăn lá này vào trước lúc bình minh, vì lúc ấy chúng có tác dụng chữa bệnh cao nhất. Có nghĩa là hàm lượng chất kháng sinh trong lá Aspilia thay đổi theo thời gian trong ngày.

Các nhà khoa học cũng nhận thấy chất Tiarubrin-A có tác dụng diệt nấm và diệt trùng cao, ở nồng độ thấp nó đã có tác dụng tiêu diệt đối với nhiều loại giun. Nó cũng có tác dụng diệt vi khuẩn và diệt virus. Trong phòng thí nghiệm chúng có tác dụng chống ung thư mạnh hơn so với chất vinblastin. Các nhà khoa học còn nhận thấy khỉ ở Tandania còn sử dụng một số loài cây thuốc khác. Thí dụ cây Lippia, là loại cây bụi. Người ta quan sát thấy khỉ cái nhai nuốt lá cây này. Cư dân địa phương cũng nghiền nát lá Lippia để nấu nước uống chống đau dạ dày. Ở một số nơi khác thuộc châu Phi, cư dân đã dùng một loài Lippia khác để chữa kiết lỵ và sốt rét. Phân tích cho thấy trong lá các loài cây này có chứa một số chất Monotecpen, có hoạt tính kháng sinh.

Một con khỉ cái ốm đã dùng cây Vernonia làm thuốc. Đó là một loài cây dại. Cư dân ở vùng châu Phi xích đạo đã dùng cây này làm thuốc kháng sinh. Phân tích cho thấy trong cây Vernonia có nhiều chất kháng sinh và chống virus, ngoài ra còn có các chất nâng cao khả năng miễn dịch bảo vệ cơ thể. Người ta đã mô tả một trường hợp tự chữa khỏi bệnh của con khỉ cái. Nó rất chậm chạp, yếu đuối do bệnh nhiễm khuẩn. Nó bỏ qua tất cả những cành cây mỡ màng, ngon lành để đến hút nhựa đắng của rễ cây Vernonia. Nó không ăn tất cả rễ mà chỉ hút lấy nhựa rồi nhả bã ra. Sau đó leo lên tổ trên cây. Chỉ một ngày sau con khỉ ốm đã hoạt động nhanh nhẹn như các con khỉ khác trong bầy.

Ở Uganda và Tandania, khỉ cũng ăn một loại lá rất cứng của dây leo commelina. Trong lá cây này có chất Tanin và mủ. Cư dân địa phương đã dùng lá này để chữa sốt, đau nhức và cầm máu.

Các nhà khoa học đã lên được danh sách gồm 27 loài cây mà khỉ đã ăn không phải vì đói. Nhưng tại sao khỉ lại có khả năng chọn đúng cây để làm thuốc? Tại sao khỉ cái ở Gombi lại ăn lá Aspilia 3 lần nhiều hơn khỉ đực? Các chất hữu hiệu ở những cây này có tác động độc lập hay là hiệu quả của chúng được các chất khác trong cây làm cho tăng thêm? Những câu hỏi đang dành cho các nhà khoa học giải đáp.

THANH TÂM http://www.baobinhdinh.com.vn/603/2004/1/8138/

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rin86 cho rằng, các con vật trong 12 con giáp đều có khả năng giúp con người dự báo thiên tai, tìm phương hướng, có khả năng cảm ứng với mạng địa từ của trái đất, thời gian... Chứ không đơn thuần là những con vật đại diện cho chu kỳ 12 năm theo cách hiểu rằng đó chỉ là truyện cổ tích, phong tục tập quán và một nét văn hóa. Người Việt cổ có thể đã quan sát những con vật quanh mình để giúp ích cho cuộc sống. Bài báo sau đây là một ví dụ:

Các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng quan sát hành vi của loài rắn có thể dự đoán được các trận động đất. Theo họ, rắn có khả năng cảm nhận một sự rung động của mặt đất cách xa 75 dặm (tương đương khoảng hơn 120km) trước 5 ngày trận động đất. Chúng dự báo tốt và chính xác nhất trong các loài động vật.

