TranNhatThanh

Ngũ hành các Sao trong Vòng Tướng Tinh ?

25 bài viết trong chủ đề này

Kính chào Chú Thiên Sứ,

Trong sách của tác giả Vũ Tài Lục có nói về ý nghĩa các sao trong Vòng Tướng Tinh (gồm các sao Tướng Tinh, Phàn An, Tuế Dịch (Thiên mã), Tức Thần, Hoa Cái, Kiếp Sát, Tai Sát, Thiên Sát, Chỉ Bối, Hàm Trì (Đào hoa), Nguyệt Sát, Vong Thần.

Và trong các tài liệu khác cũng có hướng dẫn cách thức an sao, nhưng không thấy đề cập đến Ngũ Hành của các sao này.

Cháu rất mong được Chú chỉ dạy về ngũ hành của các sao trong Vòng Tướng Tinh này, và một số Sao khác của lý số trung hoa như Thiên Vu, Thiên Nguyệt, Quán Sách, Hối Khí.

Xin chân thành cảm ơn Chú rất nhiều!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào Chú Thiên Sứ,

Trong sách của tác giả Vũ Tài Lục có nói về ý nghĩa các sao trong Vòng Tướng Tinh (gồm các sao Tướng Tinh, Phàn An, Tuế Dịch (Thiên mã), Tức Thần, Hoa Cái, Kiếp Sát, Tai Sát, Thiên Sát, Chỉ Bối, Hàm Trì (Đào hoa), Nguyệt Sát, Vong Thần.

Và trong các tài liệu khác cũng có hướng dẫn cách thức an sao, nhưng không thấy đề cập đến Ngũ Hành của các sao này.

Cháu rất mong được Chú chỉ dạy về ngũ hành của các sao trong Vòng Tướng Tinh này, và một số Sao khác của lý số trung hoa như Thiên Vu, Thiên Nguyệt, Quán Sách, Hối Khí.

Xin chân thành cảm ơn Chú rất nhiều!

Áhher thân mến.

Nếu tôi nhớ không nhầm thì đây là chòm sao Thiên Mã - gồm 12 sao. Nếu đúng như vậy thì đây là một đề tài hấp dẫn mà chúng ta có thể cùng tìm hiểu.

Cảm ơn Asher quan tâm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguồn gốc của sao Thiên mã thì không có gì khó hiểu cả, thậm chí cả vòng Tướng tinh gồm đủ 12 sao, với ngũ hành cũng vậy. Nhưng điểm quan trọng nhất cần phải nhận thấy rằng, Vòng này vốn không có lịch sử như những vòng Thái tuế, Lộc tồn và Tràng sinh. Đồng thời so sánh với "tính tự nhiên" của ba vòng Thái tuế, Lộc tồn và Tràng sinh, thì cái gọi là vòng Tướng tinh thật sự là gượng ép.

Như chúng ta đã biết, khởi đầu, vòng thái tuế chỉ có 5 sao, bao gồm Thái tuế, Tang môn, Điếu khách, Bạch hổ và Quan phủ. Cho nên, nói là Vòng, thực là do người đời sau không hiểu gì về Thái tuế cả, nên cứ gọi là Vòng - do nguyên nhân từ vòng Lộc tồn và Tràng sinh - một cách vô lối. Sau đó, khi đã gọi là vòng rồi, thì lẽ tự nhiên phải cố ghép cho đủ 12 vị, sao cho điền đủ vào 12 vị trí là 12 cung trên thiên bàn. Nhưng dù có an như thế nào, cũng phải đi tìm, và gán cho 7 sao cò lại của nó những ý nghĩa, để mà hòng chứng minh cho sự tồn tại của nó.

Sự minh chứng đó, do thiếu cân nhắc, và thiếu hiểu biết đúng đắn về thái tuế đã phát sinh ra những dị biệt, dẫn đến phép giải đoán sai về thái tuế và vòng thái tuế.

Vòng lộc tồn và tràng sinh, thật sự là mỗi vòng, nguyên khởi có 12 Sao. Sự có mặt của 12 sao, do những quy tắc thực sự của ngũ hành và âm dương. Bởi vậy, sự tồn tại của 12 sao là tự nhiên, như là vốn có. Tuy nhiên, nếu không có những sự hiểu biết âm dương ngũ hành đối với chúng, tất sẽ dẫn đến những áp dụng hàm hồ trong việc giải đoán, đặc biệt là khi áp dụng giải đoán vận hạn, khi cho xuất hiện các Phi tinh.

Từ sự đương nhiên tồn tại của 12 sao ở mỗi vòng lộc tồn, và tràng sinh, mà người ta thấy sẽ không hợp lý khi chỉ cho nhóm sao Thái tuế có 5 sao. Bởi vì người ta nghĩ rằng Vòng lộc tồn là vòng thiên can, vòng tràng sinh là vòng nạp âm. Thì rõ ràng, Thái tuế đại diện cho Địa chi. Sự cân bằng tam nguyên vốn là yêu cầu tự nhiên, nên không có lý do gì để cho nhóm thái tuế phải chịu" thiệt thòi" như vậy cả. Cuối cùng, đơn giản nhất là phải biện cho nhóm thái tuế một vòng cho đủ 12 sao với ý nghĩa nhất định, sao cho tương xứng với sự cân bằng tam nguyên.

Nhưng thật sự, sự tồn tại 12 sao trong vòng thái tuế lại không có căn bản từ lý luận đó. Cái lý đó, nó chỉ có giá trị về mặt hình thức. Nhưng do, bao lâu nay, người ta cứ yên tâm như vậy, nên thật sự đã dẫn đến hiểu sai hoàn toàn về sao Thái tuế. Đưa tới những phép giải đoán khi có áp dụng Thái tuế một cách gượng ép, và rồi, lộn tùng phéo, Thái tuế đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát.

Từ Thái tuế, vốn rõ là tên gọi, như người xưa vẫn xem nó là một Thần sát. Thần sát thái tuê - hay gọi là niên thần - có hiệu lực rất mạnh, khiến cho xem hạn, không thể bỏ qua. Mất vai trò của niên thần, giải đoán mất đi tới 30 % giá trị, thậm chí mất đi hẳn sự đúng đắn trong mỗi thông tin được giải đoán.

Bởi là niên thần. theo ngũ hành, có tam hợp hóa ngũ hành. Lực của tam hợp hóa mạnh hơn rất nhiều so với ngũ hành đơn. Thậm chí còn mạnh hơn cả tam hợp hội. Bởi tam hợp hóa ngũ hành, thì ngũ hành Hóa của tam hợp cũng là một Thể. Thế tất phải tuân theo luật sinh lão bệnh tử mà đại diện của nó chính là vòng tràng sinh, biểu thị 12 giai đoạn của sự sống muôn loài. Cần nhớ rằng, không nên đồng nhất sự sinh tồn này với vòng tràng sinh, mặc dù biểu kiến chúng hoàn toàn tương đồng nhau. Nhưng nếu cho chúng là tương đồng nhau về bản chất, lập tức sẽ dẫn đến sai lầm kinh dị. Tức là không chỉ cho phép tồn tại vòng tràng sinh Cục, mà song song với nó sẽ có cả vòng tràng sinh Hành bản mệnh. Hậu nhân, khi đưa ra câu hỏi này, mà không trả lời được, là do không hiểu được bản chất của vòng tràng sinh.

