Rin86

nền văn minh Ai Cập, Maya, Aztec, Inca và Lạc Việt

80 bài viết trong chủ đề này

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Đây là trang phục của thổ dân da đỏ, người Aztec và Pharaoh Ai cập. Ta có thể thấy rõ những nét giống nhau giữa những kiểu trang phục này với trang phục nghi lễ của người Lạc Việt, đều dùng lông chim làm vật trang trí, muốn hóa trang thành chim (trừ trang phục của Ai Cập) và điều này từ lâu đã có nhiều người để ý nhưng không biết tại sao, nhưng với giả thuyết về một nền văn minh cổ xưa của loài người của bác Thiên Sứ thì sự giống nhau này đã có câu trả lời logic. Tại sao người Nam Mỹ và người Lạc Việt lại đều muốn hóa trang thành chim? loài chim có đặc điểm gì liên quan đến tính chất của mặt trời (Nam Mỹ, Lạc Việt, Ai Cập đều tôn thờ mặt trời) và trái đất. Rin86 sẽ trình bày những giả thuyết của mình vào một dịp khác. Hình trên chỉ là trang phục nghi lễ dành riêng cho tộc trưởng, vua, các chiến binh.

Còn đây là trang phục mặc thường ngày, theo sơ đồ này thì trang phục ở châu Á và Nam Mỹ đều có nguồn gốc chung. Đó là một vài suy luận của Rin86 dựa trên sự giống nhau của những trang phục này. Trang phục ở Châu Á có đặc điểm là đều có thể dùng cây sào dài xuyên qua hai tay áo và treo lên, vì thật sự chiếc áo xuất phát từ mảnh vải gấp đôi lại, còn trang phục châu Âu lại là những mảng ghép hình học không gian phức tạp nên phải dùng mắc áo ngắn:

Posted Image

Những suy luận của Rin86 còn sơ sài và chưa thuyết phục lắm, mong mọi ngừoi góp ý:lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rin86 trong một lần trao đổi với anh Doremon360 đã nhắc tới chim sếu và trống đồng Đông Sơn. Rin86 đã từng xem một bài báo nói về đặc tính kỳ lạ của loài chim này và những giống chim họ hàng của nó, đó là chúng rất thích ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc. Hẳn rất nhiều người xem chương trình thế giới động vật đã không ít lần chứng kiến cảnh cả đàn hồng hạc, sếu đang kiếm ăn bỗng cùng nhìn chăm chăm vào mặt trời lúc lặn cứ như là có hiệu lệnh sẵn vậy. Rin86 cố gắng tìm lại bài báo nhưng không thấy và cũng không tìm được hình ảnh nào minh họa cho lời nói của mình nên đành trình bày "chay" vậy. Theo Rin86 mỗi con vật được trở thành biểu tượng của nền văn minh cổ như rồng (cá sấu), cóc, chuột, mèo.... đều có đặc điểm về hình dáng, thói quen sinh hoạt, săn bắt mồi, khả năng cảm ứng với sự thay đổi của trái đất, ví dụ như con cóc có đốm hình chòm sao tử vi và nghiến răng khi trời sắp mưa, con hạc luôn nhìn về hướng mặt trời lặn, con chuột Rin86 không rõ khả năng của nó là gì nhưng hiện nay người Ấn Độ vẫn còn thờ chuột,, con hươu sao cũng được người Nam Mỹ nặn tượng và ngươi Nhật cũng có truyền thuyết về hươu sao...... Người xưa không thần thánh hóa những con vật này rồi cung phụng, sợ sệt nó (như người Ấn hiện thời) mà mượn những đặc điểm sinh học của con vật để nói lên học thuyết về trái đất, ý thức vũ trụ..... Nhửng con vật trong 12 con giáp rất có thể ẩn chứa một lý thuyết quan trọng liên quan đến ý thức vũ trụ mà việc dùng hình ảnh của những con vật đó để minh họa cho từng năm, ứng vào cuộc đời của từng cá nhân chỉ là ứng dụng phần ngọn còn lý thuyết cơ bản của nó thì hoàn toàn đã bị lãng quên. Rin86 cũng không có ý tưởng gì về lý thuyết này vì Rin86 còn ít chữ quá nên chỉ viết được đến đây thôi. Rin86 sợ rắng sau việc trở lại của nền văn hiến Lạc Việt sẽ là sự tỉnh thức của nhân loại về ý thức vũ trụ, sau đó là tịnh hóa địa cầu và cuối cùng là "của trời khai mở".... Có lẽ những nhà tiên tri Maya đã tính sai về năm mà "cửa trời khai mở", nếu đúng là năm 2012 thì nhanh quá....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đồ đá Lạc Việt và Nam Mỹ, Ai Cập

Đây là hai con dao đá được trưng bày ở nhà hàng Trống Đồng, thuộc nền văn minh Lạc Việt. Những nhà sử học Việt Nam đã không công nhận nó là cổ vật vì kiểu dáng hiện đại, độ bóng hoàn hảo chứng tỏ một kỹ thuật chế tác tinh vi mà những người thuộc "liên minh 15 bộ lạc" không thể chế tạo được. Hôm nay Rin86 muốn liên hệ những hiện vật này với những hiện vật thuộc nền văn minh Ai Cập và Nam Mỹ, Rin86 tin rằng chúng có chung một kỹ thuật chế tác và ta cần phải đánh giá lại về thời đồ đá, văn minh Hòa Bình không "sơ khai" như ta tưởng mà người thời đó đã đạt đến đỉnh cao của kỹ thuật chế tác đồ đá, làm cơ sở cho những kỹ thuật chế tác đá Lạc Việt, hiện vật chính là hai con dao dưới đây, ngoài ra không còn gì hơn vì ngành sử học và khảo cổ nước ta chưa phát triển chưa có những cuộc khai quật quy mô để tìm thấy nhiều hiện vật:

Posted Image

Lạc Việt

Posted Image

Ai Cập

Posted ImagePosted Image

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Posted ImagePosted Image

Nam Mỹ

nguồn http://www.precolumbianweapons.com/axe.htm

Đây là bản lược dịch và hình ảnh về đồ đá Ai Cập từ trang wed www.dark-truth.org

ý định giới thiệu những vật liệu của công nghệ đá Ai Cập cổ, không có thành kiến về bất cứ khả năng cá biệt nào, là để khuyến khích sự phát triển của khoa học trong khám phá sự thật về trình độ của những người thợ xây cổ đại. Ảnh, biểu đồ, tiểu luận của Petrie, Dunn, và Francis.

(lược một đoạn)

Ở Ai Cập có một sự hiển nhiên rằng kỹ thuật làm đá được phát triển rất tốt từ kỷ nguyên tiền triều đại (predynastic) và những vương quốc cổ.