Các chuyên gia tại cơ quan nghiên cứu động đất ở Nam Ninh, phía Bắc tỉnh Quảng Tây đã giám sát các khu nuôi rắn qua những hình ảnh internet trong 24 giờ.

Phát biểu trên tờ nhật báo Trung Quốc, ông Jiang Weisong, giám đốc Cục nghiên cứu động đất Nam Ninh khẳng định: "Trong tất cả các loài vật trên trái đất thì rắn có lẽ là loài động vật nhạy cảm nhất đối với các trận động đất. Khi 1 cơn địa chấn sắp sửa xảy ra, chúng sẽ rời khỏi ổ, kể cả trong các ngày đông giá rét. Nếu sự rung động ấy là một cơn động đất có cường độ mạnh, rắn có khi sẽ đâm mạnh vào tường để tìm lối thoát".

Ông bổ sung: "Bằng cách lắp đặt các camera bên ngoài tổ rắn, chúng tôi đã nâng cao thêm khả năng dự báo động đất của mình. Hệ thống này có thể được nhân rộng tới các địa phương khác trên đất nước Trung Hoa để giúp cho việc dự báo động đất chính xác hơn".

(Theo VTV.vn)

nguồn http://www.tin247.com/ran_du_bao_dong_dat_...3-21272878.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua những bài viết do Rin86 giới thiệu, là một bằng chứng nữa cho thấy rằng:

Con người với các phương tiên sinh học tự thân và phương tiện nhận biết nhân tạo đã chưa nhận thức hết được những thực tại đang hiện hữu. Nhưng chính các sinh vật với những phương tiện nhận biết sinh học tự thân của nó lại nhận biết được những thực tại mà con người coi như chưa biết.

Một điều đáng chú ý là đoạn sau đây:

Mặt khác các con khỉ chỉ ăn lá này vào trước lúc bình minh, vì lúc ấy chúng có tác dụng chữa bệnh cao nhất. Có nghĩa là hàm lượng chất kháng sinh trong lá Aspilia thay đổi theo thời gian trong ngày.

So sánh với một số điều trong sách Nam Dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, cũng có những đoạn yêu cầu phải lấy cây thuốc vào những giờ nhất định trong ngày thì chúng có những điểm tương đồng.Nhưng yêu cầu trong NDTH thì có vẻ mang màu sắc "Mê tín dị đoan", theo kiểu chọn "Ngày lành tháng tốt". Tất nhiên sẽ được coi là "Không có cơ sở khoa học".

Tuy nhiên, nội dung bài viết mà Rin86 đưa lên đã cho thấy cơ sở khoa học thực sự của những điều tưởng như hoang đường này. Qua đó chúng ta cũng có thể dẫn tới một suy luận hợp lý rằng: Khi tri thức khoa học hiện đại còn đang mò mẫm với những khả năng của động vật, thì người xưa - qua những phương pháp ứng dụng của lý học Đông phương - trong thí dụ này là Đông y - thì họ đã ứng dụng từ lâu. Điều này tất nhiên có thể cũng bắt đầu từ sự quan sát thực tại xung quanh, nhưng tính vượt trội của nó chính là một phương pháp luận hướng dẫn và giải thích nó từ một hệ thống lý thuyết..

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sấm truyền Maya - thảm họa hay khởi đầu kỷ nguyên mới?

http://vtc.vn/394-248204/phong-su-kham-pha...-nguyen-moi.htm

(VTC News) - Ngày nay, chủ đề ngày tận thế 2012 được đề cập rất phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, nó được hàng triệu người biết và nhắc đến. Biết làm thế nào khác được nếu ngày tận thế đã được các tôn giáo của nhiều dân tộc, các nhà tư tưởng, nhà khoa học và những người nổi tiếng tiên đoán từ nhiều thế kỷ nay sẽ trở thành hiện thực? Trong số những người có cùng quan điểm có cả John Bogoslov, Nostradamus, Newton, James Hansen, và nhiều nhà chiêm tinh học hiện đại khác. Nhưng dù sao thì hiện tại chúng ta vẫn đang còn sống và trái đất vẫn chưa ngừng quay.