Có được 12 giai đoạn sinh trưởng của ngũ hành tam hợp hóa, người ta nhận thấy có một số vị trí rất đặc biệt. Đó là vị trí Mộc dục, vị trí Bệnh, vị trí Mô, vị trí Tuyệt. Hãy nhớ, đây là vị trí của 12 giai đoạn sinh trưởng, chứ không phải là 12 sao của vòng tràng sinh. Bởi sự đặc biệt về ý nghĩa của các vị trí này, mà người ta định vị nó bới các sao, và ý nghĩa của chúng cũng tư các ý nghĩa đặc biệt của các vị trí này mà ra. Dó là Đào hoa - ứng với vị trí Mộc dục. Thiên mã ứng với Bệnh, Hoa cái ứng với Mộ, và cuối cùng Kiếp sát ứng với Tuyệt.

Ý nghĩa thế nào, các Bạn quan tâm hãy tự tìm, bởi đó là bài toán rất dễ.

Cũng do Khí hợp hóa này rất mạnh, mạnh hơn cả Chi niên. Vì thế các sao này rất mạnh. Mạnh hơn cả thái tuế về tác dụng. Nên vào Vận hạn, không phối hợp được các sao này mà đoán, có nghĩa là chẳng đoán được gì cả, thảy đều chỉ là nói mò, bói dựa mà thôi !!.

Thế nhưng tại sao, khi lưu phi tinh, lại chỉ có Thiên mã trở thành phi tinh, mà các sao kia lại không ?.

Câu trả lời lại thuộc về một bài toán khác, liên hệ rất chặt đến các sao này, mà nếu chúng ta cứ ép vòng này phải có đủ cả 12 sao, thì sẽ đi đến cả 12 sao thuộc vòng Tướng tinh sẽ bay tung hết cả lên, như một "đám bụi" khổng lồ trên lá số vậy. Chớ có suy diễn một chiều như thế.

Và do đó, có thể khẳng định, 12 sao trong vòng này là một sự hồ đồ, ngộ nhận, suy diễn nông cạn của người Trung quốc.

Về ngũ hành, đến đây, chắc các Bạn cũng sẽ tự suy đoán ra, mà đã được các Tiền nhân tử vi Việt nam ta đã viết cách đây cả vài trăm năm.

Cho thấy, hiểu đúng bản chất về tử vi, chỉ thấy có tiền nhân việt nam ta mà thôi.

Đây là nhóm sao đơn giản nhất trong hệ thống sao tử vi, vậy mà người TQ từ cổ cho tới kim, chả hiểu gì, chỉ rặt những tán bậy tán bạ. Một số người Việt không hiểu, thấy sách Tàu, tưởng là cao siêu, mang về nửa kín nửa hở, xem đó là cẩm nang báu vật, có biết đâu là mang Rác về nhà - tuy cũng có những cái gọi là bí thuật (nhưng thảy đều là do kinh nghiệm mà ra, chứ chẳng có lý luận gì). Thật mất công. Đúng là tiền mất, tật mang, vì ôm vào người, đem đi lòe thiên hạ, lại bịp luôn cả chính mình. Kết quả, học thuật ngày càng lụi đi, chỉ làm cái anh Thuật sỹ lòe người kiếm cơm. Luyện Mỏ cho dẻo, khoe rằng công lực thượng thừa.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui thân mến.

Tôi hoàn toàn ủng hộ luận điểm của anh thể hiện dưới đây:

Cho thấy, hiểu đúng bản chất về tử vi, chỉ thấy có tiền nhân Việt Nam ta mà thôi.

Đây là nhóm sao đơn giản nhất trong hệ thống sao tử vi, vậy mà người TQ từ cổ cho tới kim, chả hiểu gì, chỉ rặt những tán bậy tán bạ. Một số người Việt không hiểu, thấy sách Tàu, tưởng là cao siêu, mang về nửa kín nửa hở, xem đó là cẩm nang báu vật, có biết đâu là mang Rác về nhà - tuy cũng có những cái gọi là bí thuật (nhưng thảy đều là do kinh nghiệm mà ra, chứ chẳng có lý luận gì). Thật mất công. Đúng là tiền mất, tật mang, vì ôm vào người, đem đi lòe thiên hạ, lại bịp luôn cả chính mình. Kết quả, học thuật ngày càng lụi đi, chỉ làm cái anh Thuật sỹ lòe người kiếm cơm. Luyện Mỏ cho dẻo, khoe rằng công lực thượng thừa.

Thân ái.

Thật tình, khi vào hiệu sách, xem những cuốn viết về Tử Vi, thấy cuốn nào mà mở đầu ghi đại khái: "Tử Vi do Trần Đoàn Lão tổ sáng tạo vào thời Tống...." là tôi gấp lại trả cho hiệu sách. Cũng như sách viết về Dịch mà mở đầu đại loại là : "Thái Cực tức là Vô cực...." tôi cũng trả lại. Đúng là mua rác về nhà.

Trước đây đã lâu, tôi sưu tầm được - cũng không còn nhớ ở đâu - toàn bộ chòm sao Thiên Mã, tôi đã đưa lên tuvilyso.com (Bây giờ là tuvilyso.net) - nhưng chỉ để tham khảo. Bởi vì - nếu theo cách an sao của chòm sao này - thì chỉ cần xác định 1 sao trong chòm sao và các sao khác sẽ an theo quy luật từ sao này. Trong khi đó thì các sao khác - được cho là của chòm Thiên Mã - thì an theo một quy luật khác. Cho đến bây giờ, tôi chưa có thời gian kiểm chứng nhưng phương pháp an khác nhau cho các sao được coi là cùng chòm sao, nhưng trùng khớp với cách an của một chòm sao hay không? Bởi vậy, nhân việc anh Asher đưa 12 sao lên tôi mới có ý kiến muốn cùng tham khảo.

Tôi cũng hoài nghi v/v đưa quá nhiều sao chưa rõ bản chất vào lá Tử Vi mà chưa có kiểm chứng thực nghiệm. Trong khi bản chất Tử Vi chỉ tồn tại dưới dạng ứng dụng và là một công cụ dự báo, chứ không phải nội dung của học thuyết và là sự phản ánh một thực tại là tiền đề của nó.

