Guest Dienbatn

CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG .dienbatn.

2 bài viết trong chủ đề này

Suốt buổi chiều ngày hôm ấy , thày Chàm tranh thủ đi thăm các hang động có các vị Thày đang tu luyện trên núi Két . Ngọn núi này từ chân lên tới đỉnh chỉ vài trăm mét , nhưng chứa đựng rất nhiều hang động to nhỏ đủ cỡ . Đặc biệt là trong các đám cây rậm rạp mọc trên núi , có vô số các loại cây Ngải , mọc um tùm . Ngọn núi này cũng có nhiều loại Ngải khó kiếm ở nơi khác , có lẽ là do khí hậu thích hợp và ngọn núi rất dốc nên ít có người qua lại hay làm rãy trên núi . Trong các hang động , thày Chàm đã gặp được một vài người bạn học từ thời thanh niên , tưởng như không bao giờ có thể gặp mặt được nữa . Đặc biệt trong chuyến đi ngao du chiều nay , thày Chàm lại được gặp một vị Sư Huynh từ hơn 30 năm trước . Đang mải mê ngắm đám cúc Vạn thọ vàng rực trước cửa một khe núi hẹp , bỗng nghe tiếng kêu mừng rỡ gọi tên mình , thày Chàm ngước lên và nhận ra vị Sư Huynh của mình . Người này đang theo phép tu Tiên ở trên núi Két , sống hoàn toàn bằng nước suối và những bông cúc Vạn thọ . Nhìn hình dáng mình mai , sương hạc với bộ râu quá cằm của Sư Huynh , thày Chàm không khỏi bồi hồi , bất chợt thở dài . Mới nhiêu đó đã ngoài 30 năm có lẻ . Hai huynh đệ kéo nhau vào trong một cái hang khá rộng ngồi tâm sự chuyện đời . Nguyên do người Sư Huynh của thày Chàm , từ khi bị phạm tội và bị đuổi ra khỏi bổn môn , đã lưu lạc lên miệt Thất Sơn - Châu Đốc này . Sau nhiều ngày dãi dàu với cuộc sống cùng cực , Sư Huynh được một vị Tiên Ông trên Núi Ông Cấm chỉ dạy phép tu Tiên và đã chọn nới này làm nơi tu luyện . Cũng rất may mà Sư Huynh vừa qua thời gian bế môn nên hai huynh đệ mới có dịp gặp nhau tại nơi này . Hai huynh đệ mải mê nói chuyện tới khi trời tối hẳn lúc nào không hay . Một cây đèn chai được thắp lên , ánh lửa nhỏ xíu chỉ đủ soi sáng cái mặt bàn bằng đá hơn một thước vuông . Sư Huynh cho thày Chàm biết một bí mật của vùng núi này , một sự thật mà chỉ những người tu non tu núi ở vùng này lâu năm mới biết . Đó là bí mật về sự trợ giúp của các Thày Tổ vô hình trên Tây An Cổ tự . Từ thị xã Châu Đốc nhìn về hướng Tây thấy một ngọn núi cao khoảng 248 m gọi là núi Sam cách thị xã 5 km . Đến chân núi Sam, nhìn lên chân núi là thấy một ngôi chùa mang dáng dấp của những ngôi chùa Ấn Độ có kiến trúc hài hòa với cảnh tríí thiên nhiên, tạo một vẻ đẹp lộng lẫy đó là chùa Tây An Cổ Tự . Chùa Tây An cổ tự do một vị quan triều Nguyễn đời Minh Mạng (1820) là Tổng đốc Nguyễn Nhật An xây dựng theo lời nguyện của ông khi được Triều đình phái đi Cao Miên. Theo lời nguyện này, nếu ông đi thành công, khi về sẽ dựng một ngôi chùa thờ Phật tại chân núi Sam. Cất chùa xong, ông thỉnh vị hòa thượng đầu tiên là Nguyễn Văn Giác, pháp hiệu là Hải Tịnh đến trụ trì. Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), chùa lại thỉnh thêm một vị hòa thượng nữa tên là Đoàn Minh Huyền, pháp hiệu là Pháp Tang đến trụ trì. Vị hòa thượng sau này ngoài việc tu hành còn có tài làm thuốc trị bệnh cho nhân dân rất hiệu quả nên sau khi ông mất, đồng bào suy tôn hòa thượng với danh hiệu là Phật thầy Tây An và danh hiệu này vẫn được gọi đến ngày nay. Phật Thày tây An chính là người cho ra đời Đạo phái Bửu Sơn Kỳ Hương nức tiếng cả miền Nam thủa trước . Điều đặc biệt là hệ thống các bàn thờ Tổ các môn phái được bố trí thành một vòng tròn khép kín , chỉ những bậc tu hành trên núi mới biết được sự Linh ứng và dòng khí rất mạnh của từng ban thờ . Trong Tây Am Cổ tự có hầu hết tất cả những Tổ của Huyền Môn niền Đông Nam Á này . Khi viếng thăm , các Thày thường phải đi theo đúng một quy luật nhất định và hầu hết được Tổ về chứng . ( dienbatn đã được huynh Thanh PaLi hướng dẫn tỉ mỉ , và sau khoảng 30 phút ngồi Thiền tại đây , đã thấy được vô số điều lạ ) .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu đang theo dõi sát sao những bài viết về chủ đề này của chú. Rất mong chú post tiếp những tập tiếp theo của chủ đề này !

Chúc chú sức khỏe, thành đạt !

Share this post


Link to post
Share on other sites