Posted Image

Vậy có điều gì bí ẩn trong những lời tiên đoán này? Liệu chúng là sự thật hay chỉ là những điều bịa đặt? Hay đó chỉ là sự hoang tưởng bị kích động của những kẻ cuồng tín tôn giáo?

Theo hình dung của người Maya thì ngày 23/12/2012 sẽ kết thúc chu trình lịch thứ 13 – tức Kỷ nguyên Thái Dương thứ Tư. Đúng vào ngày này Chúa Polonakte sẽ xuống trái đất. Ngày tận thế bắt đầu.

Nhưng đồng thời, truyền thuyết của người Maya cũng nói rõ: kỷ nguyên thay đổi sẽ bắt đầu, đàn con của Báo sẽ được sinh ra với nhiều màu da khác nhau và sẽ sống trên toàn thế giới. Chúng sẽ đưa con người về với tình yêu, ánh sáng và cội nguồn.

Nền văn minh Maya cổ đại được hình thành thế nào?

Cho đến nay, không ai có thể đưa ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Đã ba thập kỷ nay, rất nhiều cuộc tranh luận và bút chiến nổ ra giữa các nhà khoa học, chiêm tinh học đại diện cho các trường phái tôn giáo khác nhau tranh luận về đề tài này.

Posted ImageKim tự tháp Maya.

Có quan điểm cho rằng, người Maya xuất thân từ một dân tộc cổ đại có tên là Olmec. Nhưng các giáo sĩ của bộ tộc Maya – những người bảo vệ ban ngày – nói rằng, sau khi vùng đất huyền thoại Atlantic tách ra, những nhóm người lớn đã di tản ra khắp nơi trên thế giới như: Ai Cập, Ấn Độ, Trung Mỹ, Trung Quốc. Cho nên, ngày nay văn hóa của những nền văn minh này vẫn còn nhiều điểm chung: họ đều có các kim tự tháp, nét chữ viết giống nhau, cùng có ngành thiên văn học, tục thờ động vật…

Posted ImagePosted ImageChữ cổ của người Maya.

Nền văn hóa của người Maya là độc nhất vô nhị. Nó phát triển độc lập ở vùng rừng mưa nhiệt đới. Người Maya từng sống trên vùng lãnh thổ của Mexico ngày nay và đã xây dựng các thành phố uy nghi ở đây. Các kim tự tháp của người Maya cao ngang với kim tự tháp của người Ai Cập. Họ còn xây dựng các đài thiên văn để theo dõi bầu trời. Những người bảo vệ thời gian – giáo sĩ Maya – đã từng tiên đoán về sự thay đổi khí hậu trên Trái đất.

Vậy người Maya không có sắt và bánh xe đã bỏ ra biết bao công sức để xây dựng lên những công trình phức tạp và hoàn toàn chính xác ấy để làm gì? Phải chăng là để bảo vệ trước kẻ thù? Hay để chứng tỏ sức mạnh?

Posted ImageKiến trúc kiểu Maya.

Kim tự tháp Polenke là một viên ngọc kiến trúc giữa rừng rậm. Theo tín ngưỡng của người Maya, tại đây tia nắng đầu tiên chiếu xuống trái đất và đây cũng chính là nơi kết thúc của hoàng hôn. Tại đây có đền thờ “Chữ khắc”, nơi mà tuyển tập chữ khắc và các bức bích họa của người Maya đã được tìm thấy.

Người Maya có hệ thống chữ viết hiện đại. Trong một thời gian dài trước đây, người ta cho rằng không thể giải mã được chữ của người Maya. Nhưng nhà khoa học Nga Yuri Knorozov hiện đang sống tại Mexico đã trở thành vị anh hùng dân tộc khi tìm ra chìa khóa giải mã những ký hiệu đó.

Nền văn minh Maya không hề thua kém bất kỳ nền văn minh cổ đại nào từng tồn tại trên Trái đất về mức độ vĩ đại, phát triển và thiên tài. Tất cả những gì họ có đều ở trình độ phát triển cao, như: toán học, thiên văn học, sự hiểu biết về tâm hồn, sự sáng tạo, y học và kiến trúc.