Trần Đoàn Lão Tổ chỉ có công dịch Tử Vi từ văn minh Việt ra tiếng Hán, cũng như Thái Thứ Lang dịch Tử Vi Đẩu số ra tiếng Việt lại vậy.Ra hiệu sách mà hỏi mua Tử Vi Đẩu số của Thái Thứ lang thì người bán sẽ đưa đúng ý, còn hỏi Tử Vi của Trần Đoàn thì họ sẽ giới thiệu cả chục cuốn có nội dung nhiều chỗ khác nhau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cụ Thiên Sứ ơi cho bé hỏi.

Bé đang ngâm cứu tử vi qua cuốn: Lạc Hồng trung nghĩa tử vi.

Trong cuốn này phần Sao thiên mã giải đoán viết: Thiên mã nhập mệnh thân là người anh hùng, đóng quan làm tường chấn ải biên cương.

Thiên Mã Ảo diệu, là tướng quân là cánh tay cận kề vua bảo vệ vua ở vòng ngoài. Thiên mã bảo vệ bình an cho giang sơn, gặp vua lúc nào cũng đứng thẳng nghiêm trang chào. Đóng quân giữ biên cương gặp giặc mặt đỏ phừng phừng vung gươm xả thân vì nước.

Sao này có phải trong chòm thiên mã không cụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Vuivui,

Nếu nói Thiên Mã ứng với Bệnh, tức không phải là Cát. Nhưng tại sao trong Kỳ Môn, Lục Nhâm đều cho Mã là một trong 3 cái tốt, Qúi Nhân Lộc Mã.

Thiên Mã của Tử Vi còn được gọi là Dịch Mã. Thật ra vòng Tướng Tinh không phải xuất phát từ Tử Vi mà nó đã có trong môn thiên văn cổ vì vậy trong các môn tinh mệnh học khác như “Tinh Học Đại Thành”, “Truong Quả Tinh Tông” đều sử dụng nó. Có lẻ vì vậy mà có người muốn đem để áp dụng vào Tử Vi.

Trong Tinh Học Đại Thành thì an theo Niên Can, trong Trương Quả Tinh Tông thì an theo Nhật Can.

Trong Tinh Học đại Thành:

Dịch Mã tức là Địa Dịch Thiên Mã hợp lại mà gọi. (Chử Dịch ở đây có nghỉa là ngựa trạm đưa thư)

Năm Thân Tý Thìn Mã tại Dần, Mộc Tinh là Địa Dịch, Hỏa Tinh là Thiên Mã, Dịch Mã là Hỏa

Năm Thân: Mộc Tinh tại Vĩ 15 độ.

Năm Tý: Mộc Tinh tại Cơ 5 độ.

Năm Thìn: Mộc Tinh tại Đẩu 4 độ.

Năm Dần Ngọ Tuất Mã tại Thân, Kim Tinh là Địa Dịch, Thủy Tinh là Thiên Mã, Dịch Mã là Thủy

Năm Dần: Kim Tinh tại Chủy

Năm Ngọ: Kim Tinh tại Sâm 5 độ.

Năm Tuất: Kim Tinh tại Tất 11 độ.

Năm Tỵ Dậu Sữu Mã tại Hợi, Thủy Tinh là Địa Dịch, Kế Đô là Thiên Mã, Dịch Mã là Kế

Năm Tỵ: Thủy Tinh tại Thất 9 độ.

Năm Dậu: Thủy Tinh tại Bích 3 độ.

Năm Sửu: Thủy Tinh tại Khuê 1 độ.

Năm Hợi Mão Mùi Mã tại Tỵ, Hỏa Tinh là Địa Dịch, Mộc Tinh là Thiên Mã, Dịch Mã là Mộc

Năm Hợi: Hỏa Tinh tại Dực 8 độ.

Năm Mão: Hỏa Tinh tại Chẩn 2 độ.

Năm Mùi: Hỏa Tinh tại Chẩn 14 độ.

Dịch Mã 12 vị

Dịch Mã, Lục Hại, Hoa Cái, Kiếp Sát, Tai Sát, Thiên Sát (Tuế Sát), Địa Sát, Niên Sát, Nguyệt Sát, Vong Thần, Tướng Tinh (Đại Sát), Phan An

Tuế Sát và Đại Sát (trong ngoặc) là trong Hiệp Kỷ Biện Phương Thư

So Sánh lại với vòng mà bạn Asher đăng thì

Tuế Dịch = Dịch Mã

Tức Thần = Lục Hại

Chỉ Bối = Địa Sát

Hàm Trì = Niên Sát

Có lẻ vì an theo tam hợp cục của địa chi mà trùng hợp với vòng trường sinh nên mới có thuyết nói là Dịch Mã căn cứ vào sao Bệnh.

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cụ Thiên Sứ ơi cho bé hỏi.

Bé đang ngâm cứu tử vi qua cuốn: Lạc Hồng trung nghĩa tử vi.

Trong cuốn này phần Sao thiên mã giải đoán viết: Thiên mã nhập mệnh thân là người anh hùng, đóng quan làm tường chấn ải biên cương.

Thiên Mã Ảo diệu, là tướng quân là cánh tay cận kề vua bảo vệ vua ở vòng ngoài. Thiên mã bảo vệ bình an cho giang sơn, gặp vua lúc nào cũng đứng thẳng nghiêm trang chào. Đóng quân giữ biên cương gặp giặc mặt đỏ phừng phừng vung gươm xả thân vì nước.

Sao này có phải trong chòm thiên mã không cụ.

Cũng còn tùy theo có ăn được Thiên mã nữa ko bạn ạ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Vuivui,

Nếu nói Thiên Mã ứng với Bệnh, tức không phải là Cát. Nhưng tại sao trong Kỳ Môn, Lục Nhâm đều cho Mã là một trong 3 cái tốt, Qúi Nhân Lộc Mã.

Chào Vinh.

Vinh nghĩ đúng rồi đó. Nó là Cát chỉ vì theo quy tắc, thái quá thì bất cập, cực tất biến, biến tất thông. Như trong bài tôi đã nói, các sao Đào hoa, Thiên mã, Hoa cái và Kiếp sát là được đặt vào các vị trí đó, chứ không phải là lấy ý nghĩa của vị trí đó mà gán cho chúng. Mà chúng là phản ứng tất yếu của sinh vật sống khi lâm vào hoàn cảnh đó.