Ít nhất là một vài cá nhân ở Ai Cập cổ đại đã sử dụng thành công công cụ (ống khoan, pít tông, cưa tròn, và "máy xoay"-máy tiện) để cắt đá. Đây là một số hình ảnh về công việc mà học đã làm cách đây xấp xỉ 5000 năm:

Posted ImagePosted ImagePosted Image

tiện___ khoan______ vết cắt của cưa tròn

Ở bảo tàng Cairo và những bảo tàng khác trên khắp thế giới, có những ví dụ về đồ đá sản xuất hàng loạt được tìm thấy trong và xung quanh kim tự tháp bậc thang ở Saqqarra. Petrie cũng đã tìm thấy những mảnh đá sản xuất hàng loạt tương tự ở Giza. Có một vài điểm đặc biệt ở những cái tô, bình và đĩa này.

Chúng cho thấy một sự hiển nhiên về vết cắt của đồ tiện. Chúng có thể nhìn thấy dễ dàng từ những chiếc tô hoặc đĩa ở nơi mà góc của vết cắt trở thành dốc đứng-để lại một đường tròn rõ ràng, hẹp và hoàn hảo tạo thành bởi đầu của công cụ cắt. (ý tác giả là vân tròn trên hàng tiện làm bằng đá)

Posted ImagePosted Image

ảnh chụp tại bảo tàng Cairo năm 1996

Những chiếc bát và đĩa/đĩa phẳng này là một trong những chiếc đẹp nhất từng được tìm thấy. Chúng được làm từ những chất liệu đa dạng, từ mềm, như thạch cao tuyết hoa, cho đến vảy cứng nhất và rất cứng, như đá granite.

Làm việc với đá mềm như thạch cao tuyết hoa tương đối đơn giản, so với đá granite. Thạch cao tuyết hoa có thể được làm với dụng cụ nguyên thủy và mài mòn được. Mức độ làm việc với đá granite là một vấn đề khác và chỉ ra không chỉ một trình độ tột bực, mà còn chỉ ra một kỹ thuật khác biệt và rất có thể tiên tiến hơn.

Đây là chú thích của Petrie:"... đồ tiện xuất hiện rồi đã từng quen thuộc như một dụng cụ trọng 4 triều đại, cứ như nó từ trong một nhà xưởng hiện đại vậy".

Đồ đá sản xuất hàng loạt như cái này đã không được tìm thấy trông suốt những triều đại sau này ở Ai Cập, có vẻ như những kỹ thuật cần thiết đã bị mất.

Vài chiếc lọ mỏng manh được làm từ loại đá giòn như đá diệp thạch (giống như đá lửa) và còn chưa hoàn thành, quay và đánh bóng, đẻ trở thành một cạnh hoàn mỹ mỏng như giấy-một kỳ tích siêu phàm của sự khéo léo.

Posted Image

Posted ImagePosted Image

chiếc hũ nhỏ này làm bằng đá granite, nó chỉ nhỏ như quả trứng và đáy của nó hoàn hảo

Posted Image

chiếc bình nhỏ bằng đá granite kiểu này không tìm thấy ở những triều đại sau nữa.

(Lược một đoạn miêu tả về vẻ đẹp của nhưng món đồ cổ)

không phải là chỉ một vài món đồ như vậy được tìm thấy. Rõ răng là có hàng ngàn món trong và quanh kim tự tháp bậc thang. Kinh tự tháp bâc thang được tin rằng nó là kim tự tháp đá cổ nhất Ai Cập-cái đầu tiên được xây dựng. Có vẻ nó là nơi duy nhất những đồ gia dụng đá được tìm thấy với số lượng lớn. Mặc dù Petrie đã tìm thấy những mảnh vỡ của những cái bát tương tự ở Giza. Rất nhiều trong số chúng nội tiếp (hỗn độn) lên nhau biểu tượng của vị vua cổ nhất Ai Cập, kỷ nguyên tiền triều đại các vị vua (the pre-dynastic era monarchs), từ trước cả những vị pharaoh. Thấy được bởi trình độ trình độ ban sơ của những câu chữ đã được khắc lên, có vẻ không giống như những chữ này được khắc nên bởi cùng một người nghệ nhân, người đã tạo dáng chiêc bát ban đầu. Có thể nó đã được thêm vào sau đó bởi những người sau này chiếm được nó.

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Vậy ai đã làm những đồ vật này? làm như thế nào? ở đâu và khi nào? Và chuyện gì đã đến với họ, tại sao những đồ gia dụng này lại bị chôn vùi ở kim tự tháp cổ nhất Ai Cập.(Rin86 lược dịch)

Vậy là nền văn minh Ai Cập rất có thể chỉ là sự tiếp nối của một nền văn minh tối cổ. Rất có thể đó là lý do tại sao ta không tìm thấy lịch có hình dáng tròn như người Maya, Aztec hay một biểu tượng tương tự mặt trống đồng ở Ai Cập. Theo Rin86, nền văn minh Lạc Việt và Inca có sự liên hệ đến nền văn minh tối cổ này.

tham khảo ở linnk này:

http://www.dark-truth.org/okt18-2006-11.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua đọc một số bài viết của bác Thiên Sứ, Rin86 được biết chiếc rìu là một đặc trưng của người Lạc Việt, vậy ta thử so sánh với rìu của người Nam Mỹ cổ xem có sự giống nhau nào không?

Posted Image

Posted Image

Posted Image(Inca)

Posted Image(belen)

Posted Image(maya)

Posted Image(chimu-hợp kim bạc)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rin86 viết:

Đây là hai con dao đá được trưng bày ở nhà hàng Trống Đồng, thuộc nền văn minh Lạc Việt. Những nhà sử học Việt Nam đã không công nhận nó là cổ vật vì kiểu dáng hiện đại, độ bóng hoàn hảo chứng tỏ một kỹ thuật chế tác tinh vi mà những người thuộc "liên minh 15 bộ lạc" không thể chế tạo được.

Ngày hôm chú vào Bảo tàng Trống Đồng và xem các hiện vật cổ, thì nhà báo Đinh Anh Tuấn và chủ nhà hàng đều nói với chú những ý kiến của các nhà xử học. Chú không quan tâm đến những ý kiến của họ, vì chú biết họ sẽ nói gì. Rin86 đã rất thông minh khi liên hệ giữa cổ vật Nam Mỹ, Ai Cập và đồ đá cổ thời Hùng Vương. Bởi vậy, chú ủng hộ và khuyến khích Rin86 đưa lên diễn đàn những hình ảnh này.

Cảm ơn Rin86 rất nhiều

Thiên Sứ

http://360.yahoo.com/thiensulacviet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đầu tháng 5.2007, anh Hoàng Văn Huyên (thôn Lục Khang, xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang), trong lúc khai thác cát sỏi ở ven sông Gâm, huyện Nà Hang (thuộc vùng lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang) đã tìm thấy 2 di vật: Chiếc rìu chiến nặng 400 gram, lưỡi cao 8,5cm, rộng 11,5cm, chuôi dài 9,2cm, rộng 3,6cm, bề dẹt 1,4cm; di vật thứ hai là chiếc rìu lưỡi xéo gót tròn nặng 180 gram, cao khoảng 10cm, rộng chừng 9,2cm, phần chuôi có lỗ tra cán rộng 1,5cm x 3,8cm. Hai di vật trên (ảnh) có chất liệu bằng đồng thau, được đúc với kỹ thuật tinh xảo, tạo dáng đẹp, chắc, khoẻ. Hiện vật có niên đại cách ngày nay khoảng 3.000 năm, thuộc thời kỳ văn hoá Đông Sơn của nhà nước Văn Lang, thời đại Hùng Vương.