Bộ lịch nổi tiếng của người Maya xuất hiện thế nào? Do ai tạo ra?

Trước đây, người ta không thể trả lời được những câu hỏi này. Các nhà khảo cổ, các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về nền văn minh Maya và các nhà sử học đã đưa ra những kết luận khác nhau. Có một số quan điểm sau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, bộ lịch này là do người Maya đúc rút được từ nền văn minh phát triển và cổ đại hơn của người Olmec. Quả thật, trên lãnh thổ mà người Olmec từng sinh sống, người ta khai quật được những bản khắc trên đá và các hiện vật có đề ngày tháng theo lịch. Nhưng chẳng có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng người Olmec sáng tạo ra lịch.

Posted ImagePhụ nữ Maya.

Quan điểm thứ hai cho rằng, theo truyền thuyết của người da đỏ, một nhà cầm quyền da trắng nào đó đã sáng tạo ra chữ viết, lịch và truyền những kiến thức này cho người da đỏ.

Quan điểm thứ ba cho rằng, những người bảo vệ ban ngày khẳng định rằng, những kiến thức này đến từ nền văn hóa Atlantic. Nền văn minh ngoài trái đất từ chòm sao Thất tinh đã dạy cho người dân của nền văn hóa Atlantic những kiến thức này. Dường như còn tồn tại bốn Á thần – tức Báo, đó là những vị thần đến trái đất sau thần Lũ lụt để vực lại sự sống cho trái đất. Họ đã tiến hành các lễ nghi thích ứng để xua tan sương mù khỏi trái đất và tặng quà cho con người – gồm chiếc túi tiên đoán, vương miện, chiếc đầu lâu bằng pha lê, cũng như dòng thời gian của chu kỳ ánh sáng (lịch).

Posted ImageTượng đá Maya.

Người Maya có cả thảy 20 bộ lịch. Nhưng chính xác nhất chỉ có hai bộ: Lịch Tzolkin Ritual với một năm 260 ngày và Lịch Thái Dương rất giống với lịch Gregory một năm có 365 ngày.

Hai bộ lịch này đều thể hiện chu kỳ đồng bộ 52 năm. Điều này có nghĩa là cứ 18.980 ngày hay 52 năm thì ngày Thánh lịch và lịch năm sẽ trùng nhau.

Con số 52 rất có ý nghĩa đối với người Maya, và sau này là đối với người Aztec. Cứ sau mỗi chu kỳ 52 năm thì tất cả lại kết thúc hoặc bắt đầu. Thậm chí tuổi thọ trung bình của người Maya cổ đại cũng là 52.

Người Maya cổ đại tính lịch dựa vào thuật chiêm tinh. Thuật chiêm tinh được thế giới ngày nay chấp nhận dựa vào vị trí của hành tinh trong hoàng đạo. Người Maya cũng biết về các chòm sao và họ cho rằng có 13 chòm sao. Thậm chí, họ còn biết đến cả chòm sao Ophiuchus.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn kỳ lạ trong ngôi mộ cổ Maya

Một ngôi mộ còn nguyên vẹn được cho là của vua Maya cổ đại mới được phát hiện, bên trong có một bát đựng ngón tay người và những chiếc răng gắn đá quý.

Posted Image

Nắp của bát gốm đựng đầy ngón tay và răng người. Chúng có thể là một dạng thức ăn cúng tế. Ảnh: National Geographic. Các nhà khoa học cho biết ngôi mộ 1.600 năm tuổi được phát hiện vào ngày 29/5 dưới kim tự tháp El Diablo ở thành phố El Zotz, Guatemala. Trong đó chứa đầy các hình khắc, đồ gốm, vải vóc và xương của 6 đứa trẻ. Những em bé này có thể đã bị hiến tế trong lễ chôn cất vị vua.