Như thiên mã, ở vị trí bệnh, là hoàn cảnh không thay đổi thì sẽ chết, vì liền sau đó là Tử. Nhu cầu sống vốn là rất mãnh liệt và tự nhiên - mà người ta còn gọi là sự tham sống sợ chết vậy.Nhưng bệnh vốn là hoàn cảnh khó khăn, đã đẩy đến cùng cực, trước mắt là cái chết - tử, bản năng cầu sống trỗi dậy. Thắng trở lực thì hồi sinh, thất bại thì chết chắc. Cho nên, ứng vào thọ yểu, thì đó là xem sự sống chết, ứng vào công việc thì đó là sự thay đổi, thay cũ đổi mới. Sự đổi mới này, chưa biết kêt quả ra sao, nhưng chắc chắn là thoát ra khỏi cái cực khó của cái cũ. Cho nên, thiên mã là Cát tinh vậy. Và do đó, thiên mã rất cần trợ lực của cát tinh khác để bảo đảm cho sự thay đổi này thành tựu. Như đi với Tả Hữu thì đươc giúp đỡ mau chóng thành tựu, gặp Lộc thì phát tài trong buôn bán, hay giao dịch, làm ăn tấn tới, gặp Tang thì gặp chuyện buồn phiền, gặp Kiếp thì toi, tang khó, ...hội càng nhiều sao phụ đi cùng thiên mã, càng dễ giải đoán, như gặp Tang Kiếp Phục thì chắc thế nào cũg có tang, nếu là mình thì chuyển kiếp nhân sinh, nếu gặp Tang Đà Kiếp thì tai nạn mà chết, gặp Tang Kình Hình Kỵ thì bị đánh, chứ chẳng cần phải đi chơi, hay đi xa mà bị thế này thế nọ.

Sơ lược như vậy, dể thấy sự Cát của thiên mã nó thế nào, cũng là thấy cái bến hóa của thiên mã ra sao. Chứ đừng có thấy thiên mã, là cứ phải gải đoán nào là xe, nào là đi xa, nào là chân tay. Chẳng phải chỉ như thế đâu. Muốn cụ thể hơn, thì ngoài thiên mã, phải xem hội tụ cụ thể. Nên nhớ, hành của thiên mã rất quan trọng trong giải đoán, xác định hành sai, sai luôn tất cả.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Vuivui,

Thiên Mã của Tử Vi còn được gọi là Dịch Mã. Thật ra vòng Tướng Tinh không phải xuất phát từ Tử Vi mà nó đã có trong môn thiên văn cổ vì vậy trong các môn tinh mệnh học khác như “Tinh Học Đại Thành”, “Truong Quả Tinh Tông” đều sử dụng nó. Có lẻ vì vậy mà có người muốn đem để áp dụng vào Tử Vi.

Không thể nói như vậy được, Thiên mã vốn đã có từ lâu, như trong thần sát, nó là một cát thần. Chẳng liên hệ gì với tử vi cả, cũngchawrng dính gì đến tử bình, đơn giản, nó là cát thần. Cũng như Hàm rì - đào hoa trng tứ trụ - thì cũng chẳng liên hệ gì với đào hoa của tử vi cả. Nhưng có sự trùng tên, bởi có sự tương đồng về nghĩa lý của sao. Nhưng nguồn gốc của chúng, ở mỗi môn, có đường đi đường đến riêng biệt. Người xưa chẳng bao giờ đem râu ông nọ cắm cằm bà kia đâu. Chẳng qua hậu nhân học không hiểu, cứ tưởng là như vậy thôi. Như Kình dương trong tứ trụ, đâu có liên hệ gì với kình dương của tử vi, bởi thấy ngay, trong tử vi thì Kình dương có cặp với Đà la, còn ở tứ trụ, đâu có !. Nhưng ở tử vi, người ta vẫn xài tên đó.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

....... Có lẻ vì vậy mà có người muốn đem để áp dụng vào Tử Vi.

Chào chú Vuivui,

Để truy nguyên vấn đề Dịch Mã này, VinhL đã khảo xét lại với quyển “Chánh Tông Tử Vi Đẩu Số Đại Toàn” nguyên tác Trần Hi Di do Nam Bắc Sơn Nhân luận chú của người bạn.

Xin trình bài những điểm khám phá sau đây.

Mục 34 An Trung Thiên Lục Tinh Diệu

An theo Tháng Sinh

Thiên Hình, Thiên Dao, Thiên Mã, Thiên Vu, Thiên Nguyệt, Âm Sát

Mục 46 An “Chi Hệ” 34 tinh

An theo niên chi gồm có

Bảng 1

Hồng Loan, Thiên Hỉ, Thiên Khốc, Thiên Hư, Cô Thìn, Quả Tú

Bảng 2

Kiếp Sát, Hoa Cái, Hàm Trì, Long Trì, Phượng Các, Giải Thần, Phá Toái, Phi Liêm, Quán Sách, Quan Phù, Tiểu Hao, Đại Hao, Long Đức

Bảng 3

Bạch Hổ, Thiên Đức, Điếu Khách, Bệnh Phù, Tướng Tinh, Phan An, Tuế Dịch, Tức Thần, Tai Sát, Thiên Sát, Chỉ Bối, Nguyệt Sát, Vong Thần.

Nếu quả thật Tử Vi xuất phát từ Hi Di Trần Đoàn tiên sinh thì vòng Tướng Tinh, hay Dịch Mã đã được sử dụng từ đầu.

Một điểm chú ý nửa là sao Thiên Mã an theo Tháng Sinh, và sao Tuế Dịch (củng là Thiên Mã hay Dịch Mã) của vòng Tướng Tinh, an theo Niên Chi.

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Vuivui,

Để truy nguyên vấn đề Dịch Mã này, VinhL đã khảo xét lại với quyển “Chánh Tông Tử Vi Đẩu Số Đại Toàn” nguyên tác Trần Hi Di do Nam Bắc Sơn Nhân luận chú của người bạn.

Xin trình bài những điểm khám phá sau đây.

Mục 34 An Trung Thiên Lục Tinh Diệu

An theo Tháng Sinh

Thiên Hình, Thiên Dao, Thiên Mã, Thiên Vu, Thiên Nguyệt, Âm Sát

Mục 46 An “Chi Hệ” 34 tinh

An theo niên chi gồm có

Bảng 1

Hồng Loan, Thiên Hỉ, Thiên Khốc, Thiên Hư, Cô Thìn, Quả Tú

Bảng 2

Kiếp Sát, Hoa Cái, Hàm Trì, Long Trì, Phượng Các, Giải Thần, Phá Toái, Phi Liêm, Quán Sách, Quan Phù, Tiểu Hao, Đại Hao, Long Đức

Bảng 3

Bạch Hổ, Thiên Đức, Điếu Khách, Bệnh Phù, Tướng Tinh, Phan An, Tuế Dịch, Tức Thần, Tai Sát, Thiên Sát, Chỉ Bối, Nguyệt Sát, Vong Thần.

Nếu quả thật Tử Vi xuất phát từ Hi Di Trần Đoàn tiên sinh thì vòng Tướng Tinh, hay Dịch Mã đã được sử dụng từ đầu.

Một điểm chú ý nửa là sao Thiên Mã an theo Tháng Sinh, và sao Tuế Dịch (củng là Thiên Mã hay Dịch Mã) của vòng Tướng Tinh, an theo Niên Chi.

Kính

Chào VinhL.

Cám ơn VinhL đã dẫn một cái gọi là trước tác Trần Đoàn ?. Gọi hẳn là Lão Tổ cho oai !!!.

Có mấy điểm, như Tôi và anh Thiên Sứ có đề cập đến.