Posted Image

Quan Văn Dũng

Lao Động

Đây là rìu Nam Mỹ, chiếc đầu tiên để đào, chiếc thứ hai dùng như rìu và búa, chiếc cuối cùng dùng cuốc đất và đá.

Posted Image

nguồn http://www.precolumbianweapons.com/axe.htm

Dù hình dáng có nét tương đồng nhưng rìu của Lạc Việt tiến bộ hơn ở chỗ đã có lỗ tra cán trong khi rìu cổ nam Mỹ vẫn buộc dây, điều đó cho thấy mối liên hệ giữa Lạc Việt và nam Mỹ đã bị cắt đứt tại thời điểm người Lạc Việt nghĩ ra lỗ tra cán cho rìu :)

Còn chiếc rìu trong bài viết dưới đây hé lộ cho ta thấy một phần của nền văn minh tối cổ ở một nơi rất xa:

Những chiếc rìu tay thời Đồ Đá dưới đáy biển Bắc Posted Image

Một nhà khảo cổ không chuyên đã phát hiện 28 cây rìu thời Đồ Đá, bao gồm cả chiếc này, giữa một bãi cát sỏi dưới đáy biển Bắc. (Ảnh: National Geographic)

Một nhà khảo cổ không chuyên đã phát hiện một bộ sưu tập chưa từng có bao gồm những cây rìu thời Đồ Đá giữa rất nhiều đồ vật thu được tại đáy biển Bắc.

Jan Meulmeester, người Hà Lan, đã phát hiện 28 cái rìu, có thể đến 100.000 năm tuổi, ở một bãi cát sỏi dưới biển do một nhà cung cấp vật liệu Anh đào lên. Ông cũng tìm được những mẫu xương, răng, ngà và gạc của voi ma-mút cùng một số loài động vật khác có thể đã bị xẻ thịt bởi chính những dụng cụ trên.

Loài người giai đoạn này sử dụng những công cụ đá với nhiều mục đích, rất giống những con dao đa năng của quân đội Thụy Sĩ hiện nay. Suốt thời đại băng hà của giai đoạn thời kỳ đồ đá cũ, kết thúc cách đây 10.000 năm, mực nước biển thấp hơn và biển Bắc là một cánh đồng cỏ.

Phát hiện về những chiếc rìu chứng minh rằng cổ vật từ thời đại này vẫn được bảo quản cực tốt dưới đáy biển. Phil Harding, thuộc Tổ chức phi lợi nhuận Wessex, Anh cho biết “Đây là điều mà chúng tôi hằng mơ ước – chúng tôi biết chắc rằng nó có hiện diện ở đâu đó. Nhưng tôi đoán phần lớn chúng ta sẽ không thể tin được điều này lại xuất hiện như thế.”

Một vùng đất cổ được bảo tồn

Ngư dân thỉnh thoảng kéo lên được những công cụ bằng đá hoặc xương từ biển Bắc, nhưng hiện vật này – phát hiện cách bờ biển 13 km, gần Great Yarmouth, Vương quốc Anh – cho thấy điều này không còn là phát hiện tình cờ.

Hans Peeters, nhà khảo cổ thuộc Cơ quan khảo cổ quốc gia (RACM) ở Amersfoort, Hà Lan, cho biết “Điều kiện hiện vật cho thấy nó thực sự đến từ một địa điểm duy nhất. Chúng ta có thể sẽ gặp những khung cảnh cổ xưa được bảo tồn ở một vùng nào đó dưới đáy biển Bắc.”

“Gần như không thể tìm thấy điều gì thuyết phục hơn nữa. Những tàn tích để lại nhanh chóng bị than bùn và đất sét che phủ vì vậy chúng bảo tồn rất tốt các chất liệu hữu cơ." RACM dự tính cùng với Di sản Anh quốc, cơ quan hợp tác với RACM, thám hiểm khu vực này sâu hơn.

Harding cho biết thêm rằng những chiếc rìu có vẻ như xuất phát từ một khu trại hoặc khu định cư, nơi con người dùng công cụ này để xẻ thịt con mồi. “Những chiếc rìu này tốt đến mức không thể tin được. Chúng còn mới như thể ngày đầu sử dụng.”

Mặc dù bằng chứng về một khu vực có người ở thuộc biển Bắc còn sơ sài, phát hiện mới gần đây này có thể giải tỏa những nghi ngờ rằng những khu vực được bảo quản tốt như thế này có tồn tại – và một ngày nào đó sẽ được phát hiện.

Cuộc săn tìm kho báu

Meulmeester phát hiện những chiếc rìu nhờ vào một chút may mắn và rất nhiều nỗ lực khi ông kiếm tìm ở bãi cát sỏi cầu tàu ở Flushing, tây nam Hà Lan. Công ty Anh Hanson đã đào những vật này lên và đổ tại đó sau khi nạo vét đáy biển. Không ai chắc chắn những chiếc rìu này có nguồn gốc từ đâu. Trong khi các nhà khoa học và Hanson hợp tác để xác định chính xác vị trí, công ty đã dừng hoạt động tại khu vực trên để tạm thời bảo vệ nơi này.

Nếu họ tìm ra khu vực trên, có khả năng camera hoặc thậm chí thợ lặn sẽ được đưa xuống thăm dò, nhưng nước ở đây có độ sâu đến 30m và tầm nhìn ở biển Bắc khá kém. Peeters cho biết thêm “Lớp cát sỏi bao bọc những chiếc rìu có thể sâu tới 5-10m dưới tầng đất cái. Đây là những điều kiện khiến việc khảo sát địa điểm này rất khó khăn.” Cửa sổ nhìn ra Thế giới Cổ đại?

Vì những chiếc rìu được phát hiện từ bãi cát chứ không thuộc một mỏ nào có thể xác định niên đại, bởi vậy các nhà khoa học không chắc chắn về tuổi của chúng. Tính toán ban đầu cho rằng chúng khoảng 100.000 năm tuổi nhưng Harding cho rằng con số này hiện tại có vẻ không thực tế. Thời kỳ đồ đá cũ, thời kỳ của những công cụ này, kéo dài khoảng 750.000 năm.

“Một số vùng lâu đời nhất ở châu Âu, cách bờ biển Norfolk, có niên đại cách đây khoảng 700.000 năm.” Thực ra, khu vực phát hiện những cổ vật ở Norfolk chỉ cách nơi phát hiện rìu cổ 48 km. “Hoàn toàn có khả năng những chiếc rìu cũng cổ xưa như thế. Tôi nghi ngờ phán đoán chúng ít tuổi hơn thế, nhưng đơn giản là chúng ta cũng không thể chắc chắn.”