"Vẫn còn rất nhiều việc cần làm để tìm hiểu về ngôi mộ này", nhà khảo cổ Stephen Houston tại Đại học Brown ở Rhode Island, Mỹ, cho biết. "Mộ hoàng gia thường ẩn chứa kho thông tin đồ sộ đầy bí ẩn và cần nhiều năm mới có thể hiểu hết".

Theo Livescience, trước khi thực sự phát hiện ra ngôi mộ, nhóm khảo cổ đã nhận thấy một điều kỳ quặc tại ngôi đền cổ mà họ đang khai quật. Họ đã biết rằng ngôi đền này được xây ở trước công trình tôn thờ thần mặt trời - một biểu trưng của sự cai trị thời Maya.

"Khi chúng tôi đào xuống một hố trong căn phòng nhỏ của ngôi đền, chúng tôi gặp phải hàng loạt điều kỳ lạ - một bát màu đỏ như máu đựng đầy các ngón tay và răng người, tất cả đều bọc trong một loại chất hữu cơ đã bị phân hủy, có thể là lá cây. Sau đó, chúng tôi đào hết lớp này đến lớp khác, gồm toàn đá phẳng trộn lẫn bùn, chất này có thể nhằm giữ cho ngôi mộ nguyên vẹn và không bị không khí lọt vào".

Cuối cùng, các nhà nghiên cứu chạm được lớp trong cùng để lộ ra một lỗ nhỏ.

Họ hạ bóng đèn vào trong đó và đột nhiên Houston nhìn thấy vô vàn màu sắc lộ ra trước mắt mình - xanh, đỏ vàng. Đó là một ngôi mộ của vua chúa chứa đầy những thứ Houston chưa từng nhìn thấy: các mảnh gỗ, vải vóc, và một lớp mỏng sơn vữa.

"Khi chúng tôi mở ngôi mộ ra và tôi thò đầu vào, thật kinh ngạc, một luồng không khí lạnh toát xộc ra khiến tôi sởn cả gai ốc", Houston nói. "Căn phòng này đã được bịt rất kín, trong hơn 1.600 năm, khiến không một chút nước và khí nào lọt vào".

Ngôi mộ cao 1,9 m, dài 3,7 m và rộng 1,2m, có thể để chôn một người đàn ông.

Các nhà nghiên cứu cho rằng ngôi mộ có thể là của một vị vua mà họ chỉ biết dựa trên các chữ tượng hình. "Những đồ vật trong mộ này giàu tính nghệ thuật và được bảo tồn một cách kinh ngạc vào một thời điểm trong lịch sử Maya", Houston nói. "Từ vị trí, thời gian, độ giàu có và kiến trúc xây dựng ngôi mộ, chúng tôi tin rằng nó rất có thể thuộc về người đã sáng lập ra một triều đại".

Nền văn minh Maya thịnh vượng vào khoảng 2.000 năm trước tại khu vực thuộc Trung Mỹ, nay là đông nam Mexico, bắc Guatemala và Honduras. Người Maya đã đạt tới trình độ cao không chỉ về lĩnh vực xây dựng nhà nước mà còn về kiến trúc, toán học, thiên văn.

Song Minh

Những hiện vật được tìm thấy trong mộ cổ Maya

Posted Image

Nắp của bát gốm đựng đầy ngón tay và răng người. Chúng có thể là một dạng thức ăn cúng tế.

Posted Image

Khu mộ cao 1,9 m, dài 3,7 m và rộng 1,2 m bị đóng kín với thế giới bên ngoài trong hơn 1.600 năm.

Posted Image

Tượng chúa hoặc một vị thần trên nắp một chiếc bát cổ.

Posted Image

Nắp của chiếc bát này có các họa tiết bí ẩn mà các nhà khoa học cho rằng có thể minh họa hướng la bàn. Posted Image

Những họa tiết khó hiểu trên một chiếc bát cổ được tìm thấy trong mộ.

Posted Image

Những chiếc răng gắn đá quý có thể thuộc về chủ nhân ngôi mộ.

Posted Image

Hình một con khỉ bí ẩn nằm trên đỉnh của nắp bát cổ được tìm thấy trong mộ.