-Thứ nhất. Sách mà gọi là trước tác của họ Trần, tên gọi Lão Tổ hiện nay bày bán khắp nơi, nhiều vô kể. Thực tế là cũng không thể biết đâu thực là của Trần Đoàn thật, đâu là Trần Đoàn giả. Đó là giả thiết là có Một ông Trần Đoàn thật. Người có sách thì bao giờ cũng muốn sách mà mình có thật có giá trị. Nhưng giá trị học thuật lại là vấn đề khác. Một đằng là ý muốn chủ quan - do đó sẽ có những phản ứng khi sách bị nghi ngờ hay bị chê !. Một đằng là khách quan, không phụ thuộc vào người có sách.

-Thứ hai. Ngày càng nhiều chứng liệu chứng tỏ Trần Đoàn không phải là người sáng tạo ra môn Tử vi. Thậm chí, về mặt nội dung lý thuyết tử vi, cũng đã có nhiều thể hiện Trần Đoàn cũng chẳng thể dịch ra tử vi từ một nguồn gốc nào đó. Nếu mà có thể dẫn chứng Tử vi đã từng nằm trong tay Trần Đoàn, thì cũng đã có nhiều chứng liệu (Tôi đã có chứng minh xác thực) Trần Đoàn chả hiểu gì về Tử vi cả !!!

Người TQ đã muốn lấy môn Tử vi làm của mình, nhưng rồi, như truyền thuyết cho thấy, cùng thời với Trần Đoàn, Từ Tử Bình đã có mặt, trước Từ Tử Bình, môn Tứ Trụ đã phát triển, tới Tử Bình thì phát triển hoàn thiện mà ông ta được vinh danh cho một bộ môn, môn tử bình. Môn Tử Bình mới thật sự là của người TQ, nó chính là con đẻ. Nên nó được "cưng chiều hơn", và cũng do chính họ đã "sáng tạo" ra nó, nên họ đã có những phát triển. Do Tử vi chỉ là con nuôi, nên nó nhanh chóng bị lãng quên. Thậm chí, Trần Đoàn có rất nhiều truyền nhân, đủ các loại môn mà Ông ta sở đắc. Nhưng duy chỉ có Tử vi - mà người TQ vẫn tuyên bố là món sở đắc nhất của ông ta - thì lại chẳng có mống truyền nhân nào cả. Mãi về sau, vào Triều Minh, La Hồng Tiên mới "nhận" được một bản thảo, nói là của Trần Đoàn, chứ có ai chứng thực đâu. Trong khi đó, vào thời Trần, Tử vi đã thịnh hành, góp phần vào quyết định Kháng Nguyên, nhằm gìn giữ giang sơn gấm vóc. Có thể nói Tử vi đã gắn bó máu thịt với người Việt Nam từ thuở nào, cái thuở mà người TQ có nằm mơ cũng chẳng biết Tử vi nó mồm ngang mũi dọc ra sao. Mà theo kể lại, thì Huệ Túc Phu Nhân, chỉ là một người Đàn Bà, thế mà Tử Vi được truyền lại cho đến ngày nay. Ngược lại, Trần Đoàn, không những Hi Di, mà còn là Lão Tổ, Học trò đầy rẫy, truyền đến mấy đời, mà không truyền lại nổi Tử vi - sở đắc của Bản thân ?. Để rồi mấy cuốn sách ấy nó phải "chui vào mấy cái hang động" trên núi Hoa Sơn (như chưởng Kim Dung vậy), cho đến khi La Hồng Tiên mò lên núi, "mệt quá ngủ thiếp đi, thấy Trần Đoàn lò dò đi tới vứt cho mấy cuốn sách, rồi ù té chạy" như thằng ăn trộm vậy !!. Chỉ kịp dặn LHT mang xuống núi và bảo đó là Sách của Ổng, vì Ổng là người TQ ?.

Tin được không ?.

Ngay như đây, cuốn sách mà VinhL đã dẫn, có dẫn ra Thiên mã thế nào không ?. Có hiểu Thiên mã thế nào không ?. Hay chỉ là nói những cái mà người đời vẫn Xài, có thêm mới mẻ, thì không giải thích. Tóm lại vẫn chỉ là một mớ những liệt kê danh sách. Nói nhăng nói cuội, phán bừa là an theo Tháng sinh. Tưởng chẳng ai hiểu, rồi cứ tự tung tự tác tán bậy bạ.

Hơn 100 sao Tử vi, cùng với từ Thiên bàn trở đi, với mệnh thân, từng cung, hành bản mệnh, Cục số đều có gốc gác của nó,thành một thể thống nhất, tính nhất quán và minh triết cao hơn Tử Bình nhiều. Sau này, khi những bí mật của Tử vi được công khai. Thì tử bình mà đứng bên cạnh Tử vi, chỉ là con đom đóm lập lòe dưới ánh sáng ban ngày mà thôi.

Bởi Tử vi, có thể lật ngược được cả Chu Dịch, thấy rõ được cả nguồn gốc và Bản chất của Chu Dịch. Chỉ dựa vào điều này, khiến cho có thể đó là một bằng chứng mạnh chứng minh cả một hệ thống âm dương ngũ hành, Dịch và Tử vi đều không phải là của người TQ.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Vuivui,

Vấn đề ông Hi Di Trần Đoàn có phải là Lão Tổ của môn Tử Vi hay không, VinhL không có hứng thú nghiên cứu.

Nếu nói cho đúng thì những sao trong Tử Vi, Thần Sát, đều đã có trước thời ông ta. Một số Thần Sát là từ Lục Nhâm, một số từ Kỳ Môn. Hai môn này dĩ nhiên đã có trước thời củng ông Hi Di rồi.

Đa số các sách về Lý Học Đông Phương có sách nào giải thích rõ ràng cái nguyên lý “Tại Sao” đâu.

Chỉ nói về Dịch Mã thôi, đã có 4 loại (Theo cuốn Lục Nhâm Dị Tri), năm tháng ngày giờ, tùy theo môn mà sử dụng. Kỳ Môn củng có quẻ Năm Tháng Ngày Giờ, Thái Ất thì có Tuế Kể, Nguyệt Kể, Nhật Kể, Thời Kể, chuyện Dịch Mã an theo tháng củng có lý của nó chú ạ.

Chú đề cập đến những bí mật của Tử Vi, không biết có phải muốn nói đến bộ “Đông A Di Sự” không ạ?

Nếu thế thì VinhL cầu mong ai đang sở hửu bộ “Đông A Di Sự” này phải công khai để làm sáng tỏ nguồn gốc của Tử Vi vậy.

Nếu chú nắm giữ những bí mật về Tử Vi, VinhL củng mong được chú chia sẻ mà học hỏi. Thành thật cám ơn.

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Vuivui,

Chỉ nói về Dịch Mã thôi, đã có 4 loại (Theo cuốn Lục Nhâm Dị Tri), năm tháng ngày giờ, tùy theo môn mà sử dụng. Kỳ Môn củng có quẻ Năm Tháng Ngày Giờ, Thái Ất thì có Tuế Kể, Nguyệt Kể, Nhật Kể, Thời Kể, chuyện Dịch Mã an theo tháng củng có lý của nó chú ạ.

