Guest Dienbatn

CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG .dienbatn.

1 bài viết trong chủ đề này

Kể từ chuyện tranh hùng lần trước , khiến cho đứa con nuôi của thày Chàm ( mà cũng là con đẻ của lão thày Chà ) bị giết chết , lão thày Chà biệt tích giang hồ , còn thày Chàm trở lại núi Cậu Tây Ninh trị thương và tìm cách trả thù . Sau một thời gian trị thương và cho cái đau mất đứa con nuôi nguôi ngoai dần đi , thày Chàm Tây Ninh quyết định về lại Tháp Chàm - Phan Rang cầu thày Tổ của mình . Thày Tổ của ông thày Chàm năm đó cỡ khoảng ngoài 90 tuổi , nhà nằm gần tháp Chàm POKLONG GARAI .Tháp Pô Klaong Garai ở thôn Đô Vĩnh . Đây là khu tháp đại diện cho phong cách muộn (đầu thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII) là các tháp Poklong Gairai, tháp Pôrôme. Tháp PôKlông Garai gồm nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau, nhưng hiện nay còn lại 3 ngôi xây bằng gạch. Đó là tháp Cổng (cao 8,56m), tháp Lửa (cao 9,31m) và tháp Chính - tháp thờ vua PôKlông Garai - (cao 21,59m, mỗi cạnh rộng hơn 10m). Bố cục và cấu trúc của mỗi tháp là cả một công trình kiến trúc nghệ thuật. Mỗi cạnh, mỗi tầng và mỗi mặt của từng tháp được trang trí bằng các hoạ tiết gốm, đá với đủ loại hình người, hình đuôi rồng, hình lá, hình bò thần.Tất cả công trình trạm trổ, điêu khắc đều phản ánh đầy đủ ý nghĩa về nghệ thuật và tôn giáo của người Chăm. Vùng này là một khu vực núi đá hoang vu , các đền đài từ ngày xưa nay đã từng là Kinh đô của Vương Quốc Chiêm Thành lừng lẫy , đã mấy lần đem quân vào đánh chiếm Thăng Long . Người Chăm ở Ninh Thuận sống quây quần thành một đại gia đình và vẫn còn theo chế độ mẫu hệ . Tuy đàn ông thực tế đóng vai trò to lớn trong cuộc sống nhưng chủ gia đình luôn là người đàn bà cao tuổi. Phong tục Chăm qui định con gái theo họ mẹ. Nhà gái cưới chồng cho con. Con trai ở rể nhà vợ. Chỉ con gái được thừa kế tài sản, đặc biệt người con gái út phải nuôi dưỡng cha mẹ già nên được phần chia tài sản lớn hơn các chị.Về mặt sinh hoạt, mỗi nhà trong khuôn viên có tổ chức mặt bằng khác nhau. Song, đồng bào cho rằng nhà thang yơ là kiểu nhà cổ nhất. Đó là nhà sản, nhưng nay sàn rất thấp gần sát mặt đất. Đầu hồi bên trái và một phần của mặt nhỏ dành cho khách, chủ nhà, kho đựng lương thực và dụng cụ . Người Chăm ở Ninh Thuận có khoảng 60 % theo đạo bà La Môn , 40% còn lại theo đạo Hồi Giáo ( ISLAM ) . Thầy Tổ của ông thày Chàm là người theo phái Bà La môn , một Đạo giáo có từ rất xa xưa . Người Bà La Môn từ ngàn xưa do cuộc sống khắc nghiệt luôn phải đối đầu với kẻ thù và thú dữ đã mang trong huyết quản dân tộc mình một dòng máu cần cù chịu khó và một phương pháp Huyền thuật rất giỏi . Với tư cách là tôn giáo cổ nhất Ấn Độ với Thánh điển còn lưu lại, Ấn giáo Phệ-đà (vedic religion) giữ một vai trò đặc biệt trong tôn giáo của Ấn Độ . Đó chính là gốc gác thày Tổ của ông thày Chàm . Khi về đến thôn Đô Vĩnh bái kiến thày Tổ , Thày Chàm Tây Ninh ở lại gần một năm để bổ xung thêm pháp thuật . Hàng ngày , thày Chàm cùng bạn Đạo lên tháp Pô Klaong Garai cầu đảo Thần linh . Các vị thần Phệ-đà như Mật-đa-la (密多羅, sa. mitra), Phạt-lâu-na (zh. 伐樓那, sa. varuṇa), Nhân-đà-la (zh. 因陀羅, sa. indra) và các Mã Đồng (zh. 馬童, sa. aśvin) là những đấng tối cao về tâm linh của họ . Người thực hiện cầu đảo Thần linh bằng một bài tán tụng. Đàn tế lễ được lập một cách nghiêm trang với ba loại lửa, việc tế lễ được thực hiện bởi nhiều Tế sư khác nhau cùng với các bài kệ tụng (sa. ṛc), ca vịnh (sa. sāman), câu tế đảo (sa. yajus), và các chân ngôn (sa. mantra). Vật tế lễ là Tô-ma (zh. 蘇摩, sa. soma), thú vật, bơ lỏng, ngũ cốc và thực phẩm đã được nấu chín. Tổ tiên (sa. pitṛ) cũng được cúng tế. Trong những đêm lạnh giá của Ninh Thuận , thày Chàm vẫn khoác bộ quần áo dân tộc của mình chạy nhẩy băng băng qua các sườn núi đá để luyện pháp thuật dùng cho công việc trả hận nay mai . Sau khi được thày Tổ truyền cho đủ ngón nghề tuyệt mật , thày Chàm lại từ biệt thày Tổ mình , khoác tay nải nhằm hướng Tây Ninh thẳng tiến .

Share this post


Link to post
Share on other sites