Posted Image

Các nhà nghiên cứu đo đạc tại lối đi dẫn xuống khu một cổ.

(Ảnh: National Geographic)

Share this post


Link to post
Share on other sites

đến bây giờ Rin86 mới tìm được hình chim bắt cá trên trống đồng Đông Sơn để so sánh với hình của người Mochica Nam Mỹ:

Posted Image

Posted Image

Rất giống nhau, liệu đây chỉ là một hình tượng trang trí hay còn mang một ý nghĩa nào khác

Hình người trên nắp cái lư này rất giống hình người trên muôi đồng Việt Khê:

Posted Image

Posted Image

Và so sánh với thuyền đánh cá Hy Lạp:

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rất may là những hình ở Wikipedia có thể copy dễ dàng vào trang lý học đông phương nên Rin86 có thể copy bài viết với nhiều ký tự tượng hình như thế này. Trước đây Rin86 có đọc ở đâu đó rằng một vị học giả nghiên cứu chữ tượng hình Ai Cập có phát biểu đại ý rằng trước đây Ai Cập có xâm lược Trung Quốc vì vị học giả đó thấy chữ tượng hình Ai Cập rất giống Trung Quốc. Rin86 có tìm đọc các tài liệu về chữ tượng hình ai cập để tìm hiểu thì phát hiện ra điểm này ở chữ Ai Cập giống chữ Nho, đó là những từ hạn định, xin mới mọi người tham khảo:

Chữ Ai Cập cổ đại:

Các từ hạn định hay semagram (các dấu hiệu ngữ nghĩa chỉ nghĩa) được đặt ở cuối một từ. Các từ câm này có tác dụng xác định từ nói về cái gì, như các hình homophonic là thông thường. Nếu một trật tự tương tự tồn tại trong tiếng Anh, các từ với cách đọc như nhau sẽ được đi kèm bởi một từ chỉ thị không được đọc nhưng để giới hạn nghĩa: "bình chưng [hoá học]" và "trả miếng [hùng biện]" vì thế sẽ được phân biệt.

Có một số từ hạn định: thần thánh, con người, các phần cơ thể người, động vật, cây cối, vân vân. Một số từ hạn định có một nghĩa sai và một nghĩa ẩn dụ. Ví dụ, một cuộn giấy cói, Posted Image được dùng để chỉ "books" (sách) nhưng cũng chỉ các ý tưởng khó hiểu. Từ hạn định của dạng số nhiều là một đường tắt để báo hiệu ba khả năng của từ, có nghĩa là, số nhiều của nó (bởi ngôn ngữ Ai Cập tương tự với một số đôi, thỉnh thoảng được chỉ bởi hai dấu). Chữ đặc biệt này được giải thích bên dưới. Đây là nhiều ví dụ về việc sử dụng từ hạn định lấy từ cuốn sách, Je lis les hiéroglyphes ("Tôi đọc chữ tượng hình") của Jean Capart, thể hiện tầm quan trọng của chúng:

  • Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Imagenfrw (w và ba dấu là các dấu hiệu của số nhiều: [nghĩa đen] "người trẻ đẹp", có nghĩa là, những tân binh trẻ. Từ có một biểu tượng từ hạn định người trẻ: Posted Image — là tự hạn định chỉ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;
  • Posted ImagePosted ImagePosted Imagenfr.t (.t ở đây là hậu tố chỉ định nữ giới): có nghĩa "người phụ nữ trẻ đến tuối lấy chồng", with Posted Image bởi từ hạn định chỉ một phụ nữ;
Rất tiếc là không được gửi quá nhiều hình trong một bài viết nên phải cắt bài viết ra làm hai.

  • Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Imagenfrw (việc viết ba lần chữ thể hiện số nhiều, biến tố kết thúc w) : có nghĩa "móng (của một ngôi nhà)", với ngôi nhà như một từ hạn định, Posted Image ;
  • Posted ImagePosted Image

    Posted ImagePosted Imagenfr : có nghĩa "clothing" (quần áo) với Posted Image như từ hạn định cho chiều dài của vải;

  • Posted ImagePosted Image

    Posted Imagenfr : có nghĩa "wine" (rượu) hay "beer"; với một cái bình Posted Image là từ hạn định.