Đã nói Lý thì điều kiện đầu tiên là phải nhất quán. Chứ không thể chỗ thì cho là Gà, chỗ thì cho là Vịt được. Như đang nói ở trong tử vi. Thiên mã có sao Lưu an theo lưu niên. Nhất quán với sự an theo niên sinh. Nếu cho là an theo tháng cũng có Lý, thì đối với sao Lưu thì an thế nào, muốn nhất quán thì phải an theo tháng. VinhL có thấy kiểu tử vi nào sao Lưu thiên mã của lưu niên hạn an theo tháng không ?.

Đó là Tôi không nói tới sự nhất quán trên toàn bộ hệ thống tử vi, chứ không chỉ nói tới sự nhất quán khư trú trên một sao, hay một nhóm là phiến diện. Sẽ có thể nhất quán được một vài điểm, nhưng về tổng thể, không thể tránh khỏi râu ông nọ cắm cằm bà kia.

Đơn cử có vậy thôi. Chứ nói chuyện tử vi, cho có hệ thống, dài lắm. Chỉ nói cơ sở thôi, cũng là một cuốn sách có bề dày trên ngàn trang khổ A4 rồi (chưa đề cập đến tử vi luận đoán đâu).

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Vuivui,

VinhL hơi thất vọng vì không thấy chú hé môi chút nào về “Đông A Di Sự”:-(((

Thôi thì mong chú giải thích cái hệ thống cơ bản trong Tử Vi, như là Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái, Tam Tài, 64 dịch quái, được thể hiện như thế nào trong Tử Vi?

Tại sao Tử Vi an theo Cục? Cung an Tử Vi trong mỗi cục lại nhảy tới nhảy lui, nguyên lý của nó là như thế nào ạ?

Trong Tử Vi có 3 sao liên quan đến Kỳ Môn, không biết chú có nghiên cứu đến vấn đề này không?

Thế người sinh ở Úc Tử Vi phải xem như thế nào?

Thành thật mong chú chỉ dẫn.

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào cụ Vui Vui, bạn Vinh.

VinhL hơi thất vọng vì không thấy chú hé môi chút nào về “Đông A Di Sự”:-(((

Lại có cả sách này nữa à giờ tôi mới nghe thấy lần đầu mong cụ Vui Vui chỉ dẫn .

Thôi thì mong chú giải thích cái hệ thống cơ bản trong Tử Vi, như là Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái, Tam Tài, 64 dịch quái, được thể hiện như thế nào trong Tử Vi?

Tại sao Tử Vi an theo Cục? Cung an Tử Vi trong mỗi cục lại nhảy tới nhảy lui, nguyên lý của nó là như thế nào ạ?

Trong Tử Vi có 3 sao liên quan đến Kỳ Môn, không biết chú có nghiên cứu đến vấn đề này không?

Các vấn đề này sin chờ cao kiến chỉ giáo của cụ Vui Vui.

Thế người sinh ở Úc Tử Vi phải xem như thế nào?

Bạn người Mỷ gốc Việt ơi vấn đề này tôi cũng đang đau đầu. Chả dấu gì bạn tôi có một đôi ông anh bà chị mà trong cái duyên lý học tôi xếp vào cặp trợ thủ số 6 cung cấp cho tôi những cái oái ăm nhất để tôi giải quyết những cái rắc rối nhất nên tôi rất cám ơn họ. Anh chị ấy có mấy cháu hiện đang du học tại Úc muốn dự đoán vận hạn tôi chẳng hiểu làm thế nào cả. Bạn chịu khó bay từ Mỷ sang Úc để tổng kết lý thuyết từ thực tiễn một chút rồi về đăng lên diễn đàn cho anh em tham khảo.

Kính cụ và bạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn vinhL

Chú đề cập đến những bí mật của Tử Vi, không biết có phải muốn nói đến bộ “Đông A Di Sự” không ạ?

Nếu thế thì VinhL cầu mong ai đang sở hửu bộ “Đông A Di Sự” này phải công khai để làm sáng tỏ nguồn gốc của Tử Vi vậy.

Theo cảm nhận của liêm trinh riêng với bộ môn tử vi thì chắc chắn được phát triển bằng tiền nhân Việt. Và tiếp tục được phát triển bằng người Việt có sự hộ trợ cực kỳ hữu hiệu của thần linh Lạc Hồng và các thần linh nhân ái khác. Theo liêm trinh thì có sự tồn tại một thế giới vật chất sau khi chết và ở đó các vị Vua sáng và các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu và truyền tải lại cho con cháu theo chữ "cảm".

Nếu bây giờ có tìm lại được bộ sách bạn nói thì chắc chắn không khác gì những sách đang hiện hành là mấy vì dẫu có là tài liệu của tâm linh sáng suốt hơn thì những thông tin của trường vật chất tâm linh phải bắt nguồn từ nhận thức hiện thực khách quan khi sống.

Người Việt Nam chúng ta nếu ai có thì chắc chắn họ sẽ giao nộp ngay cho nhà nước.

Bạn cho mình hỏi một chút :

Mình đang nghiên cứu kinh tế học nên mình hỏi bạn là ở Mỷ trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản man rợ, khi một số nhà tư bản mất nhân tính, biết những người có khả năng sáng tạo có những công trình khoa học muốn ăn cướp thường dùng liên hoàn kế để làm sao vu cáo với chính quyền để có những cuộc bắt người khám nhà rồi dùng kế "thừa cháy hôi của" để đoạt các tài sản trí tuệ là đúng 100% chứ và đó chính là một cách thể hiện một phần bản chất của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ man rợ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

......

Bạn người Mỷ gốc Việt ơi .....

Chào bạn Liêm Trinh,

Xin lồi cho hỏi VinhL đã trao đồi với bạn bằng tiếng Mỷ hồi nào mà bạn cho VinhL là người Mỷ gốc Việt?

Cho dù là vậy đi nữa, tại sao lại phải kỳ thị người này người nọ Gốc Việt vậy bạn?

Mấy chục năm trước Nam Bắc phân tranh, kỳ thị Bắc Trung Nam chưa đủ sao?

Là người Việt cả tại sao lại tự chia rẻ? Thật đáng buồn!!!

Cùng là nòi Việt thì người Việt ở Mỹ, ở Úc, ở Trung Hoa, ở Iraq củng là Việt!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn VinL

Xin lồi cho hỏi VinhL đã trao đồi với bạn bằng tiếng Mỷ hồi nào mà bạn cho VinhL là người Mỷ gốc Việt?

Cho dù là vậy đi nữa, tại sao lại phải kỳ thị người này người nọ Gốc Việt vậy bạn?

Mấy chục năm trước Nam Bắc phân tranh, kỳ thị Bắc Trung Nam chưa đủ sao?