Bên cạnh niên đại, điều làm cho Harding thấy hứng thú là thông tin có thể thu được từ việc nghiên cứu chi tiết hơn. “Nếu chúng ta có thể ghép tất cả các mảnh lại với nhau và nghiên cứu xem chúng được tạo ra như thế nào thì điều này sẽ là một bước tiến vượt bậc.” Ông mong muốn các nhà khoa học nghiên cứu xương ma-mút và xác định loài cũng như tình trạng sức khỏe con vật, tìm kiếm côn trùng, phấn hoa và các mẫu đất. “Những thứ trên là bằng chứng cho thấy nó không còn đơn thuần là một công cụ bằng đá nữa, mà bắt đầu kể cho chúng ta biết thế giới ngày đó như thế nào và nhân loại đang làm gì.”

Những công cụ này, hiện tại được phán đoán vào khoảng 100.000 năm tuổi, có lẽ dùng để giết và xẻ thịt động vật, được tìm thấy cùng với những mảnh xương và ngà của voi ma-mút. Các chuyên gia cho biết phát hiện này sẽ giúp các nhà khoa học hiểu biết hơn về nền văn hóa của con người thời Đồ Đá.

nguồn http://www.nxbkimdong.com.vn/?page=newsvie...5885&cid=30

</SPAN>

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế giới quan - triết học Ai Cập cổ (wiki)

Posted Image Posted ImageThần Mặt trời (thần Rê)

Quan niệm về thế giới huyền bí của người Ai Cập cổ hay quan niệm tôn giáo tín ngưỡng kéo dài trên dưới 3.000 năm về giữa cả hai tôn giáo là đạo Cơ Đốcđạo Hồi.

  • Thần linh của người Ai Cập cổ, khi sơ khởi được quan niệm là một thế giới hỗn mang của vật chất là nước. Vị thần đầu tiên, thần Rê-Atum, hàng năm xuất hiện như nước lũ của sông Nil ở xứ sở Ai Cập. Thần Rê sinh ra các bọt nước, từ đó biến thành thần Shu (không khí) và Tefnut (hơi nước). Thế giới được tạo ra khi thần Shu và Tefnut sinh ra hai đứa trẻ: Nut (bầu trời) và Geb (mặt đất). Con người được tạo ra khi thần Shu và thần Tefnut sơ ý bị lạc trong hoang mạc đen tối, thần Rê dùng đôi mắt của mình đi tìm họ và trong khi xúc động về sự đoàn tụ, nước mắt sung sướng của thần Rê đã tạo nên loài người. Con trai của thần Geb là Osiris được cử làm vua của Ai Cập cổ đại. Người em trai của Osiris là Seth được xem là kẻ xấu xa trong vũ trụ. Seth đã giết Osiris và tự lên ngôi là vua Ai Cập. Sau khi giết Osiris, Seth thách đấu với con trai của Osiris (Horus) và bị thua, Seth bị đày đến sa mạc và biến thành thần bão cát khủng khiếp . Osiris được ướp xác bởi Anubis và biến thành thần của sự chết. Horus bắt đầu lên ngôi vua và trở thành pharaoh.
Còn rất nhiều truyền thuyết xung quanh các triều đại Ai Cập. Nhưng thế giới của người Ai Cập luôn xoay quanh các điều thần bí về con sông Nil và sa mạc, tạo nên một đức tin về các thế lực thần bí, luôn lôi kéo con người phải thần phục các pharaoh và các pharaoh như một vị thần hiện hữu, thay mặt các vị thần khác có nhiệm vụ trông coi dân Ai Cập và dung hòa các thế lực thiên nhiên khắc nghiệt để đưa đến cho thần dân Ai Cập một cuộc sống yên lành bên cạnh pharaoh và dòng sông Nil giàu có và thần bí.

  • Quan niệm về cái chết của người Ai Cập cổ như một sự chuyển tiếp một cuộc sống khác ở thế giới bên kia, thế giới cõi âm. Nghi lễ về cái chết là một sự kiện quan trọng và tỉ mỉ nhằm tiễn đưa người chết về với cõi vĩnh hằng. Người Ai Cập cổ quan niệm con người có cả phần thể xác và phần linh hồn, chính vì vậy, các nghi lễ là thể hiện sự chuẩn bị cho thể xác và linh hồn có được sự hòa hợp khi về cõi âm, họ tin tưởng rằng, nếu thi thể được bảo quản tốt nhất thì linh hồn sẽ tái hòa nhập sau một thời gian nào đó. Điều kiện để linh hồn mau chóng trở lại hòa nhập vào thể xác là xác phải được một người thầy tu lành nghề bảo quản nguyên vẹn cơ thể, khuôn mặt được như lúc còn sống và cơ thể phải được ướp hương thơm. Đầu tiên, cơ thể người chết sau khi đã được lấy đi nội tạng, sẽ được cho vào một quan tài nhỏ bằng sậy vùi vào cát nóng nhằm làm khô xác để cho cơ thể không thể phân hủy sau này, sau đó thì mới mai táng trong hầm mộ.

Posted Image Hành trình đến kiếp sau

Người ta biết đến Ai Cập cổ đại không chỉ qua những kim tự tháp, những pharaông mà còn qua cả những xác ướp. Nhưng không phải ngẫu nhiên mà không chỉ có các vị vua, mà ngay cả người dân thường cũng ướp xác. Điều này bắt nguồn từ một niềm tin của họ vào việc, những linh hồn là bất tử và sau khi chết, con người sẽ đi đến những kiếp khác. Đây là một trong những nét văn hóa đặc trưng, nguyên nhân của một loạt các nghi thức tang lễ của người Ai Cập…

>>> Chuẩn bị cho ngôi mộ và chuyến đi qua “Duat”

Người Ai Cập cổ đại rất sợ nghĩ đến việc một ngày nào đó thế giới của họ sẽ không còn tồn tại nữa. Bắt nguồn từ niềm tin vào ma thuật, họ đã bày đặt ra những nghi thức tang lễ mà theo họ, sẽ đảm bảo cho sự trường tồn của họ. Điều này liên quan mật thiết với việc bảo quản thi thể của người vừa chết. Những người thợ ướp xác mang người chết tới “Ngôi nhà đẹp”, nơi họ làm việc rồi ướp xác cẩn thận để bắt đầu cho cuộc hành trình đến kiếp sau của họ.

Người Ai Cập cổ đại tưởng tượng rằng, dưới đất vẫn tồn tại một “cõi âm phủ” mà họ gọi là “Duat”. Mọi nơi ở đó đều đầy rẫy những hiểm họa, như lũ rắn độc, những hồ lửa và bọn đao phủ. Những lời phù chú để chống lại những mối hiểm nguy đó thường được viết trên quan tài cùng với bản đồ âm phủ. Về sau, những lời phù chú và bản đồ được ghi trên những cuộn giấy có nét vẽ cầu kid mà ngày nay người ta gọi đó là “Sổ tay của người chết”, bởi vì đã phát hiện được nhiều “cuốn sổ” ở trên hoặc ở gần xác ướp. Cuốn sổ tay này là giấy thông hành để đi qua những nguy hiểm luôn rình rập ở “Duat”. Người nào nhắc lại được những câu phù chú một cách chính xác thì có thể đi qua một cách an toàn.