Tất cả các từ này có một ý nghĩa tốt hơn: "good, beautiful, perfect" (tốt, đẹp, hoàn hảo.) Một từ điển gần đây, Từ điển Ngắn về tiếng Ai Cập thời kỳ Giữa của Raymond A. Faulkner, đưa ra khoảng hai mươi từ được đọc nfr hay được hình thành từ từ này.

(Wikipedia)

  • Chữ Chỉ Sự (指事文字) hay chữ Biểu Ý (表意文字): Cùng với sự phát triển của con người, chữ Hán đã được phát triển lên một bước cao hơn để đáp ứng đủ nhu cầu diễn tả những sự việc đó là chữ Chỉ Sự. Ví dụ, để tạo nên chữ Bản (本), diễn đạt nghĩa "gốc rễ của cây" (根), thì người ta dùng chữ Mộc (木) và thêm gạch ngang diễn tả ý nghĩa "ở đây là gốc rễ" và chữ Bản (本) được hình thành. Chữ Thượng (上), chữ Hạ (下) và chữ Thiên (天) cũng là những chữ Chỉ Sự được hình thành theo cách tương tự. "Chỉ Sự" có nghĩa là chỉ định một sự vật và biểu diễn bằng chữ.
  • Chữ Hội Ý (Hội Ý Văn Tự 會意文字): Để tăng thêm chữ Hán, cho đến nay người ta có nhiều phương pháp tạo nhiều chữ mới có ý nghĩa mới. Ví dụ, chữ Lâm (林, rừng nơi có nhiều cây) có hai chữ Mộc (木) xếp hàng đứng cạnh nhau được làm bằng cách ghép hai chữ Mộc với nhau (Rừng thì có nhiều cây!!). Chữ Sâm (森, rừng rậm nơi có rất nhiều cây) được tạo thành bằng cách ghép ba chữ Mộc. Còn chữ Minh (鳴, kêu, hót) được hình thành bằng cách ghép chữ Điểu (鳥, con chim) bên cạnh chữ Khẩu (口, mồm); chữ Thủ (取, cầm, nắm) được hình thành bằng cách chữ Nhĩ (耳, tai) của động vật với tay (chữ Thủ 手, chữ Hựu 又). Những chữ được tạo thành theo phương pháp ghép như trên gọi là chữ Hội Ý (會意文字). "Hội Ý" có nghĩa là ghép ý nghĩa với nhau.
  • Chữ Hình Thanh (形聲文字): Cùng với những chữ Tượng Hình, Chỉ Sự và Hội Ý, có nhiều phương pháp tạo nên chữ Hán, nhưng có thể nói là đa số các chữ Hán được hình thành bằng phương pháp hình thanh, gọi là chữ Hình Thanh (形聲文字). Chữ Hình Thanh chiếm tới 80% toàn bộ chữ Hán. Chữ Hình Thanh là những chữ bao gồm hai phần: phần hình (形) là phần biễu diễn ý nghĩa chính mà đã được dùng từ lâu đời, và phần thanh (声) là phần biểu diễn cách phát âm chính xác của từ đó. Ví dụ, chữ Khẩu (口) có hình biểu diễn việc ăn hoặc nói, và chữ Vị (未) có các phát âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị (味) của khẩu vị. Bộ Thủy (氵) biểu diễn nghĩa dòng sông hoặc dòng nước chảy, khi ghép cùng với chữ Thanh (青, màu xanh) tạo thành chữ Thanh (清) có nghĩa là "trong suốt" hoặc "trong xanh".
các dẫn chứng lấy từ Wikipedia.

Ta có thể thấy để chỉ các từ chung tính chất từ chữ Ai cập cổ dùng các từ hạn định giống như chữ Nho dùng các bộ chữ ví dụ như bộ mộc chỉ cây, đây là sự giống nhau giữa hai loại chữ tượng hình.

Share this post


Link to post
Share on other sites