Là người Việt cả tại sao lại tự chia rẻ? Thật đáng buồn!!!

Cùng là nòi Việt thì người Việt ở Mỹ, ở Úc, ở Trung Hoa, ở Iraq củng là Việt!!!

Có một mục đã lâu lắm rồi của anh Bát Bộ Thiên Long về lỗi chính tả bạn đã nhận bạn là người Mỷ gốc Việt ( nếu tôi nhớ không nhầm).

Bạn yên tâm tôi luôn có dòng máu Lạc Hồng chảy trong tim và luôn nhớ câu ca dao của dân tộc Việt Nam.

" Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau".

Tôi đến với diễn đàn cũng chỉ mong học hỏi và có thể đóng góp những hiểu biết vụn vặt của mình để tăng thêm tình đoàn kết cho tất cả mọi người con của nòi Việt và cầu mong làm sao cho mọi điều tốt đẹp nhất đến với đất nước yêu quý của mình với đồng bào mình.

chào bạn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Liêm Trinh,

Đây là bài của VinhL viết trong mục “Vì sao người Mỹ gốc Việt nói tiếng Thanh Hóa”

Chào Bạn BatBoThienLong,

Bạn có nghỉ rằng nhiều Việt Kiều còn dùng được tiếng Việt để mà diễn tả, để mà viết bài thì củng là giỏi lắm rồi không. Thử bỏ bạn vào nước Mông Cổ vài chục năm không viết chử Việt coi bạn còn phân biệt được dấu ngã hay dấu hỏi không?

Thật ra nhiều khi viết bài VinhL củng không còn nhớ là phải dùng hỏi hay ngã, cứ đánh đại một cái cho xong. Không lẻ phải đi lôi cuốn tự điển tiếng Việt để mà coi phải bỏ dấu hỏi hay ngã, vậy thì cái ý nghỉ bị đứt đoạn thế thì còn gì hứng để mà viết tiếp nửa?

Còn một vấn đề nửa mà bạn không biết, dấu hỏi dể đánh hơn dấu ngã trên Keyboard, vì dấu ngã phải dùng ngón út trái để đánh trong khi đó dấu hỏi thì dùng út phải để đánh. Vì vậy nhiều khi biết nên để dấu ngã nhưng đánh đại dấu hỏi cho lẹ vì thuận tay phải:-))

Thân

Bạn có thấy chổ nào VinhL nói mình ở Mỹ hay tự nhận mình là người Mỹ gốc Việt không vậy?:-)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn VinhL

Đây là bài của VinhL viết trong mục “Vì sao người Mỹ gốc Việt nói tiếng Thanh Hóa”

................................................................................

...............................

Bạn có thấy chổ nào VinhL nói mình ở Mỹ hay tự nhận mình là người Mỹ gốc Việt không vậy?:-)

Do bài viết của bạn như vậy nên liêm trinh xác định nhầm. Chân thành sin lỗi.

Bạn hiểu cho. Học thuật là con dao 2 lưỡi nên khi chuyển khí về tổ bắt buộc phải sử dụng nhiều phương cách như lên diễn đàn những vấn đề nhạy cảm thường dùng cách nói ngụ ngôn.

Mọi con đường đều nhằm mục đích đưa khí về tổ và làm sao bảo vệ được nguyên khí. Nếu để thoát nguyên khí ra ngoài thì họ nhà liêm trinh ít người lắm không gánh nổi tội với thần linh Lạc Hồng.

Chào bạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn VinhL

Do bài viết của bạn như vậy nên liêm trinh xác định nhầm. Chân thành sin lỗi.

..........

Chào bạn Liêm Trinh,

Không có gì đâu bạn ạ.

VinhL thấy bạn làm khó bắt mình phải sang Úc để tổng kết lý thuyết từ thực tiễn ...., nên mình làm khó lại thôi.

Theo VinhL suy luận, ở Úc là Nam bán cầu nên thứ nhất thời tiết tương phản với Bắc bán cầu, thứ hai trên dưới nghịch đão, nên khi xem lá Tử Vi phải lộn ngược nó lại để mà xem. (Đây chỉ là suy luận chưa kiểm chứng, nếu có thời gian sẻ kiểm chứng sau).

Còn vấn đề chủ nghỉa tư bản man rợ gì gì đó, bạn chịu khó bay sang Mỹ để tổng kết lý thuyết từ thực tiễn một chút rồi về đăng lên diễn đàn cho anh em tham khảo:-)))

Thân

Share this post


Link to post
Share on other sites

VinhL viet:

VinhL hơi thất vọng vì không thấy chú hé môi chút nào về “Đông A Di Sự”:-(((

Chào VinhL.

Có lẽ VinhL chưa nắm được những nét lớn về sự tìm về cội nguồn của tử vi, nên mới nói vậy.

Tử vi, có lẽ là một trường hợp khá đặc biệt trong sự phát triển tri thức của nhân loại. Đó là tử vi, dù đã trải qua thời gian ngàn năm có lẻ, sự phát triển của nó, lại hầu như chỉ khuôn viên trong phạm vi ứng dụng, đều nhằm vào ứng dụng. Chưa thấy có một tài liệu viết về tử vi mà lại có những nghiên cứu hệ thống về nguồn gốc của nó. Chỉ những thập niên gần đây, giới nghiên cứu tử vi mới có những đột phá về vấn đề này. Có thể nói, những đột phá này, tuy chưa có thể đạt được những tham vọng, song nó đã thể hiện cho hậu nhân thấy tầm quan trọng của nó. Rằng không thể phát triển môn tử vi, cũng như lý học đông phương đạt đến những nhu cầu về nó, nếu không có những lý thuyết dẫn đường. Mà cơ sở của lý thuyết, lại chính là các vấn đề về nguồn gốc của chính nó.

Tôi chưa bao giờ được tiếp xúc với "Đông A Di Sự". Nó có tồn tại thật hay không ?. Tôi cũng không dám khẳng định. Nhưng có một sự thật là ngày trước, Ông tôi đã vài lần đề cập đến, nhưng đều nói rằng, Đông A Di Sự có thể xem đó như là sự thể hiện một trường phái tử vi, các vấn đề về an sao, lý do tồn tại của chúng, cũng như về nguồn gốc đều không có. Nó cũng như nhiều sách khác đã và đang có, là thừa nhận cái Bảng tử vi như chúng ta đã thấy ngày nay, với một số giải thích ý nghĩa các sao va phép giải đoán với đặc trưng của trường phái. Trong đó, đối với ông tôi, đắc ý nhất là sao Thiên không !. Theo ý kiến của Ông, sao Thiên không có lẽ là của VN, thời Trần đưa ra, chứ nó không có vốn trong Tử vi gốc. Sao Thiên không mang rất nhiều thể hiện Tính Phật, mà rất đặc trưng với tư tưởng Phật giáo thời Lý - Trần trải dài mấy trăm năm.