Mối nguy hiểm cuối cùng là khi không trót lọt cuộc thử thách dành cho người chết ở Sảnh đường Hai chân lý, khi đó, trái tim của họ sẽ được cân lên để đối chiếu với những hành động trong quá khứ. Theo quan niệm của người Ai Cập cổ đại, tim của người chết chính là bản ghi chép mọi hành động, dù tốt hay xấu, của người đó. Bốn mươi hai vị thần thẩm định, mỗi vị đại diện cho một quận của Ai Cập sẽ thẩm vấn người chết, quy kết đủ thứ tội ác mà anh ta không thừa nhận. Nếu anh ta nói đúng sự thật thì Thoth, vị thần trí tuệ đầu cò sẽ phê rằng anh ta “nói thật” và có thể đi sang vương quốc của Osiris. Hình phạt khủng khiếp dành cho người nói dối được nêu rõ ở gần cái cân – một nữ thần được mệnh danh là kẻ ăn thịt người chết sẽ ăn trái tim của anh ta và người chết sẽ không được sống tiếp ở kiếp sau.

>>> Vương quốc của thần Osiris cai quản… Người Ai Cập tin tưởng việc cuộn giấy “sổ tay của người chết” sẽ giúp linh hồn vừa mất đi một cách tối đa để họ vượt qua cuộc sát hạch và tới được một miền đất giống hệt như chính đất nước Ai Cập. Và vùng đất ở kiếp sau này, trong suy nghĩ của họ, do thần Osiris cai quản. Theo huyền thoại, ông là con trai trưởng của nữ thần trời Nout và thần đất Geb, một đáng minh quân.

Ở kiếp sau, thần Osiris có thể sẽ yêu cầu họ làm những việc bằng chân tay trên đồng ruộng. Nếu như bạn vốn là một thầy ký lục hay một nữ quản tế, họ sẽ không muốn lao động chân tay, cho nên họ cần được chôn cùng với những người nộm. Người ta nghĩ rằng bọn người nộm sẽ đột nhiên sống dậy theo lệnh của thần Osiris và làm những việc thần yêu cầu. Một số người được chôn cùng hàng trăm người hầu bằng hình nộm. Ngay cả các pharaông, vì muốn giữ an toàn nên cũng không ngoại lệ.

Một số tài liệu khác lại cho rằng, người Ai Cập cổ đại tin rằng, tại vương quốc của những người chết, họ sẽ được đưa vào cánh đồng thần Jalou, một nơi yên tĩnh và hạnh phúc. Đôi khi linh hồn cũng thoát ra khỏi mộ, dưới hình thức một chú chim nhỏ, bay về thăm lại cõi trần, nơi ngôi nhà xưa và vườn tược.

http://www.nxbkimdong.com.vn/PrinterViews.asp?id=11236

Như vậy trong cả ba nền văn minh Lạc Việt, Ai Cập và nam Mỹ đều có sự hiện diện quan trọng của mặt trời, và đi kèm với hình ảnh mặt trời là chim. Chim tượng trưng cho sự thông thái (vị thần đầu cò Ai Cập và hình tượng chim hạc ở Á Đông). Điều kỳ lạ ở hình tượng mặt trời nam Mỹ và Lạc Việt là mặt trời được miêu tả có hai lớp ánh sáng chồng lên nhau (những tia sáng được vẽ chồng lên nhau). Ở Ai Cập có lẽ hình ảnh tương tự như trống đồng hoặc lịch kiểu Aztec đã bị thất truyền hoặc được biểu hiện dưới một dạng khác nhưng ta vẫn thấy hình ảnh chim đi cùng với hình ảnh mặt trời chiếm vị trí vô cùng quan trọng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi luôn coi những di vật này của thời Hùng Vương.

Posted Image

CỐT LÀM MŨ CỦA LẠC HẦU VÀ VUA

Posted Image

DAO BẰNG ĐÁ BÁN QUÝ THỜI HÙNG VƯƠNG

Posted Image

TÊN BẰNG ĐÁ BÁN QUÍ THỜI HÙNG VƯƠNG

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

trời! những bức ảnh của bác tuyệt quá. Liệu bác Thiên sứ có thể cho mọi người biết những cổ vật này được tìm thấy ở đâu và hiện nay thuộc về ai không ạ? Chiếc cốt làm mũ rất giống hình dáng chiếc mũ của Tần Thủy Hoàng trong phim Trung Hoa nhưng cháu không rõ ý nghĩa của nó là gì? Có liên quan gì đến Âm dương ngũ hành hay triết lý cổ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

trời! những bức ảnh của bác tuyệt quá. Liệu bác Thiên sứ có thể cho mọi người biết những cổ vật này được tìm thấy ở đâu và hiện nay thuộc về ai không ạ? Chiếc cốt làm mũ rất giống hình dáng chiếc mũ của Tần Thủy Hoàng trong phim Trung Hoa nhưng cháu không rõ ý nghĩa của nó là gì? Có liên quan gì đến Âm dương ngũ hành hay triết lý cổ?

Rin86 thân mến.

Còn nhiều hình ảnh ngoạn mục, những giá trị và bằng chứng không thể chối cãi về nền văn hiến huyền vĩ Việt. Khi rảnh chú sẽ lần lượt đưa lên.

Khoa học càng phát triển, càng chứng tỏ chân lý:

Lịch sử văn hiến Việt trải gần 5000 năm, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương Tử.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rin86 tìm mãi mới thấy được tấm ảnh này trên báo Tuổi trẻ đế so sánh với trang phục Nam Mỹ, Lúc nhìn thấy tấm ảnh cụ già Maya ở Quatemala độ khăn Rin86 thấy ngờ ngợ, rất giống các vấn khăn của người dân tộc miền núi Việt Nam, màu sắc và hoa văn dệt trên vải cũng tương đồng, nhưng tìm mãi mà không thấy tấm ảnh nào giống như trong trí nhớ :P . Nhìn qua ta thấy nhiều nét tương đồng giữa cụ già người Dao và cụ già ở Quatemala. Có lẽ những dân tộc ít người sống trên núi cao miền Bắc Việt Nam, ở Tây Nguyên hay Lưỡng Quảng Trung Quốc, vì ít tiếp xúc với ngừoi Hoa nên vẫn giữ được nguyên vẹn lối phục sức, công nghệ dệt vải, những ngành thủ công truyền thống từ thời đại các vua Hùng các đây khoảng 5000 năm

Posted ImagePosted Image

hình đầu tiên là cụ già người Dao, hình thứ hai là cụ già Quatemala.

Màu sắc và hoa văn thêu trên vải có nhiều nét giống nhau, cách vấn khăn cũng giống nhau. Họ đều sử dụng những màu sắc cơ bản, họa tiết hình học, vải dệt thô kiểu thổ cẩm.... Nét tương đồng thấy rõ. Hy vọng mọi người có nhiều hình ảnh về các dân tộc miền núi Việt Nam, trong trí nhớ của Rin86 thì trong mỗi buổi chợ, phụ nữ các dân tộc ít người vấn những chiếc khăn xanh lá mạ, hồng theo cách rất giống người Quatemala.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nền văn minh cổ toàn cầu trong đó có văn minh Lạc Việt để lại dấu viết rải rác khắp nơi. Đó có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng thư tịch cổ đã ghi lại việc người La Mã đặt mua 3 vạn tở giấy Mật hương của Lạc Việt. Điều đó chứng tở một con đường giao thương giữa những quốc gia này đã hình thành ít nhất vài trăm năm. Cùng với giao thương, sự giao lưu văn hoá, khoa học kỹ thuật chắc hẳn đã xảy ra. Giống như thời đại ngày nay, khi nước Ý cho ra mẫu áo thụng đai to bản do Roberto Cavalli thiết kế, lập tức các cô gái khắp hành tinh liền hưởng ứng, tuy vậy mỗi quốc gia lại cải biến nó thoe ý thích của người dân mình, như ở Việt Nam thì đai bằng vải được chuộng hơn đai da. Thời xưa quá trình đó diễn ra trong vài trăm năm với rất nhiều biến dị. Đây là một số dấu vết về nền văn minh cổ này ở Hy Lạp.

văn minh Minoan

Minoans (Tiếng Hy Lạp: Μινωίτες) là một nền văn minhCrete trong vùng biển Aegean, phát triển phồn thịnh vào khoảng từ năm 2700 tớ năm 1450 trước Công Nguyên. Sau đó nền văn hóa của họ bị thay thế bởi nền văn hóa Mycenaean. Minoans là một trong những nền văn minh hưng thịnh trong vùng Mediterranean trong suốt thời kỳ đồ đồng của Hy Lạp. Những nền văn minh này có mối liên hệ mật thiết với nhau, điều này khiến cho việc đánh giá tầm ảnh hưởng hay việc chịu ảnh hưởng của Minoans với những nền văn minh khác trở nên khó khăn hơn. Dựa trên những hình vẽ trong nghệ thuật của người Minoans, Minoan là một xã hội mẫu hệ tập trung vào việc tôn thờ các nữ thần.

Cái tên "Minoan" được đặt bởi nhà khảo cổ học người Anh, ngài Arthur Evans.(wiki)

Posted ImagePosted Image

http://www.talariaenterprises.com/products_lg/tal031.html

tượng nữ thần rắn, 1600 năm trước công nguyên.

đây là hình so sánh với trang phục Lạc Việt (hình trích tử nghiên cứu của bác Thiên Sứ)

Posted Image

ta thấy chiếc đai của loại trang phục này có kết cấu giống nhau, tuy người Việt kéo dài chiếc đai xuống để tạo dáng thành thoát nhưng cách may thì giống nhau, nếu không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên thì có lẽ người Việt và Minoan đã đi đến vùng đất của nhau.

Lều trại của người Minoan được mô phỏng lại tháng 10 năm 2000 http://www.umiacs.umd.edu/~kuijt/dbaCamps/camps.html

Posted Image

người Minoan chưa biết dùng giấy nên họ ghi chép trên mảnh đất sét như người Lưỡng Hà. (bài sau sẽ nói về văn minh Lưỡng Hà)

Posted Image

Với chiếc thuyền này, người Minoan có thể lênh đênh trên biển nhiều ngày

Posted Image

Còn đây là một số nét về văn minh Hy Lạp sau này

Posted Image

http://www.mlahanas.de/Greeks/Ships/Ships.htm

Chiếc thuyền đánh cá của Hy Lạp với cách thể hiện và hoa văn theo phong cách khá giống Đông Sơn, nhất là hoạ tiết viền xung quanh và cách vẽ hình người ngồi câu cá, giống như hình người trên chiếc muôi đồng Đông Sơn

Posted Image

(vietnamnet.vn)

Từ nền văn minh Nam Mỹ, Ai Cập, Hy Lạp đến Lạc Việt đều có cách thể hiện hình người nhìn ngang chứ không nhìn từ phía đối diện, cổ nhân như muốn khái quát mặt cắt của mỗi nhân vật. (còn tiếp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giỏi lắm Rin86.

Chú cảm ơn Rin86 rất nhiều. Đâu cứ phải giáo sư tiến sĩ nghe lùng bùng lỗ tai. Vấn đề là phương pháp nghiên cứu khoa học.

Mấy cái chức danh nghe lùng bùng lỗ tai ấy quan niệm cho rằng: "Thời Hùng Vương dân ta chỉ là một liên minh 15 bộ lạc với những người dân ở trần đóng khố". Sao họ không giải thích y phục của các dân tộc ít người trên đất Việt từ đâu mà ra? Chú rất hy vọng Rin86 sẽ tiếp nối minh chứng cho nền văn hiến huyền vĩ Việt - ít nhất ở mảng y phục và dụng cụ sinh hoạt trong mối liên hệ giữa các nền văn minh. Từ sự minh chứng mối liên hệ giữa y phục các dân tộc cổ đại - sẽ chỉ ra sự thống nhất văn hóa trong một nền văn minh cổ xưa đã sụp đổ: Nền văn minh đã tạo ra thuyết Âm Dương Ngũ hành - lý thuyết thống nhất mà nhân loại hiện đại đang tìm kiếm.

Chú thật sự vui mừng vì tài năng của Rin86 trong việc phát hiện so sánh xuất sắc như vậy. Khi nào có thời gian Rin86 viết hẳn một tiểu luận về y phục cổ Lạc Việt - phát triển trên cơ sở luận đề của chú. Chú sẽ hướng dẫn.

Chúc Rin86 thành công trong việc nghiên cứu của mình.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rin86 thân mến.

Vấn đề Rin86 đưa lên không những mang một ý nghĩa rất lớn trong việc minh chứng những giá trị của nền văn hiến Việt trải gần 5000 qua việc so sánh sự tương đồng của những di vật đá cổ bán quý với các nền văn minh cổ đại. Mà còn một giá trị lớn nữa là chính sự tương đồng của những di vật này lại thêm một bằng chứng sắc sảo về một nền văn minh toàn cầu đã tồn tại trên địa cầu. Bởi vậy chúng có những nét tương đồng chứng tỏ sự thống nhất về văn hóa trước đó. Những chiếc rìu đá bán quý này có thể chỉ là biểu tượng của quyền lực.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trang phục thời Hùng Vương rất đa dạng, nhiều chủng loại nhưng kết cấu chung của chúng về cơ bản giống nhau và giống trang phục của người Minoa, Hy Lạp, 1600 BC. Tượng nữ thần rắn của người Minoa được thể hiện với nhiều kiểu trang phục có khác nhau đôi chút, trong đó có một bức tượng thể hiện trang phục rất gần gũi với trang phục Việt cổ. Trước đây Rin86 không rõ áo nữ thời hùng vương là áo chui đầu hay là hai vạt áo khép lại rồi cố định bằng thắt lưng, hay 3 chiếc cổ áo cầu kỳ chồng lên nhau chỉ là 3 cái vòng. Nhưng chính nhờ bức tượng dưới đây Rin86 đã không còn băn khoăn gì về trang phục nữ thể hiện trên cán dao thời Hùng Vương, tất cả dường như đã rõ ràng, logic.

Posted ImagePosted Image

đây là hình Rin86 đi nét, tô màu lại để tiện so sánh. Hai bộ trang phục này có 1) thắt lưng (người Việt dùng thắt lưng to bản còn Minoa thắt lưng nhỏ hơn 2) đai gồm hai dải kéo ra phía trước và sau (được may liền, có lẽ mặc chui đầu) 3) áo đóng nút phía trước:

Posted Image

Điều này giải thích cho trang phục người Mường, và người Việt sau này, hai tộc người đều có áo đóng nút phía trước như áo sơ mi. Ta không thể suy luận là người phương Tây khi đến Việt Nam đã mang đến chiếc áo sơ mi đóng nút phía trước từ đó người Việt và Mường phát triển thành áo bà ba, áo kiểu Mường được, và vấn để "nam tả, nữ hữu" mà bác Thiên sứ đã nêu thậm chí vẫn còn tồn tại đến ngày nay trong các loại Âu Phục, nhưng người da trắng giải thích nó thoe một cách khác.

Chiếc áo của người Việt cổ và người Minoa đều bó sát người, cài nút phía trước, không có đường nối tay áo với thân áo mà tay áo liền với thân do may từ một mảnh vải gấp đôi, tuy hình dáng có khác nhau do tín ngưỡng và quan niệm thẩm mỹ nhưng cách may và kết cấu thì giống nhau.

Posted ImagePosted ImagePosted Image

hình ảnh phụ nữ Mường, báo ảnh Việt Nam (VNP)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rin86 thân mến.

Cảm ơn Rin86. Mong Rin86 hãy sưu tầm so sánh và viết tiếp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem lại một lần nữa những bài viết của Rin86, Thiên Sứ tôi không khỏi ngậm ngùi. Một người nữ còn trẻ - Rin86- nhưng sự phân tích so sánh rất sâu sắc và hoàn toàn khoa học. Khoa học thật sự. Còn những ai đó, mày râu đường bệ, bằng cấp lùng bùng - rống lên là quan điểm của họ phủ nhận nền văn hóa sử huyền vĩ Việt trải gần 5000 năm văn hiến là khoa học. Nhưng tìm mãi trong các bài văn kêu như thùng phi của họ lại chằng thấy cơ sở khoa học đâu cả. Đã vậy còn gân cổ lên khoe có cả đám gõ phèng phèng ủng hộ là "Hầu hết những nhà khoa học trong nước và cộng đồng khoa học thế giới" nữa chứ. Híc!

Thật là một điều buồn.

Đất trời như tỉnh như say

Mang mang trăng nước phủ đầy sầu miên.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rin86 đã được đọc một bài báo về tập tính kỳ lạ của loài sếu, hạc như đã nêu ở trên, tiếc là không lưu giữ được bài báo đó. Ta cũng thấy con trâu, con hươu sao được nhắc đến trong những nền văn minh cổ. Đây là một bài viết về đặc tính kỳ lạ của trâu bò và hươu, chúng luôn quay đầu về hướng Bắc. Rất có thể nhờ những khả năng này mà trâu và hươu sao được dùng như một công cụ để người xưa tìm hiểu từ trường trái đất:

Trâu bò luôn quay đầu về một hướng

Nếu chẳng may bị lạc ở vùng nông thôn mà không có la bàn, bạn chớ vội hoảng. Theo các nhà khoa học Đức, bạn có thể xác định phương hướng bằng cách quan sát các đàn gia súc.

Có bao giờ bạn để ý rằng những đàn gia súc luôn quay đầu về một hướng. Những hình ảnh từ Google Earth cho thấy trâu, bò có xu hướng đứng theo trục bắc-nam, trong đó đầu của chúng hướng về phía bắc.

Những đàn hươu hoang dã cũng có hành vi tương tự, nhưng các thợ săn đã không chú ý tới hiện tượng này trong suốt hàng nghìn năm.

Nhiều nhà khoa học nhận định rằng từ trường của Trái đất có thể tác động tới hành vi của những con vật.

Posted ImageGia súc quay đầu về phía bắc trong lúc ăn cỏ và nghỉ ngơi. Ảnh: Dailymail.co.uk.

Trên thực tế, Trái đất là một cục nam châm khổng lồ, với cực bắc và cực nam nằm sát hai địa cực. Nhiều động vật - trong đó có chim và cá hồi - sử dụng từ trường Trái đất để định hướng trong quá trình di cư. Một số nghiên cứu cũng chứng minh rằng dơi, một động vật có vú, cũng có khả năng định hướng nhờ từ trường.

Tiến sĩ Sabine Begall và cộng sự thuộc Đại học Duisburg-Essen (Đức) tiến hành nghiên cứu gia súc để tìm hiểu xem chúng có khả năng định hướng dựa vào từ trường Trái đất hay không. Họ thu thập ảnh của 8.510 con trâu, bò tại 308 đồng cỏ trên khắp hành tinh thông qua Google Earth. Các con vật được chụp ở nhiều tư thế: gặm cỏ, nằm nghỉ, đứng trong đàn, cho con bú. Do toàn bộ ảnh được chụp từ vệ tinh nên rất khó tìm được những ảnh có độ phân giải cao. Các chuyên gia không thể phân biệt được đầu và đuôi các con vật, nhưng họ nhận thấy chúng có xu hướng đứng theo trục bắc-nam.

Posted ImageNhững con hươu luôn đứng theo hướng bắc-nam. Ảnh: BBC.

"Ở châu Phi và Nam Mỹ, hướng đứng của gia súc có một khác biệt nhỏ. Thay vì đứng theo hướng nam - bắc, chúng thường quay mặt về phía đông bắc hoặc tây nam. Chúng ta đều biết rằng từ trường ở châu Phi và Nam Mỹ yếu hơn rất nhiều so với những khu vực khác", Sabine phát biểu.

Kết quả nghiên cứu loại trừ giả thiết cho rằng vị trí của mặt trời và hướng gió ảnh hưởng tới tư thế đứng của động vật.

Nhóm nghiên cứu cũng ghi lại tư thế của 2.974 con hươu hoang dã tại 277 địa điểm thuộc nước Cộng hòa Czech. Họ nhận thấy khoảng hai phần ba số chúng luôn quay đầu về hướng bắc khi ăn và ngủ, số còn lại quay đầu về phía nam. Theo Sabine, đó có thể là một hành vi giúp hươu đối phó với động vật ăn thịt.

"Chúng tôi kết luận rằng từ trường của Trái đất là tác nhân chính khiến gia súc có xu hướng quay mặt về phía bắc. Điều đó giải thích tại sao tổ tiên của chúng có thể thực hiện những chuyến di cư dài hàng nghìn km từ châu Phi tới châu Á và châu Âu", Sabine nói.

Việt Linh (theo BBC, Daily Mail)

VNexpress

Mói đây thôi khi xem chương trình về châu Phi phát trên VTV2, Rin86 thấy những thầy bói châu Phi dùng cua để dự báo tương lai. Họ quan niệm cua có thể trò chuyện với thần đất, họ cho cua vào một sa bàn, đậy nắp lại rồi dựa trên đường đi của con cua để dự đoán tương lai. Có thể cua cũng là một công cụ dự báo của người Việt cổ. ShowArticlebanner();

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn bác Thiên Sứ và mọi người đã động viên ^^. Mấy hôm nay Rin86 tìm tài liệu về văn minh Lưỡng Hà, Mycenaean, Hy Lạp (sau Mycenaean) và nảy ra một giả thuyết. Người Minoan (2700-1450 BC, suy tàn trước khi Mycenaean ra đời) và Lạc Việt có mối liên hệ về văn hóa từ rất lâu (có thể khi chưa có hoặc mới manh nha những chữ tượng hình đầu tiên). Tiếp nối nền văn minh Mioan là văn minh Mycenaean, (không có nhiều hình ảnh về nền văn minh này lắm, hình ảnh đặc trưng của nó là hai con sư tử quay đầu vào nhau) với chữ viết Phoenician. Tiếp đó là thời kỳ Hy Lạp đen tối, nền văn minh suy tàn, chữ viết Phoenician bị quên lãng, người Hy Lạp đã phục hưng những rơi rớt của nền văn minh cổ trở thành văn minh Hy Lạp chính thống. Vậy có ai đã giúp đỡ Hy Lạp không? Rin86 đặt giả thuyết người Hy Lạp đã chu du đến "Trung Hoa" mang những giá trị văn minh của người "Trung Hoa" về Hy Lạp và cải biến cho phù hợp với thói quen, tiếng nói, thổ nhưỡng, khí hậu Nam Âu. "Trung Hoa" là một cái tên được nhắc đến rất sớm trong những văn tự cổ, không lẽ một đất nước lại tự nhận minh là trung tâm của vẻ đẹp, theo Rin86 đó chỉ là một địa danh chung chỉ những nước có nền văn minh tiên tiến ở phương Đông mà văn tự cổ hoặc truyền miệng còn sót đến thời Hy Lạp đen tối. Những học giả Hy Lạp đã tìm đến "Trung Hoa" để học tập. Đó là lý do vì sao kiếm cổ Lạc Việt có kết cấu giống kiếm Hy Lạp, nhiều cách thể hiện của nghệ thuật Hy Lạp giống với Lạc Việt (như hình người câu cá và những hoa văn đã dẫn ở bài trên). Thậm chí mối quan hệ qua lại này còn tiếp diễn trong những thế kỷ tiếp theo, cùng với sự biến đổi của những chữ cái cả ở Lạc Việt lẫn Hy Lạp.

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Bên trên là kiếm Hy Lạp, bên dưới là kiếm Lạc Việt (màu xanh), điểm giống nhau ở đây là phần lưỡi kiếm (phần thực dụng, chứ không phải hoa văn trên chuôi kiếm). Lưỡi kiếm thẳng, không có sống kiếm (kiếm hai lưỡi), dáng chắc khỏe, dày dặn.

Về chữ cái thì chữ M trong văn tự Phoenician (có thể dịch là chữ phượng hoàng) có lẽ là chữ Nh trong bảng chữ cái Khoa Đẩu bới cách thể hiện giống nhau:

Posted Image(trang chủ lý học đông phưong)

Posted Imagehttp://www.geocities.com/ResearchTriangle/...s2.html#linearb

Ta để ý thấy ở cột thứ 7 hàng thứ 2, chữ M trong bảng chữ Phoenician (đọc là mem) giống như chữ Nh trong bảng chữ cái Khoa Đẩu. còn đây là chữ H và chữ Pi (được dùng phổ biến) trong bảng chữ Hy Lạp hiện đại:

η π

còn đây là chữ trên trống đồng Lũng Cú:

Posted Image

Khoảng cách địa lý cũng như thời gian hàng trăm năm khiến cho chữ viết bị sai lệnh, hơn nữa tiếng nói khác nhau khiến chữ viết cũng phải biến đổi cho phù hợp với tiếng nói vì vậy những chữ cái tương đồng mà ta còn có thể thấy là rất ít.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Châu Phi qua bộ truyện "Ngàn lẻ một đêm" hiện lên khác hẳn so với những miêu tả của người da trắng. Đó là những quốc gia trù phú và rất giàu có, người dân có làn da đen nhánh, họ luôn đeo rất nhiều vàng vô cùng lộng lẫy. Một cuộc hủy diệt văn hóa đã xảy ra vào thế kỷ 16, người da trắng đã phá hủy những lâu đài thành quách, hủy diệt văn tự để biến châu Phi thành một nơi man rợ nhằm dễ bề bóc lột. Những gì còn sót lại ngày nay quá ít ỏi nên người ta cũng dễ nhìn nhận châu Phi với cái nhìn sai lệnh, tuy nhiên những hoa văn trên trang phục truyền thống cho ta thấy sự huyền vĩ một thời của châu Phi:

Posted ImagePosted Image

Theo Rin86, biểu tượng hình quả trám đen trắng có thể chính là một cách thể hiện khác của âm dương.Nhìn kỹ hoa văn trên áo ba người phụ nữ, ta thấy no có 3 cái móc mỗi bên và một hoa văn to hơn hướng lên phía trên, Theo Rin86 đó là hình con cua cách điệu, âm dương được vẽ trên mai cua. Người châu Phi hiện nay vẫn còn dùng cua để bói toán.

"Tất cả chúng ta đều đến từ Châu Phi"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rin86 à,

Thiên Đồng phong cho Rin86 là Tiến Sĩ thực thụ với cả sự nể phục.

Tiến Sĩ của lòng tôi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Huynh Thiên Đồng nói vậy thì còn phải phong cả Doremon360 làm tiến sĩ nữa đấy! Chính bác Thiên sứ và Doremon360 nói cho muội biết những điểm giống nhau của những nền văn minh này. Muội chỉ ăn theo và sưu tầm thêm thôi :wacko: Doremon360 sưu tầm được những tài liệu rất hay đăng trên blog.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng là hươu, nai có khả năng định vị theo từ trường. Trước đây người ta cũng nghiên cứu và nhận ra rằng, các loài chim có tập tính di cư: cò, vạc, hạc, .bồ câu, .. đều có khả năng định vị chính xác lộ trình nhờ vào bộ phận cảm nhận từ trường ở đầu phía gần mỏ (mũi). Không phải vô tình mà hình ảnh trên trống đồng lại sử dụng những con vật có khả năng định vị và dự báo thời tiết. Điều này chỉ có thể giải thích là trống đồng là một công cụ mang tính dự báo và ghi thời gian của người Lạc Việt

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

trang phục của những cô gái Swaziland, châu Phi có đủ năm màu của Kim, Mộc, THủy, Hỏa, Thổ. Hy vọng đây không phải là sự ngẫu nhiên.

Posted Image (ảnh Vnexpress)

Share this post


Link to post
Share on other sites