Vì thế, cho đến nay, Tôi cũng chưa thấy có một tài liệu nào, khả dĩ trình bày được đầy đủ về những khám phá bí mật của Tử vi. Vài thập niên gần đây, theo như Ông Đằng Sơn, thì ở Đài loan đã có phong trào n/c tử vi rầm rộ, trăm hoa đua nở, trong số đó đã có những n/c nhằm khám phá những bí mật của tử vi, nguồn gốc của tử vi. Mà như đối với ông Đằng Sơn, tâm đắc nhất là những n/c của Tạ Phồn Trị. Đã đươc ông ta giới thiệu, có theo nhãn quan cả Ông Đằng Sơn, trong tác phẩm - Tử vi hoàn toàn khoa học. Mà Tôi bất đồng hầu như về toàn bộ cơ sở của Ông ta cũng như của Ông Tạ Phồn Trị.

Cho nên, Tôi không thể có lời nào, dù chỉ là một lời ít ỏi về Đong A Di Sự được. VinhL đã quá kỳ vọng mà thất vọng chăng, khi Tôi có những trình bày về nguồn gốc tử vi, bí mật tử vi, mà nghĩ rằng Tôi dã lấy được từ những tài liệu nào đó chăng ?.

VinhL viet:

Thôi thì mong chú giải thích cái hệ thống cơ bản trong Tử Vi, như là Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái, Tam Tài, 64 dịch quái, được thể hiện như thế nào trong Tử Vi?

Tại sao Tử Vi an theo Cục? Cung an Tử Vi trong mỗi cục lại nhảy tới nhảy lui, nguyên lý của nó là như thế nào ạ?

Như Tôi đã nói, toàn bộ các vấn nạn về tử vi, đều được giải quyết trong một hệ thống, và rất dài. ẫu có ý muốn chia xẻ, như đã thể hiện với Thiên mã, thì cũng không thể đầy đủ, bởi không thể trình bày đầy đủ về sao Thiên mã, vì có nhiều kiến thức cần phải được hiểu một cách hệ thống. Những gì được trình bày ở trên, có thể xem như chỉ là ở mức ý tưởng.

Đồng thời, với cá nhân Tôi, việc trình bày những n/c của mình một cách đầ đủ, là không được phép, khi mà Tôi không thể giải quyết được vấn đề thuộc về Bản quyền quốc tế. Người Việt chúng ta từ bao ngàn năm nay, những tâm huyết của cha ông hầu như đến nay còn lại rất ít, phần nhiều nó đã bị biến thành của kẻ cướp TQ. Không chỉ là lý thuyết ADNH, Kinh Dịch - Tôi mới chỉ dám khẳng định chúng không phải là của người Hán, chứ chưa biết đích xác chủ nhân của chúng - là đang còn phải nhiều nỗ lực chứng minh, và dẫu có chứng minh được, thì vị tất chúng đã có thể trở về với Chủ nhân đích thực của chúng ?. Thì chẳng có nguyên nhân nào có thể khiến tôi để nó có xác xuất biến thành của kẻ khác, cho dù đó chỉ là niềm tin của cá nhân Tôi về sự đúng đắn trong việc khám phá bí mật của Lý học đông phương mà cơ sở là Lý luận ADNH, Hà đồ, Lạc thư, Kinh Dịch và Tử vi, .... Xếp lại vị trí Khổng tử, Lão tử, Chu Hy, ... là những vĩ nhân sau Chủ nhân của ÂDNH, Hà - Lạc, Dịch kinh, Tử vi, ... Văn vương, Phục hy có phải là người Hán hay người Việt ?. Phải chăng chính họ, hay những người cùng thời với họ, cùng Tộc, nếu không phải là người Việt, mà là người TQ chính là những kẻ ăn cướp những di sản văn hóa đó ?.

VinhL viết:

Trong Tử Vi có 3 sao liên quan đến Kỳ Môn, không biết chú có nghiên cứu đến vấn đề này không?

Theo cá nhân tôi, Kỳ môn, cũng như nhiều môn khác như Tử bình, Nhân tướng học, Phong thủy (?) đang hiện hành ở TQ, ... là của người TQ, Chính họ là chủ nhân. Nhưng Tử vi thì không !. Vả lại, theo những n/c của Tôi, mỗi môn có đường lối riêng, các sao tron tử vi đều có xuất xứ của nó do chính yêu cầu của môn tử vi, chứ không có chuyện vay mượn. Và các môn khác cũng vậy. Như đã nói tới trường hợp Tử bình vậy. Kình dương trong tử bình, không phải là kình dương của Tử vi. Lộc tồn cũng thế. Cho dù nghĩa lá xem có vẻ như tương đồng !.

VinhL viết:

Thế người sinh ở Úc Tử Vi phải xem như thế nào?

Vẫn xem được tử vi bình thường, nhưng phải có điều kiện, biết xoay thiên bàn lá số tử vi.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Và do đó, có thể khẳng định, 12 sao trong vòng này là một sự hồ đồ, ngộ nhận, suy diễn nông cạn của người Trung quốc.

Vềngũ hành, đến đây, chắc các Bạn cũng sẽ tự suy đoán ra, mà đã được cácTiền nhân tử vi Việt nam ta đã viết cách đây cả vài trăm năm.

Kính chào Chú vuivui,

Nếu Cháu không hiểu nhầm ý Chú thì 12 Sao Vòng Tướng Tính này không có tác dụng gì trên lá số ?

Và Cháu có một thắc mắc nữa: tại sao Họ lại có được 12 Sao này và Họ đã luận ngũ hành của các sao này ra sao ạ ? Cụ thể Từng Sao một trong vòng này có ngũ hành như thế nào ạ ?

Dù biết 12 sao này vẫn còn mơ hồ, nhưng Cháu vẫn mong được Chú chỉ dạy thêm!

Kính Chú,

TranNhatThanh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ vui vui và các bạn.

Trong Tử Vi có 3 sao liên quan đến Kỳ Môn, không biết chú có nghiên cứu đến vấn đề này không?

Hình như ba sao này quen quen cụ ạ. Liêm trinh nghĩ an theo lối truyền thống thì chẳng khác gì. nhưng để thống nhất bát quái và cửu cung thì có khi an theo lối mới lùi lại một vị trí thật tức là tiến lên một cung thì đảm bảo sự thống nhất giữa bát quái và cửu cung hơn..

Ví dụ trên thiên hà sao đóng tại cung sửu thì tính là đóng ở dần rồi tùy tính chất phát xạ hay hay khu vực tương tác mà an có lẽ đúng hơn.

Thế người sinh ở Úc Tử Vi phải xem như thế nào?

Có bạn nào ở trên diễn đàn đang sinh sống ở Úc chịu khó cấp cho mọi người vài số liệu của các thân chủ để mọi người tham khảo kiểm chứng lý thuyết bằng thực tiễn thì hay quá.

Kính cụ và các bạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ và các bạn.

Liêm trinh bổ xung cho rõ: 3 sao nhỏ của kỳ môn.

Kính cụ và các bạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites